MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I : Thực trạng công tácthẩm định Dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Phát tiển Việt Nam trong thời gian qua (2007-2009) 3
1.1.Tổng quan hoạt động chung SGD I –NHPTVN 3
1.1.1. Tổng quan về NHPTVN: 3
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Sở Giao dịch I: 4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức tại SGD I: 5
1.1.4. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng Phát triển V iệt Nam 6
1.1.4.1. Huy động vốn 6
1.1.4.2. Tín dụng: 7
1.1.4.3. Công tác cho vay lại vốn ODA 10
1.2. Thực trạng công tácthẩm định Dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Phát tiển Việt Nam trong thời gian qua (2007-2009) 10
1.2.1. Căn cứ thẩm định: 10
1.2.2. Quy trình Thẩm định: 10
1.2.3. Nội dung thẩm định: 11
1.2.4. Phương pháp thẩm định : 14
1.2.5.Ví dụ về công tác thẩm định dự án đầu tư : 16
1.3. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định 31
1.3.1. Kết quả đạt được:; 31
1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân: 33
Chương II : Một số giải pháp hoàn thiện công tácthẩm định Dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Phatr tiển Việt Nam trong thời gian tới 36
2.1.Phương hướng mục tiêu đặt ra tại SGD I – NHPTVN: 36
2.1.1. về huy động vốn: 36
2.1.2. về tín dụng đầu tư: 36
2.1.3. về tín dụng XK: 37
2.1.4. về tín dụng ODA: 37
2.2. Giải pháp hoàn thiện công thẩm định dư đầu tư án vay vốn tại SGD I 37
2.2.1. Đối với công tác huy động vốn: 37
2.2.2. Về Tín dụng đầu tư: 38
2.2.3. Đối với công tác ODA: 39
2.3.Kiến nghị: 39
2.3.1 Đối với Nhà nước: 39
2.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước: 40
2.3.3 Đối với NHPTVN: 41
2.3.4 Đối với chủ đầu tư xin vay vốn: 42
Kết luận 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Sở giao dịch I– Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh được 17 lớp với 340 học sinh 9 số học sinh này được học tại cơ sở do nhà trừơng thuê địa điểm tại trường tiểu học Lê Quý Đôn - sát địa điểm trường Việt-úc đang xây dựng.
Về mô hình tổ chức, bộ máy điều hành chủ đầu tư và người đứng đầu nhà trường: Trường Việt-úc tổ chức quản lý và hoạt động theo quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập. Theo đó, nhà trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để giao dịch. Hội đồng quản trị của nhà trường được công nhận theo quyết định số 4585/QĐ-UBND ngày 20/10/2008 của UBND Huyện Từ Liêm về việc công nhận Hội đồng quản trị Trường THCS tư thục Việt-úc.
Chủ tịch HĐQT Trường THCS tư thục Việt-úc là bà Đồng Thị Lan, sinh năm 1960; trình độ chuyên môn: cử nhân kinh tế, cử nhân sư phạm, cử nhân luật; thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động và trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung là 25 năm.
Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường là bà Nguyễn Thị Thái được bổ nhiệm theo quyết đinh số 3103/QĐ-UBND ngày 20/9/2007 của UBND Huyện Từ Liêm, sinh năm 1952; trình độ chuyên môn: cử nhân sư phạm (khoa toán); thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động là 35 năm, đã từng là Phó hiệu trưởng phụ trách trường THCS Thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.
Kế toán trưởng là bà Hoàng Thị Kim Tuyến, sinh năm 1976, là cử nhân kinh tế, thời gian công tác 10 năm từ 1999 đến nay.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy của nhà trường hiện nay có 42 người, trong đó có 01 tiến sỹ, 12 thạc sỹ, 27 cử nhân và 04 cao đẳng, có 01 giáo viên là nhà giáo ưu tú; tổ trưởng các bộ môn chính đều nguyên là tổ trưởng của các trường chuyên chuyển về. Các giáo viên phần lớn đã từng giảng dạy cở các trường chuyên ở Hà Nội.
- Về năng lực tài chính của chủ đầu tư:
Chủ đầu tư áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 12/2001/QĐ-BTC ngày 13/03/2001 của Bộ Tài chính về ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Theo đó công việc kế toán đơn vị ngoài công lập có các nội dung sau: kế toán vốn bằng tiền; kế toán vật t, tài sản; kế toán thanh toán; kế toán nguồn vốn, quỹ; kế toán thu; kế toán chi; kế toán kết quả và phân phối kết quả tài chính ( phản ánh số chênh lệch thu - chi thực hiện trong năm và việc phân phối kết quả đó)
Về niên độ kế toán Chủ đầu t áp dụng: niên độ kế toán theo năm học Về số liệu kế toán: trường Việt-úc đợc thành lập năm 2006, tuy nhiên nhà trường bắt đầu tuyển sinh khoá học đầu tiên năm học 2007-2008. Do vậy số liệu kế toán đợc lấy theo báo cáo tài chính của chủ đầu t của năm học 2007-2008
Về khả năng thanh toán:
TT
Chỉ tiêu
Năm học 2007-2008
1
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
(Tổng tài sản/ Nợ phải trả)
2,92
2
Hệ số thanh toán ngắn hạn
(Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn)
0,83
3
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
(Vốn bằng tiền, các khoản tơng đơng tiền và các khoản đầu t ngắn hạn/Nợ ngắn hạn)
0,43
Năm 2006 do nhà trường mới thành lập nên trong bảng phân tích không thể hiện các chỉ tiêu về công nợ và khả năng thanh toán. Sang năm học 2007-2008, chủ đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng trường cần một lượng vốn lớn để đầu tư cho dự án nhng chủ yếu sử dụng vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp, không vay vốn ngân hàng. Trên bảng phân tích cho thấy hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn thấp, điều đó thể hiện chủ đầu tư đã sử dụng vốn ngắn hạn để bù đắp cho các khoản đầu t ư dài hạn (đầu tư xây dựng nhà trường và mua sắm tài sản cố định cho hoạt động nhà trường). Tuy nhiên, các khoản vốn ngắn hạn chủ yếu là tiền phí giữ chỗ của học sinh hàng năm để cam kết theo học năm tiếp theo nên không ảnh hưởng đến việc thanh toán ngắn hạn của nhà trường, đảm bảo ở mức hợp lý và có khả năng thanh toán.
Tính ổn định và khả năng tự tài trợ :
TT
Chỉ tiêu
Năm học
2007-2008
1
Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định (Tài sản dài hạn/Vôn schủ sở hữu + Nợ dài hạn)
1,09
2
Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Tài sản dài hạn/ Vốn chủ sở hữu)
1,09
3
Hệ số nợ (Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu)
0,52
4
Hệ số vốn chủ sở hữu (Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn)
0,66
Do đặc điểm hoạt động của đơn vị trong lĩnh vực giáo dục, nguồn vốn chủ sở hữu thờng không cao. Với nguồn vốn chủ sở hữu hiện có, nếu để đầu t xây dựng mới cơ sở vật chất nhà trường theo nh dự án, chủ đầu t cần phải đợc tài trợ thêm vốn. Trên bảng phân tích cho thấy, chỉ số nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu rất thấp, nợ dài hạn không có, chủ yếu nợ ngắn hạn, chủ đầu t đó dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu t dài hạn (đầu t xây dựng dự án). Tuy nhiên với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ lệ khá cao và nguồn vốn chủ sở hữu không phải hoàn trả, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính đến thời điểm này của nhà trường là rất tốt.
Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời:
TT
Chỉ tiêu
Năm học
2007-2008
1
Hiệu quả sử dụng tài sản( Doanh thu/Tổng tài sản)
0,56
2
Vòng quay hàng tồn kho ( Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân)
-
3
Kỳ thu tiền bình quân (Các khoản phải thu bình quân/ Doanh thu thuần)
-
4
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Tổng lợi nhuận trớc thuế/ Tổng nguồn vốn bình quân)
-
5
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên tổng vốn sử dụng (Tổng lợi nhuận thuần/ Tổng nguồn vốn bình quân)
-
6
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Tổng lợi nhuận trớc thuế/ Vốn chủ sở hữu)
-
7
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên vốn chủ sở hữu (Tổng lợi nhuận thuần/ Vốn chủ sở hữu)
-
8
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(Tổng lợi nhuận trớc thuế/ Doanh thu)
-
Qua bảng phân tích cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của chủ đầu t đạt tỷ lệ thấp do nhà trường mới được thành lập, số lượng học sinh đang theo học tại trường chưa nhiều. Bên cạnh đó, nhà trường đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, năm học 2007-2008 doanh thu thấp, cha có lãi.
Sức tăng trưởng (số liệu lấy báo cáo nhanh của chủ đầu tư đến tháng 11 năm 2008 về thu chi năm học 2008-2009):
TT
Chỉ tiêu
Năm học 2007-2008
Năm học 2008-2009
* sức tăng trưởng doanh thu
1
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Doanh thu năm sau/ Doanh thu năm trớc)
-
1,01
2
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính (Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính năm sau/ doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính năm trớc)
-
1,01
* sức tăng trưởng lợi nhuận
1
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận (Tổng lợi nhuận năm sau/ Tổng lợi nhuận năm trớc)
-
-
2
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ HĐKD (Tổng lợi nhuận thuần năm sau/ Tổng lợi nhuận thuần năm trớc)
-
-
Năm học 2007-2008 nhà trường tuyển sinh đợc 8 lớp học, số lợng học sinh theo học là 156hs/1000hs theo nh dự án, doanh thu thấp, không có lãi. Tuy nhiên, trong năm học 2008-2009 theo báo cáo nhanh của nhà trường, nhà trường tuyển sinh đợc 17 lớp học đạt 340hs/1000hs theo dự án, doanh thu tính đến thời điểm tháng 11 năm 2008 đạt 12,219 tỷ đồng cao hơn doanh thu cả năm học 2007-2008. Về kết quả hoạt động (Thu-chi) tính đến tháng 11/2008 đạt 5,66 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với kết quả cả năm học 2007-2008, nhng vẫn cha thể đánh giá đợc chính xác kết quả hoạt động của nhà trường do cha kết thúc năm học. Tuy nhiên có thể thấy khả năng sinh lời của nhà trường là rất cao khi chủ đầu t đạt đợc kỳ vọng về số lợng học sinh theo học và doanh thu đợc tăng trưởng.
- Về uy tín của chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác: Tính đến thời điểm đề nghị vay vốn tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chủ đầu t cha vay tại tổ chức tín dụng nào, nên không có cơ sở để đánh giá uy tín của chủ đầu t đối với các tổ chức tín dụng
- Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay
Về các căn cứ pháp lý xây dựng dự án:
Dự án thuộc đối tợng vay vốn tín dụng đầu t của nhà nước quy định tại Mục I, điều 4, Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của chính phủ về thay thế danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu t và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.
Loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của dự án phù hợp với Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.
Tính khả thi của nguồn vốn
+ Tổng nhu cầu vốn : 164.501.624.000 đồng
+ Vốn vay NHPT : 82.250.812.000 đồng
+ Vốn vay NHTM : 52.250.812.000 đồng
+ Vốn tự có : 30.000.000.000 đồng
+Tính đến thời điểm 22/10/2008 các cổ đông đã đóng góp đợc 30.000.000.000 đồng (có danh sách và phiếu thu kèm theo) và dự kiến sẽ vay dài hạn tại Sở giao dịch I và tại chi nhánh Tây Đô - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (đã có cam kết số 113/NHNo-TD ngày 28/5/2008) đủ để đảm bảo đầu t cho dự án. Nh vậy, nếu Sở giao dịch I NHPT Việt Nam cho vay 82.250.812.000 đồng, Ngân hàng thơng mại cho vay 52.250.812.000 đồng và các cổ đông đóng góp đủ vốn thì nhà trường sẽ đảm bảo đủ vốn để thực hiện dự án.
Về phương án lựa chọn địa điểm của dự án:
Địa điểm xây dựng dự án nằm tại Khu Đô thị mới Mỹ Đình I - Từ Liêm - Hà Nội. Đây là khu vực đã đợc quy hoạch và xây dựng, khu đô thị mới, dân c đông, dân trí cao, nhu cầu về trường học là thiết yếu.
Mặt bằng đã đợc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chấp thuận tại công văn số 394/QHKT-P1 ngày 26/03/2007. Đến nay nhà trường đã giảI phóng mặt bằng thi công xong phần san lấp mặt bằng và đang thi công xây dựng khu nhà học chính, khu hiệu bộ.
Nguồn điện , nước đảm bảo quá trình vận hành dự án, có trạm xử lý nước sạch với công suất 3000m3/ngày, có trạm biến thế điện số 03 công suất 2x630KVA, hệ thống chiếu sáng và đờng nội bộ đã đợc lắp đặt và xây dựng đạt tiêu chuẩn khu đô thị mới phục vụ dân c.
Dự án đang đợc các nhà thầu thi công xây dựng, theo đúng tiến độ trong báo cáo đầu t xây dựng dự án.
Nhu cầu thị trường về giáo dục do dự án mang lại, cung ứng trên địa bàn:
Nhu cầu chung về giáo dục trên thị trường
Hiện nay nhu cầu về học tập đối với học sinh là rất lớn, đặc biệt là khối học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Với mật độ dân số trẻ tập trung ở các thành phố lớn nh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là rất cao. Vì vậy, hệ thống các trường tiểu học và trung học cơ sở trở lên quá tải và không đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy cho học sinh.
Sự ra đời của trường là một quyết định chiến lợc của HĐQT trường tiểu học dân lập Lê Quý Đôn, nhằm hình thành và phát triển mô hình trường chất lợng quốc tế có đủ 3 cấp học ( tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).
Khi đầu t xong, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu về nơi đào tạo học sinh không những cho khu đô thị mới Mỹ Đình I mà còn cho các khu vực lân cận, nâng cao chất lợng cuộc sống của nhân dân, là bớc triển khai cụ thể chủ trơng của Nhà nước về xã hội hoá giáo dục. Hàng năm nhu cầu học của con em thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận về điều kiện trình độ văn hoá và ngoại ngữ đáp ứng khi học hết phổ thông là có thể đi du học nước ngoài là rất cao. Và thu nhập của ngời dân Hà Nội càng ngày càng tăng cao. Vì vậy theo mức thu học phí của trường, chất lợng giảng dạy, uy tín của nhà trường thì dự báo số lợng học sinh sẽ tăng trưởng tốt. Trong năm học đầu tiên 2007-2008 trường đã tuyển đợc 156 học sinh, học tại địa điểm trường tiểu học dân lập Lê Quý Đôn. Đến hết năm học 2008-2009 trường có 17 lớp với 340 học sinh.
Về khả năng cung cấp và cạnh tranh:
Trường hiện có đội ngũ giáo viên gồm 42 giáo viên trong nước, 02 giáo viên nước ngoài và 01 chuyên gia nước ngoài, 100% có trình độ và kinh nghiệm, đợc đào tạo từ các trường đại học trong và ngoài nước đợc nhà trường ký hợp đồng dài hạn. Trong đó ban lãnh đạo nhà trường, các tổ trưởng bộ môn là các giáo viên đã có kinh nghiệm giảng dạy ở các trường có uy tín khác nh: THPT Chuyên ngoại ngữ, Marie quirie, Lomonoxop. Với u điểm là trường đạt chuẩn quốc gia, chuyên ngữ quốc tế, có chỗ cho học sinh bán trú, kể từ khi thành lập đến nay trường đã thực sự phát triển và không ngừng nâng cao uy tín trong xã hội, các kỳ thi tuyển sinh ngày càng có nhiều phụ huynh đăng ký cho con em mình đợc dự tuyển và vào học tại trường.
Dự án xây dựng trong giai đoạn này có nhiều đối thủ cạnh tranh là các trường công lập và dân lập, t thục khác trên địa bàn, nhng với u điểm là trường chuyên ngữ quốc tế với mức thu so với các trường quốc tế trong nước và nước ngoài là phù hợp vì vậy trường đã có chỗ đứng và thơng hiệu trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Việc xây dựng dự án không những nhằm mục đích chuyển tiếp số học sinh tiểu học lên trung học cơ sở, duy trì số học sinh hiện có mà còn tăng thêm số lợng học sinh , chuyển trả địa điểm đang thuê, có điều kiện chăm lo và chọn lọc học sinh tốt hơn. Với cơ sở hạ tầng sau đầu tư, mức thu khoảng 400 USD/hs/tháng thì sản phẩm đầu ra của dự án có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với các trường quốc tế ở Việt Nam và trên thế giới.
Những thuận lợi khó khăn về môi trường giao thông, cơ sở hạ tầng tại địa điểm xây dựng dự án:
Theo quy hoạch: địa điểm xây dựng dự án nằm trong khu đô thij mới Mỹ Đình I phía Tây giáp với khu dân c, phía Bắc giáp với khu dân c thị trấn Cầu Diễn và khu vực hành chính huyện Từ Liêm, phía Đông giáp với khu đô thị mới Mỹ Đình II, phía Nam giáp với khu liên hợp thể thao quốc gia được xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng và nhà ở.
Dự án nằm trong khu đô thị có cơ sở hạ tầng được quy hoạch hoàn thiện nên rất thuận lợi cho việc khai thác dự án và vận hành dự án.
Các điều kiện tính toán kinh tế tài chính của dự án:
Về quy mô công suất - sản lợng và hình thức đầu tư::
Sản phẩm của dự án: có 340 học sinh vào học.
Với quy mô và hình thức đầu t so với khả năng thực tế cho thấy dự án có thể phát huy tối đa công suất khi đi vào vận hành, số học sinh hiện có 340hs/năm và dự kiến tăng trưởng hàng năm đến năm 2014 đạt 100%.
Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án:
Tổng mức đầu tư
Dự án được Công ty Cổ phần kiến trúc đô thị Việt Nam lập. Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán đã đợc Công ty Cổ phần tư vấn quản lý dự án Hoa Lư thẩm tra.
Căn cứ vào suất vốn đầu tư theo công văn số 1600/BXD-VP ngày 25/7/2007 và chỉ số giá xây dựng theo công văn số 662/BXD-VP ngày 10/4/2008 của Bộ Xây dựng; công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và t vấn đầu t xây dựng công trình thì định mức xây dựng nhà cao tầng từ 6 tầng đến 8 tầng có gia skhoảng 4.200.000 đồng/m2. Vì vậy suất vốn tính toán đầu t xây dựng công trình bình quân 3.900.000 đồng/m2 là đảm bảo. Ngoài ra các chi phí quản lý dự án và t vấn đầu t xây dựng công trình phù hợp với quy định tại công văn 1751/BXD-VP.
Tổng mức vốn đầu t của dự án là : 162.433,000 triệu đồng
Dự án thuộc nhóm B
Trong đó:
+ Chi phí xây lắp : 93.336,310 triệu đồng
+ Chi phí thiết bị : 29.280,000 triệu đồng
+ Chi phí giải phóng mặt bằng : 7.539,000 triệu đồng
+ Chi phí quản lý dự án : 2.625,000 triệu đồng
+ Chi phí t vấn đầu t xây dựng : 3.515,000 triệu đồng
+ Chi phí khác : 615,000 triệu đồng
+ Dự phòng : 13.591,000 triệu đồng
+ Lãi vay trong thời gian xây dựng: 11.932,000 triệu đồng
Về nguồn vốn tham gia đầu tư
+ Vốn vay NHPTVN: 80.000,000 triệu đồng
+ Vốn vay NHTM: 52.434,000 triệu đồng
+Vốn tự có : 30.000,000 triệu đồng
Về chi phí sản xuất kinh doanh:
Phương án vay vốn đã tính tương đối đầy đủ các chi phí cần thiết để một trường trung học cơ sở t thục đạt chuẩn quốc gia, chuyên ngữ quốc tế đi vào hoạt động phục vụ giảng dạy học tập cho học sinh.
Về doanh thu của dự án :
Phương án vay vốn đã tính chi tiết các khoản thu hàng năm một trường trung học cơ sở dân lập. Chủ đầu tư đã đi vào hoạt động và dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào quý II/2010.
Hàng năm doanh thu học phí được giữ nguyên 340 USD/tháng trong suốt thời gian vận hành dự án.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án :
NPV ( r = 13%/năm) = 13.807,00 triệu đồng
IRR = 12.22%/năm
PI = 1,16 > 1
Về rủi ro khi thực hiện dự án:
Rủi ro về nhu cầu học sinh theo học, giáo viên giảng dạy vì trường không chỉ phục vụ cho nhu cầu học tập của khu Mỹ Đình và điều kiện để vào học ở trường có mức học phí tơng đối cao so với trường công lập nên công suất không đạt nh dự kiến
Hiệu quả kinh tế xã hội và phương án trả nợ vốn vay:
Hiệu quả kinh tế xã hội
Đáp ứng nhu cầu học tập của con em tai khu đô thị Mỹ Đình và nội thành Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy cho học sinh và cán bộ trong trường theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao chất lợng giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu cho học sinh sau khi học hết phổ thông đủ điều kiện về trình độ văn hoá và ngoại ngữ để du học nước ngoài, cho Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung góp phần xã hội hoá giáo dục đất nước.
Phương án trả nợ vốn vay
Nguồn trả nợ của dự án là : khấu hao TSCĐ, chênh lệch thu - chi
Kế hoạch trả nợ là : nợ gốc phải trả và lãi vay vốn NHPT, vay của NHTM
Theo các biểu tính kèm theo, nhìn tổng thể, dự án có khả năng trả đợc nợ vay vốn NHPT trrong 8 năm, số nợ vay đợc trả tăng dần hàng năm.
Điều kiện đảm bảo nợ vay:
Lô đất 14.824 m2 xây dựng trường THCS t thục Việt-úc đã đợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận số AĐ 692346 do UBND Thành phố Hà Nội cấp ngày 07/07/2008), theo Khoản 6, Điều 6, Chơng II, Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường có quy định: " khi được Nhà nước giao đất và miễn thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất và miễn thu tiền thuê đất, cở sở thực hiện xã hội hoá không đợc tính giá trị đất đang sử dụng vào giá trị tài sản của dự án đầu tư và không đợc dùng đất làm tài sản thế chấp để vay vốn".
Như vậy giá trị quyền sử dụng đất chủ đầu tư đang thực hiện dự án được vay tại Sở giao dịch I không thể thế chấp được. Nhng đủ điều kiện thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản trên đất hình thành từ vốn vay theo quy định.
Ngoài tài sản hình thành từ vốn vay ( đủ điều kiện bảo đảm tiền vay), chủ đầu t còn có tài sản khác dùng để thế chấp. Cụ thể chủ đầu tư đã có công văn số 103/HĐQT ngày 07/11/2008 đề nghị dùng tài sản của bên thứ 3 bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để bảo đảm tiền vay (kèm theo danh mục các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở).
Việc thẩm định xác định giá trị tài sản đảm bảo tiền vay thực hiện theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Kết luận thẩm định:
Dự án thuộc đối tợng vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước quy định tại Mục I, điều 4, Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ về thay thế danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu t và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.
Loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của dự án phù hợp với Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.
Dự án đầu t có hiệu quả kinh tế xã hội và có khả năng trả nợ vốn vay.
Trường THCS tư thục Việt-úc đủ tư cách pháp nhân, đợc phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nh vậy đủ điều kiện để vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Việc bảo đảm tiền vay của dự án là đúng quy định.
Đề xuất của phòng thẩm định
Căn cứ công văn số 3365/NHPT-TĐ ngày 06/10/2008 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc tiếp nhận dự án trường THCS t thục Việt-úc, Thành phố Hà Nội.
Căn cứ vào báo cáo của Phòng tín dụng 3 thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh và tài chính của chủ đầu tư.
Căn cứ vào kết quả thẩm định các nội dung trên; theo quyết định số 342/QĐ-NHPT ngày 23/07/2007 của Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc ban hành Quy định phân cấp, uỷ quyền trong hoạt động tín dụng đầu t và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, dự án thuộc đối tợng phân cấp do Giám đốc Sở giao dịch I xem xét quyết định cho vay, Phòng Thẩm định kính trình Lãnh đạo Sở giao dịch I xem xét quyết định cho vay và có báo cáo kết luận thẩm định gửi Ngân hàng Phát triển cho vay đối với dự án đầu tư xây dựng trường THCS t thục Việt-úc, Thành phố Hà Nội với các điều kiện tín dụng như sau:
- Tổng số vốn cho vay tối đa: 80.000 triệu đồng
- Lãi suất cho vay theo quy định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng (11,4%/năm), lãi phát sinh trả hàng tháng.
- Thời hạn cho vay: 8 năm (96 tháng).
- Thời gian ân hạn: 24 tháng (bắt đầu trả nợ từ tháng thứ 25).
- Thời hạn trả nợ: 72 tháng.
- Kỳ hạn trả nợ: theo tháng .
- Mức trả nợ:
+ Năm thứ nhất: 750 triệu đồng/tháng (9.000 triệu đồng/năm)
+ Năm thứ hai: 917 triệu đồng/tháng (11.000 triệu đồng/năm)
+ Năm thứ ba trở đi: 1.250 triệu đồng/tháng (15.000 triệu đồng/năm)
- Các điều kiện vay vốn khác:
Chủ đầu tư đảm bảo huy động vốn tự có tham gia đầu tư dự án theo tiến độ hạng mục tham gia vay vốn. Thực hiện việc mở tài khoản và gửi vốn tự có giải ngân qua SGD I- NHPT đối với khối lượng chưa thanh toán
Trước khi giải ngân :Chủ đầu tư hoàn chỉnh, bổ sung các hồ sơ tài liệu sau:
Chủ đầu tư phải mở tài khoản gửi vốn tự có và tài khoản thanh toán tại SGD Itheo quy định của NHPT Việt Nam
Chủ dầu tư phải ký được Hợp đồng tín dụng với chi nhánh Tây Đô Ngân hàng Nong nghiệp và Phat triển Nông thon Việt Nam tại Văn bản số 113/NHNo-TD ngày 28/5/2008; đồng thời các điều kiện về bả đảm tiền vay, trả nợ vay của hợp đồng nêu trên không làm ảnh hưởng đến việc bảo dảm tiền vay, trả nợ vay cũng như khả năng trả nợ vay vốn tín dụng dầu tư của Nhà nước
Chủ đầu tư phải phân định rõ, thống nhất với Tổ chức tín dụng về nguồn vốn đầu tư theo từng hạng mục cụ thể
Về bảo đảm tiền vay: Chủ đầu tư phải hoàn chỉnh các thủ tục dảm bảo tiền vay theo quy định.
Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư dự án theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng công trình, về đấu thầu và các quy định của Pháp luật có liên quan
1.3. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định
1.3.1. Kết quả đạt được:;
Công tác thẩm định thực hiện đúng các quy đinh về nội dung, trình tự thẩm đinh phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án và báo cáo NHPTVN các vướng mắc để xử lý kịp thời.
Năm 2007, SGD I đã tổ chức thẩm định phương án tài chính ( PATC), phương án trả nợ vốn vay ( PATNVV) của các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước quyết định cho vay hoặc báo cáo Hội sở chính để xem xét, quyết định với kết quả:
+ Thẩm định xong và thông báo cho vay 04 dự án mới với só vốn cam kết cho vay 468.335 triệu đồng.
+ Tái thẩm định xong 02 dự án với số vốn cam kết cho vay 100.000 triệu đồng
+ Đã hoàn thiện hồ sơ đang thẩm định 02 dự án. Đang tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ thẩm định 05 dự án
+ Ngoài việc thẩm định PATC, PATNVV đối với các dự án, SGD I đã thẩm tra giá trị khối lượng quyết toán phần xây lắp đối với các dự án tín dụng ĐTPT, tín dụng ODA, cấp phát ủy thác 155 hồ sơ với giá trị kiểm tra 418.097 triệu đồng, đã kịp thời phát hiện và cắt giảm giá trị khối lượng không đúng theo quy định là 3.86 triệu đồng. Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo đúng quy định tạo điều kiện đẩy nhanh công tác ký các hợp đồng bảo đảm tiền vay
+ Công tác Thẩm định thực hiện đúng các quy định về nội dung, trình tự thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án và báo cáo NHPT các vướng mắc trong quá trình thẩm định để được xử lý kịp thời.
Năm 2008, SGD I đã tổ chức thẩm định PATC, PATNVV của các dự án vay vón tín dụng ĐTPT của Nhà nước quyết định cho vay bhoawcj bá cáo Hội sở chính để xem xét quyết định với kết quả:
+ Thẩm định xong và ký hợp đồng tín dụng 09 dự án mới với tổng mức đầu tư 3.067.000 triệu đồng, tổng mức vốn chấp thuận cho vay 1.536.900 triệu đồng, trong đó 07 dự án đã ký hợp đồng tín dụng 04 dự án đã thông báo KHGN năm 2008, 02 dự án chưa ký hợp đồng tín dụng.
+ Đã thẩm định xong và trình NHPT 03 dự án không phân cấp
+ Đã nhận và có văn bản thông báo Chủ đầu tue hoàn chỉnh hồ sơ 04 dự án
+ Đã từ chối cho vay 06 dự án với tổng mức đề nghị vay 1.400.000 triệu đồng
+ Chuyển tiếp thẩm định sang năm 2009: 02 dự án,trong đó 01 dự án đề nghị cho vay vốn KFW ( Đức)
Nhìn chung công tác thẩm định có nhiều chuyển biến đáng kể, số lượng và chất lượng các dự án được nâng cao hơn trước ( năm 2007 chấp thuận cho vay 04 dự án). Trong năm co 4/9 dự án chấp thuận cho vay có văn bản chấp thuận của NHPT lưu ý một số nội dung giám sát trước khi quyết định cho vay, không có chất cả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3795.doc