MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu, sơ đồ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại Sở
giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 3
1.1. Giới thiệu chung về SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam và công tác thẩm định
dự án tại SGD 3
1.1.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Ngoại Thương và SGD 3
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Ngoại thương và SGD 3
1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD 4
1.1.1.3. Tổng quan về hoạt động của SGD những năm qua 8
1.1.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD 16
1.1.2.1. Quy định của Vietcombank đối với hình thức cho vay dự án tại SGD 16
1.1.2.2. Thẩm quyền về thời hạn cho vay đối với dự án đầu tư tại SGD 19
1.1.2.3. Tình hình thẩm định các dự án tại SGD 20
1.2. Công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 22
1.2.1. Đặc điểm của ngành du lịch - dịch vụ Việt Nam 22
1.2.2. Tổ chức công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 28
1.2.2.1. Quy trình thẩm định dự án 28
1.2.2.2. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng 30
1.2.3. Phương pháp thẩm định dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 30
1.2.3.1. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu 30
1.2.3.2. Phương pháp phân tích độ nhạy 31
1.2.3.3. Phương pháp đánh giá rủi ro 31
1. 2.3.4. Phương pháp thẩm định theo trình tự 32
1. 2.4. Nội dung thẩm định các dự án nghành du lịch - dịch vụ tại SGD 32
1. 2.5. Ví dụ minh hoạ: Dự án: Trung tâm Du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt
Silver Shore Hoàng Đạt 40
1.3. Đánh giá về công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 71
1. 3.1. Những kết quả đạt được 71
1.3.1.1. Về quy trình thẩm định 71
1.3.1.2. Về nội dung thẩm định 72
1.3.1.3. Về phương pháp thẩm định 72
1.3.1.4. Về thu thập xử lý thông tin 73
1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 73
1.3.2.1. Quy trình thẩm định 73
1.3.2.2. Nội dung thẩm định 74
1.3.2.3. Chất lượng và số lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định còn
chưa chính xác 75
1.3.2.4. Dòng tiền của dự án chưa được tính toán hợp lý 75
1.3.2.5. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được sử dụng riêng rẽ mà chưa có sự kết hợp hệ thống các chỉ tiêu 76
1.3.3. Nguyên nhân những hạn chế 76
CHƯƠNG II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 78
2.1.Định hướng phát triển của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 78
2.1.1. Mục tiêu phát triển của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 78
2.1.2. Định hướng của SGD trong công tác thẩm định các dự án ngành du lịch
dịch vụ 79
2.1.2.1. Định hướng công tác thẩm định nói chung của SGD 79
2.1.2.2. Định hướng của SGD trong công tác thẩm định các dự án ngành du lịch dịch vụ 81
2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành du lịch
dịch vụ 82
2.2.1. Xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho các dự án ngành du lịch
dịch vụ 82
2.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức điều hành của SGD đối với công tác thẩm định
dự án ngành du lịch - dịch vụ 86
2.2.3. Tiến hành phân tích độ nhạy đa chiều, luôn đảm bảo số liệu tính toán tài chính của dự án trong trạng thái động 86
2.2.4. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định 87
2.2.5. Nâng cao chất lượng và số lượng thông tin 88
2.2.6. Đầu tư đổi mới hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho việc thẩm định
dự án 89
2.3. Một số kiến nghị 89
2.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 89
2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 90
2.3.3. Kiến nghị với NHTMCP Ngoại Thương 91
2.3.4 Kiến nghị với chủ đầu tư 91
KẾT LUẬN 93
Danh mục các tài liệu tham khảo
Phụ Lục
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thẩm định dự án ngành du lịch - Dịch vụ tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Huazhu Design and Consultant Ltd.co làm nhà thầu thiết kế chính của dự án
Giấy phép thầu số 175/SXD-GPT ngày 02/02/2007: : chấp thuận của Sở Xây dựng Đà Nẵng về việc Công ty TNHH Xây dựng công trình số 5 thuộc Tập đoàn xây dựng Quảng Tây – Trung Quốc làm tổng thầu xây dựng của dự án.
Hợp đồng với nhà thầu thiết kế chính, nhà thầu quản lý, nhà thầu thiết kế.
Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 Việt Nam với mức tăng trưởng kinh tế đạt 13%, cao hơn bình quân 8% của cả nước. Thu nhập đầu người hơn 1.015 USD, cũng cao gấp rưỡi trung bình cả nước. Ngoài Hà Nội và TP.HCM, Đà Nẵng là nơi thứ 3 có cảng hàng không quốc tế. Những chuyến bay quốc tế đều kín chỗ. Thành phố Đà Nẵng là thành phố đi đầu trong “Khu vực phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung” với rất nhiều tiềm năng phát triển nên cũng có sức mạnh phát triển vượt trội so với các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng là một trung tâm du lịch lớn của nước ta. Với tâm điểm của 3 di sản văn hoá thế giới: thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An và Cố đô Huế, Đà Nẵng trở thành điểm đến và trung chuyển khách du lịch trong và ngoài nước. Là đầu mối cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt nên Đà Nẵng luôn có một lượng lưu khách lớn, vì thế, ngành kinh doanh khách sạn và lữ hành phát triển mạnh mẽ tại đây. Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Đà Nẵng, hiện thành phố có tổng số 90 cơ sở lưu trú với khoảng 2441 phòng; trong đó chỉ có 01 khu nghỉ mát 5 sao (Furama với 198 phòng) và 08 khách sạn 3 sao, số lượng khách sạn từ 4 sao trở lên như vậy là quá ít so với một thành phố đang phát triển và có nhiều tiềm năng như Đà Nẵng. Trong 10 tháng đầu năm 2007, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 899.291 lượt, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó bao gồm 242.429 lượt khách quốc tế (tăng 25,2%) và 656.862 lượt khách nội địa (tăng 21%). Dự kiến tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng cả năm 2007 sẽ đạt 1.022.900 lượt; trong đó khách quốc tế đạt hơn 315.000 lượt và khách nội địa đạt hơn 700.000 lượt. Dự án “Trung tâm Du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt” ngoài việc xây dựng và kinh doanh khu nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 5 sao thì dự án này còn được cấp phép đầu tư mở khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài. Đây là một ưu thế lớn so với các dự án khác cùng loại đang được cấp phép đầu tư tại Đà Nẵng. Sau khi dự án hoàn thành và được đưa vào hoạt động thì trung tâm Du lịch và giải trí này sẽ cùng với những khu nghỉ dưỡng ven biển cao cấp khác tại Đà Nẵng tạo nên sức hút đối với các tầng lớp khách du lịch trong và ngoài nước.
Từ những phân tích ở trên thì việc đầu tư xây dựng dự án “Trung tâm Du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt” là cần thiết.
Thẩm định thị trường đầu ra của dự án
Tổng quan về du lịch Việt Nam
Du lịch Việt Nam đã có nhiều phát triển đáng kể trong những năm qua, thể hiện ở lượng khách đến Việt Nam qua các năm:
Bảng 16: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 1999 – 2006
Đơn vị tính: nghìn người
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số khách
1.781,8
2.140,1
2.330,8
2.628,2
2.429,6
2.927,8
3.467,7
3.583,5
Theo mục đích
Du lịch
837,6
1.138,9
1.222,1
1.462,0
1.238,5
1.583,9
2.041,5
2.068,8
Công việc
266,0
419,6
401,1
445,9
468,4
512,6
493,3
575,8
Thăm thân nhân
337,1
400,0
390,4
425,4
392,2
467,4
505,3
560,9
Mục đích khác
341,1
181,6
317,2
294,9
330,5
354,8
427,5
377,8
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Trong tháng 10/2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 332.762 lượt. Tổng cộng 10 tháng đầu năm lượng khách quốc tế ước đạt 3.477.564 lượt, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2006, cụ thể như sau:
Chỉ tiêu
Tháng 10/2007
(lượt người)
10 tháng năm 2007
(lượt người)
So với tháng
trước (%)
10 tháng 2007 so với cùng kỳ năm trước (%)
Tổng số khách
332.762
3.477.564
100,5
117,8
Theo mục đích
Du lịch, nghỉ ngơi
195.870
2.138.116
100,9
127,2
Đi công việc
58.072
539.460
100,3
114,9
Thăm thân nhân
48.043
503.740
98,1
103,5
Các mục đích khác
30.777
296.248
102,4
93,5
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Theo thông báo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, thu nhập từ du lịch trong 6 tháng đầu năm ước đạt 28.000 tỷ VND. Theo vụ khách sạn - Tổng cục Du lịch tổng số cơ sở lưu trú du lịch tính đến tháng 4/2007 là 8.556 cơ sở lưu trú, tổng số buồng là 170.551 buồng trong đó:
- 5 sao: 25, tổng số buồng: 7.167
- 4 sao: 65, tổng số buồng: 8.236
- 3 sao: 141, tổng số buồng: 10.081
- 2 sao: 590, tổng số buồng: 24.041
- 1 sao: 632, tổng số buồng: 16.976
- Đạt tiêu chuẩn: 2.830, tổng số buồng: 42.697
Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Du lịch, trong năm 2006, có 12 dự án đầu tư vào ngành khách sạn du lịch đạt 482.687.000 USD. Tính cho đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn du lịch chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, tương đương khoảng 9 tỷ USD, từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 143 dự án còn hiệu lực trong lĩnh vực khách sạn du lịch.
Hiện cả nước có trên 1000 thuộc các thành phần kinh tế chuyên kinh doanh du lịch và hàng ngàn hộ tư nhân, doanh nghiệp thuộc các bộ, ngành, đoàn thể tham gia kết hợp kinh doanh du lịch. Đến nay, 48/64 tỉnh, thành phố đã có quy hoạch du lịch. Các trung tâm du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Cần Thơ đã sớm hoàn thành quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi hình thành mạng lưới phát triển du lịch vùng và liên vùng. Hiện cả nước có 14 dự án quy hoạch chi tiết các khu du lịch đã hoàn thành.
Tiềm năng du lịch Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888, từ xa xưa đã là hải cảng quan trọng của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh chóng về công nghiệp và hệ thống cơ sở hạ tầng. Được coi là một trong các thành phố năng động nhất, Đà Nẵng đã chứng tỏ tốc độ tăng trưởng và thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ trong một thời gian rất ngắn. Trong giai đoạn 1997 – 2000, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đạt mức bình quân 33% mỗi năm và khoảng 30% trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng GDP của Đà Nẵng luôn ở mức cao (từ trên 12,2% đến 14%) so với mức trung bình của cả nước (từ 6,8% đến 8,4%) trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006. Thành phố Đà Nẵng là thành phố đi đầu trong “Khu vực phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung” với rất nhiều tiềm năng phát triển nên cũng có sức mạnh phát triển vượt trội so với các tỉnh lân cận.
Đà Nẵng không chỉ là một trung tâm kinh tế mà còn là cầu nối quan trọng với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia. Đà Nẵng có khu vực cảng Đà Nẵng với cảng biển Tiên Sa (cảng sâu) và 9 cầu cảng dọc sông Hàn, có sân bay quốc tế Đà Nẵng, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Đà Nẵng còn là nơi hội tụ các xí nghiệp lớn của ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng… Đến với vùng đất Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp đi thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân… và có thể bơi lội thoả thích ở các bãi biển đẹp, cát trắng mịn kéo dài hàng chục km. Đà Nẵng cũng đang triển khai xây dựng bến tàu du lịch, hình thành đội tàu du lịch đường sông và các dịch vụ bơi thuyền Kayak, canoeing trên sông Hàn… nghiên cứu mở cửa đón khách tham quan Bảo tàng Chàm đến 19h, đưa múa Chăm vào phục vụ du khách; mở rộng không gian du lịch tại khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ, nâng cấp, đầu tư các dịch vụ tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, làng đá truyền thống Non Nước, nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh… tiềm năng du lịch của vùng đất Đà Nẵng là rất lớn.
Ngoài những điểm du lịch hấp dẫn vốn từ lâu trở thành thế mạnh, với tâm điểm của 3 di sản văn hoá thế giới: thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An và Cố đô Huế, Đà Nẵng trở thành điểm đến và trung chuyển khách du lịch trong và ngoài nước. Là đầu mối cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt nên Đà Nẵng luôn có một lượng lưu khách lớn, vì thế, ngành kinh doanh khách sạn và lữ hành phát triển mạnh mẽ tại đây. Với các dịch vụ hoàn hảo và phong cách phục vụ đẳng cấp quốc tế, các khách sạn cao cấp của Đà Nẵng đã trở nên quen thuộc đối với giới doanh nhân và khách du lịch đến Đà Nẵng.
Mặc dù là quốc gia có nền chính trị không ổn định, thường xuyên có khủng bố nhưng ThaiLand hàng năm vẫn thu hút được một lượng khách du lịch nhiều gấp 2 -3 lần Việt Nam. Bí quyết của quốc gia này là xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống các khách sạn và khu nghỉ dưỡng có chất lượng cao và dịch vụ tốt. Với môi trường chính trị ổn định, khi các dự án du lịch chất lượng cao đã được xây dựng đồng bộ, đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp của các khách hàng có thu nhập cao trên thế giới, Đà Nẵng chắc chắn trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của Châu Á.
Thị trường khách sạn và khu nghỉ dưỡng ven biển
Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Đà Nẵng, hiện thành phố có tổng số 90 cơ sở lưu trú với khoảng 2441 phòng; trong đó chỉ có 01 khu nghỉ mát 5 sao (Furama với 198 phòng) và 08 khách sạn 3 sao, số lượng khách sạn từ 4 sao trở lên như vậy là quá ít so với một thành phố đang phát triển và có nhiều tiềm năng như Đà Nẵng. Trong 10 tháng đầu năm 2007, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 899.291 lượt, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó bao gồm 242.429 lượt khách quốc tế (tăng 25,2%) và 656.862 lượt khách nội địa (tăng 21%). Dự kiến tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng cả năm 2007 sẽ đạt 1.022.900 lượt; trong đó khách quốc tế đạt hơn 315.000 lượt và khách nội địa đạt hơn 700.000 lượt. Công suất sử dụng phòng của Furama, khu nghỉ dưỡng 5 sao duy nhất ở Đà Nẵng hiện nay luôn đạt trên 90%, qua đó có thể thấy nhu cầu đối với khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Đà Nẵng là rất cao và cung không đáp ứng đủ cầu. Bên cạnh khách nước ngoài, khách nội địa thu nhập cao cũng có nhu cầu lớn về nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, đặc biệt là tầng lớp chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần có tốc độ tăng trưởng thu nhập rất cao hiện nay. Giả định đến năm 2010 số lượt khách du lịch có nhu cầu nghỉ tại khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng 5 sao ven biển là 500.000 người và chỉ có duy nhất Furama Resort để họ lựa chọn thì tính trung bình 7 người sẽ phải ở chung trong 1 phòng. Với những chương trình hành động tích cực và nỗ lực phát triển du lịch hiện nay của thành phố Đà Nẵng, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 30% thì dự kiến năm 2010 Đà Nẵng sẽ đón khoảng 532.000 khách du lịch nước ngoài, trong đó cơ cấu khách có nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp chắc chắn sẽ tăng mạnh.
Ngoài ra hiện nay, để thu hút được một lượng lớn khách du lịch nước ngoài như Thailand hay Indonesia, đặc biệt là tầng lớp có thu nhập cao, Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng cần thu hút đầu tư đồng bộ một hệ thống các khách sạn và khu nghỉ dưỡng ven biển có tiêu chuẩn chất lượng cao (từ 4 sao trở lên). Cùng với thành công của Furama, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu đãi đầu tư của thành phố Đà Nẵng, hàng loạt các dự án khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển đang và sẽ được đầu tư tại đây.
Bảng 17: Các khu nghỉ dưỡng sẽ được đầu tư:
Tên
Tổng đầu tư dự kiến (triệu USD)
Số phòng khách sạn
Số biệt thự
Căn hộ
Công ty quản lý
Tiến độ xây dựng
Dự kiến hoàn thành
Son Tra Reort & Spa
41
chưa xd
193
0
Swiss – BelHotel
đang xd
2008
InterContinental
chưa xd
200
chưa xd
0
InterContinental Hotel Group
đang xd
2010
Nam Long Villas
chưa xd
0
62
0
chưa xd
chưa xd
chưa xd
Sunrise
35
200
50
0
chưa xd
chưa xd
chưa xd
Hoang Tra
20
180
0
0
chưa xd
chưa xd
Q4/2008
Eden
150
chưa xd
chưa xd
chưa xd
chưa xd
chưa xd
chưa xd
Olalani
20
163
3
62
chưa xd
chưa xd
Q2/2009
Asia Pearl
80
180
0
0
chưa xd
chưa xd
2010
Indochina MM
78
250
50
150
Hyatt Regency
chưa xd
Q4/2009
Raffles Da Nang
65
150
15
0
Raffles
chưa xd
Q1/2011
Hoang Anh Gia Lai
12,5
200
0
0
chưa xd
chưa xd
chưa xd
The Nam Khang
30
chưa xd
chưa xd
chưa xd
chưa xd
chưa xd
chưa xd
Hanoi Tourism
25
650
100
0
chưa xd
chưa xd
2009
P & I Resort
10
chưa xd
chưa xd
chưa xd
chưa xd
chưa xd
chưa xd
KOK Resort
200
140
50
chưa xd
KOK Group
chưa xd
2012
Vina Capital Resort & Golf Course
120
chưa xd
400
chưa xd
chưa xd
chưa xd
2010-2016
Nguồn: CBRE Đà Nẵng
Sau khi hoàn thành, quan hệ kinh doanh của các dự án này chủ yếu là cộng hưởng tích cực nhiều hơn là cạnh tranh do khi đó các dự án sẽ cùng nhau tạo nên sức hút đối với các tầng lớp khách du lịch nước ngoài khác nhau. Điều này là hoàn toàn có thể khi xem xét chênh lệch về khách du lịch nước ngoài giữa Việt Nam và Thailand, khoảng 10 triệu lượt người, trong khi Việt Nam không hề thua kém Thailand về tiềm năng du lịch, thẩm chí có mạnh hơn do các tiềm năng này vẫn còn chưa được khai thác.
So sánh với các dự án này, bên cạnh lợi thế cạnh tranh về Casino, quan hệ ràng buộc giữa việc đến vui chơi có thưởng và nhu cầu nghỉ lại khách sạn của khách hàng nước ngoài, Silver Shore Hoàng Đạt còn có lợi thế về thời gian hoàn thành xây dựng sớm hơn.
Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn và biệt thự của Silver Shore Hoàng Đạt, nhà thầu quản lý sẽ có trách nhiệm quảng cáo và phát triển khách hàng. Trước ngày khai trương, nhà thầu Quản lý sẽ tuyển dụng Gián đốc quản lý, lập kế hoạch khai trương và thực hiện tất cả các bước cần thiết để khai trương khách sạn ban gồm cả việc quảng cáo về khách sạn trên phạm vi toàn cầu. Theo hợp đồng quản lý, ngân quỹ dự kiến để khai trương khu khách sạn 9 tầng tiêu chuẩn 5 sao là 2.000.000 USD và để khai trương khu biệt thự cao cấp là 1.350.000 USD. Các hoạt động khai trương khách sạn theo chương trình do Nhà thầu Quản lý thiết kế là nhằm quảng bá cho một khách sạn mới nằm trong hệ thống các khách sạn mang thương hiệu Crowne Plaza của tập đoàn quản lý khách sạn này tới các khách hàng tiềm năng. Khi đã mang thương hiệu Crowne Plazza, Silver Shore Hoàng Đạt sẽ được nhà thầu Quản lý tư vần trên tất cả các phương diện từ tư vấn thiết kế, tư vấn trang trí nội thất, lựa chọn thiết kế nội thất, các hệ thống phụ trợ nhằm đảm bảo cho khách sạn và biệt thự đạt điều kiện về tiện nghi tương đương với các khách sạn khác cùng mang thương hiệu Crowne Plaza. Đồng thời, Silver Shore Hoàng Đạt sẽ có tên trong hệ thống bán hàng trực tuyến toàn cầu của InterContinental Hotel Group và là một trong những điểm đến tại Việt Nam để khách hàng lựa chọn. Hiện tại công suất cho thuê phòng của các khách sạn do InterContinental Hotel Group quản lý đạt khoảng 64,04%. Bên cạnh nguồn khach do Nhà thầu Quản lý phát triển, Silver Shore Hoàng Đạt còn có nguồn khách là khách hàng đến vì mục đích vui chơi có thưởng, những khách này thông thường sẽ nghỉ lại dài ngày ở khách sạn để tham gia chơi Casino.
Bên cạnh những hoạt động phát triển khách hàng, mức giá dự kiến của Silver Shore Hoàng Đạt đặt ra cũng có khả năng cạnh tranh với các khu nghỉ dưỡng ven biển khác, cụ thể:
Bảng 18: Đơn giá một số khu nghỉ dưỡng tại Quảng Nam – Đà Nẵng
Khách sạn
Giá (USD/ngày)
NHA TRANG
Ana Mandara Resort (Khách sạn)
190 đến 495
Vinpearl & Spa (Khách sạn)
90 đến 300
Sunrise Beach Resort (Khách sạn)
125 đến 535
Evason Hideaway (Biệt thự)
667 đến 1.324
ĐÀ NẴNG
Furama Resort (Khách sạn)
199 đến 356
The Hai Nam (Khách sạn)
400
The Hai Nam (Biệt thự)
725 đến 1.200
Silver Shore Hoàng Đạt (Khách sạn)
160
Silver Shore Hoàng Đạt (Biệt thự)
350
HỘI AN
Le Domaine De Tamhai Hotel
128
Golden Sand Resort
85
Nguồn: www.furamavietnam.com, www.sunrisenhatrang.com.vn, www.vinpearlresort.com, www.vietnamstay.com, www.evasonhideaways.com
Mức giá trung bình năm của các khách sạn và khu nghỉ dưỡng trong bảng trên sẽ có giá trị thức tế sát với mức giá cao nhất, nguyên nhân là mặc dù mức giá thấp – ưu đãi được áp dụng cho những thời gian vắng khách nhưng cũng thường tương ứng với số lượng khách nhỏ còn mức giá cao thường tương ứng với số lượng khách lớn vào những thời gian nhu cầu nghỉ tăng cao.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng thị trường của dự án còn rất rộng do nhu cầu về khu nghỉ dưỡng cao cấp ngày càng lớn mà cung thì còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, giá dịch vụ mà Silver Shores Hoàng Đạt mang tính cạnh tranh cao, chắc chắn sẽ được thị trường chấp nhận. Điều này chứng tỏ quyết định đầu tư dự án của Silver Shores Hoàng Đạt là có cơ sử vững chắc.
Thẩm định về phương diện kỹ thuật
Địa điểm xây dựng dự án
Dự án được đầu tư tại Lô số 8 đường Sơn Trà - Điện Ngọc – thành phố Đà Nẵng nằm trên bãi biển bắc Mỹ An, bãi biển này là toàn bộ bãi biển dài hơn 30km dọc theo tuyến đường Sơn Trà - Điện Ngọc được thành phố Đà Nẵng quy hoạch xây dựng một khu du lịch biển lớn, hiện đại đạt tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên để phục vụ khách du lịch quốc tế và trong nước. Dự án nằm trên mảnh đất hình chữ nhật diện tích 200.000 m2, nằm cạnh dự án Eden Resort (chưa xây dựng), cách khách sạn Furama khoảng 800m về phía Hội An, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 4km, đây là một vị trí đẹp và nhiều thuận lợi hơn so với nhiều dự án khác trên cùng tuyến đường.
Ngày 04/08/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 194/2005/QĐ – Ttg về Phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung – Tây Nguyên, trong đó trung tâm du lịch sẽ là tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, đô thị cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn. So sánh tương quan trong 4 địa danh, thành phố Đà Nẵng có nhiều thuận lợ hơn cả trong việc thu hút khách du lịch. Về kinh tế, Đà Nẵng là cửa ngõ và là trung tâm kinh tế của Miền Trung. Về du lịch, thành phố có bãi biển Bắc Mỹ An đã được tạp chí Forbes xếp hạng là một trong 6 bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Đông Nam (Nguồn: Báo Thanh Niên ngày 11/10/2005), bên cạnh đó Đà Nẵng có hệ thống giao thông thuận lợi hơn và từ Đà Nẵng có thể đẽ dàng di chuyển tới các trung tâm du lịch khác của miền Trung.
Trên địa bàn Đà Nẵng hiện nay có 42 dự án đầu tư du lịch được UBND Thành phố có chủ trương cho phép đầu tư gồm 16 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn10.808 tỷ đồng và 26 dự án khác đã ký bản ghi nhớ và thoả thuận nguyên tắc với tổng vốn 15.585 tỷ đồng. Khi các dự án này hoàn thành một cách đồng bộ sẽ biến Đà Nẵng trở thành một trung tâm du lịch chất lượng cấónh ngang với đảo Bali ở Indonesia hay Phukhet ở ThaiLand. So sánh với những quốc gia này, Việt Nam có lợi thế ở tiềm năng du lịch rất lớn và môi trường kinh tế - chính trị ổn định hơn.
Nhà thầu thiết kế
Nhà thầu thiết kế chính là Huazhu Design and Consultant Ltd.co (Shenzhen Huazhu Engineering Design Ltd.co), trụ sở tại 2201 - tầng 22 – Tairan Cangsong Plaza – Khu công nghiệp Gongmiao – Futian – Shenzen – Trung Quốc, đã được Sở xây dựng thánh phố Đã Nẵng chấp thuận làm nhà thấu thiết kế dự án tại Giấy phép thầu số 613/SXD – GPT ngày 18/06/2007. Đây là công ty được thành lập ngày 13/04/1994, có doanh thu đạt 23,963 tỷ VND và lợi nhuận sau thuế đạt 1,975 tỷ VND năm 2006. Nhà thầu nhận thực hiện thiết kế chính toàn bộ các phần xây dựng theo hợp đồng ký với Silver Shore Hoàng Đạt ngày 23/11/2006, giá trị dự kiến khoảng 1.110.000 USD. Tuy nhiên do yêu cầu về tiến độ của Silver Shore Hoàng Đạt, đối với hạng mục Casino nhà thầu chỉ thực hiện bước thiết kế cơ sở, phần thiết kế thi công được giao cho Beijing Dongfang Gouxing Architecture Design Co, Ltd với giá trị hợp đồng khoảng 200.000 USD. Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm tài chính 2005 và 2006 của nhà thầu thiết kế chính cho thấy công ty này kinh doanh có hiệu quả.
Nhà thầu thiết kế trang trí nội thất Casino là Beijing Quingshang Envỉomental Art & Architecture Design Institude Co,Ltd, giá trị hợp đồng dự kiến khoảng 120.000USD.
Theo Công ty báo cáo Huazhu (Thuộc tập đoàn thiết kế Thâm Quyến) sau khi được Sở XD Đà Nẵng chấp thuận và ký hớp đồng thiết kế với Công ty đã cho ra mặt bằng và phối cảnh dự án. Sau đó Huazhu và Silver Shore Hoàng Đạt phải mang phối cảnh và mặt bằng gặp Intercon để Intercon bổ sung ý tưởng cho phần mặt bằng và phối cảnh, các giai đoạn tiếp theo cho việc chọn nhà thiết kế nào hoặc Huazhu tiếp tục thiết kế đối với từng hạng mục đều phải được Intercon đồng ý hoặc giới thiệu.
Tổng thầu xây dựng
Tổng thầu xây dựng là công ty TNHH Xây dựng công trình số 5 thuộc Tập đoàn xây dựng Quảng Tây – Trung Quốc, trụ sở chính tại số 4 đường YouYi – thành phố Liuzhou – Guangxi, đã được Sở XD Tp. Đà Nẵng chấp thuận làm tổng thầu tại Giấy phép thầu số 175/SXD – GPT bgày 02/02/2007. Nhà thầu chính có phạm vi năng lực phù hợp, có vốn pháp định quy VND khoảng 645 tỷ, theo giấy chứng nhận tư cách doanh nghiệp xây dựng do Bộ xây dựng Trung Quốc cấp Công ty này được nhận thầu xây dựng công trình có giá trị lớn tới 5 lần vốn pháp định – tương đương 3.227 tỷ VND. Silver Shore Hoàng Đạt đã xem xét năng lực hoạt động của Công ty TNHH xây dựng công trình số 5; Công ty này đã tham gia xây dựng nhiều công trình lớn, trong đó có một khách sạn tiêu chuẩn 5 sao tại Móng Cái - Việt Nam. Một số công trình tiêu biểu gồm: Trung tâm thương mại Quốc tế Gubu – Liuzhou – Trung Quốc, chủ đầu tư Công ty TNHH tập đoàn Zhenghe - Liễu Châu, giá trị hợp đồng tổng thầu 50.000.000 USD, Toà nhà Zhuangcheng – Liuzhou, chủ đầu tư Công ty TNHH phát triển địa ốc Zhuangcheng – Liuzhou, giá trị hợp đồng tổng thầu 37.872.000 USD; Khu thương mại Yuzui – Liuzhou, chủ đầu tư Công ty phát triển địa ốc Huanqui – Liuzhou, giá trị hợp đồng tổng thầu 30.000.000 USD.
Theo điều khoản Hợp đồng thầu chính ký giữa Công ty TNHH Xây dựng công trình số 5 và Silver Shore Hoàng Đạt, để đủ điều kiện làm nhà thầu chính Công ty này phải xuất trình chứng thư, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các hợp đồng bảo hiểm bắt buộc; Công ty này phải tự mua sắm thiết bị máy móc phục vụ thi công, tuyển dụng và trả lương công nhân khi xây dựng dự án. Báo cáo tài chính năm tài chính 2004 và 2005 cho thấy công ty này làm kinh doanh có hiệu quả, doanh thu năm 2005 đạt khoảng 3.709 tỷ VND. Giá trị tạm tính hợp đồng tổng thầu xây dựng là 20.096.153 USD.
Nhà thầu quản lý
Nhà thầu quản lý khách sạn của Dự án là Inter Continental Hotels Group (Greater China) Ltd có trụ sở tại 230 Victoria Street, #13-00 Gugis Junction Towers, Singapore 188024; thuộc tập đoàn Inter Continental Hotel Group, tập đoàn quản lý khách sạn lớn nhất thế giới về số lượng phòng (đứng trên Wyndham Worldwide, Mariott International, Hilton Hotel Corp và Accor), có cổ phiếu niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoàn London và sàn Giao giao dịch chứng khoán New York. Công ty này đang quản lý hơn 3.800 khách sạn gồm khoảng 563.676 phòng ở trên 100 quốc gia trên thế giới; lượng khách nghỉ đạt khoảng 130.000.000 lượt hàng năm tương đương với công suất cho thuê phòng khoảng 64,06%. Công ty quản lý 7 thương hiệu khách sạn gồm:
- Inter Continental (hotel & resort): 147 hotels tương đương 49.132 phòng
- Crown Plaza (hotel & resort): 238 hotels tương đương 78.004 phòng
- Indigo (hotel): 8 hotels tương đương 1.125 phòng
- Holiday Inn (hotel & resort): 1.384 hotels tương đương 256.600 phòng
- Holiday Inn Express: 1.741 hotels tương đương 150.004 phòng
- Staybridge (suite): 112 hotels tương đương 12.417 phòng
- Candlewood (suite): 142 hotels tương đương 14.426 phòng
Bản thân Tổng Giám đốc Silver Shore Hoàng Đạt, ông Huang Hai đã từng làm viếc 4 năm tại 2 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao và sao mang thương hiệu Holiday Inn thuộc tập đoang này.
Silver Shore Hoàng Đạt đã ký 2 hợp đồng quản lý với Inter Continental Hotels Group (Greater China) Ltd, một hợp đồng cho khu khách sạn 9 tầng tiêu chuẩn 5 sao và một hợp đồng cho khu biệt thự cao cấp; theo đó Inter Continental sẽ được hưởng phí quản lý cơ bản là 2% doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh khách sạn - biệt thự và Phí quản lý thưởng là 6% của Lợi nhuận hoạt động trừ Phí quản lý cơ bản. Bên cạnh đó theo điều khoản của 2 hợp đồng này, Công ty cũng ký 2 hợp đồng phụ với 2 công ty con trong tập đoàn Inter Continental Hotels Group về dịch vụ khai trương hoạt động và dịch vụ tư vấn trước hoạt động.
Nguồn nhân lực
Theo Hợp đồng Quản lý khu Khách sạn và khu Biệt thự ký giữa Inter Continental Hotels Group (Greater China) Ltd và Silver Shore Hoàng Đạt, công ty quản lý sẽ có trách nhiệm giám sát mọi thủ tục liên quan đến việc tuyển dụng và quản lý toàn bộ nhân sự khách sạn. Giám đốc quản lý khách sạn và các nhân sự chính người nước ngoài sẽ do công ty quản lý lựa chọn. Theo Hợp đồng Hệ thống nhóm hỗ trợ Quốc tế ký giữa Six Continents Hotels Inc – công ty thành viên của tập đoàn Inter Continental Hotels Group và Silver Shore Hoàng Đạt, công ty này sẽ hỗ trợ Silver Shore Hoàng Đạt trong việc đào tạo nhân viên, nghiên cứu mức độ hài lòng của nhân viên với vị trí tuyển dụng. Số lượng nhân viên cần tuyển dụng để vận hành dự án theo ước tính là 861 người. Dự án sẽ ưu tiên tuyển dụng và đào tạo lao động tại địa phương.
Đánh giá: Nhà thầu thiết kế chính, tổng thầu xây dựng và nhà thầu quản lý do của dự án đều là những nhà thầu nướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21702.doc