Chuyên đề Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG 2

1.1. Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng công thương Hai bà trưng 2

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2

1.1.2. Cơ cấu tổ chức 3

1.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây 3

1.1.3.1. Công tác huy động vốn 3

1.1.3.2. Hoạt động tín dụng 6

1.1.3.3. Các hoạt động khác 8

1.1.4. Đặc điểm của các dự án đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ảnh hưởng tới công tác thẩm định tại Ngân hàng. 9

1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư cho vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. 11

1.2.1. Thực trạng công tác thẩm định tại NHCT Hai Bà Trưng 11

1.2.1.1. Mục đích và căn cứ thẩm định 11

1.2.1.2. Quy trình thẩm định 15

1.2.1.3. Tổng quan về nội dung thẩm định dự án đầu tư 19

1.2.1.4. Nội dung thẩm định tài chính dự án 23

1.2.1.5. Các phương pháp thẩm định dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 32

1.2.2. Minh họa cụ thể về thẩm định tài chính một dự án cho vay tại ngân hàng 37

1.2.2.1. Giới thiệu khách hàng 37

1.2.2.2. Giới thiệu tổng quát về nội dung dự án đầu tư 38

1.2.2.3. Thẩm định tài chính dự án 40

1.3. Đánh giá tình hình thẩm định tài chính tại ngân hàng 51

1.3.1. Những thành tựu đạt được 52

1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 54

1.3.3. Một số nguyên nhân 58

CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG 61

2.1. Định hướng của chi nhánh Ngân hàng Công thương trong thời gian tới 61

2.1.1. Định hướng chung cho toàn chi nhánh 61

2.1.2. Định hướng cho công tác thẩm định 65

2.2. Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án tại NHCT Hai Bà Trưng. 65

2.2.1. Giải pháp về nâng cao vị trí của công tác thẩm định, hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định 65

2.2.2 Giải pháp về quy trình và phương pháp thẩm định 67

2.2.3 Giải pháp về nội dung thẩm định tài chính 68

2.2.4 Giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ thẩm định 72

2.2.5 Giải pháp về nâng cao chất lượng thông tin thẩm định 74

2.2.6 Giải pháp về tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật 75

2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng. 76

2.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ban ngành 76

2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 77

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác công ty khác. Các nội dung sau thường được đưa ra để so sánh đối chiếu : Tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng do Nhà nước quy định Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị Tiêu chuẩn với sản phẩm của dự án Các chỉ tiêu về tổng vốn đầu tư, suất vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư Các tiêu chí về sản xuất, tiêu hao năng lượng nguyên nhiên liệu theo định mức của ngành hoặc định mức kinh tế kỹ thuật. Phương pháp phân tích độ nhạy Phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp sử dụng để đánh giá tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án của dự án. Trong phân tích độ nhạy, các chit tiêu hiệu quả tài chính được xem xét ( thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ …) sẽ thay đổi như thế nào khi các yếu tố liên quan đến nó thay đổi. Một dự án được coi là vững chắc về mặt tài chính khi các chỉ tiêu tài chính cơ bản vẫn đạt yêu cầu trong trường hợp các yêu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Trong trường hợp ngược lại cần xem xét lại khả năng phát sinh những thay đổi và có biện pháp xử lý thích hợp. Phương pháp dự báo Để đánh giá tính khả thi của một dự án đầu tư cần sử dụng đến phương pháp dự báo, đặc biệt với những dự án mang tính trung dài hạn. Dự án tiến hành trong một thời gian tương đối dài, các yếu tố liên quan đến dự án thường xuyên thay đổi như giá cả, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, và các đầu vào khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dự án. Để đánh giá hiệu quả của dự án một cách chính xác thì cán bộ thẩm định phải dự báo được những thay đổi trong tương lai, dự báo về nhu cầu của thị trường, dự báo về giá cả, thị hiếu người tiêu dùng. Các phương pháp dự báo thường được sử dụng là phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Phương pháp triệt tiêu rủi ro Đối với các dự án trung dài hạn, thời gian hoạt động của dự án thường khá dài điều đó đòng nghĩa với việc có rất nhiều biến độn phức tạp xảy ra, trong đó có những rủi ro. Để đảm bảo hiệu quả của dự án, cần phải dự đoán trước một số rủi ro có thể xảy ra để có các biện pháp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực đến mức tối đa. Để thực hiện phương pháp này cần nhận diện, phân loại và đánh giá rủi ro để có biện pháp xử lý thích hợp. Ø Các phương pháp thẩm định sử dụng trong thẩm định tài chính Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu là phương pháp phổ biến trong nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư. Qua phần nội dung thẩm định tài chính đã được trình bày ở trên, cán bộ tín dụng sẽ tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án và so sánh với quy chuẩn của ngành, lĩnh vực mà dự án đầu tư. Các chỉ tiêu này cũng thường được so sánh với các dự án có nội dung tương tự đã được thực hiện trước đó. Ví dụ khi thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án, cá bộ thẩm định không chỉ xem xét bản thân các khoản mục tạo nên tổng vốn đầu tư đó mà còn tham khảo các dự án có nội dung tương tự được thực hiện tại thời điểm gần đó để đánh giá việc tính toán đã hợp lý và đầy đủ chưa. Tỷ lệ cơ cấu vốn đầu tư cũng được đưa ra đối chiếu. Theo quy định cho vay của Ngân hàng Công thương Việt Nam, đối với các dự án xin vay vốn thì nguồn vốn tự có tối thiểu phải chiếm 30% cơ cấu nguồn vốn của dự án đó Phương pháp đối chiếu so sánh rất đơn giản và cho kết quả nhanh chóng tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý phải vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng dự án và doanh nghiệp nếu không sẽ rơi vào tình trạng so sánh máy móc, cứng nhắc, giảm hiệu quả thẩm định. Phương pháp phân tích độ nhạy Phương pháp phân tích độ nhạy cũng là phương pháp hay được dùng khi thẩm định tài chính dự án. Một dự án thường được lập dựa trên các giả định không đổi nhưng thực tế, thị trường thay đổi thường xuyên và khó dự báo, bất kỳ thay đổi nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả của dự án. Việc phân tích độ nhạy là vô cùng cần thiết để lường trước hậu quả của sự thay đổi các yếu tố liên quan đến dự án, qua đó đánh giá xem độ vững chắc của các chỉ tiêu tài chính dự án. Hơn nữa việc phân tích độ nhạy còn giúp chủ đầu tư và ngân hàng xác định được yếu tố nào có là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dự án từ đó có biện pháp hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Theo phương pháp này cần xác định các chỉ tiêu cần đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu đó, cho một số yếu tố quan trọng thay đổi và đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu. Ví dụ xem xét sự thay đổi của NPV khi giá nguyên liệu đầu vào thay đổi. Trong trường hợp các yếu tố thay đổi mà chỉ tiêu của dự án vẫn đảm bảo điều đó chứng tỏ dự án có độ an toàn cao, có tính khả thi, ngược lại phải xem xét lại quyết định cho vay. Phương pháp dự báo Trong thẩm định tài chính phương pháp dự báo được sử dụng để dự kiến những biến động của giá cả thị trường. Giá cả ảnh hưởng tới chi phí của dự án, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của dự án, vì vậy việc phân tích dự báo là vô cùng quan trọng. Phương pháp dự báo cũng được dùng như một phương pháp để dự toán vốn đầu tư đó là dự báo theo tỷ phần doanh thu. Dự báo doanh thu cho năm tới sẽ phản ánh xu hướng quá khứ của doanh thu mà người ta kỳ vọng vẫn có giá trị trong năm tới và ảnh hưởng của các sự liện có thể tác động vào xu thế đó, dự báo các biến tài chính lấy doanh thu làm nhân tố cơ bản và dự báo tác động của nó lên chi phí, tài sản và nợ khác nhau của doanh nghiệp nếu thực hiện dự án. Phương pháp này thường được áp dụng để lập dự toán vốn đầu tư cho các dự án nhỏ gắn kết trực tiếp với doanh nghiệp. Dự báo rủi ro cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ước tính lãi vay, một dự án có rủi ro cao thường lãi vay của dự án đó sẽ cao hơn những dự án có tính rủi ro thấp hơn. 1.2.2. Minh họa cụ thể về thẩm định tài chính một dự án cho vay tại ngân hàng Tên dự án : dự án nâng cao năng lực đóng tàu 12500T Khách hàng: Công ty CP Đóng tàu Hà Nội Tên dự án: Chi phí phục vụ dự án nâng cao năng lực đóng tàu 12.500T. Tổng nhu cầu vốn của dự án: 12.378.683.484 đ Trong đó đề nghị vay NHCT VN: 6.189.000.000 đ. 1.2.2.1. Giới thiệu khách hàng Tên khách hàng: Công ty CP Đóng tàu Hà Nội Địa chỉ: Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội Điện thoại: 8.611055 Tài khoản tiền gửi: 102010000014214 Ngành nghề SXKD chính: Đóng mới, sửa chữa, hoán cải các phương tiện vận tải thuỷ; gia công chế tạo sản phẩm cơ khí; cho thuê kho bãi… Vốn điều lệ đến thời điểm gần nhất: 9.500.000.000 đồng Vốn đăng ký kinh doanh đến thời điểm gần nhất: 9.500.000.000 đồng. Người đại diện: Giám đốc công ty -Nguyễn Danh Truyền Cơ cấu, mô hình tổ chức: Công ty Cổ phần với vốn nhà nước tham gia là 1.540 trđ. Số lượng lao động tại thời điểm 31/03/2007 là 210 người. Bộ máy quản lý (trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm...): Bộ máy quản lý có trình độ, có kinh nghiệm trong ngành. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty có trình độ chuyên môn cao, có năng lực, có hơn 10 năm kinh nghiệm quản lý trong ngành đóng tàu. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển (thời gian thành lập; các giai đoạn phát triển; thời gian quan hệ tín dụng với NHCT...) Công ty CP Đóng tàu Hà Nội trước đây có tên là Công ty Đóng tàu Hà Nội, là DNNN thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội. Ngày 05/04/2006, Công ty có quyết định số 1719/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân TP Hà nội chuyển đổi DNNN thành Công ty Cổ phần. Ngày 15/06/2006, Công ty chính thức trở thành Công ty cổ phần. Trong những năm gần đây,công ty kinh doanh đều có lãi, công ty có uy tín cao đối với các khách hàng, được khách hàng tin tưởng về chất lượng sản phẩm, về tiến độ thi công như đó cam kết trong hợp đồng kinh tế. Trong quan hệ với Chi nhánh, công ty luôn vay trả sòng phẳng, chưa từng có nợ gia hạn, nợ quá hạn. 1.2.2.2. Giới thiệu tổng quát về nội dung dự án đầu tư Tên dự án: Dự án nâng cao năng lực đóng tàu 12.500T. Địa điểm thực hiện: tại Công ty CP Đóng tàu Hà nội Mục tiêu đầu tư, sự cần thiết thực hiện dự án: Hiện nay, nhu cầu vận chuyển bằng đường biển là rất lớn, phần lớn hàng hoá là được vận chuyển bằng đường biển. Do đó, ngành tàu biển được coi là một trong những ngành mũi nhọn của Việt nam. Tuy nhiên, số lượng tàu biển và trang thiết bị, mức độ an toàn… của các con tàu tại Việt nam còn rất hạn chế. Do đó, nhu cầu đóng mới tàu, đặc biệt là những tàu có trọng tải lớn trên 10.000T là rất lớn. Hiện nay, có rất nhiều công ty vận tải biển có nhu cầu đóng tàu 12.500 T đã đến đặt vấn đề với Công ty nhưng do máy móc thiết bị tại Công ty chỉ đạt tiêu chuẩn để đóng tàu có trọng tải trên dưới 6.500T. Do đó, để có thể đóng mới tàu biển có tải trọng 12.500 T, mở rộng quy mô SX, tăng doanh thu, lợi nhuận, Công ty nhất thiết phải đầu tư cải tạo nâng cấp trang thiết bị máy móc. Quy mô dự án: * Dự án thuộc nhóm C, thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị công ty. HĐQT đã đồng ý giao cho Giám đốc Công ty đại diện để ký kết các HĐ cũng như các văn bản giấy tờ có liên quan đến việc thực hiện dự án (Biên bản họp HĐQT ngày 05/06/2007). Phần xây lắp sẽ thực hiện hiện theo hình thức chỉ định thầu; Phần thiết bị sẽ thực hiện theo hình thức đấu thầu hạn chế. * Dự án bao gồm các hạng mục chính sau: + Phần xây lắp: 1- Hạng mục nền nhà xưởng và đường phục vụ sản xuất. 2- Hạng mục đường ray cổng trục 100 tấn, 200 tấn, 10 tấn và 3 đường ray sang ngang. 3- Hạng mục cải tạo mở rộng đường triền hạ thuỷ tàu 12.500 tấn từ cọc số 1 đến số 13 và cải tạo nâng cấp đường triền giai đoạn 2 4- Hạng mục cải tạo 120 m kè phía thượng lưu. 5- Nâng cấp nhà sàn hoạ, nhà phun cát, nhà phân xưởng số 1. + Phần thiết bị: 1- Cổng trục 200 tấn 2- Máy hàn bán tự động 3- Dàn xe sang ngang 4- Cầu phao bến nổi 5- Cầu trục lăn 5 tấn nhà số 5 Sản phẩm: Khi dự án hoàn thành, công ty có thể đóng được những tàu có tải trọng đến 12.500T. Điều kiện về nhân lực và cơ sở hạ tầng: Địa điểm thực hiện dự án ngay sát ven sông Hồng, hạ tầng cơ sở cho phép thực hiện lắp ráp hệ thống đường triền này. Tại Việt nam cũng đã có nhiều Công ty có khả năng về trình độ, nhân lực, công nghệ để XD, SX, lắp ráp hệ thống thiết bị cho dự án đi vào hoạt động. Công ty CP Đóng tàu Hà nội đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành đóng tàu. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có trình độ và tay nghề cao. Thời gian thực hiện dự án: thời gian để chế tạo, lắp đặt, cho đến khi đưa vào sử dung là 12 tháng. 1.2.2.3. Thẩm định tài chính dự án Nhu cầu vốn, thẩm định nguồn vốn dự án Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án: 12.379 Vốn tự có : 6.190 Kế hoạch vay Ngân hàng : 6.189 Trong đó vay tại NHCT ( CN Hai Bà Trưng): 6.189 Cơ sở xác định: Dựa trên tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án; nguồn vốn tự có và vốn huy động khác của đơn vị Mục đích vay vốn: Chi phí phục vụ cho dự án đầu tư nâng cao năng lực đóng mới tàu 12.500T. Thời hạn vay vốn: 8 năm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 12.379 triệu đồng trong đó vốn tự có của doanh nghiệp là 6.190 triệu đồng, chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư, theo quy định của Ngân hàng Công thương vốn tự có của doanh nghiệp phải chiếm ít nhất 30% tổng vốn đầu tư, như vậy dự án đã thỏa mãn yêu cầu này. Bảng 1.5 Tổng mức đầu tư chi tiết Hạng mục Tổng mức đầu tư A Phần xây lắp 6,050,957 1 Nền nhà xưởng và đường phục vụ sản xuất 872,585 2 Đường ray cổng trục 100t, 10t + 3 đường ray sang ngang 773,709 3 Cải tạo mở rộng đường triền hạ thủy tàu 12.500T từ cọc 1 đến cọc 9 và cải tạo nâng cấp đường triền giai đoạn 2 848,242 4 Cải tạo đoạn 120m kè âu phía thượng lưu 276,626 5 Cải tạo mở rộng đường triền hạ thủy tàu 12.500T từ cọc 9 đến cọc 13 1,071,029 6 Đường ray cổng trục 200T( đoạn kéo dài 36m) 913,895 I Cộng 4,756,086 7 Thiết kế phí 139,829 8 Chi phí lập dự toán đầu tư 55,504 9 Chi phí quản lý dự án đầu tư 344,388 10 Chi phí thẩm tra kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công 9,227 11 Chi phí thẩm tra dự toán, tổng dự toán 9,037 12 Chi phí lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng 18,549 13 Chi phí giám sát thi công xây dựn 100,544 II Chi phí khác 744,784 III Dự phòng phí 550,087 B Phần thiết bị 6,327,726 Cổng trục 2 dầm Q = 2*100 + 20T 6,327,726 Tổng cộng 12,378,683 Để thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án, cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu, tham khảo số liệu dự toán đóng tàu 12.500T của công ty cổ phần vận tải biển Thái Bình đồng thời tính toán lại tổng mức vốn của dự án bằng phương pháp cộng chi phí. Tổng mức đầu tư được xác định dựa trên chi phí dự tính cho từng công việc. Sau khi phân tích, đánh giá ngân hàng nhận thấy tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn do chủ đâu tư đưa ra là hợp lý. Thẩm định doanh thu, chi phí, lợi nhuận của dự án Qua phân tích, dự báo thị trường, khả năng thu nhập của dự án, ngân hàng dự tính doanh thu của dự án + Doanh thu mỗi năm (ước cho 1 tàu 12500T (loại trừ VAT) là: 162.534 trđ + Tổng chi phí là: 159.885 trđ Trong đó chi phí nguyên vật liệu chính dự tính bao gồm : chi phí kim loại 35.713.567 nghìn đồng, máy,trang thiết bị 42.912.000 nghìn đồng, điện tàu 14.047.413 nghìn đồng, cung cấp trang thiết bị trên boong 21.834.040 nghìn đồng, trang thiết bị thuyền viên 148.539 nghìn đồng, cung cấp lắt đặt toàn bộ nội thất 10.015.027 nghìn đồng, Chi phí nguyên liệu khác 1.641.833 nghìn đồng. Tổng chi phí nguyên vật liệu chính là 126.312.419 nghìn đồng Các chi phí khác được dự tính trong bảng doanh thu như sau : Bảng1.6 Dự tính chi phí đóng tàu 12.500T Đơn vị : nghìn đồng STT Khoản mục Thành tiền I Nguyên vật liệu chính (đã kh/trừ VAT) 126.312.419 Chi phí vận chuyển bốc xếp 1.642.061 II Cộng chi phí vật tư,thiết bị 127.954.480 III Điện 2.160.000 IV Tiền lương CNSX chính 8.956.731 V BHXH (19% x IV) 1.701.779 VI Chi phí chung 9.854.404 VII Giá thành công xưởng 150.625.394 VIII Lãi vay ngân hàng (tàu 12.500T) 2.160.000 IX Chi phí ngoài sản xuất 3.464.384 Đăng kiểm Nghiệm thu, thử tải,bàn giao X Thiết kế phí 3.592.280 XI Chi phí dự phòng 150.625 Tổng chi phí 159.884.683 Chi phí vật tư thiết bị = Chi phí nguyên vật liệu chính + chi phí vận chuyển bốc xếp Giá thành công xưởng = II + III + IV + V + VI Tổng chi phí = VII + VIII + IX + X + XI Dự tính chi phí được dựa trên căn cứ vào khả năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty khi dự án hoàn thành. Căn cứ vào các khoản mục chi phí của các tàu đã được đóng trước đây như tàu 7.600T, 6.500T. Tham khảo số liệu dự toán đóng tàu 12.500T của Cty CP vận tải biển Thái Bình. Qua thẩm định các chi phí trên đã được dự tính phù hợp với giá cả thị trường và theo các quy định hiện hành. + Lãi ròng của dự án: 26.287 trđ ( Năm thứ nhất dự án đi vào hoạt động, kết quả sẽ lỗ 371 trđ do Công ty phải bỏ chi phí ban đầu thực hiện dự án, nhưng lại chưa có doanh thu. Từ năm thứ hai bắt đầu có lãi ) Thẩm định dòng tiền và lãi suất chiết khấu Trên cơ sở doanh thu, chi phí đã được xác định là hợp lý, cán bộ thẩm tra dòng tiền của dự án gồm dòng tiền từ hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt động tài chính và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Với dự án này dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được tính = Lợi nhuận sau thuế + khấu hao tài sản cố định – nợ gốc phải trả. Dòng tiền của dự án không tính đến vốn lưu động ròng và thanh lý tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định của dự án được tính theo phương pháp khấu hao đều, tổng giá trị là 12.378.683 nghìn đồng, tuổi thọ của dự án là 15 năm Bảng1.7 Khấu hao bình quân năm công trình tổng giá trị nguyên giá thời gian tính KH (năm) KHCB BQ/Năm nâng cao năng lực đóng tàu 12.500T 12,378,683 12,378,683 15 825,246 Trong đó KHCB trả nợ NH (50%) 412,623 Sau khi thẩm tra dòng tiền, ngân hàng sẽ xác định lãi suất chiết khấu áp dụng cho dự án. Cán bộ thẩm định quyết định áp dụng lãi suất chiết khấu là 11,4 % cho dự án trong đó chi phí vốn vay là 13 % tỷ trọng vốn vay là 50%, chi phí vốn chủ sở hữu là 9,8 %. Lãi suất chiết khấu được xác định theo công thức tính bình quân gia quyền. WACC = Chi phí vốn vay * tỷ trọng vốn vay + chi phí VCSH * tỷ trọng VCSH Thấm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án Trên cơ sở dòng tiền , lãi suất chiết khấu đã được thẩm tra, cán bộ tín dụng tiến hành tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả + NPV : 6.436 triệu đồng dự án có NPV > O + IRR : 25,72% dự án có tỷ suất hoàn vốn nội bộ lớn hơn lãi suất chiết khấu R =11,4% + Dự kiến nguồn trả nợ hàng năm là 50% khấu hao tài sản hình thành từ dự án dự tính là 412. 623 nghìn đồng và 30% lợi nhuận thu được từ dự án. Qua các phân tích trên cán bộ tín dụng quyết định phương án cho vay nợ như sau: Trả gốc hàng quý vào thời điểm cuối quý và ngày cuối cùng của HĐTD. Trả lãi hàng tháng vào ngày 20 và ngày cuối cùng của HĐTD. Thời gian ân hạn: theo thời gian đưa công trình vào sử dụng là 12 tháng, thời gian trả nợ : 7 năm, thời gian cho vay : 8 năm Kế hoạch trả nợ gốc cụ thể : ( kế từ khi bắt đầu trả nợ) Năm thứ 1 trả : 722,414 trđ, mỗi quý trả 180,604 trđ Năm thứ 2 trả : 854,256 trđ, mỗi quý trả 213,564 trđ Năm thứ 3 trả : 876,689 trđ, mỗi quý trả 219,172 trđ Năm thứ 4 trả : 899,711 trđ, mỗi quý trả 224,928 trđ Năm thứ 5 trả : 923,338 trđ, mỗi quý trả 230,835 trđ Năm thứ 6 trả : 947,585 trđ, mỗi quý trả 236,896 trđ Năm thứ 7 trả : 965,348 trđ, mỗi quý trả 241,337 trđ Bảng1.8 Tổng hợp nguồn trả nợ hàng năm Đơn vị : nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Dư đầu kỳ 0 6,189,342 5,512,758 4,694,407 3,852,943 2,987,503 2,097,440 1,181,888 240,200 Khấu hao trả nợ NH 0 412,623 412,623 412,623 412,623 412,623 412,623 412,623 240,200 Lợi nhuận trả nợ NH 0 263,961 405,729 428,841 452,817 477,441 502,929 529,065 0 Tổng nguồn trả nợ 0 676,584 818,352 841,464 865,440 890,064 915,552 941,688 240,200 Dư cuối kỳ 6,189,342 5,512,758 4,694,407 3,852,943 2,987,503 2,097,440 1,181,888 240,200 0 Lãi trả nợ NH 402,307 760,637 663,466 555,578 444,629 330,521 213,156 92,436 15,613 Bảng 1.9 Bảng tính chỉ tiêu NPV, IRR Đơn vị : nghìn đồng stt Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 I Dòng tiền vào 5,817,639 2,229,245 2,297,357 2,372,134 2,448,874 2,527,630 2,608,453 2,691,092 1 Vốn vay NH 6,189,000 2 Khâu hao 0 825,246 825,246 825,246 825,246 825,246 825,246 825,246 3 Lợi nhuận sau thuế -371,361 1,403,999 1,472,111 1,546,888 1,623,629 1,702,384 1,783,208 1,865,847 II Dòng tiền ra 12,378,683 722,414 854,256 876,689 899,711 923,338 947,585 965,348 1 Trả nợ gốc NH 0 722,414 854,256 876,689 899,711 923,338 947,585 965,348 2 Chi phí đầu tư 12,378,683 0 0 0 0 0 0 0 III CFI -6,561,044 1,506,830 1,443,100 1,495,444 1,549,163 1,604,292 1,660,868 1,725,744 IV NPV 6,435,211 V IRR 25.72% stt Chỉ tiêu Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 I Dòng tiền vào 2,732,795 2,732,795 2,732,795 2,732,795 2,732,795 2,732,795 2,732,795 2,732,795 1 Vốn vay NH 2 Khâu hao 825,246 825,246 825,246 825,246 825,246 825,246 825,246 825,246 3 Lợi nhuận sau thuế 1,907,550 1,907,550 1,907,550 1,907,550 1,907,550 1,907,550 1,907,550 1,907,550 II Dòng tiền ra 0 0 0 0 0 0 0 0 1 Trả nợ gốc NH 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Chi phí đầu tư 0 0 0 0 0 0 0 0 III CFI 2,732,795 2,732,795 2,732,795 2,732,795 2,732,795 2,732,795 2,732,795 2,732,795 IV NPV V IRR Độ nhạy của dự án (đơn vị: Trđ) Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy một chiều, với NPV cơ sở là : 6.436 triệu đồng, IRR cơ sở là 25,72 %. Cho các yếu tố chi phí, doanh thu, lãi vay ngân hàng thay đổi. Kết quả: - Giả thiết 1 : Nguyên vật liệu chính tăng 1%: + NPV: 342 + IRR: 12.9% - Giả thiết 2 : Doanh thu giảm 0,5%: + NPV: 2.460 + IRR: 18,07% - Giả thiết 3 : Lãi vay ngân hàng tăng 10%: + NPV: 1.399 + IRR: 15,51% Qua phân tích độ nhạy với một số yếu tố biến động trên, dự án vẫn có hiệu quả. Lãi suất chiết khấu của dự án là R= 11,4% Với NPV = 6.346 triệu đồng (> 0) IRR = 25,72% So sánh với tiêu chí lựa chọn dự án qua chỉ tiêu NPV và IRR có thể thấy dự án tạo ra nhiều tiền hơn lượng cần thiết để trả nợ và cung cấp một lãi suất yêu cầu cho người sở hữu công ty đồng thời tỷ suất hoàn vốn nội bộ lớn hơn lãi suất chiết khấu. Như vậy dự án trên được coi là hoạt động có hiệu quả dựa trên việc xem xét các nhóm chỉ tiêu tài chính. Phân tích rủi ro dự án Rủi ro do kinh doanh: + Rủi ro do nhu cầu sản phẩm giảm: Trong quá trình sản xuất, nhu cầu đóng tàu 12.500 tấn có thể giảm do các công ty vận tảI biển thuê đóng tại các đơn vị khác hoặc có nhu cầu đóng tàu có trọng tảI khác. Do đó, công ty CP Đóng tàu Hà nội phải có chiến lược tiếp thị khách hàng, nâng cao hình ảnh của công ty trên thị trường cả nước. Ngoài đóng tàu 12.500 tấn, Công ty vẫn tiếp tục đóng những tàu có trọng tải nhỏ hơn như tàu 7.600 tấn… kết hợp nâng cao năng suất để nếu trong năm không ký được hợp đồng đóng tàu 12.500 tấn thì vẫn đóng được những tàu nhỏ với doanh thu và lợi nhuận tương đương. + Rủi ro chi phí: Trong quá trình thi công, chi phí có thể tăng lên do giá cả các nguyên vật liệu tăng. Do đó công ty cần theo dõi sát sao các khoản chi phí phát sinh. Ngoài ra, chi phí vật tư chính để sản xuất sản phẩm tàu biển là sắt thép, nhiên liệu… có thể thay đổi, đây là những nguyên vật liệu có giá cả hay biến động làm ảnh hưởng tới tổng chi phí của tàu. Công ty cần tiết kiệm chi phí đầu vào bằng cách giảm các chi phí vận chuyển, chủ động bám sát thị trường, trước những diễn biến phức tạp về giá cả vật tư, nguyên liệu, hàng hoá, không bị động, nâng cao trách nhiệm của CBCNV trong quản lý, SX để giảm chi phí. Mặt khác trong hợp đồng đóng tàu với khách hàng, công ty cần tính toán đến yếu tố giá cả để xác định giá đầu ra hợp lý, có điều chỉnh phù hợp với giá cả thị trường + Rủi ro cạnh tranh: Hiện nay, trên cả nước có khoảng 60 công ty đóng tàu, trong đó có nhiều công ty thuộc Tổng Vinashin nên có máy móc thiết bị hiện đại, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, do đó Công ty sẽ gặp phải sự cạnh tranh từ những công ty này. Để hạn chế rủi ro, công ty phải thường xuyên tìm hiểu nhu cầu khách hàng, nắm bắt tình hình thị trường, quảng bá sản phẩm ra cả nước để có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tăng cường công tác tiếp thị thị trường, có chính sách thích hợp để duy trì và thu hút khách hàng. Ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh. Rủi ro về chính sách: Hiện tại ngành đóng tàu đang được nhà nước quan tâm, phát triển. Tuy nhiên công ty vẫn cần thường xuyên nắm bắt để có sự điều chỉnh hợp lý khi chính sách kinh tế có thể thay đổi. Rủi ro về tài chính: Ngân hàng sẽ thường xuyên kiểm tra tình hình kinh doanh, đôn đốc công ty trả nợ kịp thời, không để quay vòng, sử dụng tiền vay sang mục đích khác để hạn chế rủi ro này. Rủi ro ngoại hối: không có hoạt động XNK và hoạt động không liên quan đến ngoại tệ nên không có rủi ro này. * Nhận xét: - Về hồ sơ khách hàng: Hồ sơ pháp lý cũng như hồ sơ vay vốn của Công ty đầy đủ, hợp lệ. - Về hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua: Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong đóng tàu, luôn là đơn vị kinh doanh có lãi. - Về mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng với NHCT và các TCTD khác: là khách hàng truyền thống, có uy tín đối với Chi nhánh NHCTHBT trong nhiều năm qua, Công ty chưa để phát sinh nợ quá hạn, nợ gia hạn, luôn chủ động để trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng đầy đủ đúng hạn. - Về tính khả thi của dự án: dự án được tính toán trên cơ sở có số liệu của cơ quan chuyên môn về tư vấn và thiết kế của ngành đóng tàu, có sự phân tích thị trường và thực tế trong các năm qua, dự án mang tính khả thi, có lãi, có khả năng thực hiện. - Mức độ đảm bảo tiền vay: Cho vay không có bảo đảm tài sản, kết hợp bổ sung biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Công ty sẽ thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay sau khi công trình được nghiệm thu và quyết toán. Ngân hàng Công thương VN đã đồng ý phê duyệt giới hạn cho vay đối với dự án này là 7 tỷ đồng tại CV 3652/CV-NHCT6 ngày 23/7/2007. 1.3. Đánh giá tình hình thẩm định tài chính tại ngân hàng 1.3.1. Những thành tựu đạt được Trong những năm vừa qua hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng nói chung và công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng đã đạt được một số thành tựu nhất định. Hàng chục dự án đã được đưa vào triển khai, đem lại lợi ích không chỉ cho chủ đầu tư, cho ngân hàng mà còn đem lại những lợi ích lâu dài cho nền kinh tế và cho toàn xã hội. Những thành tựu của công tác thẩm định dự án đã góp phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Quy trình và nội dung thẩm định của dự án ngày càng hoàn thiện và đầy đủ. Ngày 18/12/2006 tổng giám đốc Ngân hàng công thương đã ra Quyết định về việc ban hành quy trình cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống ngân hàng công thương( mã số QT.05.01) quy định cụ thể về quy trình cho vay trong hệ thống ngân hàng công thư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3566.doc
Tài liệu liên quan