MỤC LỤC
Lời mở Đầu 1
CHƯƠNG 1 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH 2
1.1. Tổng quan về tình hình Công ty HAINDECO 2
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần phát triển công nghiệp - xây lắp và thương mại Hà Tĩnh 2
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của của công ty cổ phần phát triển công nghiệp - xây lắp và thương mại Hà Tĩnh 3
1.2. Năng lực của Công ty HAINDECO 4
1.2.1. Nguồn nhân lực của Công ty HAINDECO 4
1.2.2. Năng lực máy móc thiết bị, sản phẩm dịch vụ của Công ty HAINDECO 6
1.2.3. Năng lực tài chính của Công ty HAINDECO 7
1.2.4. Năng lực HSDT 9
1.2.5. Kinh nghiệm và thị trường của công ty HAINDECO 10
1.3. Thực trạng công tác tham dự thầu tại Công ty HAINDECO 13
1.3.1. Đặc điểm những gói thầu Công ty HAINDECO đã tham gia dự thầu 13
1.3.2. Quy trình tham gia dự thầu tại Công ty HAINDECO 14
1.3.3. Giai đoạn chuẩn bị dự thầu 17
1.3.4 Giai đoạn tham gia dự thầu 20
1.3.5 Giai đoạn sau đấu thầu 21
1.3.6. Nội dung cơ bản trong HSDT 24
1.3.7 Ví dụ về một HSDT của Công ty HAINDECO 26
1.4. Đánh giá hoạt động dự thầu tại Công ty HAINDECO 72
1.4.1. Những kết quả đã đạt được của Công ty HAINDECO 72
1.4.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong hoạt động dự thầu của Công ty HAINDECO 77
CHƯƠNG 2. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DỰ THẦU TẠI CÔNG TY HAINDECO TRONG THỜI GIAN TỚI 80
2.1. Nâng cao năng lực của công ty 80
2.1.1. Đầu tư nâng cao năng lực thiêt bị của công ty 80
2.1.2. Nâng cao năng lực tài chính của công ty 81
2.1.3. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực 83
2.2. Giải pháp cho quá trình tham gia dự thầu của công ty HAINDECO 84
2.2.1. Nâng cao khả năng nghiên cứu xác định cơ hội, xây dựng kế hoạch dự thầu 84
2.2.2. Giải pháp về mở rộng quan hệ liên danh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước 86
2.2.3. Nâng cao chất lượng HSDT 86
2.2.4. Đảm bảo chất lượng của việc thực hiện các gói thầu đã trúng 89
KẾT LUẬN 91
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác tham dự thầu tại công ty cổ phần phát triển công nghiệp - xây lắp và thương mại Hà Tĩnh. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên phần đã xây và tưới nước bảo dưỡng ít nhất 7 ngày đêm .
Trong quá trình thi công phải luôn luôn chú ý đến mặt phẳng của kết cấu.
Công tác xây đá tuân thủ theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho công trình và quy trình, quy phạm hiện hành.
Công tác kiểm tra chất lượng phải được coi trọng , cứ 250m3 xây phải kiểm tra mác vữa một lần tại phòng thí nghiệm hiện trường .
Sai số về kích thước móng +50mm.
Sai số các phần khác nằm trên móng +20mm
Sai số các vị trí so le các cạnh của viên đá xây là ±5mm
Sai số cao độ trên đỉnh khối xây ±40mm.
5. Công tác tháo dỡ ván khuôn:
+ Tháo dỡ ván khuôn:
Tháo dở ván khuôn chỉ được tiến hành sau khi bê tông đã đạt được cường độ cần thiết tương ứng với các chỉ dẫn dưới dây:
- Đối với ván khuôn thành đứng (Cột thành đứng của dầm...) không chịu lực do trọng lượng của kết cấu chỉ được phép tháo dở khi bê tông đạt cường độ đủ đảm bảo giữ được bề mặt và các gốc cạnh không bị nứt nẻ hoặc sạt lở. Cường độ bê tông đó là 25 daN/cm2 ( tức là 25 kg/ cm2). Thời gian đổ bê tông đạt cường độ 25 daN/cm2 tham khảo như sau:
Nhiệt độ trung bình hàng ngày (0C)
15
20
25
30
Thời gian tối thiểu để đạt 25 daN/cm2
2
1.5
1
1
- Đối với ván khuôn phải chịu tải trọng ( trọng lượng cốt thép và trọng lượng hỗn hợp bê tông mới đổ) Thì thời gian tháo dỡ ván khuôn phải dựa vào kết quả thí nghiệm cường độ bê tông. Trong trường hợp không có kết quả thí nghiệm thì có thể tham khoả thời gian tối thiểu quy định dưới đây:
Tên gọi kết cấu công trình
Cường độ đạt được để tháo dỡ ván khuôn
Nhiệt độ bình quân hàng ngày (0C)
15
20
25
30
Tấm đan có khẩu độ từ 2 m trở xuống
50%
7
6
5
4
Tấn đan, dầm có khẩu độ 2-8 m
70%
12
10
9
8
Tấn đan, dầm có khẩu độ >8 m
100%
30
25
24
20
- Đối với ván khuôn chịu tải trọng phải tháo ván khuôn thành đứng trước để xem xét chất lượng bê tông , nếu chất lượng bê tông qúa xấu , nứt rổ nhiều thì phải xử lý bê tông đạt yêu cầu mới được tháo ván khuôn.
- Tháo đà giáo chống đỡ và ván khuôn ở các kết cấu phức tạp, ở các vòm hay các đầm dài hơn 8 m phải tiến hành như sau:
+ Phải tháo dỡ từ trên xuống dưới từ các bộ phận thứ yếu trước rồi mới đến các bộ phận chủ yếu sau.
+ Trước khi tháo các cột chống phải tháo nêm hoặc hộp cát.
+ Trình tự tháo các cột chống và mức độ hạ dần các cột chống phải thực hiện theo chỉ dẫn trong thiết kế thi công.
5. Công tác trát:
+ Các mặt trát được vệ sinh sạch sẽ và tưới nước đủ độ ẩm, mặt trát được dùng bàn xoa thật phẳng và kiểm tra bằng thước tầm dài > 2,5m .
+ Các góc cạnh được dùng dây dọi kiểm tra độ phẳng đứng và ống bọt nước để kiểm tra độ nằm ngang .
+ Đối với các mặt trát cấu kiện bê tông phải bã 1 lớp xi măng nguyên chất để tăng độ dính, bám của vữa trát vào cấu kiện .
+ Phần riêng dành cho các công việc:
1. THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG
Thi công nền đường chủ yếu sử dụng bằng máy, kết hợp thủ công hoàn thiện các hạng mục.
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu tiến hành khôi phục tuyến, đo đạc và cố định vị trí tim đường, các mốc cao độ dọc tuyến và bố trí thêm các mốc phụ. Tiến hành bổ sung thêm các cọc chi tiết ở các vị trí đường cong, các vị trí đặc biệt, kiểm tra đối chiếu lại chiều dài tuyến. Việc thi công cần phải gắn với cao độ khống chế cuả các nút giao để đảm bảo sự êm thuận và mỹ quan của đường. Trong quá trình thi công và kiểm tra, nếu có sai khác so với hồ sơ thiết kế ban đầu sẽ được Nhà thầu ghi lại báo cáo đơn vị thiết kế và Chủ đầu tư phối hợp cùng giải quyết.
Để bảo quản các cọc mốc, cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu tiến hành dấu các cọc ra khỏi phạm vi thi công nền đường từ 10 đến 15m để sau này có thể dể dàng khôi phục lại các cọc ban đầu vào bất cứ lúc nào trong quá trình thi công.
Tiến hành xác định giới hạn của đường, lên khuôn đường dựa vào cọc tim và hồ sơ thiết kế để đánh dấu mép nền đường ở các vị trí chân ta luy nền đắp, đào để định hình nền đường, mép nền đường được đánh dấu trên thực địa bằng các cọc gỗ. Việc lên ga định vị nền đường đầu cống tiến hành đồng thời với việc định vị cống để đảm bảo độ chính xác.
a. Thi công nền đường đắp:
Dọn sạch mặt bằng thi công: Dùng máy ủi, máy xúc kết hợp với thủ công tiến hành dọn sạch rác, hữu có, đào bỏ lớp đất yếu, sau đó tuỳ thuộc vào chiều cao đào đắp tại từng trắc ngang, Nhà thầu thi công tiến hành đánh cấp mái đất nền đường cũ, dùng máy xúc xúc lên ô tô vận chuyển đổ đi đúng nơi quy định.
Vật liệu đất trước khi đưa vào sử dụng đắp sẽ được cán bộ KCS của Nhà thầu tiến hành thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn, để xác định các chỉ tiêu độ ẩm, và dung trọng khô lớn nhất làm cơ sở cho việc kiểm tra độ chặt.
Đất đắp được khai thác chọn lọc bằng máy xúc lượng đất tận dụng khối lượng đất đào, dùng ô tô vận chuyển đổ thành từng đống tại nền đường đắp cự ly giữa các đống đất được tính toán sao cho không tạo thành các khoảng trống khi san. Dùng máy ủi san đất thành từng lớp dày 20 - 25cm, dùng máy ủi vừa san vừa đầm sơ bộ sau đó tiến hành dùng lu rung lu lèn đảm bảo độ chặt yêu cầu K > 95. Trong quá trình thi công vừa đầm lèn, vừa tưới nước để đảm bảo độ ẩm tốt nhất. Sau khi thi công xong một lớp, cán bộ KCS của Nhà thầu sẽ tiến hành làm thí nghiệm xác định độ chặt nếu đạt độ chặt K95 được kỹ sư tư vấn giám sát cho phép thì mới thi công lớp tiếp theo.
Công nghệ lu lèn đựơc thực hiện như sau: Dùng máy ủi vừa san vừa đầm sơ bộ thành từng lớp đất dày từ 20- 25cm với độ dốc từ tim đường ra mép 2%. Dùng xe téc tưới nước bổ sung đảm bảo độ ẩm tốt nhất và tiến hành lu lèn, lu theo sơ đồ con thoi, vệt lu sau phải đè lên vệt lu trước 20cm và lượt đi đầu tiên cách mép đường 0,5m. Việc lu lèn chỉ được kết thúc khi kết quả kiểm tra độ chặt thực tế do cán bộ KCS của Nhà thầu thực hiện đạt yêu cầu.
Để đảm bảo độ chặt tại phần mép ta luy nền đắp thì phải tiến hành đắp ép dư mỗi bên ta luy 0,5m sau khi hoàn thiện phần đắp đất nền đường thì tiến hành gọt bỏ.
Khi dùng lu, để đầm thì vệt đầm sau phải đầm lên vệt trước 20cm, bánh đầm phải lu sát mép đường theo kích thước thiết kế. Nếu những đoạn nền đường đắp máy không thể ra được thì phải đầm bằng thủ công.
Nơi đắp cạp, chiều rộng nhỏ thì phải đánh cấp đủ rộng để phù hợp với thiết bị đầm, phải đầm kỹ mặt cấp và giáp thành đỉnh của cấp.
Khi san các lớp đắp, cần phải chú ý không được đắp trùng phần tiếp giáp của 2 lớp đắp ở mối nối ngang và dọc mà phải bố trí so le giữa 2 lớp đắp.
Tại các vị trí hai bên cống cũng như những vị trí có địa bàn thi công chật hẹp thì phải dùng đầm cóc để đảm bảo độ chặt theo yêu cầu thiết kế.
Công tác hoàn thiện nền đắp: Được triển khai khi nền đường đắp đã cơ bản đạt được các yêu cầu về độ chặt, cao độ, kích thước hình học. Để đảm bảo về độ bằng phẳng và mui luyện, dùng máy san tự hành gọt sửa, đồng thời dùng nhân lực gọt lớp đất đắp ép dư, sửa mái ta luy, vỗ đầm mái dốc đảm bảo độ dốc mái ta luy1/1.5
2. Thi công nền đường đào:
Nhà thầu chọn giải pháp thi công cơ giới kết hợp thủ công:
Dùng máy ủi, máy xúc tiến hành đào đất nền đến cao độ thiết kế, dùng xe ô tô vận chuyển đất đào không sử dụng được để đắp đến đổ đúng nơi quy định. Các vật liệu đào từ nền đường cũ khi thí nghiệm đảm bảo dùng được để đắp được kỹ sư Tư vấn giám sát chấp thuận thì được vận chuyển sang phần nền đắp ngay. Tiến hành đào cắt tầng theo từng lớp. Sau khi đào xong khối lượng cơ bản bằng máy, tiến hành san sửa mái ta luy nền đào bằng thủ công cho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thiết kế.
Tại những nơi chiều sâu, đào lớn việc tiến hành đào đất được thực hiện lần lượt từng bên, độ chênh cao giữa 2 bên không quá 20cm. Khi kết thúc ngày làm việc, phải đảm bảo thuận tiện cho việc giao thông đi lại và đảm bảo an toàn giao thông khi thi công.
Việc đào đất nền đường được kết hợp với đào rãnh dọc 2 bên để đảm bảo thoát nước khi trời mưa.
Sau khi tiến hành đào đất đến cao độ thiết kế, tiến hành lấy mẫu thí nghiệm của đất nguyên thổ xác định các chỉ tiêu về độ ẩm, độ chặt của đất. Trường hợp khi đào nền đến cao độ thiết kế mà gặp phải lớp đất yếu, Nhà thầu sẽ báo cáo kỹ sư Tư vấn giám sát để quyết định việc đào bỏ lớp đất yếu và thay bỏ bằng lớp đất mới, lu lèn chặt đảm bảo độ chặt yêu cầu.
Mái ta luy nền đường đào khi thi công phải đảm bảo ngay độ dốc 1/1 để tránh tình trạng sụt lở.
Thi công thí điểm:
Công nghệ thi công đại trà đắp đất, đào đất được xác định sau khi tiến hành làm thí điểm 1 đoạn 50m. Công việc này đặc biệt quan trọng vì nó quyết định toàn bộ công nghệ thi công của phần đào, đắp đất nền đường.
Trình tự tiến hành như sau:
+ Vật liệu đất dùng để đắp được lấy từ các mỏ đất đã được xác định có các chỉ tiêu cơ lý phù hợp, được kỹ sư Tư vấn giám sát chấp nhận thì mới được dùng cho thi công.
Để có được công nghệ đầm lèn thích hợp, chính xác, trước khi thi công đại trà căn cứ vào số lượng, chủng loại máy móc hiện có, Nhà thầu tiến hành đầm thí điểm nhằm xác định chủng loại lu, độ ẩm hợp lý tương ứng của vật liệu, trình tự số lần lu lèn của các thiết bị đầm và chiều dày của lớp đầm để công tác đầm lèn đạt độ chặt yêu cầu và hiệu quả cao nhất.
Việc đầm thí điểm được tiến hành cho đến khi Nhà thầu và kỹ sư Tư vấn giám sát đạt được thoả thuận cần thiết về chủng loại lu, trình tự lu, số lần lu lèn và chiều dày mỗi lớp cũng như giới hạn độ ẩm của vật liệu để đạt được độ chặt yêu cầu. Các số liệu này làm cơ sở để Nhà thầu tiến hành thi công đại trà.
Biện pháp đảm bảo chất lượng:
Thi công theo đúng quy trình quy phạm hiện hành.
Cắm cọc, lên ga theo từng mặt cắt chi tiết đảm bảo kích thước hình dọc theo thiết kế.
Tại vị trí nền cũ đất yếu, tiến hành đào bỏ thay thế bằng lớp đất khác, lu lèn đạt độ chặt K95 mới thi công tiếp.
Đất đắp phải được lấy mẫu để làm thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý. Vật liệu đắp phải có độ ẩm tự nhiên thích hợp nếu quá khô thì phải tưới nước, nếu quá ẩm thì phải cày xới phơi khô trước khi đầm lèn.
Tiến hành đắp ép dư 50cm hai bên ta luy để đảm bảo độ chặt vai đường, mái ta luy khi đắp. Thi công xong tiến hành gọt sửa mái ta luy.
Tiến hành đắp thí nghiệm một đoạn xác định độ ẩm tốt nhất của vật liệu, xác định số lượt đầm lèn thích hợp từ đó xác định được công nghệ đầm lèn thống nhất với kỹ sư tư vấn để thi công đại trà.
Sau khi thi công xong mỗi lớp đất đắp, kiểm tra độ chặt bằng phương pháp đốt cồn, hoặc phương pháp phễu rót cát, phao Côlivaep tại hiện trường, đạt độ chặt K > 0,95 được kỹ sư Tư vấn giám sát chấp nhận thì mới thi công lớp tiếp theo.
Khi thi công xong phần đào, đắp đất nền đường cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu sẽ cùng với Tư vấn giám sát và cán bộ của đơn vị thí nghiệm chuyên ngành tiến hành lấy mẫu để kiểm tra độ chặt nền đường. Khi có kết quả thí nghiệm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế và được hội đồng nhất trí nghiệm thu phần nền đường mới tiếp tục chuyển giai đoạn thi công.
3. Công tác tạo khuôn đường:
Tiến hành căng dây đóng cọc khôi phục lại tim đường, xác định khuôn đường toàn tuyến. Tiến hành kiểm tra lại các yếu tố hình học của mặt đường.
Lưu ý khi đào đến gần cao độ thiết kế đối với nền đào thì cho lu lèn loại nhẹ lu qua 2 -3 lần/điểm. Sau đó, tiếp tục sửa lại cho đúng cao độ thiết kế và đúng mui luyện lòng đường. Yêu cầu đối với lòng đường sau khi làm xong phải bằng phẳng, không được lồi lõm gây đọng nước sau này. Phải đảm bảo đúng chiều rộng của lòng đường và hai thành vững chắc. Đặc biệt lưu ý vấn đề thoát nước cho lòng đường. Trong khi thi công, để đảm bảo cho nước mưa và nước tưới trong các giai đoạn lu lèn có thể thoát ra khỏi lòng đường, phải làm rãnh ngang ở 2 bên lề đường. Rãnh ngang rộng 30cm và sâu bằng chiều sâu của lòng đường, với độ dốc ngang 5%. Rãnh ngang bố trí so le nhau trên 2 lề đường và cách nhau 15m ở một bên lề. Sau khi thi công xong mặt đường, các rãnh ngang này phải được đắp lại cẩn thận.
Dùng lu 8,5 tấn lu từ mép đường vào giữa, lu 8 lần/điểm. Tốc độ máy lu 2km/giờ.
Yêu cầu đối với công tác tạo hình khuôn đường phải bằng phẳng đúng độ mui luyện và độ dốc thiết kế.
Kiểm tra độ mui luyện bằng mẫu khuôn. Kiểm tra cao độ bằng máy thuỷ bình.
Cho tiến hành làm lớp mặt đường cấp phối để tránh khuôn đường bị hư hỏng do giao thông.
Khuôn đường sau khi được đầm lèn đủ tiêu chuẩn độ chặt yêu cầu, đúng bình đồ, cao độ và độ dốc ngang theo đúng thiết kế thì tiến hành nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công.
2. THI CÔNG MÓNG,MẶT ĐƯỜNG :
Dây chuyền thi công móng, mặt đường được tiến hành sau dây chuyền thi công nền đường nghiệm thu chuyển giai đoạn.
Tổ chức 2 mũi thi công mặt đường :
- Mũi 1 : Thi công từ Km0 + 00 đến Km0 + 600
- Mũi 2 : Thi công theo hướng ngược lại tức là từ Km1 + 210 về Km0 + 600
Trình tự, kỹ thuật và tổ chức thi công mặt như sau :
Sau khi nền đường đã được TVGS, Tư vấn thiết kế, Chủ đầu tư kiểm tra nghiệm thu đầy đủ và đã được chấp thuận bằng văn bản nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công thì tiến hành thi công móng đường bằng đá dăm nước14cm.
- Định vị khuôn đường, giằng dây, đóng cọc, dùng nhân lực + máy san hoàn thiện khuôn đường đúng thiết kế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật . Khuôn đường sau khi hoàn thiện phải đạt các yêu cầu kỹ thuật như : bề rộng khuôn B = 3,50m, độ chặt K >=95, độ dốc ngang im = 3%, dốc dọc...
- Khi khuôn đường được hoàn thiện thì tiến hành trồng đá vĩa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật .
+ Thi công lớp móng đường bằng đá dăm nước 14cm.:
Theo thiết kế lớp móng có chiều dày 14cm . Vì vậy, được nhà thầu thi công bằng 1 lớp.
Vật liệu đá dăm vận chuyển về phải được đổ thành từng đống, đổ về 1 phía, không đổ lộn xộn bừa bãi gây ắch tắc giao thông . Khoảng cách giữa các đống vật liệu được xác định như sau :
S
L = .......................
3,5 x 0.1 x 1.3
Ghi chú :
- L là khoảng cách giữa các đồng vật liệu cần đổ
- S là khối lượng thể tích của mỗi xe ô tô tự đổ
- 3,5 là chiều rộng mặt đường ( Bm ). Nếu gặp những lý trình có đường cong thì Bm = 3.5+w Trong đó w là độ mở rộng của đường cong.
- 0. 1 là chiều dày mỗi lớp rãi móng
- 1,3 Là hệ số lèn ép
Dùng máy san kết hợp với thủ công ra rãi đá . Kiểm tra lại kích thước hình học của lớp móng cần rải như chiều dày, độ dốc dọc, dốc ngang, mui luyện, siêu cao...
+ Lu lèn móng đường :
Dùng lu nhẹ 6 – 8 tấn lu sơ bộ 3 – 4 lượt /điểm, tốc độ lu 1,5 –2km/h
Sau đó dùng lu 8 – 10 tấn lu 10 –12 lượt /điểm, tốc độ lu 2 –3km/h
Tổng số công lu đạt 1,86ca/100m2
Diện thi công 100 – 150m
Công việc bù phụ kiểm tra trắc ngang, trắc dọc phải đảm bảo đúng quy trình thi công móng đường .
+ Thi công lớp mặt đường đá 4*6 dày 8cm và láng nhựa tiêu chuẩn nhựa 4,5kg/m2 dày 3,5cm : Việc thi công hai hạng mục công việc này phải kết hợp chặt chẽ, đồng thời theo trình tự thi công mặt đường đá 4*6 dày 8cm với diện thi công từ 150m - 200m sau đó đồng thời láng nhựa tiêu chuẩn nhựa 4,5kg/m2 dày 3,5cm.
Sau khi hoàn thiện lớp móng được tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu bằng văn bản thì mới tiến hành thi công lớp mặt đường đá dăm 4*6 dày 8cm và láng nhựa tiêu chuẩn 4,5kg/m2 dày 3,5cm .
- Thi công lớp mặt đường đá 4x6 chèn đá dăm dày 8cm
* Chuẩn bị vật liệu:
Khối lượng đá dăm phải được tính toán đầy đủ với hệ số lèn ép là 1.3.
Tập kết đá thành các đống ở một bên đường (Phải chú ý nhiệm vụ đảm bảo giao thông, không đổ đá bừa bãi gây tắc xe).
* Ra vật liệu:
Ra đá bằng thủ công, yêu cầu ra đá phải đảm bảo đúng chiều dày thiết kế và độ dốc ngang của mặt đường. Trong lúc ra phải dùng con lắc và thường xuyên kiểm tra bằng máy cao đạc. Khi ra đá phải chừa lại 5-10% lượng đá để bù phụ trong quá trình thi công nếu kiểm tra bằng máy cao đạc phát hiện những chỗ thiếu đá.
* Lu lèn đường:
Yêu cầu của việc lu lèn mặt đường là đạt được độ chặt của mặt đường để mặt đường có đủ cường độ thiết kế. Độ chặt của mặt đường có thể đạt được nếu quá trình lu lèn đạt được đủ công lu quy định.
Công thức để kiểm tra công lu đã thực hiện:
T = PD/CL (1km/m3)
Trong đó: T = Công lu đạt được ( Tkm/m3).
P = Trọng lượng xe lu (tấn)
D = Tổng chiều dài xe lu đi trên đoạn đường đang lu lèn (km)
C = Diện tích mặt cắt ngang lớp đá khi chưa lèn ép (m2)
L = Chiều dài đoạn rải (m)
Khi lu phải lu từ mép đường vào tim đường, vệt lu sau đè lên vệt lu trước ít nhất là 20cm. Vệt lu ở mép mặt đường phải lấn ra lề đường 20-30cm. Lu trên đường cong phải theo thứ tự từ bụng lên lưng đường cong (lu từ phía thấp trước lên dần phía cao). Lu phải đảm bảo độ chặt đồng đều trên toàn bộ mặt đường, tránh tình trạng có những chỗ bánh xe lu không lăn tới.
+ Quy định về các giai đoạn lu lèn: Cần hết sức tránh làm vỡ đá nhiều, vì vậy phải dùng lần lượt từ lu nhẹ, lu vừa đến lu nặng và tốc độ xe lu từ chậm đến nhanh.
Giai đoạn 1: Lèn xếp:
Yêu cầu của giai đoạn này là lèn ép lớp đá dăm tạm ổn định, giảm bớt tốc độ rỗng, đá ở trước bánh lu ít xê dịch, gợn sóng. Trong giai đoạn này dùng lu nhẹ 5-6 tấn(áp lực bánh lu 30-45kg/cm) tốc độ lu tối đa không quá 1.5km/h. Công lu đạt 10-15% công lu yêu cầu. Trong giai đoạn này phải tiến hành xong việc bù đá vào những chỗ thiếu để lớp đá đạt về căn bản độ dốc ngang mặt đường yêu cầu.
Giai đoạn 2: Lèn chặt
Yêu cầu chính trong giai đoạn này là làm cho các hòn đá chèn chặt vào nhau, tiếp tục làm giảm kẽ hở giữa các hòn đá, đồng thời một phần đá mạt, bột đá hình thành do quá trình vỡ hạt khi lu lèn sẽ chèn chặt vào các kẽ hở của đá. Trong quá trình lu phải theo dõi mặt đá và kịp thời rải đá chèn để lấp kín các kẽ hở làm cho mặt đường chóng chặt. Dùng lu 8-10 tấn(có áp lực 50-70kg/cm) công lu đạt 76-65% công lu yêu cầu trong 3-4 lượt lu đầu tiên của giai đoạn lèn chặt, tốc độ lu không quá 2km/h. Từ lượt lu thứ 5 có thể tăng tốc độ lu tới 3 km/h là tối đa, nhưng không được xảy ra vỡ đá.
Phải căn cứ vào việc theo dõi công lu đã được mà quyết định kết thúc đúng lúc giai đoạn 2. Việc quyết định đúng lúc giai đoạn 2 rất quan trọng. Nếu kết thúc quá sớm, độ lèn không đủ, mặt đường không chặt. Nếu kéo dài thời gian lu lèn không có vật liệu chèn có thể làm cho đá vỡ vụn nhiều, tròn cạnh, khó móc vào nhau, mặt đường không ổn định nữa.
Dấu hiệu cho biết có thể kết thúc giai đoạn 2 là bánh xe lu không hằn vết trên mặt đá.
Kiểm tra:
- Kiểm tra chiều rộng mặt đường, kiểm tra 10 mặt cắt ngang trên 1km.
- Kiểm tra chiều dày mặt đường, kiểm tra 3 mặt cắt ngang trên 1 km, ở mỗi mặt cắt ngang kiểm tra 3 điểm tim đường và ở hai bên cách mép mặt đường 1m.
- Kiểm tra cường độ mặt đường bằng phương pháp ép tĩnh hoặc bằng chuỳ rơi chấn động.
Quy định các sai số cho phép:
- Sai số cho phép về chiều rộng mặt đường ± 10cm.
- Sai số cho phép về chiều dày mặt đường ± 10% nhưng không được lớn hơn 20mm.
- Mô đun đàn hồi phải ³ mô đun đàn hồi thiết kế.
- Thi công lớp láng nhựa 3 lớp dày 3.5cm, tiêu chuẩn 4.5kg/m2.
* Một số yêu cầu:
Thi công lớp láng nhựa 3 lớp dưới hình thức nhựa nóng yêu cầu phải đảm bảo dính bám tốt với lớp mặt đường, không bong bật, không bị dồn làn sóng, không chảy nhựa khi trời nóng. Có tác dụng làm lớp bảo vệ không để nước thấm xuống các lớp phía dưới làm hư hỏng mặt đường đồng thời nâng cao độ bằng phẳng, độ ma sát và độ chống mài mòn.
Láng nhựa dưới hình thức nhựa nóng chỉ được thi công khi thời tiết nắng ráo, mặt đá không nhìn thấy vết ẩm, nhiệt độ không khí ³ 15o C.
Yêu cầu chất lượng vật liệu đá:
+ Đá phải được xay ra từ đá tảng, đá núi. Các chỉ tiêu cơ lý của đá xay phải thoả mãn các thông số sau :
Cường độ nén ³ 800daN/cm2
Độ hao mòn Los Angeles £ 30%.
Độ dính bám của đá với nhựa phải đạt yêu cầu.
Viên đá phải có dạng hình khối, sắc cạnh.
Lượng hạt thoi dẹt không quá 5% khối lượng (thí nghiệm theo TCVN 1772-87)
Lượng hạt mềm và phong hoá £ 3% khối lượng(thí nghiệm theo TCVN 1772-87)
Đá phải khô ráo và sạch, hàm lượng bụi sét trong đá không vượt quá 1% khối lượng; lượng sét dưới dạng vón hòn không quá 0.25% khối lượng (thí nghiệm theo TCVN 1772-87)
+ Nhựa đường dùng loại nhựa đặc gốc dầu mỏ, phải thoả mãn:
Độ kim lún ở 25oC từ 40-90 (1/10mm)
Độ kéo dài ở 25oC >40cm.
Nhiệt độ mềm từ 40-60 oC.
Nhiệt độ bắt lửa 210-220 oC.
Nhựa phải sạch cỏ rác, không lẫn đất đá.
Trước khi sử dụng nhựa phải kiểm tra hồ sơ về các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa và phải lấy mẫu thí nghiệm lại theo quy trình 22 TCN 231-96 và thí nghiệm theo 22 TCN 63-84.
Lượng đá và lượng nhựa được quy định theo thứ tự rải:
Lần thứ nhất: Lượng nhựa 1.9kg/m2, đá 16-20mm là 18-20 lít.
Lần thưa hai: Lượng nhựa 1.5kg/m2, đá 10-16mm là 14-16 lít.
Lần thứ 3: Lượng nhựa 1.1kg/m2, đá 5-10mm là 9-11 lít.
Để chính xác hoá lượng đá và để kiểm tra sự hoạt động của thiết bị máy móc, sự phối hợp giữa các khâu tưới nhựa, rải đá, lu lèn, trước khi công đại trà cần tiến hành thi công thử một đoạn tối thiểu 100m để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.
* Công tác chuẩn bị:
Trước khi láng nhựa, lớp mặt đá 4x6 chèn chặt đá dăm được lu lèn đến giai đoạn 3 và phải được nghiệm thu theo quy định.
Chuẩn bị xe máy thiết bị thi công gồm xe phun tưới nhựa hoặc nấu nhựa, thiết bị tưới nhựa cầm tay dung tích 10 lít, thiết bị rải đá lắp vào ô tô hoặc xe cải tiến chở đá, dụng cụ ra đá; lu bánh sắt 6-8 tấn và ba-rie chắn đường, biển báo...
* Thi công lớp láng nhựa:
Nhựa đặc 60/70 được đun nóng đến 1600C và không được quá 1800C, nhựa đun đến đâu dùng hết ngay đến đó, không cho phép nhựa thừa để sang ngày hôm sau đun lại. Thời gian đun nhựa không kéo dài quá 3 giờ để giữ cho các dầu nhẹ trong nhựa khỏi bị bốc hơi mất đi làm cho nhựa giảm đàn hồi khi rải ra mặt đường.
Phun nhựa ra mặt đường phải đều, kín mặt, lượng nhựa phun ra mặt đường trên 1m2 phải phù hợp với định mức, sai lệch cho phép là 5%. Những đoạn có độ dốc dọc >4% thì phun nhựa từ dưới dốc lên để nhựa khỏi chảy dồn xuống.
Thi công các lớp láng nhựa cần phải tưới nhựa so le các mối nối ngang và dọc của lớp trên và lớp dưới.
Vật liệu đá các cỡ phải được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng trước khi tưới nhựa. Đá nhỏ phải được rải đều khắp trên phần mặt đường đã phun tưới nhựa nóng. Trong một lượt rải các viên đá phải được nằm sát nhau, che kín mặt nhựa nhưng không nằm chồng lên nhau. Việc bù phụ đá ở những chỗ thiếu, quét bỏ những chỗ thừa và những viên đá nằm chồng lên nhau phải tiến hành ngay trong lúc rải đá và kết thúc trong các lượt lu lèn đầu tiên.
Lu lèn dùng lu bánh hơi có tải trọng mỗi bánh từ 1.5-2.5 tấn, bề rộng lu ít nhất 1.5m, lu lèn ngay sau mỗi lượt rải đá. Tốc độ lu trong 2 lượt đầu là 3km/h, trong các lượt sau tăng dần lên 10km/h. Tổng số lượt lu là 6 lần qua 1 điểm hoặc dùng lu bánh sắt 6-8 tấn, tốc độ các lượt lu đầu là 2km/h sau tăng dần lên 5km/h; tổng số lượt lu là 6-8 lần qua một điểm. Khi có hiện tượng vỡ đá thì phải dừng lại. Xe lu đi từ mép vào giữa và vệt lu phải chồng lên nhau ít nhất là 20cm, phải giữ bánh xe lu luôn khô và sạch.
Mặt đường láng nhựa sau khi thi công xong có thể cho thông xe ngay. Trong 2 ngày đầu cần hạn chế tốc độ xe không quá 10km/h. Điều chỉnh cho các xe ô tô chạy đều khắp trên mặt đường đồng thời hạn chế tốc độ xe. Bảo dưỡng trong 15 ngày để quét các viên đá rời rạc bị bắn ra lề khi xe chạy, sửa các chỗ lồi lõm cục bộ, những chỗ thừa nhựa thiếu đá hoặc ngược lại.
*Trình tự thi công láng nhựa 3 lớp trên mặt đường:
- Căng dây, đặt cọc dấu phạm vi thi công láng nhựa.
+Láng nhựa lớp 1:
Phun tưới nhựa lớp 1 với lượng nhựa 1.9kg/m2.
Rải ngay đá có kích cỡ 16-20mm với lượng 18-20 lít/m2.
Lu lèn ngay bằng lu bánh hơi có tải trọng mỗi bánh từ 1.2 - 2.5 tấn hoặc bằng lu bánh sắt 6-8 tấn lu với tốc độ 3km/h, lu 6-8 lượt/điểm.
+ Láng nhựa lớp 2:
Phun tưới nhựa lớp 1 với lượng nhựa 1.5kg/m2.
Rải ngay đá có kích cỡ 10-16mm với lượng 14-16 lít/m2.
Lu lèn ngay bằng lu bánh hơi có tải trọng mỗi bánh từ 1.2 - 2.5 tấn hoặc bằng lu bánh sắt 6-8 tấn lu với tốc độ 10km/h, lu 6-8 lượt/điểm.
+ Láng nhựa lớp 3:
Phun tưới nhựa lớp 1 với lượng nhựa 1.1kg/m2.
Rải ngay đá có kích cỡ 5-10mm với lượng 9-11 lít/m2.
Lu lèn ngay bằng lu bánh hơi có tải trọng mỗi bánh từ 1.2 - 2.5 tấn hoặc bằng lu bánh sắt 6-8 tấn lu với tốc độ 10km/h, lu 6-8 lượt/điểm.
+ Bảo dưỡng mặt đường trong 15 ngày.
* Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu:
Việc giám sát kiểm tra được tiến hành thường xuyên trong quá trình thi công bao gồm:
Kiểm tra lại cao độ và kích thước hình học của mặt đường.
Kiểm tra độ bằng phẳng của mặt đường bằng thước 3m.
Kiểm tra lượng nhựa, lượng đá thi công.
Sau khi thi công xong phần mặt đường, tiến hành hoàn thiện lề đường và trồng cọc tiêu, biển báo, tường bảo vệ...
* Bảo dưỡng và hoàn thiện mặt đường:
Trong thời gian bảo dưỡng (khoảng 15 ngày) Nhà thầu sử dụng nhân công điều tiết cho xe chạy tốc độ chậm, đều trên khắp phần mặt đường, quét vun lượng đá mạt bi văng ra ngoài.
* Khi thi công cần chú ý tới việc an toàn lao động và đảm bảo giao thông : Công nhân phải được trang bị : Mũ, găng tay, ủng, giầy, kính bảo vệ mắt, khẩu trang phòng độc. Trong quá trình thi công phải đảm bảo giao thông qua lại của các phương tiện tham gia giao thông.
Sơ đồ lu lèn móng mặt đường như sau
Sơ đồ lu lèn móng + mặt đường ( trên đường thẳng )
Máy lu số 1
1
2
5
4
3
Máy lu số 2
Sơ đồ lu lèn móng+ mặt ( Trong đường cong )
Quá trình thi công và nghiệm thu hạng mục lớp mặt đường đá dăm 4*6 dày 8cm và láng nhựa nhựa tiêu chuẩn 4,5kg/m2 dày 3,5cm được nhà thầu tuân thủ quy trình thi công và nghiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21897.doc