MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 8
1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 8
1.2. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 10
1.3. HỆ THỐNG THANH TRA NHÀ NƯỚC 12
1.3.1. Vị trí, vai trò của thanh tra Nhà nước 12
1.3.2. Hệ thống thanh tra Nhà nước 13
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra Nhà nước 14
1.4. HỆ THỐNG THANH TRA ĐẤT ĐAI 15
1.4.1. Vị trí, vai trò của hệ thống thanh tra đất đai 15
1.4.2. Hệ thống tổ chức của thanh tra đất đai 15
1.4.3. Chức năng nhiệm vụ của thanh tra đất đai 16
1.4.4. Đối tượng, nội dung, quy trình của thanh tra đất đai 16
1.5. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI 18
1.5.1. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai 19
1.5.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai 19
1.5.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo 21
1.5.4. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai 23
1.5.5. Những hình thức tranh chấp và khiếu nại đất đai thường gặp 26
CHƯƠNG 2 . THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN KIẾN AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG . 26
2.1. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG NHỮNG NĂM QUA 29
2.1.1. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý và sử dụng đất 30
2.1.2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai 32
2.2. CÔNG TÁC THANH TRA ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN KIẾN AN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG NHỮNG NĂM QUA 33
2.2.1. Kết quả thanh tra các cơ quan quản lý Nhà nước 34
2.2.2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật của các chủ sử dụng đất 48
2.3. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA QUẬN KIẾN AN TRONG NHỮNG NĂM QUA 58
2.3.1. Giải quyết khiếu nại 58
2.3.2. Giải quyết tố cáo 62
2.3.3. Giải quyết tranh chấp đất đai 63
2.4. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHÂP ĐẤT ĐAI 67
CHƯƠNG 3 70
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 70
3.1. KẾT LUẬN 70
3.2. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2859 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Kiến An – thành phố Hải Phòng những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành lập nhiều tổ công tác liên ngành để kiểm tra, xem xét, xử lý các sai phạm trong công tác giao đất và triển khai dự án giao đất làm nhà ở cho công dân tại khu Quán Nam, phường Dư Hàng Kênh thuộc địa bàn quận Lê Chân. Ngoài ra các đoàn công tác cũng rà soát lại quy hoạch sử dụng đất và toàn bộ các dự án giao đất cho các doanh nghiệp kinh doanh phát triển nhà, thuê đất sản xuất kinh doanh cho công dân làm nhà ở và tái định cư.
Theo báo cáo tổng kết của thanh tra thành phố Hải Phòng thì những năm gần đây toàn thành phố đã kiểm tra, thanh tra 982 tổ chức, đơn vị sử dụng đất và 12.398 hộ gia đình cá nhân.
Qua thanh tra, kiểm tra đã đạt được một số kết quả như sau:
- Giao đất trái thẩm quyền: toàn thành phố có 382 trường hợp vi phạm do các xã, phường, thị trấn giao đất trái thẩm quyền cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Cho thuê đất trái thẩm quyền: 267 trường hợp
- Lấn chiếm đất đai: có 54 tổ chức, 382 hộ gia đình cá nhân vi phạm
- Sử dụng đất sai mục đích có 214 hộ gia đình và 96 tổ chức vi phạm
- Mua bán, chuyển nhượng trái thẩm quyền có 426 trường hợp là hộ gia đình cá nhân vi phạm với diện tích 645.426 m2
Công tác thanh tra đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm trong quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền địa phương mà phổ biến là: giao đất trái thẩm quyền, không theo quy hoạch; thu tiền sử dụng đất không theo quy định; tiền sử dụng đất không ke khai và không nộp vào Ngân sách Nhà nước hoặc sử dụng đất tuỳ tiện, trái mục đích được giao, lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng đất đai trái pháp luật, lợi dụng việc bán tài sản để bán đất. Qua thanh tra các đoàn thanh tra chuyên ngành, liên ngành đã chấn chỉnh kịp thời công tác quản lý, xử lý vi phạm của các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân sử dụng đất góp phần đưa công tác quản lý Nhà nước đi vào nề nếp.
Đồng thời chính quyền cơ sở ở các quận, huyện và thị xã trong địa bàn thành phố cũng đã tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo đơn thư, vụ việc để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất.
2.1.2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hải Phòng đã tổ chức thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai, nhà ở theo đúng quy định của Luật khiếu nại và tố cáo theo Nghị định số 67/CP ngày 07/08/1999 của Chính Phủ và Chỉ thị số 9/CT-TƯ ngày 06/03/2002 của Ban Bí thư chấp hành Trung ương. Đã giả quyết dứt điểm một số vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài, tham mưu cho UBND thành phố Hải Phòng trả lời nhiều đơn thư kiến nghị đáp ứng nguyện vọng của nhân dân về đất đai, nhà ở góp phần ổn định tình hình chính trị tại địa phương.
Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hải Phòng cũng như các phòng Tài nguyên ở cấp cơ sở thường xuyên duy trì công tác tiếp dân đến khiếu kiện về đất đai, nhà ở. Trong giai đoạn 2000 – 2007 Sở Tài Nguyên và Môi Trường đã tiếp nhận nhiều lượt công dân đến kiến nghị, khiếu kiện về đất đai trong đó có nhiều vụ việc mang tính chất phức tạp, khiếu kiện đông người. Tổng số đơn thư mà các quận huyện và Sở Tài Nguyên và Môi Trường đã tiếp nhận là 4605 đơn thư khiếu nại, tố cáo và 2865 vụ tranh chấp đất đai. Trong tổng số 4605 đơn thư khiếu nại, tố cáo thì có 4189 đơn thư khiếu nại và 416 đơn tố cáo.
Khiếu nại:
Các quận huyện 3972 đơn
Sở Tài Nguyên và Môi Trường giải quyết 435 đơn thư
Đề nghị UBND thành phố giải quyết 198 đơn
Tố cáo:
Sở Tài Nguyên và Môi Trường đã giải quyết và kiến nghị lên UBND thành phố giải quyết 416 đơn thư tố cáo. Trong đó: 224 đơn thư tố cáo cán bộ cấp xã và 192 đơn thư tố cáo cán bộ các cấp vi phạm pháp luật đất đai, lợi dụng chức quyền.
Tranh chấp đất đai:
Trong tổng số 2865 vụ tranh chấp đất đai thì có 2437 vụ do các quận, huyện giải quyết và toà án giải quyết 331 vụ do toà án giải quyết, còn 97 vụ do Sở Tài Nguyên và Môi Trường và UBND thành phố giải quyết.
2.2. CÔNG TÁC THANH TRA ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN KIẾN AN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
Quận Kiến An đã trải qua nhiều thay đổi về mô hình hành chính từ một thị xã thuộc tỉnh Kiến An cũ sát nhập với thành phố Hải Phòng để trở thành quận Kiến An, sau đó chia tách thành thị xã Kiến An, năm 1994 chuyển đổi thành quận Kiến An. Quá trình chia tách thay đổi địa giới hành chính đó, đã để lại nhiều tồn tại trong quá trình quản lý hành chính của Quận Kiến An, nhất là trong vấn đề quản lý đất đai nhất là trong thời điểm chuyển đổi từ thị xã lên quận. Sự chồng chéo, bất hợp lý và những vướng mắc do lịch sử để lại trong công tác quản lý đất đai là một vấn đề hết sức khó khăn, đã và đang được UBND quận ra sức khắc phục. Song song với hoàn thiện cơ chế chính sách trong công tác quản lý đất đai, công tác thanh tra địa chính ở một đô thị đang phát triển như quận Kiến An có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thắt chặt việc quản lý và sử dụng đất đai theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, đưa việc quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương đi vào nề nếp. Nhận thức rõ vai trò và vị trí của công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai nên UBND quận, phòng TN & MT cùng các ban ngành hữu quan khác đã thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra. Trong giai đoạn này, thực hiện công văn số 1468/CV – UB ngày 15/4/2002, công văn số 1150/CV – UB ngày 1/4/2003, công văn số 430/CV – UB ngày 5/2/2004 của UBND thành phố Hải Phòng, đoàn thanh tra phòng TN & MT quận Kiến An ngoài việc tiến hành công tác thanh tra định kỳ, thanh tra theo vụ việc cũng đã phối hợp cùng các ban ngành tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành. Kết quả như sau:
2.2.1. Kết quả thanh tra các cơ quan quản lý Nhà nước
2.2.1.1. Thanh tra công tác đo đạc, thành lập bản đồ
Trước đây thực hiện chỉ thị 299/TTg ngày 11/10/1980 của Thủ tướng Chính Phủ về việc điều tra khảo sát, đo đạc và thành lập bản đồ địa chính UBND thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo quận Kiến An xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn này đã chỉ đạo cán bộ từng cơ sở đo đạc, tổng hợp số liệu, thành lập bản đồ giải thửa cho toàn địa bàn. Công tác này được thực hiện khá tốt, nhưng do bản đồ được xây dựng bằng phương pháp thủ công, đơn giản, các thửa đất chưa được thực hiện chi tiết, bản đồ không được gắn tọa độ, độ cao nên độ chính xác còn thấp. Do vậy không đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai, khó xác định ranh giới thửa đất để cấp GCNQSDĐ, giải quyết các vụ tranh chấp đất đai. Trước yêu cầu thực tế đó, ngày 13/04/1998 UBND quận Kiến An ra quyết định số 158/QĐ – UB về việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính theo hệ tọa độ, độ cao thống nhất trên toàn quốc, phòng TN & MT quận Kiến An đã kết hợp với xí nghiệp Trắc địa thuộc Bộ tổng tham mưu tiến hành đo đạc thành lập bản đồ địa chính cho 9/9 phường trên địa bàn quận. Kết quả thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1: Kết quả thanh tra công tác đo đạc thành lập bản đồ
địa chính giai đoạn 2000-2007
STT
Đơn vị
Tổng số tờ
bản đồ
Tổng số tờ sử
dụng được
Tổng số tờ không sử dụng được
1/500
1/1000
1/500
1/1000
1/500
1/1000
1
Phù Liễn
86
85
1
2
Nam Sơn
28
28
3
Ngọc Sơn
84
84
4
Bắc Sơn
56
56
5
Trần Thành Ngọ
37
36
1
6
Tràng Minh
29
29
7
Quán Trữ
29
28
1
8
Đồng Hòa
27
27
9
Văn Đẩu
34
34
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Kiến An
Qua thanh tra cho thấy, công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính được thực hiện khá tốt, bản đồ sản phẩm cuối cùng gồm có 261 tờ ở tỉ lệ 1/500 và 146 tờ ở tỷ lệ 1/1000 đã được phòng TN & MT thẩm định lại chất lượng và cập nhật chỉnh lý. Quá trình thực hiện đo đạc, thành lập bản đồ do Xí nghiệp Trắc địa thực hiện nhưng luôn có giám sát viên của Phòng TN & MT kiểm tra về quy trình, quy phạm thành lập bản đồ theo đúng quy phạm chuẩn. Sau đó, bản đồ địa chính sản phẩm được trình lên UBND thành phố Hải Phòng và Sở TN & MT để thẩm định lại chất lượng cũng như độ chính xác. Như vậy, quá trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính của quận Kiến An đã thực hiện tốt, dưới sự giám sát và thẩm định của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, mang lại bản đồ sản phẩm có chất lượng tốt, bản đồ sử dụng được ở mức cao 407/410 tờ chiếm tỷ lệ 99.26%. Việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính cho tất cả các phường theo lưới khống chế Nhà nước có chất lượng tốt hơn so với bản đồ 299. Nó đáp ứng yêu cầu thực tế công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở vững chắc để cho chính quyền thực hiện các phương án quy hoạch sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai.
2.2.1.2. Thanh tra công tác quy hoạch, kế hoạch.
Quy hoạch tổng thể quận Kiến An giai đoạn 2000 – 2010 đã được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt theo quyết định số 1142/QD – UB ngày 10/02/2000. Hiện nay, toàn quận có 9/9 đơn vị hành chính cấp phường có quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
Những năm gần đây công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện ngày càng đạt kết quả tốt. Quận đã lập được 12 vùng quy hoạch với diện tích 463.600 m2 , quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung: cụm công nghiệp Quán Trữ, cụm công nghiệp Cành Hầu, cụm công nghiệp Đồng Hòa, cụm công nghiệp Tràng Minh…, quy hoạch khu đô thị mới Cựu Viên, phường Bắc Sơn, khu đô thị mới Quán Trữ, Đồng Hòa, Ngọc Sơn và các khu tái định cư phục vụ cho dự án đầu tư xây dựng công nghiệp…
Việc triển khai kế hoạch được duyệt ở các phường nhìn chung còn chậm, phòng TN & MT quận cũng như UBND các phường cần phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đạt tiến độ đề ra đặc biệt là các cơ sở, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất UBND quận cần phải chỉ đạo, giám sát lấy ý kiến của nhân dân để đảm bảo tính khả thi của dự án.
Việc lập, thẩm định và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đều được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đề cao tính hợp lý trong sử dụng các loại đất, hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
Qua thanh tra, kiểm tra các phường cho thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện khá đầy đủ và chi tiết tuy nhiên vẫn còn có một số phương án quy hoạch chưa thực sự khả thi. Một số phường chưa thực hiện công khai, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định pháp luật.
UBND các cấp cần phải tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt của cấp mình theo đúng quy định, xử lý dứt điểm tình trạng “quy hoạch treo”, thường xuyên kiểm tra rà xoát, bảo đảm các quyết định giao đất. thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt tránh tình trạng chồng chéo, bất cập.
Cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm đánh giá kết quả thực hiện việc xây dựng các khu chức năng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được phê duyệt để theo dõi kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất trong các dự án.
Nhìn chung công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND quận Kiến An mang tính khả thi rất cao, phù hợp với tình hình thực tế của quận. Do đó được dùng làm căn cứ để thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Song bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lập quy hoạch, kế hoạch của quận còn nổi lên một số điểm chưa hợp lý cần khắc phục:
+ Công tác triển khai lập quy hoạch từ lúc lập dự án đến lúc trình phê duyệt ở quận thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện quy hoạch.
+ Quy hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội. Trong khi đó định hướng phát triển kinh tế xã hội của quận hay của các phường thường có sự điều chỉnh lớn sau mỗi kỳ kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân. Do vậy phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với Nghị quyết.
+ Kế hoạch sử dụng đất chưa được lập từ cấp phường và xét duyệt chặt chẽ ở quận, bên cạnh đó tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế.
+ Công tác triển khai quy hoạch sử dụng đất ở các phường còn thiếu sự đồng bộ do thiếu sự quan tâm của chính quyền cơ sở. Ngoài ra còn thiếu ngân sách chi cho công tác triển khai quy hoạch.
2.2.1.3. Thanh tra công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ
Xác định rõ công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn quận có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc lập lại trật tự, kỷ cương, nề nếp quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn quận; UBND quận đã xây dựng đề án “Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn quận” và đã được UBND thành phố cho phép thực hiện thí điểm ở phường Ngọc Sơn và phường Quán Trữ. Trên cơ sở kết quả tổ chức thực hiện thí điểm việc cấp GCN được triển khai, nhân rộng ra toàn quận.
Từ khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực, tiến độ cấp GCNQSDĐ được đẩy nhanh rõ rệt. Qua thanh tra cho thấy, về cơ bản các phường đều hoàn thành việc giao đất nông nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ổn định và lâu dài cho người dân đạt từ 99,7% đến 100%. Tiến độ lập hồ sơ địa chính thực hiện cũng khá tốt. Công tác cấp GCNQSDĐ nông nghiệp hoàn thành tốt góp phần thúc đẩy nhanh công tác đồn điền đổi thửa, thu hồi đất và đền bù để giải phóng mặt bằng cho các khu quy hoạch hay khi chuyển mục đích sử dụng đất. Đến nay toàn quận đã cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho 5.998 hộ với diện tích 1193.92 ha. Trong quá trình cấp giấy đã cấp sai cho 5 trường hợp với diện tích là 1.83 ha trong đó có 3 trường hợp sai tên chủ sử dụng, 2 trường hợp sai diện tích. Các hộ này đã được cấp lại GCNQSDĐ nông nghiệp.
Đối với cấp đất ở: kết quả thanh tra việc chấp hành trình tự, thủ tục, thời hạn xác nhận đề nghị cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thanh tra việc xác nhận, xét duyệt các nội dung liên quan đến hồ sơ cấp giấy chứng nhận của 9 phường thể hiện ở bảng 2.
UBND 9 phường thực hiện lưu trữ đầy đủ các hồ sơ, tài liệu có liên quan phục vụ cho công tác cấp GCNQSDĐ như: bản đồ, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, bản đồ ranh giới, hồ sơ địa chính; việc chấp hành quy trình, thủ tục kê khai xét duyệt xin cấp GCNQSDĐ được các phường thực hiện khá nghiêm túc và đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ một số phường không thực hiện công khai quy trình tiếp nhận và thời hạn xác nhận hồ sơ cấp GCNQSDĐ đơn lẻ.
Trong xác nhận, xét duyệt các nội dung liên quan đến hồ sơ cấp GCNQSDĐ còn một số sai phạm, tồn tại:
+ UBND 6 phường đã xác nhận sai cho 12 trường hợp cấp GCNQSDĐ ở không đúng với chủ sử dụng đất đăng ký trong hồ sơ quản lý đất đai theo chỉ thị 299/TTg hoặc hồ sơ đo đạc 1993 nhưng không xác minh hay nêu lý do cụ thể ( cụ thể thì người đăng ký trong hồ sơ quản lý đất đai trong cùng một gia đình có quan hệ thân thích ).
+ UBND 7 phường xác nhận cho 15 trường hợp có diện tích đo đạc theo chỉ thị 299/TTg hoặc hồ sơ đo đạc không đúng diện tích phản ánh trong hồ sơ, do đó người được cấp GCNQSDĐ không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích chênh lệch do xác nhận sai.
+ UBND 7 phường xác nhận không đúng cho 9 trường hợp nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất không đúng với hồ sơ do đó người sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ không phải nộp tiền sử dụng đất do chuyển mục đích sử dụng không được hợp thức hoá QSDĐ.
Như vậy toàn quận có 19272/20489 hộ đăng ký kê khai QSDĐ, 11073 hồ sơ được xét duyệt qua hội đồng, trong đó có 10805/19272 hộ được xác nhận đúng là đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ ở, chiếm 97,57%. UBND các phường xác nhận sai về chủ sở hữu, diện tích, nguồn gốc sử dụng đất cho 34/19272 hộ xin cấp GCNQSDĐ ở chiếm tỷ lệ 2,43%. Những trường hợp xác nhận sai hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đều đã được khắc phục và sửa chữa kịp thời, đáp ứng nhu cầu cấp GCNQSDĐ của nhân dân đồng thời kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc những cán bộ vi phạm trong thẩm định xác nhận hồ sơ. Khó khăn hiện nay là phần lớn số chưa được cấp GCNQSDĐ gặp vướng về thủ tục, giấy tờ, hay có tranh chấp, hay nằm trong khu vực đã có quy hoạch, trong hành lang bảo vệ các hệ thống kỹ thuật, bảo vệ đê… Thậm chí có trường hợp GCN đã ký duyệt nhưng không có giấy tờ gốc trong khi Luật đất đai năm 2003 và các nghị định hướng dẫn quy định việc cấp GCN phải rõ ràng về nguồn gốc, thời gian sử dụng vì liên quan đến nghĩa vụ tài chính của chủ sử dụng.
Công tác cấp GCNQSDĐ đang được địa phương đây nhanh tiến độ thực hiện, một số vướng mắc trong kê khai và thủ tục hành chính đã được giải quyết triệt để. Việc cấp GCNQSDĐ cần cấp gọn tại từng phường. Kiên quyết xử lý các trường hợp cá nhân, tổ chức gây khó khăn, làm ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ đồng thời biểu dương khen thưởng cá nhân, khu vực sớm hơn so với thời hạn.
Bảng 2: Kết quả thanh tra công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ ở các phường của quận Kiến An giai đoạn 2000-2007
STT
Tên phường
Tổng số hộ gia đình, cá nhân
Số hộ đã kê khai
Đã xét duyệt qua hội đồng
Tổng số hộ
Tổng số hộ đã đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ
Số hộ không đủ
điều kiện
Đúng
Sai
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Xác nhận không đúng CSD(hộ)
Xác nhận không đúng D.T(hộ)
Xác nhận không đúng nguồn gốc(hộ)
Tỷ lệ
(%)
1
P.Bắc Sơn
1856
1856
1356
1321
97,42
3
1
0,29
35
2,58
2
P.Trần.T.Ngọ
2307
2289
1158
1132
97,75
2
1
0,26
26
2,25
3
P.Văn Đẩu
3156
3124
1862
1820
97,74
1
2
1
0,21
42
2,26
4
P.Phù Liễn
2800
1785
1047
1020
97,42
3
2
0,48
27
2,58
5
P.Tràng Minh
1956
1965
1129
1114
98,67
2
1
0,27
15
1,33
6
P. Đồng Hoà
2468
2453
1374
1336
97,23
2
1
2
0,36
38
2,77
7
P.Quán Trữ
2672
2618
1281
1247
97,35
3
0,23
34
2,65
8
P.Ngọc Sơn
1657
1574
885
862
97,4
1
1
0,23
23
2,6
9
P.Nam Sơn
1608
1608
981
953
97,15
3
3
1
0,71
28
2,85
10
Tổng
20489
19272
11073
10805
97,57
12
15
9
0,34
268
2,43
Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường quận Kiến An
2.2.1.4. Thanh tra, kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất
Công tác giao đất, cho thuê đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Thể hiện chủ trương của Nhà nước “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”, nhưng không trực tiếp sử dụng. Quyền sử dụng giao cho các hộ gia đình, cá nhân tổ chức. Khi các đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cũng có nghĩa là Nhà nước quy định cho những quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể được xác lập trong Luật đất đai. Trong thời hạn sử dụng đất, chủ sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đồng thời họ cũng được Nhà nước bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khi sử dụng đất. Trong trường hợp Nhà nước cần đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, xây dựng khu công nghiệp… thì Nhà nước có quyền quyết định thu hồi đất đối với người sử dụng.
Trong những năm qua nhu cầu về đất của các tổ chức, gia đình hộ cá nhân ngày càng tăng để phục vụ mục đích kinh doanh và sản xuất ngày càng phát triển. Quá trình giao đất cho thuê đất của các cơ quan hữu quan cũng có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền của UBND cấp phường xảy ra khá phổ biến, chủ yếu là giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân trước năm 1995.
Về giao đất:
Qua thanh tra cho thấy đã phát hiện ra 9/9 phường đều có vi phạm giao đất không đúng thẩm quyền. Tổng số vụ vi phạm là 26 vụ với diện tích 3758.8 m2. Kết quả thể hiện qua bảng 3.
Trong đó giao đất 5% là 14 vụ với diện tích 2080.7 m2 và đất ở là 12 vụ với diện tích 1678.1 m2. Đối tượng được giao đất là các hộ gia đình, cá nhân. Qua xem xét, giải quyết của bên thanh tra cộng với sự tham mưu giải quyết của chính quyền các phường, UBND quận Kiến An đã ra quyết định thu hồi diện tích được giao không đúng thẩm quyền là 20 vụ, với diện tích 3037.9 m2 để vào quỹ đất 5%. Bên cạnh đó, UBND quận cũng đã xử phạt hành chính và giao phòng Tài nguyên môi trường làm thủ tục hợp thức hoá quyền sử dụng đất làm nhà ở cho 6 vụ với diện tích 720m2.
Về thuê đất:
Có 9 phường cho thuê đất không đúng thẩm quyền cho 42 trường hợp của các hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích 11048 m2. Kết quả thể hiện qua bảng 4.
Trong đó: có 38 trường hợp cho thuê đất nông nghiệp trái thẩm quyền với diện tích là 8193.5 m2, và cho thuê đất chuyên dùng với 4 trường hợp có diện tích là 2889.7 m2. Thanh tra quận Kiến An đã kiến nghị với UBND thành phố và UBND quận thu hồi đất với 34 trường hợp với diện tích 7679.2 m2; xử phạt hành chính hợp thức hoá quyền sử dụng đất cho 8 trường hợp với diện tích 3369 m2. Xử lý nghiêm minh các cán bộ lợi dụng chức quyền thực hiện những việc làm sai trái để mưu lợi riêng. Kết quả công tác thanh tra thê hiện cụ thê qua bảng 4.
UBND quận và phòng TN & MT cần phải chỉ đạo, kiểm duyệt chặt chẽ quy trình giao đất, cho thuê đất, khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tuỳ tiện lãng phí. Việc giao đất sử dụng cho mục đích kinh doanh và làm nhà ở nên thực hiện bằng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu sự án có quyền sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
Bảng 3: Kết quả thanh tra, kiểm tra việc giao đất các phường của quận Kiến An giai đoạn 2000-2007
STT
Tên phường
Số vụ vi phạm
Diện
tích
(m2)
Loại đất vi phạm
Đối tượng vi phạm
Hình thức xử lý
Chưa xử lý
Đất ở
Đất 5% đất nông nghiệp
Hộ gia đình cá nhân
Thu hồi diện tích vi phạm
Xử phạt hành chính và cho sử dụng tiếp
Số vụ
Diện
tích
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
1
P.Bắc Sơn
5
618.8
3
218.3
2
400.5
5
618.8
4
483.2
1
135.6
2
P.Trần.T.Ngọ
4
467
2
312.4
2
154.6
4
467
4
467
3
P.Văn Đẩu
1
186.7
186.7
1
1
186.7
1
186.7
4
P.Phù Liễn
2
265.2
2
265.2
2
265.2
1
178.7
1
86.5
5
P.Tràng Minh
6
916.6
2
162.4
4
754.2
6
916.6
4
703
2
213.6
6
P. Đồng Hoà
2
320.4
2
320.4
2
320.4
1
195.6
1
124.8
7
P.Quán Trữ
2
258.5
2
258.5
2
258.5
2
258.5
8
P.Ngọc Sơn
1
187.6
1
187.6
1
187.6
1
187.6
9
P.Nam Sơn
3
538
1
274.6
2
263.4
3
538
2
377.6
1
160.4
Tổng
26
3758.8
12
1678.1
14
2080.7
26
3758.8
20
3037.9
6
720.9
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Kiến An
Bảng 4: Kết quả thanh tra, kiểm tra việc cho thuê đất ở các phường của quận Kiến An giai đoạn 2000-2007
STT
Tên phường
Cấp vi phạm
Số vụ
Diện tích(m2)
Loại đất vi phạm
Đối tượng vi phạm
Hình thức xử lý
Đất nông nghiệp
Đất chuyên dùng
Hộ gia đình, cá nhân
Tổ chức
Thu hồi diện tích vi phạm
Xử phạt hành chính và hợp thức hóa
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
1
P.Bắc Sơn
P
4
850.8
4
850.8
4
850.8
4
850.8
2
P.Trần.T.Ngọ
P
3
623.5
3
623.5
3
623.5
3
623.5
3
P.Văn Đẩu
P
8
1865.4
7
1032
1
833.4
8
1865.4
7
1032
1
833.4
4
P.Phù Liễn
P
8
1461.3
6
640
2
821.3
8
1461.3
5
640
3
821.3
5
P.Tràng Minh
P
5
632.6
5
632.6
5
632.6
5
632.6
6
P. Đồng Hòa
P
5
2314.5
5
2314.5
5
2314.5
3
1950.2
2
364.3
7
P.Quán Trữ
P
3
562.4
3
562.4
3
562.4
3
562.4
8
P.Ngọc Sơn
P
4
1996.5
3
796.5
1
1200
4
1996.5
3
796.5
1
1200
9
P.Nam Sơn
P
2
741.2
2
741.2
2
741.2
1
591.2
1
150
Tổng
42
11048.2
38
8193.5
4
2854.7
42
11048.2
34
7679.2
8
3369
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Kiến An
2.2.1.5. Thanh tra việc ban hành và thực hiện các văn bản về quản lý và sử dụng đất
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật đất đai ngày càng hoàn thiện. Nó là một công cụ đắc lực để quản lý Nhà nước về đất đai. UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể về công tác quản lý và sử dụng đất để cụ thể hoá các văn bản pháp luật của TW, trên cơ sở đó quận Kiến An đã ban hành các văn bản pháp luật đất đai để tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của UBND thành phố Hải Phòng và của TW.
Thành uỷ, hội đồng nhân dân, UBND đã ban hành 9 văn bản chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật, trong đó có những văn bản quan trọng như: chỉ thị số 20 CT/TU ngày 15/9/2003 của Ban thường vụ Thành uỷ “Về công tác đổi điền, dồn thửa trong sử dụng đất nông nghiệp”; nghị quyết số 47/2003/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân thành phố “Về chương trình phát triển nhà ở thành phố đến năm 2005, đính hướng phát triển đến 2010-2020”.
Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản: quyết định số 1058/QĐ-UB ngày 04/07/2003 “Về việc uỷ quyền cho Chủ tịch UBND các quận, thị xã Đồ Sơn và giám đốc Sở địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố”; quyết định số 1783/QĐ-UB của UBND thành phố “Về việc ban hành quy chế tạm thời về đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố”.
Thực hiện chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 18/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2000. UBND thành phố Hải Phòng có kế hoạch 51/KH-UB ngày 23/10/1999 về tổng kiểm kê đất đai năm 2000. UBND quận Kiến An có ban hành kế hoạch 18/KH-UB ngày 02/01/2000 về việc tổ chức thực hiện, kiểm kê đất đai trên địa bàn quận.
Thực hiện thông tư số 28/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28516.doc