Theo công thức thu BHXH thì tổng số thu về sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố đó là : Đối tượng tham gia BHXH, tỷ lệ đóng BHXH và mức tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHXH. Trong những năm qua cả ba yếu tố trên đề có sự biến động theo hướng có lợi tao điều kiện để tăng được nguồn thu.
Về đối tượng tham gia BHXH như đã phân tích ở mục 2.2.1 thì trong những năm qua đã tăng lên bởi thế có thêm nhiều người , đơn vị đóng góp hơn dẫn đến số tiền thu BHXH sẽ tăng. Trong điều kiện của nước ta hiện nay thì số người tham gia BHXH là yếu tố quan trọng để tăng thêm nguồn quỹ. Chính vì thế một trong những yêu cầu lớn của công tác thu là làm sao thu hút được nhiều đối tượng tham gia BHXH có như vậy thì mới thu được nhiều bổ xung nguồn quỹ.
Yếu tố thứ hai tác động đến số thu về đó là tỷ lệ đóng. Về mặt này BHXH tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đúng Luật BHXH tức là đã tiến hành tăng tỷ lệ mức đóng cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Đến tại thời điểm này( 2010) người lao động đang đóng với mức là 6% trên mức tiền công tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và người sử dụng lao động đang đóng với mức là 16% trên tổng mức tiền lương tiền công của người lao động.
Yếu tố thứ ba là mức tiền lương tiền công đóng BHXH. Mặc dù đây là yếu tố khó xác định vì hiện tại các doanh nghiệp vẫn không kê khai đúng số tiền lương tiền công đóng BHXH nhằm giảm bớt số tiền phải đóng cho BHXH nhưng trong những năm qua BHXH đã thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra mức tiền lương, tiền công bởi vậy cũng làm tăng số thu về góp phần vào tăng quỹ.
Cả ba yếu tố trên đã đồng thời tác động làm tăng số tiền thu về được làm tăng quỹ BHXH.
35 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2513 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thu bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-9/2010: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác thu và cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Thực trang công tác thu BHXH ở Thanh Hóa hiện nay thể hiện những mặt sau đây.
2.2. Những mặt đạt được
2.2.1. Đối tượng tham gia BHXH tăng
a) Kết quả đạt được
Đối tượng tham gia BHXH của tỉnh Thanh Hóa trong nhưng năm qua tăng lên đáng kể. Điều này phản ánh nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về BHXH cũng tăng lên, công tác tuyên truyền phổ biến, chỉ đạo hướng dẫn công tác thu tại Thanh Hóa đã có kết quả tốt.
Tổng số người lao động và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tham gia BHXH tính đến tháng 9 năm 2010 được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 1. Bảng số liệu về tình hình người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 – 9/2010
Năm
Số lao động (người)
Tăng so với năm trước (%)
Tăng so với năm gốc (%)
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
Tăng sovới năm trước
(%)
Tăng so với năm gốc(%)
2005
96150
-
-
3246
-
-
2006
105970
10.21
10.21
3605
11.06
11.06
2007
120050
13.27
24.86
4128
14.51
27.17
2008
134726
12.22
40.12
4615
11.80
42.17
2009
151470
12.43
57.53
5193
12.52
59.98
9/2010
171751
13.39
78.63
6000
15.54
84.84
( Nguồn BHXH tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2010)
Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng tổng số người tham gia BHXH không ngừng tăng nhanh qua các năm, năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Cụ thể:
Năm 2006 số người lao động được tham gia BHXH tăng 9820 người tương ứng với 10.21% so với năm 2005. Số doanh nghiệp, cơ quan tổ chức tham gia BHXH cho người lao động trong hai năm cũng tăng lên 359 đơn vị tương ứng với 11.06%
Năm 2007 tổng số người lao động tham gia BHXH tăng 14080 người tương ứng với 13.27% so với năm 2006 và tăng 23900 tương ứng với 24.86% so với năm 2005. Số doanh nghiệp, cơ quan tổ chức tham gia BHXH cho người lao động tăng 523 đơn vị tương ứng với 14.51% so với năm 2006 và tăng 882 đơn vị tương ứng với 27.17% so với năm 2005.
Năm 2008 tổng số lao động tham gia BHXH tăng 14676 người tương ứng với 12.22% so với năm 2007 và tăng 38576 người tương ứng với 40.12% so với năm 2005. Đối với số đơn vị thì tăng 487 đơn vị tương ứng với 11.8% so với năm 2007 và 1369 đơn vị tương ứng với 42.17% so với năm 2005.
Năm 2009 tổng số người tham gia BHXH tăng 16744 người tương ứng với 12.43% so với năm 2008 và tăng 55320 người tương ứng với 57.53% so với năm 2005. Số đơn vị tham gia BHXH cho người lao động cũng tăng 578 nđơn vị tương ứng 12.52% so với năm 2009 và tăng 1947 đơn vị tương ứng với 59.98% so với năm 2005.
Năm 2010 số người tham gia BHXH tăng 20281 người tương ứng với 13.39% so với năm 2009 và tăng 75601 người tương ứng với 78.63% so với năm 2005. đối với số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH cũng tăng 807 đơn vị tương ứng với 15.54% so với năm 2009 và tăng 2754 đơn vị tương ứng 84.84% so với năm 2005.
Qua phân tích trên một lần nữa có thể khẳng định rằng trong những năm qua đối tượng tham gia BHXH trong đó bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động liên tục tăng qua các năm. Chỉ trong vòng 5 năm từ 2005 đến 2010 mà số người lao động tham gia BHXH đã tăng lên 78.63%, người sử dụng lao động tăng lên 84.84%.
b) Nguyên nhân đạt được kết quả trên
Việc tăng tương đối nhanh như thế này là do sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Với việc Luật BHXH ra đời và những văn bản hướng đẫn thi hành luật đã mở rộng hơn về đối tượng tham gia BHXH, có những quy định cụ thể rõ ràng và những chế tài xử phạt vi phạm luật BHXH, Chính vì thế số người và số đơn vị tham gia BHXH đã tăng lên. Mặt khác cũng do trong những năm qua công tác tuyên truyền phổ biến về BHXH của tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt tác động tới nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về BHXH, làm cho họ thấy được những quyền lợi của bản thân khi tham gia BHXH. Hơn nữa công tác thanh tra kiểm tra cũng được tiến hành từ đó phát hiện những đơn vị chưa tham gia BHXH cho người lao động yêu cầu họ tham gia ... Chính vì những lý do trên mà trong thời gian qua đối tượng tham gia BHXH của tỉnh Thanh Hóa không ngừng tăng lên. Đây có thể coi là một thành tích của BHXH tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện mục tiêu mọi người lao động đề được tham gia BHXH.
2.2.2. Số tiền thu về tăng dẫn đến tăng quỹ BHXH
a) Kết quả đạt được
Trong những năm qua một trong những kết quả đạt được của BHXH tỉnh Thanh Hóa đó là só tiền thu về tăng trong mỗi năm góp phần vào tăng nguồn quỹ BHXH có điều kiện để chi trả chế độ cho các đối tượng đúng đủ kịp thời. Tính đến hết năm 2009 tổng số thu BHXH của BHXH tỉnh Thanh Hóa là 5000 tỷ đồng Nguồn BHXH tỉnh Thanh Hóa năm 2009
. Tình hình thu BHXH bổ xung vào quỹ BHXH của Thanh Hóa trong những năm qua thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2. Bảng số liệu thống kê về tình hình quỹ của BHXH tỉnh Thanh Hóa trong những năm từ 2005 đến 2009
Năm
Tổng quỹ ( tỷ đồng )
Tăng so với năm trước (%)
Tăng so với năm gốc (%)
2005
2889
-
-
2006
3300
14.22
14.22
2007
3723
12.82
28.87
2008
4230
13.61
46.42
2009
5000
18.20
73.07
( Nguồn BHXH tỉnh Thanh Hóa năm 2009)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng trong những năm từ 2005 đến 2009 tổng số thu về của BHXH không ngừng tăng lên góp phần vào cân đối quỹ BHXH. Cụ thể như sau:
Năm 2006 tăng 411 tỷ đồng tương ứng với 14.22% so với năm 2005.
Năm 2007 tăng 423 tỷ đồng tương ứng với 12.82% so với năm 2006 và tăng 834 tỷ đồng tương ứng với 28.87% so với năm 2005.
Năm 2008 tăng 507 tỷ đồng tương ứng với 13.61% so với năm 2007 và tăng 1441 tỷ đồng tương ứng với 46.42% so với năm 2005.
Năm 2009 tăng 770 tỷ đồng tương ứng với 18.20% so với năm 2008 và tăng 2111 tỷ đồng tương ứng với 73.07% so vowisnawm 2005
b) Nguyên nhân của việc đạt được kết quả trên
Theo công thức thu BHXH thì tổng số thu về sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố đó là : Đối tượng tham gia BHXH, tỷ lệ đóng BHXH và mức tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHXH. Trong những năm qua cả ba yếu tố trên đề có sự biến động theo hướng có lợi tao điều kiện để tăng được nguồn thu.
Về đối tượng tham gia BHXH như đã phân tích ở mục 2.2.1 thì trong những năm qua đã tăng lên bởi thế có thêm nhiều người , đơn vị đóng góp hơn dẫn đến số tiền thu BHXH sẽ tăng. Trong điều kiện của nước ta hiện nay thì số người tham gia BHXH là yếu tố quan trọng để tăng thêm nguồn quỹ. Chính vì thế một trong những yêu cầu lớn của công tác thu là làm sao thu hút được nhiều đối tượng tham gia BHXH có như vậy thì mới thu được nhiều bổ xung nguồn quỹ.
Yếu tố thứ hai tác động đến số thu về đó là tỷ lệ đóng. Về mặt này BHXH tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đúng Luật BHXH tức là đã tiến hành tăng tỷ lệ mức đóng cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Đến tại thời điểm này( 2010) người lao động đang đóng với mức là 6% trên mức tiền công tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và người sử dụng lao động đang đóng với mức là 16% trên tổng mức tiền lương tiền công của người lao động.
Yếu tố thứ ba là mức tiền lương tiền công đóng BHXH. Mặc dù đây là yếu tố khó xác định vì hiện tại các doanh nghiệp vẫn không kê khai đúng số tiền lương tiền công đóng BHXH nhằm giảm bớt số tiền phải đóng cho BHXH nhưng trong những năm qua BHXH đã thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra mức tiền lương, tiền công bởi vậy cũng làm tăng số thu về góp phần vào tăng quỹ.
Cả ba yếu tố trên đã đồng thời tác động làm tăng số tiền thu về được làm tăng quỹ BHXH.
2.2.3. Thanh tra, kiểm tra và phát hiện kịp thời các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH
a) Kết quả
Trong những năm qua công tác thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, chậm đóng BHXH tạo điều kiện cho việc truy thu số tiền BHXH, xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm luật BHXH làm gương cho các đối tượng khác, tuyên truyền cho các đối tượng tham gia BHXH.
Được biết, hàng năm, ngành BHXH tỉnh Thanh Hóa đều lập kế hoạch tuyên truyền, vận động, về quyền lợi và nghĩa vụ đến từng đơn vị, người lao động, đồng thời tuyên dương đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng, đóng BHXH
Trong năm 2009 Sở Lao động đã rà soát trên 50 doanh nghiệp và xử phạt hành chính với số tiền lên tới 117 triệu đồng vì tội trốn đóng, chậm đóng BHXH cho người lao động Nguồn BHXH tỉnh Thanh Hóa năm 2009
. Việc xử lý các doanh nghiệp vi phạm cũng là một kết quả tốt trong công tác quản lý thu BHXH. Từ việc phát hiện các đối tượng như thế này một mặt làm gương cho các doanh nghiệp khác mặt khác cũng tăng thu nắm chác các nguồn thu góp phần làm tốt vai trò của quản lý thu BHXH.
b) Nguyên nhân đạt được
Để thực hiện tốt công tác thanh tra kiểm tra BHXH tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Đoàn thanh tra liên ngành, thanh tra về việc thực hiện quy định của Pháp luật về lao động và BHXH.
Gần đây nhất vào tháng 8/2010 Chủ tịch UBNH tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định thành lập hai đoàn thanh tra liên nghành để thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về lao động và BHXH taij một số doanh nghệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đoàn thanh tra số một do ông Lê Quang Tích, phó Giám Đốc sở Lao động- Thương Binh và Xã hội làm trưởng đoàn. Đoàn thanh tra thứ hai do ông Lê Đức Huấn phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa làm trưởng đoàn. Cả hai đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra 16 đơn vị có số nợ BHXH lớn, thời gian nợ đọng kéo dài để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động góp phần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về BHXH. Nguồn BHXH tinht Thanh Hóa tháng 9/2010
Trước đó và tháng 3/2010, Giám đốc BHXH tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định thành lập 16 đoàn để kiểm tra, rà soát 1146 doanh nghiệp ngoài quốc doanhtreen địa bàn thành phố Thanh Hóa chưa đăng ký tham gia BHXH qua đó tuyên truyền phổ biến pháp luật về BHXH cho người lao động và người sử dụng lao động, từng bước chấn chỉnh đưa công tác thu. Nộp BHXH vào nề nếp đảm bảo quyền lợi cho người lao động và góp phần an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Nguồn BHXH tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2010
.
2.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thu BHXH
a) Kết quả đạt được
Trong những năm gần đây cùng với việc nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên trong ngành BHXH nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH thì ngành BHXH tỉnh Thanh Hóa cũng đã tăng cường đầu tư trang thiết bị nhằm phục vụ đắc lực cho công tác thu nói riêng và hoạt động của ngành nói chung. Ví dụ điển hình là việc trang bị máy tính, máy in, máy fax cho các đơn vị, nối mạng tạo điều kiện để các bộ, nhân viên tìm hiểu và tra cứu tài liệu.
Đồng thời việc ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào công tác thu BHXH đã tạo được bước tiến mới trong công tác thu cụ thể thu đúng, thu đủ và thu kịp thời từ các đối tượng, mặt khác công tác thu cũng được tiến hành nhanh hơn, gọn nhẹ hơn về mặt thủ tục tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tham gia đóng BHXH tốn ít thời gian, thủ tục ít rườm rà bởi vậy khuyến khích họ tham gia BHXH. Giảm bớt được tình trạng chậm đóng BHXH. Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin mà chủ yếu là phần mềm quản lý thu SMS Phần mềm thu BHXH SMS phần phụ lục
vào thu BHXH đã giải quyết vấn đề về nhân lực cho toàn ngành BHXH tỉnh Thanh Hóa, giảm bớt chi phí mà hiệu quả lại cao hơn.
b) Nguyên nhân đạt được
Do nhận thức rõ được điểm ưu việt của công nghệ thông tin trong quản lý BHXH nói chung và quản lý thu BHXH nói riêng nên trong những năm qua BHXH tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng trang bị đổi mới các trang thiết bị và ứng dụng các phần mềm quản lý thu BHXH, đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức về công nghệ thông tin nên trong những năm qua đã đạt được thành quả trên.
2.2.5. Tổ chức thu BHXH thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về BHXH
Trong công tác thu BHXH của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua thì cơ quan BHXH đã thực hiện thu và nộp số tiền bảo hiểm thu được theo đúng quy định của pháp luật về thu và quản lý quỹ BHXH.
2.2.6. Lập dự toán thu
BHXH tỉnh Thanh Hóa đã lập dự toán thu đến cuối năm 2010 thu trên 7.5 tỷ đồng bổ xung vào quỹ BHXH.
2.3. Những hạn chế
Mặc dù trong thời gian qua công tác thu BHXH tại tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả lớn, đối tượng tham gia BHXH tăng, số thu về tăng qua các năm góp phần bổ sung nguồn quỹ…. Tuy nhiên cũng không khác so với tình hình quản lý thu chung của cả nước công tác thu BHXH tại tỉnh Thanh Hóa vẫn còn có những tồn tại đợi hỏi phải đưa ra những giải pháp kịp thời và mang tính chiến lược. Một số hạn chế của công tác thu BHXH tỉnh Thanh Hóa như sau:
2.3.1. Hiện tượng trốn đóng, chậm đóng, nợ đóng BHXH còn tồn tại
a) Tồn tại
Việc tham gia đóng BHXH vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cả chủ sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, tình trạng trốn, đóng không đúng, không đủ và nợ đọng tiền BHXH quá dài diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng ngàn lao động, gây thất thoát quỹ BHXH. Theo báo cáo của cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa, hiện tại tỉnh Thanh Hóa có hơn 5.450 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, nhưng chỉ có 1.139 doanh nghiệp (ngoài quốc doanh) tham gia đóng BHXH và BHTN (chiếm 21% doanh nghiệp tham gia). Như vậy, trên địa bàn tỉnh có tới 79% doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã với rất nhiều lao động đang làm việc nhưng chưa tham gia đóng các loại bảo hiểm nói trên. Tình hình đóng BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3. Bảng số liệu về tình hình đóng BHXH của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thời điểm tháng 9/2010.
Chỉ tiêu
Số doanh nghiệp (doanh nghiệp)
Tỷ lệ (%)
Tham gia BHXH
1139
21
Không tham gia BHXH
4311
79
Tổng số doanh nghiệp
5450
100
(Nguồn thống kê của BHXH tỉnh Thanh Hóa 9/2010)
Bảng 4. Bảng số liệu về số doanh nghiệp tham gia BHXH tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Đơn vị : số doanh nghiệp
Đơn vị
Doanh nghiệp tham gia BHXH
Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn
Thành phố Thanh Hóa
602
2084
Thị xã Bỉm Sơn
28
144
Thị xã Sầm Sơn
17
103
(Nguồn thống kê tình hình thu BHXH tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2010)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng tỷ lệ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đóng BHXH còn rất ít và chiếm tỷ lệ rất nhỏ (21%) trên tổng số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ở một số địa phương được coi là phát triển kinh tế và xã hội hơn trong cả tỉnh như Thành phố Thanh Hóa , thị xã Bỉm Sơn và thị xã Sầm Sơn thì số doanh nghiệp tham gia BHXH cũng không có khác biệt vượt trội ví dụ như tỷ lệ tham gia của các doanh nghiệp tại Thành phố Thanh Hóa chỉ có 28.9% (602/2084 doanh nghiệp) và chỉ cao hơn tỷ lệ chung của cả tỉnh là 7.9%(28.9%-21%). Như vậy có thể đưa ra kết luận răng dù số doanh nghiệp tham gia BHXH có tăng và vẫn tiếp tục tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tham gia vẫn còn thấp trên cả địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đây là một vấn đề đặt ra cần thiết nhất trong công tác quản lý thu BHXH phải làm sao để các doanh nghiệp tham gia BHXH là một bài toán khó đối với công tác thu không chỉ của BHXH tỉnh Thanh Hóa mà của tất cả các địa phương trên cả nước. Chú ý. Số doanh nhiệp ở bảng 4 và bảng 5 là doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn số liệu ở bảng 1 là số liệu về tất cả các cơ quan, đơn vị hoạt đọng trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, tình trang các đơn vị sử dụng lao động có tham gia đóng BHXH cho người lao động nhưng chủ sử dụng lao động lại chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động lên tới 2.175 triệu đồng. Trong đó, Công ty cổ phần (CP) Xây dựng K2 (Quảng Xương); Công ty LICOGI 15 và Công ty CP VIGLACERA (Bỉm Sơn) đã thu 6% tiền đóng BHXH, BHYT của người lao động và trích 17% tổng quỹ lương nhưng không nộp cho cơ quan BHXH mà giữ số tiền này đầu tư sản xuất, kinh doanh và làm những việc khác Thống kê tình hình thu BHXH tỉnh Thanh Hóa.
.
Phổ biến nhất hiện nay là tình trạng các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm thời gian dài. Tính đến đầu tháng 9 năm 2010, Thanh Hóa có tới 564 đơn vị nợ đọng gần 90 tỷ đồng tiền đóng BHXH của người lao động.
Tình hình nợ đọng BHXH của các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo thống kê tại thời điểm tháng 9/2010 như bảng sau
Bảng 6. Bảng số liệu về tình hình nợ đọng BHXH của tỉnh Thanh Hóa tại thời điểm 9/2010
Chỉ tiêu
Số lượng
(đơn vị)
Số tiền nợ đọng
(tỷ đồng)
Cơ quan hành chính sự nghiệp có hưởng lương từ NSNN
131
21
Doanh nghiệp ( cả quốc doanh và ngoài quốc doanh)
433
60
(Nguồn.thống kê tình hình thu BHXH tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2010)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng số lượng đơn vị nợ đọng BHXH rất lớn. Mặt khác không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh nợ đọng BHXH mà cả các doanh nghiệp quốc doanh và cả những cơ quan hành chính sự nghiệp có hưởng lương từ NSNN cũng nợ đóng BHXH với số nợ lên tới 21 tỷ đồng.
Đặc biệt trong số nợ đọng BHXH có những doanh nghệp đã nợ tới 6 tháng và chuyển thành nợ khó đòi. Cụ thể trong số 433 doanh nghiệp nợ hơn 60 tỷ đồng, thì đã có tới 140 doanh nghiệp nợ đọng từ 6 tháng trở lên với gần 30 tỷ đồng danh sách một số công ty, doanh nghiệp nợ BHXH tới 6 tháng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7. Danh sách một số công ty nợ BHXH từ 6 tháng trở lên
Số thứ tự
Công ty, doanh nghiệp
Số nợ (triệu đồng)
1
Công ty công
nghiệp tàu thủy
2797,8
2
Cty cổ phần khai khoáng
luyện kim Thanh Hà
1081
3
Tổng cty xây dựng và thương mại Hưng Đô
100
4
Cty cổ phần sản xuất thương mại và đầu tư Việt Thanh
1345.4
5
Nhà máy Dứa
Như Thanh
380
(Nguồn thống kê thu BHXH tỉnh Thanh Hóa tính đến 9/2010)
b) Nguyên nhân dẫn đến tồn tại
Tình trạng trên đang là vấn đề gây nhiều bức xúc và đẩy hàng ngàn lao động lâm vào cảnh đã khó khăn do thu nhập thấp lại càng khó khăn hơn khi không may gặp rủi ro xảy ra trong cuộc sống hoặc trong quá trình lao động, sản xuất như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động hết tuổi lao động, lao động mất việc làm... đều không được hưởng quyền lợi về chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Qua tìm hiểu nguyên nhân trốn, nợ đọng bảo hiểm tại một số đơn vị, được biết: do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, người lao động có thu nhập thấp lại chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia đóng bảo hiểm nên không có tác động đến người sử dụng lao động yêu cầu họ phải đóng BHXH ... có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, đó là có nhiều doanh nghiệp đến kỳ quyết toán đóng BHXH cho người lao động nhưng không chịu đóng, tháng sau chồng lên tháng trước. Trong khi, mức tính lãi chậm đóng BHXH đối với các đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn thấp hơn so với lãi suất vay ở các ngân hàng. Do đó nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã chấp nhận nộp phạt và chiếm dụng tiền BHXH của người lao động để sử dụng vào mục đích khác có lợi cho đơn vị, doanh nghiệp.
Trên thực tế, việc kê khai lao động thuộc diện tham gia đóng BHXH bắt buộc và kê khai tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHTN tại các đơn vị, cơ quan quản lý Nhà nước rất khó kiểm soát. Phần lớn các chủ doanh nghiệp nhận lao động vào làm việc được thỏa ước bằng miệng nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm trích nộp đóng BHXH và dễ dàng chấm dứt hợp đồng lao động khi cần, đồng thời giảm các chi phí bắt buộc cho doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng theo quy định của Luật Lao động và đối phó khi có thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực BHXH. Mặc dù lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, nhưng vì thu nhập thấp và gặp nhiều khó khăn về tài chính để đóng BHXH, BHYT nên nhiều doanh nghiệp dựa vào “điểm yếu” này của người lao động để bao biện cho hành vi chiếm dụng tiền bảo hiểm. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng lại chưa thực sự quan tâm đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động; chế tài chưa đủ mạnh để xử lý dứt điểm đơn vị vi phạm, cả nể...
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của rất nhiều người lao động. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải ngừng sản xuất, thậm chí bị phá sản như Công ty Giày Hoàng Long, Nhà máy Chế biến thực phẩm và xuất khẩu Như Thanh (ngừng hoạt động từ quý II năm 2005)… nhưng lại không đóng BHXH và nợ đóng BHXH cho người lao động nên quyền lợi của người lao động không được đảm bảo.
Mức phạt tiền đối và các chế tài chưa đủ mạnh chỉ có tối đa là 20 triệu đồng /năm và hiện nay là 30 triệu đồng/ năm khiến doanh nhiệp chưa “thấy sợ” và tự giác tham gia BHXH. Bên cạnh đó, nhiều chủ sử dụng lao động không làm rõ ràng cụ thể hợp đồng lao động, không xây dựng bảng lương, trợ cấp mất việc, quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết đầy đủ, vì thế việc căn cứ xét đóng BHXH còn gặp nhiều khó khăn.
Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm về trốn đóng nợ đóng BHXH chưa nhịp nhàng, đồng thuận ví dụ như việc phối hợp với ngân hàng nhằm phong tỏa tài khoản của các đơn vị trốn đóng, nợ đóng, chậm đóng BHXH thực hiện không tốt khi tiến hành phong tỏa thì tài khoản đã không còn tiền.
Hiểu biết của người sử dụng lao động về lĩnh vực BHXH chưa cao mặc dù trong thời gian qua công tác tuyên truyền chính sách BHXH của tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành thường xuyên. Nhưng tại một số doanh nghiệp khi thnah tra đến kiểm tra tình hình hoạt động thì nhiều chủ sở hữu lao động đã bỏ trốn hoặc chối từ lấy lý do… bận. Hàng trăm DN trốn nợ BHXH kéo theo hàng vạn lao động mất quyền lợi, tạo ra sự thiếu công bằng đối với người lao động.
2.3.2. Đối tượng tham gia BHXH vẫn còn thấp
a ) Tồn tại
Như đã phân tích tổng số thu được về của BHXH phụ thuộc chủ yếu vào số đối tượng tham gia. Với tình hình của nước ta hiện nay thì việc tăng được số đối tượng tham gia BHXH là một yêu cầu quan rọng của công tác thu BHXH vì tăng đối tượng tham gia dẫn đến tăng số đối tượng phải đóng từ đó số thu về cũng tăng bổ sung nguồn quỹ góp phần cân đối quỹ BHXH.
Tuy nhiên trên thực tế đối tượng tham gia BHXH của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp so với tổng số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH trong đó bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động như đã phân tích ở mục 2.3.1 thì số doanh nghiệp tham gia BHXH còn quá ít so với tổng số doanh nghệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Ví dụ như đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh chỉ có 1139 doanh nghiệp tham gia chiếm tỷ lệ là 21% như vậy vẫn còn tơi 79% các doanh nghiệp chưa tham gia BHXH cho người lao động. Mặt khác, không chỉ có các doanh nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển không tham gia BHXH cho người lao động mà ngay tại các địa phương có trình độ phát triển cao hơn thì tỷ lệ tham gia vẫn chưa cao cụ thể như tại Thành phố Thanh Hóa cũng chỉ có 602/2084 doanh nhiệp tham gia BHXH chiếm 28.9%. Tại thị xã Bỉm sơn chỉ có 28/144 doanh nghiệp với tỷ lệ là 19.44%. Tại thị xã Sầm Sơn chỉ có 17/ 103 doanh nghiệp tham gia với tỷ lệ là 16.50%. Như vậy có thể khẳng định rằng số doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động còn quá ít.
Việc các doanh nghiệp không tham gia BHXH cho người lao động kéo theo thành phần thứ hai mà là thành phần quan trọng nhất của vi đối tượng tham gia BHXH quyền lợi không được đảm bảo. Đương nhiên số người lao động tham gia BHXH vẫn tăng nhưng hiện tại vẫn còn nhiều lao động không được tham gia BHXH. Hiện tại theo thống kê của BHXH tỉnh Thanh Hóa tính đến tháng 9/2010 thì chỉ có 171751 lao động được tham gia BHXH trên tổng số hơn 1 triệu lao động thuộc diện tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Riêng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chỉ có 43806 lao động được tham gia BHXH so với gần 750000 người thuộc diện tham gia.
b) Nguyên nhân.
Đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này cho thấy phần lớn các doanh nghiệp không tham gia BHXH cho người lao động là vì chủ yếu các doanh nghiệp này hoạt động với quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động và sự hiểu biết của họ về quyền lợi của mình khi tham gia BHXH cho người lao động, mặt khác do cơ quan BHXH cũng không đôn đốc thường xuyên và xử lý mạnh nên dù họ có biết, có hiểu nghĩa vụ của mình là đóng BHXH cho người lao động nhưng vẫn cố tình không tham gia. Cũng như đã phân tích trong phần 2.3.1 thì do chế tài chưa đủ mạnh để xử lý các hiện tượng vi phạm luật BHXH không đóng BHXH cho người lao động. Sự liên kết với các cơ quan chức năng như sở kế hoạch và đầu tư, cơ quan liên ngành về quản lý cac doanh nghiệp vi phạm luật lao động và BHXH ví dụ như không cấp giấy phép hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp không tham gia BHXH cho người lao động chưa làm được.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng người lao động được tham gia BHXH với tỷ lệ thấp là vì một phần người lao động chưa hiểu về quyền lợi của mình khi tham gia BHXH bởi vậy khi người sử dụng lao động không đóng BHXH cho mình cũng không có ý kiến. Mặt khác người lao động với mức lương thấp lại phải chi trả cho nhiều vấn đề của cuộc sống, cần có việc làm nên khi các doanh nghiệp bắt ép người lao đọng cũng không dám lên tiếng.
Tuy nhiên việc các cơ quan chức năng chưa kiểm tra, phát hiện kịp thời, chưa có chế tài xử lý nghiêm minh cũng tạo ra nhiều lỗ hổng để người sử dụng lao động không tham gia BHXH cho người lao động.
2.3.3. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH chưa được qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác thu Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 9-2010 thực trạng và giải pháp.doc