MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐẾ CƠ BẢN VỀ BHXH 3
I/ Quá trình hình thành và phát triểnBHXH 3
1.Sự cần thiết khách quan của BHXH 3
2.Quá trình hình thành và phát triển của BHXH 6
II/Bản chất và vai trò của BHXH 8
1.Bản chất của BHXH 8
2.Vai trò của BHXH 12
III/Quỹ BHXH 15
1.Khái niệm quỹ BHXH 15
2.Nguồn hình thành quỹ BHXH 18
3. Mục đích sử dụng quỹ BHXH 20
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU –CHI QUỸ BHXH TẠI BHXH THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ -PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN QUA 23
I/Một vài nét cơ bản về BHXH thành phố Việt Trì-Phú Thọ 23
1.Sự ra đời và phát triển của BHXH thành phố Việt Trì -Phú Thọ 23
2.Cơ cấu tổ chức của BHXH thành phố Việt Trì-Phú Thọ 24
II/Thực trạng công tác thu quỹ BHXH thành phố Việt Trì-Phú Thọ 29
1.Thực trạng công tác thu 29
a.Về tổng thu BHXH 29
b.Công tác thu BHXH ở khối hành chính sự nghiệp 35
c.Công tác thu BHXH ở khối doanh nghiệp nhà nước 36
d.công tác thu BHXH ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh 37
e.Công tác thu BHXH ở xã, phường 39
2.Đánh giá kết quả thu BHXH 42
III/Thực trạng công tác chi các chế độ BHXH tại quỹ BHXH tại thành phố Việt Trì -Phú Thọ 47
1.Tình hình chung về chi trả BHXH 47
2.Công tác chi trả các chế độ BHXH 51
2.1 Công tác chi trả các chế độ trợ cấp dài hạn 51
2.2 Công tác chi trả các chế độ trợ cấp ngắn hạn 58
3.Đánh giá kết quả chi trả các chế độ BHXH 65
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHI NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN CÔNG TÁC THU –CHI QUỸ BHXH TẠI BHXH THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ-PHÚ THỌ 70
I/Đánh giá chung về công tác thu –chi quỹ BHXH 70
II/Một số kiến nghị 71
1 Về công tác thu BHXH 72
a.Về quản lý thu BHXH 72
b.Những kiến nghị cụ thể 74
2.Về công tác chi trả BHXH 76
a.Về phía nhà nước 76
b.Những kiến nghi cụ thể 77
KẾT LUẬN CHUNG 80
TÀI LIÊU THAM KHẢO 82
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thu - Chi quỹ bảo hiểm xã hội tại thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến chỉ đạo thường xuyên của Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ đối với những đơn vị nợ đọng, đặc biệt là những đơn vị sản xuất kinh doanh không ổn định cố tình dây dưa nộp chậm. Còn đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp kiên quyết đốc thúc thu và khắc phục tình trạng nợ đóng quỹ.
Với các nguyên tắc nêu trên, hàng tháng đơn vị sử dụng lao động trích nộp Bảo hiểm xã hội, BHYT một lần và nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội chậm nhất vào ngày cuối tháng. Không thu Bảo hiểm xã hội theo lương ngày, lương tuần hay lương theo sản phẩm. Hàng tháng, nếu đơn vị không có biến động về quỹ lương, lao động, số phải thu Bảo hiểm xã hội thì không phải lập danh sách điều chỉnh mẫu (C47-Bảo hiểm xã hội), mà tổng số lao động, tổng quỹ lương, Bảo hiểm xã hội phải thu trong tháng vẫn bằng tháng liền kề trước đó(Sẽ hạn chế việc lập mẫu biểu và thuận lợi đối với những đơn vị ít biến động), nhưng hàng quý phải thực hiện đối chiếu đầy đủ, kịp thời giữa các đơn vị sử dụng lao động đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội được phân cấp quản lý. Hàng năm không có nợ tiền đóng BHYT phương pháp thu linh hoạt áp dụng thống nhất cho các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng và nguồn kinh phí trích nộp Bảo hiểm xã hội. Song cơ quan Bảo hiểm xã hội vẫn phải quản lý thu Bảo hiểm xã hội, BHYT chặt chẽ và đảm bảo sự bình đẳng giữa các đơn vị trong nghĩa vụ thu nộp Bảo hiểm xã hội.
Việc thực hiện các nguyên tắc trên đã đem lại hiệu quả thể hiện qua số thu Bảo hiểm xã hội qua từng năm như sau:
Bảng 1: Tình hình thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội
thành phố Việt Trì -Phú Thọ (1995 - 2004)
Năm
Số đơn vị đóng BHXH
(Đơn vị)
Số lao động đóng BHXH
(Người)
Tổng số tiền thu BHXH
(Triệu đồng)
Tốc độ tăng trưởng
Tăng tuyệt đối
(Triệu đồng)
Tăng tương đối
(%)
1995
159
11.546
2.575
1996
195
13.772
12.232
9.657
375,03
1997
215
16.665
17.152
4.920
40,22
1998
217
17.020
20.073
2.921
17,03
1999
228
17.697
20.968
895
4,45
2000
221
15.093
15.814
-5.154
-24,58
2001
281
15.571
19.370
3.556
22,49
2002
308
16.520
20.079
709
3,66
2003
393
18.958
33.709
13.630
67,88
2004
469
20.894
37.728
4.019
18,92
Nhìn lại gần 10 năm thực hiện công tác thu Bảo hiểm xã hội nhằm tạo lập một quỹ Bảo hiểm xã hội độc lập tại Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì, ta nhận thấy: Tổng thu Bảo hiểm xã hội qua các năm tại thành phố tăng đều đặn và khá nhanh qua các năm. Đặc biệt là các năm 2000, 2001 và năm 2003( do sự tác động của chính sách do chính phủ ban hành – tăng mức lương tối thiểu, làm tăng mức tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội ). Điều này còn chứng tỏ: Sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay, khiến cho mức lương của người lao động tăng lên hàng năm và ngày càng nhiều người đến độ tuổi lao động có việc làm, tham gia Bảo hiểm xã hội. Mặt khác, còn do ngày 06/12/2002 Chính phủ ban hành nghị định số 100/2002/NĐ - CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Khiến cho cơ cấu tổ chức của toàn nghành có sự liên kết chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả hơn trước. Bảo hiểm xã hội được chủ động đưa ra những kế hoạch, chiến lược lâu dài nhằm phát triển bền vững. Quỹ Bảo hiểm xã hội được quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước và hạch toán độc lập được Nhà nước bảo hộ, nên có sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp từ các cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp trên xuống cấp dưới; tạo nên hiệu quả trong công tác thu Bảo hiểm xã hội trong năm 2004 và còn có xu hướng tăng nhanh hơn nữa trong những năm tới.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nguồn thu Bảo hiểm xã hội như hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng chi trả các chế độ trong hiện tại và bảo toàn nguồn quỹ trong tương lai(ước tính đến năm 2022) thì bắt đầu thu không đủ chi và đến năm 2035 thì quỹ Bảo hiểm xã hội hết khả năng chi trả). Trước tình hình này, ngoài việc yêu cầu phải có sự thay đổi trong chính sách còn cần có sự nỗ lực của toàn ngành Bảo hiểm xã hội nói chung và từng đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội nói riêng. Trong những năm gần đây Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì cũng đã luôn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu thu Bảo hiểm xã hội cho Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.
Khối đơn vị luôn đi đầu trong việc hoàn thành nghĩa vụ đóng góp Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Việt trì chính là khối hành chính sự nghiệp.
b. Công tác thu Bảo hiểm xã hội ở khối hành chính sự nghiệp
Khối hành chính sự nghiệp có nhiều thuận lợi do đặc thù 100% người lao động đều hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tiền lương dùng để đóng Bảo hiểm xã hội luôn được kê khai chính xác. Mặt khác, cán bộ được giao nhiệm vụ làm công tác Bảo hiểm xã hội đều có trình độ và nghiệp vụ kế toán, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao nộp và quản lý số tiền đóng Bảo hiểm xã hội.
Việc thành lập danh sách đăng ký lao động và quỹ tiền lương đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội đến việc lập danh sách tăng, giảm số lao động, đối chiếu trích nộp hàng tháng đầy đủ, kịp thời,chính xác, đúng quy định của Nhà nước.
Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì chia khối hành chính sự nghiệp ra làm 2 cấp để dễ dàng trong việc quản lý, đốc thu và phân công cán bộ Bảo hiểm xã hội.
Bảng 2: Tình hình thu Bảo hiểm xã hội ở khối HCSN trên địa bàn
thành phố Việt Trì - Phú Thọ
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
HCSN TW
976
1.305
1.310
1.320
1.550
HCSN Đ.Phương
6.807
8.200
8.531
14.545
15.926
Tổng
7.783
9.505
9.841
15.865
17.476
Nhìn chung địa bàn thành phố tập trung đa số là cơ quan hành chính sự nghiệp cấp TW và địa phương( Chiếm 75% - 85% tổng số đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ). Khối HCSN địa phương có số thu Bảo hiểm xã hội tăng nhanh nhất so với khối HCSN khác ( tăng 2,3 lần so với năm 2000 và về giá trị tuyệt đối tăng 9.119 triệu đồng). Khối HCSN TW cũng chiếm tỷ trọng rất lớn so với các đơn vị Bảo hiểm xã hội khác trực thuộc tỉnh. Điều này lý giải vì thành phố Việt Trì tập trung hầu hết các cơ quan TW trong toàn tỉnh. Khối này cũng tăng nhanh( tăng 1,58 lần so với năm 2000 và về giá trị tuyệt đối tăng 574 triệu đồng).
Do sự phát triển của xã hội và sự lớn mạnh của kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng các cơ quan quản lý Nhà nước được mở rộng(cả về số đơn vị và số công nhân viên chức), nên số thu Bảo hiểm xã hội ngày một tăng và còn có khả năng tăng rất nhiều trong những năm tới. Việc Chính phủ mới ban hành Nghị định 31 ngày 25/03/04 về việc nâng cao mức lương tối thiểu lên 30% sẽ làm tổng thu Bảo hiểm xã hội tăng mạnh trong khu vực hành chính sự nghiệp.
Với nỗ lực của bản thân cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì và sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, các cán bộ thu của Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì đã bám sát được lượng đơn vị và lao động thực tế thuộc sự quản lý của thành phố. Từ đó thực hiện tốt công tác thu Bảo hiểm xã hội và đã đạt được những kết quả khả quan. Số thu tăng dần qua các năm và có phần tăng mạnh trong năm 2001 và năm 2004.
Ngoài khối hành chính sự nghiệp thì khối doanh nghiệp quốc doanh cũng đóng góp một phần không nhỏ vào quỹ tiền tệ tập trung Bảo hiểm xã hội.
c. Công tác thu Bảo hiểm xã hội ở khối doanh nghiệp
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì quản lý thu Bảo hiểm xã hội ở 48 doanh nghiệp với 8.293 lao động, là khoản thu lớn nhất so với các đơn vị khác. Chính vì vậy, Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì luôn chú trọng, quan tâm chặt chẽ đến tình hình thu Bảo hiểm xã hội tại khối doanh nghiệp. Hàng tuần, cán bộ Bảo hiểm xã hội đều phải xuống các cơ sở để đốc thu Bảo hiểm xã hội, tuyên truyền vận và tạo lập mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố. Ngay từ những ngày đầu năm Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tuyên truyền chế độ chính sách, đối chiếu tăng, giảm kịp thời, đối chiếu với quỹ tiền lương, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động trích nộp Bảo hiểm xã hội đúng quy định.
Bảng3: Tình hình thu Bảo hiểm xã hội ở khối DN Nhà nước
đóng trên địa bàn thành phố Việt Trì - Phú Thọ (2000 - 2004)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
DN TW
2.567
3.000
3.076
3.240
3.076
DN địa phương
5.180
6.378
6.373
11.658
12.404
Tổng
7.747
9.278
9.449
14.898
15.480
Theo số liệu trên bảng thì kết quả được trong công tác thu tại Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì là đáng khích lệ. Đặc biệt từ năm 2003 đến nay tổng số thu tăng rất cao ở cả 2 khối doanh nghiệp.
ở khối doanh nghiệp TW: Tăng 509 triệu đồng tức là tăng 19,8% so với năm 2000.
ở khối doanh nghiệp địa phương: Tăng 7.224 triệu đồng tức là tăng 139% so với năm 2000.
Điều này chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta khi triển khai mở rộng đối tương tham gia Bảo hiểm xã hội. Số lượng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội từ 8.064 lao động trong năm 2000 đã tăng lên 8.293 lao động vào năm 2004.
d. Công tác thu Bảo hiểm xã hội ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Hiện nay, tổng số lao động làm việc trên địa bàn thành phố Việt Trì thuộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 1.809 người thuộc diện bắt buộc tham gia Bảo hiểm xã hội theo điều lệ, chiếm 17,48%, còn lại 82,52% là đối tượng của Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trên thực tế, loại hình Bảo hiểm xã hội tự nguyện mới chỉ là hình thức, chưa được triển khai thực hiện. Đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc, mặc dù số người tham gia có xu hướng ngày càng tăng, nhất là trong những năm gần đây tốc độ tăng rất cao nhưng con số này vẫn còn thấp so với tiềm lực thực tế của khối đơn vị này.
Nhưng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực tế trên địa bàn thành phố thì đây chỉ là con số mà thành phố nắm được còn thực chất thì số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn rất nhiều. Theo điều tra mỗi năm từ 60 đến 70 doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì kết quả cho thấy trên25% doanh nghiệp( Công ty TNHH, Cty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân...) chưa tham gia Bảo hiểm xã hội hoặc chỉ đăng ký tham gia cho số ít cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Đây là tình trạng chung trong cả nước, của cả tỉnh Phú Thọ chứ không phải của riêng thành phố Việt Trì. Thực tế Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì cũng đã có nhiều biện pháp tích cực, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng, tổ chức khai thác nguồn thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh một cách khoa học; thường xuyên tổ chức vận động, tuyên truyền, hướng dẫn họ tham gia Bảo hiểm xã hội. Mặc dù, chưa khai thác được hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi cho lao động làm việc trong khối đơn vị này, song đã chứng tỏ sự khai thác đúng hướng của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Điều này thể hiện rõ nét qua bảng số liệu sau:
Bảng 4:Tình hình thu Bảo hiểm xã hội ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng trên địa bàn thành phố Việt Trì - Phú Thọ (2000 - 2004)
Năm
Số đơn vị đóng BHXH
(đơn vị)
Số lao động đóng BHXH
(Người)
Tổng số tiền thu BHXH
(Triệu đồng)
Tốc độ tăng trưởng
Tăng tuyệt đối
(Triệu đồng)
Tăng tương đối
(%)
2000
4
187
123
2001
15
346
282
159
129%
2002
24
628
410
128
45,4%
2003
84
1.869
2.282
1.872
456,5%
2004
147
2.628
3.374
1.092
47,092%
Theo số liệu trên, số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc thành phố Việt trì tham gia Bảo hiểm xã hội đã tăng rất nhanh qua các năm. Đặc biệt trong năm 2003 tăng 60 doanh nghiệp với việc tăng 1.241 lao động. Kéo theo tổng số tiền thu tăng 1.872 triệu đồng so với năm 2002 ứng với việc tăng 456,5%.
Đến năm 2004, tốc độ tăng vẫn được tiếp tục so với năm 2003 tăng 1.092 triệu đồng, tức là tăng 47,8% so với năm trước. Nhưng Bảo hiểm xã hội ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ đạt 123 triệu đồng thì đến năm 2004 đã là 3.374 triệu đồng, tăng 27,43 lần(tăng3.251 triệu đồng).
Tuy tỉ lệ thu Bảo hiểm xã hội ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh so với tổng thu Bảo hiểm xã hội còn thấp, nhưng sau khi thành phố tiếp quản và triển khai thì tỷ lệ này đã có tốc độ tăng nhanh chóng, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác thu Bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội thành phố. Trong năm 2000 thu Bảo hiểm xã hội ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 0,77% tổng số thu Bảo hiểm xã hội của thành phố, thì đến năm 2004 con số này đã lên tới 8,94%. Nhìn vào tốc đọ tăng trưởng này thì xu hướng thu Bảo hiểm xã hội ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo bởi đây là 1 trong những đối tượng mà Bảo hiểm xã hội quan tâm nhằm tăng thu Bảo hiểm xã hội và điều chỉnh tỷ lệ đóng góp phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội, việc làm trong thời gian tới.
e. Công tác thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ xã, phường:
Nghị định số 09/1998/NĐ - CP ngày 15/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/07/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường. Cán bộ xã tham gia đóng Bảo hiểm xã hội và hưởng chế độ hưu trí và mai táng phí là những cán bộ làm công tác Đảng, chính quyền và trưởng các đoàn thể, cán bộ chức danh chuyên môn là địa chính, tư pháp, tài chính – kế toán và Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã.
Mặc dù mới triển khai công tác này từ năm 2001 nhưng Bảo hiểm xã hội thành phố Việt trì cũng đã thực hiện tốt công tác thu Bảo hiểm xã hội ở khối đơn vị này.
Bảng 5: tình hình thu Bảo hiểm xã hội ở các xã, phường tại BHXH
thành phố Việt trì - Phú Thọ năm 2001 - 2004
Năm
Số lao động
(Người)
Số thu
(triệu đồng)
Tốc độ tăng trưởng
Tăng tuyệt đối
(Triệu đồng)
Tăng tương đối
(%)
2001
227
138
2002
223
140
2
1,45
2003
240
236
96
68,57
2004
234
218
-18
7,36
Với tổng số 17 phường, xã thuộc địa bàn thành phố, tổng số thu Bảo hiểm xã hội ở các phường, xã như trên của Bảo hiểm xã hội thành phố Việt trì là một kết quả đáng ghi nhận. Số người lao động làm trong khối dơn vị này tham gia Bảo hiểm xã hội năm sau nhiều hơn năm trước với tốc độ trung bình khoảng 8%. Đây là kết quả phản ánh hướng đi đúng đắn trong chính sách mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội của Đảng và Chính phủ.
Mặc dù vậy trong công tác thu Bảo hiểm xã hội ở khối nghành này còn gặp nhiều vướng mắc như việc chậm trễ trong công tác đối chiếu tăng giảm đối tượng, lập danh sách trích nộp Bảo hiểm xã hội. Điều này gây không ít khó khăn cho cán bộ thu. tuy nhiên kết quả thu vẫn đạt 100,085% kế hoạch được giao.
Nhìn chung, nguồn thu Bảo hiểm xã hội nằm chủ yếu ở khối cơ quan doanh nghiệp trung ương nói riêng và khối doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, do đặc thù của thành phố thì số đơn vị thuộc khối doanh nghiệp TW lại thấp nhất. Trong khi đó khối doanh nghiệp địa phương chiếm khoảng 55% so với tổng thu Bảo hiểm xã hội trong các năm và khối hành chính sự nghiệp chiếm khoảng 22% tổng thu Bảo hiểm xã hội. Nguồn thu ở các khối doanh nghiệp khác nhau có sự chênh lệch lớn như vậy là do trên địa bàn thành phố tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp địa phương tương ứng với nó là số lao động đông hơn rất nhiều so với các khối doanh nghiệp khác.
Bảng 6: Tình hình thu Bảo hiểm xã hội và cơ cấu % giữa các đơn vị tại thành phố Việt Trì năm 2000-2004.
Năm
Khối đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
1.Hành chính sự nghiệp(Trđ)
7.783
9.505
9.841
15.865
17.476
Cơ cấu(%)
46,48
49,06
49,15
47,32
46,59
2.DN Nhà nước (Trđ)
7.747
9.278
9.449
14.898
15.480
Cơ cấu (%)
46,27
47,89
47,19
44,431
41,266
3.DN ngoài quốc doanh (Trđ)
123
282
410
2.282
3.374
Cơ cấu (%)
0,73
1,46
2,05
6,81
8,99
4. DN có VĐTNN (Trđ)
976
171
181
249
928
Cơ cấu(%)
5,828
0,88
0,90
0,74
2,48
5.Xã, phường (Trđ)
138
140
236
254
Cơ cấu (%)
0,69
0,71
0,69
0,70
0,68
Tổng (Trđ)
15.774
19.374
20.021
33.530
37.512
Qua số liệu tổng hợp thu Bảo hiểm xã hội tại thành phố, có thể nói khối doanh nghiệp quốc doanh đã đóng góp nhiều nhất vào quỹ Bảo hiểm xã hội. Trên thực tế, tại địa bàn quản lý của thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp quốc doanh. Mặt khác, với vai trò là một thành phố duy nhất của tỉnh, thành phố Việt Trì phải quản lý rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp nhà nước là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, số tiền thu Bảo hiểm xã hội từ khối doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm(từ 46,267% trong năm 2000 xuống 41,266% trong năm 2004), mặc dù số tiền thu thực tế vẫn tăng(từ 7.747 triệu đồng trong năm 2000 lên đến 15.480 triệu đồng). Nguyên nhân là do tốc độ khai thác Bảo hiểm xã hội ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh chóng(từ 123 triệu đồng chiếm 0,73% tổng thu trong năm 2000 lên đến 3.374 triệu đồng chiếm 8,99% tổng thu).
Tốc độ tăng thu Bảo hiểm xã hội tại khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã làm thay đổi rõ nét cơ cấu nguồn thu quỹ Bảo hiểm xã hội tại thành phố Việt Trì. Nó không những làm cho cơ cấu % tại khối doanh nghiệp quốc doanh giảm mà còn làm giảm tỷ trọng thu Bảo hiểm xã hội tại khối hành chính sự nghiệp. Hy vọng trong những năm tới tỷ trọng và tổng thu tại khối doanh nghiệp còn tăng mạnh mẽ hơn nữa sau khi đối tượng bắt buộc được mở rộng và đối tượng tự nguyện được khuyến khíc. Mặt khác, với những kinh nghiệm tích luỹ được trong những năm thực hiện thắng lợi tại khu vực doanh nghiệp này, các cán bộ thu tại Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì sẽ còn làm tốt hơn nữa.
Đối với những đơn vị ngoài công lập và cán bộ xã, phường thì mới được thành phố thực hiện thu từ năm 2000 nhưng đã có những thành công bước đầu. Số tiền thu Bảo hiểm xã hội và cơ cấu % đều tăng lên từng năm chứng tỏ một tiềm năng không nhỏ còn chưa được khai thác triệt để trong những khối doanh nghiệp này.
2.Đánh giá kết quả thu BHXH tại BHXH thành phố Việt Trì -Phú Thọ
Qua các số liệu trên đã thấy được kết quả quản lý và khai thác thu phí Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì được tăng cả về số lượng đầu mối tham gia và số lượng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội cũng như số phí thu được năm sau cao hơn năm trước. Nếu như vậy, thì không có gì cần phải đề cập đến tình hình thu Bảo hiểm xã hội và quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Nhà nước.Với số liệu sau đây sẽ nói lên vấn đề gì về thu Bảo hiểm xã hội tại thành phố Việt Trì trong 1 số năm gần đây.
Bảng 7:Tình hình nợ đọng phí Bảo hiểm xã hội từ quý II năm 1995 đến năm 2004
Năm
Tổng quỹ lương
Số phải thu
Số phí BHXH còn nợ đọng
Tỷ lệ nợ đọng
(%)
IV 95
40.402
2.575
2.283
10,9
1996
46.698
12.232
3.443
28,1
1997
66.227
17.152
4.731
27,6
1998
70.909
20.073
5.775
28,7
1999
74.664
20.968
4.071
19,4
2000
79.265
15.814
3.863
24,4
2001
97.084
19.370
3.018
15,6
2002
100.720
20.079
2.492
12,4
2003
147.719
33.709
2.670
7,9
2004
154.672
37.728
2.514
6,66
Điều cần đề cập đến thông qua số thu Bảo hiểm xã hội mà Bảo hiểm xã hội thành phố Việt trì là vấn đề nợ đọng phí Bảo hiểm xã hội của các cơ quan và doanh nghiệp. Từ quý IV năm 1995 đến năm 1998 số phí Bảo hiểm xã hội còn nợ đọng còn lớn, năm sau cao hơn năm trước( 283 triệu đồng quý IV năm 1995 lên 5.775 triệu đòng năm 1998 tăng gấp 20,4 lần, giá trị tuyệt đối tăng 5.492 triệu đồng, tỷ lệ nợ đọng năm 1998 lên tới 28,7%). bắt đầu từ năm 199 đến nay, tình trạng nợ đọng đã giảm xuống đáng kể. Song vẫn ở mức cao. Tính đến tháng 12 năm 2004 số phí Bảo hiểm xã hội còn nợ đọng là 2.514 triệu đồng chiếm 6,66%. Mặc dù, đã giảm từ 28,7% xuống 6,66% là một bước tiến cũng như sự nỗ lức của cán bộ thu trong cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì.
Để giảm số phí nợ đọng Bảo hiểm xã hội xuống thấp hơn nữa. Chúng ta cần tìm rõ nguyên nhân và sớm có giải pháp thích hợp để giải quyết sự tồn đọng trên.
Nhìn chung, tình hình thu Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì thì số đơn vị thực hiện tốt thường chiếm 2/3 tổng số đơn vị do thành phố quản lý. Số đơn vị nợ đọng năm 2004 giảm 3.261 triệu đồng so với năm 1998. Một số đơn vị nợ đọng kéo dài có số nợ lớn đến nay cũng đã trích nộp đầy đủ...Sở dĩ có được kết quả như trên là do nhận thức của các uỷ ban, chính quyền, người sử dụng lao động và người lao động về Bảo hiểm xã hội một cách tích cực, nhất là sau khi có chỉ thị 15 – TW của Bộ chính trị, chỉ thị 11 của tỉnh và chỉ thị của thành phố Việt Trì. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của các cán bộ trong cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì, mà tiêu biểu là đội ngũ cán bộ thu đã làm tốt công tác thu và đốc thu trong thời gian qua. Với những kết quả đạt được đó đã góp phần làm giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước trong việc chi Bảo hiểm xã hội, để ngân sách nhà nước dành nguồn đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết khác. Hơn nữa, nguồn chi trả Bảo hiểm xã hội cho người lao động hoàn toàn có thể chủ động mà không phụ thuộc vào sức ép của ngân sách.
Bên cạnh những dấu hiệu khả quan trong công tác thu thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: Một số doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đông công nhân, gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, không có khả năng đóng Bảo hiểm xã hội, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu Bảo hiểm xã hội. Số đơn vị đóng chậm từ 1 đến 2 quý thường chiêm khoảng 30%, thường xuyên có 20 đến 25 đơn vị nợ trên 100 triệu đồng. Ngoài ra một số đơn vị sản xuất kinh doanh tương đối ổn định nhưng cố ý nộp chậm để chiếm dụng vốn. Việc báo cáo tăng giảm và đối chiếu mức đóng của một số đơn vị chưa kịp thời. Nhiều chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tư nhân cố tình không đăng ký danh sách lao động thuộc diện phải đóng Bảo hiểm xã hội theo luật định hoặc là có đăng ký song chưa làm tốt công tác trích nộp Bảo hiểm xã hội, như cố tình dây dưa, trây ỳ, khai báo sai về số lao động. Mặt khác còn một số không nhỏ các đơn vị luôn chậm chễ trong việc đối chiếu kết quả thu cuối năm gây khó khăn không nhỏ cho việc quyết toán thu Bảo hiểm xã hội.
*Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:
-Do nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, cộng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam á năm 1998 để lại, khiến cho một số doanh nghiêp gặp khó khăn, không thích ứng với điều kiện kinh tế mới; nên đã dẫn đến làm ăn thua lỗ, không có khả năng đóng Bảo hiểm xã hội.
-Về cơ sở pháp lý, mặc dù cơ sở pháp lý cho sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm xã hội để điều chỉnh các quan hệ về Bảo hiểm xã hội và giữa Bảo hiểm xã hội với các thể chế khác. Việc thiếu công cụ pháp luật một mặt làm hạn chế tính hiệu lực của Bảo hiểm xã hội, một mặt khác nảy sinh sự bất công bằng giữa những người lao động và doanh nghiệp có tham gia Bảo hiểm xã hội với đối tượng không tham gia, qua đó góp phần làm môi trường cạnh tranh không bình đẳng, tác động tiêu cực ở cả 2 mặt kinh tế và xã hội.Chẳng hạn do chưa có luật Bảo hiểm xã hội nên việc xử lý các doanh nghiệp không đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động mang tính chất như: Khiển trách, phạt tiền...gây sự bất bình đối với các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ Bảo hiểm xã hội. Trên thực tế, các trường hợp sai phạm trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội rất đa dạng như: Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng tài chính đãp ứng việc thu Bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo hiểm xã hội, người lao động đã đóng Bảo hiểm xã hội nhưng doanh nghiệp lại không đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động, khai gian tiền lương để giảm tiền đóng Bảo hiểm xã hội...Nhưng cho đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu.
-Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội còn hạn hẹp(chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động có việc làm), các đơn vị kinh tế tư nhân, cá nhân...hầu như không tham gia.
-Nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh khó khăn kéo dài, nợ đọng Bảo hiểm xã hội ngày càng lớn nhưng vẫn không được loại trừ khi giao kế hoạch.
-Một số doanh nghiệp ( cả Nhà nước và tư nhân) có biểu hiện cố tình chiếm dụng tiền đóng Bảo hiểm xã hội, cán bộ Bảo hiểm xã hội đã đôn đốc, kiểm tra, thanh tr nhiều lần nhưng không có kết quả.
-Số đơn vị ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố không đăng ký theo địa chỉ ban đầu gây khó khăn trong công tác khai thác và quản lý của Bảo hiểm xã hội thành phố.
-Số đơn vị, số lao động tham gia Bảo hiểm xã hội lớn nhưng cán bộ thu ít (chưa cân đối với các huyện khác). Bên cạnh đó kinh phí hỗ trợ thu không đến được các bộ phận trực tiếp làm Bảo hiểm xã hội của đơn vị do hầu hết các đơn vụ đều nhập vào quỹ cơ quan nên tác dụng động viên không cao.
-Các đơn vị đóng trên địa bàn thành phố thường ỷ lại vào các cán bộ Bảo hiểm xã hội trong việc báo cáo tăng, giảm và công tác đối chiếu mức đóng làm cho các cán bộ thu Bảo hiểm xã hội phải làm việc rất căng thẳng. Vấn đề đặt ra là cơ quan Bảo hiểm xã hội nên yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động làm việc với thái độ đúng đắn, tự giác, trên tinh thần hợp tác, đồng thời cho họ thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc đóng Bảo hiểm xã hội.
-Nhiều doanh nghiệp đăng ký đóng Bảo hiểm xã hội chỉ mang tính chất đối phó, chỉ đóng cho bộ máy quản lý mà không đóng cho người lao động trực tiếp sản xuất.
-Cơ quan Bảo hiểm xã hội là người chịu trách nhiệm thu Bảo hiểm xã hội nhưng lại không có thẩm quyền trực tiếp kiểm tra doanh nghiệp mà bắt buộc phải thông qua sự phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan.
- Bảo hiểm xã hội đang trong quá trình đổi mới, nhiệm vụ của các cơ quan Bảo hiểm xã hội nói chung và Bảo hiểm xã hội thành phố Việt trì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34072.doc