PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH HÀ NỘI 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH HÀ NỘI 3
1.1.1 Lịch sử hình thành của Xí nghiệp. 3
1.1.2 Quá trình phát triển của Xí nghiệp. 4
1.2 KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH CỦA XÍ NGHIỆP TRONG NĂM GẦN ĐÂY. 6
1.2.1 Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả kinh doanh của Xí nghiệp 6
BẢNG 1: KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN SỬA CHỮA CỦA XÍ NGHIỆP 7
BẢNG 2: CHỈ TIÊU ĐẦU XE VẬN DỤNG 8
Tổng doanh thu năm 2002 10
BẢNG 4: TỔNG CHI PHÍ CỦA XÍ NGHIỆP 10
Cộng 11
1.2.2 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong thời gian qua: 11
Thực hiện 15
BẢNG 6: CHỈ TIÊU ĐẦU XE VẬN DỤNG NĂM 2003 16
1.2.3 Công tác kinh doanh ngoài sản xuất chính: 23
1.2.4 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 23
1.3 KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN 26
1.3.1 Kinh nghiệm các doanh nghiệp trong nước 26
1.3.2 Kinh nghiệp nước ngoài 26
CHƯƠNG II 27
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG 27
Ở XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH HÀ NỘI 27
2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA XÍ NGHIỆP ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG Ở XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH HÀ NỘI 27
2.1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực 27
2.1.2 Bộ máy quản trị của Xí nghiệp vận dụng toa xe khách: 31
SƠ ĐỒ 1: VỊ THẾ CỦA XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH TRONG NGÀNH ĐƯỜNG SẮT 36
2.1.3 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 38
2.1.4 Đặc điểm về tổ chức sản xuất 38
Đặc điểm bảo đảm đầu vào 39
2.1.5 Đặc điểm về thiết bị công nghệ 41
2.1.6 Đặc điểm về tài chính 43
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG VỀVẬT CHẤT Ở XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH HÀ NỘI 44
2.2.1 Tiền lương ở Xí nghiệp 44
2.2.2 Tiền thưởng ở Xí nghiệp 52
2.2.3 Phúc lợi xã hội ở Xí nghiệp 54
TT 57
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG PHI VẬT CHẤT Ở XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH HÀ NỘI 58
2.3.1 Môi trường làm việc 58
2.3.2 Văn hoá doanh nghiệp 59
2.3.3 Đời sống tinh thần của người lao động 59
2.3.4 Đào tạo phát tiển lao động 59
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG Ở XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH HÀ NỘI 60
2.4.1 Những thành công 60
2.4.2 Những hạn chế 61
2.4.3 Nguyên nhân 62
CHƯƠNG III 64
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG Ở XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH HÀ NỘI 64
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI 64
3.1.1 Định hướng chung 64
3.2 NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG Ở XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH HÀ NỘI 66
3.2.1 Quan điểm cơ bản cần quán triệt 66
3.2.2 Phương hướng cơ bản khi hoàn thiện công tác thù lao lao động ở Xí nghiệp. 69
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG Ở XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH HÀ NỘI 71
3.3.1 Nhóm các giải pháp chuyên môn, nghiệp vụ 71
3.3.2 Các giải pháp về tiền lương: 72
3.3.3 Các giải pháp tiền thưởng: 74
3.3.4 Các giải pháp về công tác bảo hiểm: 75
3.3.5 Hoàn thiện công tác tổ chức lao động, chế độ chính sách, đời sống cán bộ công nhân viên Xí nghiệp 76
3.3.6 Duy trì và tăng cường công tác kiểm tra: 77
3.3.7 Một số giải pháp khác: 77
3.4 KIẾN NGHỊ 81
3.4.1 Đối với Công ty vận tải hành khách đường sắt HN 81
3.4.2 Kiến nghị với nhà nước 81
KẾT LUẬN 83
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thù lao lao động ở Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Quản lý hồ sơ, lý lịch toa xe, đề xuất kế hoạch sửa chữa toa xe.
+ Chỉ đạo kỹ thuật toa xe, máy móc thiết bị, nghiệm thu chất lượng các thiết bị.
+ Giao tiếp toa xe.
Phó giám đốc Tổng hợp:
+ Chức năng: Phó giám đốc tổng hợp là người tham mưu cho giám đốc Xí nghiệp trong các mặt công tác.
+ quản lý hành chính, đời sống, y tế, bảo vệ quân sự, do vậy chức năng cụ thể là: tổ chức tiếp nhận lưu trữ, luân chuyển công văn và chỉ thị của Xí nghiệp và của cấp trên đến các đơn vị trong Xí nghiệp .
+ Tổ chức đón tiếp khách của Xí nghiệp
+ quản lý tốt tài sản và các trang thiết bị được trang bị cho nhà làm việc.
+ Đôn đốc kiểm tra công tác dịch vụ đời sống của các đơn vị trong Xí nghiệp ở phạm vi cho phép.
+ Tổng hợp thông tin tuyên truyền sản xuất góp phần đẩy mạnh sản xuất.
+ Tham mưu cho hội đồng thi đua Xí nghiệp trong công tác khen thưởng thi đua. Viết báo sơ kết các đợt thi đua của Xí nghiệp .
Phòng kế hoạch vật tư: Là phòng tổng hợp tham mưu trưởng trong lĩnh vực sản xuất; mọi hoạt động của Xí nghiệp từ khâu đầu đến khâu cuối do phòng tham mưu.
Chức năng: Là phòng tham mưu chỉ đạo mọi hoạt động của Xí nghiệp .
Tham mưu chỉ đạo 4 mảng lớn của Xí nghiệp đó là:
+ Tham mưu chỉ đạo đủ đầu xe vận dụng.
+ Tham mưu chỉ tiêu khoán doanh thu và phục vụ ăn uống trên tàu.
+ Tham mưu về kinh doanh dịch vụ và đời sống của cán bộ công nhân viên Xí nghiệp .
+ xây dựng toàn bộ kế hoạch sản xuất và kế hoạch chi phí vật tư, nguyên vật liệu, xây dựng cơ bản, các chi phí trong Xí nghiệp.
+ Theo dõi kết quả hàng tháng, quý, năm.
+ Trực tiếp chỉ đạo, thống kê phân tích công tác khoán tổng doanh thu của Xí nghiệp.
+ Trực tiếp tham mưu cho giám đốc Xí nghiệp trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế.
Nhiệm vụ: Lập kế hoạch sửa chữa mạng điện, kế hoạch cấp nước cho sản xuất.
+ chi phí nguyên vật liệu, xây dựng cơ bản, chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí tiền lương, chi phí giáo dục, bảo hộ lao động.
+ Chỉ đạo và thực hiện chỉ tiêu hợp lý, đảm bảo cơ bản yêu cầu của công tác sản xuất, sửa chữa toa xe.
+ Theo dõi kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất hàng tháng, quý, năm của Xí nghiệp, kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
+ Thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê tài sản. Từ đó có kế hoạch bổ sung, không gây lãng phí cho công quỹ. Làm báo cáo tổng kết 6 tháng và hàng năm của Xí nghiệp.
+ Xây dựng giá thành cho sản phẩm
Phòng kỹ thuật nghiệp vụ: Là phòng tham mưu cho giám đốc, nắm vững và quản lý kỹ thuật nghiệp vụ ở các trạmg công tác trên tàu nói chung và đội ngũ Trưởng tàu, khâu phục vụ nói riêng.
Nắm vững tinh thần sản xuất ở hiện trường, kịp thời đề xuất các biện pháp quản lý nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, đảm bảo an toàn chạy tàu.
Nhiệm vụ chính là kiểm soát và củng cố lại tất cả các văn bản về nghiệp vụ trên tàu, ra các bài nghiệp vụ cho các trạm công tác trên tàu, chỉ đạo công tác kiểm tra báo cáo tiền vé của trưởng tàu.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ về kỹ thuật toa xe, kỹ thuật nghiệp vụ vận tải.
SƠ ĐỒ 1: VỊ THẾ CỦA XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH TRONG NGÀNH ĐƯỜNG SẮT
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI
CÔNG TY VẬN TẢI HÀNG HOÁ
CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SÀI GÒN
XN VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH HÀ NỘI
CÁC XÍ NGHIỆP THÀNH VIÊN
CÁC XÍ NGHIỆP THÀNH VIÊN
CÁC XÍ NGHIỆP THÀNH VIÊN
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC TỔNG HỢP
PHÓ GIÁM ĐỐC NGHIỆP VỤ CHẠY TÀU
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT TOA XE
PHÓ GIÁM ĐỐC
DỊCH VỤ SX PHỤ
Phòng
Tổng hợp
Phòng
TC-KT
Phòng
KHKD-VT
Phòng
Qlý vận dụng
Phòng
Tổ chức lao động
Phòng
Kỹ thuật nghiệp vụ
Trạm CTTT
Hà Nội
Trạm CTTT thống nhất - LVQT
Trạm CTTT
Yên Bái
Trạm CTTT
Thanh Hoá
Trạm CTTT
Vinh
Phân đoạn KCCB toa xe
Phân xưởng CĐ lạnh
Trạm DV&X SX thức ăn CBS
CÁC TỔ TÀU VÀ TỔ SẢN XUẤT
2.1.3 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách là một Xí nghiệp mang tính chất đặc thù của ngành đường sắt. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là sửa chữa, chỉnh bị, vận dụng các toa xe khách theo chỉ tiêu của Liên hiệp ĐSVN và phục vụ hành khách trên các đoàn tàu khách thuộc các tuyến đường sắt thuộc khu vực Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I (đối với tàu địa phương), và đi suốt Bắc – Nam (đối với các đoàn tàu thống nhất).
- Mặt hàng kinh doanh của Xí nghiệp: là một Xí nghiệp chủ yếu là làm công tác phục vụ hành khách đi tàu đi đến nơi về đến chốn an toàn về sửa chữa và tính mạng. Nên đòi hỏi các toa xe chở khách phải sạch đẹp, chất lượng chạy an toàn, con người phục vụ được đào tạo cơ bản về mọi mặt như phong cách phục vụ, giao tiếp với hành khách nhiệt tình.
- Về công tác khám chữa chỉnh bị toa xe: Nguồn hàng kinh doanh của Xí nghiệp là những toa xe tốt được đưa ra phục vụ hành khách.
sản phẩm của ngành đường sắt là vận tải hành khách, sản lượng được tiníh là hành khách/km và tấn/km hàng hoá hành lý bao gửi. Nhưng muốn vận chuyển hành khách thì cần đến 5 bộ phận cùng làm việc mới tạo ra được sản phẩm đó, và sản phẩm đó là đầu máy, toa xe, thông tin tín hiệu, cầu đường, nhà ga. Do đó sản phẩm của đường sắt được phân ra nhiều công đoạn mà mỗi bộ phận sẽ hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công đoạn của mình theo quy định của ngành đường sắt. Hoạt động chính của Xí nghiệp là quản lý, khai thác các đoàn tàu nên sản phẩm công đoạn của Xí nghiệp là đầu xe vận dụng và khoán doanh thu.
2.1.4 Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Quy trình tác nghiệp của xe vận dụng: khi đoàn tàu về đến ga được dồn vào các đường chuyên dùng trong khu chỉnh bị để kiểm tra sửa chữa các công việc cụ thể như:
- Kiểm tra phần gầm: kiểm tra bơm mỡ, làm dầu, khám hãm.
- Phần toa xe:
+ Kiểm tra phần điện, thay ắc quy
+ Kiểm tra toàn bộ các ghế, giường, các toa xe bị hư hỏng
+ Kiểm tra hệ thống quạt, điện, nước
+ Xông nạp điện cho các tủ điện trên tàu
+ Cấp nước lên các toa xe
+ Vệ sinh toa xe.
Đối với xe chờ vận dụng: Đối với các toa xe này hàng ngày đều có các nhân viên trông coi và bảo dưỡng thường xuyên. Khi có các toa xe đang vận dụng đến hạn phải vào sửa chữa (thường là 6 tháng 1 lần) thì mới đưa các toa xe này ra vận dụng. Vì liên tục quay vòng toa xe như vậy nên số toa xe chờ vận dụng ít khi bị biến động, trừ khi đột xuất phải bố trí các toa xe đi công vụ hoặc lập thêm tàu trong dịp lễ, tết.
Thay thế các loại thiết bị toa xe của các đoàn tàu do Xí nghiệp quản lý đi và về tại các ga Hà Nội.
Đặc điểm bảo đảm đầu vào
Do nhu hợp pháp vật tư hàng hoá của Xí nghiệp vận dụng toa xe khách chủ yếu là vật tư để sửa chữa, tân trang, nâng cấp các đoàn tàu khách. Mà chủ yếu các vật tư đó đều là các vật tư đặc chủng chuyên ngành để sửa chữa các toa xe khách theo định kỳ và đột xuất. Các vật tư này đều được phân bổ, điều động của Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I và ĐSVN. Ngoài ra theo kế hoạch trên giao Xí nghiệp các kế hoạch hàng tháng, quý, năm theo kế hoạch sửa chữa định kỳ để hợp đồng cung ứng với một số nhà máy Xí nghiệp khác để đáp ứng kịp thời cho việc sửa chữa toa xe để cung cấp ra hiện trường phục vụ trong các đoàn tàu.
Đầu tư, dự trữ dụng cụ, thiết bị phục vụ sản xuất: để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách đi tàu và đáp ứng theo nhu cầu phục vụ của hành khách đi tàu. Theo quy định Xí nghiệp phải lập kế hoạch vật tư phục vụ hành khách như: chăn ga, chiếu, gối, rèm, mành, đèn tín hiệu, pháo phòng vệ v..v..
Toàn bộ việc đầu tư, mua sắm các vật tư để phục vụ sản xuất như sửa chữa toa xe, phục vụ hành khách đều phải thực hiện theo kế hoạch hàng tháng, năm, quý cho từng toa xe, con người phục vụ, hành khách và các mặt sinh hoạt, ăn uống trên các đoàn tàu đều do Xí nghiệp điều động hoặc Xí nghiệp xin và lập kế hoạch để làm hợp đồng mua bán, cung ứng theo sự chỉ đạo của Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I.
Một số mặt hàng (vật tư đặc chủng) để đáp ứng nhu cầu sản xuất kịp thời cho việc sản xuất sửa chữa toa xe chất lượng cao, an toàn phục vụ hành khách, Xí nghiệp luôn có kế hoạch mua sắm, dự trữ các loại vật tư cần thiết để phục vụ cho sửa chữa và phục vụ hành khách kịp thời bằng cách: lập kế hoạch mua sắm lưu trữ các loại vật tư dự trữ để sẵn sàng phục vụ sản xuất đột xuất cũng như sửa chữa định kỳ.
Theo định kỳ lập kế hoạch mua sắm, dự trữ các loại dụng cụ phục vụ hành khách trên các toa xe như chăn, ga, chiếu gối... để tăng cấp thay thế cho các đoàn tàu theo quy định của Xí nghiệp LH1.
Ngoài ra hàng tháng, quý, năm còn lên các kế hoạch tu sửa, trang bị nơi làm việc như vật tư sửa chữa nhà xưởng, nơi làm việc, dụng cụ văn phòng như bàn, ghế, tủ, máy móc thiết bị.
SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO CHỨC NĂNG
Hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp
Nhóm chức năng sản xuất (1.685 người)
Chiếm 85,2%
Chức năng quản lý sản xuất (85 người)
Chiếm 4,3%
Sản xuất chính
1.602
(95,O7%)
Sản xuất phụ
83 người
(4,9%)
Cán bộ quản lý 41người (27,9%)
- Giám đốc
- P.G đốc
- Trưởng, phó phòng ban
- Quản đốc P.Q đốc
Nhân viên gián tiếp 147người (73.1%)
- Phòng ban
2.1.5 Đặc điểm về thiết bị công nghệ
Với diện tích mặt bằng của Xí nghiệp là: 32.000m2, trong đó diện tích nhà làm việc là 15.000m2, còn lại 17.000m2 là khu vực nhà xưởng và 6 đường tàu chuyên dùng để dồn các đoàn tàu có tại ga Hà Nội vào để chuẩn bị trước khi vận dụng. Khám, sửa chữa, chỉnh bị trên 500 toa xe.
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách chủ yếu là hai khối:
- Khối sửa chữa chỉnh bị toa xe
- Khối phục vụ vận tải theo tàu
Đặc điểm về máy móc thiết bị của Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội
1-Máy móc, thiết bị phục vụ vận tải:
Xưởng chế biến thức ăn sẵn: Hiện xưởng đã đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO9001 và HACCAP vào để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm các xuất ăn trên tàu.
Dây chuyền sản xuất nứoc tinh lọc, đóng gói khăn, tăm...
Dây chuyền giặt, là công nghiệp chăn, ga, gối...
2- Máy móc thiết bị phục vụ công tác khám, sửa chữa, chỉnh bị toa xe:
2.1- Gian cơ khí:
Máy tiện T616
Máy hàn gờ bánh xe
Máy khoan cần
Máy cắt, đột
Máy tiện trục bánh xe
Máy dò vết nứt
Máy thử van hãm
Máy thử các chi tiết của giá chuyền hướng lò xo không khí
Máy hàn
Hệ thống cầu trục 2T trong gian sửa chữa cơ khí.
Các máy móc trên để gia công, sửa chữa các thiết bị, phụ tùng của toa xe.
2.2- Gian sửa chữa máy phát điện:
Máy cân bơm cao áp
Máy cân chỉnh súp páp, kim phun
Máy thử công suất
Máy đo áp suất buồng đốt
Máy nén khí
Hệ thống cầu trục 1,5T
Các công cụ đo kiểm tra
2.3- Gian sửa chữa điều hoà không khí:
Máy kiêm t tra các thông số kỹ thuật của máy điều hoà không khí
Máy nạp ga
Máy hàn đường ống
Các dụng cụ đo kiểm
3- Các thiết bị đặt tại sân ga:
- Hệ thống thử hãm sân ga: Máy gió ép, máy thử hãm đoàn tàu, hệ thống đường ống.
Máy xông nạp điện sân ga: 20 máy
Máy hàn : 05 máy
Máy phun rửa, vệ sinh toa xe: 05 máy
Các ôtô vận chuyển vật tư, xuất ăn, chăn, ga...
4- Các thiết bị văn phòng:
Máy tính xách tay: 03 chiếc
Máy tính văn phòng: 30 chiếc (đã nối mạng LAW)
Máy phôtôcopy: 02 chiếc
Nhìn chung mặc dù hàng năm nghành đường sắt đã đầu tư và bổ sung thiết bị để phục vụ sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ so với khối lượng công việc mà Xí nghiệp phải đảm nhận, bởi máy móc thiết bị cũ chưa được thay thế, nhà xưởng còn chật trội. Hao phí sức lao động còn qua lớn nên hiệu quả công việc chưa cao, nhất là các dịp chiến dịch vận tải hè tết các toa xe ra vận dụng nhiều.
2.1.6 Đặc điểm về tài chính
Phần doanh thu: được thực hiện theo nguyên tắc: cấp trên (Công ty vận tải đường sắt Hà Nội), căn cứ vào biểu đồ chạy tàu, phương án bán vé, giá cước, tình hình luồng khách và phần thực hiện của Xí nghiệp trong kỳ kế hoạch được điều chỉnh kế hoạch cho kỳ sau để kỳ sau xét duyệt thành kế hoạch. Nếu thực hiện dưới mức đó coi như không hoàn thành kế hoạch và bị cắt giảm chi phí.
Về phần đầu xe vận dụng:
Căn cứ chỉ tiêu khối lượng được giao, lập kế hoạch tài chính theo các yếu tố chi phí sản xuất trình Công ty duyệt.
Cấp trên thanh toán cho Xí nghiệp theo toàn bộ chi phí chỉnh bị toa xe, phần chi phí được xây dựng theo 7 yếu tố:
+ Tiền lương
+ Tiền bảo hiểm
+ Vật liệu
+ Nhiên liệu
+ Điện nước
+ Khấu hao
+ Chi phí khác.
(Chi phí khác gồm toàn bộ chi phí bằng tiền), ngoài các yếu tố trên.
Về phần giá thành: Xí nghiệp tính toán dựa trên cơ sở tổng chi phí theo các yếu tố chi và khối lượng toa xe vận dụng.
Trong tình hình vận tải hiện nay việc tính giá thành của ngành đường sắt không mang ý nghĩa thực tế bởi vì giá thành vận tải đang rất lớn so với giá cước, được Nhà nước cho phép lỗ và được bù lỗ.
Số doanh thu không phải là số doanh thu thực của Xí nghiệp mà Xí nghiệp chỉ thực hiện quyền được thu do cấp trên giao cho vì doanh thu này là 5 bộ phận cấu thành lên. Còn tất cả các chi phí đều là chi phí thật cho các đầu xe vận dụng.
Số toa xe vận dụng của Xí nghiệp là 500 xe, bao gồm số xe đang vận dụng và số xe dự phòng.
Công tác quẩn lý tài chính: trên cơ sở thực hiện các qui chế của cấp trên, thực hiện thanh quyêt toán các khoản thu, chi dúng nguyên tắc nộp thuế với nhà nước đầy đủ.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG VỀVẬT CHẤT Ở XÍ NGHIỆP VẬN DỤNG TOA XE KHÁCH HÀ NỘI
2.2.1 Tiền lương ở Xí nghiệp
2.2.1.1 Chế độ tiền lương
Theo kế hoạch giao về tổng số xe vận dụng, theo biểu đồ chạy tàu Thống nhất, địa phương, LVQT của Liên hiệp ĐSVN và Xí nghiệp liên hợp 1 giao cho Xí nghiệp và phân bổ quỹ tiền lương cho Xí nghiệp theo sản phẩm công đoạn:
Toa xe khách vận dụng tàu Thống Nhất
Toa xe khách dự trữ tàu Thống nhất và tàu địa phương
Tiền thu hành khách, hành lý tàu Thống nhất và địa phương của Công ty vận tải HKĐSHN.
Số chuyến tàu áp tải kỹ thuật .
Số xe phải trông coi.
Số lượng sữa chữa toa xe lâm tu cắt móc.
Số lượng chất lượng từng chủng loại phụ tùng sản xuất.
Các nhiệm vụ sản xuất khác.
Thực hiện phân phối tiền lương theo lao động,công khai dân chủ.Tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong Xí nghiệp, không sử dụng vào mục đích khác. Quĩ tiền lương được quyết toán vào năm tài chính. Nguồn tiền lương nào được hoạch toán vào nguồn quỹ lương đó. Tiền lương phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của từng người lao động, từng bộ phận. Những người thực hiện các công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp thì được trả lương cao.
Quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian ít nhất bằng: 80% tổng quĩ lương.
Đơn giá tiền lương sản phẩm công đoạn:
Lương bộ phận xe vận dụng
(trừ lương chuyến tàu Thống Nhất)
+ % lương quản lý bổ trợ
Vxe vận dụng tàu TN =
Số xe vận dụng tàu Thống Nhất kỳ kế hoạch
% lương khối tàu Địa phương
+ % lương quản lý, bổ trợ
Vxe vận dụng tàu Đ/phương =
Số xe vận dụng tàu
địa phương kỳ kế hoạch
% lương khối tàu địa phương
% lao động, P/vụ
Vtiền thu HKĐ/phương =
Tiền thu hành khách tàu
địa phương kỳ kế hoạch
V chuyến tàu Thống nhất được quy định như sau:
+ Tàu S1/2 = 10.000.000 đ/chuyến
+ Tàu S3/4 = 11.500.000 đ/chuyến
+ Tàu S5/6, S7/8, S9/10, S11/12 = 12.320.000 đ/chuyến
+ Quỹ lương Xí nghiệp vận dụng toa xe khách:
QLXK = QLxe vận dụng tàu TN+ĐP + QLkhoán thu tàu ĐP + QLkhoán chuyến tàu
2.2.1.2 Hình thức trả lương
Tiền lương là phần tiền mà người lao động nhận được khi trao đổi sức lao động của mình với người sử dụng lao động. Tiền lương là một phần quan trọng cấu thành thu nhập của người lao động, là nguồn thu nhập chủ yếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động, khuyến khích người lao động làm việc đạt năng xuất, hiệu quả cao. Nhận thức được điều đó Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội đã căn cứ vào kết quả kinh doanh của Xí nghiệp, vận dụng hợp lý chế độ lương đối với người lao động trong Xí nghiệp:
Theo kế hoạch giao về tổng số xe vận dụng, theo biểu đồ chạy tàu Thống nhất, địa phương, LVQT của Công ty vận tải hành khách Hà Nội giao cho Xí nghiệp và phân bổ quỹ tiền lương cho Xí nghiệp theo sản phẩm công đoạn:
- Toa xe khách vận dụng tàu Thống Nhất.
- Toa xe khách dự trữ tàu Thống nhất và tàu địa phương.
- Tiền thu hành khách, hành lý tàu Thống nhất và địa phương của Công ty vận tải HKĐSHN.
Tổng quỹ lương của Xí nghiệp: 22.870.272.000đ
+ So với năm 2002: tăng lên 110,73%
+ Lương bình quân của CBCNV là: 1.400.000đ/người – tháng
Căn cứ kế hoạch sản xuất của Xí nghiệp được Công ty giao. Để hoàn thành nhiệm vụ chung của Xí nghiệp. Xí nghiệp giao sản phẩm cho các đơn vị như sau:
a)- Phân đoạn khám chữa chỉnh bị toa xe:
Xí nghiệp sẽ khoán quỹ lương đến từng tổ sản xuất, trên cơ sở phân đoạn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất được giao: ngày xe vận dụng tàu Thống nhất, ngày xe vận dụng tàu địa phương; ngày chờ xe vận dụng tàu Thống Nhất; ngày xe tốt chờ vận dụng tàu địa phương; số chuyến tàu áp tải kỹ thuật; số xe phải trông tàu địa phương; số chuyến tàu áp tải kỹ thuật; số xe phải trông coi; số lượng sửa chữa xe lâm tu cắt móc, số lượng, chất lượng từng chủng loại phụ tùng toa xe sản xuất như: hàn gờ bán xe, tiện gờ bánh xe, kiểm tra vết nứt, đánh bóng cổ trục, lắp ráp tổng thành ống mềm (ống hãm), làm và sửa chữa cửa lưới, móc câu, quang treo an toàn v..v..
Đối với sản phẩm đột xuất phát sinh ngoài kế hoạch phân đoạn tập hợp lại và thanh toán cùng một lần với thanh toán lương hàng tháng.
b)- Các trạm công tác trên tàu:
Là số lượng vận dụng, xe chờ vận dụng trạm phục vụ và trông coi, doanh thu thực hiện từng đôi tàu.
Đơn giá tiền lương sản phẩm:
Đơn giá tiền lương sản phẩm được xác định theo công thức sau:
QLKHSPi
CSPi= (1)
KLKHSPi
Trong đó:
- CSPi: là đơn giá sản phẩm lương thứ i
- KLKHSPi: là khối lượng sản phẩm thứ i
- QLKHSPi: là quỹ lương kế hoạch sản phẩm thứ i
QLKHSPi = KĐVSPi x HSlương cbbq x 144.000 x Kdt x Kđc
Trong đó:
- KĐVSPi: là định viên lao động cho sản phẩm thứ i
- Kđt: là hệ số điều tiết khuyến khích điều tiết có một loại sản phẩm. Tuỳ theo tình hình cụ thể từng thời kỳ cho phù hợp do giám đốc Xí nghiệp quyết định sau khi đã bàn bạc với đoàn thể (công đoàn)
- Kđc là hệ số điều chỉnh áp dụng chung cho các sản phẩm.
Nguyên tắc thanh toán tiền lương sản phẩm và phân phối tiền lương trực tiếp đến người lao động.
a)- Thanh toán lương đến người lao động:
Căn cứ vào khối lượng sản phẩm các đơn vị thực hiện và đơn giá tiền lương sản phẩm. Xí nghiệp thanh toán tiền lương sản phẩm cho các đơn vị như sau:
QLTH = (SPTH x Ci) x I (2)
Trong đó:
- QLTH là quỹ lương thực hiện của đơn vị
- SPThi là khối lượng sản phẩm thứ i
- Ci là khối lượng sản phẩm thứ i
- I là hệ số hoàn thành chung của Xí nghiệp
b)- Phân phối tiền lương đến người lao động:
Căn cứ quỹ tiền lương đã được duyệt các đơn vị thanh toán cho cán bộ công nhân viên như sau:
Đối với CBCNV trong những ngày không làm lương khoán sản phẩm để đi học tại chức, tham quan, nghỉ chế độ... được thanh toán theo công thức sau:
Lgcb + PClg
Lgtg = x N (3)
GiCĐ
Trong đó:
- Lgtg là tiền lương trả cho CBCNV những ngày không làm lương khoán
- Lgcb là lương cấp bậc của CBCNV = hệ số lương x 290.000đ
- GiCĐ là giờ công chế độ bình quân tháng
- N là số giờ công không làm lương khoán.
c)- Đối với công nhân viên tham gia lương khoán:
Đối với CBCNV trực tiếp sản xuất:
Đối với sản phẩm chỉ có một người tham gia thì lấy sản phẩm cá nhân thực hiện nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm của sản phẩm đó.
Đối với sản phẩm của từng tổ, bộ phận có nhiều người cùng tham gia, khi có quỹ lương sản phẩm sau khi đã thanh toán cho CBCNV phần lương cơ bản (tiền lương cứng) tiền lương những ngày không làm khoán theo công thức (3). Số tiền lương cộng lại là lương khuyến khích được thanh toán như sau:
QLSP-tiền lương đã thanh toán theo công thức 3
LkkCN = x SPPCN (4)
Tổng SPPCN
Trong đó:
- LkkCn là phần lương khuyến khích sản phẩm của cá nhân
- SPPSP là xuất phân phối cá nhân = giờ công sản xuất (hoặc ngày công sản xuất) x hệ số chất lượng cá nhân và tập thể x hệ số chức danh hoặc hệ số lương.
d)- Hệ số chất lượng cá nhân và tập thể được quy định như sau:
Xếp loại A hệ số = 1,0; Loại B = 0,9; Loại C = 0,8; Loại KK = 0,7; Còn lại = 0,6.
Chất lượng cá nhân do tổ trưởng, trưởng bộ phận họp cong khai bình công chấm điểm từng cá nhân trong tổ, bộ phận. Sau đó trình thủ trưởng đơn vị ra quyết định.
Chất lượng tổ, bộ phận do hội đồng thi đua đơn vị tham mưu và thủ trưởng xem xét quyết định.
e)- Hệ số chức danh lương quy định:
Đối với các tổ tàu (kể cả tổ tàu hưởng lương chuyến): trưởng tàu khách hệ số 1,3; phó tàu khách, trưởng tàu an ninh, tổ phó ăn uống – 1,25; áp tải kỹ thuật, nhân viên bếp = 1,2; nhân viên phục vụ = 1,0
- Đối với công nhân sửa chữa toa xe: là hệ số cấp bậc công việc đang làm, nếu là tổ trưởng khi nhận sản phẩm được thêm hệ số 1,1.
- Đối với CBCNV: đội phó hệ số 1,3; tổ phó, giao tiếp = 1,1 còn lại =1,0
TLtháng CN = Ltg+ LKKCN + PCtg(nếu có) (5)
Trong đó: TLtháng CN là tổng thu nhập tiền lương của cá nhân người lao động.
- Đối với lao động quản lý và phục vụ:
Nếu quỹ lương sản phẩm nhỏ hơn và bằng quỹ lương cơ bản. Khi thanh toán tiền lương cho CBCNV theo hệ số lương cấp bậc có gắn thêm hệ số chất lượng cá nhân và tập thể và được thanh toán theo công thức sau:
QLSP
TLSPCN = x SPPCN (6)
Tổng SPPCN
Trong đó:
SPPCN: là xuất phân phối cá nhân = hệ số lương cấp bậc x giờ công (hoặc ngày công sản xuất) x hệ số chất lượng công tác cá nhân và tập thể.
Nếu quỹ lương sản phẩm lớn hơn mức lương cơ bản. Do chưa trả lương đến từng công việc cụ thể được. Sau khi thanh toán cho CBCNV phần lương cơ bản (tiền lương cứng), tiền lương những ngày không làm lương khoán theo công thức (3). Số tiền lương còn lại trả tiền lương khuyến khích năng suất. (KKNS) và được phân phối như sau:
Phần quỹ lương KKNS
TLKKNS = x SPPCN (7)
Tổng SPPCn
Trong đó:
SPPCN là xuất phân phối cá nhân bằng giờ công sản xuất (hoặc ngày công SX) x hệ số chức danh x hệ số chất lượng cá nhân và tập thể.
- Hệ số cá nhân và tập thể được quy định như phần trên.
- Hệ số chức danh được quy định: Giám đốc, bí thư Đảng uỷ =2,5; Phó giám đốc, phó bí thư, chủ tịch công đoàn XN =2,2; Thủ trưởng các đơn vị, trưởng phòng = 2,0; Phó thủ trưởng, phó phòng, bí thư đoàn thanh niên =1,8; Chuyên viên có mức lương từ 3,23 - < 4,1 = 1,5; Chuyên viên có hệ số lương từ 2,74 - < 3,23 = 1,4; Chuyên viên, cán sự có hệ số lương từ 2,26 - <2,74 =1,3; Chuyên viên, cán sự có mức lương 2,0 < - 2,26 = 1,2; Chuyên viên, cán sự có mức lương 1,78 - <2,0 =1,1; còn lại hệ số =1,0
- TLCN = Lg (phần cứng) + TLtg + TLKKNS + PCTL (nếu có) (8)
Hệ số chức danh trên Xí nghiệp điều chỉnh từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình cụ thể cho phù hợp.
g)- Phụ cấp lương và quỹ lương bổ sung:
Phụ cấp lương, lương những ngày đi học tại chức, nghỉ phép của tổ tàu hưởng lương chuyến, ngày lễ được thanh toán ngoài quỹ lương sản phẩm của đơn vị.
Tiền quỹ lương bổ sung kể cả tiền ngoài quỹ lương + dịch vụ đều áp dụng hệ số lương hoặc chức danh trên để tính, trên cơ sở quỹ lương thực hiện của từng bộ phận tương ứng với từng thời kỳ.
Đơn giá tiền lương sản phẩm được xác định theo công thức sau:
QLKHSPi
CSPi= (1)
KLKHSPi
Trong đó:
- CSPi: là đơn giá sản phẩm lương thứ i
- KLKHSPi: là khối lượng sản phẩm thứ i
- QLKHSPi: là quỹ lương kế hoạch sản phẩm thứ i
QLKHSPi = KĐVSPi x HSlương cbbq x 144.000 x Kdt x Kđc
Trong đó:
- KĐVSPi: là định viên lao động cho sản phẩm thứ i
- Kđt: là hệ số điều tiết khuyến khích điều tiết có một loại sản phẩm. Tuỳ theo tình hình cụ thể từng thời kỳ cho phù hợp do giám đốc Xí nghiệp quyết định sau khi đã bàn bạc với đoàn thể (công đoàn)
- Kđc là hệ số điều chỉnh áp dụng chung cho các sản phẩm.
2.2.2 Tiền thưởng ở Xí nghiệp
2.2.2.1Xây dựng quỹ tiền thưởng ở Xí nghiệp
Do đặc thù của doanh nghiệp là hoạch toán phụ thuộc nên không xác định kết quả kinh doanh, không xác định lỗ lãi vì vậy Xí nghiệp không có quỹ tiền thưởng mà chỉ lập từ quỹ lương trích lại 1% gọi là quĩ khuyến khích sản xuất.
Tiền thưởng là phần thu nhập ngoài tiền lương, được căn cứ vào hiệu quả sản xuât kinh doanh của Xí nghiệp và mức tiền lương của từng người.
Thực chất tiền thưởng chính là khoản tiền bổ xung cho tiền lương, nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Xác định được việc thực hiện các chế độ tiền thưởng là một trong các biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc, nhằm thu hút sự quan tâm của họ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Qua đó năng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc.
2.2.2.2 Hình thức thưởng và mức thưởng
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội trong những năm qua đã áp dụng các hình thức thưởng sau:
- Quỹ khen thưởng, khuyến kkhích sản xuất đối với người lao động có năng suất chất lượng cao, cố thành tích xuất sắc trong công tác không quá 2% tổng quĩ lương (ngoài quỹ dự phòng khuyến khích của nghành qui định )
- Thưởng thực hiện tốt nội quy lao động đối với cá nhân người lao động, hoàn thành tốt, vượt mức kế hoạch đề ra theo quý, năm. Mứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2055.doc