Chuyên đề Công tác trả lương, trả thưởng tại công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU .3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 5

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .5

2. Cơ cấu tổ chức .8

3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ TÂY .20

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác trả lương,trả thưởng tại công ty.20

1.1. Cơ sở vật chất .20

1.2. Yếu tố lao động 20

1.3 Đặc điểm về vốn kinh doanh .22

1.4. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ .22

2. Thực trạng công tác trả lương, trả thưởng tại công ty .23

2.1. Xác định Quỹ lương .25

2.1.1. Qu ỹ tiền lương .25

2.1.2. Các thành phần của quỹ lương .26

2.1.3. Cách xác định Quỹ lương .27

2.2. Công tác trả lương 29

2.2.1. Trả lương theo thời gian 31

2.2.2. Trả lương theo sản phẩm .32

2.2.3. Đối với lương khoán bán hàng .35

2.3. Công tác trả thưởng tại công ty 43

3. Đánh giá thực trạng công tác trả lương, trả thưởng tại công ty .44

3.1. Ưu điểm 44

3.2. Nhược điểm .44

 

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY 46

1. Định hướng phát triển công ty .46

2. Các giải pháp chủ yếu .46

2.1. Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ lương kế hoạch .46

2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương cho cán bộ quản lý .47

2.2.1. Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý .47

2.2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương cho cán bộ quản lý .48

2.2.3. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm .49

KẾT LUẬN .50

TÀI LIỆU THAM KHẢO .51

 

 

 

 

 

 

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác trả lương, trả thưởng tại công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Dây chuyền sản xuất: Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu , khâu sản xuất chỉ mang tính chất bổ xung mặt hàng cho kinh doanh thương mại. Cụ thể dây chuyền sản xuất bánh trung thu, mứt tết của công ty theo sơ đồ tổng quát : Nguyên vật liệu – chế biến – đóng gói – nhập kho – Tiêu thụ Đối với mỗi sản phẩm khác nhau thì quá trình chế biến có khác nhau. + Công nghệ sản xuất: Phương pháp sản xuất thủ công , trang thiết bị chủ yếu là công cụ cầm tay chưa có dây chuyền sản xuất hiện đại , tự động. Mặt bằng nhà , xưởng nhỏ hẹp không chuyên dùn , ngoài thời vụ sản xuất dùng làm kho nên chưa đảm bảo các điều kiện sẩn xuất cần thiết Điều kiện an toàn lao động đơn giản , chủ yếu là trang bị găng tay , ủng, khẩu trang. 1.2. Yếu tố lao động: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp gồm lao động quản lý, lao động hành chính văn phòng , lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh. Về quản lý lao động hiện nay tại công ty Cổ phần nông sản Thực phẩm Hà Tây đang quản lý theo hai loại đó là: + Lao động trong biên chế: Gồm giám đốc và hai nhân viên ở phòng kế toán công ty. + Lao động hợp đồng dài hạn gồm tất cả các nhân viên và công nhân còn lại trong công ty. Số lượng lao động của từng thành phần trong cơ cấu lao động toàn công ty đó là: Hội đồng quản trị : 1 người là giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Phòng kế toán: 2 người Phòng tổ chức hành chính : 3 người Phòng nghiệp vụ kinh doanh: 4 người Phòng bảo vệ : 1 người Về chất lượng: Toàn công ty có 9 người có trình độ đại học, 20 người có trình độ là trung cấp, còn lai là công nhân. Trạm sản xuất chế biến thực phẩm Hà Đông : 1 kế toán, 23 lao động trực tiếp sản xuất và bán hàng. Cửa hàng nông sản thực phẩm Hà Đông : 1 Kế toán, 18 lao động trực tiếp sản xuất và bán hàng. Trạm nông sản thực phẩm Ứng hòa : 1 kế toán, 15 lao động trực tiếp sản xuất và bán hàng. Sử dụng lao động hiện có trong công ty và những lúc thời vụ( Tết) công ty đi thuê thêm ngoài theo thời vụ. Lao động hiện nay tại công ty được phân ra làm 2 loại: + Lao động gián tiếp : là bộ phận những người quản lý công ty. + Lao động trực tiếp: Là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất và bán hàng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực , hàng năm công ty cho thợ cũ, cán bộ đi học do Sở Lao động thương binh xã hội mở , tập huấn theo chuyên đề. Các chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động. Doanh nghiệp đảm bảo đủ các chính sách Bảo hiểm như: Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo việt, học tập ,nâng lương cho người lao động , tạo điều kiện cho người lao động yên tâm công tác. 1.3. Đặc điểm về vốn kinh doanh: Vốn pháp định : 3 tỷ Vốn và cơ cấu của doanh nghiệp : Tổng số vốn kinh doanh thực tế của doanh nghiệp là : 2,864 tỷ đồng Vốn cố định và sử dụng vốn cố định : 1,856 tỷ đồng Vốn lưu động và sủ dụng vốn lưu động : 1,008 tỷ đồng Sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp tập trung chủ yếu là nhà cửa và kho tàng , sử dụng vốn lưu động của doanh nhiệp tập trung vào chủ yếu để dự trữ hàng hóa và luân chuyển , một phần nợ nằm trong nợ cho vay TK 411, nợ bán hàng chưa thu được TK 131. 1.4. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ , thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Do đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là bán buôn bán lẻ các sản phẩm nông sản ,thực phẩm và sản xuất theo thời vụ 2 mặt hàng chính là: + Mặt hàng bánh trung thu: Nguyên liệu gồm : Bột mỳ, lạc nhân, nha , bột chống mốc , đường trắng, vừng trắng, mứt bí, bột nhân, mứt sen... làm bánh cho vào khay ,nướng thành sản phẩm đóng hộp, nhập kho thành phẩm. + Mặt hàng mứt tết: gồm các loại mứt bí, cà rốt, lạc, táo tầu, dừa khô...đóng vào túi và cho vào hộp nhập kho thành phẩm. Thị trường tiêu thụ là các khu vực trong địa bàn Quận Hà Đông,và các tổ chức đơn vị có nhu cầu đặt hàng tại các tỉnh thành lân cận. Trên thị trường xuất hiện rất nhiều các công ty tư nhân mở ra và cũng sản xuất cùng loại mặt hàng và với giá thành rẻ hơn so với công ty. Nên công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh. 2. Thực trạng công tác trả lương, trả thưởng tại công ty. Như chúng ta đã biết tiền lương, tiền thưởng là vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Một chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý là cơ sở, động lực làm tăng năng suất lao động và là đòn bẩy cho sự phát triển của Doanh nghiệp. Đối với người lao động, tiền lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn thu nhập chủ yếu cho họ đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình. Do đó tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động, nếu họ được trả theo đúng sức lao động mà họ góp, nhưng có thể làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất không đạt hiệu quả cao nếu tiền lương được trả thấp hơn sức lao động của người lao động bỏ ra. Ta đã biết vì động cơ tiền lương người lao động phải có trách nhiệm cao trong công việc. Tiền lương tạo ra sự say mê nghề nghiệp, gắn kết các thành viên với mục đích và lợi ích của doanh nghiệp, xóa bỏ sự ngăn cách giữa chủ Doanh nghiệp với người lao động khiến người lao động tự giác hơn trong công việc. Ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hóa quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động làm ra. Vì vậy, việc xây dựng tháng lương, bảng lương, lựa chọn nhưng hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thu nhập để người lao động đảm bảo nhu cầu về vật chất và tinh thần, đồng thời làm cho tiền lương trở thành động lực thúc đẩy người lao động có tinh thần trách nhiệm với công việc thực sự là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó ta thấy rằng việc người lao động được hưởng chế độ tiền thưởng là vấn đề cũng rất được quan tâm. Vì vậy việc đảm bảo hàng tháng chi trả lương, trả thưởng cho người lao động đúng thời gian quy định và được thực hiện đầy đủ, đúng chế độ đảm bao quyền lợi thiết thực cho người lao động. Vì những lý do trên mà em đã lựa chọn đề tài “ Công tác tiền lương, tiền thưởng của công ty Nông sản thực phẩm Hà Tây”. Làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. * Tổ chức lao động tiền lương: Quy định trả lương và các hình thức trả lương trong Công ty cổ phần Nông sản thức phẩm Hà Tây. - Quy định chung của việc tính lương trong đơn vị. Căn cứ vào nghị định của Chính phủ về đổi mới tiền lương thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Công ty cổ phần Công trình giao thông Lào Cai quyết định việc trả lương phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Việc trả lương phải đúng theo quyết định của Nhà nước, phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty( Theo hệ số riêng của Công ty) đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. + Cơ chế trả lương phải khuyến khích được người lao động từ công nhân trực tiếp sản xuất đến những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, phát huy được năng lực của mỗi người trong công việc được giao. Điều này có nghĩa là kết quả tiền lương phải gắn liền với năng suất lao động, chất lượng và kết quả công việc. + Đối với người lao động làm thêm giờ, ngoài giờ tiêu chuẩn thì phải hưởng lương theo đúng quyết định của Công ty. + Quá trình phân phối lương còn dựa trên nguyên tắc cán bộ công nhân viên làm công việc gì thì hưởng lương theo công việc đó. Người cống hiến nhiều cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ được hưởng lương cao hơn và ngược lại. - Các hình thức trả lương trong Công ty. Hiện nay công ty áp dụng ba hình thức trả lương cho công nhân đó là: + Hình thức trả lương theo thời gian: Theo hình thức này sẽ dựa vào thời gian lao động thực tế trong tháng để làm căn cứ trả lương cho người lao động,nó được áp dụng tại Văn phòng công ty. + Hình thức trả lương theo sản phẩm: Tiền lương trả theo hình thức này sẽ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm hoàn thành. Quy chế trả lương được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tiền lương được hưởng phù lợp với trình độ năng lực, mức cống hiến của mỗi cá nhân đối với mỗi doanh nghiệp. Thực hiện nguyên tắc người làm nhiều, đạt hiệu quả chất lượng cao được hưởng nhiều. Có như vậy mới đảm bảo được tính công bằng, chính xác đối với việc trả lương cho người lao động. Hình thức này được áp dụng tại trạm sản xuất Chế biến thực phẩm Hà Đông và cửa hang Nông sản thực phẩm Hà Đông, Trạm nông sản thực phẩm Ứng Hòa. + Hình thức trả lương khoán bán hàng: 2.1: Xác định quỹ lương 2.1.1: Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp ( tổng quỹ lương) là tất cả các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên trong một thời gian nào đó bao gồm tiền lương trả cho lao động trong danh sách hay ngoài danh sách, lao động trong nghành sản xuất công nghiệp hay lao động thuộc các ngành sản xuất công nghiệp hay lao động thuộc các ngành khác. Doanh nghiệp căn cứ vào thang lương, bậc lương và chế độ phụ cấp do Nhà nước quy định để tính đơn giá tiền lương trong sản phẩm theo các định mức kinh tế kỹ thuật đã được xác định hợp lý và chặt chẽ. Đơn giá tiền lương được điều chỉnh theo tình hình giá cả biến động trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp chủ động lựa chọn hình thức và chế độ trả lương, trả thưởng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quán triệt nguyên tắc phân phối lao động được xếp lương, nâng cao lương cho công nhân viên chức theo chế độ, chính sách lương của Nhà nước. 2.1.2: Các thành phần của quỹ lương Theo Nghị định số 235/ HĐBT ngày 19 /09/ 1985 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay thuộc chính phủ), quỹ tiền lương gồm các khoản chủ yếu sau: - Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm, luơng khoán. - Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong vi phạm chế độ quy định. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ do chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học… - Các khoản phụ cấp làm đêm, thêm giờ. - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Xét phương diện trả lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất được chia làm 2 loại: - Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ của họ, nghĩa là thời gian có tiêu hao thực sự sức lao động bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kềm theo( phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp làm đêm và làm thêm giờ…) - Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên được nghỉ theo đúng chế độ( nghỉ phép, nghỉ lễ, đi họp, nghỉ việc vì ngừng sản xuất,…). Ngoài ra tiền lương trả cho công nhân sản xuất sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định cũng được xếp vào lương phụ. Việc phân chia tiền lương thành lương chính và lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản trị và phân tích tiền lương trong giá thành sản xuất. Tiền lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm theo tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Quản lý tiền lương của doanh nghiệp phải được đặt trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm sử dụng hợp lý quỹ tiền lương, thức đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Đối với phân tích hoạt động kinh tế: Độ lớn của tiền lương chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có tổ chức kỷ luật lao động, trình độ công nghệ, điều kiện làm việc… còn độ lớn tiền lương phụ phần lớn là những koản được Nhà nước đài thọ và không phụ thuộc vào những yếu tố trên. 2.1.3: Cách xác định quỹ lương * Xác định quỹ lương kế hoạch: quỹ lương kế hoạch được xác định theo công thức: å Vkh = [Lđb x TL min DN x ( Hcb + Hpc) + Vvc] x 12 tháng Trong đó: å Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch Lđb : Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ quy đổi. TL min DN : Mức lương tối thiểu điều chỉnh trong doanh nghiệp do doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định. Hcb : Hệ số cấp bậc công việc bình quân được xác định căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn và định mức lao động. Hpc : H ệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương. Căn cứ vào bản quy định và hướng dẫn của Bộ lao động thương binh xã hội, xác định các đối tượng và mức phụ cấp được tính đưa vào đơn giá để xác định hệ số các khoản phụ cấp. Vvc : Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong mức lao động tổng hợp. Qu ỹ lương này bao gồm quỹ lương của hội đồng quản trị, của bộ phận giúp việc hội đồng quản trị, bộ máy văn phòng tổng công ty, cán bộ chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể và một số đối tượng khác mà tất cả chưa tính vào định mức lao động tổng hợp. * Xác định quỹ lương báo cáo: Được xác định theo công thức å Vbc = ( VĐG x C SXKD ) + Vpc + VBS + VTG Trong đó: VĐG: Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao C SXKD : Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện hoặc doanh thu. Vpc : quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác không được tính trong đơn giá theo quy định, tính theo số lao động thực tế được hưởng với từng chế độ. VBS : Quỹ tiền lương bổ sung, chỉ áp dụng với doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm. Quỹ này gồm: qu ỹ tiền lương nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, ngày lễ, tết… VTG : Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo số thực tế làm thêm nhưng không vượt quá quy định của Bộ luật lao động. 2.2. Công tác trả lương. * Bản chất của tiền lương: Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi mà họ hoàn thành một công việc gì đó. Tiền lương có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau phụ thuộc vào từng thời kỳ và cách tiếp cận khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thì chỉ tồn tại thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, thành phần kinh tế tư nhân bị kìm hãm. Theo quan điểm ở thời kỳ này, tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho cán bộ công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động. Khái niệm này hoàn toàn nhất trí với quan hệ sản xuất và cơ chế phân phối của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Xã hội chủ nghĩa. Sự đóng góp của mỗi người lao động là khác nhau nhưng do Nhà nước trực tiếp quản lý việc trả lương từ trên xuống dưới theo thang bảng lương quy định mà không biết sự đóng góp của từng người lao động trong thời kỳ này nên không khuyến khích được người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động trong công việc… hơn nữa trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển ngân sách Nhà nước còn eo hẹp lại phải đầu tư cho nhiều lĩnh vực nên tiền lương trả cho người lao động rất thấp, không đủ để họ tái sản xuất giản đơn… chính vì vậy người lao động không phát huy hết được năng lực của mình, không gắn bó với doanh nghiệp điều này đã làm cho hiệu quả kinh tế xã hội thời kỳ này thấp. Hiện nay chúng ta đã chuyển đổi từ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Do đó các quan điểm truyền thống không còn phù hợp nữa. Ở một nền kinh tế đã có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất như nước ta hiện nay thì phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần, từng khu vực kinh tế. Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nên tiền lương là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả sức lao động và là một phạm trù kinh tế, yêu cầu phải tính đúng tính đủ khi thực hiện quá trình sản xuất. Sức lao động là một yếu tố của quá trình sản xuất cần phải bù đắp sau khi đã hao phí nên tiền công cần phải được thực hiện thông qua quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, dựa trên hao phí lao động và hiệu quả lao động của người lao động. Do đó, tiền lương là một phạm trù của phân phối. * Chức năng của tiền lương : Tiền lương thực chất là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận mào đấy dực trên những quy định của Nhà nước. Song tiền lương lại là lợi ích vật chất mà người lao động nhận được để nuôi sống bản thân và gia đình của họ, duy trì quá trình tái sản xuất tự nhiên và xã hội. Do đó chức năng và vai trò của tiền lương rất quan trọng. - Tiền lương thực hiện chức năng là thước đo giá trị mà đó là giá trị sức lao động. Biểu hiện tiền lương phải phản ánh được sự thay đổi của giá trị, khi giá trị thay đổi thì tiền lương phải thay đổi theo. Tiền lương thực hiện chức năng này cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả biến động. - Tiền lương phải đảm bảo chức năng tái sản xuất sức lao động. Tái sản xuất sức lao động bao gồm cả tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, tức là tiền lương mà người lao động nhận được không chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình người lao động mà còn dành một phần để học tập nâng cao. - Tiền lương là cơ sở để kích thích sản xuất. Muốn thực hiện chức năng này tiền lương phải đủ lớn để kích thích người lao động hăng hái làm việc. Tổ chức tiền lương phải làm như thế nào để phân biệt được người làm tốt, người làm chưa tốt để trả lương. - Tiền lương phải đảm bảo chức năng tích luỹ để dành. Về nguyên tắc tiền lương không những đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà một phần của tiền lương còn phải để tích luỹ phòng những lúc bất trắc, những cái không bình thường xảy ra như ốm đau, bệnh tật… và còn để cho những thời gian không lao động, sau lao động. Muốn thực hiện được chức năng này thì tiền lương phải lớn hơn tiêu dùng. 2.2.1: Đối với lương thời gian: Tiền lương tính theo thời gian là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào thời gian lao động thực đi của công nhân cũng như cấp bậc kỹ thuật của họ. Tiền lương tính theo thời gian có thể tính theo tháng, theongày, theo giờ công tác nên gọi là tiền lương tháng, lương ngày, lương giờ. Lương tháng có nhược điểm là không phân biệt được người làm việc nhiều hay ít ngày trong tháng nên không có tác dụng khuyến khích sử dụng ngày công chế độ. Đơn vị thời gian tính lương càng ngắn thì càng sát mức độ hao phí lao động. Vì vậy, hiện nay các Doanh nghiệp thường áp dụng hình thức trả lương theo ngày. Ưu điểm: của hình thức tiền lương ngày là đơn giản, dễ tính toán, phản ánh đúng trình độ kỹ thuật, điều kiện làm việc của người công nhân. Nhược điểm: là chưa gắn tiền lương người lao động của từng người. Vì thế không kích thích người công nhân tận dụng thời gian lao động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Hình thức này áp dụng cho mọi công việc ở các bộ phận mà quá trình sản xuất chủ yếu do máy móc thực hiện, những công việc chưa xây dựng định mức lao động hoặc không thể định mức được những công việc đòi hỏi độ chính xác cao. Khi lao động thủ công còn phổ biến, trình độ chuyên môn sản xuất chưa cao thì cần mở rộng hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng khi sản xuất phát triển ở trình độ cao, quá trình sản xuất được cơ giới hoá và tự động hoá theo hình thức trả lương theo thời gian. Căn cứ vào hệ số lương, bậc lương tối thiểu và số ngày làm việc trong tháng để tính ra lương của nhân viên và theo công thức sau: Hệ số tiền lương x mức lương tối thiểu Lương thời gian = x Số ngày thực Ngày công chế độ( 26 ngày) tế lao động Ví dụ: tại văn phòng kế toán của công ty trong tháng 1/ 2008 có cô Ngô Thị Trâm với mức lương cơ bản là 540.000 đ/ tháng với hệ số lương là 3,65 thời gian làm việc là 21 ngày/ 26 ngày. Vậy tiền lương của cô Trâm là: ( 3,65 +1,0) x 540.0000 26 x 21 = 2.028.155 (đ) Vậy trong tháng 1 cô được hưởng lương thời gian là: 2.028.155 (đ) 2.2.2: Đối với lương sản phẩm. Tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc theo số lượng công việc đã hoàn thành. Ưu điểm của hình thức tiền lương này: - Gắn chặt thù lao lao động với kết quả sản xuất, kích thích công nhân nâng cao trình độ kỹ thuật, phát triển tài năng, cải tiến phương pháp làm việc, sử dụng triệt để thời gian lao động và công suất máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động. - Thúc đẩy phong trào thi đua, bồi dưỡng tác phong công nghiệp trong lao động công nhân. Nhược điểm: Do tính lương theo khối lượng công việc hoàn thành nên cũng dễ gây tình trạng làm ẩu, chạy theo số lượng mà vi phạm quy trình sản xuất kỹ thuật, sử dụng thiết bị vượt quá công suất cho phép và một số hiện tượng tiêu cực khác. *Một số hình thức trả lương sản phẩm - Trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp: Theo hình thức này tiền lương được xác định và trả trực tiếp cho từng người lao động làm lương sản phẩm: TLTt = ĐG TL x SPTt Trong đó: TLTt: Tiền lương mà người lao động được lĩnh SPTt: Số lượng sản phẩm( bộ phận, chi tiết) thực tế đạt được. - Trả lương sản phẩm gián tiếp: Hình thức lương sản phẩm gián tiếp được tính toán và trả cho bộ phận phục vụ trực tiếp sản xuất chính căn cứ vào kết quả đạt được của bộ phận sản xuất chính. có thể xác định mức lương trả cho cá nhân ( bộ phận) phục vụ theo cách này như sau: TLTt = TL TG x H ĐM Trong đ ó: TL TG : Mức lương trả theo thời gian của cá nhân ( bộ phận) phục vụ. H ĐM : Hệ số vượt mức của bộ phận sản xuất chính được phục vụ. Hiện nay công ty áp dụng hình thức tính tiền lương theo sản phẩm như sau: Tiền lương khối lượng, số lượng công việc đơn giá tiền Sản phẩm = Hoàn thành đủ tiêu chuẩn x lương sản phẩm Ví dụ: tại trại sản xuất chế biến thực phẩm Hà Đông trong tháng 1/ 2008 có chị Trần Thị Thủy ở tổ sản xuất, căn cứ vào bảng thanh toán tiền gia công hộp mứt tháng 1/ 2008 thì: - Công việc: gia công hộp mứt Hộp vuông được 5000 hộp với đơn giá là 70 đồng Vậy số tiền chị được hưởng là: 5000 x 70 = 350.000 đồng Ngoài ra việc tính lương theo sản phẩm còn có thể quy ra công để tính. Cụ thể căn cứ vào bảng thanh toán tiền sản xuất mứt tháng 1/ 2008: Ở đây ta vẫn tính cho chị Thủy: - Công việc: sản xuất mứt tết. - Đơn giá 1 công = 20.000 đồng + Mứt 250 H/C chị sản xuất được 51772 H quy ra công là 23,1 C + Mứt 200 H/C chị sản xuất được 150 H quy ra công là 0,8 C + Mứt lạc chị sản xuất được 4448 kg quy ra công là 3,7 C Tổng số công : 27,6 công Với số công như vậy( 27,6 công) số tiền chị sẽ được hưởng là: 27,6 x 20.000đ = 552.000 đồng Vậy kết quả tháng 1 chị Trần Thị Thủy sẽ được hưởng lương sản phẩm là : 350.000 + 552.000 = 902.000 đồng 2.2.3: Đối với hình thức lương khoán bán hàng Lương khoán bán hàng = Doanh số bán hàng x tỷ lệ lương khoán bán hàng Tỷ lệ lương khoán bán hàng được quy định là 4% Căn cứ vào bảng kê doanh số bán hàng. ví dụ: lương bán hàng của cô Phạm Thị Thu ỷ = 20.000.000 x 4%= 800.000 Công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Hà đông Bà triệu – Hà Đông – Hà Nội BẢNG KÊ DOANH SỐ BÁN HÀNG Tháng 1 năm 2008 Đơn vị tính: Đồng TT Tên người bán Doanh số Ghi chú 1 Phạm Thị thuỷ 20. 000. 000 2 Nguyễn thị Kim Thanh 21.000.000 3 Nguyễn Thị Tâm 30.000.000 4 Phạm Thị Ngà 30.000.000 5 Nguyễn Thị Thu 20.000.000 6 Phạm Thị Ngà 20.000.000 7 Trịnh Kim Thu 18.500.000 … ……………… Cộng 420.400.000 Bằng chữ: Bốn trăm hai mươi triệu bốn trăm ngàn đồng chẵn * Một số chế độ khác khi tính lương Bên cạnh tính lương theo thời gian, theo sản phẩm, lương khoán người lao động còn được hưởng một số chế độ khác như: - Phụ cấp độc hại được áp dụng với những công việc như sau: + Phết keo dán nơ, phẩm màu. + Vệ sinh quét rác cống rãnh. Phụ cấp độc hại = Hệ số phụ cấp x lương cơ bản - Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng cho quản lý các phòng ban công ty, phân xưởng hoặc một số cá nhân có công việc đòi hỏi trách nhiệm cao. Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số trách nhiệm x lương cơ bản x hệ số lương Mức phụ cấp được công ty áp dụng như sau: + Trưởng phòng công ty: 0,3 + Phó phòng công ty: 0,2 - Tiền ca ba: Áp dụng cho những người làm thêm ca Hệ số lương x Lương cơ bản Tiền ca ba = x 0,4 26 - Tiền lễ : Theo quy định tính như sau Cấp bậc công nhân x lương cơ bản Tiền lễ = x Công lễ 26 - Tiền lương phép: Đối với nghỉ phép, số ngày nghỉ của công nhân tăng dần cùng với số năm công tác tại công ty. + Thời gian làm việc ít hơn 5 năm: Được nghỉ theo tiêu chuẩn 12 ngày một năm + Từ 5 đến 10 năm: được nghỉ 13 ngày một năm + Từ 10 đến 15 năm: được nghỉ 14 ngày một năm + Từ 15 đến 20 năm: được nghỉ 15 ngày một năm + Từ 20 đến 25 năm: được nghỉ 16 ngày một năm + Từ 25 đến 30 năm: được nghỉ 17 ngày một năm + Từ 30 đến 35 năm: được nghỉ 18 ngày một năm Bậc lương x lương cơ bản x số ngày nghỉ phép Lương phép = 26 *Nguyên tắc trả lương cho cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Hà Tây. - Trả đủ lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên theo chế độ Nhà nước ban hành theo cấp bậc lương của mỗi cán bộ công nhân viên được hưởng. - Ngoài mức lương được hưởng theo quy định của Nhà nước các công nhân viên đang làm việc trong công ty được hưởng theo số lượng riêng của công ty( Hệ số này căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên cấp bậc công việc đang làm và định mức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26589.doc
Tài liệu liên quan