MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài 1
1.1. Lý do (Tầm quan trọng) 1
1.2. Tính chấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Bố cục bài nghiên cứu 3
CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI Ở VIỆT TRÌ - PHÚ THỌ 4
1.1. Vị trí địa lý 4
1.2. Kinh tế xã hội và con người 4
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC TTTTCĐ TRONG VIỆC
PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ - PHÚ THỌ 6
2.1 Đại dịch HIV/AIDS 6
2.1.1. HIV/AIDS và biểu hiện của chúng 6
2.1.2. Tình hình HIV/AIDS ở Việt Trì nói riêng Phú Thọ nó chung 7
2.1.3. Tác hại, nguyên nhân 9
2.1.4. Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS 11
2.2. Hoạt động công tác thông tin tuyên truyền cổ động (TTTTCĐ) trong việc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Trì - Phú Thọ. 12
2.2.1. Thành tích hoạt động TTTTCĐ trong việc phòng chống HIV/AIDS. 13
TIỂU KẾT 19
2.2.2. Hạn chế của hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Trì - Phú Thọ. 19
2.2.3. Đánh giá chung công tác thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Trì - Phú Thọ 21
CHƯƠNG III: MỘT VÀI GIẢI PHÁP TRONG THÔNG TIN
TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG (TTTTCĐ) VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AISD 24
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động để nâng cao hiệu quả trong định hướng thúc đẩy quần chúng nhân dân phòng chống HIV/AIDS 24
3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả 26
3.2.1. Công tác TTTTCĐ phải có mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng 2003 27
3.2.2. Hình thức tuyên truyền 28
3.2.3. Công tác tổ chức thực hiện 29
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
34 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác TTTTCĐ trong việc phòng chống HIV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễm HIV mới nếu như không có các can thiệp kịp thời.
Số bệnh nhân AIDS ngày một gia tăng:
Năm 2000 chỉ có 20 bệnh nhân nhưng đến 25/12/2002 đã tăng lên 70 bệnh nhân. Điều này đã tạo nên một gánh nặng cho chăm sóc và điều trị nhất kỳ trong điều kiện cơ sở y tế và mạng lưới hoạt động phòng chống AIDS như hiện nay.
Tóm lại: Đến nay dịch HIV/AIDS ở tỉnh ta vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng, lan rộng về địa dân cư, trẻ hơn về độ tuổi, đang có xu hướng "xâm nhập" sâu hơn vào cộng đồng dân cư bình thường và nhìn chung là chưa kiểm soát được.
Có thể nói, HIV/AIDS vẫn sẽ là vấn đề nóng bỏng ở Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung vào những năm đầu thế kỷ XXI. Từ nay đến 2005 đại dịch HIV ở tỉnh ta vẫn trong xu hướng phát triển và sẽ gây những hậu quả khó lường về kinh tế - xã hội nếu không có một chiến lược phòng chống tích cực và có hiệu quả.
2.1.3. Tác hại, nguyên nhân
- Tác hai:
HIV là căn bệnh nguy hiểm nhất và đó là căn bệnh chết người chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Mặc dù đến nay nghiên cứu về thuốc vẫn đang tiếp diễn và đã đạt vài tiến bộ quan trọng như dùng phối hợp 2 -3 thứ thuốc tốt hơn chỉ dùng một loại đơn độc, tìm ra các loại thuốc mới như Sa quinavir, nitonavir, Indinavir có thể giảm đáng kể số lượng HIV trong máu người bệnh. Tuy nhiên cần theo dõi 3 đến 5 năm nữa mới biết hết công hiệu cũng như các tác dụng phụ của các thuốc mới. Mặt khác tiền thuốc quá cao 1000 đến 15000 đô la mỹ mỗi năm cho người bệnh.
HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng trầm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của con người mà còn gây ra tác hai lớn tới sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nòi giống và trở thành hiểm hoạ của nhân loại. Cụ thể:
Với cá nhân: Khủng hoảng tâm lý, có thể bị đối xử phân biệt và khi phát hiện bệnh thì chắc chắn chết.
Với gia đình: Mất mát đổ vỡ
Với đất nước: Tổn thất kinh tế, suy yếu giống nòi
Vậy HIV/AIDS gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt đã tấn công cả nòi giống chúng ta từ những cuộc sống mới nhen nhúm bào thai cho đến những con người đã trưởng thành "trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" Thế giới sẽ ra sao nếu ngay từ lúc còn sơ sinh, con người đã là nạn nhân của đại dịch thế kỷ? Thế giới sẽ ra sao nếu những thanh niên đang ở độ tuổi sức dài vai rộng trở thành bộ xương khô biết cử động với những vết lở loét đầy mình. Dưới tác động của HIV họ mất dần đi khả năng lao động. Càng bi đát hơn khi không ít người trong số họ là trụ cột gia đình. Sự gục ngã của họ kéo theo sự sụp đổ của gia đình khi con cái phải bỏ học, người thân phải nghỉ việc hoặc bớt thời gian để thêm điều kiện chăm sóc. Trong bối cảnh như vậy, mỗi thành viên trong gia đình bệnh nhân AIDS đều rơi vào tình trạng bất ổn về tâm lý gây ảnh hưởng âm tính đến chất lượng đang làm cũng như cuộc sống bản thân.
HIV/AIDS thực sự là hiểm hoạ của nhân loại, ăn mòn cơ thể của một xã hội lành mạnh, huỷ hại sự phát triển của xã hội, huỷ hại sức sống của một xã hội, làm tan giã sự chỉnh hợp của toàn xã hội, tổn thương hình tượng tốt đẹp của xã hội.
- Nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS
Đến nay AIDS vẫn là căn bệnh nan y của thế kỷ. AIDS không phải là một tệ nạn xã hội mà chỉ là hiệu quả của tệ nạn xã hội. Mặc dù chưa xác định được hoàn toàn một cách khoa học nguyên nhân nhiễm HIV/AIDS nhưng qua ba con đường lây nhiễm HIV đó là lây nhiễm qua đường máu, qua quan hệ tình dục, lây truyền từ mẹ sang con, ta thấy rõ ràng là việc lây lan từ HIV /AISD gắn liền với một số tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý hàng loạt những hiện tượng vô trách nhiệm trong các hoạt động liên quan đến sức khoẻ con người. Đặc biệt là hoạt động y tế. Mặt khác những người thường xuyên sống buông thả, suy thoái về đạo đức. Nhưng xét theo khía cạnh nào đó có thể gọi HIV là tệ nạn lên án thái độ ghê sợ, xa lành, biến con bệnh thành một thứ ung nhọt.
2.1.4. Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS
- Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS qua đường máu
Là không để máu và dịch tiết của người nhiễm HIV/AIDS tiếp xúc với máu người lành. Muốn vậy:
Hạn chế đến mức tối đa việc truyền máu
Phấn đấu làm giảm, tiến tới loại trừ tệ nạn nghiện chính ma tuý
Loại bỏ tình trạng dùng chung bơm kim tiêm và dùng bơm kim tiêm không được diệt khuẩn đúng cách.
Đảm bảo an toàn chống lây nhiễm HIV đối với các dịch vụ y tế và dịch vụ chăm sóc sắc đẹp.
Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, dao lam, bản chải đánh răng.... Máu phải được xét nghiệm trước khi truyền. Bởi khả năng lây nhiễm HIV/AIDS qua đường truyền máu rất cao.
- Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục
Lây truyền qua đường tình dục là đường lây truyền phổ biến nhất chiếm 80% các trường hợp lây nhiêmx ở một số nước. HIV có nhiều trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo và máu của người nhiễm HIV. Khi giao hợp có thể gây ra các sây sát trên niêm mạc bộ phận sinh dục hoặc ở những nơi tiếp xúc mà mắt thường không nhìn thấy. Các tổn thương đó là cửa ngõ cho HIV xâm nhập một cách dễ dàng vào cơ thể. Vì thế, cần quan hệ tình dục lành mạnh và an toàn vợ chống thuỷ chung, xây dựng tình bạn nam nữ chân thành, sử dụng bao cao su.
- Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS qua đường mẹ - con
Với cặp nam - nữ sắp kết hôn và khi quyết định mang thai: cần hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS để xây dựng một gia đình hạnh phúc không bị HIV/AIDS đe doạ. Cần xét nghiệm trước khi hôn nhân và trước khi quyết định mang thai. Nếu nhiễm HIV mà muốn có thai nên đến các trung tâm tư vấn về HIV/AIDS để tìm hiểu.
2.2. Hoạt động công tác thông tin tuyên truyền cổ động (TTTTCĐ) trong việc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Trì - Phú Thọ.
Đứng trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS đang diễn ra trên địa bàn thành phố, UBNDTP, UBMTTQ, Sở văn hoá thông tinh thành phố đã xác định rõ ràng mục tiêu đầu tiêdn của công tác thông tin tuyên truyền cổ động là truyền bá thông tin về phòng chống HIV/AIDS tới đông đảo quần chúng nhân dân, để nhân dân nhận thức, biết cách tự phòng chống cho mình bằng nhiều hình thức chuyển tải khác nhau. Phát hiện, biểu dương người tốt việc tốt, uốn nắn kịp thời những tư tưởng lệch lạc. Phổ biến rộng rãi kinh nghiệm của những tấm gương điển hỉnh tới sâu rộng quần chúng nhân dân. Động viên sức mạnh toàn dân, địa phương và từng cơ sở quyết tâm tham gia đẩy lùi tình trạng toàn dân, địa phương và từng cơ sở quyết tâm tham gia đẩy lùi tình trạng gia tăng HIV/AIDS góp phần bảo vệ nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2.2.1. Thành tích hoạt động TTTTCĐ trong việc phòng chống HIV/AIDS.
Thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia và của tỉnh thành phố, những năm gần đây dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền sự cố gắng của cán bộ nhân viên ngành y tế và của những người trực tiếp làm nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS đã thu được những kết quả khả quan: hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động có nhiều tiến bộ về hình thức và nội dung. Thông tin đã đến được từng xã, phường, tới dân và tới những đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Các đồng chí lãnh đạo đều nắm chắc được tình hình dịch của địa phương mình. Việc chăm sóc và điều trị người bệnh, giám sát, can thiệp, giảm tác hại của đại dịch cũng được đẩy mạnh.
Thực hiện quyết định 61 của thủ tướng Chính phủ hướng dẫn số 03 của uỷ ban quốc gia 61QĐ số 3107 của UBND tỉnh Phú Thọ và hướng dẫn của Bộ y tế, cán bộ trong công tác tuyên truyền cổ động xã phường đã được đào tạo kỹ về chuyên môn kỹ năng thực hành, năng lực tổ chức thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS. Thường xuyên duy trì, tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động.
Dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, UBMTTQ và sự tham gia tích cực của các ban ngành đoàn thể, hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động đã được triển khai sâu rộng: Thường xuyên bám sát các chương trình hành động, chỉ đạo vận động giáo dục hội viên nhân dân, đưa các nội dung tuyên truyền, kiến thức phòng chống AIDS vào nội dung sinh hoạt định kỳ một lần /tháng của chi, tổ, vận động tham gia ký cam kết, các lớp tuyên truyền về phòng chống thu hút hơn 1000 người tham dự. Đưa chương trình phòng chống HIV vào trường học. Năm 2002 Sở lao động thương binh xã hội đã tổ chức 4 lớp tập huấn về công tác phòng chống HIV cho 4000 cán bộ, học viên 06,05. Tổ chức 4 lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách về công tác cộng tác viên dân số nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao nhận thức về vấn đề gia đình, trẻ em và hiểm hoả HIV/AIDS. Sở tư pháp đã có nhiều hoạt động góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền - giáo dục - truyền thông. Tập huấn pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS cho gần 100 cán bộ, công đoàn. Cấp phát tài liệu với nội dung pháp luật phổ thông về phòng chống HIV/AIDS. Tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật cũng như các chế độ chính sách của Đảng, nhà nước về công tác phòng chống AIDS như chỉ thị số 52 của BCHTW Đảng về lãnh đạo công tác phòng chống, pháp lệnh phòng chống AIDS.....
Vậy, trong lúc chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, chưa có vác xin phòng chống, phải coi trọng biện pháp tuyên truyền giáo dục nhằm làm thay đổi hành vi, tránh được sự lây lan của dịch HIV/AIDS.
- Hình thức tuyên truyền cổ động trong phòng chống HIV/AIDS.
Công tác TTTTCĐ phòng chống HIV/AIDS đạt hiệu quả là nhờ phương tiện chuyển tải thông tin phong phú và đa dạng. Trong năm 2002 vừa qua thành phố đã vận dụng các hình thức tuyên truyền vào việc phòng chống HIV/AIDS. Đó là hình thức tuyên truyền bằng ngôn ngữ (Nói - viết), bằng nghệ thuật (các tiểu phẩm) bằng cổ động trực quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình....) và nhiều hình thức khác.
- Hình thức tuyên truyền bằng ngôn ngữ:
Ngôn ngữ nói: 106 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt đã được tổ chức thu hút nhiều người tham dự
847 hội nghị hội thảo có hơn một trăm nghìn người tham dự
Tiếp xúc nói chuyện với các cá nhân thảo luận
Tham gia tuyên truyền cổ động về phòng chống HIV/AIDS liên đoàn lao động tỉnh đã tổ chức 50 buổi truyền thông. Tổ chức 2 hội nghị tuyên truyền ở cơ sở có 375 người tham dự.
Tư vấn giúp đỡ người nhiễm HIV, thăm hỏi hầu hết các đối tượng nhiễm HIV và bệnh AIDS đang sống tại cộng đồng để họ tiếp tục sống và làm việc, hướng dẫn, cung cấp thông tin phòng chống HIV/AIDS cho 590 tổ chức đoàn cơ sở. Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề.
Ngôn ngữ viết:
Tuyên truyền trên báo, tạp chí 637 lượt. Tổ chức 30 cuộc thi tìm hiểu phòng chống AIDS và ma tuý, mại dâm có 791.822 người tham dự, 47000 đầu sách nhỏ và hàng vạn tài liệu khác phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông phòng chống AIDS, đặc biệt trong nhóm dân sư di động.
Phân phối 3000 tờ rơi, đầu sách cho hội viên nông dân và 7.500 tờ rơi 2000 cuốn tài liệu tuyên truyền phòng chống AIDS cho cán bộ công đoàn, tổ chức 40 buổi truyền thông, 40 tin bài. Sở văn hoá thông tin và thể thao in và phát hành 3600 tờ rơi. Biên tập hai tin ngắn về chủ đề phòng chống ma tuý, mai dâm, HIV/AIDS. Cuộc thi tìm hiểu phòng chống thu hút khoảng 4000 bài dự thi, cung cấp hơn 1000 bản sách là tài liệu cho công tác phòng chống AIDS cho học sinh, sinh viên trong trường học, các cuộc thi tìm hiểu phòng chống HIV có 131.475 bài dự thi. Hơn 300.000 học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên đã tham gia tích cực buổi mít tinh cổ động, diễu hành. Phân phối tờ rơi xuống đối tượng đoàn viên thanh niên, cả tơ rơi có nội dung tuyên truyền phòng chống nhiễm đường sinh sản, phòng HIV, ma tuý cấp phát 300 cuốn tài liệu sổ tay báo cáo viên mang nội dung pháp luật phổ thông phòng chống HIV/AIDS.
- Hình thức tuyên truyền nghệ thuật:
Công tác thông tin tuyên truyền cổ động phòng chống HIV/AIDS triển khai sâu rộng đến từng đối tượng nông dân, công nhân.... Chuyển tải thông tin bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, cụ thể và cấp thiết. Một trong những hình thức đó là tuyên truyền bằng nghệ thuật thu hút đông đảo quần chúng tham dự. Hình thức tuyên truyền nghệ thuật này thành phố thực hiện trong đó là đã thành lập các câu lạc bộ nông dân, phát huy tốt hơn 400 câu lạc bộ phụ nữ. Tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên thanh niên, tổ chức liên hoan đội tuyên truyền như các tiểu phẩm, thời trang, các ca khúc có chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS. Hình thức tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS không chỉ được áp dụng trong quần chúng nhân dân, đoàn thể thanh niên mà còn được áp dụng trong cán bộ viên chức, công nhân lao động thành phố. Tuyên truyền qua các hoạt động văn hoá văn nghệ, nâng cao nhận thức của người lao động trong công tác này. Cuộc thi tìm hiểu luật phòng chống ma tuý và vẽ tranh về đề tài tệ nạn xã hội trong đó có HIV/AIDS đã được đông đảo cán bộ viên chức và công nhân lao động hưởng ứng tham gia sôi nổi góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền cổ động phòng chống HIV/AIDS. Gần 100 bức tranh tham gia giành nhiều giải thưởng. Cuộc thi viết phóng sự, truyện ngắn với chủ toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai, thực hiện. Xây dựng những tiểu phẩm về phòng chống HIV/AIDS trong một số đơn vị như Dệt Vĩnh Phú, Công ty giấy Việt Trì khá phong phú, có tính chất giáo dục cao.
Vậy, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS bằng nghệ thuật là một trong những hình thức luôi cuốn, hấp dẫn mọi đối tượng, làm chuyển biến mạnh mẽ, nhận thức trong nhân dân, giúp nhân dân nhận rõ tác hại của HIV/AIDS từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với công tác phòng chống.
- Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng:
Hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV/AIDS trên phương tiện thông tin đại chúng diễn ra với nhiều hình thức phong phú, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, băng vi deo, băng cát sét, báo, tạp chí.
Đó là hình thức tuyên truyền nhanh, hiệu quả, chuyển tải được đến tất cả mọi người. Nhận thức rõ tác dụng của phòng chống HIV/AIDS trên phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế, trong năm vừa qua đã tổ chức tuyên truyền lên vô tuyến truyền hình tỉnh vài chục lượt. Trên đài phát thanh xã, phường hơn 1000 lượt, trên báo, tạp chí 300 lượt. Phân phối các đầu băng vi deo, băng cát sét mang nội dung chiến lược phòng chống HIV/AIDS.
Tuyên truyền qua truyền hình vừa là hình thức, là phương tiện chuyển tải thông tin gây sự chú ý cho tất cả mọi người không kể tuổi tác, giới tính trình độ văn hoá. Truyền hình là phương tiện lý tưởng cung cấp thông tin khả quan nhất. Đây là phương tiện tác dụng nhanh, dễ gây ấn tượng, dễ nhớ thu hút đông đảo khán giả.
Tuyên truyền qua radio là một hình thức đem lại hiệu quả trong phòng chống HIV/AIDS. Ngôn ngữ âm thanh ảnh hưởng mạnh mẽ, có khả năng nhắc lại nhiều lần, không bắt buộc phải có mặt trực tiếp. Với hình thứ tuyên truyền này, nhân dân trong thành phố đã nhận thức sâu sắc hơn về hiểm hoạ HIV/AIDS từ đó biết cách tự bảo vệ mình, gia đình và cộng đồng mình.
- Tuyên truyền trên đài truyền hình, đài phát thanh là hình thức tác động trực tiếp giác quan thị giác - thính giác thu hút quần chúng tham gia và thực hiện, vì hế mà hàng chục đầu băng vi deo và cát sét đã được chuyển tới các ban ngành đoàn thể để cung cấp thông tin, thu hút họ tham gia.
- Hình thức tuyên truyền trực quan:
Năm 2002 vừa qua hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động trong phòng chống HIV/AIDS đã diễn ra nhiều hình thức tuyên truyền cổ động. Trong đó có hình thức tuyên truyền cổ động trực quan. Tuyên truyền trên các tranh cổ động, pano, áp phích, khẩu hiệu, phin đèn chiếu, cụm cổ động....
Thực hiện thành chiến dịch phòng chống AIDS đợt 1 năm 2002 hưởng ứng ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2002, hoạt động hội trại phòng chống AIDS đã được tổ chức, mít tinh diễu hành hưởng ứng ngày thế giới phòng chống AIDS cũng đã diễn ra với chủ đề "không xa lánh, phân biệt đối xử và người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS" thu hút hàng vạn lượt đoàn viên, thanh thiếu niên và quần chúng tham dự.
Đội thông tin lưu động thuộc nhà văn hoá thành phố đã tổ chức 80 buổi lưu diễn ở 12 huyện, thành thị có nội dung tuyên truyền phòng chống AIDS.
Tranh cổ động mang tính quần chúng rõ rệt, khơi dậy những vấn đề nóng hổi, cấp bách của thời đại. Là người cán bộ, người trợ thủ đắc lực trong mọi vấn đề. Nhận thức được vị trí, vai trò đắc lực của tranh cổ động trong việc phòng chống HIV/AIDS; phòng văn hoá thông tin thành phố, tỉnh đã tổ chức triển lãm tranh cổ động với nhiều chủ đề trong đó có chủ đề phòng chống HIV. Thu hút nhiều người tham dự và đến xem. Thành phố đã có cụm cổ động được đặt ở trung tâm thành phố thu hút sự chú ý của đông đảo người dân trong thành phố.
* Kẻ vẽ 40 băng zôn, appích, 50 panô đem lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền cổ động phòng chống AIDS.
Phim đèn chiếu: tổ chức theo định kỳ 3 tháng 1 lần. Chủ đề chiếm chủ yếu là nói về tệ nạn xã hội, phòng chống HIV. Giúp cho quần chúng nắm được tình hình biến động trong thành phố.
- Một số hình thức khác trong hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động phòng chống HIV/AIDS.
Chương trình phòng chống HIV/AIDS đã được lồng ghép với phòng chống ma tuý, mại dâm có hiệu quả với nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Số người nhiễm HIV/AIDS chăm sóc chủ yếu tại cộng đồng, trong các cơ sở tập trung như trại giam, trung tâm 05,06 nhờ hoạt động tích cực trong công tác TTTTCĐ mà những mặc cảm là bị xa lánh cũng đã dần được cải thiện. Các ban ngành, đoàn thể tổ chức xã hội đã vào cuộc trong việc chăm sóc gíup đỡ người nhiễm HIV và gia đình họ.
Được sự giúp đỡ của văn phòng thông tin phòng chống AIDS quốc gia, trung tâm công cộng và phát triển ( CEPHAD) được sự đồng ý của UBND tỉnh ta đã tiếp nhận dư án "thiết lập mô hình chăm sóc và hỗ trợ toàn diện cho người nhiễm HIVtại phường nông Trang thành Phố Việt Trì do tổ chức ICCC, tổ chức nhà thờ quốc tế vì hợp tác và phát triển tài trợ.
Mục tiêu của dự án là:
Thành lập một mô hình chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV/AIDS
Giảm sự phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình.
Thời gian thực hiện 7/2002/6/2003
Với ngân sách 25703 VSP
6 tháng triển khai dự án đến nay đã được thực hiện khoảng 70% kế hoạch. Dự án này đã góp phần quan trọng trong hoạt động phòng chống HIV ở Việt Trì - Phú Thọ.
Tiểu kết
Hoạt động TTTTCĐ phòng chống HIV/AIDS trong năm vừa qua tuy còn gặp nhiều khó khăn về tổ chức bộ máy nguồn lực. Nhưng được sự chỉ đạo phòng chống AIDS, tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND. Ban chỉ đạo phòng chống AIDS , tỉnh, thành phố, phối hợp với các ban ngành đoàn thể hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã triển khai đạt hiệu quả đáng khích lệ cả về nội dung và hình thức nhằm đẩy lùi gia tăng HIV/AIDS.
2.2.2. Hạn chế của hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Trì - Phú Thọ.
Bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân viên trong tuyên truyền cổ động chống HIV/AIDS và những thành tích đã đạt được, hoạt động còn có những mặt hạn chế:
Hoạt động quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm và đối tượng có hành vi nguy cơ cao đã được quan tâm tăng cường hơn trước nhưng thực tế việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Người nhiễm HIV/AIDS thường hay di động khó quản lý, các đối tượng này thường không có nghề nghiệp, mặt khác, do những quy định của pháp lệnh phòng chống AIDS về tính bí mật đối với người nhiễm. Đặc biệt một số đối tượng không thừa nhận mình nhiễm HIV/AIDS. Những cán bộ tuyên truyền cổ động trong phòng chống AIDS đã cố gắng động viên giúp họ chấp nhận thực tế nhưng sự quan tâm đã bị họ chối bỏ cũng như cộng đồng do vậy rất nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Mạng lưới hoạt động còn quá mỏng: Một số xã phường chưa thực sự coi trọng và nhận thức đúng về tác hại lâu dài của đại dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Kinh phí cho hoạt động tuyên truyền cổ động trong chương trình phòng chống HIV/AIDS còn quá hạn hép.
Mô hình tổ chức hoạt động còn kồng kềnh, kém hiệu quả.
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, truyền thông cũng có nhiều tiến bộ phong phú đa dạng về nội dung và hình thức. Thông tin đã đến được tới các xã, phường, tới đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Hoạt động chăm sóc, điều trị, giám sát, can thiệp, giảm tác hại của dịch trong cộng đồng cũng được đẩy mạnh, tuy nhiên cũng còn nhiều tồn tại chưa ngăn chặn được tốc độ gia tăng HIV ở lớp trẻ. Điều đó cho ta thấy được hạn chế trong hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động phòng chống HIV/AIDS ở thành phố.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa rộng khắp. Các phương tiện truyền thông còn thiếu, tài liệu thông tin còn nghèo. Tuyên truyền trên báo, tạp trí chưa thu hút đông đảo quần chúng hình thức tuyên truyền nghệ thuật còn hạn chế, các vở kịch, tiểu phẩm mang nội dung phòng chống HIV/AIDS được xây dựng ít không được thường xuyên tổ chức. Chất lượng thông tin tuyên truyền trong các vở kịch chưa cao nên nhận thức chưa sâu sắc.
Hình thức tuyên truyền cổ động trực quan tuy được áp dụng vào trong công tác phòng chống HIV/AIDS nhưng số lượng không nhiều, nội dung chưa mang tính khái quát cao. Như vậy chúng ta đều biết hiệu quả mang lại của tranh cổ động là vô cùng lớn. Bằng những đường nét, hình khối, màu sắc đơn giản, nhưng đã tác động đến trực tiếp giác quan mọi người vậy mà các ban ngành, chuyên trách chưa thực sự chú ý nên số lượng, chất lượng tranh cổ động còn thấp.
Cụm cổ động chưa được chú ý ở thành phố chỉ có một điểm duy nhất ở tại trung tâm thành phố.
Phim đèn chiếu cũng có hiệu quả cao trong việc chuyển tải thông tin về phòng chống HIV/AIDS nhưng cũng gặp nhiều khó khăn về hình thức cũ.
Số lượng tham gia ngày càng ít
Triển lãm tranh cổ động chưa thu hút đông đảo nhân dân trong thành phố xem chủ yếu là sinh viên, cán bộ chuyên trách, có hiểu biết về tranh quan tâm đến. Vì vậy mà hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động qua hình thức này còn hạn chế.
Vấn đề HIV/AIDS không chỉ đe doạ mạng sống con người mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá của toàn tỉnh và thành phố. Vì vậy, hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động trong phòng chống HIV/AIDS là rất quan trọng nhưng trong quá trình hoạt động còn nhiều khó khăn, hạn chế.
2.2.3. Đánh giá chung công tác thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Trì - Phú Thọ
Ngành văn hoá thông tin với mũi nhọn là TTCĐ đã mở ra các cuộc vận động tích cực, tham gia bài trừ ma tuý, mại dâm tránh nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Trong chiến dịch phòng chống, công tác TTTTCĐ càng phải được chú trọng, hoạt động tích cực. Thực hiện điều đó, ngành TTCĐ đã tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến từng gia đình nhằm làm cho mỗi công dân nhận thức rõ tác hại của dịch HIV/AIDS, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật. Ngành TTCĐ đã tích cực tuyên truyền đầy đủ các chỉ thị của Đảng, nhà nước phối hợp với các ban ngành đoàn thể để chỉ đạo tuyên truyền vận động kiểm tra, giám sát, thực hiện phòng chống HIV/AIDS.
Việc biểu dương, khen ngợi kịp thời những tập thể và cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động ngày được phát huy.
Việc áp dụng các loại hình vào tuyên truyền cổ động rất tốt vì nó có sức hấp dẫn chuyển tải thông tin đến quyền chúng một cách mềm dẻo làm cho quần chúng tiếp nhận thông tin một cách thoải mái.
Công tác tuyên truyền đã phân nhóm toả từng xã, phường, gia đình bệnh nhân, tuyên truyền qua những buổi gặp gỡ, tiếp xúc, trò chuyện nhằm động viên, an ủi, xoá đi mặc cảm, tự tin tiếp tục sống và làm việc với cộng đồng.
Đồng thời, giúp cho người nhà bệnh nhân cách chăm sóc bệnh nhân tránh lây nhiễm cho người khác trong gia đình và cộng đồng.
TTTTCĐ góp phần tích cực cho việc phát động toàn dân tham gia đấu tranh phòng chống HIV/AIDS đến mọi người dân trong nội bộ các cơ quan Xí nghiệp.
Tổ chức mạng lưới phòng chống HIV/AIDS được củng cố, kiện toàn ngay từ đầu năm, hoạt động đi vào nề nếp có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, phòng chống HIV/AIDS đã được đào tạo kỹ có đủ năng lực thực hiện chương trình tại cơ sỏ.
Công tác tuyên truyền cổ động phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai sớm, đúng kế hoạch.
Mặc dù, hoạt động TTCĐ trong phòng chống HIV/AISD đã đạt hiệu quả đáng khích lệ nhưng sự lây nhiễm vẫn có nguy cơ gia tăng do ma tuý, mại dâm chưa bài trừ một cách triệt để. Các tụ điểm mại dâm ma tuý đã triệt để số lượng đáng kể nhưng vẫn còn nhiều. Tuy hoạt động tuyên truyền diễn ra với nhiều hình thức. Các phương tiện truyền thông, nghệ thuật, cổ động trực quan đóng góp rất tích cực nhưng một số tổ chức dịch vụ nhà hàng, khách sạn chưa thực hiện nghiêm chỉnh. Các cán bộ tuyên truyền chưa đến được tất cả các dịch vụ tuyên truyền vận động, tư vấn phụ nữ.
Các hình thức tuyên truyền: trước hết phải nói tới tranh cổ động thực sự còn hạn chế về mặt số lượng, nội dung chưa mang tính khái quát cao, sự phân bố các loại hình khẩu hiệu, appich, panô đến các xã phường còn ít chỉ chủ yếu tập chung ở địa điểm chính của trung tâm thành phố cho ta thấy mô hình quản lý còn lỏng lẻo. Cán bộ, nhân viên trong ngành TTCĐ còn thiếu trách nhiệm chưa nhiệt tình, tìm tòi suy nghĩ để sáng tạo hơn, để nâng cao số lượng, chất lượng đưa lại hiệu quả cao trong việc phòng chống HIV/AIDS.
Các hoạt động thông tin sân khấu, tranh châm biếm, triển lãm, phim đèn chiếu, phóng sự... chưa được chú trọng nhiều.
Kiên quyết bài trừ tệ nạn mại dâm, ma tuý là nhiệm vụ cấp bách biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS, nhận thức được điều đó, công tác TTTTCĐ đã tập trung, chỉ đạo phát động quần chúng nhân dân rộng khắp đẩy mạnh công tác giáo dục cả chiều sâu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0230.doc