MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ 2
II. QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN 4
1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin 4
2. Nguồn thu thập thông tin 4
3. Các thông tin thu thập được 6
3.1. Khái niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật. 6
3.2. Vai trò của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. 7
3.3. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở thành phố Hà Nội 7
3.4. Về tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL 11
III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN 13
1. Kế qủa hoạt động của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể thành phố. 13
2. Kết quả cụ thể ở các quận huyện: 15
IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 17
1. Nhận xét 17
1.1 Kết quả đạt được 17
1.2. Khó khăn, tồn tại: 18
2. Kiến nghị 18
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5483 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Sở tư pháp Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010.
- Quyết định số 28/2006/QĐ - TTg ngày 28/1/2006 phê duyệt các đề án chi tiết thuộc chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010.
- Chỉ thị số 27/CT - TU ngày 1/2/2004 thành uỷ Hà Nội về tăng cường lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố.
- Nghị quyết 61/2007/NQ - CP ngày 07//12/2007 của chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chỉ thị số 32/CT - TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư TW Đảng.
- Chương trình PBGDPL của Chính phủ giai đoạn 2008 - 2012; thực hiện 5 chương trình công tác của thành uỷ; chương trình hành động PBGDPL từ năm 2005 - 2010 của Thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 37/2008/QĐ - TTg phê duyệt chương trình PBGDPL từ năm 2008 - 2012.
- Kế hoạch 568/TP - PBGDPL của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn tổ chức hội thi hoà giải viên giỏi.
- Chỉ thị số 45/2007/CT - BGDĐT ngày 17/8/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc tăng cường công tác PBGDPL trong ngành giáo dục.
Ngoài ra một nguồn cung cấp tài liệu không thể không nói tới là:
- Kế hoạch số 10/KH - UBND PBGDPL trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2008.
- Kế hoạch 09/KH - UBND ngày 12/01/2009 của UBND thành phố Hà Nội về PBGDPL năm 2009 của Thành phố Hà Nội.
- Kế hoạch 67/KH - UBND ngày 14/5/2009 của UBND thành phố Hà Nội về tổ chức hội thi hoà giải viên giỏi thành phố Hà Nội năm 2009.
- Kế hoạch (*) PBGDPL trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010.
- Báo cáo s 125/BC - UBND tổng kết 5 năm thực hiện chương trình PBGDPL của chính phủ từ năm 2003 đến năm 2007 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Báo cáo (*) về công tác của các tháng trong năm 2007 của Sở Tư Pháp.
Trên đây là những nguồn cung cấp thông mà em sử dụng để hoàn thành chuyên đề thực tập Vai trò của sở Tư pháp trong việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
3. Các thông tin thu thập được
Trong thời gian thưc tập tại phòng PBGDPL được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn của các can bộ Sở Tư pháp nói chung và các cán bộ phòng PBGDPL nói riêng, qua việc nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các báo cáo tổng kết công tác PBGDPL của phòng. Em đã thu được những bài học, những kiến thức thực tế về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố như sau:
3.1. Khái niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phổ biến, giáo dục pháp luật là một từ ghép hai từ phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật.
Phổ biến pháp luật có hai nghĩa:
Nghĩa hẹp: Là giới thiệu tinh thần văn bản cho đối tượng của nó;
Nghĩa rộng: Là truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước.
Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng mọi các (thuyết phục, nêu gương, ám thị…) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
Cả cụm từ phổ biến, giáo dục pháp luật có nghĩa là truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
3.2. Vai trò của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Sở Tư pháp thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Sở Tư pháp đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh và Hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Giúp UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị và Kế hoạch tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân như: Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân Sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Cư trú, Luật quản lý thuế…
3.3. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở thành phố Hà Nội
Có nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng, phong phú được các đơn vị quan tâm triển khai thực hiện đạt kết quả, cụ thể:
PBGDPL thông qua hình thức tuyên truyền miệng :
UBND Thành phố đã tổ chức 12 Hội nghị quán triệt các văn bản của Trung ương và thành phố về công tác tuyên truyền PBGDPL và các Chỉ thị, Kế hoạch triển khai tuyên truyền, thực hiện các Văn bản pháp luật quan trọng như: Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Dân sự, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí v.v....
Theo thống kê chưa đầy đủ trong 5 năm qua, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp trên địa bàn Thành phố đã tổ chức 11.327 hội nghị, tập huấn giới thiệu pháp luật hoặc lồng ghép giới thiệu pháp luật cho gần 2 triệu lượt người nghe. Riêng các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tổ chức hơn 9.000 hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hơn 1.100.000 lượt cán bộ, nhân dân tham dự.
PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng :
Thủ đô Hà Nội là địa phương có các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn nhiều nhất trong cả nước với hàng trăm cơ quan báo đài, bản tin của Trung ương và Hà nội, đài truyền thanh của quận, huyện, phường, xã. Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL Thành phố phối hợp với Ban tuyên giáo Thành uỷ, Sở Văn hoá Thông tin, Báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế Đô thị , Báo pháp luật và Xã hội và các báo khác… tiến hành nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh côngg tác tuyên truyền PBGDPL. Ban tuyên giáo Thành uỷ duy trì giao ban báo trí hàng tuần, chỉ đạo các báo, đài xây dựng chuyên mục tăng cường tuyên truyền PBGDPL cho các tầng lớp cán bộ và nhân dân, đồng thời định hướng kịp thời công tác truyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Trong 5 năm qua, các cơ quan thôngg tin đại chúng của Thủ đô đã tích cực tuyên truyền phục vụ bầu cử HHĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009, bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về giải phóng mặt bằng, an tòan giao thông, phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, an toàn vệ sinh thực phẩmv.v…
PBGDPL thông qua các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật :
Trong 5 năm qua, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL Thành phố và các ngành, đoàn thể thành phố ( Công an, Liên đoàn lao động Thành phố, Sở giáo dục v.v…) đã tổ chức được nhiều cuộc thi, hội thi (thi viết, thi sân khấu hoá) như : Thi tìm hiểu về Bộ Luật Lao động, Luật giao thông đường bộ, Pháp lệnh điều tra hình sự, Pháp luật phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/ AIDS ; Giáo viên dạy giỏi môn giáo dục công dân; học sinh Thủ đô thực hiện nếp sống văn minh đô thị , hoà giải viên giỏi v.v…thu hút đông đảo cán bộ công chức và các tần lớp nhân dân tham gia. Các quận, huyện đã tổ chức hơn 300 cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật hoặc gắn với chủ đề pháp luật.
PBGDPL thông qua biên soạn và phát hành tài liệu PBGDPL:
Đây là một hình thức tuyên truyền có hiệu quả, thông qua hình thức này, các quy định của pháp luật được tuyên truyền rộng rãi đến nhiều đối tượng.
5 năm qua, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp, các ngành luôn quan tâm coi trọng biên soạn, in, phát hành tờ gấp, tài liệu tuyên truyền pháp luật. Sở Tư pháp- Thường trực Hội đồng tiến hành phối hợp biên soạn và phát hành gần 40.000 cuốn sách hỏi- đáp pháp luật về bầu cử, Bộ luật Dân sự, phòng chống tội phạm, hỏi- đáp pháp luật dành cho cán bộ công chức, phụ nữ, nông dân và nhân dân ở cơ sở v.v… ; 18.000 cuốn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở để phát hành đến các tổ hoà giải ở cơ; biên soạn, in, phát hành trên 1.000.000 tờ gấp tuyên truyền pháp luật bầu cử HĐND các cấp, Luật đất đai, Pháp luật về an toàn giao thông, Nghị định 158/2005/NĐ - CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, pháp luật về phòng chống tội phạm, Luật Cư trú v.v...; các quận, huyện phát hành gần 50.000 bản tin và trên 100.000 pa nô, áp phích có nội dung tuyên truyên pháp luật. Một số đơn vị quận, huyện quan tâm biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật như : Ba Đình, Tây Hồ, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Long Biên, Từ liêm…
PBGDPL thông qua hoạt động xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật :
Thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố, ngành Giáo dục, ngành Công an, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành Công nghiệp và khối Liên đoàn lao động Thành phố đã triển khai xây dựng tủ sách pháp luật ở các đơn vị, các trường học và các đơn vị sản xuất kinh doanh, công an phường trên địa bàn Hà Nội. Việc khai thác tủ sách pháp luật ở các đơn vị này đã có hiệu quả rất thiết thực.
Đến nay, 100% quận, huyện, phường, xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đều có tủ sách pháp luật đặt tại trụ sở UBND, cá biệt có nhiều phường, xã đã xây dựng thêm một số tủ sách pháp luật đặt tại thư viện, nhà văn hoá, cụm dân cư, tổ dân phố v.v...chưa kể tủ sách đặt tại các điểm bưu điện văn hoá xã. Hình thức đưa tủ sách pháp luật đến với người dân cũng rất phong phú như : Luân phiên túi sách pháp luật giữa các cụm dân cư, các khu phố v.v...). Hàng năm, các phường, xã, thị trấn đều quan tâm đầu tư kinh phí (từ 1.200.000đ đến 2.000.000đ) để mua bổ sung đầu sách mới (theo hướng dẫn của Sở Tư pháp và phòng Tư pháp quận, huyện) cho tủ sách pháp luật và đặt ở những nơi thuận tiện phục vụ việc tra cứu của cán bộ cũng như nhân dân trên địa bàn có nhu cầu. Những đơn vị làm tốt công tác xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật như: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Thanh Trì…
PBGDPL thông qua công tác hoà giải ở cơ sở:
Sở Tư pháp và Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã triển khai, hướng dẫn liên tịch số 01/ HD - LT về tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố đến 14/14 quận, huyện; Chỉ đạo Tư pháp các quận, huyện tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ về công tác hoà giải ở cơ sở, các văn bản chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố về công tác hoà giải trên địa bàn Hà Nội. Các cấp uỷ đảng, chính quyền ở quận, huyện quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác PBGDPL thông qua các hoạt động hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở cơ sở. Ngành Tư pháp - Thường trực Hội đồng PHCTPBGDPL phường, xã, thị trấn đã phối hợp với UBMTTQ, Hội phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân… tham mưu giúp UBND cùng cấp củng cố, kiện toàn được 2.923 tổ hoà giải với 13.967 hoà giải viên. 5 năm qua, các tổ hoà giải ở cơ sở đã hoà giải thành trên 25.117/29.692 vụ mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân ở cơ sở ( 84 %). Thông qua công tác hoà giải, các hoà giải viên đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến các bên tranh chấp, giúp họ nắm được các quy định của pháp luật, vì tình làng, nghĩa xóm tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, góp phần giữ gìn ổn định trật tự an toàn xã hội ngay từ cơ sở. Hoà giải viên ở cơ sở đồng thời còn là tuyên truyền viên PBGDPL cho hàng ngàn lượt người dân, hộ gia đình chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Một số quận, huyện đạt tỷ lệ hoà giải thành cao như : Ba Đình, Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Hai Bà Trưng....
Ngoài các hình thức PBGDPL chủ yếu nêu trên, Thành phố Hà Nội còn triển khai một số hình thức tuyên truyền, PBGDPL có hiệu quả thông qua mô hình các Câu lạc bộ ( Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, Câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật, Câu lạc bộ sau cai nghiện (B93), Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội), thông qua các phiên toà lưu động xét xử các bị cáo phạm tội buôn bán, tàng trữ sử dụng các chất ma tuý, đánh bạc, môi giới mại dâm, trộm cắp, chống người thi hành công vụ, đua xe, mất trật tự công cộng v.v... có tác dụng tuyên truyền pháp luật và giáo dục phòng ngừa chung.
Mô hình “ Nhóm nòng cốt” tại một số phường, xã chỉ đạo điểm theo Chương trình hành động quốc gia PBGDPL của Thành phố đã thực hiện tuyên truyền PBGDPL có hiệu quả trong cộng đồng dân cư ở cư ở cơ sở. Mô hình tổ Hoà giải “5 tốt” với tiêu chí hoà giải thành trên 80% các vụ tranh chấp, mâu thuẫn đã góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền PBGDPL cho nhân dân ở cơ sở.
3.4. Về tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL
a. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp
* Cấp Thành phố:
- Bám sát yêu cầu công tác PBGDPL, năm 1998 thành phố Hà Nội đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Thành phố gồm 8 ban ( Ban phối hợp hoạt động trong các cơ quan Nhà nước; Ban phối hợp hoạt động trong các cơ quan Đảng; Ban phối hợp hoạt động trong các các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân; Ban phối hợp hoạt động trong các doanh nghiệp; Ban phối hợp hoạt động trong các trường học; Ban phối hợp hoạt động trong các lực lượng vũ trang; Ban phối hợp hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng và Ban thư ký Hội đồng). Hàng năm, UBND Thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến việc kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL Thành phố. Hiện nay, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL Thành phố có 18 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Chủ tịch Hội đồng. Sở Tư pháp là Thường trực Hội đồng, cộác thành viên Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL Thành phố đồng thời là Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể nên việc triển khai các công tác của Hội đồng tại các Sở, ban, ngành là tương đối thuận lợi. Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL Thành phố duy trì họp định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm để báo cáo kiểm điểm công tác và bàn phương hướng trong thời gian tới; tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động từng năm; đề xuất khen thưởng và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn thành phố.
* Cấp quận, huyện, phường, xã, thị trấn:
- 14/14 quận, huyện và 232/232 phường, xã, thị trấn của Hà Nội đều thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL với 277 thành viên cấp quận, huyện và 2.265 thành viên cấp xã, phường do Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND làm Chủ tịch Hội đồng, cơ quan tư pháp làm thường trực Hội đồng. Hàng năm các quận, huyện đều kiện toàn Hội đồng PHCTPBGDPL và ban hành kế hoạch PBGDPL của địa phương.
b. Đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyên truyền PBGDPL hiện nay trên địa bàn Thành phố có khoảng 4500 người bao gồm:
- Thành viên của Hội đồng PHCTPBGDPL từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã có 2664 người;
- Cán bộ tư pháp từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã; cán bộ pháp chế ngành. Hiện nay, công tác tư pháp cơ sở được phân cấp quá nhiều việc. Do cán bộ thiếu ( 80 % các xã, phường của Hà Nội chỉ có 01 cán bộ tư pháp) nên không có cán bộ chuyên trách làm công tác PBGDPL do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác PBGDPL ở cơ sở.
- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã tăng cả về số lượng và chất lượng so với trước khi triển khai Chương trình PBGDPL của Chính phủ.
+ Hiện nay, Thành phố Hà Nội có 65 báo cáo viên pháp luật cấp Thành phố và 663 báo cáo viên cấp huyện. 5 năm qua, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL cấp Thành phố và quận, huyện tổ chức được trên 400 lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng PBGDPL và các văn bản pháp luật mới ban hành cho các báo cáo viên để giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ PBGDPL cho cán bộ và nhân dân Thủ đô.
+ Việc xây dựng và củng cố đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở thường xuyên được các quận, huyện , phường, xã quan tâm. Hiện nay thành phố có 1.574 tuyên truyền viên pháp luật. Đây là đội ngũ gồm những cán bộ ở cơ sở, nhiệt tình công tác, am hiểu pháp luật, có khả năng tiếp cận với mọi đối tượng, truyền đạt kiến thức pháp luật thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức, góp phần tích cực trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống. Thời gian qua, đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở hoạt động có hiệu quả, tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách, Nghị quyết và văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước tới các hội viên và nhân dân ở cơ sở thông qua hệ thống loa truyền thanh, qua các bài viết, hoà giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, câu lạc bộ pháp luật v.v..
c. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong PBGDPL:
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố đã tích tích cực tham gia PBGDPL cho các tầng lớp nhân dân. Cụ thể là:
- Các báo cáo viên, tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các hội nghị, cuộc họp, hoà giải v.v…
- Cán bộ, công chức thông qua hoạt động công vụ của mình đã giải quyết công việc cho công dân và tuyên truyền, giải thích cho nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật ( như cán bộ tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo; các cán bộ thuộc bộ phận “ một cửa” thuộc các cơ quan hành chính thực hiện tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính, công an giao thông, đội quản lý trật tự xây dựng, thanh tra, cán bộ thu thuế v.v..)
III. Kết quả xử lý thông tin
Trong phần này, em chủ yếu trình bày những thành quả thực tiễn đạt được của một số quận, huyện trong quá trình thực hiện đường lối chỉ đạo của Sở tư pháp về thực hiện chương trình PBGDPL.
1. Kế qủa hoạt động của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể thành phố.
- Ban tuyên giáo thành uỷ:
Thường xuyên cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 200 báo cáo viên cấp thành phố và 800 báo cáo viên của 29 quận huyện, tích cực phối hợp với Sở tư pháp thành phố mở chuyên mục"Tình hình phổ biến giáo dục pháp luật", định kỳ trên bản tin thông tin nội bộ; chỉ đạo các báo, đài của Hà Nội tổ chức thông tin tuyên truyền PBGDPL với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thông qua các chuyên trang, chuyên mục, các tin, bài phóng sự phản ánh tình hình PBGDPL trên địa bàn thành phố.
- Sở Tư pháp - Thường trực hội đồng phối hợp công tác PBGDPL:
+ Tổ chức hội nghị tập huấn cho trên 200 lượt báo cáo viên pháp luật của thành phố và quận huyện về kỹ năng tuyên truyền PBGDPL, luật cán bộ công chức, luật thi hành án dân sự.
+ Tham mưu cho lãnh đạo Sở giúp UBND thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức hội thi "hoà giải viên giỏi" của thành phố năm 2009; giúp UBND thành phố tổ chức hội thi "hoà giải viên giỏi" cấp thành phố năm 2009.
+ Chuẩn bị cho tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị 32/CT - TW ngày 09/12/2003 của ban bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, trình UBND thành phố, thành uỷ tổ chức tổng kết.
- Công an thành phố: Xây dựng kế hoạch công tác PBGDPL năm 2009. Tổ chức tuyên truyền Luật bảo hiểm y tế, Luật cán bộ công chức, Luật công nghệ cao, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thi hành án dân sự... Triển khai tập huấn các văn bản pháp luật mới ban hành và các văn bản có liên quan đến lĩnh vực của ngành cho cán bộ chiến sĩ trong lực lượng công an thành phố như: Luật giao thông đường bộ cho cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao thông và lực lượng cảnh sát tuần tra, Luật giao thông đường thủy, pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự sửa đổi; ban hành kế hoạch kiểm tra, khảo sát thực tế việc PBGDPL và triển khai tổ chức pháp chế quận, huyện trên cơ sở đó chỉ đạo các đơn vị trong công an thành phố tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 32- CT/TW của Ban bí thư; Chỉ đạo các đơn vị xây dựng TSPL để cán bộ cơ sở nghiên cứu, tra cứu phục vụ nhiệm vụ chuyên môn...
- Liên đoàn lao động thành phố: Xây dựng và triển khai kế hoạch công tác tuyên truyền PBGDPL năm 2009. Tổ chức tuyên truyền Luật phòng chống HIV/AIDS, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm thất nghiệp.
- Hội nông dân thành phố: triển khai kế hoạch thực hiện công tác PBGDPL tới các huyện, quận hội và cơ sở. Tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nhà nước tới cán bộ hội viên nông dân. Duy trì và nhân rộng các điểm chỉ đạo thực hiện chỉ thị số 26/CP, các câu lạc bộ "nông dân với pháp luật". Tổ chức tuyên truyền các văn bản như: Luật giải quyết khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng, Luật bảo hiểm y tế, Luật giao thông đường bộ, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật các văn bản pháp luật về giải phóng mặt bằng, pháp lệnh tổ chức và hoạt động ở cơ sở ...
- Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội: xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền PBGDPL năm 2009. Tổ chức nhiều lớp tập huấn và nói chuyện chuyên đề cho cán bộ Hội về Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân gia đình, Luật khiếu nại tố cáo...
- Hội luật gia thành phố: đã xây dựng củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách tuyên truyền pháp luật, báo cáo viên, tuyên truyền viên của các cấp hội. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho báo cáo viên của Thành hội và các huyện, quận hội những văn bản pháp luật mới ban hành. Chủ động phối hợp tham gia thực hiện "Ngày pháp luật".
- Các sở, ban, ngành đoàn thể: Sở Văn hoá, thể thao và du lịch; Sở Giáo dục và đào tạo; Sở Giao thông vận tải; Mặt trận tổ quốc thành phố, Hội cựu chiến binh thành phố... đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến đơn vị mình. Một số đơn vị thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL, ban hành quy chế hoạt động của Hội.
2. Kết quả cụ thể ở các quận huyện:
a. Công tác tuyên truyền PBGDPL:
- Nội dung tuyên truyền, PBGDPL: Các quận huyện đã tập trung tuyên truyền các văn bản pháp luật đó được Quốc hội khoá XII thông qua; các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến đời sống nhân dân ở cơ sở và phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương như: Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật giao thông đường bộ, Luật phòng chống ma tuý, Luật cư trú, Luật nhà ở, Luật cán bộ công chức, Luật thi hành án dân sự, Luật phòng chống HIV/AIDS, phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em. Các văn bản qui phạm pháp luật của TW và thành phố thuộc lĩnh vực đất đai, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, bảo vệ môi trường, xây dựng, trật tự đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hình thức tuyên truyền được áp dụng phổ biến:
+ Tuyên truyền miệng: Hội nghị, tập huấn, hội thảo, toạ đàm, nói chuyện chuyên đề, lồng ghép với các hội nghị khác...
+ Tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành, các chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và thành phố đến người dân thông qua đài truyền thanh của quận, huyện và hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở.
- Phát hành các tài liệu hỏi - đáp pháp luật, tờ gấp của thành phố và của quận huyện: các quận, huyện đã tích cực tham gia phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật của hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố đến cán bộ và nhân dân ở cơ sở. Một số đơn vị như Ba Đình, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Trì, Gia lâm, Thường Tín, Sơn Tây, Hoài Đức... đã tích cực, chủ động biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền trên địa bàn.
- Thực hiện "Ngày pháp luật": trên cơ sở kế hoạch và hướng dẫn của thành phố, các quận, huyện đã ban hành kế hoạch và công văn hướng dẫn thực hiện "ngày pháp luật" trên địa bàn, theo đó một số quận huyện chọn một ngày trong tháng để cán bộ công chức học tập, nghiên cứu các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn để phục vụ nhiệm vụ hàng ngày; triển khai tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân thông qua các hội nghị, họp tổ dân phố, thôn, xóm, sinh hoạt chi bộ...
b. Công tác hoà giải.
- Tổ chức thi hoà giải viên giỏi:
Hội thi "hòa giải viên giỏi" của các quận, huyện, thị xã đã được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, huy động sự tham gia của các ban ngành đoàn thể mà nòng cốt là ngành tư pháp và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc. Các quận, huyện, thị xã đã lựa chọn được 29 hoà giải viên giỏi đại diện cho 34 nghìn hoà giải viên thành phố Hà Nội tham dự cuộc thi. Nhiều quận huyện tổ chức tốt cuộc thi từ cơ sở như: Mỹ Đức, Thường Tín, Đan Phượng, Quốc Oai, Ba Vì, Long Biên, Tây Hồ, Cầu giấy, Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Hoàng Mai...
- Củng cố kiện toàn tập huấn nghiệp vụ cho các hoà giải viên:
Các quận huyện đã quan tâm củng cố, kiện toàn, phát giấy chứng nhận "Hoà giải viên" cho thành viên tổ hoà giải ở cơ sở. Đến nay thành phố Hà Nội có 34.079 hoà giải viên giỏi; mô hình tổ hoà giải "5 tốt" đang được các đơn vị triển khai, nhân rộng. Hiện nay một số đơn vị có tổ hoà giải "5 tốt" chiếm tỷ lệ khá cao như: Từ Liêm (86,7%), Hoàn Kiếm (82,5%), Gia lâm (52%), Ba Đình (50%)...; tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, công tác hoà giải cho các hoà giải viên. Một số đơn vị quận huyện đã tổ chức tập huấn cho 100% hoà giải viên ở cơ sở như: Hoàn Kiếm, Long Biên, Từ Liêm, Gia Lâm, Phúc Thọ, Thường Tín...
IV. Nhận xét và kiến nghị
1. Nhận xét
1.1 Kết quả đạt được
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh công tác PBGDPL trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, các hoạt động PBGDPL đã được triển khai một cách tương đối đồng bộ, thống nhất có trọng tâm, trọng điểm trên phạm vi toàn tỉnh. Lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã có những chuyển biến tíc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Sở tư pháp Hà Nội - thực trạng và giải pháp.doc