mục lục
phần I: Giới thiệu chuyên đề 1
phần II: Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin 2
I. thời gian, phương pháp tìm hiểu và nguồn thu thập thông tin 2
1. Thời gian tìm hiểu và thu thập thông tin 2
2. Nguồn thu thập và phương pháp thu thập thông tin. 3
II. công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật tại cao bằng 5
1. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại Cao Bằng 5
2. Thực trạng chấp hành pháp luật tại Cao Bằng 9
3. vị trí, vai trò của Sở Tư pháp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 10
phần III: Kết quả xử lý thông tin tư liệu 13
phần IV: Nhận xét và kiến nghị 17
I. Đánh giá chung về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Cao Bằng 17
1. Kết quả .17
2. Khó khăn và tồn tại 17
II. một số đề xuất kiến nghị 18
1. Luôn bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương 18
2. Yêu cầu về chuyên môn 19
Danh mục tài liệu tham khảo 21
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4073 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phủ từ năm 2003-2007
- Các kế hoạch, đề án thuộc chương trình hoạt động quố gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2006 đến năm 2010.
- Một số văn bản pháp luật của địa phương hướng dẫn chi tiết, các kế hoạch cụ thể cho từng năm,quý hay đợt tuyên truyền giữa các cơ quan ban ngành có liên quan.
- Hướng dẫn nghiệp vụ tư pháp cấp xã của Bộ tư pháp năm 2003.
Việc thu thập và tổng hợp thông tin trong các năm được thực hiện qua việc tìm hiểu các báo cáo tổng kế công tác tư pháp cảu Sở Tư pháp từ năm 2003 đến năm 2007và kế hoạch triển khai trong năm 2008 qua đó hiểu được những công việc cụ thể cần phải làm trong công tác này, rút ra những điểm mạnh, những điều chưa đạt được cũng như những mặt còn hạn chế nhất định còn mắc phải.
Quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin đã thu thập được có thể nêu ra một số phương pháp mà em đã sử dụng như sau:
Phương pháp tổng hợp thống kê nhằm tập hợp và phân tích những số liẹu cụ thể để từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá cần thiết trong việc nắm bắt những số liệu hàng năm, qua đó đề ra những nhiệm vụ cụ thể, phương hướng hành động cụ thể cho từng quý, từng năm.
phương pháp so sánh dùng cho việc so sánh đối chiếu các số liệu, thông tin thu thập được giữa các đơn vị cùng cấp về hiệu quả của việc triển khai công tác cùng một kế hoạch,so sánh giữa các năm để từ đó rút ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được để có biện pháp kịp thời bổ sung, đồng thời xem xét những vướng mắc để tìm hướng giải quyết.
Phương pháp phân tích, đánh giá giúp phân tích các số liệu, báo cáo tổng kết hàng năm, hàng quý, đợt tuyên truyền để từ đó rút ra kế hoạch cụ thể,nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong giai đoạn tiếp theo.
II. công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật tại cao bằng
1. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại Cao Bằng
Điều đầu tiên khi tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Cao Bằng là cần phải tìm hiểu phong tục tập quán tâm lý xã hội của người dân địa phương, vì khác với đa số địa phương khác Cao Bàng là một tỉnh miền núi với phần đông là dân tộc thiểu số có tín ngưỡng, bản sắc, phong tục tập quán và nhận thức riêng. Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên khó nhăn, phức tạp với phần đông là các xã vùng sâu vùng xa,giao thông đi lại khó khăn. Trong nhiều năm qua Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng đã có nhiều cố gắng chủ động đưa thông tin pháp luật đến với nhân dân qua các hình thức phương pháp khác nhau phù hợp với điều kiện của từng địa phương với những đối tượng cụ thể. Thấy rõ được rằng mặc dù đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế nhưng như vậy thì việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đưa các thông tin về chính sách của Đảng và nhà nước cần thiết hơn bao giờ hết. Công tác đưa pháp luật vào đời sống cảu đônhg bào dân tộc làm cho họ thêm tin và đi theo Đảng, nghe theo cách mạng là việc làm hết sức quan trọng và phải luôn được đặt ra hàng đầu. Sở tư pháp trong những năm qua không những chủ động trong việc tổ chức và phối hợp chỉ đạo công tac phổ biến, giáo dục pháp luật theo sát các nhiệm vụ chính trị của trung ương cũng như của địa phương đặt ra, chủ động phối hợp với các nghành như Sở giáo dục, sở VH-TT, Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, Công an, Đoàn thanh niên…để tổ chức việc tuyên truyền có hiệu quả đến mọi tầng lớp nhân dân và đã đạt được một số thành quả có thể kể đến như sau:
Tuyên truyền miệng:
Đây là hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thục hiện chủ yếu, thường xuyên ở các cấp, các ngành, các thôn, xóm. Hình thức này chiếm ưu thế và phát huy tích cực hơn so với các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật khác vì qua đó người nói trao đổi trực tiếp với người nghe những nội dung cần phổ biến và ngược lại người nghe có thể hỏi hoặc cùng trao đổi những vấn đè mà mình chưa hiểu hoặ chưa rõ ràng. trong năm năm qua toàn tỉnh đã tổ chức được trên 12.281 cuộc với hơn 335.142 lượt người nghe.
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng:
+ Đài phát thanh,truyền hình :
Nhằm làm phong phú,đa dạng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh đã thực hiện chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật trên đài Phát thanh, Truyền hìnhtỉnh để giới thiệu các nội dung văn bản pháp luật, hỏi đáp pháp luật vào tối thứ 3 hành tuần.
+ loa truyền thanh ỏ cơ sở:
Đã góp phần không nhỏ trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn. Đến nay toàn tỉnh đang có 93 loa đang hoạt động.
Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến qua phát thanh, truyền hình thì hình thức tuyên truyền qua báo địa phương, thông tin, tạp chí cũng là hình thức, phương tiện tuyên truyền, phổ biến có hiệu quả đối với nhân dân địa phương. Cuốn bản tin Tư pháp được phát hành thường xuyên mỗi quay 01 số, mỗi số 1000 cuốn đăng tải những nội dung thông tin, bài về họat động của ngành Tư pháp Cao Bằng nói chung và các lĩnh vực chuyên môn nói riêng.ngoài ra bản tin cũng chuyển tải thêm một số lĩnh vực về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm,các văn bản pháp luật mới được ban hành, trao đổi nghiệp vụ,hỏi đáp pháp luật gửi cho các Sở, ban , ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị và xã, phường, thị trấn.
biên soạn nội dung phát hành tài liệu tuyên truyền:
Đây là hình thức được chú ý khai thác và sử dụng thường xuyên song song với hình thức tuyên truyền miệng. Tài liệu được biên soạn nội dung chủ yếu thường ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với đối tượng được tuyên truyền, một số tài liệu được dịch ra tiếng dân tộc như Quy ước nếp sống văn hoá người Mông, Dao, Luật Bầu cử, Luật Hôn nhân và gia đình…Bên cạnh đó Sở tư pháp là Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợpcông tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh trong những năm qua đã in ấn được 28.630 tờ rời tìm hiểu pháp luật về ma tuý, HIV/AIDS, Đất đai; 1634 băng cassette bằng tiếng kinh, Mông; Sở nội vụ phát hành được 775 buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; Liên đoàn lao động tinhr phát hành được 30.000 tài liệu tờ rời, tranh cổ động, áp phích các loại về tuyên truyền, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, Tư vấn cho 300 Lượt cán bộ công nhân viên chức và người lao động…
Tủ sách pháp luật-Bưu điện văn hoá:
Đây là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật tương đối hiệu quả. Thông qua các tủ sách pháp luật và các điểm văn hoá xã, cán bộ và nhân dân có điều kiện tìm đọc, nghiên cứu những thông tin cần thiết góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật. Đến nay toàn tỉnh có 189/194 xã, phường, thị trấn có tủ sách pháp luật (05 xã mới chia tách địa giới hành chính) Sở Tư pháp dâng chỉ đạo xây dựng tủ sách, mỗi tủ có từ 150 đến 200 đầu sách; thực hiện thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH-TLDLĐVN ngày 07 tháng 06 năm 2006 về hướng dẫn xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành kế hoạch số 1321/KH-UBND ngày 09 tháng 08 năm 2006 về việc xây dựng quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp. Đến nay có trên 70% các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đã xây dựng được tủ sách pháp luật và đã trang bị được một số đầu sách cơ bản phục vụ cho công tác tuyên truyền, nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật.
đ) Thi tìm hiểu pháp luật:
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luậtcấp tỉnh đã chủ động tham mưu choUBND tỉnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cấp tỉnh và dự thi cấp trung ương. qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đã thui hút được đông đảo các tầng lớp cán bộ và nhân dân địa phương tham gia tìm hiểu pháp luật. Kết quả tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007:
Luật giao thông đường bộ có 42.466 bài dự thi.
Pháp lệnh dân số có: 16.037 bài dự thi.
Hội thi hoà giải viên giỏi ở cơ sở có: 13 đội thanm dự.
Hội thi văn nghệ quần chúng toàn dân tham gia phòng, chống Ma tuý có: 15 đội tham dự.
Thi tìm hiểu Luật Bảo hiểm xã hội có 17 đội tham dự.
Hội thi tìm hiểu Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em có: 03 đội dự thi.
Hội diễn tìm hiểu kiến thức phòng, chống tệ nạn xã hội có: 13 đội dự thi.
Thi tìm hiểu Bộ luật dân sự và nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch: có 20.811 bài dự thi.
Thi tìm hiểu Luật Cư trú có: 16.019 bài dự thi.
Bên cạnh các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do trung ương, tỉnh phát động các Sở, ban, ngành cũng tổ chức các cuộc thi trong phạm vi mình quản lý, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luậtcho cán bộ và nhân dân.
e) Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua công tác hoà giải ở cơ sở:
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng cảu công tác hoà giải ở cơ sở đối với công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác hoà giải được 19 lớp với 1246 học viên tham gia học tập. Các tổ hoà giải được củng cố và hoạt động ngày càng có hiệu quả. đến nay toàn tỉnh có 2456 tổ hoà giải với 2.460 xóm hành chính, trên 16.000 hoà giải viên, tỉ lệ hoà giải thành đạt bình quân mỗi năm từ 80% trở lên, đã giải quyết kịp thời, tại chỗ những xích mích, tranh chấp các vụ việc có hiệu quả, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần làm giảm các vụ khiếu kiện vượt cấp.
g) Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ:
toàn tỉnh hiện có 06 câu lạc bộ pháp luật và 12 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đang hoạt động tại các xã, phường, thị trấn và đoàn cơ quan dân chính Đảng tỉnh, nội dung sinh hoạt chủ yếu là tuyên truyền các văn bản pháp luật mới được ban hành và các văn bản pháp luật mà hội viên quan tâm. Do vậy hình thức này đã thu hút được tương đối số lượng hội viên tham gia sinh hoạt.
h) Phổ biến pháp luật thông qua công tác trợ giúp pháp lý:
Với chức năng, nhiệm vụ của mình Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp từ khi thành lập đến nay hoạt động ngày càng có hiệu quả. Trung tâm đã chủ động phối hợp với Hội nông dân, Ban dân tộc và ban yôn giáo, Hội phụ nữ tỉnh…thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí được trên 2.630 vụ việc chủ yếu về các lĩnh vực: Đất đai, Hôn nhân gia đình, Dân sự…cho các đối tượng là người dân tộc,phụ nữ, đối tượng chính sách, ở vùng sâu, vùng xa…tổ chức trên 100 đợt trợ giúp pháp lý lưu động đến vùng đồng bào dân tộc. Có thể nói qua công tác trợ giúp pháp lý,các cuộc trợ giúp lưu động đã góp phần giải toả được những thắc mắc của nhân dân, làm cho người dân hiểu rõ hơn các chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
h)tuyên truyền pháp luật thông qua hương uớc, quy ước.
Đến nay 100% xóm, làng, bản ở tỉnh có hương ước, quy ước theo đúng quy định. Thông qua quy ước, hương ước đã cụ thể hoá một số quy định của pháp luật như: luật hôn nhân và gia đình, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng… gắn văn bản pháp luật với quy ước và hương ước và đã được đồng bào thực hiện nghiêm túc.
2. Thực trạng chấp hành pháp luật tại Cao Bằng
Trong những năm gần đây ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân tỉnh Cao Bằng từng bước được nâng lên, đồng bào dân tộc đã có nhiều chuyển biến về mặt nhận thức, ý thức được vai trò pháp luật đối với cuộc sống của mình. Công tác tuyên truyền pháp luật kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác đã triển khai một cách nghiêm túc các kế hoạch, hình thức tuyên truyền phong phú chuyển tải kịp thời các văn bản pháp luật đến với nhân dân đi vào cuộc sống để nhân dân cảnh giác tránh xa tội lỗi.
Do Cao Bằng là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới phía bắc, có diện tích tự nhiên 6.714,5 Km2 với trên 311 Km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Toàn tỉnh có 12 huyện 01 thị xã và 194 xã, phường, thị trấn trong đó có 115 xã đặc biệt khó khăn, 09 huyện biên giới với 44 xã giáp biên;có 08 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, dân tộc thiểu số chiếm trên 95%. Trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, miền. Có những xã có tới gần 50% dân mù chữ, trẻ em không được đến trường, giao thông đi lại còn khó khăn nên nhiều văn bản pháp luật quan trọng đến được tay đồng bào đã khó mà còn không đọc được, do đó tình trạng mù chữ,địa hình cách`` trở dẫn đến không hiểu biết pháp luật là không thể tránh khỏi.. Mặc dù mấy năm gần đây đời sống kinh tế có phần được cải thiện,song tỷ lệ đói nghèo vẫn còn cao so với cả nước, trên 40% hộ nghèo, bên cạnh đó tệ nạn xã hội như Ma tuý, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan và các vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình, tranh chấp đất đai, vi phạm pháp luật giao thông chưa giảm. Điều đáng báo động là tình trạng trẻ em chưa thành niên phạm tội ngày càng nhiều, đặc biệt là các tệ nạn như mại dâm, vi phạm các quy định về an toàn giao thông, cố ý gây thương tích, giết người… như vào năm 2006 Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã xét xử vụ án mại dâm lớn PU14 với những người phạm tội còn ở lứa tuổi chưa thành niên. Có những đối tượng mặc dù nhận thức được khá đầy đủ về sự nguy hiểm của hành vi của mình nhưng do hoàn cảnh khó khăn, bị kích động,xuý giục nên vẫn phạm tội.
Bên cạnh đó việc tuyên truyền pháp luật lại còn có nhiều hạn chế do kinh phí còn hạn hẹp, cán bộ còn thiếu, công tác chưa thực sự hiệu quả, ngay cả những đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý có quy mô lớn, có kế hoạch từ trung ương và có kinh phí hoạt động nhưng việc tổ chức cũng còn nhiều hạn chế dẫn đến việc thông tin chuyển tải đến người dân quá chậm và không đạt hiệu quả. Tình hình trên đây đòi hỏi ngành tư pháp cũng như những cơ quan hữu quan khác phải nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, có cơ sở khoa học về thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp, có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong công tác này để đạt hiệu quả cao.
3. vị trí, vai trò của Sở Tư pháp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của việc thi hành pháp luật sau khi văn bản được Nhà nước ban hành, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của ngành tư pháp nói chung hay sở tư pháp nói riêng. Chức năng, nhiệm vụ đó đã được quy định rõ trong Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT /BTP-BNV ngày 25/5/2005 của Bộ tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương. Qua đó thấy rõ: Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, công chứng, chứng thực, hộ tịch…
Với vị trí quan trọng như vậy có thể thấy rõ hơn vai trò của Sở Tư pháp trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cụ thể như sau:
- Sở tư pháp hàng năm xây dựng và trình UBND kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể và chi tiết, tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt. Sở Tư pháp đưa ra những kỹ năng phương pháp tuyên truyền cụ thể để lập kế hoạch phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho từng quý, từng năm theo từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
- Theo sự phân công của UBND tỉnh, Sơ Tư pháp tiến hành biên soạn, phát hành các tài liệu như in ấn tờ rời, tranh cổ động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, pháp hành bản tin tư pháp (ba tháng một số), thường xuyên tiến hành cập nhật các văn bản pháp luật mới, nhất là những quy định liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân để tiến hành tuyên truyền, phổ biến cho người dân.
- với vai trò làm thường trực Hội đồng phối hợp, Sở Tư pháp luôn tham mưu cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật xây dựng và ban hành quy chế hoạt động, lập chương trình, quy chế hoạt động, giáo dục pháp luật, phân công trách nhiệm cho từng ban, từng thành viên hội đồng; duy trì sự phối hợp giữa các thành viên; tổ chức các phiên họp sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật.
- Luôn tiến hành chỉ đạo, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp cơ sở, đưa ra các biện pháp, nội dung phổ biến phù hợp với từng địa bàn, từng khu vực và đối tượng cụ thể với nhiều hình thức phong phú như truyền miệng (qua đội ngũ báo cáo viên), thi tìm hiểu pháp luật, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chương trình hỏi đáp pháp luật, qua băng đài, ghi âm hình với nhiều thứ tiếng dân tộc khác nhau.
- Hướng dẫn việc kiểm tra, xây dựng, quản lý khai thác có hiệu quả Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn và ở các cơ quan đơn vị khác ở địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa – Thông Tin giúp UBND cấp tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước thôn, làng, bản phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế ở địa phương mình.
Trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thì cơ quan tư pháp nói chung là đầu mối quan trọng nhất nhưng bên cạnh đó cần phải có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, tổ chức chính trị, xã hội và đoàn thể quần chúng nhân dân để công tác này đạt được hiệu quả tốt nhất.
Phần III
Kết quả xử lý thông tin tư liệu
Thực tiễn công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở Cao Bằng trong những năm qua cho thấy: Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao kịp thời cảu cấp Uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp cộng đồng của cả hệ thống chính trị, công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc tuyên truyền không chỉ được chú trọng đến nội dung phong phú , hình thức tuyên truyền phù hợp mà việc tuyên truyền đã được chú theo chiều sâu. nhiều văn bản pháp luật được phổ biến kịp thời đến mọi người dân như: Luật bầu cử, Luật bình đẳng giới, luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai, luật dân sự… nhiều ngành tư pháp ở địa phương đã làm tốt vai trò của mình, tích cực chủ động phố hợp với các cơ quan, đơn vị trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Có thể nói rằng công tác phổ biến giáo dục pháp luậtđã bước đầu tạo nên ý thức học tập pháp luật, tìm hiểu pháp luật, chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân.
Tron phạm vi chuyên đề thực tập này chỉ xin chích dẫn số liệu cụ thể của công tác tuyên truyền trong 5 năm trở lại đây từ năm 2003 đến năm 2007 được tổng hợp theo số liệu cụ thể trong báo cáo tổng kết tư pháp qua các năm, cụ thể như sau:
Stt
Hình thức tuyên truyền
Số cuộc
Số lượt
Số lượng
Ghi chú
Năm 2003
1.Hội nghị TT-PBGDP
2.Thi tìm hiểu pháp luật
3.Bản tin tư pháp
4. In ấn tờ rời
5. In ấn băng cassets
856 cuộc
3 số
120.051
42.466 bài
3.000 cuốn
3.840 tờ
1.634 băng
- Luật GTĐB
- Pháp lệnh
XLVP hành chính
- tìm hiểu Ma tuý
Năm 2004
1.Hội nghị TT-PBGDP
2.Thi tìm hiểu pháp luật
3.Bản tin tư pháp
4. In ấn tờ rời
2.066 cuộc
02 số
153.113
16.037 bài
2.000 cuốn
4.020 tờ
- Tìm hiểu Luật PCMT
- Pháp lệnh dân số
Năm 2005
1.Hội nghị TT-PBGDP
2.Thi hoà giải viên giỏi
3.Bản tin tư pháp
4. In ấn tờ rời
5.hoà giải
960 cuộc
4 số
697 vụ
58.958
4.000 cuốn
3.000 tờ
- Hội thi hoà giải viên giỏi lần 2, Hội diễn văn nghệ quần chúng
Năm 2006
1.Hội nghị TT-PBGDP
2. In ấn tờ rời
3. Bản tin tư pháp
4. Hoà giải
1852 cuộc
01 số
165.211
8450 tờ
Thi tìm hiểu pháp luật ma tuý, luật giáo dục…
- tờ rời tuyên truyền về luật đất đai, ma tuý…
Năm 2007
1.Hội nghị TT-PBGDP
2. In ấn tờ rời
3. Bản tin tư pháp
4. Hoà giải
2.139 cuộc
02
1.412 cuộc
272.833
8.000 tờ
2.000 cuốn
Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Bảo hiểm xã hội, luật kinh doanh bất động sản…
Qua bảng số liệu trong bảng tổng kết trên cho thấy, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở Cao Bằng trong những năm qua có nhiều chuyển biến với nhũng kết quả đáng khích lệ:
- Việc tuyên truyền đã được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới đời sống xã hội như: luật HN-GĐ, Luật đất đai, luật khiếu nại tố cáo, tìm hiểu về ma tuý và các tác hại của ma tuý, luật bình đẳng giới…
- Các hình thức phổ biến tuyên truyền pháp luật ngày càng phong phú, đa dạng phù hợp với đối tượng tuyên truyền, đặc biệt đã chú trọng đến các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu qủa ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số như tuyên truyền miệng, phát thanh trên đài, tờ gấp…
- Số cuộc tuyên truyền cũng tăng lên đáng kể trong các năm cụ thể như sau:
+ Số hội nghị năm 2003 là 856 cuộc
+ Số hội nghị năm 2004 tăng lên 2066 cuộc
+ Số hội nghị năm 2005 giảm xuống còn 960 cuộc
+ Số hội nghị năm 2006 lại tăng lên 1852 cuộc
+ Số hội nghị năm 2007 tăng cao lên 2.139 cuộc
Mặc dù số lượng các cuộc hội nghị không được tổ chức đồng đều theo các năm nhưng chất lượng của các cuộc hội nghị lại luôn được chú ý và nâng cao cụ thể như sau:
+ Trong năm 2004 tổ chức được 2066 cuộc hội nghị,nhưng chỉ thu hút được 153.113 lượt người nghe.
+ Năm 2006 chỉ tổ chức được 1852 cuộc hội nghị, ít hơn so với năm 2004 nhưng lại thu hút đông đảo số lượng người nghe hơn trước, lên đến 165211 lượt người nghe.
+ Năm 2007 số hội nghị tổ chức tăng lên hẳn lên so với những năm trước là 2.139 cuộc, số lượt người nghe cũng tăng lên 272.833 lượt.
Có thể thấy sự tăng lên về chất trong các cuộc hội nghị ngày càng cao hơn những năm trước, như vậy không những giảm thiểu chi phí cho việc tổ chức hội nghị mà còn tăng được chất lượng tuyên truyền.. Số liệu năm 2007 cho thấy số cuộc hội nghị được tăng thêm cả chất và lượng, số lượt người nghe tăng vượt lên hẳn so với những năm trước. Điều này chứng tỏ các cuộc hội nghị đã thu hút được nhiều nguời nghe hơn, ý thức tham gia của mọi người đối với công tác tuyên truyền pháp luật ngày càng được nâng cao hơn nhiều.
- Số lượng bài thi tìm hiểu pháp luật cũng đạt mức đáng kể, nội dung của các bài thi rất phong phú, trong nhiều lĩnh vực như:
+ Năm 2003 thi tìm hiểu luật Giao thông đường bộ là 42.466 bài
+ Năm 2004 thi tìm hiểu Pháp lệnh Dân số có 16.037 bài dự thi
+ Năm 2006 thi tìm hiểu pháp luật được 06 cuộc trong đó bằng hình thức sân khấu là 02 cuộc, thi viết được 04 cuộc với 87.524 bài dự thi.
- Bản tin tư pháp cũng được tiến hành thường xuyên, đều dặn theo các quý, năm bảo đảm 3 tháng 1 số với số lượng 1000/số. Các tờ rời về tuyên truyền pháp luật thường xuyên được in ấn và phân phát cho các đơn vị, cơ quan, xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
- Ngoài ra Sở Tư pháp còn kết hợp với đài phát thanh truyền hình, Sở Văn hoá thông tin in ấn băng cattset biên tập ra nhiều thứ tiếng dân tộc cấp phát cho cơ sở làm tài liệu tuyên truyền.
Gắn công tác phổ biến tuyên truyền với việc tuyên truyền các chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phổ biến kịp thời , đầy đủ, những nội dung pháp luật liên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân do đó đã nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Nội dung các văn bản pháp luật được lựa chọn để tuyên truyền phổ biến cơ bản là đầy đủ, kip thời trong từng giai đoạn nhất định, phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương. Sở tư pháp đã chú trọng phổ biến các quy định pháp luật cụ thể như hướng dẫn trình tự thủ tục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ và nhân dân trong triển khai và thực thiện pháp luật. Ngoài ra còn có sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Coi trọng giữa thực thi công vụ kết hợp với phổ biến giáo dục pháp luật như qua công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng, chế độ chính sách, công tác thi hành án, công tác xét xử lưu động, công tác hoà giải ở cơ sở.
Phần IV
Nhận xét và kiến nghị
I. Đánh giá chung về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Cao Bằng
1. Kết quả
Với các công việc đã thực hiện được như đã nêu ở trên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Cao Bằng không những ngày càng được quan tâm đúng mức mà hiệu quả của công tác này mang lại là rất lớn trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn trật tự, an ninh chính trị và an toàn xã hội trong đời sống chính trị đang có nhiều biến động như hiện nay.
Sự phối hợp giữa các ban, ngành đang thực sự có hiệu quả và mang lại ngày càng nhiều những kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như hiệu quả của công tác này đối với mọi người dân. đặc biệt là công tác đưa pháp luật vào cuộc sống của vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn theo chủ trương phương hướng của Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã đề ra.
2. Khó khăn và tồn tại
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhiều năm qua vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như sau:
- Công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật mặc dù thường xuyên được quan tâm tiến hành nhưng vẫn chưa thực sự đúng trọng điểm,việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền ở các cấp, các ngành nhiều lúc còn mang tính hình thức, nặng nề về phong trào và chưa đi vào thực chất, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và tiến độ nhất là ở cơ sở dẫn đến việc đạt được hiệu quả chưa cao. Hình thức triển khai ở cấp cơ sở còn nghèo nàn chủ yếu là tuyên truyền miệng.
- Một số đơn vị, địa phương còn thụ động trông chờ, ỷ lại vào hướng dẫn của cấp trên, vào ngành tư pháp, chưa làm tốt vai trò tham mưu đề xuất với cấp Uỷ Đảng, chính quyền cùng cấp và lãnh đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở địa phương.doc