Chuyên đề Công tác xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải dương, thực trạng và giải pháp

NỘI DUNG

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO.

I. Khái niệm và thước đo nghèo đói.

1. Khái niệm nghèo đói.

2. Thước đo nghèo đói ở Việt Nam.

II. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xoá đói, giảm nghèo.

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xoá đói giảm nghèo

2. Quan điểm của Đảng, nhà nước ta về công tác xoá đói giảm nghèo

III. Tình hình công tác xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay

1. Tình hình đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

2. Công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hải Dương

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2005-2007

I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ninh Giang có ảnh hưởng đến công tác xoá đói giảm nghèo

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2. Đặc điểm kinh tế

3. Đặc điểm dân số và chất lượng nguồn lực lao động

4. Đặc điểm văn hoá, y tế, giáo dục

II. Thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo huyện Ninh Giang (2005 - 2007)

1. Tình hình đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Ninh Giang

2. Kết quả và hạn chế của công tác xoá đói giảm nghèo tại huyện Ninh Giang

3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

III. Thách thức công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Ninh Giang trong thời gian tới

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢM PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA HUYỆN NINH GIANG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010

I. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu chương trình xoá đói giảm nghèo huyện Ninh Giang giai đoạn 2008 - 2010

1. Quan điểm

2. Phương hướng

3. Mục tiêu

II. Một số giải pháp đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Ninh Giang 2008 - 2010

1. Giải pháp chung

2. Giải pháp cụ thể

III. Một số kiến nghị

1. Đối với Nhà nước

2. Đối với các Bộ, ngành Trung ương

3. Đối với Tỉnh

4. Đối với Huyện, thị xã

5. Đối với Xã, thị trấn

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc70 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải dương, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợi nhỏ, đường giao thông để phát triển sản xuất hàng hoá. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được nâng cao, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc miền núi và phụ nữ nghèo, cụ thể: thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000đồng/người/tháng và tăng 1,45 lần vào năm 2005. Chỉ tiêu bình quân của 20% nhóm người nghèo nhất năm 2001 là 121.000 đồng/người/tháng và tăng 8 - 9%/năm trong giai đoạn 2002 - 2005. Thành tựu xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, trong báo cáo phát triển con người năm 2004 đã ghi nhận: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong quá trình phát triển kinh tế”. Kết quả xoá đói, giảm nghèo đạt được đã góp phần ổn định xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của đất nước, thực hiện cam kết thiên niên kỷ, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thông qua thực hiện chương trình, nhận thức về trách nhiệm của các cấp, các ngành và người nghèo được nâng cao, xoá đói, giảm nghèo là một nội dung chính trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó các chỉ tiêu về xoá đói, giảm nghèo sẽ góp phần ổn định xã hội, tạo môi trường cho phát triển kinh tế. 2. Công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hải Dương Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, diện tích 164.810 ha, tổng dân số là 1.684.200 người. Trong những năm qua Hải dương là một địa phương điển hình về công tác xoá đói giảm nghèo. Đầu năm 2001 tỉnh Hải dương có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn mức bình quân đối đối với các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng( 11,36%), đến năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Hải Dương tỷ lệ nghèo đạt thấp hơn mức bình quân ( 4,2%), tỷ lệ hộ đói chỉ còn 0,02% do Tỉnh đã có nhiều biện pháp xóa đói giảm nghèo làm tốc độ giảm nghèo nhanh. Xác định xoá đối giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV đã đưa ra quan điểm, xác định mục tiêu giải pháp cơ bản đối với công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 cụ thể như sau: Quan điểm của tỉnh xác định xoá đói giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phải gắn với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hộ. Xoá đói giảm nghèo là công tác của toàn xã hội, là những chủ trương quyết sách lớn của Đảng bộ, chính quyền các cấp, coi chương trình xoá đói giảm nghèo là chiến lược lâu dài không tách rời các chương trình về kinh tế - xã hội khác, có các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Mục tiêu tại nghị quyết đại hội đã đề ra về GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 16,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 2,5%, không còn hộ đói. Để đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tỉnh đã đề ra một số giải pháp cơ bản sau: - Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về công tác xoá đói giảm nghèo. - Có những giải pháp về cơ chế như: huy động các nguồn lực, đảm bảo ngân sách, thực hiện công khai dân chủ cho công tác xoá đói giảm nghèo. - Có những chính sách cụ thể đối với công tác xoá đói giảm nghèo như: tín dụng ngân hàng; khuyến nông khuyến ngư; chính sách về y tế, giáo dục; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng Với quan điểm, mục tiêu và giải pháp của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010, công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh sẽ đạt kết quả cao nhất thực hiện thành công mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra. Chương II Thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói, giảm nghèo huyện Ninh Giang từ năm 2005 đến năm 2007 i. đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ninh Giang có ảnh hưởng tới công tác xoá đói, giảm nghèo 1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên Huyện Ninh Giang thuộc tỉnh Hải Dương được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1996 từ việc chia tách huyện Ninh Thanh thành hai huyện Ninh Giang và Thanh Miện. Huyện Ninh Giang (mới) hiện có 27 xã và 01 thị trấn; toàn huyện có diện tích đất tự nhiên là 13.540 ha, dân số 147.083 người. Đảng bộ, nhân dân trong huyện luôn giữ vững, phát huy truyền thống đoàn kết và cách mạng. Tuy nhiên, sau khi chia tách, Ninh Giang là một huyện khó khăn nhất so với các huyện, thành phố trong tỉnh Hải Dương. Nền kinh tế ở điểm xuất phát quá thấp, sản xuất hàng hoá chậm phát triển và không đồng đều giữa các xã, cơ sở hạ tầng thấp kém, lạc hậu; tỷ lệ nghèo cao; trình độ dân trí không đồng đều. Một bộ phận cán bộ các cấp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Tiềm năng của huyện lớn, nhưng các điều kiện về vốn, lao động, khoa học - công nghệ còn nhiều hạn chế. 1.1. Vị trí địa lý Ninh Giang nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương cách trung tâm tỉnh 30km là một trong 2 huyện xa nhất tỉnh, phía Đông giáp huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp huyện Quỳnh Phụ Tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp huyện Thanh Miện, Hải Dương, phía Bắc giáp huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, là Huyện có địa hình trải dài, giáp danh với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh Hải Dương. Vì vậy, Ninh Giang có vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu, buôn bán hàng hoá với các địa phương, học tập kinh nghiệm để phát triển kinh tế tuy nhiên cũng gặp khó khăn trong giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội. 1.2. Thời tiết khí hậu Do vị trí địa lý của huyện Ninh Giang cũng mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt mưa nhiều, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, thời kỳ đầu thường khô nhưng đến nửa cuối mùa đông thường ẩm ướt, nhiệt độ trung bình từ 15 - 25oC. Thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trồng một số loại cây đặc sản và cây chế biến xuất khẩu, chăn nuôi thuận lợi, tuy nhiên do thời tiết biến đổi cũng phát sinh nhiều loại dịch bệnh ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. 1.3. Thuỷ văn Huyện Ninh Giang nằm trong khu vực đầu nguồn của Sông Luộc, và hệ thống sông, rạch nhỏ khác rất thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng, tuy nhiên vào mùa mưa bão thường xảy ra hiện tượng úng, lụt ảnh hưởng đến sản xuất. 2. Đặc điểm kinh tế Huyện Ninh Giang có nhiều tiềm năng về trồng trọt và chăn nuôi, phát triển một số làng nghề truyền thống như mộc, mây tre. Huyện Ninh Giang được chia tách là thời cơ, điều kiện thuận lợi mới để củng cố hệ thống chính trị, tăng cường sự chỉ đạo, quản lý, điều hành sâu sát đến cơ sở, sắp xếp lại dân cư, cơ cấu lại sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh của Huyện và thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực như chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ. Xuất phát từ những đặc điểm lợi thế nêu trên, huyện đã chủ động thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để hình thành cơ sở công nghiệp của địa phương có lợi thế như: chế biến nông sản xuất khẩu, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, một số làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển như: Hợp tác xã mộc Cúc Bồ, làng nghề trùng tu di tích xã Hưng Long; mây tre đan ở xã Ninh Thành; chế biến nông lâm sản thực phẩm ở thị trấn Ninh Giang. Trên địa bàn toàn huyện có 26 doanh nghiệp và chi nhánh, văn phòng đại diện (trong đó có 2 doanh nghiệp Nhà nước, 21 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, 3 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ) đăng ký hoạt động . Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 19,7%; tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ 29,2%; tỷ trọng ngành nông 51,1%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 6,8 triệu đồng. Như vậy với đặc điểm kinh tế nêu trên huyện Ninh Giang có thuận lợi phát triển các ngành nghề truyền thống, chế biến nông sản tuy nhiên quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, khả năng cạnh tranh kém, trình độ quản lý còn hạn chế do vậy lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp chưa cao dẫn đến thu nhập của người lao động thấp, tình trạng không có việc làm xảy ra thường xuyên. 3. Đặc điểm dân số và chất lượng nguồn lực lao động 3.1. Dân số Theo số liệu thống kê, dân số trung bình năm 2007 là 149.083 người; trong đó nữ chiếm 53,05%. Lao động trong độ tuổi là 81.777 người, chiếm 53,5% so với dân số toàn huyện, số lao động trong nông nghiệp chiếm 70%. Hàng năm số người trong độ tuổi lao động tăng thêm khoảng gần 1.000 người, tạo ra sức ép lớn về vấn đề giải quyết việc làm tại huyện. 3.2. Chất lượng nguồn lao động Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 15% so với tổng số lao động hoạt động kinh tế. Trong đó, lao động có trình độ đào tạo sơ cấp chiếm 7,5%. Công nhân kỹ thuật (kể cả số lượng đã qua đào tạo nhưng chưa được cấp bằng) chiếm 26%; trung cấp chiếm 50,5%; cao đẳng, đại học trở lên chiếm 16% so với tổng số lao động đã qua đào tạo. Cơ cấu lao động chủ yếu tập trung ở ngành nông, lâm nghiệp; công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ rất thấp, cụ thể như sau: - Nông nghiệp: 57.244 người, chiếm 70%. - Công nghiệp, xây dựng: 11.449 người, chiếm 14%. - Thương mại, dịch vụ: 13.084 người, chiếm 16%. Nhìn chung Ninh Giang là một huyện có chất lượng nguồn lực lao động thấp, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, hiện nay đang thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Như vậy, gia tăng dân số các hộ nghèo gây sức ép lao động, việc làm, chất lượng nguồn lao động, làm cho tình trạng nghèo đói ở huyện khó cải thiện. 4. Đặc điểm văn hoá, y tế, giáo dục 4.1. Văn hoá thông tin - thể dục thể thao Công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động được đổi mới cả về nội dung và hình thức hướng vào tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, các chương trình hoạt động của huyện, các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của dân tộc. Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền với mục tiêu cụ thể là chú trọng văn hoá thông tin ở cơ sở. Đã thành lập được một số câu lạc bộ văn hoá, thể thao, người cao tuổi, xây dựng trung tâm văn hoá thể thao làm nòng cốt cho các hoạt động từ tỉnh đến cơ sở, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phong trào xây dựng làng, khu phố văn hoá được duy trì, góp phần tuyên truyền, phổ biến, thúc đẩy công tác xoá đói, giảm nghèo, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong nhân dân. 4.2. Giáo dục - đào tạo ở Ninh Giang mức độ giáo dục cũng có liên quan chặt chẽ đến nghèo đói, hệ thống trường, lớp cấp học, ngành học phát triển. Các xã, thị trấn đều có trường Mầm non, Tiểu học và THCS. Toàn huyện có 5 trường Trung học phổ thông công lập và dân lập, có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Bước đầu thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục - đào tạo. Kết quả đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học. Chất lượng dạy và học được nâng lên. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học đã được đầu tư khá hơn, chương trình kiên cố hoá trường lớp học cơ bản đã được hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giáo dục của toàn tỉnh. Công tác giáo dục đào tạo đã góp phần không nhỏ vào quá trình xoá đói giảm nghèo của huyện, đặc biệt là sự phát triển của trung tâm hướng nghiệp dạy nghề đào tạo và dạy nghề mỗi năm hàng trăm lao động có tay nghề, ngoài ra còn duy trì các lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nhân dân cũng thường xuyên được tổ chức. Tuy nhiên chất lượng đào tạo, dạy nghề đôi khi còn thấp dẫn đến trình độ lao động vẫn còn hạn chế, đây là nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo trở lên trầm trọng. Do đó, đầu tư giáo dục được coi là yếu tố quan trọng nhất tạo cơ hội cải thiện đời sống, tăng trưởng kinh tế. 4.3. Công tác y tế - dân số - kế hoạch hoá gia đình Mục tiêu chương trình y tế quốc gia được thực hiện đồng bộ, đạt kết quả khá. Hệ thống y tế từ huyện đến các xã từng bước được củng cố, đã đảm bảo cơ bản 100% số xã trong huyện có cán bộ y tế; 100% trạm xá xã có y sỹ, 26/28 xã có Bác sỹ, 18/28 trạm xá xã đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở, thực hiện tốt việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tổ chức khám miễn phí cho người nghèo. Thường xuyên quan tâm chăm sóc trẻ em, thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 0,64%/ năm. Triển khai tốt công tác xoá đói giảm nghèo góp phần đáng kể vào việc cải thiện sức khoẻ cho người nghèo, nâng cao chất lượng dân số và người lao động, tạo cơ hội hộ nghèo, người nghèo cải thiện dinh dưỡng, giảm tỷ lệ bệnh tật. Tóm lại, nhìn chung thu nhập thấp làm cho mức độ cải thiện y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch hạn chế. Điều đó gây ra khó khăn lớn cho nỗ lực giảm nghèo của huyện. ii. thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói, giảm nghèo huyện Ninh Giang (2005 - 2007) 1. Tình hình đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Ninh giang 1.1. Đói, nghèo ở huyện Ninh giang hiện nay Sau khi chia tách, Ninh Giang là một huyện khó khăn nhất so với các huyện, thành phố trong cả tỉnh. Nền kinh tế ở điểm xuất phát quá thấp, sản xuất hàng hoá chậm phát triển và không đồng đều giữa các vùng, cơ sở hạ tầng thấp kém, lạc hậu; mặc dù không còn hộ đói nhưng tỷ lệ nghèo cao : Năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo là 17,02% cao nhất tỉnh ( Tỷ lệ toàn tỉnh là 11,36%) Năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 12,82% ( Tỷ lệ toàn tỉnh là 8,75%). Các năm tiếp theo tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể tuy nhiên vẫn là huyện có hộ nghèo cao nhất tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ năm 2005 đến năm 2007 Bảng 1 : STT Các xã, thị trấn Điều tra năm 2005 (theo tiêu chí mới) Điều tra năm 2006 (theo tiêu chí mới) Điều tra năm 2007 (theo tiêu chí mới) Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 ứng hoè 1276 158 12,38 1332 161 12,12 1332 103 7,7 2 Hưng long 1005 139 12,83 1021 115 11,34 1021 97 9,8 3 Hồng thái 1071 121 11, 3 1017 114 11,3 1017 100 9,8 4 Văn hội 989 154 15,57 983 127 12,94 983 100 10,17 5 Vạn phúc 1021 189 18,51 1020 164 16,16 1020 105 10,29 6 ninh hoà 652 88 13,50 653 80 12,27 653 71 12,0 7 đồng tâm 1340 153 11,42 1360 101 7,46 1360 100 7,35 8 văn giang 1180 187 15,85 1183 140 11,86 1183 115 9,72 9 hồng đức 1760 139 7,90 1760 135 7,67 1760 137 7,78 10 ninh thành 1076 163 15,15 1076 144 13,43 1076 100 9,2 11 đông xuyên 1100 195 17,73 1125 140 12,45 1125 111 9,85 12 hoàng hanh 964 137 14,21 1022 129 12,66 1022 109 10,66 13 tân phong 1917 264 13,77 2005 146 7,3 2005 124 6,18 14 hưng thái 1097 177 16,13 1136 137 12,12 1136 110 9,68 15 hồng dụ 862 96 11,14 812 90 11,14 812 63 7,7 16 ninh hải 1365 167 12,23 1365 141 10,33 1365 130 9,57 17 quyết thắng 816 80 9,80 840 59 7,11 840 63 7,5 18 tân hương 1807 148 8,19 1809 91 5,04 1809 85 5,03 19 nghĩa an 2157 319 14,67 2249 315 14,02 2249 160 7,11 20 tân quang 924 153 16,56 970 126 12,99 970 66 6,8 21 TTninh giang 1808 102 5,64 1808 99 5,53 1808 95 5,25 22 hiệp lực 1443 217 15,04 1510 171 11,37 1510 98 6,5 23 kiến quốc 1697 186 10,96 1705 165 9,72 1705 125 7,33 24 vĩnh hoà 1825 254 13,92 1850 219 11,89 1850 126 6,81 25 an đức 1228 158 12,87 1235 150 12,21 1235 120 9,71 26 hồng phong 1675 199 11,88 1700 192 11,34 1700 141 8,29 27 quang hưng 776 107 13,79 810 104 12,89 810 75 9,25 28 hồng phúc 1225 175 14,29 1230 183 14,94 1230 115 9,34 tổng cộng 36.074 4.625 12,82 36.586 3.709 10,14 36.586 2.953 8,07 ( Nguồn : Kết quả điều tra của huyện Ninh Giang năm 2005, 2006, 2007) Theo kết quả đánh giá, phân tích trong 3 năm cho thấy tình hình đói ngèo ở Ninh giang có giảm từ 12,82% năm 2005 xuống còn 8,07 năm 2007( giảm 4,75%). Theo số liệu thống kê đến 31/12/2007 toàn huyện còn 2.953 hộ nghèo, tương ứng 8,07 % (theo tiêu chí mới). Một số xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm tốt nhất như : ứng Hoè giảm từ 12,38% xuống còn 7,7%; Hồng Dụ giảm từ 11,14% xuống 7,7%; Tân Quang giảm từ 15,56% xuống 6,8%; Hiệp lực từ 15,04% xuống 6,5% tuy nhiên còn một số xã có tỷ lệ nghèo cao trên 10% như: Vạn phúc : 10,29% ; Văn hội : 10,17% ; Ninh hoà : 12%. Đặc điểm của các hộ nghèo là đông con, trình độ học vấn thấp, kỹ năng lao động thấp, lười lao động, mắc các tệ nạn xã hội Nguyên nhân nghèo huyện Ninh Giang : nghèo của huyện Ninh Giang là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên thực tế không có nguyên nhân nào biệt lập riêng rẽ, mà thường các nguyên nhân đan xen cùng tác động đến nhau, dẫn đến tình trạng nghèo của huyện Ninh Giang. Theo số liệu thống kê trong 3 năm cho thấynguyên nhân hộ nghèo của huyện Ninh Giang giảm chậm. là : - Do không biết cách làm ăn chiếm 45%; - Thiếu vốn sản xuất chiếm 35%; - Thiếu đất canh tác chiếm 10%; - Thiếu lao động chiếm 5%; - Các nguyên nhân khác chiếm 5%. Qua khảo sát tỷ lệ đói nghèo của huyện Ninh Giang cho thấy có hai loại nguyên nhân đó là : nguyên nhân khách quan ( bên ngoài) tác động nghèo và nguyên nhân chủ quan ( bên trong) nội lực làm ảnh hưởng tới công tác xoá đói giảm nghèo của huyện: + Nguyên nhân khách quan : - Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mặc dù tốc độ kinh tế tăng trưởng nhanh, song mức độ bất bình đẳng mức sống và tiêu dùng cũng đang tăng lên. Kinh tế thị trường thúc đảy sự phát triển của sản xuất hành hoá, phát triển kinh tế, thu hẹp tỷ lệ nghèo đói, là nguyên nhân sâu xa gây khó khăn cho việc chuyển đổi cơ cấu lao động việc làm, phân hoá giàu nghèo gia tăng giữa các vùng. Các rủi ro trong cơ chế thị trường thực sự là một nguy cơ cho các hộ nghèo. - Sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên như: hạn hán, bão lụt, các loại dịch bệnh cũng là những nhân tố tác động đến sự nghèo hoá người dân. Hơn thé nữa, sự suy kiệt của tài nguyên đất đai, mặt nước là những nhân tố trực tiếp dẫn đến đói nghèo, nhất là đối với bộ phận dân cư có nguồn sống chủ yếu dựa vào tài nguyên. - Những phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu cũng gây ảnh hưởng đến đói nghèo ở một bộ phận dân cư. Do tập quán lâu đời về canh tác, về quan niệm, nên bản thân người dân tự hài lòng với cuộc sống nghèo đói của họ. + Nguyên nhân chủ quan : - Thiếu việc làm hay việc làm có thu nhập thấp là nguyên nhân dẫn đến nghèo khổ. Người nghèo là những người không có việc làm ổn định thu nhập thất thường. - Thiếu vốn, thiếu đất canh tác, thiếu kinh nghiệm sản xuất làm ăn là nguyên nhân trực tiếp cản trở công tác xoá đói giảm nghèo duy trì đói nghèo. Sự mở mang, đa dạng hoá ngành nghề còn chậm, chưa đồng đều ở các vùng. - Một số địa phương không có truyền thống làm nghề, sự năng động và chủ động tạo ra ngành nghề mới của cán bộ có trách nhiệm chưa cao. Nơi nào sự chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm còn mang nặng tính tự phát thì nơi đó đói nghèo thể hiện rõ. - Học vấn thấp là một nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Mức độ giáo dục có liên quan chặt chẽ đến nghèo đói, thu nhập thấp của người nghèo một phần do trình độ học vấn thấp và kỹ năng nghề nghiệp kém. Trình độ học vấn thấp rất hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn lực, ký năng, kiến thức, tay nghề, do vậy ít có khả năng thoát khỏi nghèo đói. Người có học vấn thấp ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. - Trong số các hộ nghèo, một số hộ do sức khoẻ kém, tàn tật, già yếu, nên thiếu lao động, họ thuộc nhóm “khó thoát nghèo”. Một số khác do mắc các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút một số khác lại lười biếng không chịu làm ăn.Tính trông chờ ỷ lại vào Nhà nước của một số hộ nghèo, không muốn thoát nghèo để được hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước. - Một trong những nhân tố tác động đến quá trình thực hiện xoá đói, giảm nghèo là trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, chưa làm tròn trách nhiệm của mình dẫn đến kết quả xoá đói, giảm nghèo không cao, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái nghèo ở một số hộ gia đình. Kết quả khảo sát nguyên nhân nghèo của huyện Ninh Giang là thông tin quan trọng tạo cơ sở khoa học, khách quan cho việc đề ra các biện pháp, giải pháp để thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo của huyện trong thời gian tới. 1.2. Công tác Xoá đói, giảm nghèo của huyện Ninh Giang 1.2.1.Đối với cấp huyện Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xoá đói, giảm nghèo, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, Chỉ thị Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hải Dương. Thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXII năm 2005. Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 06 - NQ/HU “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo - việc làm huyện Ninh Giang giai đoạn 2005 - 2010”. Sau khi có Nghị quyết số 06 -NQ/HU, huyện uỷ đã tổ chức Hội nghị triển khai quán triệt Nghị quyết cho cán bộ chủ chốt toàn huyện gồm: lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong toàn huyện; lãnh đạo các Đảng Uỷ, HĐND, UBND các xã thị trấn trong toàn huyện. Ban Tuyên giáo huyện uỷ đã có Kế hoạch hướng dẫn các cấp, các ngành tổ chức cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân học tập Nghị quyết trên, Hội đồng nhân dân huyện có Nghị quyết số 12/2005/NQ - HĐND về phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo - giải quyết việc làm giai đoạn 2005 - 2010; UBND Huyện ra Quyết định số 58/2005/QĐ - UB ngày 14/5/2005 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình Xoá đói, giảm nghèo - việc làm giai đoạn 2005 - 2010, Quyết định số 102/2005/QĐ - UB ngày 03/6/2005 về việc thành lập Ban chỉ đạo Xoá đói, giảm nghèo - việc làm cấp huyện với số lượng 14 thành viên. Trong đó, phân công đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo huyện đã họp phân công nhiệm vụ các thành viên, xây dựng Quy chế hoạt động, có văn bản chỉ đạo các ban ngành, các xã, thị trấn tổ chức triển khai quán triệt Nghị quyết và tổ chức thành lập kiện toàn Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo - việc làm các cấp. UBND huyện đã ra công văn số 184/CV - UB ngày 13/6/2005 giao cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang có cán bộ giúp các xã làm công tác xoá đói, giảm nghèo tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các xã chủ động xây dựng kế hoạch xoá đói, giảm nghèo sát với điều kiện thực tế của địa phương, đôn đốc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xoá đói, giảm nghèo. 1.2.2. Đối với cấp xã Tổ chức quán triệt đến các thôn, bản cho cán bộ và nhân dân học tập Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND, Quyết định của UBND tỉnh và chương trình hành động của UBND cấp huyện. Kiện toàn và thành lập Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo cấp xã, thành lập tổ công tác xoá đói, giảm nghèo gồm cán bộ được tăng cường, cán bộ xã và trưởng các thôn, bản; xây dựng Quy chế hoạt động, phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân phụ trách các thôn, bản. Xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức cho các thôn, xóm họp bình xét, lập danh sách các hộ nghèo có nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất phát triển kinh tế, lập dự án xoá đói, giảm nghèo cấp xã trình UBND huyện phê duyệt. Tóm lại, Nghị quyết 06 của huyện uỷ ra đời là chủ trương đúng đắn phù hợp yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, ý Đảng hợp với lòng dân, do đó quá trình tổ chức triển khai đã được chính quyền các cấp, các ngành tham gia nhiệt tình, được đông đảo đọi ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo thành phong trào sâu rộng đến tận các thôn, xóm. Đó là động lực rất lớn thúc đẩy quá trình thực hiện xoá đói, giảm nghèo đạt hiệu quả cao. 2. Kết quả và hạn chế của công tác xoá đói giảm nghèo tại huyện Ninh Giang 2.1. Kết quả - Qua việc thực hiện Nghị quyết 06 của huyện uỷ, nhận thức của các cấp, các ngành và của người nghèo được nâng lên. Thông qua tập huấn nghiệp vụ cán bộ cơ sở đã biết phương pháp điều tra xác định hộ nghèo, biết xây dựng đề án, lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Đối với các hộ nghèo đã có ý chí tự lực vươn lên làm kinh tế thoát khỏi cảnh đói nghèo, sau một năm sơ kết thực hiện Nghị quyết 06 của huyện uỷ đã xuất hiện nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi, đặc biệt là cấp cơ sở. - Tạo được phong trào thi đua thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn cả huyện theo phương châm xã hội hoá công tác xoá đói, giảm nghèo thu hút được nhiều đối tượng, nhiều thành phần kinh tế và các tầng lớp xã hội tham gia, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. - Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội như : y tế, giáo dục, hỗ trợ đời sống, nhà ở...ngoài ra các hộ nghèo còn được tư vấn hỗ trợ làm kinh tế thông qua các hoạt động ưu đãi tín dụng, hõ trợ sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ phát triển nghành nghề. - Đối với đội ngũ cán bộ được tăng cường giúp đỡ các xã nghèo thì đây là môi trường rèn luyện tốt nhất, từ những công việc cụ thể giúp cho họ có được nhiều kinh nghiệm thực tiễn ở cơ sở, tạo tiền đề cho việc củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ đổi mới. - Thông qua việc thực hiện lồng ghép các chương trình, các nguồn vốn (120,135,...) cho xoá đói, giảm nghèo đã cải thiên đáng kể bộ mặt nông thôn, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa; chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên, góp phần làm giảm nhanh hộ nghèo trong toàn huyện. Theo số liệu thống kê đến 31/12/2007 toàn huyện còn 2.953 hộ nghèo, tương ứng 8,07 % (theo tiêu chí mới). Sau khi được Tỉnh phân bổ vốn, kết hợp với nguồn vốn của địa phương, UBND huyện đã ra Quyết định phân bổ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7480.doc
Tài liệu liên quan