Chuyên đề Công ty cho thuê tài chính – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường 5/1996 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam ra quyết định số 149/QĐ-NH5 về việc ban hành thể lệ tín dụng thuê mua để quản lý, giám sát hoạt động nghiệp vụ này. Do vậy tháng 7/1996 Ngân hàng Công Thương Việt Nam thành lập phòng tín dụng thuê mua, ban đầu có chức năng như: khai thác tài sản bắt nợ, thực hiện các dự án liên doanh, nghiên cứu các văn bản về tín dụng thuê mua để thực hiên các dự án cho thuê.

Đến tháng 10/1996 nghị định số 64/CP của Chính phủ ban hành qui chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam. Qui chế qui định các ngân hàng muốn thực hiện nghiệp vụ này phải thành lập một công ty độc lập, chức năng của một phòng không được thực hiện nữa. Lúc này Phòng tín dụng thuê mua – tiền thân của công ty cho thuê tài chính ngoài việc tiếp tục thực hiên các nghiệp vụ được giao còn chuẩn bị mọi cơ sở vật chất và điều kiện để thành lập công ty cho thuê tài chính.

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công ty cho thuê tài chính – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng với tiền thuê thiết bị. Việc cho thuê tài chính có thể tạo cho người thuê hợp đồng với người cho thuê, người cung cấp các dịch vụ như: bảo dưỡng thiết bị, trả thuế tài sản, bảo hiểm thiết bị…với một giá ưu đãi. c. Đối với công ty cho thuê tài chính Tham gia vào phương thức tài trợ này, Công ty cho thuê tài chính được những thuận lợi sau: - Cho thuê là hình thức tài trợ có mức độ an toàn cao. + Do quyền sở hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc người cho thuê nên họ có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản. Nếu có những biểu hiện đe doạ sự an toàn cho giao dịch cho thuê tài chính đó, người cho thuê có thể thu hồi tài sản ngay lập tức. Nhờ vậy họ tránh được những thiệt hại mất vốn tài trợ. Trong khi đó đối với nhiều hình thức tài trợ khác, người tài trợ khó có thể thực hiên được các biện pháp này. + Khi tiến hành tài trợ thông qua hoạt động cho thuê sẽ đảm bảo cho khoản tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích mà người tài trợ yêu cầu. Nhờ vậy đảm bảo khả năng tài trợ của người thuê + Do tài trợ tài sản bằng hiện vật nên hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát, không làm “ teo “ dần khoản vốn tài trợ. + Hoạt động cho thuê tài chính giúp người cho thuê không bị khó khăn về khả năng thanh khoản do tiền cho thuê và vốn được thu hồi dựa trên hiệu quả hoạt động của tài sản. - Công ty cho thuê tài chính cung cấp, giới thiệu sản phẩm của nhà cung cấp. Khi người cho thuê cung cấp dịch vụ cho thuê, nhà xuất nhập khẩu cũng tham gia. Khi đó nếu thoả thuận đạt được kết quả cũng như việc thanh toán cho nhà thiết bị hoàn tất thì điều này tạo thêm một quan hệ làm ăn giữa người cho thuê và nhà cung cấp. Đặc biệt khi người cho thuê là nhà sản xuất, nhà sản xuất tài trợ cho thuê sản phẩm của mình có thể đối với các đối thủ cạnh tranh và có thể thuyết phục khách hàng chọn sản phẩm của mình vì những thuận lợi đưa ra. - Các tài liệu trong nghiệp vụ cho thuê tài chính đơn giản hoá. Tất cả các thủ tục trong hoạt động cho thuê tài chính đều đi thẳng vào vấn đề cho cả người cho thuê và người đi thuê vì vậy nó tránh được việc phức tạp so với việc vay vốn. Hồ sơ cho thuê thường là hồ sơ chuẩn nhằm tránh tình trạng phức tạp như việc đi vay Ngân hàng. Hợp đồng cho thuê máy móc thiết bị thường được thực hiên nhanh chóng bởi người cho thuê không cần thẩm định chi tiết như các loại hình tín dụng khác. 4. Dự báo về thị trường Leasing trong những năm tới Sau nhiều năm đổi mới Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế tập trung dựa vào bao cấp của nhà nước sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó lĩnh vực nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2001 gấp 2,5 lần năm 1985 với mức tăng bình quân hàng năm đạt 6,3% từ năm 1986 đến năm 2001 và khoảng 7,6% trong thập kỷ vừa qua. Thu nhập bình quân tính theo đầu người năm 2001 đạt 375USD. Giá trị sản xuất công nghiệp trung bình hàng năm tăng 13,5% trong giai đoạn 1997- 2001 trong đó năm 2001 đạt mức tăng cao nhất 15,7%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 29,73% năm 1997 lên 36,6% năm 2001. Tính đến cuối năm 2001 có 7000 công ty từ 66 nước và khu vực đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với số vốn lớn hơn 15 tỷ USD trong 2290 dự án số vốn đăng ký vào các dự án chưa thực hiện được là 35,5% Trong giai đoạn tới dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ là 7,5%. Sản xuất công nghiệp hàng năm tăng khoảng 18%, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 20 tỷ USD. Trong những năm tới dự báo sẽ có một số nghành công nghiệp suy giảm và một số ngành tăng trưởng mạnh Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng một số ngành công nghiệp ở Việt Nam Đơn vị: % Sản xuất điện 13,4 Xi măng -10,1 Công nghiệp xe máy 7,9 Thép - 3,8 Sản xuất lốp xe 38,4 Lắp ráp ô tô - 13,4 Công nghiệp may mặc 18,4 Sản xuất đồ điện tử - 15,8 Xây dựng 43,2 Đây là những dự báo quan trọng để các công ty cho thuê tài chính đưa ra những định hướng phát triển trong tương lai của mình. 5. Thực trạng hoạt động của các công ty Leasing ở Việt Nam Cho thuê tài chính là nghiệp vụ khá mới mẻ đối với các nhà doanh nghiệp nước ta. Trước đây chỉ có các nghành cần vốn đầu tư rất lớn và các thiết bị trong nước không thể sản xuất được như máy bay, tàu thuỷ tải trọng lớn…mới áp dụng phương thức này với các nhà sản xuất hoặc nhà cho thuê nước ngoài. Tháng 5-1996 do nhu cầu của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt nam ban hành thể lệ tín dụng thuê mua kèm theo quyết định số 149-QĐ/NH5 quy định nghiệp vụ thuê mua ở Việt nam. Tuy nhiên do quá trình thực hiện nghiệp vụ này có nhiều bất cập, nên đến tháng 10-1996, chính phủ chính thức ban hành nghị định qui định rõ về nghiệp vụ cho thuê tài chính. Nghị định số 64/CP ngày 9-10-1996 ban hành qui chế tạm thời về tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Thực hiện qui định này, hiện nay ở Việt nam đã có 9 công ty cho thuê tài chính. Hai công ty tài chính 100% vốn nước ngoài. Công ty KEXIM LEASING COMPANY Công ty VENA LEASING COMPANY Hai công ty liên doanh Việt nam - nước ngoài. Công ty VINALESE ( Công ty cho thuê tài chính Việt Nam ) Công ty VILC ( Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam ) Năm công ty cho thuê tài chính của Việt nam Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: gồm hai công ty Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Công thương Việt nam Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sự ra đời của các công ty này khẳng định tiềm năng và là tiền đề phát triển của hoạt động này trên thị trường Việt nam. a. Ngân hàng Công thương Việt nam. Tháng 7-1996 Ngân hàng Công thương Việt nam thành lập phòng tín dụng thuê mua với chức năng nhiệm vụ - Khai thác bắt nợ. - Thực hiện các dự án liên doanh, liên kết giữa Ngân hàng Công thương với các doanh nghiệp khác. - Nghiên cứu các văn bản về tín dụng thuê mua, để thực hiện các dự án cho thuê, soạn thảo các văn bản để chuẩn bị thành lập Công ty cho thuê tài chính. Tháng 10-1996 Nghị định số 64/CP của Chính phủ ban hành qui chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính ở Việt nam, quy chế quy định các Ngân hàng muốn thực hiện nghiệp vụ này phải thành lập một công ty độc lập, chức năng của một phòng không còn phù hợp nữa. Lúc này phòng tín dụng thuê mua là tiền thân của công ty cho thuê tài chính hiện nay, ngoài việc tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ được giao còn chuẩn bị một cơ sở vật chất và điều kiện để thành lập công ty cho thuê tài chính. * Ngày 29-10-1997, theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt nam ra đời (VILC). Công ty cho thuê tài chính VILC là liên doanh giữa Ngân hàng Công thương Việt nam với công ty cho thuê tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng tín dụng Nhật Bản (NCB), Ngân hàng Ngoại thương Pháp (BFCE), công ty cho thuê tài chính Hàn Quốc (KILC). Đây cũng là công ty cho thuê tài chính liên doanh quốc tế đầu tiên ở Việt nam được cấp giấy phép hoạt động. VILC có thời gian hoạt động 50 năm, vốn hoạt động 5 triệu USD, trong đó phía Việt nam góp 19%, IFC 15%, BFCE 17% và KILC 32%. Công ty này đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam. * Ngày 26-1-1999. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam ra quyết định số 53/98QĐ-NHNN5 thành lập công ty cho thuê tài chính Ngân hang Công thương Việt nam. Tại điều 2 quyết định này qui định: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt nam là một pháp nhân, là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Ngân hàng Công thương Việt nam, được Ngân hàng Công thương Việt nam cấp vốn điều lệ, có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng công thương Việt nam, vốn điều lệ được cấp 55 tỷ VNĐ. b. Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. * Công ty thuê mua và đầu tư - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (Linco) được thành lập theo quyết định số 724/QĐ-NH9 ngày 14-10-1995 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam và Quyết định số 274/TCCB ngày 5-11-1995 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Công ty chính thức đi vào hoạt động kinh doanh từ tháng 1-1996. Sau đó để phù hợp với tình hình và nghị định 64/CP Ngân hàng ngoại thương đã quyết định thành lập Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Financial Leasing Company) theo quyết định số 108/QĐ-NHNN5 ngày 25-3-1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với số vốn điều lệ 55 tỷ đồng. Từ ngày thành lập và hoạt động, công ty đã đi sâu vào hoạt động một số lĩnh vực sau: - Cho thuê tài chính. - Khai thác tài sản xiết nợ - Đẩu tư trả góp ( Thị trường chủ yếu là các doang nghiệp Nhà nươc phía Bắc ) * Công ty cho thuê tài chính Việt Nam: Việt Nam Leasing Company (VINALEASE) được thành lập năm 1998 với số vốn 5 triệu USD liên doanh giữa 3 bên: Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) 40%, Japan Leasing Coporation 35%, Japan Long Term Credit Bank 25%. Công ty hoạt động chủ yếu trong các dự án với các công ty tư nhân. Hiện nay liên doanh đang phát triển hoạt động với các công ty lớn trong lĩnh vực dệt may và sản xuất thép như VINATEX ( Tổng công ty dệt may Việt Nam ), VSC ( Tổng công ty thép Việt Nam ) đồng thời tích cực tìm kiếm những khách hàng vốn là khách hàng truyền thống của Vietcombank. Cho đến cuối năm 2001 công ty đã thực hiện được 50 hợp đồng với doanh số cho thuê lên tới gần 100 triệu USD. c. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam Được thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 1996. Hiện nay Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam đang tìm các đối tác nước ngoài. d. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngày 28-9-1995 theo quyết định số 130QĐ-NHNo Công ty thuê mua và tư vấn đầu tư và Ngân hàng Nông nghiệp được thành lập nhưng trên thực tế công ty này vẫn chưa đi vào hoạt động. Ngày 14-7-1999, Công ty cho thuê tài chính I được thành lập theo quyết định số 238/1999/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam, với số vốn điều lệ 65 tỷ, công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-2000. Công ty này hoạt động chủ yếu từ Huế trở ra. Công ty cho thuê tài chính II được thành lập sau đó vào ngày 27-8-1999 hoạt động chủ yếu từ Quảng Nam trở vào. e. Công ty cho thuê tài chính Vena Leasing (VENALEASING ). Chính thức đi vào hoạt động tháng 10-1996 với tổng số vốn điều lệ là 5 triệu USD. Công ty mẹ tại Singapo: Vena Leasing and Invesment Coporation Đối tượng chủ yếu của công ty là các công ty tư nhân với những hợp đồng có giá trị nhỏ. Từ năm 1999 trở lại đây Công ty đã mở rộng đối tượng khách hàng. Tổng doanh số cho thuê của công ty đạt tương đối thấp. f. Công ty cho thuê tài chính Kexim (KOREX LEASING COMPANY) Được thành lập vào năm 1997 bởi Ngân hàng Ngoại thương Hàn Quốc (Korean Exchange Bank), trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh với số vốn điều lệ 5 triệu USD. Công ty chủ yếu cho thuê tài chính với những công ty Hàn Quốc hoặc liên doanh với Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam. Cho đến năm 2001 Kexim đã thực hiện được 160 hợp đồng với giá trị khoảng 200 triệu USD. Như vậy, khác với thời kỳ 1996-1998 (thị trường cho thuê tài chính còn tương đối mới mẻ, mức độ cạnh tranh chưa gay gắt), hiện nay, với sự tham gia của 9 công ty (5 thành viên của “tứ đại ngân hàng”, 2 liên doanh và 2 công ty 100% vốn nước ngoài), cuộc chiến giành thị phần đã đến “hồi” gay gắt. Trong năm 2001, có thể khái quát một số nét về hoạt động của các công ty cho thuê tài chính như sau: Thứ nhất, về tổng dư nợ cho thuê tài chính. Dư nợ cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính 100% vốn Việt Nam là 402,5 tỷ VND, chiếm 42% so với toàn khối và tăng 230% so với 31/12/2000. Như vậy, số liệu cho thấy, mặt dù được thành lập sau nhưng dư nợ của nhóm công ty cho thuê tài chính này tăng nhanh và đã chiếm tỷ trọng tương đối trong toàn khối Dư nợ cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính nước ngoài là 484 tỷ VND, chiếm 58% so với toàn khối, giảm 46% so với 31/12/2000. Nguyên nhân chủ yếu là do hai công ty cho thuê tài chính có vốn nước ngoài phải hạn chế hoạt động trong năm do khó khăn của ngân hàng mẹ ở chính quốc. Thứ hai là về nợ quá hạn. Nợ quá hạn chiếm gần 1% trên tổng dư nợ cho thuê tài chính, giảm 83% so với 31/12/2000 và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ qua hạn cho phép. Cụ thể là Nợ quá hạn của các công ty 100% vốn Việt Nam bằng 0, giảm 100% so với mức dư nợ quá hạn tại thời điểm 31/12/2000 (8 tỷ VND). Dư nợ quá hạn của các công ty cho thuê tài chính có vốn đầu tư nước ngoài là gần 4,3 tỷ VND, tăng 2 tỷ VND so với mức dư nợ quá hạn đến 31/12/2000 (2,3 tỷ VND) Thứ ba là về tổng doanh số cho thuê. Tính đến 31/12/2002, tổng doanh số cho thuê toàn khối là gần 1065 tỷ VND, trong đó doanh số cho thuê tài chính năm 2001 là 841 tỷ VND- tăng với tỷ lệ 15% so với năm 2000. Trong đó, doanh số cho thuê các công ty cho thuê tài chính 100% vốn Việt Nam là 462 tỷ VND (chiếm 45% trong tổng doanh số cho thuê) còn doanh số cho thuê của các công ty cho thuê tài chính có vốn đầu tư nước ngoài là 603 tỷ VND (chiếm 55% tổng doanh số cho thuê). Có thể cụ thể tình hình hoạt động và khả năng cạnh tranh qua bảng sau Bảng 4: Dư nợ năm 2001 của 9 công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam Đơn vị: Tỷ VND Công ty Cho thuê tài chính Dư nợ Công ty CTTC NH ĐT&PT VN 126 Công ty CTTC NHNN&PTNT -Công ty CTTC I -Công ty CTTC II 100,34 70 Công ty CTTC NHCT Việt Nam 90,81 Công ty CTTC NHNT Việt Nam 15,81 Công ty CTTC QT VN (VILC) 101,23 Công ty Vina leases 50.34 Công ty Kexim Việt Nam 7.67 Công ty Vena Leasing 67 ( Theo Nguồn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước năm 2001 ) Theo số liệu từ NHNN, trong năm 2001 hầu hết các công ty cho thuê tài chính đều có lợi nhuận trước thuế. Tính toàn khối thì lợi nhuận trước thuế trong năm 2001 là 31 tỷ VND, trong đó các công ty cho thuê tài chính thành viên của NHTM Việt Nam chiếm tỷ trọng đa số. Năm 2001 cũng đánh dấu năm thứ hai có lãi của toàn khối sau ba năm hoạt động. Như vậy, các công ty cho thuê tài chính thành viên của các NHTM Việt Nam đã hoạt động hiệu quả hơn so với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngay khi mới thành lập. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do có thời gian hoạt động thí điểm trước đây nên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và đã tạo lập được mối quan hệ ban đầu với khách hàng. (các NHTM quốc doanh Việt Nam đã cho thành lập các các công ty tín dụng thuê mua hạch toán trực thuộc từ năm 1996). Một số đã tranh thủ được mạng lưới khách hàng truyền thống thông qua ngân hàng mẹ. Đối với các công ty cho thuê tài chính có vốn nước ngoài, họ bị lỗ do tỷ lệ chi phí vận hành còn cao, các chi phí quảng cáo, tiếp thị lớn trong khi chưa mở rộng được hoạt động cho thuê. Có thể thấy, thị trường cho tài chính Việt Nam cũng có tính chất cạnh tranh không hoàn hảo. Đường cầu đối với một công ty không nằm ngang vì hàng hoá dịch vụ thuê mua của các hãng chỉ có thể thay thế cho nhau một cách có giới hạn. Mỗi công ty luôn có khách hàng truyền thống và uy tín của mình. Tuy nhiên, do dịch vụ cho thuê tài chính là tương đối mới và quy mô của các công ty tương đương nhau (vốn tự có đều khoảng 55-70 tỷ VND) nên mỗi công ty phải tính rất kỹ giá cả mà cụ thể là phí cho thuê của các công ty khác. Hiện nay, các công ty cạnh tranh nhau rất quyết liệt thông qua phí cho thuê và uy tín của ngân hàng mẹ. Đến thời điểm đầu tháng 5 năm 2002, nhiều Công ty đã hạ phí cho thuê với khách hàng truyền thống xuống bằng sàn lãi suất cho vay trung dài hạn của Ngân hàng mẹ. II. Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam 1. Giới thiệu chung về Công ty cho thuê tài chính- NHCT 1.a Khái quát quá trình hình thành công ty: Xuất phát từ nhu cầu của thị trường 5/1996 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam ra quyết định số 149/QĐ-NH5 về việc ban hành thể lệ tín dụng thuê mua để quản lý, giám sát hoạt động nghiệp vụ này. Do vậy tháng 7/1996 Ngân hàng Công Thương Việt Nam thành lập phòng tín dụng thuê mua, ban đầu có chức năng như: khai thác tài sản bắt nợ, thực hiện các dự án liên doanh, nghiên cứu các văn bản về tín dụng thuê mua để thực hiên các dự án cho thuê. Đến tháng 10/1996 nghị định số 64/CP của Chính phủ ban hành qui chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam. Qui chế qui định các ngân hàng muốn thực hiện nghiệp vụ này phải thành lập một công ty độc lập, chức năng của một phòng không được thực hiện nữa. Lúc này Phòng tín dụng thuê mua – tiền thân của công ty cho thuê tài chính ngoài việc tiếp tục thực hiên các nghiệp vụ được giao còn chuẩn bị mọi cơ sở vật chất và điều kiện để thành lập công ty cho thuê tài chính. Ngày 26/1/1999 Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt nam ra quyết định số 53/1999/QĐ-NHNN5 về việc thành lập Công ty cho thuê tài chính Ngân Hàng Công thương Việt Nam - Tên tiếng Việt: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam - Tên viết tắt bằng tiếng Việt CTTTTC - Tên tiếng Anh Leasing Company Industrial and Commercial Bank of VN - Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ICBVVLC - Vốn điều lệ: 55 tỷ đồng Việt Nam hay 5 triệu USD - Trụ sở: Số 18 Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Tại điều 2 quyết định này qui định “Công ty cho thuê tài chính NHCTVN là một thành viên hạch toán độc lập của NHCTVN, được Ngân hàng cấp vốn điều lệ có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc và quyền lợi và nghĩa vụ đối với NHCTVN theo qui định tại điều lệ của NHCTVN. Vốn điều lệ được cấp là 55 tỷ đồng Việt Nam.” 1.b Chức năng nhiệm vụ của công ty: Chức năng chính của công ty là cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác... Công ty cho thuê tài chính NHCTVN được thành lập với nghiệp vụ quan trọng là đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế và kinh doanh phải có lãi. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình công ty có các nghiệp vụ sau: Cho thuê tài chính các máy móc, thiết bị và các động sản khác Nhập khẩu và tái xuất theo phương thức trực tiếp khi được các cơ quan chính phủ cho phép Tư vấn, nhận bảo lãnh cho khách hàng về những hoạt động dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính. Thực hiện một số nghiẹp vụ khác khi được các cơ quan chức năng cho phép. 1.c. Bộ máy tổ chức, điều hành của Công ty Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Công ty cho thuê tài chính NHCTVN có bộ máy tổ chức, điều hành theo quy định tại điều 14 quyết định số 08/QĐ-HĐQT-NHCT1. Về bộ máy tổ chức bao gồm 3 phòng chức năng: Phòng Kinh doanh Phòng Tài chính, Kế toán Phòng Tổng hợp Về điều hành bao gồm: Ban giám đốc Bộ phận kiểm soát giám đốc ảì phó giám đốc ãế kiểm tra viên áỉ phòng phòng phòng kinh ạế tổng ºế tài chính doanh hợp kế toán ả Ban giám đốc: gồm có 1 giám đốc và một phó giám đốc Giám đốc công ty cho thuê tài chính NHCTVN do Hội đồng quản trị NHCTVN bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc NHCTVN. Giám đốc công ty làm việc theo chế độ một thủ trưởng có các chức năng và nhiệm vụ sau Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của công ty Tổ chức bộ máy nhân sự, tuyển dụng và ký hợp đồng lao động, cho thôi việc, xét lương, xét khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý Chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty, quản lý và phân công công việc, điều hành thống nhất mọi hoạt động của công ty để từ đó hoàn thành những mục tiêu đề ra. - Phó giám đốc Công ty cho thuê tài chính NHCTVN do Tổng giám đốc NHCTVN bổ nhiện, miễn nhiệm theo để nghị của giám đốc công ty sau khi đã được Hội đồng quản trị của NHCTVN thông qua. Phó giám đốc có các nhiệm vụ sau: Điều hành một số mặt công tác theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiện vụ được giao Khi giám đốc đi vắng, phó giám đốc trực tiếp được giám đốc uỷ quyền điều hành chung, chịu trách nhiệm về các quyết định giải quyết và có trách nhiệm báo cáo lại việc đã giải quyết với giám đốc. ã Bộ phận kiểm soát: gồm 1 kiểm soát viên Chức năng: Kiểm soát viên giúp giám đốc công ty kiểm tra công tác quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty đảm bảo theo đúng pháp luật, điều lệ của NHCTVN, quy định nội bộ của công ty, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ: Kiểm soát viên có những nhiệm vụ sau: Kiểm tra toàn diện các nội dung có liên quan đến từng hồ sơ, từng hợp đồng cho thuê tài chính về tính pháp lý, nguyên tắc bảo đảm an toàn đúng quy trình nghiệp vụ Kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy định của Nhà nước về cho thuê tài chính về tính pháp lý, nguyên tắc bảo đảm an toàn đúng quy trình nghiệp vụ cho thuê tài chính của Hội đồng quản trị NHCTVN. Kiểm tra việc tổ chức hạch toán kế toán, thống kê, lưu trữ chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài chính, quy chế tài chính trong quản lý, mua sắm, sửa chữa tài sản, trích lập và sử dụng các quỹ, nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, đơn giá tiền lương, công tác thu chi, tồn quĩ tiền mặt. Tiếp nhận các đơn thư khiếu nại của tổ chức, công dân có liên quan đến hoạt động của công ty và cán bộ công nhân viên trong công ty, điều tra xác minh đề xuất biện pháp xử lý. Sau mỗi lần kiểm tra, kiểm soát viên phải lập biên bản đánh giá kết quả thu được. á Phòng tổng hợp: gồm 1 trưởng phòng và 10 nhân viên Chức năng: Phòng tổng hợp có các chức năng làm tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện các qui chế của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, NHCTVN và qui định nội bộ của công ty về công tác tổ chức cán bộ, quản lý lao động, tiền lương, đào tạo hành chính quản trị, văn phòng đáp ứng các yêu cầu của hoạt động kinh doanh. - Nhiêm vụ: Quản lý quỹ tiền lương, chi trả lương, phụ cấp và chế độ chính sách có liên quan đến quyền lợi của người lao động, xây dựng kế hoạch và lập báo cáo về lao động tiền lương theo quy định của NHCTVN Giúp giám đốc lựa chọn, tuyển dụng, quản lý lao động cho thôi việc, khen thưởng, kỷ luật viên chức công chức xây dựng bộ máy tổ chức, điều hoà phân công lao động giữa các phòng, đảm bảo phát huy tốt năng lực của từng cá nhân, đáp ứng yêu cầu của công tác kinh doanh. Bố trí, sắp xếp chương trình làm việc cho Ban giám đốc, quản lý hành chính văn thư lưu trữ tài liệu, tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn, hội thảo của công ty, thực hiện công tác tạp vụ vệ sinh, phụ trách đội bảo vệ của công ty, lễ tân đón tiếp khách, tổ chức thực phát động các phong trào trong công ty. Phối hợp với Phòng tài chính kế toán xây dựng đơn giá tiền lương và Phòng kinh doanh tiếp nhận quản lý, bảo dưỡng, xử lý tài sản cho thuê trong trường hợp buộc phải thu hồi tài cho thuê trước thời hạn hoặc khi gặp các rủi ro khác trong trường hợp thanh lý hợp đồngcho thuê tài chính khi hết thời hạn cho thuê. ạ Phòng tài chính – kế toán: gồm 1 trưởng phòng, 5 nhân viên Chức năng: làm tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức thực hiện hạch toán, kế toán, thống kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng Pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước và các qui định của Ngân hàng Nhà nước và NHCTVN Nhiệm vụ: Tổ chức hạch toán, kế toán, lưu trữ các chứng từ về nghiệp vụ cho thuê tài chính và các nghiệp vụ khác Tính toán, kiểm tra và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, kiểm soát các chứng từ chi tiêu thuộc chức năng quản lý của phòng để đảm bảo đúng nguyên tắc về chế độ chứng từ kế toán Lập kế hoạch tài chính quí năm, mở sổ sách theo dõi, quản lý các loại tài sản khác của công ty trong đó có các tài sản công ty đang cho thuê. Lập các báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất theo qui định hiện hành Phối hợp với Phòng tổng hợp thực hiện mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc của công ty đảm bảo đúng chế độ tài chính của Nhà nước và của NHCTVN. Đồng phối hợp với phòng kinh doanh thực hiện xử lý tài sản cho thuê khi tài sản đó buộc phải thu hồi trước thời hạn hoặc gặp các rủi ro khác, thanh lý hợp đồng cho thuê khi đã hết hạn. º Phòng kinh doanh: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 10 nhân viên Chức năng: tham mưu cho giám đốc trong việc đề ra chiến lược kinh doanh của công ty phù hợp với đường lối chính sách phát triển của công ty và của nghành trong từng giai đoạn, triển khai các hoạt động kinh doanh của công ty với mục tiêu an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. Nhiệm vụ: Soạn thảo các cơ chế cho nghiệp vụ cho thuê trên cơ sở các văn bản đã ban hành của Nhà nước. Tính toán và đề xuất cho thuê trong từng thời kỳ để hội đồng quản trị NHCTVN duyệt. Nghiên cứu, soạn thảo các dự án cho thuê tài chính. Soạn thảo hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng mua tài sản để cho thuê trên cơ sở giấy đề nghị xin thuê và văn bản toả thuận mua tài sản giữa bên thuê và nhà cung cấp trình giám đốc ký, sau đó tiến hành mua tài sản để cho thuê. Quảng cáo, tiếp thị, đề xuất các hình thức quảng cáo nhằm đề xuất những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh có nhu cầu đổi mới trang thiết bị để cho thuê. Phối hợp với Phòng tài chính, kế toán và Phòng tổng hợp trong việc thực hiện xử lý tài sản cho thuê khi tài tài sản cho thuê đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34005.doc
Tài liệu liên quan