Xuất phát từ đặc điểm, tính chất và qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, căn cứ vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán của Công ty, căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất công việc kế toán, Công ty Kinh doanh và chế biến lương thực Việt Tiến đã xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung.
Theo mô hình này, toàn Công ty chỉ có một phòng kế toán làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn Công ty. Ở các bộ phận phụ thuộc chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và xử lý sơ bộ chứng từ, gửi các chứng từ về Phòng Kế toán của Công ty theo định kỳ. Các nhân viên hạch toán ở đơn vị phụ thuộc chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Phòng Kế toán Công ty.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty kinh doanh chế biến lương thực Việt Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh mỳ ăn liền cung ứng cho thị trường Miền Bắc, nguồn vốn huy động trong gia đình đạt 1,6 tỷ đồng.
Thiết bị sản xuất được thiết kế và sáng tạo trong nước thông qua quan hệ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh theo mẫu thiết kế của Nhật Bản. Công ty là doanh nghiệp đầu tiên ở Miền Bắc sản xuất mỳ ăn liền trên dây chuyền công nghiệp. Tỷ lệ góp vốn trên danh nghĩa là 70/30, ông Nguyễn Ngọc Tiến là giám đốc ông Nguyễn Hữu Lộc là phó giám đốc phụ trách vật tư bán hàng.
Công ty có trụ sở chính ở Đầm Trà Lá - phường Vĩnh Tuy - quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội.
Cơ sở sản xuất đặt tại thôn Kiên Thành - xã Trâu Quỳ - huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội quy trình công nghệ sản xuất mỳ ăn liền được sản xuất theo dây chuyền liên tục khép kín từ khâu trộn bột tạo nguyên liệu qua các công đoạn cán, hấp, định hình, tẩm hương liệu, chiên dầu, thổi nguội, thêm gói gia vị vào (nêm sa tế) cho đến khi đóng gói ra thành phẩm, đóng thùng cát tông chuẩn bị xuất xưởng. Bên cạnh đó có bộ phận phụ trợ cấp nước, cấp hơi phục vụ cho hoạt động của dây chuyền. Công suất một dây chuyền trong ca sản xuất hiện nay là 3.000 kg tương đương với 37.000 gói mỳ 80 gram.
Được thành lập và hoạt động cho đến nay đã được hơn 10 năm, thời gian tuy chưa dài, trong quá trình kinh doanh với cơ chế thị trường công ty gặp không ít khó khăn, cạnh tranh với các công ty lớn có cùng sản phẩm và có nhiều năm kinh nghiệm . Từ một loại sản phẩm ban đầu là mỳ thùng FML 75 gram đến nay công ty vật tư đã mở rộng tới 22 mặt hàng mỳ các loại . Bên cạnh đó còn có phở gà,phở bò ăn liền , cháo ăn liền được làm từ bột gạo và bột canh i- ốt đã dần dần được thị trường chấp nhận .
Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều bỡ ngỡ vì cộng với mọi cái đều mới mẻ nên công ty gặp không ít khó khăn . Chủng loại mỳ nghèo nàn, mẫu mã ít được cải tiến, chất lượng kém từ đó dẫn đến kìm hãm sản xuất, đời sống cán bộ công nhân gặp nhiều khó khăn . Như vậy, song với sự nỗ lực của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, tính hiệu quả trong sản xuất được đặt lên hàng đầu . Vì vậy, sản phẩm không ngừng được cải tiến về chất lượng và chủng loại với chính sách giá cả mềm dẻo để có thể cạnh tranh trên thị trường .
Từ đó, sản xuất của công ty từng bước đi vào ổn định, thu nhập người lao động tăng dần lên và công ty đã khẳng định được vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các khoản nộp ngân sách cao, có nhịp độ tăng trưởng ổn định .
Do là nhà sản xuất mỳ lớn nhất Miền Bắc, gia đình có truyền thống sản xuất mỳ ăn liền Công ty có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh. Công ty Việt Tiến đã đi đầu trong việc phát triển thị trường nông thôn và Miền núi phía Bắc, nơi là sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp lớn ở phía Nam là chưa đủ mạnh vì doanh thu của họ chưa đủ để bù đắp chi phí. Công ty đã xây dựng hệ thống đại lý rộng khắp gồm 108 đại lý tư nhân tại khắp các tỉnh phía Bắc, từ Nghệ An - Hà Tĩnh đổ ra.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty KD&CBLT Việt Tiến.
Công ty KD&CBLT Việt Tiến chuyên sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm: Mỳ ăn liền, phở ăn liền, bột canh vì thế Công ty phải xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình và đưa ra phương hướng để thực hiện kế hoạch đó đảm bảo. Bảo toàn tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động sản xuất qua hình thức tín dụng ngắn hạn sao cho có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện với nghĩa vụ đối với Nhà nước thông qua hình thức nộp thuế: Thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại phí và lệ phí. Thường xuyên đổi mới, nâng cấp TSCĐ nhằm ngày càng hoàn thiện về kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty KD&CBLT Việt Tiến.
Công ty KD&CBLT Việt Tiến là Công ty có thể bổ sung bằng hình thức vay ngân hàng và sử dụng nguồn vốn có được từ việc mua hàng trả chậm cho các nhà cung ứng nguyên vật liệu trong thời hạn cho phép.
Năm tài chính của Công ty được xác định từ 1/1 - 31/12 hàng năm. Lợi nhuận được chia làm hai lần trong năm theo nguyên tắc 40% bổ sung vốn kinh doanh 10% lập quỹ dự trữ, số dự trữ còn lại chia cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn.
a. Tình hình tài sản, nguồn vốn.
Vốn là biểu hiện của tài sản. Tổng giá trị của tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn tất cả các tài sản của Công ty được giao quản lý và sử dụng phục vụ cho mục đích và kinh doanh của Công ty được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối kế toán lập ngày 31/12/2001.
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
So sánh 2001 - 2000
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tỷ lệ
Tài sản
5.673.499
100,00
6.052.420
100,00
378.971
6,68
A. Tài sản lưu động
4.296.256
75.73
4.565.227
75,43
268.971
-0.30
6,26
1. Tiền
202.199
214.422
12.303
6,09
2. Các khoản phải thu
2.169.228
2.448.248
279.202
12,86
3. Hàng tồn kho
1.861.580
1.837.212
-24368
-1.31
4. Tài sản lưu động khác
63.329
65.345
2016
3,18
B. TSCĐ, đầu tư tài chính
1.377.193
24.27
1.487.193
24,57
110.000
0.30
7,99
TSCĐ
1.377.193
1.487.193
7,99
Nguồn vốn
5.673.499
100
6.052.420
100
378.971
6,68
A. Nợ phải trả
2.278..999
40.17
2.226.795
36,79
-52.204
-3.38
-2,29
1. Vay ngắn hạn
550.000
350.000
-200.000
-36,36
2. Phải trả người bán
1.572.735
1.706.793
133.658
8,50
3. Thuế và các khoản phải nộp NN
17.276
18.198
992
5,34
4. Phải trả người lao động
44.176
49.352
5176
11,72
5. Các khoản phải trả khác
94.812
102.852
8.040
8,48
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
3.394.450
59.83
3.825.625
63,21
431.175
3.38
12,70
Nguồn vốn kinh doanh
3.394.450
3.825.625
431.175
12,70
Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy tài sản của Công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 378.971.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6,68% trong đó tài sản lưu động tăng 268.971.000 đồng, tổng TSCĐ tăng 110.000.000 đồng. Xét về tỷ trọng thì TSLĐ và TSCĐ - ĐTTC là hợp lý với chức năng của hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. Trong năm 2001 hoạt động của Công ty có chiều hướng phát triển tốt, chỉ tiêu so sánh đều có chiều hướng tăng, trong khi chỉ tiêu về hàng tồn kho giảm, chứng tỏ sức tiêu thụ tăng lên.
Phân tích nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ yếu do đó khả năng tự chủ tài chính của Công ty là rất tốt và năm sau cao hơn năm trước. Khoản vay ngắn hạn cũng giảm khá nhiều. Tuy nhiên khoản nợ phải trả của 2001 so với 2000 cũng tăng lên nhưng ở mức thấp và Công ty cũng chiếm dụng vốn của những đơn vị khác.
b. Kết quả sản xuất kinh doanh.
Phân phối lợi nhuận là quá trình phân chia và sử dụng các khoản lợi nhuận thu được sau một thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hàng năm trước khi bước vào năm kế hoạch Công ty đều phải lập kế hoạch lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế hoạch lợi nhuận giúp Công ty biết được quy mô về số lãi sẽ được tạo ra từ đó giúp được Công ty có được kế hoạch tiêu thụ và đề ra biện pháp phấn đấu để thực hiện cho kỳ sau:
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
1. Doanh thu
14.554.310
17.401.687
2. Chi phí
14.257.310
17.017.086
3. Lợi nhuận
246.009
386.602
4. Nộp ngân sách
189.954
196.755
5. Lợi nhuận còn lại
168.647
2.61.530
6. Thu nhập đầu người
420
500
Nhìn chung tình hình kinh doanh thu được kết quả tương đối tốt thể hiện ở doanh thu năm 2001 tăng lên so với 2000 là 2.847.377 đồng, chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty đã tăng lên rất nhiều.
Tổng chi phí cũng tăng lên nhưng mức tăng thấp hơn so với doanh thu điều này cho thấy Công ty đã biết tiết kiệm chi phí kinh doanh mở rộng quy mô hoạt động. Vì vậy lợi nhuận của năm 2001 tăng hơn so với năm 2000.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Trong hoạt động kinh doanh Công ty KD&CBLT Việt Tiến phải thực hiện với nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc nộp thuế. Thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp là có sự tăng lên điều đó chứng tỏ việc mở rộng kinh doanh của Công ty là có hiệu quả.
Phần ii.
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Công ty KD&CBLT Việt Tiến tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức tập chung do giám đốc trực tiếp quản lý. Mọi kế hoạch hoạt động trong sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch tài chính đều do giám đốc quyết định thông qua phòng kế toán duy trì sự phát triển quan hệ với các đại lý kiểm tra và giám sát các hoạt động của toàn Công ty. Phân tích phương hướng chiến lược phát triển cho Công ty.
Để điều hành Công ty một cách linh hoạt, thống nhất là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có cơ cấu tổ chức khoa học và hợp lý. Không phải bất cứ Công ty nào cũng có cơ cấu hợp lý và gọn nhẹ ngay tư đầu mà phải qua thời gian hoạt động mỗi Công ty sẽ tự tìm cho mình một cơ cấu phù hợp nhất.
Bộ máy quản lý của Công ty được sắp xếp như sau:
Giám đốc
Phó Giám đốc
Kinh doanh
Phó Giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán
Bán hàng
Tiếp thị PTSP mới
Xưởng sản xuất
Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất có trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước các cơ quan Nhà nước về các hoạt động của Công ty.
Phó giám đốc sản xuất: Giúp việc cho giám đốc và phụ trách các công việc và bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân.
Phòng kinh doanh: Giúp việc cho giám đốc và phụ trách công tác kinh doanh như: Xây dựng các kế hoạch ngăn, chung và dài hạn về đầu tư xây dựng cơ bản và tiêu thụ của Công ty.
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tham vấn cho giám đốc về các chính sách, chế độ tài chính, quản lý thu chi tài chính theo các quy định tài chính kế toán hiện hành...Phản ánh trung thực, kịp thời tình hình tài chính của Công ty, tổ chức giám sát phân tích các hoạt động kinh tế từ đó giúp giám đốc năm bắt tình hình cụ thể của công ty. Tổ chức hạch toán kế toán, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh... Trực tiếp các phòng ban chức năng khác quản lý giám sát mọi quá trình liên quan đến sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
Phòng kinh doanh: Có những xây dựng tham mưu cho giám đốc về các biện pháp tiêu thụ sản phẩm.
Phòng kỹ thuật: Có chức năng theo dõi toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, kiểm tra chất lượng đánh giá thành phẩm nhập kho.
Xưởng sản xuất: Phân xưởng sản xuất chính là xưởng sản xuất mỳ ăn liền và hai xưởng phụ là xưởng sản xuất bột nêm và cháo ăn liền
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Bột mỳ
NVL
Nước trộn hỗn hợp
Dầu thực vật
Bao gói
Cán cắt sợi
Vào khuôn chiên chín
Thổi nguội
Cắt định lượng
Phối trộn
Hấp chín
Gia vị T.H
Định lượng
Phối trộn
Muối tinh sấy
Đóng gói
Bột ngọt-đường
NVL
Đóng gói
Xay cháo
Máy đùn phôi
NVL (gạo)
Bán SP (nêm gói)
Kho thành phẩm
(Dây chuyền sản xuất mỳ)
(Chế biến cháo ăn liền)
Phần IIi
Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty
kinh doanh và chế biến lương thực việt tiến
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Xuất phát từ đặc điểm, tính chất và qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, căn cứ vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán của Công ty, căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất công việc kế toán, Công ty Kinh doanh và chế biến lương thực Việt Tiến đã xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung.
Theo mô hình này, toàn Công ty chỉ có một phòng kế toán làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn Công ty. ở các bộ phận phụ thuộc chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và xử lý sơ bộ chứng từ, gửi các chứng từ về Phòng Kế toán của Công ty theo định kỳ. Các nhân viên hạch toán ở đơn vị phụ thuộc chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Phòng Kế toán Công ty.
Phòng Kế toán có nhiệm vụ:
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán và kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán trong phạm vị toàn Công ty, phân tích hoạt động kinh tế và cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời giúp lãnh đạo Công ty ra các quyết định quản lý tối ưu.
- Vận dụng một cách hợp lý các chính sách chế độ tài chính của Nhà nước vào tình hình hoạt động của Công ty.
- Có kế hoạch huy động vốn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, mang hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn.
- Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và các phương án sản xuất.
- Lập các kế hoạch tài chính, huy động các nguồn vốn khác nhằm đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất - kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán đúng qui định và phù hợp với yêu cầu quản lý.
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung, thống nhất và trực tiếp của Kế toán trưởng, Phòng kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán kho
Kế toán thanh toán
Kế toán
TSCĐ+Lg &lương lương
Kế toán
Giá thành
Kế toán
phân xưởng
Phòng Kế toán của Công ty gồm 7 người, mỗi người phụ trách một phần hành kế toán.
Kế toán trưởng.
Là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán của Công ty. Với chức năng này, Kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho Giám đốc, Kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc về mặt hành chính đồng thời chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Kế toán trưởng cấp trên.
Nhiệm vụ của Kế toán trưởng là: Tổ chức bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của Công ty. Trực tiếp tham mưu giúp Giám đốc về các hoạt động tài chính đồng thời nghiên cứu vận dụng chế độ chính sách của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của Công ty, xây dựng thành qui chế về tài chính cho Công ty.
Kế toán tổng hợp.
- Theo dõi các tài khoản về nguồn vốn và quĩ như: Nguồn vốn kinh doanh, lãi chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá, quĩ đầu tư phát triển, quĩ khen thưởng phúc lợi...
- Từ các chứng từ gốc, kế toán tổng hợp ghi sổ kế toán tổng hợp rồi cuối tháng đối chiếu với sổ kế toán chi tiết của các phần hành cụ thể khác.
- Cuối mỗi tháng, kế toán tổng hợp xác định kết quả của các hoạt động kinh doanh báo cáo kế toán trưởng.
- Định kỳ hàng tháng, lập các báo cáo tài chính theo qui định, bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan thống kê... gồm:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
Sổ kế toán sử dụng gồm:
+ Nhật ký chung
+ Sổ cái các tài khoản sử dụng trong công ty.
Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ.
- Lập phiếu thu, phiếu chi
- Theo dõi và hạch toán (mở sổ chi tiết) toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến quĩ tiền mặt và các nghiệp vụ có liên quan đến ngân hàng như: tiền gửi, tiền vay, ký quĩ...
- Theo dõi và kiểm tra các khoản phải thu, phải trả như: phải thu của khách hàng, phải trả người bán, tạm ứng, thanh toán với ngân sách, phải trả, phải nộp khác...
- Tiến hành phân tích tuổi nợ của từng đối tượng thanh toán, hàng tháng báo cáo tình hình thanh toán của những khách hàng truyền thống, những khoản nợ quá hạn, các khoản vay đến hạn trả với kế toán trưởng.
- Làm công tác giao dịch với Ngân hàng.
Các sổ kế toán sử dụng.
- Sổ chi tiết các tài khoản 111, 112, 113, 131, 141, 331, 333, 311, 138, 338 (theo dõi cho từng đối tượng, từng ngân hàng).
Kế toán kho NVL & TP hàng hoá, công cụ dụng cụ.
- Lập phiếu nhập, xuất kho NVL, TP, hàng hoá và công cụ dụng cụ.
- Theo dõi số lượng và giá cả hàng nhập, xuất kho trong kỳ.
- Tính giá hàng xuất kho trong từng kỳ.
- Lập báo cáo hàng tồn kho theo từng tháng và cuối năm.
Sổ kế toán sử dụng gồm:
- Sổ hạch toán chi tiết tài khoản 152, 153, 155, 1561, 1562, 157.
- Sổ tổng hợp nhập, xuất, tồn.
Kế toán tài sản cố định, tiền lương và các khoản trích theo lương.
+ Kế toán tài sản cố định.
- Theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định của Công ty, của từng bộ phận trong Công ty.
- Làm các thủ tục cần thiết khi tăng, giảm TSCĐ.
- Giám sát việc sửa chữa TSCĐ.
- Tham gia nghiệm thu những TSCĐ do xây dựng cơ bản hoàn thành, bàn giao.
- Hàng tháng tính khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao.
Sổ kế toán sử dụng bao gồm:
- Thẻ TSCĐ: theo dõi từng TSCĐ
- Sổ chi tiết TSCĐ theo bộ phận sử dụng
- Sổ chi tiết các tài khoản: 211, 214, 241.
+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ có liên quan đến lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ)
- Cuối tháng lập bảng thanh toán lương.
- Hàng tháng lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương.
Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản: 334, 338
- Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:
Căn cứ vào các chi phí thực tế phát sinh được tập hợp (các bảng phân bổ, bảng tính khấu hao, phiếu xuất kho NVL và công cụ, bảng tính lương của Kế toán tiền lương ....), các phiếu nhập kho sản xuất cuối tháng kế toán tính giá thành cho từng loại sản phẩm theo từng hợp đồng sản xuất.
Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết tài khoản 154, 155
- Sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 627
- Thẻ tính giá thành.
Kế toán ở các phân xưởng sản xuất.
Có nhiệm vụ thực hiện việc tập hợp các chứng từ phát sinh hàng ngày sau đó chuyển các chứng từ đó cho phòng kế toán công ty theo định kỳ, để phòng kế toán thực hiện việc hạch toán các hoạt động.
2. Tổ chức các phần hành công việc kế toán.
2.1. Hệ thống chứng từ và hình thức sổ kế toán áp dụng.
Công ty Kinh doanh và chế biến lương thực Việt Tiến là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, căn cứ vào điều kiện thực tế về tổ chức kinh doanh, trình độ chuyên môn và khả năng vận dụng của nhân viên kế toán, Công ty đã thống nhất áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán là Nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật ký chung là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hệ thống chứng từ kế toán đang sử dụng.
Hiện nay Công ty Kinh doanh và chế biến lương thực Việt Tiến đang sử dụng các biểu mẫu chứng từ ban đầu được ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính ban hành ngày 01/11/1995 và theo Thông tư 100/1998/TT-BTC ngày 15/07/1998. Hệ thống chứng từ được sử dụng hiện nay của Công ty.
Hệ thống chứng từ được sử dụng hiện nay của Công ty được liệt kê ở bảng dưới đây:
TT
Tên chứng từ
Số hiệu
I
Lao động tiền lương
1
Bảng chấm công
01 - LĐTL
2
Bảng thanh toán tiền lương
02 - LĐTL
3
Phiếu nghỉ hưởng BHXH
03 - LĐTL
4
Bảng thanh toán BHXH
04 - LĐTL
5
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
06 - LĐTL
II
Hàng tồn kho
1
Phiếu nhập kho
01 - VT
2
Phiếu xuất kho
02 - VT
3
Thẻ kho
06 - VT
4
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá
08 - VT
III
Bán hàng
1
Hoá đơn GTGT
01 GTGT- 3LL
IV
Tiền tệ
1
Phiếu thu
01 - TT
2
Phiếu chi
02 - TT
3
Giấy đề nghị tạm ứng
03 - TT
4
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
04 - TT
5
Bảng kiểm kê quĩ
07 - TT
V
Tài sản cố định
1
Biên bản giao nhận TSCĐ
01 - TSCĐ
2
Thẻ TSCĐ
02 - TSCĐ
3
Biên ban thanh lý TSCĐ
03 - TSCĐ
4
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
04 - TSCĐ
Luân chuyển chứng từ.
Việc luân chuyển chứng từ tại Công ty Kinh doanh và chế biến lương thực Việt Tiến bao gồm các giai đoạn sau:
* Lập chứng từ theo các yếu tố của chứng từ.
Việc lập chứng từ ban đầu của Công ty được tiến hành thường xuyên đầy đủ theo số liên qui định. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh rõ ràng vào chứng từ một cách trung thực, khách quan theo thời gian và địa điểm phát sinh. Trong mỗi chứng từ đều đầy đủ các yếu tố theo đúng nguyên tắc của chứng từ kế toán.
* Kiểm tra chứng từ.
Khi chứng từ ban đầu được lập và chuyển đến Phòng Kế toán, Kế toán tổng hợp tiến hành kiểm tra và phân loại chứng từ. Chứng từ sau khi được kiểm tra mới được dùng làm căn cứ để ghi sổ.
* Ghi sổ kế toán.
Chứng từ sau khi kiểm tra sẽ được ghi sổ kế toán theo qui định. Trong kỳ hạch toán, chứng từ sau khi ghi sổ phải được bảo quản và có thể sử dụng lại để kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kế toán sổ tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
* Chuyển chứng từ vào lưu trữ và huỷ.
Kết thúc kỳ hạch toán, chứng từ được chuyển sang lưu trữ. Việc bảo quản lưu trữ chứng từ được tiến hành theo hệ thống nên khi cần có thể tìm được nhanh chóng.
Hệ thống tài khoản kế toán.
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, căn cứ vào Thông tư số 10 TC/CĐKT và Thông tư số 100 - 1998/TT- BTC đồng thời căn cứ vào đặc điểm, qui mô hoạt động kinh doanh, trình độ quản lý tài chính của chính mình công ty đã xây dựng được danh mục các tài khoản áp dụng từ ngày 01/01/2000 để có thể ghi chép, phản ánh được toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty và cung cấp được các thông tin cần thiết cho quá trình quản lý.
Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng tại Công ty gồm 61 tài khoản cấp I, 105 tài khoản cấp II và 03 tài khoản ngoài bảng. Để đáp ứng được yêu cầu về quản lý, Công ty đã mở thêm các tài khoản cấp III. Các tài khoản cấp III này có thể được mở thêm tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý phát sinh.
Hệ thống sổ sách của hình thức sổ kế toán Nhật ký chung ở Công ty Kinh doanh và chế biến lương thực Việt Tiến bao gồm:
- Nhật ký chung: đây là quyển sổ tổng hợp, chủ yếu ghi các nghiệp vụ kinh tế theo thứ tự thời gian và là căn cứ ghi sổ cái.
- Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tài khoản kế toán và được dùng làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh. Tất cả các tài khoản có phát sinh trong niên độ kế toán đều được Công ty mở một sổ cái để ghi chép.
- Các sổ hạch toán chi tiết: là sổ dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Công ty mở các sổ chi tiết sau:
+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm
+ Sổ chi tiết cho các đối tượng thanh toán
+ Sổ chi tiết theo dõi tiền gửi, tiền vay tại các ngân hàng khác nhau.
+ Các tài khoản cấp II đều được Công ty mở sổ chi tiết để theo dõi.
Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty như sau:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào Nhật ký chung. Sau đó từ Nhật ký chung chuyển từng số liệu để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Các nghiệp vụ nào Công ty có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, ghi sổ Cái các nghiệp vụ được ghi vào sổ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quí, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập Bảng Cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái với Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) thì lập Bảng cân đối số phát sinh và Bảng này được dùng để lập Báo cáo Tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
Trình tự ghi sổ kế toán Nhật ký chung của Công ty Kinh doanh và chế biến lương thực Việt Tiến được thể hiện qua sơ đồ:
Trình tự ghi sổ kế toán.
Chứng từ kế toán
Nhật ký chung
Hạch toán chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Sổ cái
Báo cáo
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hệ thống báo cáo kế toán.
Công ty Kinh doanh và chế biến lương thực Việt Tiến luôn thực hiện đầy đủ chế độ Báo cáo Kế toán theo qui định của Nhà nước và yêu cầu của ngành. Từ năm 1996 đến năm 2000, hệ thống báo cáo kế toán của Công ty được lập dựa trên hệ thống báo cáo kế toán ban hành kèm theo quyết định số 1141/TCAĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/07/1998. Từ năm 2001, hệ thống báo cáo kế toán của Công ty được lập theo quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/12/2000.
Báo cáo kế toán của Công ty bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B04 - DN)
Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của doanh nghiệp được chia thành các bộ phận khác nhau và giữa các bộ phận này có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau và được biểu hiện bằng sơ đồ sau:
Kế toán tổng hợp
KT TSCĐ và lương
Kế toán
VT, SP, HH
KT tập hợp CP và tính GT
NV kế toán ở xưởng SX
Thủ quĩ kế toán tiền mặt
Ghi chú:
Đối chiếu hàng tháng:
Đối chiếu hàng ngày:
2.2. Các phần hành Kế toán.
2.2.1. Kế toán tài sản cố định.
- TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá. Hàng tháng kế toán TSCĐ của Công ty trích khấu hoa để tái đầu tư, mua mới, lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất mới theo hình thức khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Trích khấu hao hàng năm =
Nguyên giá
Số năm sử dụng
- Tài khoản sử dụng: TK 211, TK 214, TK 441, TK 009
- Chứng từ sử dụng:
+ Quyết định của Giám đốc Công ty về việc mua sắm TSCĐ.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100025.doc