Chuyên đề Đặc điểm nguồn khách và phương hướng, biện pháp nhằm thu hút khách du lịch tại chi nhánh OSC travel Hà Nội

 

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3. Mục đích nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Giới thiệu bố cục chuyên đề 3

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG KHÁCH VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH 4

1.1. Khái niệm về khách du lịch 4

1.1.1. Khái niệm về khách du lịch 4

1.1.2. Phân loại khách du lịch 6

1.2. Nhu cầu của khách du lịch 9

1.2.1. Khái niệm về nhu cầu trong du lịch 9

1.2.2. Nhu cầu của khách du lịch 9

1.3. ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn khách 12

1.4. Một số giải pháp thu hút khách du lịch 13

1.4.1. Thu hút khách thông qua chính sách sản phẩm 13

1.4.2. Thu hút khách thông qua chính sách giá cả 14

1.4.3. Thu hút khách thông qua chính sách phân phối 14

1.4.4. Thu hút khách thông qua chính sách quảng cáo 15

1.4.5. Thu hút khách thông qua chính sách xúc tiến bán hàng 16

1.4.6. Thu hút khách thông qua chiến lược kinh doanh của doanh

nghiệp 16

1.4.7. Thu hút khách thông qua việc tạo lập và xây dựng mối quan hệ với các đơn vị khác 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN TẠI CHI NHÁNH OSC TRAVEL HÀ NỘI

2.1. Vài nét về chi nhánh OSC Travel Hà Nội 18

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh OSC travel

Hà Nội 18

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng, nhiệm vụ của các

phòng ban 20

2.1.3. Đặc điểm lao động của chi nhánh OSC travel Hà Nội 24

2.1.4. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh OSC travel Hà Nội 24

2.2. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh OSC Travel Hà Nội 25

2.2.1. Tình hình hoạt động của chi nhánh OSC travel Hà Nội năm

2002- 2004 25

2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2004 27

2.3. Đặc điểm khách du lịch Nhật Bản đã tiêu dùng sản phẩm tại chi nhánh 28

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN TẠI CHI NHÁNH OSC TRAVEL HÀ NỘI 34

3.1. Một số quan điểm của Đảng, nn và của ngành du lịch đối với việc phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản 34

3.2. Đặc điểm thị trường khách du lịch Nhật Bản 36

3.2.1. Đặc điểm tâm lý xã hội của người Nhật Bản 36

3.2.2. Xu hướng đi du lịch của người Nhật 38

3.2.3. Cách thức phục vụ khách du lịch Nhật Bản 41

3.3. Phương hướng kinh doanh năm 2005 và giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản của chi nhánh 42

3.3.1. Phương hướng kinh doanh 42

3.3.2. Giải pháp nhằm thu hút khách Nhật Bản của chi nhánh OSC travel Hà Nội 44

3.3.2.1. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm 44

3.3.2.2. Áp dụng chính sách giá linh hoạt 46

3.3.2.3. Đẩy mạnh chính sách quảng cáo, khuyến mại 47

3.3.2.4. Xây dựng tốt hơn mối quan hệ giữa chi nhánh đối với các nhà cung cấp và thiết lập mối quan hệ với đối tác 48

3.4. Một số kiến nghị đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nhật Bản tại chi nhánh OSCtravel Hà Nội 49

3.4.1. Về phía Nhà nước và tổng cục Du lịch 49

3.4.2. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan khác 50

3.4.3. Kiến nghị đối với Công ty và chi nhánh OSCtravel Hà Nội 51

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO .55

 

 

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đặc điểm nguồn khách và phương hướng, biện pháp nhằm thu hút khách du lịch tại chi nhánh OSC travel Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à theo bộ phận chuyên môn. Theo dõi hạch toán và tài chính của Phòng vé Hàng không Nhật Bản JAL *Bộ phận khách nội địa ( WIL Travel) : gồm 01 nhân viên, được thành lập từ tháng 6/2004, chủ yếu phục vụ khách nội địa do bộ phận WIL Travel từ TP.HCM gửi ra, và từng bước lập kế hoạch khai thác thị trường khách nội địa ở phía Bắc. *Bộ phận điều hành thị trường Nhật Bản: gồm 01 điều phối viên người Nhật, 01 Trưởng Điều hành, 02 nhân viên điều hành , 06 HDV tiếng Nhật. Trưởng điều hành phụ trách việc triển khai các chương trình và các công việc liên quan đến việc thực hiện các chương trình du lịch như đăng ký và đặt chỗ phòng khách sạn , nhà hàng, phương tiện vận chuyển , vé máy bay, bố trí HDV đi đoàn, vv.. đảm bảo yêu cầu đầy đủ , chính xác ; thiết lập , duy trì mối quan hệ với các cơ quan hữu quan (ngoại giao, nội vụ, hải quan) ; theo dõi quá trình thực hiện chương trình , nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện. Nguyên tắc chung là + Đảm bảo hiệu quả kinh tế tối đa cho Công ty (xét về mặt lợi nhuận). + Đảm bảo tính hợp lý trong kinh doanh . + đảm bảo tính công bằng một cách tương đối . Nhân viên Điều hành thực hiện : lập hồ sơ đoàn, đặt và phân xe, bố trí hướng dẫn, đặt phòng khách sạn, nhà hàng, mua vé máy bay, tàu hoả, văn nghệ,.., bố trí các chương trình làm việc, gặp mặt, cung cấp các thông tin khi Giám đốc Chi nhánh hoặc Công ty có yêu cầu, kiểm tra và xác nhận các khoản thanh toán, thống kê số liệu hàng tháng. Điều phối viên người Nhật thực hiện việc giao dịch trực tiếp với khách Nhật, giải quyết các thắc mắc, khiếu nại, đáp ứng các nhu cầu phát sinh của khách cũng như cung cấp các thông tin liên quan cho Công ty và các đại lý tại Nhật Bản. Cùng với số máy điện thoại di động của Giám đốc Chi nhánh, số máy của điều phối viên người Nhật được cung cấp cho tất cả khách của Công ty trong các tập gấp, tờ rơi quảng cáo của tập đoàn để khách có thể liên lạc khi cần thiết . Các hướng dẫn viên hoạt động dựa trên lịch trình do bộ phận Điều hành bố trí , căn cứ vào kế hoạch để thực hiện chương trình , trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch và các bạn hàng , các nhà cung cấp ; trực tiếp thanh toán và nhận tạm ứng từ kế toán . * Phòng vé Tổng đại lý Hàng không Nhật Bản Japan Airlines gồm 01 Trưởng Đại diện người Nhật, 06 nhân viên bán vé ( 01 người Nhật và 04 người Việt Nam ), 01 nhân viên văn thư. 2.1.3 Đặc điểm lao động của chi nhánh OSC travel Hà Nội +. Cơ cấu lao động theo độ tuổi. Chi nhánh có một đội ngũ nhân viên trẻ với độ tuổi trung bình là 31-32. Cơ cấu độ tuổi của các bộ phận là khá hợp lý. Thể hiện ở nhân viên của từng bộ phận từ ban giám đốc đến các bộ phận hướng dẫn, điều hành, hành chính văn phòng đều còn rất trẻ. Đây là độ tuổi thích hợp với những công việc đòi hỏi sự khéo léo, khôn ngoan, khả năng ứng xử, nhanh nhẹn, hoạt bát khi trực tiếp tiếp xúc với khách. Ngoài ra công việc này đòi hỏi phải có thể hình. Trong các ban có người lớn ít và người nhiều tuổi hơn để có sự bổ sung kinh nghiệm của người đi trước và sự nhiệt tình của tuổi trẻ trong công việc. +Trình độ học vấn và trình độ ngoại ngữ. Trình độ học vấn:Nhân viên thuộc OSC Travel-Hà Nội có trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn cơ bản và khá đồng đều, ngoài 01 nhân viên tạp vụ và 09 lái xe, tất cả số nhân viên còn lại đều có trình độ đại học và trên đại học, trong đó 30% có hai bằng đại học Trình độ ngoại ngữ:. Do yêu cầu của công việc, tất cả nhân viên trong văn phòng đều biết tiếng Anh ở mức thành thạo. Nguồn khách Nhật Bản của chi nhánh chiếm tỷ lệ lớn nên số nhân viên biết tiếng Nhật cũng khá nhiều Về cơ bản, OSC Travel-Hà Nội, cũng như Công ty mẹ của mình, có một chính sách lao động và phát triển nhân sự khá chặt chẽ dựa trên quan điểm: Từng bước củng cố và hoàn thiện một bộ máy làm việc hiệu quả, với việc tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng những nhân tố trẻ, nhiệt tình, để có được 1 đội ngũ những nhân viên ổn định về tuổi đời, gia đình, tâm lý nghề nghiệp, có khả năng thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ đa dạng với sự năng nổ và tập trung cao ”. 2.1.4 Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh OSC travel Hà Nội Chi nhánh được trang bị những phương tiện, thiết bị văn phòng nhằm đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ mà Công ty đặt ra. Hiện nay OSC Travel-Hà Nội có 02 trung kế với 10 đường điện thoại vào (Văn phòng OSC Travel - 01 trung kế với 4 đường và Phòng vé Hàng không Nhật Bản JAL – 01 trung kế với 06 đường vào) chuyển tới 23 máy nhánh văn phòng, 03 đường điện thoại hot-line, 03 máy Fax, 01 máy telex phục vụ bán vé máy bay, 21 máy vi tính văn phòng, 01 máy vi tính cầm tay, 03 đường ADSL với 08 e-mail account chính thức, 08 điện thoại di động. Toàn bộ chi phí dành cho số trang thiết bị kể trên đều do Công ty thanh toán. Bên cạnh đó, phải kể đến số trang thiết bị do cá nhân tự trang bị. Tất cả nhân viên điều hành, hướng dẫn viên và lái xe thuộc Chi nhánh đều đã có điện thoại di động. Qua một quá trình xây dựng và trưởng thành, Công ty OSC Việt Nam đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử lúc ghập ghềnh khúc khuỷu, lúc thuận lợi đi lên. Ngày nay, dưới sự quan tâm của Đảng - Nhà nước, dưới sự chỉ đạo của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam (cơ quan chủ quản của Công ty), Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công, ngày càng khẳng định uy tín của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Chính vì muốn mở rộng phạm vi hoạt động của mình ở Việt Nam nên Chi nhánh tại Hà Nội đã được ra đời. Và với đội ngũ nhân viên của Chi nhánh nhiệt tình, mong muốn cống hiến chính sức lực của mình để làm giàu cho bản thân và cho Đất nước, cùng với trang thiết bị hiện đại của Chi nhánh, Chi nhánh OSC travel Hà Nội đã vững bước đi lên trên con đường đổi mới của Đảng - Nhà nước, ngày càng làm tròn nhiệm vụ Công ty giao phó và còn phấn đấu xây dựng Chi nhánh vững mạnh. 2.2 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh OSC Travel Hà Nội 2.2.1 Tình hình hoạt động của chi nhánh OSC travel Hà Nội năm 2002-2004 Bảng báo cáo kinh doanh của công ty năm 2002-2004 Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 2004 / 2003 + Do Công ty gửi ra - Số khách 6,981 4,580 7,781 169.9% - Số ngày / khách 18,357 14,354 22,393 156% + Tự khai thác - Số khách 1,268 1,340 1,361 101.6% - Doanh thu ( US$ ) 217,928 216,583 266,514 123% + Nộp Ngân sách -Thuế VAT ( tr.đồng ) 175.6 182.1 324.3 178.1% -Thuế thu nhập (tr.đồng) 148.7 137.6 184.9 134.4% + Lao động bình quân 37 36 37 102.8% + Thu nhập bình quân (triệu đồng/người/năm ) 43.7 40.5 45.6 112.6% (Nguồn:OSC Travel Hà Nội) Nhận xét đánh giá về hoạt động kinh doanh du lịch của chi nhánh osc travel hà nội Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh, ta thấy rằng: + Số khách do công ty gửi ra năm 2003 (4,580 khách) so với năm 2002 (6,981 khách ) giảm đi một cách đáng kể (2,401 khách)đã ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của chi nhánh, làm giảm lợi nhuận của chi nhánh và giảm thu nhập bình quân từ 43.7 triệu đồng/người/năm (2002) xuống 40.5 triệu đồng/người/năm (2003). Nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của chi nhánh trong năm 2003 là đại dịch SARS đã hạn chế rất lớn lượng khách đi du lịch trong thời gian này. + Số khách chi nhánh tự khai thác từ 2002 (1268 khách) năm 2004 (1361 khách) tuy có tăng không nhiều song nguồn khách này cũng tạo nguồn thu đáng kể cho công ty + Năm 2004, Dịch cúm gà đã ảnh hưởng đến tình hình và kết quả kinh doanh chi nhánh, tuy vậy doanh nghiệp đã đón và phục vụ rất tốt các đoàn khách tầu biển cũng như lượng khách công ty tự khai thác làm cho doanh thu tăng 216,583 USD năm 2003 lên 266,514 USD năm2004 + Nguồn nộp ngân sách Thuế VAT: (triệu đồng) Từ năm 2002 là 175.6 (triệu đồng) đến năm 2004 là 324.3 (triệu đồng) tăng 78.1% Thuế thu nhập năm 2002 là 148.7 triệu đồng đến 2004 là 184.9 triệu đồng tăng 34.4% Những con số này thể hiện hiệu quả kinh tế của chi nhánh OSC travel Hà Nội trong những năm vừa qua. 2.2.2 tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2004 OSC Travel - Hà Nội thực hiện chức năng chính là điều hành nối tour cho khách của Công ty.Từ năm 1996 thực hiện thêm chức năng bán tour và dịch vụ lẻ. Và từ tháng 7/1999 quản lý thêm Phòng vé tổng đại lý cho hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines Chi nhánh Hà Nội thực hiện nộp thuế môn bài, V.A.T, thuế thu nhập cá nhân và BHXH, BHYT cho số nhân viên thuộc Chi nhánh. Các loại thuế khác do Công ty trực tiếp thanh quyết toán và giao nộp cho Cục Thuế TP.HCM. Ngoài thực hiện điều hành nối tour, Chi nhánh Hà Nội còn tiến hành các hoạt động kinh doanh bán tour, dịch vụ lẻ . Hoạt động này tuy đem lại rất ít lợi nhuận, nhưng đảm bảo tận dụng thời gian trống trong các thời điểm vắng khách, sử dụng đội xe và đội ngũ HDV của Chi nhánh, gây thanh thế với các bạn hàng và góp phần quảng cáo cho Công ty. Năm 2004 dịch cúm gà đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí còn nghiêm trọng hơn thời kỳ dịch SARS năm 2003. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã cố gắng đón và phục vụ tốt 3 đoàn tàu biển với hơn 1,000 khách, 2 đoàn hội thảo gần 350 khách và 3 đoàn Incentive gần 600 khách. Đáng lưu ý là trong mùa vắng khách (tháng 7), Chi nhánh đã đón 1 đoàn tàu biển hơn 500 khách. Từ cuối tháng 6, tình hình khách vào đã có dấu hiệu tích cực. Từ tháng 7 trở đi, lượng khách Nhật vào đã tăng ổn định trở lại. Thị trường khách Âu-Mỹ cũng có dấu hiệu trở lại bình thường từ tháng 10. Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội từ 01-15/10, lượng khách của Công ty vào rất ít, chỉ chiếm khoảng 15% của cả tháng. 2.3 Đặc điểm khách du lịch Nhật Bản đã tiêu dùng sản phẩm tại chi nhánh Theo số liệu thống kê về số lượng khách Nhật Bản trong năm 2002 đón được 984 lượt khách và đến năm 2004 chi nhánh đón được là 1240 lượt khách. Số khách Nhật vào công ty chiếm 0,35% tổng số khách đến Việt Nam. Chi tiêu trung bình cho một khách một ngày đi là 160$. Như vậy có thể nói thị trường khách du lịch Nhật là một thị trường đầy hứa hẹn. Dấu mốc mở cửa thị trường khách du lịch Nhật của công ty là khi Mỹ mở cửa quan hệ bình thường hoá với Việt Nam năm 1995. Năm 2004 số lượng khách Nhật của công ty chiếm tỉ trọng 0.46% tổng số khách du lịch Nhật đến Việt Nam. Qua nghiên cứu đặc điểm của thị trường khách du lịch Nhật đã tiêu dùng sản phẩm của chi nhánh trong những năm qua ta thấy một số đặc điểm nổi bật sau: +Theo mục đích chuyến đi Lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam nói chung và đến chi nhánh OSC travel Hà Nội nói riêng chủ yếu đi du lịch với mục đích du lịch thuần tuý. Năm 2002, khách du lịch Nhật Bản đi du lịch thuần tuý chiếm tỷ trọng 75%, tương đương với 738 lượt khách tới chi nhánh. Năm 2003, do ảnh hưởng của đại dịch SARS, lượng khách du lịch Nhật Bản đến chi nhánh giảm, do đó lượng khách du lịch cũng giảm còn 60% tương đương với 504 lượt khách. Sang năm 2004, khách du lịch vào Việt Nam đã tăng lên, số khách đi du lịch thuần tuý tăng đến 85%. Số khách đi du lịch công vụ và đi với mục đích khác chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng từ 10-20% là khách đi du lịch công vụ, năm 2004 khách du lịch công vụ tăng lên là 20%, tức là 240 lượt khách. Còn lại từ 5-10% đi du lịch với mục đích khác Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số lượt khách Tỉ lệ % Số lượt khách Tỉ lệ % Số lượt khách Tỉ lệ % Theo giới tính 984 100 840 100 1240 100 Nam 414 42 336 40 472 38,06 Nữ 570 58 504 60 768 61,94 +Theo giới tính Bảng 1: Cơ cấu khách du lịch Nhật Bản của Chi nhánh theo giới tính Đơn vị tính ở cột số lượt khách: Lượt khách (Nguồn: Chi nhánh OSC travel Hà Nội) Nhìn chung, lượng khách Nhật Bản vào Việt Nam nói chung và vào Chi nhánh OSC travel nói riêng đa số là nữ giới. Biểu hiện ở năm 2002, lượng khách Nhật Bản là nữ giới vào chi nhánh là 570 lượt khách chiếm tỷ lệ 58%. Năm 2003 tuy là một năm mà ngành du lịch đã bị tổn thất rất nhiều do đại dịch SARS và dịch cúm gia cầm làm giảm một lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ 2628236 lượt khách năm 2002 sang năm 2003 chỉ còn 2.439.100 trong đó lượng khách Nhật vào Việt Nam cũng giảm từ 279.766 lượt khách năm 2002 đến năm 2003 chỉ còn 267.210 lượt khách. Trước tình hình đó, chi nhánh OSC travel Hà Nội năm 2003 chỉ đón được 840 lượt khách Nhật Bản giảm so với năm 2002 là 984 lượt khách. Song tỷ lệ khách du lịch Nhật Bản là nữ giới thì không có gì thay đổi, luôn chiếm khoảng 58% đến 60% tổng lượt khách Nhật vào chi nhánh. Bảng 2 Cơ cấu khách du lịch Nhật Bản của Chi nhánh theo độ tuổi Đơn vị tính ở cột số lượt khách: Lượt khách Chỉ tiêu 2003 2004 Số lượt khách Tỉ lệ % Số lượt khách Tỉ lệ % Theo độ tuổi 840 100 1240 100 Dưới 40 tuổi 420 50 558 45 Từ 41-60 tuổi 294 35 496 40 Trên 60 tuổi 126 15 186 15 (Nguồn: Chi nhánh OSC travel Hà Nội) Nhìn vào bảng tổng kết số lượng khách theo độ tuổi, ta thấy rằng, khách du lịch Nhật đi du lịch nhiều nhất là ở độ tuổi dưới 40. Tỷ lệ này chiếm khoảng 45-50% lượng khách Nhật đi du lịch. Với lý do, lượng khách này còn trẻ, đi với mục đích là du lịch thuần tuý. Năm 2003, lượng khách này chiếm 50% tức là 420 lượt khách trong tổng lượt khách đến chi nhánh là 984 lượt khách. Năm 2004 tỷ lệ đó chiếm 45% Tiếp sau phải kể đến lượng khách du lịch Nhật đi theo độ tuổi từ 41-60. Khách ở độ tuổi này chủ yếu là khách công vụ, khách đi theo học, nghiên cứu sinh... + Theo cơ cấu chi tiêu Bảng 3:Cơ cấu chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch Nhật Bản tại chi nhánh OSC travel Hà Nội Stt Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Thành tiền (USD) Tỷ trọng (%) Thành tiền (USD) Tỷ trọng (%) Thành tiền (USD) Tỷ trọng (%) 1 DV lưu trú 50 39.29 68.8 43 70 41.17 2 DV ăn uống 35 25 41.4 25.9 45.9 27 3 DV vận chuyển 25 17.85 25 15.6 27 15.9 4 DV mua sắm 15 10.72 15.52 9.7 17 10 5 DV khác 10 7.14 9.28 5.8 10.1 5.94 6 Chi 1 ngày 140 100 160 100 170 100 (Nguồn: chi nhánh OSC travel Hà Nội) Biết rằng, người dân Nhật Bản có mức thu nhập, mức sống cao, do vậy, họ tiêu dùng các dịch vụ rất cao chủ yếu là dịch vụ lưu trú. Do mức sống cao, nên họ yêu cầu được ở khách sạn từ 3* đến 5*, với chất lượng phục vụ tốt. Họ không ngần ngại mà chi 50-70 USD cho dịch vụ này. Năm 2002, khách Nhật Bản chi phí cho dịch vụ này chiếm tỷ trọng 40% số chi tiêu của họ. Đến năm 2003 tỷ trọng này đã tăng lên là 43% Sau mức chi tiêu về lưu trú là chi cho dịch vụ ăn uống. Nhu cầu ăn uống của khách Nhật rất cao, họ đòi hỏi rất cao, họ muốn ăn những món ăn dân tộc, mang đậm tính truyền thống. Nhu cầu của họ rất cầu kỳ, do vậy họ rất sẵn lòng bỏ ra một khoản tiền tương đối cao để được phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu này. Cụ thể năm 2003, trung bình họ chi tiêu 41 USD chiếm tỷ trọng 25% mức chi tiêu của họ Tiếp theo là dịch vụ vận chuyển, họ mong muốn được đi du lịch trên những phương tiện hiện đại và đầy đủ tiện nghi. Do vậy mức tiêu dùng ở dịch vụ này cũng khá cao, chiếm tỷ trọng 15% tổng mức chi tiêu của họ. Các chi phí dành cho mua sắm ít hơn, có thể do khách Nhật yêu cầu cao về chất lượng mẫu mã sản phẩm trong khi các sản phẩm của Việt Nam có chất lượng không tốt mà mẫu mã, chủng loại không phong phú. Do vậy mức chi tiêu cho việc mua sắm còn rất thấp. Khách du lịch đến với Chi nhánh OSC travel Hà Nội chủ yếu đi theo đoàn, đi theo gia đình và với số lượng ít. Ngoài những chương trình tour 2,3 ngày, chi nhánh có những chương trình tour nhiều ngày. Sau đây là một trong số chương trình du lịch của chi nhánh: Chương trình Hà Nội- Lạng Sơn – Hạ Long (4 ngày- 3 đêm) Ngày thứ 1: Sáng: Đón khách tại sân bay, về Hà Nội ăn tại nhà hàng Bánh tôm Hồ Tây. Sau khi ăn, đoàn nhập phòng tại khách sạn Chiều: Tham quan Văn Miếu Quốc Từ Giám, Hồ Gươm, Ngọc Sơn, Hồ Tây, Trấn Quốc Tối: Nghỉ tại khách sạn Ngày thứ 2: Sáng: Ăn sáng tại khách sạn, trả phòng. Xe đưa đoàn đi Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thăm quan Hữu Nghị Quan, mua sắm tại chợ Đông Kinh. Ăn trưa, tham quan Đồng Đăng: Tam Thanh Chiều: Đi Hạ Long Tối: Ăn tự do Ngày thứ 3: Sáng: Ăn sáng, trả phòng tai khách sạn. Tham quan Hạ Long Trưa: Ăn trưa trên thuyền Chiều: Tham quan Tuần Châu sau đó về Hà Nội Tối: Ăn tối tại khách sạn, nhận phòng và nghỉ ngơi Ngày thứ 4: Sáng: Ăn sáng, sau đó trả phòng, Xe đưa đoàn thăm khu di tích Lăng Bác, ăn trưa và tiễn đoàn ra sân bay Các dịch vụ yêu cầu: Vận chuyển: Xe Mercedes Hướng dẫn viên tiếng Nhật suốt tuyến Khách sạn: Nikko, Hạ Long Plaza Tham quan Vịnh Hạ Long – 5 tiếng Trên đây là một số đặc điểm khách du lịch Nhật Bản đã tiêu dùng sản phẩm tại chi nhánh OSC travel Hà Nội. Sau khi nghiên cứu, phân tích và đánh giá các bảng cơ cấu của khách, em thấy rằng: khách du lịch Nhật Bản là thị trường mục tiêu của chi nhánh, thị trường này tiêu dùng sản phẩm khá cao. Do vậy chi nhánh nên khắc phục những hạn chế, phát huy những điểm mạnh của mình để nhằm thu hút lượng khách này một cách tốt hơn Chương 3 Phương hướng biện pháp và kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản tại chi nhánh OSC travel Hà Nội 3.1 Một số quan điểm của Đảng, nhà nước và của ngành du lịch đối với việc phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản Du lịch được coi là một ngành kinh tế quan trọng đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, đóng góp vào ngân sách của Nhà nước một khoản đáng kể dựa trên khai thác các tài nguyên du lịch. Trong những năm qua cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước ngành du lịch ngày cũng một phát triển mạnh. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng từ 2.330.791 lượt khách của năm 2001 đến 2.927.876 lượt khách năm 2004. Cơ sở của ngành đã được trang bị tương đối hoàn chỉnh. Nhưng ngành du lịch Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất là trong lĩnh vực tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch. Thông tin về du lịch Việt Nam trên thế giới còn quá ít, có những nơi chưa hiểu biết được nhiều về đất nước và con người Việt Nam. Hoạt động du lịch mang tính cạnh tranh chưa cao. Với vai trò của ngành như vậy cùng với việc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực làm cho kinh doanh du lịch bị giảm xuống, để đẩy mạnh phát triển ngành du lịch có thể cạnh tranh được trong khu vực và trên thế giới theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ về “Phát triển du lịch trong tình hình mới” cần phải tổ chức một chương trình hành động quốc gia nhằm khắc phục hơn nữa những tồn tại, tạo nên một bước phát triển mới để từng bước đưa nước ta thành một trung tâm du lịch thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực như Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã đề ra chương trình mang tên “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Ngày nay chúng ta đang mở rộng mối quan hệ giao lưu với nước khác. Trong những năm qua đã có nhiều quan chức cao cấp của Chính phủ hai phía Việt - các nước khác thực hiện nhiều chuyến công du thăm viếng lẫn nhau và đã có nhiều ký kết hợp tác phát triển kinh tế xã hội, do đó mà lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong những năm qua là tăng lên đáng kể. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng về du lịch, trong những năm qua du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch, kiện toàn lại bộ máy quản lý trong ngành, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Quy hoạch và phát triển du lịch Việt Nam 1995-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và đang được triển khai thực hiện tích cực. Với sự ra đời của pháp lệnh du lịch đã thể hiện sự quan tâm phát triển ngành du lịch của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch. Pháp lệnh ra đời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển hơn nữa. Để thực hiện đúng đường lối của Đảng và Nhà nước về du lịch Tổng cục Du lịch đã đặt ra chỉ tiêu du lịch năm 2000 đón được 2 triệu lượt khách nước ngoài đến năm 2010 đạt được 6-7 triệu lượt khách du lịch nước ngoài. Để làm được điều này Tổng cục đã chọn năm 2000 là năm du lịch Việt Nam. Bằng chứng là trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức các lễ hội du lịch trong nước như Festival du lịch Huế, Hạ Long - Quảng Ninh. Lễ hội Cầu Ngư ở Nha Trang và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đặc biệt Việt Nam đã và đang mở rộng mối quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, mở rộng các mối quan hệ giao lưu kinh tế văn hoá với Nhật. Vừa qua đã có những cuộc giao lưu văn hoá Việt - Nhật. Đồng thời nước ta có sự mở cửa nền kinh tế tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đã thu hút được lượng khách đi du lịch đến Việt Nam của thị trường Nhật Bản ngày càng tăng. Họ đến với nhiều mục đích, tìm kiếm cơ hội làm ăn, thương mại, hay du lịch thuần tuý. 3.2 Đặc điểm thị trường khách du lịch Nhật Bản 3.2.1 Đặc điểm tâm lý Xã Hội của người Nhật Bản - Tính cách của người Nhật: người Nhật rất thông minh, cần cù, khôn ngoan và đầy thủ đoạn. Bản tính của con người mang tính cách trưởng giả. Bản sắc cộng đồng cao hơn bản sắc cá nhân. - Phong tục tập quán của người Nhật: người Nhật có bản tính yêu thiên nhiên. Tình cảm thẩm mỹ phát triển cao. Người Nhật yêu thích những gì thuộc về truyền thống, trung thành với truyền thống. Thích những gì cụ thể, có hình khối rõ ràng. Người Nhật có tính kỷ luật cao. Trung thành với những nhân vật có uy quyền, chu toàn bổ phận với nhóm . Trong cuộc sống hàng ngày người Nhật là người lịch lãm, gia giáo chu tất, kiên trì, căn cơ, học hỏi. Nguyên tắc sống của họ là “Biết được chỗ cần dừng tất sẽ tránh được hiểm nguy, thấu hiểu được thân phậm mình tất khỏi bị xỉ nhục”. Vì thế người Nhật có tính tự chủ cao, điềm tĩnh và an hoà. Nụ cười của người Nhật có nhiều ý nghĩa. Người Nhật cười không chỉ trong hoàn cảnh vui vẻ và thanh thản mà ngay cả trong hoàn cảnh nặng nề, đau đớn. Nụ cười của người Nhật có tác dụng trái ngược nhau nhiều khi khó mà phân giải được. Người Nhật sợ nhất khi bị mất mặt, mất thể diện, sợ tai tiếng. Trong giao tiếp với người Nhật họ tìm cách lẩn tránh các từ “không”, “tôi không biết”, “tôi không thể”. Từ chối một cái gì đó người Nhật không bao giờ nói thẳng mà người Nhật nói tránh, nói vòng vo, bóng gió. Điều này giúp cho người Nhật tránh được sự va chạm công khai các ý kiến, tránh làm mất thể diện hay chạm lòng tự ái của đối tượng mà họ giao tiếp. Tập quán này cũng được áp dụng vào trong kinh doanh của người Nhật. Trong giao tiếp đối với người Nhật càng cúi đầu thấp bao nhiêu càng thể hiện sự tôn trọng và bái phục bấy nhiêu. Người Nhật rất thích uống trà ô-cha. Người Nhật quan niệm trà ô-cha vừa là giải trí, vừa là chữa bệnh và thắt chặt tình đoàn kết. Trà khi uống phải nóng bỏng và thường uống vào lúc 10h và 15h trong ngày. Người Nhật rất tin vào tướng số, người Nhật kỵ số 4 bởi vì số 4 trong tiếng Nhật là Shi có nghĩa là chết. Người Nhật thích các số lẻ 3,5,7,9 chọn buồng số lẻ, ghế số lẻ, phòng số lẻ, tặng hoa quà theo số lẻ. Trong trang trí của người Nhật chủ yếu là hai mùa tương phản đỏ và đen. Thể hiện tính cách mạnh mẽ của người Nhật. - Trong tập quán sinh hoạt người Nhật thích ở trong những ngôi nhà hay căn phòng có bồn tắm, bởi vì người Nhật có cách tắm khác với các nước khác. Họ ngâm mình vào trong bồn tắm có nước ấm khoảng 5-10 phút sau đó mới ra khỏi bồn tắm để kỳ cọ rồi dùng vòi hoa sen hoặc lại vào bồn tắm. Điều này cho thấy nếu không có bồn tắm chắc chắn khách du lịch Nhật sẽ chọn phòng có bồn tắm. Khẩu vị ăn của người Nhật: người Nhật thích các món ăn chế biến từ hải sản. Món đặc sản nhất của người Nhật là cá sống, chẳng hạn như gỏi cá, gỏi tôm uống với rượu Sakê hâm nóng 150. Trong bữa ăn của người Nhật có rất nhiều món ăn của nhiều nước như Trung Quốc, Pháp,... Tuy nhiên có đôi khi họ còn đòi hỏi những món ăn truyền thống - món ăn Nhật khi họ đi du lịch nước ngoài. Do vậy mà một số du khách Nhật rất thú khi trên bàn ăn có một lọ tương Nhật đặc sản trên bàn ăn ở các nhà hàng Việt Nam gọi là một chút hương vị Nhật cho món ăn địa phương. Người Nhật có thói quen ngồi ăn cùng bàn với người lạ. Trong nhà hàng thích được chia ra các khoang nhỏ tạo sự ấm áp, gần gũi và giữ được khoảng cách cần thiết. Trong lối sống của người Nhật thì người Nhật thích đi du lịch vào một số thời điểm trong năm, vào thời điểm này họ đi du lịch rất nhiều. Từ cuối năm nay đến đầu năm sau có nghĩa khoảng 25/12 năm trước đến 7/1 năm sau, cuối tháng 3 đầu tháng 4, cuối tháng 4 đến đầu tháng năm và cuói tháng 7 đến đầu tháng 8. Người Nhật rất ít khi đi du lịch một mình trừ chuyến đi đó có mục đích thương mại hoặc du lịch balô. Họ đi thành từng nhóm có tổ chức. - Tín ngưỡng và tôn giáo của người Nhật. ở Nhật Bản ngày nay đạo Phật chiếm ưu thế với khoảng 92 triệu tín đồ. Đạo Cơ đốc giáo cũng khá phổ biến khoảng 1,7 triệu giáo dân. Trong số các tôn giáo khác có đạo Hồi khoảng 155.000 người. Đạo gốc của Nhật Bản vốn là đạo Thần, có nguồn gốc từ thuyết linh vật của người Nhật Cổ Thần giáo phát triển thành tôn giáo của cộng đồng với những miếu thờ gia thần và các vị thần hộ mệnh của địa phương. Người ta cũng thờ các vị anh hùng và các vị thủ lĩnh xuất chúng của cộng đồng qua nhiều thế hệ và thờ phụng hương hồn tổ tiên. Tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá và phong cách sống của người Nhật. 3.2.2 Xu hướng đi du lịch của người Nhật. - Thời gian đi du lịch: Trước tiên, đề cập tới thời điểm đi du lịch ra nước ngoài đã có sự thay đổi. Nếu như trước đây khách du lịch Nhật tậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28080.doc