Chuyên đề Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH 3

I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ BẢN CHẤT CỦA BHXH 3

1. Khái niệm và bản chất của BHXH 3

2. Vai trò của BHXH trong đời sống xã hội 6

II. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BHXH 8

1. Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã hội 9

2. Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động 9

3. Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH 10

4. Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào các yếu tố: 10

5. Nhà nước quản lý thống nhất chính sách bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. 11

III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BHXH 11

1. Đối tượng của BHXH 11

2. Hệ thống các chế độ BHXH 12

3. Quỹ bảo hiểm xã hội 17

IV. CÔNG TÁC THU BẢO HIỄM XÃ HỘI 22

1. Đặc điểm và vai trò của công tác thu BHXH 22

2. Phương thức thu phí BHXH 24

3. Phương pháp và căn cứ xác định phí BHXH 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2003-2007 27

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BHXH VIỆT NAM VÀ BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG 27

1. Sự ra đời và phát triển của BHXH Việt Nam 27

2. BHXH tỉnh Hải Dương 30

3. Kết quả hoạt động chung trong những năm qua. 35

II. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TÁC THU BHXH Ở VIỆT NAM 40

1. Đối tượng thu BHXH 40

2. Mức thu BHXH 42

3. Phân cấp tổ chức quản lý thu BHXH: 44

III. KẾT QUẢ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG 48

1. Đặc thù của nghiệp vụ thu 48

2. Quy trình tiến hành thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dươg 49

3. Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương 53

4. Tình hình số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc qua các năm 56

5. Công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương 62

6. Những tồn tại và nguyên nhân 63

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG 68

I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI 68

1. Công tác thu BHXH –BHYT bắt buộc: 68

2. Công tác tổ chức hành chính: 69

3.Công tác Tiếp nhận – quản lý hồ sơ 70

4. Công tác Cấp và quản lý sổ, thẻ 70

5. Công tác Bảo hiểm y tế tự nguyện: 70

6. Công tác Kế hoạch – tài chính 71

7. Công tác chế độ chính sách: 71

8. Công tác Giám định – chi 71

9.Công tác Công nghệ thông tin 72

10. Công tác Kiểm tra: 72

II. GIẢI PHÁP 73

1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về công tác thu BHXH: 73

2. Tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia đầy đủ hơn , triển khai thực hiện loại hình BHXH tự nguyện trên diện rộng. 74

3.Một số giải pháp khác để hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương 76

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 79

1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước . 79

2 . Đối với BHXH Việt Nam 80

3. Đối với BHXH tỉnh Hải Dương 83

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ ràng và mạnh mẽ cho BHXH các cấp huyện – thành phố; chủ động tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn chế độ chính sách, các quy định về thực hiện BHXH – BHYT bắt buộc theo luật BHXH; đông thời có văn bản hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động thực hiện thu BHXH, BHYT bắt buộc, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo luật BHXH cho người lao động; ban hành quy trình, thời gian thực hiện nghiệp vụ thu, cấp thẻ BHYT, cấp sổ BHXH cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động triển khai, hướng dẫn, đôn đốc việc thu nộp BHXH – BHYT bắt buộc như phối hợp với sở Kế hoạch & đầu tư, sở Công nghiệp, Liên minh các hợp tác xã để nắm bắt số lượng các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, cấp kịp thời đúng tiến độ thẻ cho các đối tượng tham gia BHXH – BHYT trong năm. Duyệt bổ sung thời gian tham gia BHXH chưa được xác nhận trên sổ BHXH cho người lao động ở các đơn vị sủ dụng lao động. Ký hợp đồng với một số loại hình BHYT. Tổng hợp số đầu thẻ đăng ký KCB ban đầu hàng quý ở các đơn vị sử dụng lao động để làm cơ sở ứng với kinh phí KCB theo đúng quy định. BHXH các huyện – thành phố đã tích cực tuyên truyền, vận động, khai thác thu BHXH - BHYT bắt buộc nhất là đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Với những biện pháp cụ thể và hiệu quả trên thì kết quả mà BHXH tỉnh Hải Dương thu được thể hiện ở bảng 1 Bảng 1: Kết quả công tác thu, cấp và quản lý sổ BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương (2005-2007) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số đơn vị tham gia BHXH –BHYT (đơn vị) 2161 2507 2846 Số người tham gia BHXH-BHYT(người) 211.822 387.374 408.497 Số thu BHXH,BHYT (đồng) 187.469.417.183 287.075.637.850 145.642.245.593 Chốt sổ BHXH các loại (sổ) 5.046 5.964 3.841 Thẩm định ký bổ sung sổ BHXH (sổ) 1.058 1.627 1.078 (Nguồn: Phòng thu- BHXH tỉnh Hải Dương ) 3.2 .Công tác Bảo hiểm y tế tự nguyện Từ khi triển khai loại hình BHYT tự nguyện từ năm 2003 đến nay, BHXH tỉnh Hải Dương đã tuyên truyền và triển khai kịp thời sâu rộng đến nhân dân, hội đoàn thể, học sinh,sinh viên về chính sách BHYT tự nguyện theo thông tử 06/TTLT-BYT-BTC, công văn 1302/BHXH-TN ngày 20/4/2007 của BHXH Việt Nam, giải thích rõ về đối tượng, điều kiện, quyền lợi, mức phí, cách tổ chức thực hiện BHYT để nhân dân thấy được sự cần thiết và hợp lý của BHYT tự nguyện của chính phủ. BHXH tỉnh đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh có công văn chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện công tác BHYT tự nguyện, dồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện BHYT tự nguyện. Chỉ đạo BHXH cac huyện tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các hội nghị triển khai BHYT tự nguyện tới các hội đoàn thể, trường học. Kết quả thực hiện BHYT tự nguyện thể hiện ở bảng 2 Bảng 2: Kết quả thực hiện BHYT tự nguyện tại BHXH tỉnh Hải Dương (2005- 2007) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số thẻ BHYT tự nguyện đã phát 133.941 133.184 120.000 Số thu BHYT tự nguyện 5.734.193.522 6.828.605.568 Trên 7 tỷ đồng (Nguồn: Phòng kế hoạch- tài chính- BHXH tỉnh Hải Dương ) 3.3 Kết quả chi trả các chế độ BHXH Trong các năm qua công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả: đảm bảo chi hoạt động thường xuyên, tiết kiệm, bám sát kế hoạch, chi đúng mục đích, đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với ngân hàng Nhà nước&PTNT tổ chức chi trả BHXH kịp thời, an toàn, không để tiền qua đêm, không ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng. Triển khai thực hiện quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/06/2007 về việc ban hành quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH. Phân cấp quản lý công tác thanh toán KCB BHYT; kiểm ta và chuyển hồ sơ thanh toán lại cho BHXH các huyện – thành phố; kiểm tra việc chi trả BHXH tại các các đại lý chi trả xã, phường thị trấn; tạm ứng kịp thời khinh phí KCB BHYT cho các bệnh viện, bệnh xá của các doanh nghiệp. Trong năm 2006, BHXH các huyện- thành phố đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH ; tiếp tục áp dụng hình thức chi trả qua các đại lý xã, phường, thị trấn, và chi trả cho các đơn vị tham gia BHXH –BHYT đảm bảo an toàn đến tận tay đối tượng, đúng thời gian quy định Trong năm 2007 đã hoàn thiện công trình trụ sỏ BHXH tỉnh, đi vào hoạt động 01/10/2007; hoàn thiện thủ tục xây dựng trụ sở các huyện Thanh Hà, Thanh miện, Cẩm giàng, tứ kỳ. Đến cuối năm 2007 kết quả chi các chế độ BHXH được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Kết quả chi trả chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương năm 2005-2007 Năm Tổng chi BHXH(tr.đ) Số người được chi(người) Chi từ quỹ BHXH(tr.đ) Chi từ NSNN (tr.đ) 2005 585037 69584 182000 403037 2006 748516 74880 229037 519479 2007 943639 75273 324697 618942 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính- BHXH tỉnh Hải Dương ) Tại BHXH tỉnh Hải Dương, hoạt động chi trả BHXH bao gồm: - Chi trả trợ cấp cho người khi đã hội tụ đầy đủ những yếu tố được hưởng trợ cấp BHXH theo đúng các quy định của pháp luật thì được chi trả trợ cấp BHXH, đây là quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH. Năm chế độ được chi trả là: ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đây là nguồn chi thường xuyên và cơ bản, nguồn chi này khá lớn ảnh hưởng tới sự thành công của hoạt động BHXH. Có thể lấy chi phí khám chữa bệnh (KCB) để làm ví dụ minh họa: Bảng 4: Kết quả chi phí Khám chữa bệnh tại BHXH tỉnh Hải Dương (2005-2007) (Đơn vị tính: đồng) Chi KCB Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chi KCB trong tỉnh 40.151.130.673 59.801.305.534 68.199.425.726 Chi phí thanh toán trực tiếp 452.817.550 602.739.027 460.441.701 Chi phí đa tuyến 11.081.131.953 19.987.021.247 24.471.889 Tổng cộng 51.685.080.176 80.391.065.808 93.131.281.316 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính- BHXH tỉnh Hải Dương ) Từ bảng số liệu ta thấy, số tiền dành cho công tác Khám chữa bệnh cho người lao động ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Khám chữa bệnh là một công việc quan trọng trong khâu giám định để làm cơ sở cho việc chi trả các chế độ BHXH. Chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng chứng tỏ số người lao động được khám, chăm sóc sức khỏe… ngày càng tăng đồng thời có thể nói số người gặp những biến cố trong quá trình lao động cũng tăng lên. Điều đó góp phần làm tăng chi phí mà quỹ BHXH phải chi, có thể dẫn tới hiện tượng thu không đủ chi, lạm chi ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có những biện pháp phòng chống tai nạn, rủi ro cho người lao động. - Chi cho hoạt động quản lý để duy trì hoạt động của các tổ chức cơ quan BHXH như chi lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, chi cho văn phòng phẩm. - Chi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học trong ngành BHXH - Chi khác: tiếp khách, thẩm tra điều tra hồ sơ, chi cho những hoạt động văn hóa thể thao của ngành Giảm thiểu chi phí là mục tiêu của ngành BHXH tỉnh Hải Dương để hoạt động của ngành có hiệu quả cao. II. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TÁC THU BHXH Ở VIỆT NAM 1. Đối tượng thu BHXH Dựa vào những quy định của luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đối tượng thu BHXH bắt buộc là những người lao động và sử dụng lao động theo pháp luật BHXH bao gồm a, Người lao động Việt Nam đang làm việc theo chỉ tiêu biên chế nhà nước hoặc theo hình thức hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên, bao gồm cả người làm việc theo hình thức hợp đồng lao động dưới ba thang nhưng sau đố lại tiếp tục làm việc hoặc ký kết hợp đồng mới, những người được cử đi học, thực tập, điều dưỡng, công tác ở trong và ngoài nước nhưng vẫn nhận tiền lương, tiền công trong các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, tổ chức sau: - Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp - Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội - Hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể - Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang, và các tổ chức đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính. - Các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác. - Trạm y tế xã, phường, thị trấn. - Các cơ quan, tổ chức của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế tại Việt Nam nhưng ngoại trừ các tổ chức được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia hoặc ký kết có quy định khác. - Các tổ chức khác có sử dụng lao động. b, Cán bộ, công chức, viên chức được quy định theo pháp lệnh cán bộ, công chức c, Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp. d, Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tãc xã thành lập, và hoạt động theo luật hợp tác xã ở Việt Nam e, Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn được quy định tại Nghị định số 152/1999/ NĐ- CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ. g, Các cán bộ xã, phường hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại nghị định 09/1998/ NĐ- CP của chính phủ f, Đại biểu hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn. h, Các đối tượng nộp BHXH một lần hoặc tự nộp BHXH diện tinh giảm biên chế theo quy định của chính phủ Đặc điểm của các đối tượng nộp BHXH bắt buộc là : - Các đối tượng này đều thuộc các khu vực lao động có tổ chức ổn định và tốt. - Các yếu tố liên quan đến Người lao động tham gia BHXH bắt buộc (thu nhập, việc làm, môi trường làm việc…) thường ổn định, rõ ràng, tương đối chính xác và cụ thể cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH xác định mức đóng góp và mức trợ cấp hợp lý. - Thông tin về các đối tượng lao động này thường có sẵn, dễ thu thập. Bên cạnh những đối tượng phải nộp BHXH bắt buộc theo quy định của nhà nước thì còn có những đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đó là những người lao động và người sử dụng lao động không thuộc diện quy định tham gia BHXH bắt buộc như ở trên. Họ tự nguyện tham gia BHXH cho chính bản thân mình. Đặc điểm của các đối tượng này được thể hiện : - Những người lao động tham gia BHXH tự nguyện thường thuộc các khu vực kinh tế phi chính thức. Công việc của họ không ổn định, thay đổi liên tục thất thường và thu nhập thường khá thấp và không ổn định - Tự bản thân họ phải bỏ tiền ra để đóng góp BHXH cho chính mình. Hiện nay, số lượng người lao động tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện ngày càng gia tăng do nhu cầu, nhận thức của người dân càng ngày càng tăng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước ta trong thời kỳ mới. 2. Mức thu BHXH Theo quy định hiện nay của Chính phủ Việt Nam thì mức thu BHXH bắt buộc được quy định như sau: 2.1. Mức thu 3% tiền lương hoặc trợ cấp hàng tháng Mức thu này thu cho BHYT và được áp dụng cho các đối tượng sau: - Người được hương lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. - Người lao động thuộc đối tượng thu mức 23% tiền lương nhưng đang trong thời gian nghỉ ốm dài, nghỉ thai sản ( đối với nữ) hoặc nghỉ chờ việc không hưởng lương mà chưa trả lại thẻ khám chữa bệnh - Lưu học sinh (thu 3% học bổng) 2.2. Mức thu 3 % tính trên lương tối thiểu: Đây là mức thu cho BHYT mà các đối tượng thu là : - Người hưởng chế độ ưu đãi theo pháp lệnh của người có công - Các đối tượng bảo trợ xã hội , thân nhân liệt sĩ, đối tượng nhiễm chất độc hóa học. - Thành viên hội đồng nhân dân xã phường không thuộc đối tượng của nghị định 09/1998/ NĐ-CP 2.3.Mức thu 15% tiền lương Mức thu 15% lương được thu cho BHXH bắt buộc, không có BHYT được áp dụng cho các đối tượng là: - Người đi hợp tác lao động ở nước ngoài không hưởng tiền lương ở trong nước bao gồm: + Nếu người lao động trước khi ra nước ngoài là cán bộ công nhân viên chức nhà nước thì phải đóng 15% theo mức tiền lương đang hưởng. + Nếu là lao động mới tuyển dụng thì mức đóng BHXH được tính theo hai lần mức tiền lương tối thiều do Nhà nước quy định. - Đối tượng thuộc điện tinh giảm biên chế được đóng BHXH theo quy định tại nghị quyết số 16/2000/NĐ-CP ra ngày 18/10/2000 của chính phủ - Đối tượng tự nguyện đóng bổ sung BHXH để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản b, điều 9, mục II, thông tư 07/2003/TT-BLĐTBXH ra ngày 12/3/2003 của Bộ lao động thương binh và xã hội 2.4. Mức thu 18% sinh hoạt phí và phụ cấp: Của cán bộ xã phường, thị trấn được đề cập đến tại nghị định số 09/1668/NĐ-CP 2.5. Mức thu 20% tiền lương, tiền công Áp dụng cho : - Người lao động đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan đơn vị. - Người lao động trong các đơn vị, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng dưới 10 lao động 2.6. Mức thu 23% tiền công tiền lương Toàn bộ lao động còn lại ngoại trừ các đối tượng đã được nhắc đến ở trên đều phải nộp 23% tiền công, tiền lương cho BHXH – BHYT bắt buộc Mức thu này tính trên cơ sở mức tiền lương ghi trên hợp đồng lao động Phụ cấp chức vụ Phụ cấp thâm niên Phụ cấp khu vực Phụ cấp đắt đỏ Hệ số chênh lệch bảo lưu 2.7. Mức thu ấn định 50000 đồng/ người/ năm: Áp dụng với những người nghèo theo quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2000 của chính phủ. 3. Phân cấp tổ chức quản lý thu BHXH: Theo quy định hiện nay,ngành BHXH là ngành hoạt động theo ngành dọc vì vậy công tác tổ chức thu cũng được phân cấp theo ngành dọc từ TW đến địa phương, bao gồm ba cấp Cấp trung ương Cấp khu vực Cấp địa phương Trong đó: -Cấp Trung ương chính là ban quản lý thu BHXH Việt Nam có nhiệm vụ quản lý chung về tất các các hoạt động liên quan đến công tác thu ở tất cả các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố, quận, huyện trong cả nước. - Cấp khu vực là phòng thu BHXH của các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu BHXH tại các đơn vị sau: + Các tổ chức, doanh nghiệp thuọc quyền quản lý của Nhà nước + Các đơn vị TW, cơ quan HCSN- Đảng, Đoàn thể đóng trên địa bàn của tỉnh, thành phố + Các đơn vị, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài + Các đơn vị xuất khẩu lao động + Các đơn vị có số lượng lao động lớn - Cấp địa phương: bộ phận quản lý thu của BHXH quận, huyện có trách nhiệm thu BHXH ở: + Các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động thuộc quyền quản lý của quận, huyện + Các đơn vị có số lượng lao động không lớn + Cán bộ xã phường, thị trấn + Những đơn vị được BHXH tỉnh ủy quyền thu. Khi tiến hành phân cấp quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương thì cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương cùng với BHXH các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có những vai trò riêng trong việc thực hiện công tác thu BHXH ở các đơn vị, các địa phương.Cụ thể như sau: BHXH tỉnh Hải Dương: - Hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam trên địa bàn tỉnh. - Lập kế hoạch báo cáo tổng hợp kết quả thu BHXH hàng tháng, quý , năm, kỳ theo yêu cầu của ngành. - Thực hiện thu – nộp BHXH theo chế độ tài chính đã quy định. Quản lý theo dõi kết quả đóng BHXH của từng đơn vị sử dụng lao động. Cung cấp thông tin cho tổng giám đốc,ủy ban nhân dân tỉnh về số tiền từng đơn vị và toàn ngành đã nộp BHXH từ đó làm căn cứ xác định đối chiếu số thu BHXH. - Đối với những đơn vị mới tham gia BHXH thì BHXH tỉnh Hải Dương có nhiệm vụ xác nhận danh sách lao động mới tham gia BHXH, cung cấp mã số đơn vị mới, phân công cán bộ thu quản lý, đồng thời lập danh sách đề nghị cấp thẻ khám chữa bệnh cho các lao động ở những đơn vị mới sau khi đã có kết quả thẩm định củ BHXH các huyện, kết quả khám sức khỏe của các cơ sở y tế. - Hàng năm lập kế hoạch thu BHXH trên từng địa bàn, theo dõi đôn đốc việc thu nộp BHXH của từng đơn vị - Quản lý hồ sơ của các đơn vị tham gia BHXH ở thành phố huyện các ban ngành, đoàn thể trực thuộc tỉnh Hải Dương - Kiểm tra thẩm định và yêu cầu các huyện, thành phố xử lý các sai lệch trong hồ sơ thu của từng đơn vị - Xác nhận tổng thời gian đóng BHXH( chốt sổ, ky giai đoạn) cho các đối tượng di chuyển đi ngoại tỉnh, các đối tượng chấm dứt hợp đồng, nghỉ ốm, nghỉ thai sản trên cơ sở xác nhận của BHXH các huyện, thành phố đến thời điểm người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội hoặc bắt đầu nghỉ. - Xử lý các vướng mắc phát sinh trong công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh, thành phố, huyện theo đề nghị của BHXH huyện, thành phố, các đơn vị sử dụng lao động và người lao động. - Trình ban giám đốc để có hướng giải quyết các trường hợp truy thu hoặc thoái thu BHXH. BHXH thành phố và các huyện thuộc tỉnh Hải Dương - Lập kế hoạch thu BHXH theo tháng, quý, năm theo sự phân cấo của BHXH tỉnh và BHXH Việt Nam - Thực hiện quản lý thu BHXH đối với cơ quan, đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc - Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia BHXH của các đơn vị theo phân cấp quản lý thu, thực hiện kiểm tra sau đó chuyển về BHXH tỉnh để được cung cấp mã số thu BHXH cho các đơn vị mới. - Hướng dẫn các đơn vị ghi và xác nhận trên sổ BHXH theo định kỳ hành năm hoặc khi có những thời gian biến động trong công việc ( nghỉ việc, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, tăng lương, giảm lương…) - Hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn lập danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH hàng tháng, quý; lập danh sách lao động điều chỉnh mức lương và phụ cấp nộp BHXH theo mẫu quy định. - Đối chiếu, kiểm tra số phải thu BHXH hàng tháng với cơ quan, đơn vị sử dụng lao động trên cơ sở danh sách lao động, quỹ lương và các yếu tố tăng giảm hàng tháng của từng đơn vị tham gia BHXH - Tổ chức lưu trữ, khai thác hồ sơ thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động - Đối chiếu chứng từ nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ dưỡng sức để cùng đơn vị lập hồ sơ thanh toán chế độ BHXH theo quy định. - Thông báo, đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH hàng tháng theo đúng quy định tại điều lệ BHXH - Ghi chép sổ, biểu, lập báo cáo kết quả thực hiện công tác thu BHXH trên địa bàn huyện theo quy định của BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam. III. KẾT QUẢ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG 1. Đặc thù của nghiệp vụ thu Với những vai trò, đặc điểm trên ta có thể thấy nghiệp vụ thu có một số đặc thù mang tính chất riêng có: - Theo quy định của pháp luật, tham gia BHXH bao gồm ba bên: người lao động – người sử dụng lao động – cơ quan BHXH. Mối quan hệ ba bên này có sự ràng buộc giám sát lân nhau: khi người lao động và người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH đầy đủ về mức đóng, thời gian đóng thì dựa vào cơ sở đó cơ quan BHXH sẽ thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động khi không may rủi ro xảy ra với người lao động. Đây là đặc thù riêng của nghiệp vụ thu, khác hẳn với các nghiệp vụ khác. - Từ đặc thù trên, việc theo dõi kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, từng đơn vị, từng doanh nghiệp phải diễn ra hàng tháng, quý, kỳ để từ đó ghi nhận kết quả đóng BHXH cho từng người, tương đương với mức lương làm căn cứ đóng BHXH cho từng người đã đăng ký trong danh sách đóng BHXH. Đây là ccông việc đòi hỏi độ xác xuất cao, thường xuyên, liên tục, kéo dài hàng năm, lại có sự viến động về mức đóng. Đồng thời, việc theo dõi ghi chép kết qủ đong BHXH là căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ BHXH, do đó mỗi lần giải quyết chế độ BHXH là một lần kiểm ta xác định độ chuấn xác của nghiệp vụ thu BHXH - Trong nghiệp vụ quản lý thu BHXH, ngoài nghiệp vụ kế toán thực hiện quản lý thu theo chế độ thu tập trung vào một tài khoản của BHXH tỉnh, thành phố rồi chuyển lên quỹ BHXH trung ương đúng, kịp thời, còn nghiệp vụ quản lý thu BHXH theo danh sách lao động đăng ký đóng BHXH do các cấp quản lý là: + BHXH thành phố quản lý danh sách lao động , tiền lương đơn vị, cơ quan đăng ký đóng BHXH có báo tăng, báo giảm hàng tháng để ghi nhận kết quả đóng lập thành hồ sơ gốc. + BHXH quận, huyện có nhiệm vụ đôn đốc, đối chiếu kết quả đóng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và ghi kết quả đóng của từng người lao động . Đây là căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH sau này. + Cơ quan đơn vị có trách nhiệm quản lý giải quyết sổ BHXH để ghi nhận kết quả đóng BHXH của từng lao động có sự giám sát, thẩm định của cơ quan BHXH. 2. Quy trình tiến hành thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dươg Muốn làm tốt công tác thu thì phải xây dựng một quy trình thu hợp lý, thích hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Theo quy định hiện hành thì quy trình công tác quản lý thu BHXH phải trải qua các bước tuần tự như sau: Bước 1: Lập và giao kế hoạch thu Đối với công tác thu BHXH thì kế hoạch thu là cơ sở để tổ chức, thực hiện, quản lý, theo dõi công tác thu BHXH ở từng đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH nói riêng và của toàn ngành BHXH nói chung. Lập kế hoạch thu cũng góp phần tổ chức thực hiện quản lý các công tác khác của ngành BHXH như hoạch định phương hướng phát triển lâu dài của toàn ngành, hoàn chính chế độ chính sách, quản lý và phát triển quỹ BHXH. Kế hoạch thu lập ra càng chính xác, càng phù hợp với thực tiễn thì công tác tổ chức thực hiện thu, điều hành quản lý công tác thu càng chủ động và đạt kết quả tốt bấy nhiêu. Chính vì thế, đây là bước quan trọng nhất trong các khâu của BHXH và phải được thực hiện hàng năm ở tất cả các đơn vị từ trung ương tới địa phương. - BHXH các huyện dựa vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị, các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, lập 02 bản ké hoạch thu BHXH, BHYT năm sau rồi gửi về BHXH tỉnh trước ngày 20/10 -BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị thuộc quyền quản lý của BHXH tỉnh tiến hành kiểm tra, đối chiếu và lâp kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau của tất cả các huyện gửi lên BHXH Việt Nam. Đối với cấp huyện và cấp tỉnh – liên quan trực tiếp tới người lao động và người sử dụng lao động để được tham gia BHXH thì người lao động, người sử dụng lao động phải tiến hành đăng ký tham gia BHXH –BHYT lần đầu cho người lao động. Các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể, các đơn vị sử dụng quản lý các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc với cơ quan BHXH được phân công quản lý ở nơi cơ quan, doanh nghiệp đó đóng trụ sở. Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bao gồm: + Công văn đăng ký tham gia BHXH,BHYT. + Danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH (mẫu 45-BH), danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (mẫu 45a-BH) + Hồ sơ hợp pháp về đơn vị sủ dụng lao động: giấy phép hoạt động, quyết định thành lập, bảng thanh toán tiền lương hàng tháng… + Hồ sơ của người lao động trong danh sách: sơ yếu lý lịch, giấy chứng minh thư phô tô, giấy khai sinh bản sao, hợp đồng lao động, quyết định làm việc… -BHXH Việt Nam dựa vào tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước, tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH,BHYT do BHXH các tỉnh lập ra giao số kiểm tra vể thu BHXH,BHYT cho BHXH các tỉnh trước ngày 15/11 hàng năm - Căn cứ số kiển tra của BHXH Việt nam giao, BHXH tỉnh tiến hành xem xét, đối chiếu với tình hình thực tế trên địa bàn xem có hợp lý và có khả năng thực hiện thành công không để phản ánh với BHXH Việt Nam để được xem xét điều chỉnh - BHXH Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc trình hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt và thực hiện giao dự toán cho BHXH tỉnh trong tháng sau. - BHXH tỉnh căn cứ dự toán thu BHXH,BHYT của BHXH Việt Nam tiến hành phân bổ, giao dự toán xuống BHXH các huyện, các đơn vị trực thuộc. Bước 2: Xác định đối tượng tham gia BHXH và xác định mức thu BHXH Đây là bước quan trọng để xác định đúng đối tượng, đúng mức thu BHXH cho mỗi người lao động tham gia. Tại Phòng tiếp nhận và quản lý hồ sơ của cơ quan BHXH cấp huyện, cấp tỉnh trực tiếp nhận hồ sơ và danh sách của người lao động , sau đó chuyển lên phòng thu để các cán bộ làm công tác thu tiến hành thẩm định, thông báo kết quả thẩm định danh sách lao động tham gia BHXH,BHYT, đối tượng tham gia, mức tiền BHXH,BHYT phải đóng hàng tháng hoặc tiến hành ký kết hợp đồng về BHYT với cơ quan, doanh nghiệp đơn vị quản lý đối tượng đó. Bước 3: Tổ chức thu và đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH Đây là bước quan trọng nhất trong hoạt động của cơ quan BHXH vì có thu được tiền BHXH vào quỹ BHXH, thì quỹ BHXH mới hình thành và tồn tại, việc thu và ghi sổ BHXH cho người lao động được tiến hành ở tất cả các tỉnh, huyện một cách thường xuyên theo một trình tự nhất định: - Hàng tháng, căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH do các đơn vị sử dụng lao động và danh sách lao động điều chỉnh tăng, giảm nộp BHXH hàng quý, BHXH các tỉnh, huyện đôn đốc và tổ chức thu BHXH theo quy định.Đồng thời các đơn vị quản lý đối tượng sau khi đã nhận được thông báo của bên cơ quan BHXH thì căn cứ vào đó để tiến hành đóng BHXH , BHYT vào hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo đúng quy định, chậm nhất là vào kỳ lương cuối trong tháng. - Chậm nhất là vào ngày 10 của tháng đầu quý sau, BHXH tỉnh, huyện cùng các đơn vị sử dụng lao động kiểm tra lập bảng đối chiếu nộp BHXH của các quý trước. Nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và phải nộp thì phải nộp tiếp hoặc chuyển sang quý sau. - Hàng tháng nếu doanh nghiệp, đơn vị ,cơ quan đoàn thể có những biến động, có những sử thay đổi so với danh sách đã đăng ký tham gia lần đầu(tăng lương,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12486.doc
Tài liệu liên quan