Chuyên đề Đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 4

1.Kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm 4

1.1.Khái niệm và đặc điểm kinh doanh bảo hiểm 4

1.1.1.Khái niệm kinh doanh bảo hiểm 4

1.1.2.Đặc điểm kinh doanh bảo hiểm 6

1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 9

1.2.1. Khái niệm và vai trò phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 9

1.2.2. Sự cần thiết khách quan phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 11

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 14

2.1.Khái niệm hệ thống chỉ tiêu 14

2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu 14

2.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 15

2.3.1.Chỉ tiêu doanh thu 15

3.3.2.Chỉ tiêu lợi nhuận 16

CHƯƠNG II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 21

I. Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 21

1. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp phân tích 21

2. Một số phương pháp phân tích thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 22

II. Đặc điểm vận dụng các phương pháp phân tích thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 29

1.Phương phương pháp hồi qui tương quan 29

1.1. Các giả thiết khi xây dựng mô hình hồi quy 29

1.2.Xây dựng mô hình hồi quy 29

1.3.Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy 30

1.4.Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan 32

1.4.1.Hệ số xác định bội và hệ số tương quan bội 32

1.4.2. Hệ số xác định riêng phần và hệ số tương quan riêng phần 34

1.4.3. Hệ số hồi quy chuẩn hoá (bêtai) 36

2. Phương pháp chỉ số 37

2.1. Chỉ số phát triển 37

2.2. Chỉ số không gian tổng hợp 40

2.3. Hệ thống chỉ số 41

3. Phương pháp dãy số thời gian 43

3.1. Một số chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 43

3.2.Một số phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 47

III. Một số phương pháp thống kê dự báo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 49

1.Khái niệm và cơ sở dự báo 49

2. Phân loại và nội dung dự báo thống kê 50

3. Một số phương pháp dự báo thống kê kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 50

CHƯƠNG III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN. 56

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện(PTI) 56

II. Phân tích sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh của PTI 59

1. Nhân tố về thị trường bảo hiểm Việt Nam 59

1.1. Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay 59

1.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật 59

1.1.2. Môi trường kinh doanh bảo hiểm 62

1.2. Những thuận lợi và khó khăn của PTI trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay 66

1.3. Sự ảnh hưởng của thị trường bảo hiểm đến kết quả hoạt động kinh doanh của PTI 70

2. Nhân tố về cơ cấu tổ chức của PTI 73

2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của PTI 73

2.2. Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức đến kết quả hoạt động kinh doanh của PTI 78

3. Nhân tố về chất lương phẩm bảo hiểm 88

4. Nhân tố về cơ chế ra kế hoạch 90

III. Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh của PTI trong hai năm 2004 và 2005 94

1.Dự báo tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc và tổng lợi nhuận bằng phương pháp ngoại suy giản đơn 94

2. Dự báo tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc và tổng lợi nhuận trước thuế bằng phuơng pháp ngoại suy hàm xu thế 95

IV. Phương hướng, nhiệm vụ của PTI trong thời gian tới và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 98

1. Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của PTI trong thời gian qua 98

1.1. Những mặt đã làm được 98

1.2. Những mặt chưa làm được 101

1.3. Nguyên nhân 102

2. Một số giải pháp và kiến nghị 103

2.1. Giải pháp về chiến lược khách hàng và sản phẩm 104

2.2. Giải pháp về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ 106

2.3. Giải pháp về các cơ chế quản lý và việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý 109

KẾT LUẬN 113

LỜI CẢM ƠN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3233 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(quý)(i) Năm(j) 1 … i … m j. 1 y11 … yi1 … ym1 y1 … … … … … j y1j … yij … ymj yj … … … … … n y1n … yin … ymn yn T1 … Ti … Tm … … ci c1 … ci … cm Trong bảng trên, - t là mức độ thời gian. - yij là trị số của chỉ tiêu ở tháng i của năm j. - m là số tháng(12) hoặc số quý(4) trong năm. - n là số năm nghiên cứu. Từ kết quả ở bảng trên ta tính được giá trị các tham số của phương trình dự báo theo các công thức sau: hay * Phương pháp san bằng mũ Khác với phương pháp bảng BB coi các mức độ thời gian là như nhau, phương pháp san bằng mũ xem xét cả sự ảnh hưởng của thời gian đến tầm quan trọng của các mức độ trong dãy số. Mức độ của chỉ tiêu kết quả càng gần với thời gian hiện tại thì càng có ý nghĩa và ảnh hưởng nhiều đến giá trị dự báo. Do đó, mô hình dự báo theo phương pháp này có khả năng thích nghi với sự biến động của kết quả hoạt động kinh doanh. Sau đây là một số mô hình dự báo theo phương pháp san bằng mũ: + Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ Trong trường hợp sự biến động của hiện tượng qua thời gian có xu thế là tuyến tính và không có biến động thời vụ, để dự báo ta dùng mô hình sau: Trong đó, Với α, b là các tham số san bằng mũ và nhận giá trị trong khoảng . + Mô hình xu thế tuyến tính và có biến động thời vụ Mô hình xu thế tuyến tính và có biến động thời vụ được chia thành hai trường hợp và được lặp lại sau k bước, nếu số liệu quý thì k=4 hay số liệu tháng k=12. - Mô hình cộng: Trong đó, - Mô hình nhân: Trong đó, Với α, b và δ là các tham số san bằng mũ nhận giá trị trong khoảng Chương III. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện. I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện(PTI) Thực hiện chủ trương của chính phủ về định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, hoà nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và quốc tế, ngày 18/12/1993 Nhà nước ta đã ban hành nghị định 100/CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Theo nghị định này thì lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Tức là cho phép thiết lập hệ thống các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm tận dụng và phát huy hết khả năng, khai thác triệt để các tiềm năng sẵn có của nền kinh tế trong và ngoài nước. Kể từ năm 1994, thời điểm mà các doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu hoạt động theo cơ chế mới, thị trường bảo hiểm Việt Nam nhanh chóng phát triển cả về quy mô, loại hình sản phẩm và chất lượng dịch vụ với tốc độ tăng bình quân doanh thu phí bảo hiểm đạt trên 20%/năm. Điều này hứa hẹn một tương lai sáng sủa và đầy triển vọng cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Nhận thức rõ điều này, ngày 01/08/1998 được sự đồng ý của Bộ tài chính, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 3633/GP-UB thành lập Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện ( Posts and Telecommunications Jiont Stock Insurance Company – gọi tắt là PTI). Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép kinh doanh số 055051 ngày 12/08/1998. Vốn điều lệ của công ty là 70 tỷ đồng, vốn góp ban đầu của các cổ đông là 58,2975 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập của công ty là những công ty và tổng công ty mạnh ở Việt Nam hiện nay: - Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) góp 28,7 tỷ đồng chiếm 49,23% tổng vốn góp - Công ty Bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh(Bảo Minh) góp 7 tỷ đồng chiếm 12,01% tổng vốn góp - Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam(VINARE) góp 5,6 tỷ đồng chiếm 9,61% tổng vốn góp - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế(VIB) góp 2,8 tỷ đồng chiếm 4,8% tổng vốn góp - Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (VINACONEX), tổng Công ty Xây dựng Hà Nội(HACC) và Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư Bưu điện I(COKYVINA) mỗi công ty góp 1,4 tỷ đồng tương ứng chiếm 2,4% tổng vốn góp - Còn lại là các cổ đông cá nhân góp 9,9975 tỷ đồng chiếm 17,15 % tổng vố góp Ngày 01/09/1998 Công ty đã chính thức đi vào hoạt động với các chức năng, nhiệm vụ sau: - Kinh doanh trực tiếp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế - Nhận và nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ - Tham mưu, tư vấn cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong việc đánh giá và quản lý rủi ro - Thực hiện các dịch vụ giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba - Giúp các tổ chức, đơn vị bảo hiểm đào tạo cán bộ chuyên ngành bảo hiểm - Hoạt động đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật Do có định hướng kinh doanh đúng đắn, nên mặc dù ra đời muộn hơn các công ty bảo hiểm gốc khác, PTI bước đầu đã tạo dựng được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Với khoảng 40 sản phẩm bảo hiểm được triển khai rộng khắp trong phạm vi cả nước thông qua 6 chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Phú Thọ cùng với trụ sở chính ở Hà Nội và mạng lưới đại lý trên khắp 63 tỉnh thành. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng, duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống là bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm con người và xe cơ giới, hiện nay PTI đang tiến hành nghiên cứu triển khai các dịch vụ bảo hiểm mới như bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm bưu phẩm, bưu kiện… Năm 2002, tổng doanh thu kinh doanh của PTI đạt gần 136 tỷ đồng trong đó phí bảo hiểm là 126 tỷ đồng chiếm 3,7% thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Năm 2003, là 167 tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm là 155 tỷ đồng. Với phương châm “kịp thời–trung thực–chính xác”, trong hoạt động kinh doanh, PTI chủ trương khắc phục hậu quả tổn thất, giải quyết bồi thường thiệt hại nhanh nhất giúp khách hàng sớm ổn định sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh. Những năm vừa qua PTI làm rất tốt công tác này, do đó đã tạo dựng được niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng. Mặt khác, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm, thời gian qua PTI đặc biệt quan tâm đến hoạt động hợp tác kinh doanh, thiết lập các mối quan hệ. Đối tác kinh doanh của PTI là các tổ chức tái bảo hiểm lớn trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, Hannover Re, Colloge Re…Tại Việt Nam, PTI chủ trương tăng cường hợp tác và trao đổi dịch vụ với các doanh nghiệp bảo hiểm gốc trên cơ sở đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi của người tham gia bảo hiểm . Hiện nay, PTI đang tập trung mọi nỗ lực nhằm cải tổ cơ cấu quản lý kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hoá, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Đó là cải tiến cách phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động tư vấn và tăng cường công tác phòng ngừa hạn chế tổn thất. Mục tiêu chiến lược kinh doanh hàng đầu của PTI đặt ra trong giai đoạn 2001-2005 là duy trì tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm bình quân 20%-25%, về cơ bản đã được thực hiện tốt. Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm năm 2002 so với 2001 là 29%, năm 2003 so với 2002 là 23%. Trong những năm tiếp theo mục tiêu của công ty vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng như trên, góp phần thực hiện mục tiêu của ngành bảo hiểm Việt Nam trong chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm 2003–2010: tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng bình quân 16,5%/năm, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành trong GDP là 2,5% năm 2005 và 4,2% năm 2010. Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên công ty, PTI cần nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của lãnh đạo các ban ngành, các cổ đông, các công ty đối tác và quý khách hàng trong cũng như ngoài nước. Đây cũng là những nhân tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của công ty trong thời gian qua. II. Phân tích sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh của PTI 1. Nhân tố về thị trường bảo hiểm Việt Nam 1.1. Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay 1.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật Hiện nay, ở các nước phát triển, hầu như các mối quan hệ xã hội đều đã có đầy đủ luật lệ điều chỉnh, còn ở các nước nghèo về kinh tế thường cũng nghèo luôn về pháp lý. Riêng ngành bảo hiểm, có trên 50% quốc gia trên thế giới chưa có luật. Đây cũng là một khó khăn đáng kể của các nhà đầu tư bảo hiểm từ các nước tiên tiến vào các nước lạc hậu hơn. ở Việt Nam, từ năm 1965 đến 1993 cả nước chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động độc quyền đó là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính. Để thực thi đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nứớc, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vạch rõ: “ Khuyến khích phát triển, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các thành phần kinh tế và mở cửa hợp tác với nước ngoài… ”. Ngay sau đó, ngày 18/12/1993 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm. Đây là văn bản pháp lý chuyên ngành đầu tiên đặt nền móng cho pháp luật về bảo hiểm ở Việt Nam. Nghị định này là bước ngoặt quan trọng tuyên bố chấm dứt sự độc quyền Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tiếp đó, Bộ Tài chính đã ban hành một loạt các thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 100/CP và nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, trong cơ chế mới với sự vận động không ngừng của nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện những khó khăn, thiếu sót trong hệ thống văn bản pháp quy cũ. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống văn bản mới đầy đủ hơn và hợp lý hơn, để giải quyết những vướng mắc đó. Vì vậy, ngày 09/12/ 2000 Luật kinh doanh bảo hiểm của nước ta đã được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/04/2001. Sau đó là các nghị định kèm theo: Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 quy định chi tiết một số điều luật của Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Và các thông tư hướng dẫn thực thi các nghị định trên gồm: thông tư số 71/2001/TT- BTC ngày 28/08/2001 hướng dẫn thi hành Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ và thông tư số 72/2001/TT-BTC ngày 28/08/2001 hướng dẫn thi hành Nghị định 43/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ. Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời đã đặt nền móng cho quá trình hoàn thiện môi trường pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, từng bước thiết lập và duy trì một thị trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này. Sau ba năm hiệu lực, việc thi hành Luật về cơ bản đã đạt được mục đích: “ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm ; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ”. Tuy vậy, đến nay hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam chưa thực sự đồng bộ, một số quy định cần thiết còn thiếu, một số quy định chưa rõ ràng, chưa tạo ra sự linh động lớn nhất có thể cho hoạt động của các doanh nghiệp. Mới đây, ngày 13/10/2003 Thủ tướng Chính phủ – Phan Văn Khải đã ký ban hành Nghị định 118/2003/NĐ-CP quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm. Nghị định đã quy định rõ hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt đối với những cá nhân tổ chức vi phạm các điều luật bảo hiểm. Nghị định đã góp phần hoàn thiện hơn hành lang pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm giúp hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp được thuận tiện và có hiệu quả cao. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nghèo nhưng Việt Nam đã thiết lập được một môi trường chính trị - pháp lý rất ổn định và được các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đánh giá cao. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu hợp tác mở rộng quan hệ với nước ngoài và thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Với tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại VN nói chung và PTI nói riêng, môi trường pháp lý an toàn đã tạo điều kiện cho PTI phát triển hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào sự thành công của PTI trong những năm qua. Điều này thể hiện rõ trong kết quả hoạt động kinh doanh của PTI trong hai thời kỳ trước và sau khi luật kinh doanh bảo hiểm ra đời. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PTI trước và sau khi có luật kinh doanh bảo hiểm Chỉ tiêu Trước khi có luật KDBH (1998-2000) Sau khi có luật KDBH (2001-2003) Lượng tăng, giảm tuyệt đối Tốc độ phát triển (lần) Tổng DTKD trung bình một năm( tỷ đồng) 41,975 158,401 116,426 3,774 Lợi nhuận trung bình Một năm( tỷ đồng) 6,169 15,285 9,116 2,478 Qua bảng trên ta thấy, từ sau khi có luật kinh doanh bảo hiểm môi trường kinh doanh trở nên ổn định, thuận lợi hơn làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của PTI tăng lên rõ rệt, cụ thể là: Tổng doanh thu kinh doanh trung bình thời kỳ 2001-2003 đã tăng 277,4% tương ứng tăng 116,426 tỷ đồng so với thời kỳ 1998-2000. Tổng lợi nhuận trước thuế trung bình thời kỳ trước khi có luật kinh doanh bảo hiểm tăng 147,8% tương ứng tăng 9,116 tỷ đồng so với thời kỳ chưa có luật kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, sự biến động của hai chỉ tiêu trên trong hai thời kỳ không phải hoàn toàn do môi trường pháp lý gây nên, mà nó còn chịu sự ảnh hưởng rất lớn của nhiều nhân tố khác nữa. 1.1.2. Môi trường kinh doanh bảo hiểm Năm 2003 được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ nhân dân ta bằng những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng. Nổi bật nhất là GDP đạt mức tăng trưởng khá cao 7,24% đứng đầu các nước trong khu vực. Những thành tựu đó càng đáng tự hào hơn khi đặt trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, trong nước thiên tai diễn ra ác liệt, bệnh viêm đường hô hấp cấp(SARS) gây ảnh hưởng nặng nề. Những thành tựu đó đã tạo ra thế và lực mới cho đất nước, cổ vũ tinh thần nhân dân hăng hái hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa. Trong những thành tựu của cả nước có sự đóng góp của ngành bảo hiểm với tốc độ tăng trưởng năm 2003 đạt 35%. Tổng phí bảo hiểm toàn ngành đạt trên 10490 tỷ VND chiếm 1,7% GDP cả nước. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ là 3990 tỷ VND, tăng 26% so với năm 2002 và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ là 6500 tỷ VND tăng gần 41% so với năm trước. Bên cạnh những tác động tích cực do tăng trưởng kinh tế mạng lại, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đều có những nỗ lực đáng kể trong khai thác những tiềm năng của thị trường còn bỏ ngỏ. Đồng thời mở ra những thị trường mới và tiến hành nhiều chiến dịch tuyên truyền, khuyến mãi nhằm khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm. Trong số các nghiệp vụ có tái bảo hiểm ra nước ngoài, bảo hiểm kỹ thuật có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 45% do có nhiều dự án xây dựng lớn được triển khai như Nhà máy thủy điện Đại Ninh, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy và Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn…Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu có doanh thu phí tăng 35% chủ yếu do nhu cầu tăng phí của các Hội bảo hiểm tương hỗ quốc tế và số tàu tham gia bảo hiểm tăng. Các nghiệp vụ bảo hiểm khác có tốc độ tăng trưởng tương đương như những năm trước như bảo hiểm cháy 17%, bảo hiểm hàng hoá 14%, bảo hiểm thân tàu 10%. Riêng bảo hiểm dầu khí trong năm nghiệp vụ 2003 lại giảm tới 41% so với năm trước do không có nhiều dự án xây dựng lắp đặt ngoài khơi. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới có mức tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm, song 6 tháng cuối năm có phần chững lại, tốc độ tăng trưởng cả năm đạt 40%. Tình hình cạnh tranh khai thác giữa các công ty bảo hiểm kể cả công ty môi giới bảo hiểm có chiều hướng phức tạp. Đối với bảo hiểm cháy, bảo hiểm xây dựng lắp đặt cạnh tranh mang tính phi kỹ thuật diễn ra dưới các hình thức giảm tỷ lệ phí, tăng hoa hồng, giảm mức khấu trừ, mở rộng điều kiện, điều khoản đặc biệt là ở các dịch vụ khai thác từ các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Mức độ cạnh tranh còn quyết liệt hơn vào giai đoạn cuối năm khi mà các dịch vụ tái bảo hiểm lớn, các dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chuẩn bị tái tục cho năm tới. Trong bảo hiểm thân tàu, tình hình cạnh tranh gay gắt khiến cho tỷ lệ phí áp dụng cho một số tàu mới đưa vào khai thác rất thấp, không tương ứng với rủi ro được bảo hiểm, có trường hợp không đủ để trả phí tái bảo hiểm ra nước ngoài. Cạnh tranh trong bảo hiểm P&I đã dẫn tới tình trạng một số chủ tàu ngừng đóng phí giữa năm để chuyển sang tham gia bảo hiểm với công ty khác. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến sự hợp tác của các chủ tàu với công ty bảo hiểm mà trái với tập quán và thông lệ quốc tế. Trong năm 2003, tình hình tổn thất của nhiều nghiệp vụ bảo hiểm tiếp tục diễn biến xấu. Tổn thất về tàu thuỷ tương đối cao, lý do chính là đội tàu biển Việt Nam có độ tuổi trung bình tương đối cao, lại ít được bảo dưỡng và thay trang thiết bị mới nên tổn thất là khó tránh khỏi. Ngược lại, tổn thất về hàng hoá lại được cải thiện đáng kể, không xảy ra những tổn thất quá lớn do công tác giám định hàng hoá và đề phòng hạn chế tổn thất đã được trú trọng cả từ phía nhà bảo hiểm và khách hàng. Về bảo hiểm tài sản, mặc dù đã xảy ra một số tổn thất lớn về cháy và kỹ thuật trong năm, song tổn thất trung bình trong vài năm nay vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, tổn thất về cháy năm 2003 có xu hướng tăng so với những năm trước, trong đó có tổn thất về nhà ở và tài sản của nhân dân, đặc biệt có vụ cháy Trung tâm Thương mại TP. Hồ Chí Minh gây thiệt hại lớn về người và của. Dưới đây là một số tổn thất lớn trong năm 2003: + Tổn thất công trình Phú Mỹ 3 BOT ngày 15/1/2003, ước bồi thường 6 triệu USD. + Cháy nhà máy chế biến thực phẩm Interfood tháng 4/2003, ước bồi thường 4,6 triệuUSD. + Thiệt hại đường ống ngoài khơi do neo tàu mắc ngày 21/6/2003, ước thiệt hại 2,5 triệu USD. + Tổn thất tàu Bạch Đằng Giang nagỳ 31/1/2003 tại Quảng Ninh, ước thiệt hại 1,5 triệu USD. + Sự cố cháy nhà máy sợi Tainnan Spinning tháng 11/2003, ước bồi thường 1,1 triệu USD. Về tình hình cơ cấu tổ chức, trong mấy năm trở lại đây, đặc biệt từ khi có luật kinh doanh bảo hiểm. Môi trường kinh doanh bảo hiểm trở nên sôi động, với sự tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Năm 2003 có thêm một công ty bảo hiểm phi nhân thọ ( Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông) và 3 công ty môi giới bảo hiểm được cấp giấy phép, trong đó có một công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài là Gras Savoye. Các công ty mới được thành lập này đều thuộc thành phần kinh tế tư nhân ra đời sau khi có định hướng của Thủ tướng Chính phủ cho phép các thành phần kinh tế không thuộc Nhà nước tham gia thị trường bảo hiểm. Tính đến nay Việt Nam có khoảng 20 công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhỏ, trong đó có 3 công ty 100% vốn nhà nước, 3 công ty cổ phần, còn lại là các công ty liên doanh và tư nhân. Theo chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2010, việc sắp xếp các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hiện có, cho phép các thành phần kinh tế không thuộc kinh tế nhà nước được thành lập công ty cổ phần bảo hiểm và cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động. Đây là những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, nó vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các công ty bảo hiểm nói chung và PTI nói riêng. Bảng 2: Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ của một số công ty bảo hiểm Đơn vị: % Chỉ tiêu Bảo Việt Bảo Minh PVIC PJICO PTI Allianz-AGF UIC VIA Bảo Long BIDV-QBE 2002 40,39 28,08 14,5 5,65 3,7 2,62 2 1,41 1,09 0,56 2003 38,02 27,7 15,01 7,62 3,9 2,7 2,2 1,41 1,05 0,39 Tốc độ phát triển (%) 94,13 98,65 103,52 134,87 105,4 103,05 110 100 96,33 69,64 (Nguồn: Bản tin thị trường bảo hiểm) Qua bảng 2 ta thấy thị phần của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tốc độ tăng trưởng không đồng đều. Trong khi thị phần của PJICO tăng rất nhanh 34,87% so với năm 2002 thì BIDV-QBE lại bị giảm thị phần đáng kể 30,36% năm 2003 so với năm 2002. Nhưng nhìn chung thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn chịu sự chi phối của một số công ty bảo hiểm lớn như Bảo Việt, Bảo Minh. Mặc dù thị phần bị giảm 5,87% năm 2003 so với năm 2002 nhưng trên một phần ba thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam vẫn do Bảo Việt chiếm giữ. Đây là doanh nghiệp bảo hiểm có uy tín trong và ngoài nước, có tiềm lực tài chính mạnh tại Việt Nam. Bảo Việt đang thực sự khẳng định vai trò dẫn dắt thị trường bảo hiểm Việt Nam, từng bước chứng tỏ là một tập đoàn kinh doanh tài chính tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam. Bảo Minh với những chiến lược khá bài bản đã có những bước đi vững chắc trong thời gian qua. Với quy mô đứng thứ hai trên thị trường, năm 2003 mặc dù có nhiều biến động bất thường, song thị phần của Bảo Minh chỉ bị giảm 1,35% và luôn khẳng định được sức cạnh tranh cao trên thị trường. PTI là một công ty cổ phần bảo hiểm lớn thứ hai ở Việt Nam, do đặc thù là công ty của ngành bưu chính viễn thông nên thế mạnh của PTI là những sản phảm bảo hiểm thiết bị điện tử. Tuy thị phần chưa cao song với sự phát triển ổn định, chất lượng dịch vụ đảm bảo PTI đang dần lấy được lòng tin của khách hàng. Năm 2003 thị phần của PTI tăng 5,4% so với năm 2002, đứng thứ ba toàn thị trường về tốc độ tăng thị phần. 1.2. Những thuận lợi và khó khăn của PTI trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay Năm 2003 được sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện đã xây dựng triển khai, kế hoạch kinh doanh, củng cố, ổn định tổ chức và đạt được những kết quả khả quan. Tổng thu kinh doanh của công ty năm 2003 đạt mức tăng trưởng bằng 35% so với năm 2002. Để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2003, nhằm đúc kết kinh nghiệm, phát huy những mặt mạnh và tìm ra giải pháp tối ưu khắc phục những vướng mắc. Công ty cần nhận thức một cách chính xác và khách quan về những thuận lợi cũng như khó khăn, những mặt đã làm được cũng như chưa làm được trong thời gian qua, từ đó xây dựng và triển khai tốt kế hoạch kinh doanh năm 2004. *Thuận lợi Nền kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng ổn định. Quan hệ đối ngoại của nước ta ngày càng được mở rộng tạo ra sự phát triển trong quan hệ kinh tế quốc tế, tăng cường và mở rộng đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy kinh tế phát triển. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập là xu thế khách quan, mọi quốc gia muốn phát triển được phải chủ động mở cửa nền kinh tế, hội nhập với thế giới. Không nằm ngoài xu thế này, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, năm 2003 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của AFTA và hiện đang chuẩn bị cơ sở về mọi mặt để ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Dự báo những năm tới nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều nhân tố mới, công nghệ sẽ được chuyển giao nhiều hơn hiện đại hơn, đội ngũ cán bộ nhân viên bảo hiểm sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn. Đây là những yếu tố mà thị trường Việt Nam chưa có, nó sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy phát triển nghành bảo hiểm Việt Nam nói chung và PTI nói riêng trong thời gian tới. Chúng ta đang chứng kiến những tiến bộ kỳ diệu của ngành công nghệ thông tin. Công nghệ này đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế tri thức làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách để áp dụng những thành tựu của ngành công nghệ thông tin vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Xu hướng này sẽ không thay đổi trong những năm tới. Là một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ gắn bó mật thiết với ngành Viễn thông, với sản phẩm bảo hiểm đặc trưng là bảo hiểm thiết bị điện tử, PTI có nhiều khả năng chiếm lĩnh thị trường này. Bảng 3: Một số chỉ tiêu kết quả của nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản kỹ thuật(TSKT) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Tốc độ tăng trưởng bình quân(%) Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm TSKT(Tỷ đồng) 43 53 81 96 30,662 Tỷ trọng trên tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của PTI(%) 62,32 57 68,07 61,54 Thị phần của nghiệp vụ(%) 23,69 14,16 28,48 12,13 (Nguồn: Bản tin thị trường bảo hiểm và báo cáo tài chính định kỳ của công ty) Qua bảng trên ta thấy, vai trò vô cùng quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật đối với kết quả hoạt động kinh doanh của PTI. Doanh thu phí bảo hiểm gốc từ nghiệp vụ này luôn chiếm tỷ trọng trên hai phần ba tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của toàn công ty. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu của nghiệp vụ này cũng tương đối cao, đặc biệt năm 2002 doanh thu đạt 81 tỷ đồng tăng 52,83% so với năm 2001, cao nhất kể tử khi công ty đi vào hoạt động đến nay. Năm 2002 cũng là năm mà thị phần nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của PTI lớn nhất trên toàn thị trường(28,48%) vượt qua cả Bảo Việt(27,29%), PVIC(16,37%) và Bảo Minh(11,48%). Trong khi thị phần nghiệp vụ này năm 2001 giảm 40,23% so với năm 2000 thì sang nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng một số phương pháp phân tích thống kê để đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu diện.doc
Tài liệu liên quan