Tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ của từng dự án mà việc sử dụng các phương pháp trong quá trình lập dự án cũng khác nhau.
Công tác nghiên cứu thị trường dự án tại Tổng công ty chủ yếu là dựa trên nguồn thông tin thứ cấp như qua báo chí, kết quả nghiên cứu mang tính tổng hợp ngành, các viện nghiên cứu hoặc thông qua số liệu của các dự án tương tự, cùng loại. Dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La” cũng là một dự án như thế.
Các dự án đã tiến hành các phương pháp phân tích như phương pháp giá trị hiện tại, việc phân tích độ nhạy cũng dần được đưa vào nhưng còn rất giản đơn.Hầu hết các dự án được lập với các phương pháp đơn giản. Các phương pháp dự báo rất ít được áp dụng, thường chỉ dựa vào các số liệu hiện tại để áp dụng cho tương lai của dự án. Các dự án thường sử dụng một số liệu duy nhất cho các biến đầu vào để tính toán do đó cũng có duy nhất một kết quả đầu ra cho dự án. Vì vậy mà việc lập dự án không mang tính khách quan và chính xác cao.
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá công tác lập dự án Xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La của Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội. Đồng thời quản lý, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện, giúp các đơn vị thành viên nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói chung và lĩnh vực lao động tiền lương nói riêng.
Giúp lãnh đạo Tổng công ty quản lý công tác xuất cảnh theo đúng những quy định của Chính phủ và các cơ quan chức năng thuộc chính phủ.
Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc thực hiện đúng quy trình về xếp hạng doanh nghiệp .
Giúp Tổng giám đốc Tổng công ty thực hiện chức năng thanh tra trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên đã được phê duyệt; Hay để giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và người lao động…một cách chính xác và kịp thời.
Báo cáo định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật về các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng với Bộ chủ quản và các cơ quan chức năng có liên quan thuộc Chính phủ.
2.1.5.4. Phòng kỹ thuật – công nghệ.
Phòng kỹ thuật – công nghệ là cơ quan tham mưu của HĐQT và Ban giám đốc điều hành trong công tác tổ chức, quản lý và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Ngoài ra phòng còn được phân công đảm nhiệm một số công tác như: công tác đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc cao, công tác sáng kiến - cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất; Công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động của Tổng công ty. Phòng có các chức năng nhiệm vụ chính sau:
Nghiên cứu, nắm bắt và xử lý có hiệu quả những thông tin khoa học kỹ thuật để có thể ứng dụng vào các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Từng bước nâng cao trình độ công nghệ của Tổng công ty nói chung và các đơn vị thành viên trực thuộc nói riêng.
Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty trong việc xem xét phê duyệt hoặc trình duyệt các dự án đầu tư có liên quan tới việc nhập khẩu những loại máy móc, thiết bị, vật tư mới có chất lượng cao phục vụ công tác thi công xây dựng của Tổng công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc.
Giúp tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm của toàn Tổng công ty.
Chịu trách nhiệm chính trong công tác xây dựng đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, đáp ứng được nhu cầu công nghệ mới trên những bộ phận thi công của Tổng công ty.
Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty về công tác sáng kiến - cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất.
Phối hợp với phòng TCCB.TT cùng thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động của Tổng công ty.
Phụ trách trực tiếp các đơn vị thành viên ở phía Bắc về công tác chuyên môn của phòng. Đối với các đơn vị thành viên ở khu vực phía Nam và chi nhánh của Tổng công ty đảm nhận theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phòng có chức năng quan hệ với chi nhánh để cung cấp và nhận các thông tin đồng thời chịu trách nhiệm tập hợp số liệu lập báo cáo chung của toàn Tổng công ty.
Báo cáo định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng.
2.1.5.5. Phòng tài chính - kế toán.
Phòng tài chính - kế toán là cơ quan tham mưu giúp Tổng giám đốc Tổng công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác quản lý tài chính, công tác kế toán và thống kê đối với toàn Tổng công ty nói chung và công tác quản lý tài chính, hoạch toán kinh doanh của văn phòng Tổng công ty nói riêng.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính - kế toán:
a. Kế toán trưởng:
* Chức năng của kế toán trưởng:
Kế toán trưởng có chức năng giúp Tổng giám đốc tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác tài chính, công tác Kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của Tổng công ty theo cơ chế quản lý hiện hành của Nhà nước. Làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế - tài chính của Nhà nước đối với Tổng công ty.Dưới sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc Tổng công ty; Phân tích hoạt động kinh tế của Tổng công ty và các đơn vị thành viên để đánh giá chính xác tình hình, kết quả, hiệu quả, những thiếu sót, lãng phí trong sản xuất kinh doanh để có giải pháp khắc phục; Tham gia nghiên cứu, cải tiến tổ chức sản xuất, xây dựng phương án sản phẩm, cải tiến quản lý kinh doanh, để khai thác, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đồng vốn. Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, đảm bảo chế độ tự chủ tài chính của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
* Nhiệm vụ và trách nhiệm của Kế toán trưởng:
Tổ chức công tác Kế toán, thống kê và bộ máy kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước.
Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán của Tổng công ty theo chế độ quy định.
Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ, cung cấp đầy đủ tài liệu cho xử lý các vi phạm khi sử dụng tài sản, đề ra giải pháp xử lý. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Tính toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, các khoản nộp cấp trên, các quỹ để lại xí nghiệp và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả.
Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ khối Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc.
Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán Nhà nước và các quy định của của cấp trên về thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận, các cá nhân có liên quan và các đơn vị thành viên trực thuộc.
Mở sổ kế toán, theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, tiền vốn của Tổng công ty quản lý và sử dụng theo đúng quy định của chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành, phản ánh kịp thời tình hình sử dụng, biến động tài sản, vốn của Tổng công ty .
Kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát trong phạm vi toàn Tổng công ty trong việc như: Việc chấp hành chế độ vảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn; Việc chấp hành chế độ quản lý và kỷ luật lao động, các định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng…; Việc thực hiện các kế hoạch – kỹ thuật – tài chính, kế hoạch đầu tư XDCB, các dự toán chi phí sản xuất…;…
Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và tài liệu kế toán thuộc bí mật của Nhà nước.
Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán của Tổng công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc.
b. Các Phó Kế toán trưởng:
Các Phó kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Kế toán trưởng.
Thay mặt Kế toán trưởng điều hành công việc chung của phòng khi Kế toán trưởng vắng mặt và được Kế toán trưởng uỷ nhiệm.
c. Một số quy định khác:
Chức năng, nhiệm vụ của Kế toán trưởng nêu trên, đồng thời cũng chính là chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính – Kế toán.
Kế toán trưởng căn cứ vào đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, chức năng nhiệm vụ của phòng và năng lực cán bộ để phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ của phòng để thực hiện.
2.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua.
a. Thành tựu đạt được của Tổng công ty trong những năm qua.
Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ khi thành lập (năm 1996) đã khẳng định mình là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong 5 năm từ năm 1999 đến năm 2003, tốc độ tăng trưởng về sản lượng, doanh thu của toàn Tổng công ty đạt bình quân gần 20%/ năm. Số đơn vị thua lỗ ngày càng giảm, lợi nhuận sản xuất kinh doanh đi từ lỗ đên lãi, đóng góp cho ngân sách ngày càng lớn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên vốn ngày càng tăng; Thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng lên.
Từ năm 2001 đến năm 2003, Tổng công ty liên tiếp đạt giá trị sản lượng trên 1000 tỷ, tiếp tục là đơn vị dẫn đầu trong ngành xây dựng cơ bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao. Đặc biệt giá trị sản lượng ngoài xây lắp đã chiếm tỷ trọng trên 10%. Điều này thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Giá trị tổng sản lượng.
Trong đó:
- Sản lượng xây lắp
- Tư vấn thiết kế
- Du lịch khách sạn
- Xuất, nhập khẩu
- Sản xuất công nghiệp
- Giá trị kinh doanh khác
1.313
1.148,5
8,2
1,2
120,0
25,0
10,1
1.526
1.362,7
18,8
1,2
90,0
48,0
12,2
1.677,7
1.520,6
14,6
0,9
80,9
25,5
35,2
Trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thì giá trị tổng sản lượng mà các lĩnh vực này tạo ra qua các năm hầu hết là có xu hướng tăng lên.
Nhiều đơn vị thành viên vẫn duy trì được vị trí đầu đàn, phát huy tinh thần tự chủ, tìm kiếm thị trường và tổ chức thực hiện tốt, đảm bảo chất lượng, tiến độ, khẳng định uy tín với chủ đầu tư và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao như: Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6, Công ty Vật liệu xây dựng và xây lắp, Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng á Châu…
Đại đa số các đưon vị thành viên của Tổng công ty có nền tài chính lành mạnh, bảo tồn và phát triển nguồn vốn kinh doanh, có uy tín cao trong quan hệ với Ngân hàng tín dụng.
Quan hệ của Tổng công ty và các đơn vị thành viên đã thực sự đi vào chất. Tổng công ty đã hỗ trợ nhiều công ty mở mang thị trường, ngành nghề, địa bàn kinh doanh theo nguyên tắc 4 đa; Tổng công ty bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho nhiều đơn vị thành viên…
Trong những năm qua Tổng công ty đã mạnh dạn đầu tư một cách chắc chắn theo nguyên tắc đầu tư một cách đúng mức, đúng hướng và an toàn. Tổng công ty sử dụng mô hình đầu tư Nhà nước và dân cùng làm đã đem lại hiệu quả cao. Tổng công ty cũng đã phê duyệt nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản cho các đơn vị thành viên, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị, do vậy sản xuất kinh doanh của các đơn vị hiệu quả hơn, tạo niềm tin cho các hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại, và đây cũng là một hình thức đầu tư kinh doanh bất động sản.
Trong khai thác thị trường Tổng công ty thực hiện triệt để và năng đông chủ trương 4 đa: đa ngành nghề, đa lãnh thổ, đa nguồn vốn, đa quy mô cùng với cơ chế quản lý khoa học, chặt chẽ đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho Tổng công ty.
Những thành quả trên được thể hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm vừa qua.
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Doanh thu (tỷ)
561,9
944,515
1241,483
1396,828
1.544
Nộp ngân sách(tỷ)
39,171
54,337
71,137
69,555
75,3
Lợi nhuận
-7,68
6,518
20,551
21,945
20,8
Số đơn vị thua lỗ(đơn vị)
08
04
02
0
01
Thu nhập bình quân(đ/người/tháng)
765.000
831.000
999.000
1.173.000
1.323.000
b. Những vấn đề còn tồn tại.
Bên cạnh những kết quả, hiệu quả đã đạt được của Tổng công ty thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải khắc phục:
Bên cạnh nhiều đơn vị đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thì vẫn còn một số ít đơn vị vẫn chưa hoàn thành kế hoạch trên nhiều lĩnh vực, giá trị sản lượng thấp, lợi nhuận thấp, đời sống công nhân viên còn nhiều khó khăn.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số đơn vị còn thấp so với giá trị sản lượng hoàn thành, đây là vấn đề then chốt sống còn của đơn vị, nguyên nhân do nhiều yếu tố khách quan như: nợ đọng bên A kéo dài, sự cạnh tranh trong đấu thầu khốc liệt, giá thành sản xuất cao…cùng với những nguyên nhân chủ quan của bản thân đơn vị.
Tình trạng thiếu kỷ cương, quản lý chưa chặt…trong điều hành vẫn còn tồn tại, những chủ trương, quy định của Bộ, của Tổng công ty đôi khi còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, ảnh hưởng tới hiệu quả một số biện pháp do Tổng công ty đề ra như: Việc thực hiện quy chế đấu thầu trong Tổng công ty, quy chế lập và thực hiện dự án đầu tư chiều sâu vẫn còn tồn tại một số đơn vị không có dự án, không đấu thầu vẫn mua máy móc, thiết bị…
Vốn sản xuất kinh doanh của các đơn vị vừa ít, lại phân tán, bị chiếm dụng nhiều, do đó ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và của Tổng công ty. Việc thu hồi và xử lý công nợ của các nhân, đơn vị còn chậm, thiếu kiên quyết ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của đơn vị.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ Tổng công ty đến đơn vị thành viên hoạt động còn chưa đều, trình độ còn hạn chế…
Việc phối hợp giữa các bộ phận của Tổng công ty đối với các thành viên và với Bộ có lúc chưa đồng bộ, chưa kịp thời gây ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn Tổng công ty.
2.1.7. Công tác lập dự án tại Tổng công ty
Hàng năm số dự án được lập tại Tổng công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng: Số lượng dự án được lập tại Tổng công ty qua các năm
2000
2001
2002
2003
2004
Số dự án (Dự án):
Tổng công ty làm chủ đầu tư
Tổng công ty làm đơn vị tư vấn lập dự án
Số dự án được thực hiện tại Tổng công ty
31
07
24
07
39
12
27
09
43
14
29
12
42
05
37
04
48
10
38
09
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2004 của Tổng công ty XDNN&PTNT
Theo bảng trên ta có thể thấy số lượng dự án được lập tại Tổng công ty ngày càng tăng lên, tuy nhiên lượng dự án tăng lên này còn chưa cao.
Các dự án tạ tct
2.1.7.1. Quy trình lập dự án tại Tổng công ty
Nhận nhiệm vụ dự án, kế hoạch dự án
Nghiên cứu kế hoạch và tài liệu có liên quan
Thu thập tài liệu cần thiết liên quan đến việc lập dự án
Lập đề cương lập dự án
Phê duyệt đề cương
Thực hiện lập dự án
Báo cáo kết quả lập dự án
Thẩm định nội bộ kết quả lập dự án
Bàn giao dự án
Sơ đồ: Quy trình lập dự án tại Tổng công ty XDNN&PTNTT
Quy trình lập dự án tại Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tương tự như quy trình lập dự án chung tại các công ty khác, tuy cũng có một số khác biệt nhưng về cơ bản nội dung quy trình là như nhau. Đối với các dự án được thuê lập thì việc lập dự án dựa vào hợp đồng tư vấn được kí kết giữa Tổng công ty với đơn vị thuê lập dự án, ở đó đã nêu ra các yêu cầu và điều kiện của đơn vị thuê lập dự án về dự án, còn nếu Tổng công ty là chủ đầu tư tự lập dự án thì nhiệm vụ lập dự án được TGĐ giao cho các đơn vị chức năng thực hiện việc lập dự án. Việc lập dự án của Tổng công ty có thể giao cho các đơn vị thành viên khi Tổng công ty là đơn vị đầu tư, và Tổng công ty sẽ tiến hành thẩm định nội bộ các dự án đó, việc này có thể giao cho các công ty tư vấn thành viên của Tổng công ty hoặc thành lập bộ phận thẩm định dự án. Còn khi Tổng công ty là đơn vị tư vấn được thuê lập dự án thì việc lập dự án có thể giao cho 2 công ty tư vấn đầu tư và xây dựng 1 và 2 của Tổng công ty, sau đó các phòng chức năng của Tổng công ty như phòng Kế hoạch - Đầu tư và thị trường, phòng Tài chính... sẽ kết hợp lập nên một bộ phận để thẩm định nội bộ các dự án đã được lập tại Tổng công ty.
2.1.7.2. Nội dung của dự án được lập tại Tổng công ty
Các dự án được lập tại Tổng công ty cũng dần được lập theo các mẫu chuẩn theo quy đinh của Bộ chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nôi dung cơ bản trong quá trình lập dự án tại Tổng công ty thường được đề cập đến là:
a. Những căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư
b. Lựa chọn hình thức đầu tư
c. Chương trình sản xuất và các yếu tố cần đáp ứng
d. Địa điểm xây dựng
e. Công nghệ thiết bị
f. Các giải pháp xây dựng và bảo vệ môi trường
g. Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động
h. Tài chính và hiệu quả đầu tư
i. Kết luận và kiến nghị
j. Phần thiết kế sơ bộ
k. Phần phụ lục
Tuy nhiên, đây là những gì chung nhất của việc lập dự án tại Tổng công ty còn đối với những loại dự án khác nhau thì nội dung cụ thể của việc lập dự án là khác nhau.
Tuy nội dung đã có đầy đủ các phần theo yêu cầu, nhưng trong các phần việc luận chứng chưa mang tính thuyết phục, các số liệu đưa vào dự án chưa đảm bảo độ tin cậy, số liệu không đầy đủ, việc nghiên cứu thị trường còn sơ sài...
2.1.7.3. Các phương pháp sử dụng khi tiến hành lập dự án tại Tổng công ty.
Tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ của từng dự án mà việc sử dụng các phương pháp trong quá trình lập dự án cũng khác nhau.
Công tác nghiên cứu thị trường dự án tại Tổng công ty chủ yếu là dựa trên nguồn thông tin thứ cấp như qua báo chí, kết quả nghiên cứu mang tính tổng hợp ngành, các viện nghiên cứu hoặc thông qua số liệu của các dự án tương tự, cùng loại... Dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La” cũng là một dự án như thế.
Các dự án đã tiến hành các phương pháp phân tích như phương pháp giá trị hiện tại, việc phân tích độ nhạy cũng dần được đưa vào nhưng còn rất giản đơn...Hầu hết các dự án được lập với các phương pháp đơn giản. Các phương pháp dự báo rất ít được áp dụng, thường chỉ dựa vào các số liệu hiện tại để áp dụng cho tương lai của dự án. Các dự án thường sử dụng một số liệu duy nhất cho các biến đầu vào để tính toán do đó cũng có duy nhất một kết quả đầu ra cho dự án. Vì vậy mà việc lập dự án không mang tính khách quan và chính xác cao.
2.2. Lập dự án “ Đầu tư xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày”.
2.2.1. Ngành chế biến tinh bột sắn.
Sắn là một trong những cây trồng được trồng khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt sắn được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Theo số liệu thống kê sản lượng sắn được trồng hàng năm cả nước là:
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Diện tích (nghìn ha)
277,4
275,6
254,4
235,5
225,4
237,6
292,3
337,0
371,9
Năng suất (tạ/ha)
79,7
75,0
94,5
75,3
79,9
83,6
120,1
131,7
140,7
Sản lượng (nghìn tấn)
2211,5
2067,3
2403,4
1773,4
1800,5
1986,3
3509,2
4438,0
5228,5
Nguồn: Niên giám thống kê
Qua bảng ta có thể thấy, sắn chiếm một diện tích không nhỏ trong diện tích trồng trọt ở nước ta cũng như đem lại một sản lượng khá lớn cho người trồng sắn, năng suất và diện tích trồng sắn ngày càng tăng lên làm cho sản lượng sắn năm 2003 so với năm 1995 đã tăng hơn hai lần. Sở dĩ như vậy là do đặc tính của sắn: dễ trồng và cho sản lượng khá cao, đồng thời lại tận dụng được mọi phần của cây (củ có thể dùng để ăn, chăn nuôi gia súc, lá cây cũng có thể được sử dụng chế biến thành những món ăn đặc sản của nhiều vùng...). Không những vậy tinh bột sắn còn mang lại giá trị rất lớn, ngày càng có nhiều công dụng của tinh bột sắn được con người phát hiện ra,vì thế hiện nay đã có nhiều ngành công nghiệp sử dụng tinh bột sắn như ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp giấy... Bởi vậy, với diện tích trồng và sản lượng sắn lớn mà nhiều địa phương đã xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột sắn nhằm đáp ứng nhu cầu tinh bột sắn rất lớn, góp phần nâng cao giá trị của sắn, cải thiện đời sống người trồng sắn. Mỗi năm lại có thêm nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn ra đời ở các địa phương, nhiều nhà máy được đầu tư lớn như: đầu tư 4.950.000 USD vào nhà máy sản xuất tinh bột sắn Thai – BMC tại xã Đắc Nông, Ngọc Hồi; hay đầu tư 2 triệu USD vào nhà máy chế biến tinh bột sắn tại xã Mỹ Hiệp, Phú Mỹ; nhà máy sản xuất tinh bột sắn Yên Bình với vốn đầu tư lập và thẩm định 45 tỷ đồng...
Giá trị của tinh bột sắn cũng ngày càng tăng lên, do nhu cầu của thị trường đối với tinh bột sắn ngày càng tăng, cung không đáp ứng đủ cầu, theo giá tham khảo vào ngày 13/04/2005, giá xuất khẩu tinh bột sắn là :
Tham khảo giá xuất khẩu tinh bột sắn ngày 13/4/2005
Mặt hàng
ĐVT
Đơn giá
Cửa khẩu
Tinh bột sắn
USD/Tấn
220
Chi cục HQ quản lý hàng đầu tư HCM
Tinh bột sắn hàm lượng tinh bột 85%
CNY/Tấn
1847
Chi cục HQ CK Lạng Sơn
Sắn lát khô
USD/Tấn
102
Chi cục HQ CK cảng HP KVI
Nguồn: vneconomy.com.vn
Còn tại cảng thành phố Hồ Chí Minh thì giá xuất khẩu tinh bột sắn là 240 USD/tấn tăng 50 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái, theo các nhà xuất khẩu thì đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay. Giá tinh bột sắn tăng cũng đẩy giá sắn tươi lên cao, giá mua sắn củ tại nhà máy là 45 – 50 USD/tấn sắn củ.
Với lợi thế trong việc trồng sắn cùng với nhu cầu của thị trường tinh bột sắn ngày càng cao thì việc xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột sắn ở các địa phương có sản lượng sắn cao là khá khả thi.
2.2.2. Dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày”
2.2.2.1. Bối cảnh chung của dự án
Sắn là loại nguyên liệu có thể được sử dụng để chế biến thành sắn lát khô, tinh bột sắn, hoặc dưới dạng sắn tươi...
Sở dĩ ngày càng có nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn được đầu tư vốn lớn mọc lên là do những lợi ích mà nó đem lại ngày càng cao như: nhu cầu tinh bột sắn ngày càng cao, giá trị của nó cũng tăng lên. Điều này thể hiện ở:
Thị trường trong nước
Hiện nay, có nhiều ngành công nghiệp sử dụng tinh bột sắn.
Công nghiệp thực phẩm
Lên men vi sinh công nghiệp: Công ty mì chính MIWON (liên doanh VIFON – MIWON) năm 1998 bước vào giai đoạn hai của sản xuất là lên men từ tinh bột sắn và rỉ đường với công suất 24.000 tấn. Mì chính đòi hỏi nguyên liệu tinh bột sắn khoảng 70.000 – 80.000 tấn tinh bột sắn/năm. Nhà máy VEDAN ở giai đoạn hai có nhu cầu nhập khẩu tinh bột sắn để đảm bảo 60.000 tấn bột ngọt/ năm.
Là nguyên liệu sản xuất đường gluco, malto,fructo.
Là nguyên liệu sản xuất thức ăn trẻ em, gia công chế tạo các sản phẩm thịt, chất màu thực phẩm, cồn rượu, nhiều loại axit hữu cơ thực phẩm như: xiric, axetic...Xiro gluco là nguyên liệu không thể thiếu được trong sản xuất bánh kẹo.
Ngoài ra mới đây tại Việt Nam đã chế tạo ra vật liệu siêu hấp thụ nước từ tinh bột sắn, giúp chống hạn cho cây trồng.
...
Công nghiệp dược phẩm:
Là tá dược sản xuất các loại thuốc viên. Nhu cầu riêng của một xí nghiệp dược phẩm trung ương 2 là 100 tấn tinh bột/năm. Cả nước cần khoảng 1.000 tấn tinh bột/năm cho ngành dược phẩm.
Công nghiệp giấy:
Sản lượng giấy là 500.000 tấn giấy/năm thì cần khoảng 1.000 tấn tinh bột sắn/năm cho ngành dược phẩm.
Công nghiệp dệt nhuộm
Các ngành khác:
Làm các chất keo dính và sản xuất tinh bột biến tính (modified starch).
Ngành thăm dò dầu khí sử dụng tinh bột sắn biến tính làm nguyên liệu để sản xuất dung dịch khoan. Tuỳ theo đặc tính dung dịch của giếng khoan (đặc biệt ở độ sâu 500 – 2.000 m), mỗi giếng khoan sử dụng 20 tấn tinh bột biến tính/mũi khoan/năm. Lượng tinh bột biến tính cần khoảng 500 tấn/năm.
Một phần tinh bột tinh chế chất lượng cao cho xuất khẩu.
Hiện nay nhu cầu sử dụng tinh bột sắn hàng năm là:
TT
Ngành công nghiệp
Số lượng (tấn)
1
Thực phẩm
145.000
Trong đó:
- Công nghiệp lên men bột ngọt
80.000
- Công nghiệp gluco
40.000
- Bánh công nghiệp
15.000
2
Dược
1.000
3
Giấy
1.000
4
Dệt
1.000
5
Keo dính và tinh bột biến tính
1.500
Trong đó: Dung dịch khoan
500
6
Xuất khẩu
70.000
Cộng
219.500
Thị trường nước ngoài
Trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ tinh bột sắn ngày một tăng, cung không đáp ứng đủ cầu. Một số nước xuất khẩu tinh bột sắn chính cũng giảm dần lượng tinh bột xuất khẩu, chuyển sang sản xuất các sản phẩm từ tinh bột như đường nha, glucose, các sản phẩm tinh bột biến tính.
Các nước sản xuất tinh bột sắn chủ yếu là
Thái Lan : 800.000 tấn/năm
Indonesia : 300.000 tấn/năm
Malaysia : 200.000 tấn/năm
Brasil, Mexico có sản lượng tinh bột lớn nhưng tiêu thụ ở nội địa là chính.
Nước xuất khẩu tinh bột sắn lớn nhất trên thế giới là Thái Lan, hàng năm Thái Lan xuất khẩu khoảng 700.000 tấn/năm. Nhưng Thái Lan sản xuất tinh bột sắn ngày càng giảm do sản xuất tinh bột sắn vừa tốn nước lại gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
Các nước nhập khẩu tinh bột sắn chủ yếu là:
Đài loan : 350.000 tấn/năm.
Nhật Bản : 300.000 tấn/năm.
Hồng Kông : 50.000 tấn/năm.
Singapo : 50.000 tấn/năm.
Các nước EU : 150.000 tấn/năm.
Nga : 15.000 tấn/năm.
Giá bán tinh bột sắn trên thị trường thế giới thay đổi theo chu kì và thường biến động trong phạm vi từ 180 USD/TSP đến 240 USD/TSP. Giá tinh bột sắn cao nhất mà Việt Nam bán được là 240 USD/TSP trong khi Mỹ và Virga bán được tinh bột sắn cao hơn Việt Nam và Thái Lan hơn 20 lần.
Thị trường xuất khẩu tinh bột sắn hiện nay của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Châu Âu và khách hàng mua tinh bột sắn để làm nguyên liệu trong chế biến thực phẩm, bột ngọt, phụ liệu dùng trong ngành dệt may, sản xuất cồn, hoá chất.
Nhu cầu về tinh bột sắn ngày càng rất lớn, cả đối với thị trường trong nước và thị trường nước ngoài do tính đa dụng của nó. Song cung chưa đáp ứng đủ cầu.
Việt Nam là nước thuận lợi cho việc trồng sắn, sắn được trồng nhiều ở khắp mọi nơi, người dân ban đầu chủ yếu chỉ trồng để phục vụ chăn nuôi, nên lượng sắn dư thừa là rất nhiều, giá bán lại rất thấp, giá bán một kg sắn tươi chỉ khoảng 500 – 600 đồng/kg. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và lựa chọn các dự án chế biến tinh bột sắn, những dự án này sẽ rất thuận lợi cho sự phát triển chung cả nông nghiệp và công nghiệp nước ta.
c. Tình hình kinh tế – xã hội chung của tỉnh Sơn La.
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta với số dân khoảng 960.000 người, chiếm 1,2% tổng dân số cả nước.Với diện tích tự nhiên khoảng 1.405 km2, chiếm 0.4% diện tích tự nhiên của cả nước. Đất canh tác chủ yếu là đất sườn đồi. Với đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sơn La:
Nhiệt độ trung bình trong năm : 21,1o C
Độ ẩm tương đối của không khí trung bình : 84%
Số giờ nắng trung bình : 1.396 giờ/năm
Lượng mưa trung bình hàng năm : 1.438 mm
Với đặc điểm thời tiết, đất đai như trên Sơn La rất thích hợp cho việc phát triển trồng sắn. Chính vì vậy mà sắ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1228.Doc