MỤC LỤC
Trang Lời cảm ơn 3
Lời cam đoan 5
Danh mục các chữ viết tắt 6
Lời nói đầu 7
Chương I Tổng giá trị kinh tế của vùng đất ngập nước và
quan điểm PTBV 11
I. Tổng quan về ĐNN 11
1. Định nghĩa ĐNN 11
2. ĐNN ven biển 12
3. Tầm quan trọng của ĐNNVB 13
II. Cách tiếp cận trong việc đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN 15
1. Các giá trị kinh tế của ĐNN 15
2. Các bước thực hiện cho lượng giá kinh tế ĐNN 20
III. PTBV cho một khu ĐNN 25
1. Tiêu chí kinh tế lựa chọn 25
2. Tiêu chí môi trường lựa chọn 26
3. Tiêu chí xã hội lựa chọn 27
4. Phát triển bền vững 27
IV. Liên kết giữa tổng giá trị kinh tế và phát triển bền vững 28
Chương II Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - tỉnh Nam Định 30
I. Tổng quan về VQG Xuân Thuỷ 30
1. Lịch sử hình thành và phát triển 30
2. Đặc điểm tự nhiên 30
3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 32
4. Tài nguyên thiên nhiên VQGXT 33
5. Vai trò của VQGXT 36
II. Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng nguồn TNTN tại VQGXT 37
1. Thực trạng về quản lý 37
2. Thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên 38
3. Đánh giá tình hình khai thác và sử dụng TNTN ở VQGXT 40
Chương III Đánh giá tổng giá trị kinh tế và đề xuất quan điểm,
giải pháp cho PTBV VQGXT - tỉnh Nam Định 45
I. Đánh giá tổng giá trị kinh tế của VQGXT 45
1. Giá trị sử dụng 45
1.1. Giá trị sử dụng trực tiếp 45
1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp 52
1.3. Giá trị lựa chọn 58
2. Giá trị phi sử dụng 67
2.1. Giá trị để lại 67
2.2. Giá trị tồn tại 71
3. Tổng hợp tổng giá trị kinh tế VQGXT 74
II. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp cho PTBV VQGXT 75
1. Quan điểm 75
2. Mục tiêu 76
3. Đề xuất các giải pháp 76
4. Kiến nghị 81
Kết luận 83
Danh mục tài liệu tham khảo 85 Phụ lục 87
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá giá trị kinh tế Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Tỉnh Nam Định nhằm hướng tới phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống đầm tôm: Trong khu vực bắt đầu từ cuối năm 1980, vùng đệm có trên 2000 ha đầm tôm, trong ranh giới của VQGXT có 19 đầm tôm với diện tích 217ha, phần lớn ký hợp đồng hết năm 2010, trong đó có 4 đầm đã hết hạn vào tháng 3/2004. Hiện nay diện tích đầm tôm là 211 ha tập trung chủ yếu ở phía Bắc và một ít ở trung tâm Cồn Lu.
Hiện trạng quản lý khai thác và sử dụng của hệ thống đầm tôm tương đối ổn định. Người dân chủ yếu canh tác theo mô hình quảng canh nghĩa là chủ đầm dùng thức ăn và con giống tự nhiên là chính. Hiệu quả nuôi trồng chưa cao, tuy nhiên tương đối ổn định bình quân một ha thu được trên 100kg tôm/năm.
- Bãi Vạng: Đây là hình thức nuôi trồng thuỷ sản tự phát do dân cư hai xã Giao Lạc và Giao Xuân khởi xướng từ những năm 1990. Hiện nay, các bãi vạng được chia nhỏ từ 2-5 ha để nuôi và khai thác. Nguồn lợi từ bãi Vạng này rất lớn, nếu thời tiết thuận lợi và các chủ nuôi vạng không gặp rủi ro về con giống thì lợi nhuận thường gấp từ 8 đến 10 lần số vốn bỏ ra đầu tư ban đầu. Bên cạnh đó, các chủ vây vạng thường kết hợp làm đăng cá gần đó cũng tạo ra nguồn thu nhập hàng ngày.
- Mô hình nuôi trồng rau câu: Rong câu chỉ vàng là nguyên liệu chính cho chế biến aga xuất khẩu, những đầm có diện tích mặt thoáng rộng, chế độ nước phù hợp mới có thể nuôi trồng hiệu quả loài này. Những năm qua loài rong câu chỉ vàng luôn cho giá trị xuất khẩu cao, với sản lượng trung bình là 500 tấn/năm.
- Khai thác thủ công các nguồn lợi tự nhiên ở khu vực: Do sức hấp dẫn của thị trường các mặt hàng thuỷ sản, nên đã lôi kéo hầu hết các lao động nông nhàn trong các xã vùng đệm và một số xã lân cận vào hoạt động này. Các sản phẩm tự nhiên chủ yếu gồm: Cua bể, Cá Bớp, Don, Dắt, Vạng giống, Tôm rảo, cá các loại... Hình thức khai thác gồm: kéo chài, thả lưới, câu, mò móc, cuốc… đã đem lại thu nhập đáng kể cho các hộ dân, cải thiện đời sống cho dân cư.
- Chăn thả gia súc: Mặc dù có nhiều quy định được đưa ra nhằm hạn chế số lượng gia súc chăn thả tự do trong khu vực cần bảo vệ của VQG thế nhưng hiện nay vẫn còn trên 500 con trâu bò dê của bộ đội biên phòng và người dân địa phương tìm nguồn thức ăn từ VQG mỗi ngày.
- Du lịch: VQGXT là một địa điểm du lịch khá độc đáo. Nơi đây vừa có rừng, vừa có biển; khí hậu mát mẻ trong lành quanh năm. Về mùa chim di trú, du khách có thể trực tiếp chiêm ngưỡng nhiều loài chim quý hiếm sống theo bầy đàn đông đúc. Nguồn lợi thuỷ sản phong phú cũng góp phần tạo nên điểm nhấn của tour du lịch. Du khách đến với VQGXT sẽ có dịp được thưởng thức văn hoá ẩm thực nồng nàn hương biển. Kết hợp trên tuyến du lịch là những điểm thăm quan các danh thắng nổi tiếng của một miền quê văn hiến như: đền Tức Mạc - phủ Thiên Trường; làng hoa cây cảnh Vị Khê - Điền Xá, chùa Keo - Cổ Lễ; toà thánh Phú Nhai - Bùi Chu; khu nghỉ mát tắm biển Quất Lâm …. Tất cả các giá trị cả về văn hoá vật thể và phi vật thể ở đây làm nền tảng cấu thành nên một tour du lịch khép kín mang một sắc thái riêng, kết hợp hài hoà giữa sinh thái và nhân văn. Mặc dù tiềm năng du lịch dồi dào là vậy nhưng trong những năm qua du lịch nơi đây vẫn chưa phát triển.
3. Đánh giá tình hình khai thác và sử dụng TNTN ở VQGXT
- Đối với việc làm đầm tôm quảng canh: Đây là phương thức hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, tuy hiệu quả không cao nhưng tương đối ổn định và ít tác động đến môi trường. Mặc dù vậy hoạt động này vẫn còn tồn tại những bất cập:
Thứ nhất, các loài được đưa vào nuôi chủ yếu là cua bể và tôm sú. Cua bể được người dân mò, móc từ tự nhiên sau đó bán lại cho các chủ đầm thả nên tỉ lệ cua thành phẩm trên số lượng cua giống bị thất thoát khá lớn. Cua giống bị mua đi bán lại và bị thương mại hoá nên chất lượng suy giảm. Hơn nữa, vì chạy theo lợi nhuận nên thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng bắt, bán cả những con cua giống có kích thước quá nhỏ bằng đèn soi đã góp phần làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi tự nhiên này.
Thứ hai, cho đến nay vẫn chưa có một mô hình nuôi tôm mẫu, đảm bảo quy trình để người dân học tập và làm theo. Các chủ đầm tôm chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tiễn là chủ yếu nên năng suất không được cải thiện nhiều mà luôn phải đối mặt với những rủi ro rất lớn.
Thứ ba, trong quá trình nuôi tôm các chủ đầm đã tỉa thưa rừng xuống dưới 50% mà các đầm tôm lại là sinh cảnh của một số loài chim, khi sinh cảnh bị thu hẹp và bị tác động sẽ gây xáo trộn tập tính của nhiều loài chim làm cho số lượng chim về đây ngày càng giảm.
- Đối với khai thác tự nhiên: Đa số hộ dân ở vùng đệm có đất đai để canh tác nông nghiệp nhưng thuần nông chỉ đủ ăn hoặc ở mức nghèo. Muốn kinh tế ổn định và phát triển họ phải hướng ra bãi bồi ven biển. Có trên 2000 ha đất bãi bồi đã được chuyển đổi làm đầm tôm và trên 500 ha vây vạng, nhưng chỉ những người khá giả mới có khả năng làm chủ đầm tôm và chủ vây vạng. Người nghèo buộc phải đi xa hơn để kiếm sống ở khu vực bãi bồi thuộc vùng lõi của VQGXT.
Ngoài lực lượng dân ở vùng đệm còn rất nhiều người ở các vùng phụ cận kiếm kế sinh nhai bằng cách khai thác NLTS tự nhiên ở vùng lõi của VQG. Thời gian nông nhàn khá dài, thu nhập từ nông nghiệp thấp nên sinh kế ở VQG nhiều khi trở thành nguồn sống chính của người nghèo. Từ những nguyên do thúc bách trên mà hàng ngày có hàng trăm lượt người tới đây, họ dùng mọi cách để có được thu nhập. Nguy hiểm nhất là vào mùa cua giống, hàng trăm đèn soi rà quét trên bãi, cũng là nơi ăn nghỉ của chim di trú đã tạo ra sự nhiễu loạn, làm thay đổi cả tập tính của các loài động vật hoang dã.
Đàn gia súc được chăn thả tự do hàng ngày trong VQG đã tàn phá rừng và làm mất mỹ quan của khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh của các loài ĐVHD khác. Ngoài ra tình trạng tự do dựng lều lán để trông coi đầm tôm và vây vạng cũng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường trong khu vực.
- Đối với các bãi vạng: Mô hình nuôi ngao vạng hoàn toàn quảng canh, chủ yếu dựa vào tự nhiên. Việc phát sinh dịch bệnh và mất vạng hàng loạt chưa có phương thức giải quyết triệt để. Nạn ô nhiễm môi trường do dịch bệnh và hiện tượng thoái hoá đất do nuôi vạng vẫn chưa có giải pháp thoả đáng. Đầu ra của sản phẩm lại hoàn toàn phụ thuộc vào việc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc và Đài Loan nên hết sức bấp bênh.
Mặt khác, các bãi vạng chính là sinh cảnh quan trọng của chim nước, đặc biệt đối với các loài di cư quí hiếm đang bị đe doạ ở mức toàn cầu.Tình hình quản lý bãi vạng không ổn định, phần lớn diện tích do người dân tự lấn chiếm và bán trao tay cho các chủ vây khác. Chính quyền địa phương và VQGXT chưa thực sự kiểm soát được hiện trạng nuôi trồng và khai thác ngao vạng ở đây. Tình hình an ninh cũng khá phức tạp, đã phát sinh nhiều mâu thuẫn khá gay gắt giữa các đối tượng nuôi trồng với người khai thác tự do và với các cấp quản lý. Nếu không có cơ chế quản lý thích hợp sẽ làm mất đi sinh cảnh quan trọng của chim di trú ở khu vực, đồng thời làm tiêu tan một nghề nuôi trồng và khai thác ngao vạng giàu tiềm năng ở khu vực. Do đó, phải áp dụng hàng loạt giải pháp kinh tế – kỹ thuật nhằm xác lập quy trình nuôi trồng loài vạng ổn định, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo vệ tốt môi sinh, môi trường. Bài toán kinh tế – môi trường đối với mô hình nuôi ngao cần phải được giải đáp một cách nghiêm túc, nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đệm nhưng không ảnh hưởng tới môi trường.
Qua sự phân tích trên, có thể khẳng định VQGXT là một vùng đất giàu có về ĐDSH, tươi đẹp về cảnh quan và trù phú về kinh tế. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác đang diễn ra nơi đây còn rất nhiều bất cập do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, do áp lực dân số vùng đệm: Dân số vùng đệm khá lớn, nguồn lao động tương đối trẻ nhưng hầu như không có chuyên môn nghiệp vụ, không có tay nghề. Phần lớn số lao động này thiếu việc làm vào lúc nông nhàn vì thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp thực chất chỉ chiếm 30% quỹ thời gian trong năm. Để tồn tại và phát triển người dân không thể trông chờ vào kết quả của sản xuất nông nghiệp buộc họ phải tìm kế sinh nhai tìm công ăn việc làm trong điều kiện trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Bởi vậy vào vùng lõi của VQG kiếm sống là cơ hội lựa chọn dễ nhất và nhanh nhất, nó đã trở thành nghề chính của nhiều người nghèo. Chính từ đây đã trực tiếp tạo ra áp lực làm chệch hướng các chương trình mục tiêu cơ bản của công tác bảo tồn thiên nhiên ở khu Ramsar Xuân Thuỷ.
Hai là, do năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng năng lực đội ngũ cán bộ công chức của VQGXT và cán bộ các cấp ở địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, do số cán bộ quá ít so với diện tích rộng lớn cần bảo vệ nghiêm ngặt và phương tiện quản lý cũng như các cơ sở vật chất kỹ thuật vô cùng thiếu thốn đặc biệt còn thiếu các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên sâu của nghiệp vụ bảo tồn thiên nhiên. Chính vì thế, lực lượng cán bộ quản lý không thể kiểm soát nổi các hoạt động vi phạm các quy định về bảo tồn tại đây.
Ba là, thể chế quản lý còn nhiều bất cập: Trong hoàn cảnh sức ép về khai thác tài nguyên tự nhiên của cộng đồng dân vùng đệm lên vùng lõi của VQGXT ngày càng gay gắt và phức tạp thì cơ chế quản lý, đặc biệt là thể chế về bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lại tỏ ra chưa phù hợp với thực tiễn quản lý. Do VQG thuộc sở NN&PTNT và BQL VQG có điểm xuất phát từ ngành lâm nghiệp nên không có thẩm quyền xử lý vi phạm về Luật thuỷ sản và Luật bảo vệ môi trường. Chỉ những vụ vi phạm mang tính huỷ diệt như: dùng xung điện hoặc hoá chất độc hại, BQL mới có thể bắt quả tang trình cấp có thẩm quyền giải quyết. Bởi vậy việc khai thác NLTS ở khu vực có diễn biến rất phức tạp và rất khó kiểm soát. Hoạt động khai thác tài nguyên môi trường quá mức của cộng đồng địa phương như hiện tại sẽ tạo nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái, làm sai hỏng mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước ở khu vực VQGXT.
Bốn là, nhận thức của cộng đồng địa phương về vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên còn hạn chế. Trước khi vùng ĐNN này gia nhập Công ước Ramsar, đa số người dân chưa nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Từ đó đến nay, nhờ các chương trình tuyên truyền giáo dục nên một bộ phận dân chúng có mức độ dân trí cao hơn đã có nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, họ chưa hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, cũng như phải hành động thiết thực như thế nào để làm tốt sự nghiệp chung. Đa số người dân ở vùng đệm vẫn quan niệm rằng TNTN ở bãi bồi là do trời phú và vô hạn nên vẫn giữ nếp nghĩ phải tranh thủ khai thác nhằm thoả mãn lợi ích của riêng mình. Vì thế, sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên chưa có được sự hưởng ứng một cách tự giác vì lợi ích chung của cộng đồng.
Nguyên nhân cuối cùng là do nhận thức về giá trị kinh tế cho phát triển bền vững của chính quyền địa phương và người dân trong thời gian qua là chưa đúng mức. Các giá trị kinh tế của hệ sinh thái trù phú nhưng vô cùng nhạy cảm này mới chỉ được nhìn nhận và đánh giá chủ yếu trên phương diện tiêu dùng trực tiếp, rất nhiều giá trị gián tiếp bị bỏ qua. Vì không được đánh giá đúng mức nên chưa có cơ chế quản lý hợp lý nhằm hạn chế tình trạng khai thác bừa bãi của cộng đồng địa phương.
Chương III
Đánh giá tổng giá trị kinh tế và đề xuất quan điểm,
giải pháp cho phát triển bền vững VQGXT – tỉnh Nam Định
I. Đánh giá tổng giá trị kinh tế của VQGXT
Đề tài chỉ nghiên cứu và tính toán tổng giá trị kinh tế của VQGXT trong năm 2005 bởi lẽ đây là năm có rất nhiều sự cố môi trường xảy ra phần nào đã làm thay đổi nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của RNM. Đề tài cũng chỉ tính giá trị kinh tế cho 3000 ha vì trong 7100 ha ĐNN được bảo vệ nghiêm ngặt thì chủ yếu chỉ có hơn 3000 ha RNM tạo ra giá trị kinh tế, phần diện tích ĐNN còn lại tạo ra giá trị không đáng kể.
Tất cả các số liệu, giá cả tính toán đều đã được đề tài quy về thời điểm năm 2005.
1. Giá trị sử dụng
1.1. Giá trị sử dụng trực tiếp
a. Giá trị gỗ
Giá trị gỗ thu được tại VQG là từ phần diện tích có rừng, tài nguyên rừng ở đây bao gồm RNM ( cả rừng trồng, rừng tự nhiên ) và rừng phi lao.
VQG Xuân thuỷ có 14 loài cây gỗ, chúng thường mọc tự nhiên thuần loài hoặc trồng thuần loài nên nghèo về thành phần. Các loài cây gỗ chủ yếu là Mắm biển, Sú, Vẹt dù, Trang, Đước và Phi lao mọc tập trung ở Cồn Lu, Cồn Ngạn, các loài còn lại có số lượng ít, xuất hiện rải rác.
Hiện nay, diện tích rừng của VQG có trữ lượng gỗ kinh tế ước tính khoảng 3.000 ha với cấp tuổi từ 10 năm (trồng năm đầu tiên 1995) đến 5 năm (trồng năm 2000) và gần 100 ha rừng phi lao. Theo số liệu thống kê của VQG thì trữ lượng gỗ bình quân ở RNM là 65 m3/ha.
Theo lý thuyết, sản lượng gỗ kinh tế lấy ra hàng năm sẽ bằng 1/10 tổng trữ lượng của một khu rừng, với một chu kỳ rừng ở đây vào khoảng 15 năm. Tại VQG Xuân Thuỷ, do tuổi cây khác nhau nên sản lượng gỗ kinh tế thực tế có thể khai thác chỉ là 80% của 1/10 trữ lượng đây là đánh giá của các cán bộ lâm sinh làm việc tại VQG. Với giá gỗ đứng ở rừng là 50 nghìn đồng/1cây, hay 200 nghìn/1m3, và giá gỗ thương phẩm tại địa phương vào thời điểm tính toán là 300 nghìn đồng/1m3.
Như vậy, tổng sản lượng gỗ có thể khai thác tại 3.000 ha rừng của VQG là:
3.000 x 65 x 1/10 x 0,8 = 15.600 (m3)
Giá trị kinh tế trung bình của sản lượng gỗ hàng năm là:
( 15.600 x 300.000 ) : 15 = 312.000.000 (đồng)
b. Giá trị củi
Sản phẩm củi chủ yếu thu được từ hơn 3000 ha rừng ngập mặn của vùng đất ngập nước, người dân khai thác không để đem bán trên thị trường mà phần lớn được dùng trực tiếp làm chất đốt, làm hàng rào bảo vệ các đầm tôm. Quá trình khai thác diễn ra dưới hai hình thức:
+ Quá trình tỉa thưa RNM: Trong quá trình nuôi tôm các chủ đầm đã tiến hành tỉa thưa rừng ngập mặn xuống còn dưới 50%. Theo số liệu thống kê tại VQG, diện tích RNM trong các đầm tôm là 1.063 ha, sản lượng củi bình quân thu được sau những lần tỉa thưa là 7 m3/ha (trong 1 chu kỳ 15 năm). Giá 1m3 sản phẩm củi vào thời điểm tính toán là 200.000đ.
Giá trị kinh tế trung bình hàng năm của sản lượng củi thu được do tỉa thưa là:
( 1.063 x 7 x 200.000 ) : 15 = 99.213.333 (đồng)
+ Ngoài ra, sản lượng củi còn được khai thác ở cả rừng ngập mặn tự nhiên và rừng trồng với tổng diện tích hơn 2.000 ha. Theo lý thuyết thì sản lượng củi có thể khai thác chỉ chiếm 1/10 tổng trữ lượng trong một chu kỳ rừng là 15 năm. Theo số liệu thống kê của VQG thì các loại hình RNM ở khu vực được tạo bởi những loài thực vật thấp nhỏ nên trữ lượng củi ít, trung bình là 4,2 m3/1ha.
Tổng sản lượng củi có thể khai thác: 2.000 x 4,2 x 1/10 = 840 (m3)
Vậy giá trị kinh tế trung bình hàng năm của sản lượng củi khai thác là:
( 840 x 200.000 ) :15 = 11.200.000 (đồng)
Như vậy, giá trị kinh tế bình quân của sản phẩm củi thu được tại VQG là 110.413.333 đồng/ năm.
c. Các lâm sản ngoài gỗ
Các lâm sản ngoài gỗ lấy được từ VQG bao gồm nhiều loại cây rừng tự nhiên, nhiều loài cây cỏ như các cây họ cói (làm thảm, chiếu), quả vẹt (làm tananh), rễ các cây ngập mặn làm nút Lie, các loại cây làm thuốc có giá trị như: dứa dại, sài hồ, sâm đất, củ gấu... Các sản phẩm phụ này do các hộ gia đình thu hoạch để bán hoặc để tự tiêu dùng.
Theo số liệu ước tính của phòng thống kê huyện Giao Thuỷ thì hàng năm có khoảng 50 hộ dân địa phương và các đối tượng vãng lai đến VQG thu hoạch các sản phẩm phụ trên. Khi xuống thực tế tại VQG, tiếp xúc với các hộ khai thác nguồn lâm sản phi gỗ này, họ cho biết thu nhập trung bình một năm từ nguồn sản phẩm này của họ là 600.000 đồng.
Như vậy, tổng giá trị kinh tế thu được từ các lâm sản ngoài gỗ là:
50 x 600.000 = 30.000.000 (đồng)
d. Giá trị đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
Nuôi trồng thuỷ sản là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn tài nguyên phong phú của VQG, khu dự trữ thiên nhiên sẽ đem dến môi sinh an lành cho nghề NTTS. Khu RNM là sinh cảnh, đồng thời cũng là vườn ươm con giống và cung cấp một nguồn thức ăn (là bùn bã hữu cơ) dồi dào cho nguồn lợi thuỷ sản sinh sôi. Nghề nuôi trồng nhuyễn thể ở các xã Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải phát triển mạnh, hàng năm đã cho thu nhập nhiều chục tỷ đồng. Ngoài ra nghề nuôi rong câu, nghề nuôi tôm trong hệ thống các đầm tôm cũng khá phát triển. Tuy nhiên các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản này vẫn mang tính tự phát, quảng canh, chưa ổn định nên tính bền vững không cao.
Sản phẩm thuỷ sản đem lại giá trị kinh tế từ RNM là lượng thuỷ sản từ đánh bắt và nuôi trồng, chủ yếu là các loại: cá, tôm, cua, ngao, vạng.... chúng được nuôi bằng hình thức quảng canh, tức là nguồn thức ăn và con giống từ tự nhiên là chính. Nguồn lợi thuỷ sản ở đây được đánh bắt chủ yếu theo các phương pháp truyền thống đòi hỏi ít vốn đầu tư cho các phương tiện đánh bắt.
Để tính được giá trị của nguồn lợi thuỷ sản của VQG, đề tài đã sử dụng các số liệu thu thập được từ Phòng thống kê huyện Giao Thuỷ kết hợp với các thông tin thu được từ VQG, từ các hộ khai thác tại 19 đầm tôm và các bãi Vạng đang hoạt động trong phần lõi của VQG. Sau thời gian điều tra thực tế, đề tài đã thu được sản lượng khai thác trung bình của từng nguồn lợi thuỷ hải sản. Bước tiếp theo là tìm hiểu giá thị trường trung bình tại địa phương trong năm 2005 của từng loại sản phẩm mà các đầm tôm và bãi Vạng khai thác được. Cuối cùng giá trị thuỷ hải sản được xác định theo công thức:
GT =
Trong đó: GT là giá trị thuỷ hải sản.
Pi, Qi lần lượt là giá bán và sản lượng của sản phẩm thứ i.
Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1 Giá trị thuỷ sản thu hoạch hàng năm từ VQGXT
Sản phẩm
Sản lượng (kg)
Đơn giá (VNĐ/kg)
Giá trị KT (VNĐ)
Cá
45.135
8.000
361.080.000
Tôm
Sú
15.296
45.000
688.320.000
Rảo
10.744
125.000
1.343.000.000
Cua bể
13.362
65.000
868.530.000
Rau câu
300.000
3.000
900.000.000
Ngao + vạng
5.000.000
7.000
35.000.000.000
ĐVthân mềm, hai mảnh vỏ các loại
-
-
143.820.000
Tổng
39.304.750.000
e. Giá trị khai thác các nguồn lợi tự nhiên ở khu vực
Theo số liệu của phòng thống kê huyện Giao Thuỷ, trung bình một ngày có tới 500 người dân từ các xã vùng đệm và dân từ các vùng lân cận tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên tại địa bàn VQG. Họ khai thác quanh năm chỉ trừ một vài tháng có mưa lớn và dai dẳng, trung bình một năm người dân khai thác là 300 ngày. Vào thời điểm nông nhàn và mùa vụ khai thác vạng giống và cua bể giống, con số này còn cao hơn nhiều ( khoảng một vài ngàn người ). Qua điều tra thực tế bằng cách phỏng vấn trực tiếp những người dân khai thác, họ cho biết bình quân một ngày họ thu được khoảng 45.000 đồng. Như vậy, thu nhập từ khai thác tự do đạt khoảng: 500 x 45.000 = 22.500.000 triệu đồng/ngày.
Như vậy, mỗi năm nguồn lợi tự nhiên của vùng đất ngập nước này là:
22.500.000 x 300 = 6.750.000.000 (đồng)
f. Giá trị du lịch và giải trí
Theo số liệu thống kê của VQGXT, những năm gần đây số đoàn khách quốc tế đến VQGXT khoảng 30 - 40 đoàn/năm. Số lượng khách trung bình 150 lượt người/năm, với gần 30 quốc tịch. Khách có quốc tịch đông nhất là Anh, Mỹ, Hà Lan và Australia. Phần lớn du khách là những nhà khoa học về sinh học ( nghiên cứu chim hoặc rừng ngập mặn và thuỷ sinh). Một số khách du lịch đến xem chim vào mùa chim di trú, theo thông tin trên mạng internet, hoặc qua môi giới của các công ty lữ hành như: Sài Gòn Tourist, Dalat Tourist, Sao mai, Hoàn Kiếm... Nói chung lượng khách quốc tế còn nhỏ, có ít khách du lịch đi theo tour sinh thái.
Khách trong nước gia tăng hàng năm, khoảng > 200 đoàn/năm. Số lượng khoảng 2.000 người/năm. Đối tượng chủ yếu là: sinh viên, học sinh, cán bộ thăm quan và con em địa phương đi xa về thăm quê. Với khách trong nước, Vườn quốc gia chưa có dịch vụ nên chưa quản lý tốt đối tượng này, bởi vậy hiện trạng du lịch còn khá hoang sơ.
Cũng theo số liệu mà VQG cung cấp thì thời gian các đoàn nghỉ lại trung bình là 2 ngày/đoàn với mức doanh thu trung bình là 100.000đ/1 khách nội địa và 100$/1khách nước ngoài ( 1$ = 15.900 VNĐ, thời giá 12/2005 ).
Như vậy hoạt động du lịch đã mang lại lợi ích cho VQG trung bình một năm là:
150 x 100 x 15.900 + 2.000 x 100.000 = 438.500.000 (đồng)
g. Nguồn lợi từ sinh vật hoang dã
Các loài động vật trên cạn được tính ở VQG bao gồm các loài chim, thú, côn trùng... xuất hiện, tồn tại và phát triển từ sinh cảnh RNM. Hầu hết các loài động vật hoang dã nơi đây không thể định giá kinh tế theo giá thị trường (ví dụ như tính theo giá trị thực phẩm đặc sản, lông, hiện vật trang trí...) trừ một số loài cho sản phẩm kinh tế gián tiếp trong khuôn khổ luật pháp cho phép thu hoạch như : ong cho mật (ong lấy nhuỵ hoa các cây rừng) ; một số loài chim (đặc biệt là chim nước) cho một phần nhỏ số trứng có thể dùng làm thực phẩm.
Các cán bộ lâm sinh của VQG cho biết, mặc dù hoa của các loài cây trong rừng ngập mặn chỉ nở trong một vài tháng nhất định, trung bình khoảng 4 tháng/năm nhưng chúng đã cung cấp một lượng khá lớn phấn hoa cho mật ong, khoảng 40 tấn mật/năm. Với giá thị trường của mỗi kg mật onấntị thời điểm năm 2005 là 12.000 đồng thì lợi ích kinh tế thu được từ việc nuôi ong trong rừng ngập mặn là:
40.000 x 12.000 = 480.000.000 (đồng)
Giá trị về mặt tiền tệ của những sản phẩm trên tuy không lớn nhưng xét về ý nghĩa khoa học, đa dạng sinh học phải được định giá theo tiêu chí bảo tồn thiên nhiên thì tổng giá trị của tập đoàn động vật hoang dã tại khu vực là rất lớn.
h. Giá trị kinh tế thu được từ việc chăn thả gia súc trong vùng ĐNN
Hàng ngày có khoảng 400 con trâu bò của người dân và hơn 100 con dê của bộ đội biên phòng chăn thả tự do trong khu vực VQG. Nhờ có nguồn thức ăn từ VQG nên các hộ gia đình không phải mất thêm một khoản chi phí cho hoạt động chăn nuôi của mình. Vậy để ước tính lợi ích mà vùng ĐNN của VQG mang lại cho dân cư địa phương thì phương pháp đơn giản nhất thường được áp dụng là tính toán xem hàng năm các hộ chăn nuôi gia súc tự do tiết kiệm được bao nhiêu chi phí do không phải mua thêm thức ăn cần thiết. Khi hỏi các hộ gia đình về vấn đề này, họ cho biết rằng nếu không chăn thả gia súc ở VQG thì trung bình mỗi ngày họ sẽ phải mất thêm 3.000 đồng để mua các loại rau, cỏ cho một con gia súc.
Như vậy mỗi năm lợi ích kinh tế thu được do việc chăn thả gia súc là:
500 x 3.000 x 360 = 540.000.000 (đồng)
1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp
Giá trị sử dụng gián tiếp được tính toán dựa trên lợi ích thu được từ các chức năng sinh thái của ĐNN.
a. Chức năng bảo vệ đê biển, chắn sóng và gió bão
Từ xa xưa, những người dân ven biển vùng đồng bằng sông Hồng đã biết trồng cây chắn sóng để bảo vệ cuộc sống của cộng đồng, đặc biệt họ đã biết trồng các loại cây như trang, bần, đước, sú vẹt... dọc bờ biển cửa sông để bảo vệ đê vì rễ thực vật của RNM làm giảm năng lượng của sóng, dòng chảy và các lực lượng xói mòn khác.
Những dải đất ngập mặn sau khi có rừng không chỉ được bồi tụ và nâng cao, thành phần bùn sét chặt lại, tạo nên đất phù sa phì nhiêu, không chỉ đóng vai trò như “bức tường xanh” vững chắc chắn sóng và bảo vệ đê biển và cộng đồng dân cư mỗi khi mưa bão mà RNM còn có tác dụng luôn ổn định địa hình bờ biển, phân tán bớt năng lượng của sóng, gió và thuỷ triều. Nghiên cứu của Mazda và cộng sự (1997) ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình cho thấy: nơi có rừng ngập mặn rộng 1,5km thì sóng cao 1m từ ngoài bãi trống sẽ giảm chiều cao của sóng chỉ còn 0,05m khi tới chân các bờ đầm do đó không gây hư hại. Nếu không có rừng cũng khoảng cách đó chiều cao của sóng 1m khi đến chân bờ đầm chiều cao của sóng còn 0,75 m làm bờ đầm bị xói lở.
Như vậy, ta thấy vai trò của RNM trong việc bảo vệ đê biển, chắn sóng và gió bão là rất lớn. Để đánh giá được giá trị này đề tài chia làm hai giai đoạn tính toán là trước mùa mưa bão và sau mùa mưa bão.
* Trước mùa mưa bão
Để giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra, hàng năm trước mùa mưa bão các địa phương gần biển đều phải bỏ chi phí để tu bổ, bảo dưỡng đê biển. Theo báo cáo của huyện Giao Thuỷ, trong những năm địa phương bị mất RNM do hoạt động khai thác rừng bừa bãi thì mỗi lao động ở các xã vùng đệm phải đóng góp 20.000 đồng hoặc một ngày công/năm. Nhưng 3 năm trở lại đây, với tổng số 32km đê biển của huyện Giao Thuỷ trong đó có 11km bờ biển tại VQGXT được RNM trưởng thành bảo vệ nên hầu như không phải mất chi phí cho công tác tu bổ đê hàng năm. Hiện nay, hàng năm mỗi lao động chỉ phải đóng góp 15.000 đồng cho công tác bảo vệ phần đê biển còn lại không có rừng bảo vệ.
Theo số liệu thống kê toàn huyện Giao Thuỷ có 23.412 người trong độ tuổi lao động. Vậy giá trị bảo vệ đê biển hàng năm của RNM là:
184.000.000 (đồng)
* Sau mùa mưa bão
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nắng nhiều, mưa nhiều, hạn hán lũ lụt thường xuyên xảy ra và để lại hậu quả rất nặng nề đặc biệt là ở các địa phương ven biển. RNM giúp đê biển chống đỡ được sự tàn phá của thiên nhiên, điều này đã được chứng minh rất rõ qua cơn bão số 7. Bão số 7 ập đến với sức gió giật cấp 11-12, nước biển dâng cao đã làm nhiều vùng của tỉnh Nam Định gập trong bể nước, nơi chịu thiệt hại nặng nhất là huyện Hải Hậu do RNM nơi đây còn lại không nhiều. Sau cơn bão này, Nhà nước đã dành 80 tỷ đồng từ ngân sách cho tỉnh Nam Định để đắp lại đê biển bị vỡ, bị sạt lở. Trong đó huyện Giao Thuỷ được nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32754.doc