Chuyên đề Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè

MỤC LỤC

Trang bìa.i

Lời cảm tạ.ii

Lời cam đoan.iii

Nhận xét của cơquan thực tập.iv

Bản nhận xét luận văn tốt nghiệp.v

Mục lục.vi

Danh mục biểu bảng.x

Danh mục hình.xi

Danh sách từviết tắt.xii

Tómtắt.xiii

Chương 1:GIỚI THIỆU.1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU.1

1.1.1. Sựcần thiết nghiên cứu.1

1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiễn.1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊNCỨU.2

1.2.1. Mục tiêu chung.2

1.2.2. Mục tiêu cụthể.3

1.3. PHẠMVI NGHIÊN CỨU.3

1.3.1. Không gian.3

1.3.2. Thời gian.3

1.3.3. Đối tượng nghiêncứu.3

1.4. GIẢTHUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.3

1.4.1. Giảthuyết cần kiểm định.3

1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu.4

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.4

Chương 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU.6

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.6

2.1.1. Khái quát vềtín dụng.6

2.1.2. Rủi ro tín dụng.14

2.1.3. Phân loại nợ.17

2.1.4. Các chỉtiêu cơbản đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng vàmức độrủi

ro của Ngân hàng.18

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.19

2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu.19

2.2.2. Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu.19

Chương 3:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ.21

3.1. LỊCH SỬHÌNH THÀNH VÀ PHÁTTRIỂN.21

3.2. CƠCẤU TỔCHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN.22

3.2.1. Cơcấu tổchức.22

3.2.2. Chức năng của các phòng ban.22

3.2.3. Chức năng hoạt động của NHNo& PTNN huyện Cái Bè.23

3.3. MỘT SỐQUY CHẾVỀCHO VAY TẠI NHNo&PTNT CÁI BÈ.24

3.3.1. Điều kiện vay vốn.24

3.3.2. Nguyên tắc và thời hạn vay vốn.24

3.3.3. Đối tượng cho vay.25

3.3.4. Hồsơvay vốn.26

3.3.5. Tài sản thếchấp.26

3.4. QUY TRÌNH CHO VAY.27

3.5. TÌNHHÌNHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 03NĂM QUA CỦA

NHNo&PTNT CÁI BÈ.28

3.5.1. Tình hình huy động vốn.28

3.5.2. Tình hình sửdụng vốn.33

3.5.3. Kết quảhoạt động kinh doanh qua 03 năm 2005-2007.36

3.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.40

3.6.1. Thuận lợi.40

3.6.2. Khó khăn.41

3.7. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẮP TỚI CỦA NGÂN HÀNG.42

Chương4:PHÂNTÍCHHIỆU QUẢCHO VAY VÀ RỦI TO TÍN DỤNG

HỘSẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ.44

4.1. PHÂN TÍCH DOANH SỐCHO VAY.44

4.1.1. Doanh sốcho vay theo thời hạn tín dụng.44

4.1.2. Doanh sốcho vay theo ngành kinh tế.46

4.2. PHÂN TÍCH DOANH SỐTHU NỢ.49

4.2.1. Doanh sốthu nợtheo thời hạn tín dụng.49

4.2.2. Doanh sốthu nợtheo ngành nghề.50

4.3. DƯNỢ.53

4.3.1. Dưnợtheo thời hạn tín dụng.53

4.3.2. Dưnợtheo ngành nghề.54

4.4. NỢQUÁ HẠN.57

4.4.1. Nợquá hạn theo thời hạn tín dụng.57

4.4.2. Nợquá hạn theo ngành nghề.59

4.5. MỘT SỐCHỈTIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢCHO VAY HỘSẢN XUẤT

VÀ RỦI RO TÍN DỤNG HỘSẢN XUẤT.61

Chương 5: MỘT SỐBIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢCHO VAY VÀ

PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG HỘSẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG

No&PTNT HUYỆN CÁI BÈ.65

5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀTÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘSẢN

XUẤT CỦA CHI NHÁNH.65

5.1.1. Những kết quả đạt được.65

5.1.2. Những mặt tồn tại.66

5.2. CĂN CỨ ĐỀXUẤT BIỆN PHÁP.67

5.3. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG HỘSẢN XUẤT.70

5.3.1. Đối với khách hàng.70

5.3.2. Đối với Ngân hàng.71

5.3.3. Đối với chính quyền địa phương và tổtrưởng liên danh.73

Chương 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.74

6.1. KẾT LUẬN.74

6.2. KIẾN NGHỊ.76

6.2.1. Ngân hàng cấp trên.76

6.2.2. Ngân hàng Nông nghiệp Cái Bè.77

6.2.3. Kiến nghị đối với khách hàng.78

TÀI LIỆU THAM KHẢO.79

PHỤLỤC.80

pdf87 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong kinh doanh. Chi nhánh đã đề ra những biện pháp vừa mang tính cấp thiết vừa lâu dài về chiến lược kinh doanh, chiến lược khắc phục rủi ro, trước sự chỉ đạo, điều hành của Ban Lãnh đạo cùng với sự cố gắng và quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên (xem trang 43). * Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Cái Bè trong 3 năm qua (2005-2007): Tóm lại qua việc phân tích hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cái Bè từ năm 2005 đến năm 2007, có thể nhận thấy một số kết quả sau: + Tình hình huy động vốn: vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng qua các năm và tốc độ tăng ngày càng cao. Trong đó vốn huy động năm 2007 tăng đáng kể so với năm 2006 (tăng 35,69% số tuyệt đối là 72.866 triệu đồng). Cùng với sự gia tăng của vốn huy động thì vốn điều hoà cũng tăng theo làm tổng nguồn vốn tăng. Nhưng nhìn chung vốn điều hoà luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, đây là vấn đề mà Ngân hàng cần xem xét, đó là tăng vốn huy động đồng thời giảm vốn điều hoà để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới. + Với nguồn vốn có được, Ngân hàng sử dụng chủ yếu là đầu tư vào tín dụng. Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn thì Ngân hàng cho vay ngày càng nhiều làm cho doanh số cho vay tăng đáng kể qua 3 năm, chứng tỏ Ngân hàng cho vay rộng rãi đến các đối tượng sản xuất, các thành phần kinh tế,… thị phần tín dụng của Ngân hàng trên địa bàn huyện ngày càng tăng. + Song song với việc tăng doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng, hay Ngân hàng thu hồi tốt vốn đầu tư tín dụng của mình, đó là do sự chỉ đạo sáng suốt của Ban Giám đốc, sự nhiệt tình, năng nỗ của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ, đồng thời cũng phải kể đến sự chuyển biến tích GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 39 SVTH: Trần Quốc Thái Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè cực trong kinh tế huyện, sản xuất kinh doanh hiệu quả tăng nên đảm bảo trở nợ theo hạn định. + Tuy nhiên, Ngân hàng cũng duy trì một mức dư nợ đáng kể để đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng. Mặc dù dư nợ có cao nhưng không thể tránh khỏi nợ quá hạn. Nợ quá hạn này do đa số là của hộ sản xuất, do đây là thành phần kinh tế thực hiện các phưong án sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, một số yếu tố bất khả kháng làm giảm thậm chí mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng cần tìm mọi biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục những rủi ro do nợ quá hạn gây ra. + Kết quả hoạt động kinh doanh: thu nhập của Chi nhánh tăng mạnh qua 3 năm, nhưng chi phí cũng tăng theo đáng kể đã làm giảm lợi nhuận. Lợi nhuận năm 2007 giảm so với năm 2006, lợi nhuận năm 2006 thì tăng so với năm 2005. Chi phí tăng chủ yếu là do một số khoảng chi bắt buộc, chi theo lương, mở rộng qui mô kinh doanh, chi tài sản, chi sinh hoạt cũng tăng theo đơn giá mới của Nhà nước,… Trong thời gian tới Ngân hàng cần cố gắng tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng cần tìm mọi biện pháp giảm chi phí. 3.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.6.1. Thuận lợi - Huyện Cái Bè có thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Phần lớn đất ở đây là đất phù sa do sông Tiền bồi đắp, thuận lợi lớn cho việc sản xuất cây trồng vật nuôi, tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn qua việc ngày càng nhiều hộ sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao và xu hướng trong tương lai sẽ trở thành những vườn chuyên canh cây ăn trái đặc sản. Đây là những điều kiện thuận lợi để Chi nhánh mở rộng hoạt động tín dụng và huy động vốn. - Chi nhánh ra đời trước các Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên địa bàn nên có số lượng khách hàng truyền thống và đông đảo. - Trụ sở NHNo&PTNT huyện Cái Bè đặt tại trung tâm của Thị trấn Cái Bè, đường giao thông tiện cho khách hàng đến giao dịch và thuận lợi để nắm bắt thông tin kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh,… - Ngân hàng có hệ thống cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại có thể đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng, trụ sở khang trang tạo niềm tin cho khách hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản,… GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 40 SVTH: Trần Quốc Thái Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè - Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngân hàng. Hệ thống kế toán được lập trình phần mềm máy vi tính hiện đại nên việc tính toán chính xác rất cao, lưu trữ dữ liệu thông tin được bảo mật. - Thủ tục cho vay đơn giản, dễ hiểu, nhanh chóng, đảm bảo các quy định. - Ban lãnh đạo với nhiều năm kinh nghiệm, có tầm nhìn xa, quản lý sâu sắc, tập thể cán bộ rất nhiệt tình, năng nỗ, đoàn kết với không khí làm việc thân thiện. - Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một xã trong Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng áp sát địa bàn, nắm bắt kịp thời các thông tin và tạo lập mối quan hệ quen thuộc với khách hàng. Đồng thời cũng được Ban Giám đốc quan tâm đổi địa bàn để tránh tình trạng tiêu cực trong hoạt động tín dụng. - Dịch vụ ngân hàng càng được mở rộng, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức. 3.6.2. Khó khăn - Huy động vốn của Ngân hàng chưa cao, chỉ tập trung chủ yếu ở thị trấn Cái Bè, còn các nơi trên địa bàn ấp, xã thì khả năng huy động vốn chưa nhiều, nên Ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều hòa đầu tư cho vay điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng vì lãi suất vốn điều hòa cao hơn lãi huy động. - Trên địa bàn còn có các ngân hàng khác hoạt động như: Ngân hàng công thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín,… đến đầu tư cho vay. Nên việc cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt hơn, chủ yếu là cạnh tranh lãi suất, do lãi suất (đầu ra và đầu vào) của Ngân hàng nông nghiệp Cái Bè chịu sự chi phối của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn thôn Tỉnh. - Điều kiện giao thông nông thôn của huyện đã được các cấp chính quyền quan tâm mở rộng, thế nhưng các hộ vay vốn phân tán khắp nơi đã gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định cho vay và thu hồi nợ, đối chiếu và xử lý nợ quá hạn,… - Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là hộ nông dân vay sản xuất nông nghiệp nên số lượng khách hàng đông, địa bàn rộng, món vay nhỏ nên công tác quản lý vốn đã cho vay, thông báo, xử lý nợ đến hạn và quá hạn của cán bộ tín dụng gặp không ít những khó khăn. - Các ngân hàng quốc doanh hầu như được trang bị máy rút tiền tự động (ATM), còn NHNo&PTNT Cái Bè thì chưa. GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 41 SVTH: Trần Quốc Thái Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè - Sự tấn công của sâu bệnh, dịch bệnh lũ lụt hàng năm cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Giá cả nông sản không ổn định, dịch cúm gia cầm gần như đã bị dập tắt nhưng hậu quả của nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ chăn nuôi, và nó cũng còn nhiều nguy cơ tái bùng phát. - Giá vàng, tỷ giá ngoại tệ ngày càng thay đổi theo chiều hướng bất lợi, thị trường bất động sản luôn biến động bất thường. Từ đó làm ảnh hưởng đến lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư đầu tư qua ngân hàng, tình trạng khan hiếm vốn xảy ra, không đáp ứng được nhu cầu khách hàng. 3.7. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẮP TỚI CỦA NGÂN HÀNG Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cái Bè xây dựng kế hoạch kinh doanh trong năm 2008 như sau: + Nguồn vốn huy động nội tệ tăng 20% hay tăng so với cuối năm 2007 (tức đạt được 324.200 triệu đồng). Trong đó chú trọng việc huy động tiền gởi không kỳ hạn, vốn có kỳ hạn <12 tháng để nâng cao năng lực tài chính vì đây là nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp có thể hạ chi phí sử dụng vốn. Riêng vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ tăng trưởng 40%, để cuối năm 2008 đạt 8.275 triệu đồng. + Tỷ trọng tiền gởi dân cư trên tổng nguồn vốn huy động chiếm trên 83%. + Tỷ trọng dư nợ thông thường tăng trưởng 15% (hay tăng 84.000 triệu đồng) so với cuối năm 2007. Tổng dư nợ thông thường của Ngân hàng đến cuối năm 2008 đạt 649.000 triệu đồng. + Tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn chiếm 40% trong tổng dư nợ. + Tỷ lệ nợ xấu phấn đấu đạt thấp hơn 4,5% tổng dư nợ. + Chênh lệch thu nhập, chi phí chưa lương: phải đạt 18.000 triệu đồng đủ sức đảm bảo an toàn cho tình hình tài chính và đủ chi lương theo mức cho phép. + Thu dịch vụ ngoài tín dụng: phấn đấu đạt 2,2% tổng thu nhập ròng. + Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào: 0,4%/tháng. Mục tiêu trước mắt và lâu dài của Chi nhánh là không ngừng tăng thu nhập, năm sau cao hơn năm trước và đảm bảo sao cho quỹ thu nhập đủ chi lương kinh doanh ở mức Ngân hàng nông nghiệp cho phép. Muốn tăng thu nhập thì trước hết Ngân hàng phải tăng vốn tự lực tại địa phương vì đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp, tiếp tục tăng dư nợ vay. Tăng cường và giữ vững thị phần cạnh tranh với Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Bên cạnh tăng trưởng dư nợ phải GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 42 SVTH: Trần Quốc Thái Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè đảm bảo kiểm soát được nợ và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo nguồn thu tài chính. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra thì Chi nhánh đã đưa ra những giải pháp cụ thể sau: * Ngân hàng nông nghiệp Cái Bè tiếp tục tăng huy động vốn và xem đây là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo cơ sở tăng trưởng tín dụng, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Bên cạnh việc đa dạng huy động vốn với lãi suất phù hợp của Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh. Bằng các biện pháp nâng cao phong cách phục vụ khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng lớn và giữ chân khách hàng truyền thống. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo, áp dụng lãi suất huy động có cạnh tranh để giữ khách hàng. Cố gắng tạo nhận thức cho cán bộ công nhân viên về tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, giao chỉ tiêu huy động vốn nông thôn cho từng cán bộ tín dụng. * Tăng dư nợ vay đáp ứng vốn sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chủ yếu là mở rộng đối tượng đầu tư, khách hàng truyền thống từ trước đến nay. Tìm kiếm khách hàng mới nhất là các doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả,… [4, tr.11]. GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 43 SVTH: Trần Quốc Thái Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY VÀ RỦI TO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ 4.1. PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY Doanh số cho vay qua các năm không ngừng tăng. Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì cho vay là một hoạt động vô cùng quan trọng. Đây là hoạt động chính mang lại thu nhập cho Ngân hàng. 4.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Do đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi nên chu kỳ sản xuất thường ngắn, vì thế các hộ nông dân thường vay ngắn hạn (≤ 12 tháng), còn trung-dài hạn thì có tỷ trọng thấp hơn (Phụ lục 1). Doanh số cho vay hộ sản xuất của NHNo Cái Bè được trình bày trong bảng số liệu sau: Bảng 5. DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007 ĐVT: triệu đồng (Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè) NĂM So sánh chênh lệch 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 321.574 338.705 424.241 17.131 5,33 85.536 25,25 Trung-dài hạn 102.206 113.436 139.939 11.23 10,99 26.503 23,36 Tổng cộng 423.780 452.141 564.180 28.361 6,69 112.039 24,78 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng cộng Hình 8. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng (Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè) GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 44 SVTH: Trần Quốc Thái Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè * Doanh số vay ngắn hạn Đây là hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng vì đa số khách hàng là nông dân, họ vay vốn chủ yếu để trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc vườn,… mà nhu cầu vốn đối với những hoạt động này thường không cao nhưng do số lượng khách hàng đông nên tổng giá trị tiền cho vay của Ngân hàng lớn. Thời gian hoàn vốn của vay ngắn hạn tương đối ngắn và lãi suất thấp hơn vay trung - dài hạn. Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm đều tăng, cụ thể như sau: năm 2005 doanh số cho vay đạt 321.574 triệu đồng, sang năm 2006 doanh số cho vay tăng 5,33% tức tăng 17.131 triệu đồng. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt đến 424.241 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 85.536 triệu đồng tức tăng đến 25,25%, có thể thấy rằng tỷ trọng ngắn hạn một lần nữa chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay năm 2007 (chiếm 75,20% trong tổng doanh số cho vay). Việc cho vay ngắn hạn mặc dù thời gian hoàn vốn nhanh, nhưng một khi có biến cố xảy ra đối với người sản xuất thì họ khó có thể tìm được nguồn vốn trả nợ, do đó nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn cho Ngân hàng cũng rất rất cao. * Doanh số cho vay trung-dài hạn Cho vay trung-dài hạn chủ yếu là cho vay để xây dựng, sửa chữa nhà, cho vay đi xuất khẩu lao động, mua máy nông nghiệp,… Hơn nữa vay trung-dài hạn thì lãi suất cao hơn, thủ tục và hồ sơ cho vay cũng tương đối nhiều so với vay ngắn hạn, tốn kém thời gian nhiều hơn nhất là thủ tục đăng ký thế chấp tài sản (vay kinh doanh hay các món vay >30 triệu đối với sản xuất nông nghiệp). Do đó nó chưa chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Mặt khác, do tâm lý người dân không muốn nợ Ngân hàng quá lâu vì họ nghĩ rằng thu nhập của mình không ổn định nên không trả đúng nợ gốc và lãi theo phân kỳ trả nợ. Thực tế cho thấy rằng doanh số cho vay trung-dài hạn chỉ đạt 102.206 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20,12% trong tổng doanh số cho vay nhưng sang năm 2006 do nhu cầu cuộc sống tăng lên, sửa chữa, xây nhà cần thêm nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng, nhưng một phần cũng do người dân thâm canh sản xuất, cải tạo vườn và mua máy nông nghiệp đầu tư cho sản xuất nên đã làm cho doanh số cho vay trung-dài hạn tăng nhanh. GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 45 SVTH: Trần Quốc Thái Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè Doanh số cho vay trung-dài hạn năm 2006 tăng 11.203 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 10,99%. Năm 2007 doanh số cho vay trung-dài hạn tiếp tục tăng, mặc dù tỷ trọng của nó giảm còn 24,08% trong tổng doanh số cho vay năm 2007 nhưng so với năm 2006 doanh số cho vay trung-dài hạn lại tăng được 26.503 triệu đồng triệu đồng hay tăng 23,31%. 4.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Các ngành nghề kinh tế đi vay tại Ngân hàng nông nghiệp Cái Bè chủ yếu là các ngành: nông nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ, thuỷ sản, và một số vay kinh doanh sản xuất nhỏ, tôn nền, sửa chữa, xây nhà, vay tiêu dùng,… Để thấy rõ sự biến động doanh số cho vay từng ngành xem xét doanh số mà ngân hàng đã cho vay trong ba năm qua và được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 6. DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007 ĐVT: triệu đồng NĂM So sánh chênh lệch 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 234.297 261.496 288.473 27.199 11,61 26.977 10,32 TN-DV 74.574 89.873 109.300 15.299 20,52 19.427 21,62 Thủy sản 5.400 5.350 6.730 -50 -0,93 13.80 25,79 Ngành khác 109.509 95.422 159.677 -14.087 -12,86 64.255 67,34 Tổng cộng 423.780 452.141 564.180 28.361 6,69 112.039 24,78 (Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè) 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Nông nghiệp TN-DV Thủy sản Ngành khác Tổng cộng Hình 9. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế NHNo Cái Bè năm 2005-2007 (Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè) GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 46 SVTH: Trần Quốc Thái Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè * Ngành nông nghiệp Nhìn chung tỷ trọng của ngành nông nghiệp qua các năm tăng giảm khác nhau nhưng nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất đều tăng (Phụ lục 2). Năm 2005 doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 234.297 triệu đồng, sang năm 2006 thì con số này là 261.496 triệu đồng tăng 27.199 triệu đồng. Năm 2007 doanh số cho vay ngành nông nghiệp đạt 288.473 triệu đồng tăng 26.977 triệu đồng so với năm 2006. Điều này chứng tỏ mặc dù trong những năm qua tuy có gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp (cúm gia cầm, lở mồm long móng, vàng lùn và lùn xoắn lá lúa do rầy nâu,…) nhưng người nông dân cố gắng khắc phục và tiếp tục đầu tư để phát triển sản xuất vì chỉ có đầu tư vào sản xuất thì mới mong đạt được lợi nhuận cao và khắc phục được những thiệt hại trước đây. Trước nhu cầu vốn đó Ngân hàng đã cố gắng mở rộng cho vay đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, đưa nền nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển. Tuy nhiên, do đây là ngành sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào tự nhiên và thị trường nên cũng có rất nhiều mối nguy ngại đang rình rập. * Ngành thương nghiệp-dịch vụ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đất nước nói chung và của huyện Cái Bè nói riêng. Để đạt được mục tiêu đó thì nông nghiệp, nông thôn phải không ngừng đổi mới, muốn làm được điều này thì cần thiết phải phát triển thương nghiệp và dịch vụ vì nó góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân. Căn cứ vào thực tế đó mà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè cũng rất chú trọng vào đối tượng này. Mặc dù tỷ trọng của ngành TN-DV không cao (chỉ khoảng 1/5) trong tổng doanh số cho vay nhưng thực tế doanh số cho vay của ngành này không ngừng tăng qua các năm. Năm 2006 doanh số cho vay ngành này là 89.837 triệu đồng tăng 15.299 triệu đồng hay tăng 20,52% so với năm 2005 do có sự chuyển biến tích cực của bộ mặt kinh tế nông thôn. Nhu cầu vay sử dụng vốn của ngành TN-DV lại tiếp tục tăng đến năm 2007. Doanh số cho vay năm 2007 tăng 19.427 triệu đồng tức đạt 21,62% so với năm 2006. * Thuỷ sản Ngành thuỷ sản vốn không phải là thế mạnh của vùng nên việc đầu tư vào ngành này phần nào cũng hạn chế. Nhưng nhìn chung việc cho vay vào ngành GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 47 SVTH: Trần Quốc Thái Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè này Ngân hàng cũng đã cố gắng duy trì ở một tỷ lệ nhất định (khoảng 2%). Năm 2005 doanh số cho vay ngành này là 5.400 triệu đồng sang năm 2006 doanh số cho vay ngành thuỷ sản có giảm khoảng 0,93% giảm 50 triệu đồng, mặc dù có giảm nhưng con số này là không đáng kể. Đến cuối năm 2007 thì doanh số cho vay ngành này đạt đến 6.730 triệu đồng tức tăng so với năm 2006 là 1.380 triệu đồng số tương đối là 23,79% chứng tỏ ngành thuỷ sản dần dần được đầu tư, sở dĩ con số này không cao chẳng qua là các hộ sản xuất muốn dần dần tìm hiểu thị trường đầu tư vừa phải, rút kinh nghiệm trong sản xuất sau đó mới mạnh dạn đầu tư vào ngành này hơn trong tương lai. * Ngành khác Đến cuối năm 2005 doanh số cho vay ngành khác đạt 109.509 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2006 thì doanh số cho vay ngành này có phần nào giảm đi chỉ còn 95.422 triệu đồng giảm 14.087 triệu đồng so với năm 2005. Trong năm này do đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn do dịch cúm gia cầm, bệnh trên lúa làm từ đó một số hộ bị thua lỗ còn một số khác thì chỉ đủ bù đắp chi phí sản xuất hoặc có dư chút ít thì việc nghĩ đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống còn chưa được quan tâm. Tuy nhiên, sang năm 2007 thì hoạt động sản xuất nông nghiệp, thương nghiệp-dịch vụ, thủy sản gặp nhiều thuận lợi, nhu cầu cho vốn sản xuất của các ngành này cao, một khi kinh tế phát triển thì nhu cầu cuộc sống tất yếu cũng sẽ được quan tâm đúng mức hơn. Doanh số cho vay ngành khác năm 2007 đạt được 159.677 triệu đồng đã tăng vượt bậc so với năm 2006 tăng đến 67,34% hay tăng 64.255 triệu đồng. Doanh số cho vay ngành này có tăng là do ngân hàng thực hiện những chính sách cho vay thông thoáng hơn, sử dụng vốn triệt để vì khi muốn tăng thu nhập cũng đồng nghĩa với việc tăng doanh số cho vay. Trong thời gian tới đây nhu cầu đời sống của con người càng cao do đó doanh số cho vay của đối tượng này sẽ có xu hướng ngày càng tăng. Ngân hàng phải tìm mọi cách để thu hút khách hàng về phía mình và có biện pháp quản lý thật chặt các khoản vay này. Tránh tình trạng cho vay ồ ạt nhưng việc thu hồi nợ thì yếu kém không khéo sẽ làm cho nợ xấu ngày càng tăng dẫn đến những nguy cơ về rủi ro tín dụng cho ngân hàng. GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 48 SVTH: Trần Quốc Thái Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè 4.2. PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ Doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của đơn vị vay vốn, cũng như uy tín của khách hàng về khoản vay đối với ngân hàng. Doanh số thu nợ tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng ngày càng họat động có hiệu quả. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng được phản ánh qua bảng số liệu sau: 4.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng Bảng 7. DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007 ĐVT: triệu đồng NĂM So sánh chênh lệch 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 290.302 320.973 388.457 30.671 10,57 67.484 21,02 Trung-dài hạn 69.415 91.181 132.305 21.766 31,36 41.124 45,10 Tổng cộng 359.717 412.154 520.762 52.437 14,58 108.608 26,35 (Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè) 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng cộng Hình 10. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng (Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè) * Doanh số thu nợ ngắn hạn Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay trung-dài hạn nên doanh số thu nợ của ngắn GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 49 SVTH: Trần Quốc Thái Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè hạn cũng cao (Phụ lục 3). Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng mạnh qua các năm. Doanh số thu nợ năm 2006 tăng 30.689 triệu đồng so với năm 2005 tức tăng 10,57%. Trong năm này Ngân hàng không mở rộng đầu tư mà chủ yếu thu hồi các khoản nợ đến hạn và xử lý các khoản nợ của năm trước chuyển sang nên đã làm cho doanh số thu nợ đạt khá cao. Năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 388.457 triệu đồng tăng 21,01% hay tăng 67.466 triệu đồng. Năm 2007 doanh số cho vay tăng mạnh và công tác thu nợ cũng được chi nhánh quan tâm khá tốt nên đã làm cho doanh số thu nợ tiếp tục tăng. Doanh số thu nợ ngắn hạn liên tục tăng qua các năm là do: + Chi nhánh quản lý tốt các khoản cho vay, hơn nữa cho vay ngắn hạn thì thời gian hoàn vốn nhanh, chu kỳ sản xuất ngắn. + Người vay sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nên đảm bảo trả nợ đúng hạn. + Ngoài ra còn do cán bộ tín dụng đã tận tình theo dõi động viên khách hàng tích cực trả nợ vay để tránh tình trạng chuyển thành nợ quá hạn vừa chịu lãi suất phạt cao vừa khó khăn trong những đợt vay tiếp theo. * Doanh số thu nợ trung-dài hạn Năm 2005 doanh số thu nợ trung-dài hạn là 69.415 triệu đồng tăng lên 91.181 triệu đồng ở năm 2006 và tiếp tục tăng đến 132.305 triệu đồng ở năm 2007. Doanh số thu nợ trung-dài hạn tăng chủ yếu là do đặc trưng của cho vay trung-dài hạn việc thu nợ chia thành từng kỳ với thu nợ chia nhỏ nên khoản thu hồi cũng dễ dàng. Ngân hàng luôn thực hiện hoạt động tín dụng theo phương châm “chất lượng, an toàn, hiệu quả” trong công tác điều hành phân công cụ thể. Thường xuyên theo dõi việc thực hiện phương án trả nợ của khách hàng thông qua các đợt kiểm tra sau khi cho vay, kiểm tra hiện trạng tài sản thể chấp kịp thời thu hồi vốn khi đáo hạn. 4.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành nghề Doanh số thu nợ theo ngành nghề phản ánh hiệu quả việc cấp tín dụng cho từng ngành nghề đó. Sự biến động của doanh số thu nợ theo ngành kinh tế sẽ được phân tích để đánh giá công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong từng ngành. Và được phản ánh quan bảng số liệu sau: GVHD: ThS. Dương Quế Nhu 50 SVTH: Trần Quốc Thái Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè Bảng 8. DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ ĐVT: triệu đồng (Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè) NĂM So sánh chênh lệch 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 217.244 227.547 270.105 10.303 4,74 42.558 18,70 TN-DV 66.566 84.150 97.326 17.584 26,42 13.176 15,66 Thủy sản 4.955 6.175 6.610 1.220 24,62 435 7,04 Ngành khác 70.952 94.282 146.721 23.330 32,88 52.439 55,62 Tổng cộng 359.71

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè giai đoạn 2000 - 2011.pdf
Tài liệu liên quan