Trong thực tế cuộc sống, là bản thân mỗi chúng ta không ít lần đứng trước nhiều sự lựa chọn đó có thể là nên mua một chiếc xe máy hay nên mua chiếc điện thoại.Với những nhà quản lý thì sự lựa chọn càng phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều như việc có nên đầu tư một bệnh viện hay không, xây dựng một sân bay mới hay xây dựng thêm một đường băng vào sân bay cũ.Những lựa chọn như vậy luôn đặt ra đối với mỗi chúng ta, đó là điều không thể tránh khỏi vì xã hội không bao giờ có đủ nguồn lực để thực hiện tất cả các phương án sẵn có.
Do đó để quyết định lựa chọn phương án này loại bỏ phương án kia thì chúng ta cần xem xét phân tích xem giữa lợi ích mà chúng ta thu được với chi phí mà chúng ta phải bỏ ra. Đó là nền tảng của việc phân tích chi phí - lợi ích.Tuy nhiên CBA là một phương pháp đánh giá giá trị kinh tế và giúp lựa chọn các phương án.Nó đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.Nó tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó.
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhiều trường hợp, công đoạn cuối của quá trình đốt cần phải them nhiên liệu bổ sung. Hơn nữa, thiêu đốt là quá trình cần phải có vốn cũng như chi phí vận hành dễ vượt quá khả năng của hầu hết các thành phố ở các nước đang phát triển.
- Thu hồi tài nguyên
Tất cả các dạng xử lý và chôn lấp chất thải tạo ra các cơ hội để chiết và tái chế chất thải. Tái chế có thể được thực hiện tại nguồn phát sinh chất thải, tại điểm thu gom và trên các xe thu gom và chuyên chở, tại các trạm chuyển hoặc tại nơi chôn lấp cuối cùng.
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ THU GOM RÁC TRÊN THẾ GIỚI
Một đặc ddiemr chung ở rất nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là xu hướng áp dụng cách tiếp cận tổng hợp trong việc quản lý rác thải: giảm thiểu rác thải tại nguồn và tối đa hóa tái sử dụng và tái chế rác thải, tất cả đều tránh việc tiêu hủy chất thải. Giảm thải tại nguồn có thể bao gồm việc tái sử dụng sản phẩm, tăng vòng đời của sản phẩm và giảm tiêu dùng. Việc gia tăng tái chế vật liệu đang được khuyến khích ở nhiều nước trên thế giới. Các loại
Hiện nay các nước đang áp dụng các phương thức thu gom sau:
Thu gom ở lề đường, lối đi.
Thu gom tại các điểm công cộng ( hay thu gom tập trung )
Thu gom thường xuyên
Thu gom vào một thời điểm trong ngày
Thu gom những vào một thời điểm trong ngày
Thu gom những loại rác đặc biệt
1.Các tác nhân tham gia vào quá trình thu gom
1.1. Chính phủ là tác nhân chính trong việc thu gom rác.
Quản lý rác nói chung và thu gom rác nói riêng nằm trong số các dịch vụ công cộng. Những dịch vụ nay. Do những đặc tính của chúng như tốn kém vè chi phí đầu tư ban đầu, thời gian thu hồi vốn lâu, tính tiết kiệm tho quy mô, tính không bị loại trừ trong tiêu dung nên thường được khu vực nhà nước cung cấp hơn là khu vực tư nhân. Trên thực tiễn, dịch vụ thu gom rác ở nhiều nước hiện nay vẫn do nhà nước cung cấp dưới dạng đầu tư vào xây dựng hệ thống thu gom, phương tiện thu gom và trả lương cho đội ngũ công nhân thu gom. Tuy nhiên, khi lượng rác thải tăng lên trong khi nguồn lực nhà nước dành cho quản lý rác thải hạn chế thì việc mở rộng quyền thực hiện dịch vụ thu gom cho những đối tượng khác là cần thiết.
1.2. Sự tham gia của khu vực tư nhân
Tư nhân hóa trong việc thu gom rác nhìn chung lien quan đến việc chính phủ ký hợp đồng thực hiện dịch vụ thu gom rác với một hoặc nhiều doanh nghiệp tư nhân và những doanh nghiệp này nhận được sự độc quyền thu gom có quản lý từ phía chính phủ. Khi những thỏa thuận này được quản lý tốt và không có tham nhũng, chúng có thể đem lại một dịch vụ thu gom tiết kiệm chi phí hơn so với việc chính phủ tự thực hiện dịch vụ này. Ngược lại, trong một số trường hợp những nỗ lực tư nhân hóa đã gây ra sự rút lui hoàn toàn của chính quyền khỏi việc quản lý rác thải. Trong trường hợp này, không có sự quản lý của chính phủ, các doanh nghiệp thu gom rác thải phải làm việc trực tiếp với những người sản sinh ra rác và làm hợp đồng thu gom với họ. Điều này có xu hướng tạo ra các hệ thống thu gom dư thừa, tức là các xe rác cùng đến thu gom rác ở một số khu vực gần kề nhau. Phí thu gom có xu hướng cao, một số doanh nghiệp nhỏ hơn có thể thất bại hoặc trở thành mục tiêu để các doanh nghiệp khác mua lại. Điều nay có thể nhah chóng dẫn đến tình trạng độc quyền thu gom không được quản lý và chi phí thu gom rác có thể lên rất cao. Do đó, tư nhân hóa cần có sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước và xu hướng này đang được áp dụng thành công ở nhiều nước công nghiệp phát triển.
1.3. Các tác nhân khác
Ở nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, tình trạng dư thừ lao động là khá phổ biến và những người này đang được thu hút vào khư vực phi chính thức để làm các công việc đơn giản với mức thu nhập thấp. Tận dụng lực lượng lao động này để thực hiện các dịch vụ thu gom rác đang được áp dụng chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Chính quyền địa phương có thể ký hợp đồng với các doanh nghiệp thu gom rác quy mô nhỏ và hỗ trợ những người nhặt rác, những người thu gom rác lưu động, đưa hoạt động thu gom của họ vào hệ thống quản lý rác thải. Những ví dụ minh họa cho trường hợp này là những hợp tác xã tái chế rác ở một số vùng ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh. Những hợp tác xã này thuê nhân công để phân loại rác tại nguồn, thu nhặt những vật liệu có thể tái chế và chuyển chúng tới những trung tâm thu gom để chế biến và bán.
2. Kinh nghiệm trong quản lý và thu gom rác thải ở một số nước trên thế giới.
2.1. Kinh nghiệm của Singapore
Singapore là một quốc gia có tỷ lệ đô thị hóa 100% và cũng là quốc gia được coi là cố môi trường sạch và xanh nhất thế giới. Điều này đạt được là do Singapore đã có một hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hợp lý và hiện đại
Tại Singapor, rác thải được phân loại ngay tại nguồn và được thu gom bằng túi nilon. Trung bình tại Singapore lượng rác thải thu gom hằng ngày khoảng 6200 tấn. Các tổ chức thuộc Bộ môi trường chịu trách nhiệm thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư và các công ty với khối lượng khoảng 3300 tấn/ ngày ( chiếm 53% tổng số rác). Các công ty tư nhân (Singapore có hơn 300 công ty) chịu trách nhiệm thu gom 2100 tấn rác/ ngày ( chiếm 34% tổng lượng rác), chủ yếu là rác thải công nghiệp và thương mại. Các công ty tư nhân này được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát của Bộ Môi Trường theo các quy định về môi trường và sưc khỏe cộng đồng. Các cơ quan nhà nước, công trường, nhà máy tự thu gom 800 tấn rác/ ngày (chiếm 13% tổng lượng rác). Rác thải thu gom được vận chuyển đến trạm trung chuyển, tại đây rác được máy ép vào các container và được các xe tải 20 tấn chở đến nhà máy xử lý.
Như vậy, nhà nước và tư nhân là hai tác nhân lớn đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động thu gom rác thải ở Singapore.
2.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Điểm chính trong chính sách quản lý rác thải ở Ấn Độ là phân loại rác thải ngay tại nguồn. Các chất thải có thể tái chế dạng “khô” được để riêng. Các chất thải thực phẩm dạng “ướt” được đổ thẳng vào thùng x chở rác từ hệ thống thùng chở rác 4-6 khoang để tránh phải tiếp xúc với rác hai lần. Chất thải có thể phân hủy về mặt sinh học này sx được ủ làm phân compost và chỉ chôn lấp loại chất thải không ủ làm phân được.
Phân loại rác tại nguồn rất quan trọng nhưng cũng rất khó. Toàn bộ lực lượng công nhân vệ sinh được đào tạo và các xe rác đẩy tay có 4 thùng do các công ty tư nhân tài trợ đã hoạt động bao trùm 50% diện tích thành phố do chính công nhân vẹ sinh của thành phố tự phục vụ.
2.3. Mô hình ở Châu Mỹ La Tinh : phối kết hợp các doanh nghiệp thu gom rác quy mô nhỏ với hệ thống thu gom rác chính thức.
Các doanh nghiệp thu gom được chính quyền thành phố hoặc tổ chức dân cư trả tiền để làm dịch vụ thu gom sử dụng các loại xe kéo tay hoặc bán cơ giói. Những doanh nghiệp này thu gom ở những khu vực cận biên hoặc những khu vực hiện không được thu gom và khu vực xe tải thùng to không vào được.
Do chi phí về thiết bị sủ dụng thấp nên chi phí thu gom theo cách này chỉ bằng 2/3 so với chi phí của các phương pháp thu gom được cơ giới hóa theo tiêu chuẩn. Chi phí hành chính rất ít do các thành viên trong doanh nghiệp vừa tham gia thu gom, vừa làm công việc hành chính. Đồng thời, việc vận hành và bảo dưỡng thiết bị khá đơn giản và không tốn kém, thường xuyên được một thành viên của doanh nghiệp thực hiện.
Kết quả là: nhiều khu vực trên thành phố được thu gom và chi phí thu gom chi bằng 65% so với chi phí thong thường và do đó đã đáp ứng được yêu cầu của thành phố về vấn đề vệ sinh công cộng.
Như vậy, từ kinh nghiệm quản lý và tổ chức thu gom rác thải của một số nước trên thế giới, ta có thể thấy một đặc điểm chung trong các mô hình đó là sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân kết hợp với nhà nước. Nhờ có các tác nhân này mà hiệu quả của công tác thu gom rác thải đã được tăng lên rất nhiều, giảm tỷ lệ rá cần xử lý và khuyến khich người dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Đây là một hướng đi mới mà Việt Nam cần áp dụng để có thể nâng cao được hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn hiện nay.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP.
Khái quát chung về các phương pháp đánh giá hiệu quả
Để thực hiện đánh giá hiệu quả một phương pháp hoạt động, ta có thể sử dụng các phương pháp sau:
1.1. Phương pháp phân tích, so sánh hiệu quả dựa vào các tiêu chí đánh giá
Phương pháp này đánh giá dựa trên sự so sánh tương quan về các tiêu chí kỹ thuật, môi trường, xã hội và kinh tế - tài chính của phương án hoạt động. Qua đó ta có thể thấy được mức độ hiệu quả của phương pháp so với các mô hình hoạt động khác như thế nào và đề xuất được những giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả của phương án.
2. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA)
2.1 Giới thiệu về CBA.
Trong thực tế cuộc sống, là bản thân mỗi chúng ta không ít lần đứng trước nhiều sự lựa chọn đó có thể là nên mua một chiếc xe máy hay nên mua chiếc điện thoại.Với những nhà quản lý thì sự lựa chọn càng phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều như việc có nên đầu tư một bệnh viện hay không, xây dựng một sân bay mới hay xây dựng thêm một đường băng vào sân bay cũ.Những lựa chọn như vậy luôn đặt ra đối với mỗi chúng ta, đó là điều không thể tránh khỏi vì xã hội không bao giờ có đủ nguồn lực để thực hiện tất cả các phương án sẵn có.
Do đó để quyết định lựa chọn phương án này loại bỏ phương án kia thì chúng ta cần xem xét phân tích xem giữa lợi ích mà chúng ta thu được với chi phí mà chúng ta phải bỏ ra. Đó là nền tảng của việc phân tích chi phí - lợi ích.Tuy nhiên CBA là một phương pháp đánh giá giá trị kinh tế và giúp lựa chọn các phương án.Nó đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.Nó tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó.
CBA có mục đích hỗ trợ những quyết định mang tính chất xã hội, trên cơ sở có sự phân bổ nguồn lực nhằm đảm bảo tính hiệu quả.Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy khi tiến hành CBA, để có hiệu quả và tránh những thất bại mang tính thị trường, thông thường trong bối cảnh cạnh tranh là thích hợp nhất ( vì có giá trị thị trường làm căn cứ tính toàn ), chúng ta thường gặp 3 kiểu phân tích chi phí lợi ích đó là :
- Phân tích Exante.
- Phân tích Expost.
- Phân tích Inmedias Res.
2.2 Các bước cơ bản khi thực hiện CBA.
Có 9 bước cơ bản khi tiến hành CBA :
Bước 1 : Xem xét xác định lợi ích thuộc về ai và chi phí là của ai.Tức là phân định được chi phí và lợi ích để là rõ quyền được hưởng lợi ích và phải bỏ ra chi phí thuộc về cá nhân nào, đối tượng điều chỉnh nào.Tại đây phải trình bày tất cả các quan điểm nhìn nhận ( chú ý quan điểm toàn diện ) và đưa ra mọi yếu tố tác động đến quan điểm nhìn nhận đó.
Bước 2 : Lựa chọn danh mục các dự án thay thế.
Khi có bất kỳ dự án nào đưa vào làm CBA thì đều có nhiều giải pháp thay thế khác nhau, đó là cơ hội lựa chọn các phương án thay thế tốt nhất.Muốn vậy phải trải qua nhiều kỹ thuật phân tích, đòi hỏi phải có sự lựa chọn, so sánh và dự đoán.
Bước 3 : Lựa chọn các ảnh hưởng tiềm năng và các chỉ số đo lường.Ta phải phân tích các ảnh hưởng và ảnh hưởng tiềm năng sẽ xảy ra khi thực hiện dự án đó. Đặc biệt đối với các dự án về môi trường thì ảnh hưởng tiềm năng về lâu dài là rất lớn và đa chiều. Đó là những ảnh hưởng có tính nhân quả.
Bước 4 : Dự đoán các ảnh hưởng về lượng suốt quá trình dự án.Chúng ta phải đưa ra những nhận định về khả năng có thể xảy ra và cố gắng lượng hoá các kết quả đó. Điều này có thể đạt được thông qua các phương pháp trực tiếp, gián tiếp hay kinh nghiệm đã có từ các dự án tương tự.
Bước 5 : Lượng hoá bằng tiền tất cả các tác động.Người làm phân tích cố gắng quy đổi các chỉ tiêu ra giá trị tiền tệ, sử dụng giá trị thị trường.Trường hợp không có giá trị thị trường thì xây dựng “ giá trị tham khảo “ trên sơ sở có tính khoa học và được thừa nhận bởi các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách hay xã hội.Cũng có khi không thể lượng hoá bằng tiền được thì dùng cách giải thích định tính để bổ sung cho kết quả đã tính toán được.
Bước 6 : Quy đổi về giá trị hiện tại.Trong CBA chúng ta gặp phải trở ngại về thời gian.Vì vậy, trong quá trình tiến hành CBA chúng ta cần quy đổi giá trị tiền tệ về cùng thời điểm để tiến hành phân tích chính xác.Chúng ta phải sử dụng tỷ lệ chiết khấu hợp lý, thông thường là tỷ lệ chiết khấu xã hội.
Bước 7 : Tổng hợp các chi phí và lợi ích.Những giá trị chi phí cộng gộp lại với nhau, những giá trị lợi ích cộng gộp lại với nhau. Để tránh nhầm lẫn giữa lợi ích và chi phí thì người ta phải xác định tính sở hữu và quyền tài sản.
Bước 8 : Phân tích độ nhạy ( thực chất là những phép thử để kiểm tra kết quả).Trên thực tế ta thường gặp những yếu tố nhạy cảm, sự thay đổi hệ số chiết khấu.Vì vậy, việc thực hiện phép thử giúp ta có cách nhìn toàn diện hơn về kết quả phân tích, từ đó đam bảo độ chính xác cao.
Bước 9 : Tiến cử các phương án có lợi ích xã hội lớn nhất.Sau khi có kết quả phân tích, người ta sắp xếp thứ tự ưu tiên các phương án có NPV lớn nhất lên trước.Bên cạnh đó, mỗi phương án cần có sự giải thích để giúp ta lựa chọn phương án tối ưu về mặt xã hội.
2.3 Một số mặt hạn chế của CBA
CBA trong thực tế đã được áp dụng ở rất nhiều dự án, tuy nhiên trong quá trình triển khai CBA cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần khắc phục.
- Đó là hạn chế về mặt kỹ thuật. Điều này dẫn đến việc không lượng hoá được thành tiền tệ dù vẫn nhận dạng được lợi ích và chi phí.Ta có thể khắc phục được mặt hạn chế này qua sử dụng CBA định tính hay phương pháp chi phí hiệu quả.
- Trong thực tiễn có những tác động có lợi hoặc gây thiệt hại mà ta có thể biết được, cảm nhận được nhưng không thể tiền tệ hoá nó được.Những tác động này, đặc biệt xét về mặt môi trường là rất lớn, rất quan trọng.Nếu bỏ qua nó trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến những quyết định thiếu chính xác.
- Mục tiêu ngoài tính hiệu quả có liên quan đến dự án buộc người làm CBA phải tính toán xem xét.Vì vậy người ta tiếp cận phương pháp phân tích đa mục tiêu và phương pháp chú trọng tới phân phối.
2.4 Phân tích chi phí
Ta có công thức tính tổng chi phí quy về thời điểm ban đầu.
PVC = C0 + PVC1 + PVC2 +… + PVCn = C0 + C
Trong đó :
PVC : Tổng chi phí quy về thời điểm ban đầu.
C0 : Chi chi phí đầu tư ban đầu.
C : Chi phí hoạt động qua các năm quy về thời điểm ban đầu.
2.4.1 Chi phí đầu tư ban đầu.
C0 bao gồm có : C0 = FC1 + FC2 + FC3
Trong đó :
C0 : Chi phí đầu tư ban đầu.
FC1 :Chi phí cho mua sắm thiết bị.
FC2 : Vốn xây lắp.
FC3 : Vốn đầu tu cơ bản khác.
2.4.2 Chi phí vận hành
Gọi C1, C2 ….Cnlà chi phí của năm 1,2,..n
M1, M2 ….Mn là khối lượng được thu gom và vận chuyển năm 1,2 …n
J : là tốc độ gia tăng chất thải hàng năm.
r : là tỷ lệ chiết khấu qua từng năm.
n. :là tuổi thọ của dự án.
Lượng chất thải là Mn= Mn-1 ( 1+ j ) = M1 ( 1 + j )n – 1 tương đương với chi phí
M1 (1 + J )n – 1
Cn = C1 = C1 ( 1 + J )n – 1
M1
Tổng chi phí các năm chuyển về giá trị hiện tại là :
+ Với j # r thì
1 – (1 + j )n * (1 + r ) - n
C = C1 *
r- j
+ Với j = r thì :
C = C1*n * ( 1+ r)-1
2.4.3 Chi phí về mặt xã hội và môi trường
EC = EC1 + EC2 + EC3
Trong đó :
EC1 :Chi phí khám chữa bệnh tăng lên.
EC2 : Thiệt hại về thu nhập do ảnh hưởng đến sức khoẻ
EC3 :Thiệt hại về thu nhập do ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
EC : Chi phí về mặt Xã hội – Môi trường.
2.5 Phân tích lợi ích
Gọi B1, B2 …Bn là lợi ích của năm thứ nhất, thứ hai… thứ n
Tương ứng với lượng M1 thì lợi ích thu về là B1 .Với tốc độ tăng của chất thải y tế nguy hại hang năm là j ( % ) thì lượng chất thải xử lý năm n là :
Mn = M1 * ( 1 + j )n – 1 cũng có nghĩa lợi ích thu về là Bn = B1 * ( 1 + J )n – 1
Tổng lợi ích các năm quy về giá trị hiện tại là :
Với j # r thì
1 – ( 1 + j )n * ( 1 + j ) - n
PVB = B1 *
r- j
Với j = r thì :
PVB = B1 * n * ( 1 + r ) – 1
Trong đó :
PVB : Tổng lợi ích qua các năm từ khi lò đốt đi vào vận hành đưa về thời điểm ban đầu.
B1 : Lợi ích của năm thứ nhất.
EB : lợi ích về mặt xã hội và môi trường.
EB = EB1 + EB2
Trong đó :
EB : Lợi ích về mặt xã hội – môi trường.
EB1 : Khoản thu nhập tăng thêm do tạo việc làm.
EB2 : Chi phí chữa bệnh tránh được.
Bên cạnh đó còn có nhiều mặt tích cực do hoạt động quản lý vận chuyển thu gom và xử lý đem lại nhưng không thể lượng hoá hết được bằng tiền.
2.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
2.6.1 Giá trị hiện tại ròng NPV
Công thức hay sử dụng nhất trong phân tích tính hiệu quả kinh tế của một chương trình hay dự án đó là giá trị hiện tại ròng.Công thức được sử dụng :
NPV = PVB – PVC
Trong đó :
PVB ; Gía trị hiện tại của các khoản thu ( lợi ích ).
PVC : Gía trị hiện tại của các khoản chi ( chi phí )
Dự án được chấp nhận khí NPV >= 0 Khi đó các khoản thu về sẽ lớn hơn các khoản chi ra sau khi đưa về giá trị hiện tại.
NPV < 0 Khi đó dự án sẽ không được chấp nhận vì chi phí bỏ ra lớn hơn lợi ích thu về.
Còn NPV = 0 dự án vẫn có thể được cấp phép đầu tư vì có thểdự án có nhiều lợi ích về môi trường – xã hội.
2.6.2 Tỷ suất lợi nhuận – chi phí BCR.
PVB
BCR =
PVC
Dự án chỉ được chấp nhận khi mà BCR >= 1.Khi đó tổng các khoản thu của dự án đủ để bù đắp các chi phí bỏ ra của dự án, và dự án có khả năng sinh lời.Còn ngược lại nếu BCR < 1 thì dự án bị bác bỏ.
3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả
3.1. Tiêu chí kỹ thuật
Về tiêu chí kỹ thuật cơ bản được xác định trên cơ sở khối lượng rác được thu gom so với tỷ lệ rác phát thải hàng ngày chiếm tỷ lệ bao nhiêu %. Khả năng đảm bảo về mặt kỹ thuật của việc thu gom rác trên địa bàn quản lý. Mức độ kỹ thuật của việc thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.
3.2. Tiêu chí về môi trường
Trong tiêu chí về môi trường phải đảm bảo được yêu cầu hạn chế tối đa lượng rác thải tồn đọng, là nguyên nhân gây nên tình trạng bốc mùi gây ô nhiễm không khí và nguồn nước. Hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh qua nguồn rác thải.
3.3. Tiêu chí về xã hội
Một trong những tiêu chí xã hội được quan tâm hang đầu là được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân trên địa bàn tổ chức thu gom rác.
3.4. Tiêu chí về kinh tế - tài chính
Đây là tiêu chí hết sức quan trọng để xem xét vè mặt kinh tế và tài chính của tổ chức thu gom rác. Mức độ đáp ứng thu nhập của người thu gom rác hang tháng, so sánh mức độ đảm bảo về mặt tài chính với khối lượng rác thu gom được. Việc thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, khả năng sẵn long chi trả của doanh nghiệp đối với phí rác thải so với mức quy định thu phí cảu chính quyền địa phương. Kinh phí đầu tư cho việc thực hiện thu gom rác thải, hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH HẢI DƯƠNG
Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.
Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương sẽ nằm trong Vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp.
Hải Dương bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 11 huyện. Diện tích: 1.662 km². Khoảng 11% diện tích là đồi núi thuộc dãy núi Đông Triều (nằm trong phạm vi các huyện Chí Linh và Kinh Môn ở phía bắc và đông bắc). Còn lại là địa hình đồng bằng.
Năm 2008 Hải Dương có 1.723.319 người với mật độ dân số 1.044,26 người/km².
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2003 ước đạt gần 8.350 tỷ đồng (chỉ số giá năm 1994).
Cơ cấu nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 30% - 41% - 29%.
Hải Dương có số thu ngân sách cao thứ 12 cả nước với 2,550 tỉ (2006)
Hiện nay, Hải Dương là một trong ba tỉnh, thành phố có tốc độ thu hút đầu tư cao nhất cả nước (cùng với Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh).
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.
1. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương tính đến tháng 8/2008 có 10 khu công nghiệp
Tên khu công nghiệp (KCN)
Diện tích (ha)
1.KCN Nam Sách (TP.Hải Dương)
63,93
2. KCN Đại An ( TP.Hải Dương và H.Cẩm Giàng)
174,22
3. KCN Phúc Điền ( H.Cẩm Giàng)
98
4. KCN Tân Trường ( H. Cẩm Giàng)
199,3
5. KCN Tàu Thủy Lai Vu ( H. Kim Thành)
212,89
6. KCN Việt Hòa ( TP. Hải Dương)
46,4
7. KCn Phú Thái ( H. Kim Thành)
71,67
8. KCN Cộng Hòa ( H.Chí Linh )
357,03
9. KCN Cẩm Điền – Lương Điền (H.Cẩm Giàng)
183,96
10. KCN Lai Cách ( H. Cẩm Giàng)
132,4
Khu công nghiệp Đại An ( TP.Hải Dương và H.Cẩm Giàng) có diện tích khoang 170 ha. Dưới đây là các dự án đầu tư vào khu công nghiệp
TT
Tên chủ đầu tư dự án
Nước đầu tư
Ngành nghề sản xuất kinh doanh
1
Cty TNHH Sumidenso Việt Nam
Nhật Bản
SXKD các sản phẩm mạng dây điện và điện tử sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử và ôtô
2
Cty TNHH sản xuất ván sàn Việt Nam
Pháp
SXKD ván sàn tre
3
Cty TNHH Orisel – Việt Nam
Hàn Quốc
SXKD các loại vật liệu điện, linh kiện điện tử
4
Cty TNHH Phi Việt Nam
Đài Loan
SXKD sợi, may mặc, quần áo
5
Cty CP sợi Vĩ Sơn
Việt Nam
SX sợi cao cấp
6
Cty TNHH Laurelton Diamonds Việt Nam
British Virgin Islands
Gia công chế tác kim cương
7
Cty TNHH Hinsitsu Sreen Việt Nam
Malaysia
SXKD, gia công và in ấn các loại nhãn trên mọi chất liệu dùng cho các sản phẩm công nghiệp
8
Chi nhánh Cty TNHH Thép DongBang tại KCN Đại An, tỉnh Hải Dương
Hàn Quốc
SX thép thanh, thép dây không gỉ các loại, thép dây carbon, thép dây hợp kim các loại
9
Cty CP SILROAD Hà Nội
Hàn Quốc
SXKD chất phụ gia bê tông
10
Cty TNHH Sumiden Việt Nam
Nhật Bản
SXKD dây cáp điện ô tô
11
Cty German - TEC
Đức
SXKD máy cơ khí, máy công nghiệp công nghệ cao
12
Cty TNHH Ge-Shen (Việt Nam)
Malaysia
SX, KD, gia công và lắp ráp các loại sản phẩm nhựa công nghiệp; thiết kế và sản xuất khuôn mẫu
13
Cty TNHH Haatz Vina
Hàn Quốc
SXKD hệ thống thong hơi và xử lý mùi của bếp
14
Cty TNHH Taishodo Việt Nam
Hồng Kông
SX linh kiện điện tử
15
Cty TNHH Thiết bị điện Liên Đại
Hồng Kông
SX các thiết bị điện
16
Cty TNHH Yuang Heng Việt Nam
Mỹ
SX đồng hồ đo năng lượng và các linh phụ kiện; sản xuất điều hòa không khí và các linh phụ kiện; gia công nguyên liệu đồng, nhôm, thép
17
Cty TNHH Seiko Việt Nam
Malaysia
SXKD, gia công các sản phẩm lien quan đến lĩnh vực in ấn dùng trong các ngành công nghiệp, tự động hóa…
18
Cty TNHH Princeton BioMeditech Việt Nam
Hàn Quốc
SXKD các loại bộ thiết bị kiểm tra sức khỏe sử dụng một lần không chỉ giới hạn ở HCH&LCH (que thử thai và thử rụng trứng)
19
Cty TNHH Enzo Việt
Hàn Quốc
SXKD quần áo
20
Cty TNHH VP Industry Việt Nam
Malaysia
SXKD linh kiện, máy móc bằng chất liệu nhựa có độ chính xác cao
21
Cty TNHH Chemilens Việt Nam
Hàn Quốc
SX mắt kính thuốc
22
Cty TNHH Hulane Electronic
Samoa
SXKD, gia công và thiết kế các thiết bị cấu thành nên giắc nối dùng trong lĩnh vực điện tử và điện nói chung
23
Cty TNHH Riken Optech Việt Nam
Nhật Bản
SX các dụng cụ bảo hộ lao động và vệ sinh
2. Công ty TNHH Sản xuất dịch vụ thương mại Môi Trường Xanh
Hiện tại Khu công nghiệp Đại An đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sản xuất trong khu công nghiệp. Còn rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các công ty trong khu công nghiệp Đại An được các công ty tự ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với các công ty bên ngoài khu công nghiệp có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại như Công ty TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại Môi Trường Xanh.
2.1. Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại Môi Trường Xanh được tổ chức như sau:
Giám đốc là người lãnh đạo chung toàn công ty
Chỉ huy điều hành đảm bảo tính hệ thống đồng bộ thong suốt và hiệu quả trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Thực hiện các giao dịch mang tính đại diện và pháp lý giải quyết các vấn đề trong nội bộ và trong môi trường kinh doanh.
Tập hợp phân tích các thông tin quản lý, đánh giá tình hình đưa ra các quyết định điều chỉnh, định hướng, xác lập các trạng thái hoạt động của các bộ phận và toàn doanh nghiệp.
Phòng kế hoạch:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và một số các hoạt động khác: kế hoạch mua sắm vật tư, dụng cụ lao động, an toàn lao động…
Quan hệ đối ngoại với các cơ quan, đơn vị…liên quan đến công tác chuyên môn.
Lập hồ sơ và tổ chức nghiệm thu hàng tháng.
Phòng tổ chức hành chính:
Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức, cán bộ và lao động. Tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác điều hành, công tác quản trị cơ sở vật chất và đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Nghiên cứu tham mưu, đề xuất công tác tổ chức sản xuất, xây dựng các mô hình, cơ cấu và tổ chức quản lý cho các tổ, phòng ban của công ty.
Tham mưu về công tác cán bộ bao gồm tuyển dụng, sắp xếp, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Phòng tài chính kế toán:
Tham mưu, giám sát cho giám đốc về quản lý các khoản thu, chi phí, giá thành, sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực hiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10397.doc