Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam của khu vực Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý từ 10033’42’’ đến 11033’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107023’41’’ đến 108052’42’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.
Huyện Tuy Phong là một huyện phía bắc của tỉnh, giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía Đông và Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), phía Tây giáp huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) và huyện Bắc Bình (Ninh Thuận). Huyện nằm trên 2 trục giao thông chính: Quốc lộ 1A (dài 43 km) và đường sắt Bắc-Nam (dài 38 km). Tuy Phong nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km, với Nha Trang là 165km, và thành phố Đà Lạt là 250km.
Chiều dài đường bờ biển của Tuy Phong tương đối dài với 50 km/192 km đường bờ biển của cả tỉnh Bình Thuận vì cả hai phía Nam và Đông giáp biển.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Bình Thuận là 7.828,5 km, trong đó huyện Tuy Phong chiếm 79.385,54 ha (chiếm 10.13% diện tích toàn tỉnh).
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2666 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vực duyên hải miền trung và duyên hải miền nam Việt Nam có khả năng xây dựng các nhà máy điện gió quy mô công nghiệp, đấu nối vào lưới điện quốc gia. Các vùng huyện đảo và vùng miền núi, nông thôn cũng có khả năng sản xuất điện gió qui mô nhỏ, dùng cho hoạt động dân sinh và sản xuất tại chỗ.
Do ảnh hưởng của gió mùa nên chế độ gió từng vùng cũng khác nhau. Nếu ở phía bắc đèo Hải Vân thì mùa gió mạnh chủ yếu trùng với mùa gió đông bắc, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là Quảng Ninh, Quảng Bình, và Quảng Trị. Ở phần phía nam đèo Hải Vân, mùa gió mạnh trùng với mùa gió tây nam, và các vùng tiềm năng nhất thuộc cao nguyên Tây Nguyên, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, và đặc biệt là khu vực ven biển của hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.
Gió ở Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60-100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận) không những có vận tốc trung bình lớn, còn có một thuận lợi là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6-7 m/s tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3 - 3,5 MW. Ở cả hai khu vực này dân cư thưa thớt, thời tiết khô nóng, khắc nghiệt, và là những vùng dân tộc đặc biệt khó khăn.
Hình 2.10:Khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên được đánh giá là có tiềm năng năng lượng gió cao tại Việt Nam
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Ở Tây Nguyên, mặc dầu gió không mạnh, nhưng do hệ số năng lượng mẫu k lớn nên tiềm năng tương đối khá, trên cao nguyên thoáng, W có thể đạt 600kwh/m2. Hơn nữa, Tây Nguyên do điều kiện tự nhiên sẵn có rất thuận lợi phát triển kết hợp giữa năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Một mặt, có thể đa dạng hóa được nguồn năng lượng, kết hợp những nguồn năng lượng truyền thống với những nguồn năng lượng tái tạo sạch với chi phí hợp lý; mặt khác có thể khai thác được thế mạnh, đồng thời hạn chế của mỗi nguồn năng lượng và tận dụng các nguồn năng lượng này trong mối quan hệ bổ sung lẫn nhau.
2.6.3 Hiện trạng phát triển điện gió tại Việt Nam
Nước ta hiện nay, có 4 nguồn năng lượng tái tạo đang được phát triển phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt là điện mặt trời, thủy điện nhỏ, điện sinh khối và điện gió. Trong đó, thủy điện nhỏ là loại hình năng lượng có chi phí sản xuất thấp nên phát triển mạnh nhất. Theo báo cáo của Bộ Công thương, trong 287,48 MW điện từ năng lượng tái tạo thì điện gió và điện mặt trời chỉ chiếm chưa đến 1%. Tuy nhiên, theo Quy hoạch Điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 – 2015, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/7/2007, dự kiến tỷ lệ công suất năng lượng tái tạo sẽ tăng lên 3% vào năm 2015.
Từ năm 1980 trong Chương trình quốc gia về nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới và tái tạo, Viện Năng lượng, Bộ Giao thông Vận tải, Viện Cơ giới Bộ quốc phòng, các Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới của Đại học Bách khoa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và thử nghiệm các tua bin gió cỡ nhỏ từ 150W đến 5kW. Tính đến năm 1999, đã có khoảng 1.000 máy phát điện gió cỡ hộ gia đình (công suất 150W-200W), tập trung ở các tỉnh duyên hải từ Đà Nẵng trở vào phía Nam. Cũng trong năm 1999, nhờ vốn tài trợ của Nhật Bản, tua bin gió công suất 30kW đã được lắp đặt tại xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 2000, một tua bin gió công suất 2kW đã được lắp đặt tại huyện Đắc Hà, tỉnh Kontum. Năm 2002, Viện Năng lượng nghiên cứu và lắp đặt thành công tua bin gió công suất 3,2kW.
Hiện nay tại Việt Nam có một số dự án điện gió quy mô vừa và nhỏ đã và đang được triển khai. Nhà máy phát điện sức gió đầu tiên ở Việt Nam là nhà máy đặt tại huyện đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng. Công suất 800KW với vốn đầu tư 0.87 triệu USD (14 tỉ đồng) vào năm 2004. Như thế, với giá bán điện 0,05USD/kWh (750VNĐ/kWh) thì thời gian hoàn vốn là 7-8 năm. Thực tế cho thấy, mặc dù trong năm 2005, đã có 3 cơn bão lớn, tốc độ gió đều vượt qua cấp 12 nhưng tuabin gió-phát điện vẫn vận hành an toàn. Nhà máy điện gió thứ 2 của cả nước đặt ở huyện đảo Lý Sơn vận hành bằng sức gió, có kết hợp máy phát điện diesel với tổng công suất 7MW, tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng.
Nhiều dự án điện gió rất lớn với mục tiêu hòa vào lưới điện Quốc gia vẫn đang được xúc tiến. Dự án xây dựng Nhà máy phong điện 3, tại khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định với tổng vốn đầu tư hơn 35,7 triệu USD với sản lượng điện hằng năm của nhà máy hoà vào lưới điện quốc gia đạt khoảng 55 triệu kWh. Dự án gió phát điện tại Qui Nhơn có tổng công suất dự kiến 30 MW, do Công ty cổ phần phong điện Phương Mai thực hiện theo phương thức đầu tư BOT. Dự án điện gió tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có công suất 625 kW. Đây là dự án thử nghiệm được thực hiện trên cơ sở hợp tác với Chính phủ Ấn Độ.
Theo nguồn từ UNFCCC, hiện tại Việt Nam mới có duy nhất một dự án phong điện đã qua quá trình phê duyệt quốc gia và đang tiến hành thủ tục đăng ký với EB là dự án Phong điện 1- Bình Thuận.
Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã được Bộ trình Chính phủ xem xét và phê duyệt với mục tiêu đến năm 2020, sản lượng điện từ năng lượng tái tạo chiếm khoảng 5% tổng nguồn điện. Kế hoạch phát triển nguồn điện đến năm 2010 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam có nêu:
Chú trọng phát triển thủy điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió ở những vùng xa xôi, hẻo lánh.
Phát triển, khai thác sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió được đề cập đến trong chính sách phát triển nông thôn, miền núi phục vụ xóa đói, giảm nghèo.
Theo số liệu từ Quy hoạch tổng thế phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam do Bộ Công thương đệ trình lên Chính phủ, được giới thiệu tại hội thảo "Xây dựng khung pháp lý hỗ trợ phát triển năng lượng gió tại Việt Nam" thì từ nay đến 2025, tổng mức hỗ trợ dự kiến cho năng lượng tái tạo tại Việt Nam là 30.903 tỷ đồng. Theo đó, khi khung pháp lý này ra đời, các doanh nghiệp đầu tư vào các nhà máy điện năng lượng tái tạo sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, giấy phép đầu tư và vốn vay. Cụ thể là được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng từ 10-15 năm, miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, thuế tài nguyên. Những biện pháp này đang được Bộ Công thương từng bước hiện thực hóa qua ký kết với Ngân hàng Thế giới về năng lượng tái tạo hồi đầu tháng 11/2008, qua các khóa đào tạo, hội thảo về năng lượng tái tạo cho các cán bộ quản lý tại các Bộ, ngành và các doanh nghiệp liên quan.
2.6.4 Khó khăn trong phát triển điện gió tại Việt Nam
Các số liệu về năng lượng gió không được chính xác, vì hiện nay tất cả các trạm đo gió chủ yếu của ta đều đo bằng máy cầm tay ở độ cao 12 m. Ở độ cao này gió bị che khuất nhiều bởi địa hình xung quanh, mặt khác chế độ đo không được liên tục (thông thường là 6 giờ lấy số liệu một lần).
Phần lớn trong đất liền có tốc độ gió thấp, không phù hợp cho việc ứng dụng Vùng ven biển và hải đảo có tốc độ gió cao, song thường xuyên có bão và các thiết bị hay bị xâm thực do nước biển.
Đối với động cơ gió công suất nhỏ (hiện tại đang được ứng dụng ở nước ta) giá thành ban đầu tuy có thấp hơn so với pin mặt trời, song tuổi thọ của thiết bị thấp và thường xuyên phải bảo dưỡng nên giá thành điện năng được sản xuất ra vẫn cao hơn nhiều so với giá điện năng được sản xuất từ các động cơ gió công suất lớn.
Chính phủ chưa có chính sách cụ thể khuyến khích mạnh mẽ việc phát triển năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng; chưa có cơ chế về tài chính, tín dụng rõ ràng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển lĩnh vực này trên diện rộng, nhất là sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc thiết lập giá điện “xanh". Đồng thời, Việt Nam chưa có một tổ chức đầu mối nhằm liên kết, trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan nghiên cứu ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo trong nước.
Thông tin về việc ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo còn chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa. Công nghệ sản xuất điện gió hiện nay trên thế giới thay đổi nhanh chóng kèm theo giá cả, chi phí lắp đặt cũng biến động qua từng năm gây khó khăn cho các chủ dự án cập nhật và thiết lập kế hoạch xây dựng các dự án điện gió.
CHƯƠNG III
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH THUẬN
I. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TUY PHONG, TỈNH BÌNH THUẬN
1.1. Vị trí địa lý
Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam của khu vực Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý từ 10033’42’’ đến 11033’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107023’41’’ đến 108052’42’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.
Huyện Tuy Phong là một huyện phía bắc của tỉnh, giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía Đông và Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), phía Tây giáp huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) và huyện Bắc Bình (Ninh Thuận). Huyện nằm trên 2 trục giao thông chính: Quốc lộ 1A (dài 43 km) và đường sắt Bắc-Nam (dài 38 km). Tuy Phong nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km, với Nha Trang là 165km, và thành phố Đà Lạt là 250km.
Chiều dài đường bờ biển của Tuy Phong tương đối dài với 50 km/192 km đường bờ biển của cả tỉnh Bình Thuận vì cả hai phía Nam và Đông giáp biển.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Bình Thuận là 7.828,5 km, trong đó huyện Tuy Phong chiếm 79.385,54 ha (chiếm 10.13% diện tích toàn tỉnh).
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1 Đặc điểm địa hình
Tỉnh Bình Thuận có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, phân hóa thành 4 dạng địa hình: đồi cát và cồn cát ven biển, đồng bằng phù sa, vùng đồi gò, vùng núi thấp.
Huyện Tuy Phong là huyện có địa hình đa dạng, phức tạp, phần lớn lãnh thổ là đồi núi xen lẫn đồng bằng nhỏ hẹp và các cồn cát ven biển, núi thấp xen lẫn thung lũng ở phía tây, đồng bằng ở phía nam. Địa hình có 4 dạng chủ yếu sau:
Dạng địa hình núi trung bình và núi cao tập trung ở phía tây và tây bắc, chiếm 70.8% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đặc trưng của dạng địa hình này là mặt đất bị chia cắt mạnh với độ dốc lớn do các dãy núi nối tiếp nhau tạo nên.
Dạng địa hình đồi núi thấp (trung du), chủ yếu ở vùng trung tâm huyện, chiếm 17.1% diện tích toàn huyện. Đặc trưng của dạng địa hình này là các dải đồi lượn sóng và núi thấp, độ dốc tương đối lớn và nền móng địa chất vững chắc.
Dạng địa hình đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven các sông suối lớn trong huyện (sông Lòng Sông, suối Đá Bạc, sông Lũy...), chiếm 6.9% diện tích toàn huyện, địa hình tương đối bằng phẳng và dễ bị ngập cục bộ trong mùa lũ.
Dạng địa hình đồi cát, bãi cát ven biển, chiếm 4.7% diện tích toàn huyện, kéo dài từ xã Hòa Phú đến xã Vĩnh Tân, trong đó có những cồn cát di động lấn sâu vào vùng đồng bằng và trung du của huyện như ở xã Chí Công, Bình Thạnh, Hòa Minh...
1.2.2 Đặc điểm khí hậu
Bình Thuận nằm trong khu vực Nam Trung Bộ, là khu vực khô hạn nhất trong cả nước, nắng gió nhiều, mưa ít, không có thời gian mây mù kéo dài. Lượng mưa trung bình năm từ 800-1600m, thấp hơn so với trung bình cả nước (1900m). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm và chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu tháng 12 đến tháng 4 hàng năm và chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Các tháng 2,3,4 hầu như không mưa, nắng hạn gay gắt, sông suối khô cạn.
Bình Thuận chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió:
Gió mùa Đông Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch do ảnh hưởng của không khí lạnh từ Trung Quốc thổi xuống và hiện tượng khí áp thấp tại Bình Thuận cũng như vùng biển Đông, gây nên sự chênh lệch thời tiết, làm tăng cường độ gió, dù không có bão nhưng gió thổi rất mạnh.
Gió mùa Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 11. Đây là mùa mưa, do sự chênh lệch cường độ khí áp của vùng biển bắc Trung Quốc-Nhật Bản và Nam cực trong mùa thu đông, ảnh hưởng của biển Bình Thuận nên ở đây có sức gió cao lên tới cấp 4-6, kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, vào thời kì chuyển tiếp, từ tháng 4 dương lịch tới cuối tháng 10, gió Đông Nam thổi nhẹ.
Nhờ vị trí Bình Thuận nằm sâu trong bán đảo Đông Dương, so với độ phình của Ninh Thuận, Khánh Hòa trở ra, nên số lượng các trận bão xảy ra tại Bình Thuận ít hơn nhiều so với các tỉnh miền Trung và nếu có cũng thường chỉ từ quần đảo Trường Sa đi vào.
Huyện Tuy Phong do đặc điểm địa hình nằm ở mỏm cực Nam Trung Bộ nên khu vực này có thể đón gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông (tháng 11-tháng3) và ngay cả 2 tháng chuyển tiếp mùa (tháng 4, 10), đón gió mùa Tây Nam vào mùa hè.
II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT PHONG ĐIỆN 1- BÌNH THUẬN
2.1 Giới thiệu chung về dự án
Tên dự án: Dự án đầu tư XDCT Phong điện 1- Bình Thuận (REVN 1-BIT)
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN).
Địa điểm: Xã Bình Thạnh, xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
Qui mô sử dụng đất: 1500 ha (giai đoạn I là 350ha, giai đoạn mở rộng là 1150ha)
Mục tiêu đầu tư:
Tự xây dựng và quản lý một nhà máy điện độc lập (IPP) sử dụng năng lượng gió để phát điện, hòa với lưới điện quốc gia thông qua hợp đồng mua bán điện với EVN.
Sử dụng năng lượng sạch để sản xuất điện nhằm góp phần giảm các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về năng lượng của nền kinh tế.
Giải quyết một phần công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sản xuất và tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh Bình Thuận và Nhà nước.
Qui mô đầu tư: Giai đoạn I là 30 MW và nâng lên 120 MW trong giai đoạn mở rộng. Giai đoạn I sẽ phân kỳ thành 2 bước: Bước 1 với công suất 7.5 MW và bước 2 với công suất 22.5 MW. Trong giai đoạn I lắp đặt 20 tua bin gió, mỗi tua bin có công suất 1.5 MW, 1 trạm biến áp 22/110kV-2X2.5 MVA và đường dây 11kV- 2 mạch dài 1.5 km để đấu nối dự án với lưới điện quốc gia 110 kV Phan Rí-Ninh Phước.
Hạ tầng cơ sở gồm: Nhà văn phòng, Nhà điều hành, Nhà phân phối và điều khiển, đường giao thông nối từ Quốc lộ 1A vào dự án, đường giao thông nội bộ, nhà xưởng, kho bãi, hệ thống điện, hệ thống mương cáp điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điều khiển và hệ thống bảo vệ cho toàn bộ dự án.
Phương thức đầu tư: Theo phương thức B.O (Xây dựng- Khai thác)
Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư tự xây dựng và quản lý vận hành theo hình thức kinh doanh một nhà máy điện độc lập (IPP). Nhà máy nằm trong hệ thống điện quốc gia, hòa với lưới điện quốc gia thông qua hợp đồng mua bán điện dài hạn với EVN.
Phương án giải phóng mặt bằng: Việc tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng sẽ do chủ đầu tư kết hợp với địa phương thực hiện. Giai đoạn I tiến hành kiểm đếm, đền bù giải phóng mặt bằng 360ha, giai đoạn tiếp theo kiểm đếm, đền bù 1150ha còn lại. Việc kiểm đếm, tính giá đền bù được thực hiện theo qui định hiện hành của nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư:
Vốn tín dụng: 85% tổng mức đầu tư.
Vốn chủ sở hữu và tự huy động nội bộ: 15% tổng mức đầu tư, không tính lãi suất.
Tổng mức đầu tư giai đoạn I: 817.353.616.385 VND
Tiến độ thực hiện: Giai đoạn I: 18 tháng (6/2007-12/2008)
Giai đoạn mở rộng: 36 tháng (1/2009-12/2011)
Thời gian khấu hao thiết bị: 13 năm
Dự án do công ty KEMCO (Korean Energy Management Corporation_ Tập đoàn quản lý năng lượng Hàn Quốc) làm DOE và đã được DNA của Việt Nam phê duyệt vào ngày 08/08/2008. Hiện tại, dự án đang trình đăng ký CDM tại EB vào ngày 06/04/2009.
2.2 Vị trí của dự án
Vị trí của dự án tại xã Bình Thạnh và xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, có vị trí địa lý từ 11012’30’’ đến 11033’10’’ vĩ độ Bắc và từ 108040’30’’ đến 108041’ kinh độ Đông. Đây là khu vực cơ bản không có dân cư sinh sống, đồi thấp, một phía giáp Quốc lộ 1A, một phía giáp biển. Tính từ phía Nam lên phía Bắc thì khu vực này là khu vực có địa hình cồn cát ven biển, địa hình thấp, phía sau có hai quả núi nằm song song với đường kinh độ tạo thành một dạng địa hình hút gió và khi gió Nam hoặc Tây Nam thổi lên thì địa hình này sẽ tạo ra một sức gió rất lớn tại độ cao 60-70m tại khu vực thực hiện dự án. Theo kết quả đo gió trong vòng 1 năm, đây là địa điểm có gió tốt nhất trong khu vực và đón được mọi hướng gió. Vị trí dự án cách bờ biển khoảng hơn 2km, nằm song song và cách Quốc lộ 1A khoảng 500m, rất thuận lợi cho việc vận chuyển thiết bị cũng như vật liệu để tiến hành xây dựng nhà máy.
Ngoài ra, cách vị trí dự án 15km có đường dây 110kV song song với Quốc lộ 1A, thuận lợi cho việc đấu nối của dự án vào lưới điện quốc gia. Khu vực dự án là dải đất cát ven biển, cách xa khu vực dân cư, xung quanh không có vật cản gió, cây cối chủ yếu là những loại cây bụi thấp và cỏ nước. Theo phương hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Tuy Phong đến năm 2010 thì khu vực này và cả xung quanh không có công trình xây dựng mới nào. Như vậy, việc xây dựng dự án phong điện tại vị trí dự án không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bình Thuận
Vị trí dự án
Hình 3.2: Bản đồ huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
Tại khu vực dự án (xã Chí Công và xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã tiến hành đo gió trong vòng 1 năm liên tục, thu được kết quả sau:
Hình 3.3: Vận tốc gió trung bình các tháng trong năm
0
2
4
6
8
10
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tháng
Vtb (m/s)
Độ cao 60m
Độ cao 40m
Nguồn: Số liệu tổng hợp của dự án
Vận tốc gió trung bình cả năm ở khu vực dự án tại 2 xã này là 6.73 m/s tại độ cao 60 m và 5.83 m/s tại độ cao 40m. Đây là ngưỡng tốc độ khá lý tưởng đối vớ vùng vĩ độ thấp để phát triển năng lượng điện gió. Tần suất lặng gió trong các tháng không đáng kể, tần suất lặng trong năm chỉ chiếm 0.3%. Trong các tháng mùa đông, gió thịnh hành từ bắc đến đông với tần suất tương ứng là 15%, 27%. Trong các tháng mùa hè, gió thịnh hành có hướng từ nam đến tây với các tấn suất tương ứng là 11% và 18%. Tần suất gió xuất hiện nhiều nhất là cấp 4 (5.5-7.9 m/s). Cấp tốc độ gió cực đại là cấp 8 (17.2-20.7 m/s). Tốc độ gió lớn nhất đo được ở hướng Đông Bắc. Tháng có gió thổi mạnh nhất trong năm là tháng 12 và có gió thổi yếu nhất là tháng 10.
2.3 Sơ đồ bố trí các cột tua bin gió
Các tua bin gió trong dự án được lựa chọn thông qua đấu thầu. Năm 1999, Công ty Fuhrlaender Việt Nam tiến hành hợp tác với Công ty chế tạo của Đức Fuhrlaender AG, một trong những hãng sản xuất turbine tên tuổi của thế giới để cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ cho dự án Phong điện 1-Bình Thuận. Theo ký kết, công ty Fuhrlaender AG sẽ cung cấp 20 tua bin gió FL-MD 77. Các tua bin này có thiết bị định vị theo dõi hướng gió, có khả năng thích ứng với sự thay đổi của tốc độ gió và được trên các cột tháp cao 85m.
Hình 3.4: Sơ đồ bố trí các tua bin gió tại vị trí dự án
Quốc lộ 1A
Giai đoạn mở rộng 1150 ha
Giai đoạn 1: 350 ha_20 tua bin
Xã Văn Thạch
Xã Chí Công
Quốc lộ 1A
Đường ven biển
Nguồn: Báo cáo dự án
Dựa trên đường cong hệ số nhiễu động của tua bin và cách sắp xếp tua bin trong trang trại gió, sử dụng phần mềm WasP (Chương trình ứng dụng và phân tích gió Atlas) để tính toán sản lượng mất đi do nhiễu động giữa các tua bin, đánh giá sản lượng năng lượng thực tế hàng năm của mỗi tua bin và toàn bộ tua bin trong trang trại gió. Kết quả toàn bộ sản lượng điện hàng năm của 20 tua bin gió là khoảng 92.000.000 kWh.
2.4. Các tác động của dự án tới môi trường
2.4.1. Tác động của dự án tới môi trường trong thời gian xây dựng dự án
v Bụi, khí thải và tiếng ồn: Trong quá trình thực hiện dự án, bụi và các loại khí thải CO, CO2, NOx, SOx cũng như tiếng ồn sẽ phát sinh từ hoạt động san lấp mặt bằng; vận chuyển nguyên liệu, thi công xây dựng. Nhìn chung, do khối lượng đào đắp, xây dựng không lớn, thời gian xây dựng ngắn, do đó ảnh hưởng đến môi trường là không đáng kể và có thể kiểm soát được.
v Nước thải và chất thải rắn: phát sinh từ nước làm sạch thiết bị, nước mưa, nước sinh hoạt cho công nhân.... Nhìn chung, lượng nước thải này không đáng kể. Chất thải rắn do gạch vỡ, vôi vữa dư thừa, cát, tre, gỗ vụn, vỏ bao bì.. Tác động do chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường và giảm cảnh quan khu vực trong thời gian ngắn xây dựng dự án.
Lưu ý: Ngoài tác động về môi trường, còn có tác động tiêu cực do giải phóng mặt bằng tới đời sống cộng đồng. Để xây dựng thực hiện dự án, tổng diện tích đất giải tỏa thu hồi giai đoạn I là 350 ha gồm có:
· Đất nông nghiệp:
Đất bằng trồng cây hàng năm: 2.477.303,5 m2
Đất trồng cây lâu năm khác: 363.235,25 m2
Đất có rừng trồng sản xuất: 310.623,25 m2
Đất có rừng trồng sản xuất: 32.917,5 m2
· Đất giao thông: 44.710,75 m2
· Đất chưa sử dụng: 271.209,75 m2
Tổng: 3.500.000 m2
Nguồn: Số liệu tổng hợp của dự án
Tổng số tiền đền bù đã được tính toán trong tổng chi phí đầu tư ban đầu của dự án nhưng các vấn đề xã hội khác liên quan đến việc làm, sinh kế của người dân chưa được xem xét đúng mức. Đáng lưu ý là đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số diện tích đất phải đền bù nên sẽ gây ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng, đặc biệt những hộ dân có đất sản xuất trong diện giải phóng mặt bằng của dự án. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp này là dải đất cát ven biển, một loại đất nghèo nên năng suất nông nghiệp thấp, không đem lại giá trị kinh tế cao từ sản xuất đất nông nghiệp. Ngoài ra, sau khi tiến hành xây dựng tua bin gió, chủ đầu tư có thể hợp tác với người dân tiếp tục canh tác phần diện tích đất dưới các tua bin gió. Ngoài ra, đáng lưu ý là phần đất giải tỏa này không có đất thổ cư nên không có hộ dân nào phải chuyển nhà, di cư. Do đó, các vấn đề xã hội dễ dàng giải quyết hơn qua thỏa thuận giữa chủ đầu tư và cộng đồng địa phương.
2.4.2 Tác động của dự án tới môi trường trong thời gian vận hành dự án
v Tiếng ồn: Tác động tiêu cực chủ yếu của tua bin gió với môi trường chính là tiếng ồn. Nguồn phát sinh tiếng ồn từ các tua bin gió được chia thành 2 loại:
Tiếng ồn khí động lực sinh ra khi các cánh quạt của tua bin tương tác với những luồng không khí xung quanh gây nên sự nhiễu loạn khí quyển.
Tiếng ồn cơ học sinh ra do sự hoạt động của các bộ phận máy móc như máy phát, hộp số, quạt làm mát máy bơm và máy nén bên trong tua bin gió.
Các tua bin gió gây ra tiếng động làm đảo lộn các luồng sóng trong không khí có thể làm xáo trộn hệ sinh thái của các loài chim hoang dã (ảnh hưởng đến di trú của chim…) và làm nhiễu xạ trở ngại cho việc phát tuyến trong truyền thanh và truyền hình. Tuy nhiên, do tốc độ quay của các tua bin hiện đại không lớn nên chim có thể xác định được vị trí tua bin từ khá xa nên thường bay tránh các vị trí này. Những vùng bố trí các tua bin gió thường khá xa các đường truyền dẫn, phát thanh nên hầu như không gây các ảnh hưởng bất lợi, hơn nữa việc bố trí các đường dây này hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Mức độ ồn phụ thuộc chủ yếu vào kích cỡ của tua bin gió. Thông thường, chỉ các tua bin gió có công suất từ 1MW trở nên mới phát ra tiếng ồn khoảng 90 - 100dB(A). Hiện nay, các thiết kế mới của tua bin gió đều có sự thay đổi về cấu trúc cánh gió, lựa chọn điều kiện vận hành và bảo trì để đạt được độ chuẩn về tiếng ồn. Các nhà thiết kế chế tạo tua bin gió của các nước công nghiệp phát triển đều tính toán áp suất âm thanh ở mức từ 96 - 101dB(A) để có thể sử dụng ở bất cứ nơi nào bao gồm cả các khu vực có mật độ dân cư cao, các khu bảo tồn hay khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…
Theo thiết kế, các tua bin gió được sử dụng có công suất từ 1 - 1,5MW, ứng với công suất này sẽ phát ra tiếng ồn khoảng 100dB(A). Do năng lượng âm thanh giảm theo bình phương khoảng cách đến nguồn âm thanh, đồng thời tua bin gió ở độ cao khoảng (60-110)m so với mặt đất, nên khi tiếng ồn lan truyền xuống đến mặt đất thì giảm xuống (còn khoảng 56,16 dB) và đạt tiêu chuẩn cho phép về môi trường đối với tiếng ồn (TCVN 5949-1998).
Tính toán áp suất âm thanh:
Xét trường hợp đối với 1 nguồn âm thanh (1 tua bin gió):
Mức độ ồn tại điểm cách nguồn âm thanh (tua bin gió) một khoảng R được tính theo công thức sau:
Trong đó: Lw - Mức độ ồn của nguồn âm thanh phát ra
R - Khoảng cách đến nguồn âm thanh (m)
a - Hệ số hút âm [khoảng không gian rộng a = 0,005dB(A)/m]
Từ công thức trên ta có kết quả mức độ ồn tại mặt đất như sau:
LP = 100 - 10.log10 (2.π.602) - 0,005.60 = 56,16 dB(A)
Xét trường hợp đối với 2 nguồn âm thanh:
Năng lượng âm thanh tại điểm có cường độ âm LP do 1 tua bin gió phát ra được tính xấp xỉ theo công thức sau:
(W/m2)
Tổng năng lượng âm thanh tại một điểm do 2 nguồn phát ra được tính theo công thức sau:
PN = PN1 + PN2 (W/m2)
Do đó, hiệu ứng kết hợp của tiếng ồn tại một điểm cách 2 nguồn âm thanh với các khoảng cách tương ứng R1 và R2 được tính theo công thức sau:
Căn cứ các công thức trên, kết quả tính mức độ ồn kết hợp tại một điểm cách 2 nguồn âm thanh (100dBA) với các khoảng cách 60m và 100m là: 57,31dB(A).
Từ những kết quả tính toán trên có thể kết luận rằng, với tiếng ồn 100 dB(A) của tua bin gió khi hoạt động sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của con người và quần thể động vật.
Hình 3.5: Cường độ âm thanh của các nguồn âm thanh từ khoảng cách 350m
Tiếng khoan
Loa đài
Văn phòng
Tua bin gió
Nói thầm
Máy bay
Tiếng ồn công nghiệp
Trong ô tô
Trong nhà
Phòng ngủ
Lá rơi
Nguồn: AWEA
v Ảnh hưởng đến tầm nhìn và vẻ đẹp tự nhiên
Các tua bin gió được xây dựng giống như những kiến trúc cao tầng, nổi bật trong cảnh quan, tạo nên một vùng bóng râm ở phía sau khi mặt trời chiếu sáng, làm cản trở tầm nhìn cảnh vật và làm t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111246.doc