DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6
LỜI NÓI ĐẦU 8
LỜI CAM ĐOAN 11
Chương I: Những vấn đề cơ bản về Đánh giá hiệu quả dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 12
1.1 Lý luận chung về dự án đầu tư 12
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 12
1.1.1.1 Các khái niệm liên quan 12
1.1.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư 12
1.1.2.Phân loại dự án đầu tư 13
1.1.2.1 Theo cơ cấu tái sản xuất: 13
1.1.2.2 Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội: 13
1.1.2.3 Theo các giai đoạn hoạt động của dự án đầu tư trong quá trình sản xuất: 13
1.1.3. Sự khác nhau giữa dự án đầu tư kinh tế và dự án đầu tư môi trường 14
1.2 Đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường 14
1.2.1 Khái niệm đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường 14
1.2.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường 15
1.2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường 16
1.2.3.1 Hiệu quả về mặt kinh tế 17
1.2.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội 17
1.2.3.3 Hiệu quả về mặt môi trường 19
1.2.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án 19
1.2.4.1 Đánh giá hiệu quả dự án trên khía cạnh kinh tế- xã hội 19
1.2.4.2 Đánh giá hiệu quả dự án trên khía cạnh môi trường 20
1.3 Áp dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. 21
1.3.1 Cơ sở để thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường dự án là phương pháp phân tích chi phí lợi ích (Cost Benefit Analys- CBA) 21
1.3.2 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) 23
1.3.2.1 Khái niệm 23
1.3.2.2 Quy trình tiến hành phân tích chi phí lợi ích. 23
Chương II: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang. 28
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang. 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
2.1.1.1 Vị trí địa lý 28
2.1.1.2 Đặc điểm đia hình và diện tích 28
2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu 29
2.1.1.4 Điều kiện thủy văn 30
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 30
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế 30
2.1.2.2 Điều kiện hạ tầng xã hội 35
Các vấn đề về lao động, việc làm 35
2.2 Hiện trạng khu vực thực hiện dự án 40
2.2.1 Hiện trạng thoát nước 40
2.2.1.1 Tổ chức thoát nước 40
2.2.1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa 40
2.2.1.3 Hiện trạng ngập lụt 43
2.2.1.4 Hiện trạng thoát nước bẩn 44
2.2.1.5 Hiện trạng sông thoát nước và lưu vực thoát nước 46
2.2.2 Hiện trạng vệ sinh môi trường 47
2.2.2.1 Nhà vệ sinh 47
2.2.2.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn 48
2.3 Giới thiệu chung về dự án 50
2.3.1 Thông tin khái quát về dự án 50
2.3.2. Mục tiêu của dự án 50
2.3.3 Phạm vi nghiên cứu của dự án 52
2.3.4 Nguồn vốn của dự án 54
Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang tỉnh Hà Giang 55
3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 55
3.1.1 Một số giả thiết 55
3.1.2 Xác dịnh các chi phí và lợi ích của dự án 55
3.1.2.1 Xác định các dòng chi phí (C) của dự án bao gồm: 55
3.1.2.2 Xác định các dòng lợi ích của dự án (B) bao gồm: 59
3.1.3 Đánh giá các chi phí và lợi ích của dự án 64
3.1.3.1 Các phương pháp đánh giá chi phí- lợi ích 64
3.1.3.2 Đánh giá các chi phí của dự án 66
3.1.3.3 Đánh giá các lợi ích của dự án 72
3.1.4 Tính toán các chỉ tiêu 79
3.1.5 Phân tích độ nhạy 84
3.1.6 Kết luận 87
3.2 Đề xuất các kiến nghị và giải pháp 87
3.2.1 Các kiến nghị 87
3.2.2 Đề xuất các giải pháp 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3592 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- Tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y sự tăng trưởng này chính là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh các loại cây trồng có năng suất, hiệu quả cao và có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Ngoài việc tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, thị xã còn tích cực mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, thâm canh lúa, ngô và tổ chức nhiều mô hình trình diễn cho bà con nông dân.
Hình 2.2: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành 2002- 2006
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007
Hình 2.3: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo cơ cấu năm 2006
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007
Các loại cây trồng chính trên địa bàn bao gồm cây lương thực có hạt như lúa, ngô, các loại cây rau màu, cây công nghiệp như: mía, bông, lạc, đậu tương. Trong cơ cấu ngành thì trồng trọt là ngành chủ yếu đóng góp vào giá trị sản xuất nông nghiệp của thị xã. Ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (chỉ 0.4%) trong tổng giá trị đóng góp của ngành, tuy nhiên đây lại là yếu tố để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các ngành khác, vì thế mà thị xã cần phải có các biện pháp để khuyến khích và làm gia tăng sự đóng góp của ngành này trong tổng cơ cấu đóng góp giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp.
Du lịch
Được thiên nhiên ưu đãi, Hà Giang có nhiều cảnh quan tự nhiên và núi non hùng vĩ. Không những thế Hà Giang còn là nơi lưu giữ nhiều sản phẩm văn hoá đặc sắc truyền thống từ rất lâu đời của hơn 20 dân tộc anh em, có chợ tình Khau Vai, có nhiều di tích lịch sử: động tiên, cổng trời Quản Bạ, đặc biệt có khu di chỉ khảo cổ học Đồi Thông nằm ngay trong lòng thị xã . Nơi đây đã tìm thấy hàng ngàn di vật từ thời tiền sử và được xác định là một trong những vùng văn hoá sớm nhất của Việt Nam. Đến với Hà Giang, du khách sẽ được thấy những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hoá độc đáo của đồng bào miền núi, được tham dự những phiên chợ vùng cao, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng nhưng đầy thơ mộng.
Cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ tiếp giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc hàng năm cũng thu hút vài chục nghìn khách tới tham quan, du lịch. Cũng nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh nhà, những năm gần đây Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển ngành du lịch bằng việc đa dạng hoá các loại hình du lịch như du lịch sinh thái: leo núi, tham quan hang động, du lịch văn hoá, đa dạng hoá hình thức đầu tư, nhà nước và các doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng.
Thị xã Hà Giang sẽ là nơi dừng chân của du khách khi đến với tất cả các điểm du lịch của Hà Giang. Vì vậy, trong thời gian qua Hà Giang đã tập trung đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho thị xã Hà Giang có nhiệm vụ cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường- một việc làm rất có ý nghĩa, không chỉ đối với cuộc sống của người dân đô thị mà còn rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch của Hà Giang.
2.1.2.2 Điều kiện hạ tầng xã hội
Dân số
Thị xã Hà Giang bao gồm 8 đơn vị hành chính: 3 xã ngoại thị và 5 phường nội thị; với diện tích đất tự nhiên là 134.04 km2 . Dân số tính đến tháng 12/ 2007 là 45653 người, gồm 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 61.08%; dân tộc Tày chiếm 27.53%; dân tộc Dao chiếm 5.52%; dân tộc Hoa chiếm 2.31%; còn lại các dân tộc khác như: Nùng, HMông, Sán Chay, Pố Y. Mật độ dân số trung bình là 335người/ km2.
Các vấn đề về lao động, việc làm
Giống với nhiều địa phương khác, nhân dân thị xã Hà Giang cũng có nhiều phương thức làm ăn, sinh sống khác nhau, nghề nghiệp rất đa dạng. Mặt khác khu vực điều tra khảo sát là khu vực trung tâm của thị xã nên đây là khu vực tập trung nhiều lao động có trình độ cao, được đào tạo bài bản. Số cán bộ công chức, bộ đội, giáo viên, công an chiếm ở đây chiếm đến 46%.
Hình 2.4: Biểu đồ về cơ cấu lao động của thị xã Hà Giang
năm 2008
Nguồn: Điều tra Kinh tế- xã hội thị xã Hà Giang 2008
Một lực lượng lao động khác cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (28%) ở khu vực nghiên cứu đó là những lao động không đòi hỏi trình độ cao, hoặc không qua đào tạo hoặc chỉ đào tạo ở mức đơn giản. Nằm trong nhóm này bao gồm công nhân, lái xe, thợ thủ công.Đặc biệt, những người làm nghề tự do lại chiếm ưu thế trong nhóm này. Nhóm những người làm nghề tự do là những người hay thay đổi công việc, làm nhiều nghề khác nhau từ cắt tóc, gội đầu, xe ôm đến buôn bán. Những người này thường không muốn nói chính xác công việc họ đang làm và thường khai là làm nghề tự do.
Nếu tách riêng số lượng lao động là công nhân, thợ thủ công thì số lượng này không lớn. Điều này phản ánh hiện trạng công nghiệp trên địa bàn thị xã chưa thực sự phát triển, có rất ít các nhà máy, xí nghiệp vì vậy cơ cấu lao động trong lĩnh vực này còn thấp. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khoảng 14%. Đây là khu vực kinh doanh tương đối ổn định, thường là các đơn vị kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn hoặc các chủ cửa hàng lớn.
Nhóm những người nghỉ hưu, nghỉ mất sức chiếm khoảng 7%. Những người này thường có nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội tại phường xã, và tổ dân phố khu vực mình sinh sống.
Các vấn đề về nghèo đói.
Tiêu chuẩn nghèo của Bộ lao động thương binh xã hội năm 2005 (Molissa) được áp dụng và kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn dân cư trong khu vực khảo sát có mức sống khá (50%). Mức trung bình có 32% và số hộ giàu là 16%. Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ (2%) không đáng kể. Từ những quan sát thực tế dưới hiện trường, các cán bộ trong đoàn khảo sát đánh giá kết quả khảo sát khá chính xác, phản ánh tương đối trung thực tình hình kinh tế của người dân trong khu vực dự án. Và khu vực dự án là khu vực trung tâm của thị xã Hà Giang, nơi tập trung đông nhất các khối cơ quan của tỉnh, thị xã, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng sôi động nhất vì vậy dân cư ở khu vực này thường là cán bộ công chức, có trình độ cao, có công việc ổn định, thu nhập tốt hoặc nếu là những người dân bình thường thì họ cũng có nhiều cơ hội trong việc làm ăn, buôn bán vì vậy hầu hết các gia đình trong khu vực này đều có đời sống ổn định và kinh tế khá giả.
Hình 2.5: Biểu đồ về tỷ lệ giàu nghèo tại thị xã Hà Giang năm 2008
Nguồn: Điều tra Kinh tế- xã hội thị xã Hà Giang 2008
Hiện trạng hạ tầng xã hội
Hiện trạng hạ tầng xã hội tại thị xã Hà Giang nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở, dịch vụ công cộng, văn hoá thể thao đặc biệt là các khu cây xanh, vườn hoa, vui chơi giải trí. Quy mô các công trình còn nhỏ hẹp và chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.
Công trình y tế: Tại thị xã Hà Giang đã hình thành mạng lưới y tế bao gồm bệnh viện tỉnh Hà Giang với quy mô 200 giường, phòng khám đa khoa, trạm sốt rét, trạm vệ sinh dịch tễ và mạng lưới trạm xá ở các xã, phường (Bao gồm 7 trạm xá với 20 giường). Các cơ sở đã được xây dựng kiên cố đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ cho nhân dân.
Công trình giáo dục: Trường cao đẳng sư phạm, trường Đảng (Trường hành chính tỉnh) đã xây dựng mới từ 3 đến 4 tầng. Hệ thống giáo dục phổ thông tại thị xã Hà Giang có trường phổ thông trung học nội trú cho học sinh vùng cao có 263 học sinh, trường phổ thông trung học Lê Hồng Phong có 1,272 học sinh, xây dựng 3 tầng, 4 trường trung học cơ sở, 4 trường trung học cơ sở kết hợp với tiểu học, 9 trường tiểu học với 5,215 học sinh tiểu học và 2,798 học sinh trung học cơ sở. Các trường được xây dựng kiên cố và phân bố theo phường xã. Ngoài ra còn có 5 nhà trẻ mẫu giáo các cơ sở đã được xây dựng khang trang.
Công trình văn hóa: Có nhà văn hóa thiếu nhi, bảo tàng tỉnh, rạp 19-5, thư viện tỉnh, cửa hàng sách và các dịch vụ văn hóa khác. Các cơ sở hầu hết được xây dựng mới kiên cố. Di tích cảnh quan có đền Mẫu di tích lịch sử, khu thành cũ xây ngầm dưới đồi thông, khu Chum vàng Chum bạc di tích thắng cảnh. Giếng Tiên, khu du lịch Hồ Noong, công viên nước Hà Phương, khu du lịch núi Mỏ Neo.
Công trình thể dục thể thao: Có sân vận động thị xã, ngoài ra còn có sân nhỏ ở các trường học, hệ thống kỹ thuật của sân chưa đảm bảo yêu cầu sân vận động trung tâm của tỉnh.
Công trình thương mại dịch vụ: Các công trình gồm có chợ Hà Giang diện tích đất hơn 1ha xây 03 tầng, nhà khách UBNN tỉnh (Khách sạn Yên Biên) quy mô xây 4 tầng, cửa hàng bách hóa trên 500m2 sàn xây mái bằng. Bưu điện tỉnh đã xây dựng mới cao tầng, cửa hàng dịch vụ tổng hợp đang cải tạo thành khách sạn. Ngoài ra còn có nhiều khách sạn tư nhân. Các công trình dịch vụ khác như nhà hàng, nơi vui chơi giải trí đang hình thành do các doanh nghiệp và tư nhân đầu tư, tập trung ở các đường phố chính và khu vực bến xe (Bến xe khách diện tích 15,000 m2 ).
Công trình cơ quan hành chính: Các cơ quan hành chính cơ bản đã hình thành và xây dựng khang trang, chủ yếu tập trung ở phố trung tâm (Bờ Tây sông Lô). Các công trình cơ quan khác nằm ở phía Đông sông Lô và 1 số cơ quan nằm rải rác trong thị xã.
2.2 Hiện trạng khu vực thực hiện dự án
2.2.1 Hiện trạng thoát nước
2.2.1.1 Tổ chức thoát nước
Cho đến nay mặc dù hệ thống thoát nước ở thị xã Hà Giang còn rất nhiều yếu kém và bất cập, đặc biệt là chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải; nhưng công tác tổ chức thoát nước được thực hiện khá tốt dưới sự quản lý, vận hành hiệu quả của Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang đảm nhiệm.
Việc tổ chức thoát nước ở thị xã Hà Giang chỉ dừng lại ở việc đảm bảo năng lực thoát nước cho các tuyến cống hiện có, đảm bảo khơi thông dòng chảy, nạo vét định kỳ hệ thống thoát nước hiện trạng. Vì hệ thống thoát nước hiện trạng của thị xã là hệ thống thoát nước chung và còn thiếu nhiều cho nên công tác quản lý và vận hành là khá đơn giản.
2.2.1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa
a) Tổng quan
Về cơ bản hệ thống thoát nước mưa ỏ Hà Giang chưa đầy đủ và chưa được quy hoạch một cách có bài bản và chưa đáp ứng được năng lực thoát nước của hệ thống. Nhìn chung hệ thống thoát nước chủ yếu chỉ tập trung ở các phường, một số lưu vực chưa có cống hoặc cống nhỏ, không đủ khả năng thoát, do đó khi mưa lớn vẫn xảy ra hiện tượng ngập úng cục bộ.
Hình 2.6: Sơ đồ thoát nước mưa hiện trạng ở thị xã Hà Giang.
Sông Lô
Nước mưa
Rãnh, mương đất tự nhiên bên ngoài nhà
Suối, kênh thoát nước Suối, mương cấp 1
Nước mưa
Tự thấm
Các khu đất trống, vườn hoa, công viên,…
Ao, ruộng, vườn xung quanh
Nước mưa
Hố ga thu nước mặt đường
Sông Lô
Cống, mương thoát nước chung đường phố
Như vậy, phần lớn nước mưa được thu gom qua cống thoát nước đường phố hoặc tự thấm ra các vùng đất trống. Về cơ bản hiện trạng thoát nước mưa ở thị xã Hà Giang không đảm bảo do tuyến cống thoát nước cấp 1 (suối, mương thoát nước) có tiết diện nhỏ, bị bồi lắp và lấn chiếm, cản trở dòng chảy, giảm năng lực thoát nước.
b) Hiện trạng hệ thống mương, cống thoát nước
Dọc theo các tuyến đường chính trong thị xã, hệ thống thoát nước được xây dựng là các tuyến mương xây gạch đậy tấm đan, có kích thước B = 400-800, H = 600-1000. Các tuyến mương này thực chất là các tuyến mương được xây dựng cùng với quá trình xây dựng của các tuyến đường, do đó không được tính toán, quy hoạch chi tiết và đầy đủ.
- Tại một số đường trong thị xã đã có hệ thống thoát nước chung tương đối hoàn chỉnh, tập trung chủ yếu ở phường Nguyễn Trãi , Trần Phú và phường Minh Khai với tổng chiều dài cống mương đã xây dựng được là 8,460 m. Trong đó cống ngầm xây dựng trước năm 1945 với kích thước D = 600-800 ; L = 1,180m. Mương nắp đan xây mới B x H = 400 x 600 ; 600 x 800 có tổng chiều dài là 8,460m. Ngoài ra thị xã có nhiều cống qua đường hoàn chỉnh tiết diện từ D = 800-1200mm.
- Tuy nhiên tại thị xã Hà Giang vẫn còn nhiều tuyến đường chưa có hệ thống thoát nước. Nước mặt, nước thải chảy tràn trên đường phố hoặc xả ra các mương rãnh xung quanh nhà gây ô nhiễm môi trường. Các tuyến đường chưa có hệ thống thoát nước như Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực, Võ Thị Sáu, Tô Vĩnh Diện, Yết Kiên, Trần Quốc Toản, Bạch Đằng, Bà Triệu, Quang Trung, Nguyễn Huệ, An Cư, Đội Cấn, Nguyễn Du,…
- Hệ thống thoát nước chính (tuyến cống cấp 1) gồm các mương, suối nằm rải rác trên địa bàn nội Thị xã Hà Giang để thoát nước mặt và nước thải sinh hoạt là các mương suối có chiều rộng từ 2m -10m nhưng đến nay một phần mương suối này đã bị lấn chiếm do nhân dân xây dựng các công trình và đất đá, phế thải xây dựng đổ trực tiếp xuống dòng chảy dẫn đến hệ thống thoát nước thường xuyên bị tắc nghẽn dòng chảy, gây ô nhiễm nguồn nước cũng như ảnh hưởng vệ sinh môi trường. Về mùa mưa nước ở trên các núi dồn xuống gây úng lụt dài ngày ở nhiều khu vực trong thị xã làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân và gây ô nhiễm môi trường.
c) Hố ga thu nước mặt đường
Một số hố ga thu nước mặt đường đã được xây dựng dọc theo tuyến mương thoát nước hai bên đường tại một số tuyến mương thoát nước chính với kiểu thu hàm ếch đơn giản.
2.2.1.3 Hiện trạng ngập lụt
Theo nhận xét chung, vấn đề ngập lụt xảy ra trên địa bàn thị xã đã đến mức độ báo động, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của cộng đồng dân cư. Hiện tượng ngập úng tại thị xã Hà Giang ra tại một số nơi khá trầm trọng như khu vực Trần Hưng Đạo (trước cửa Sở KH&ĐT Hà Giang), khu vực đường Lê Quý Đôn (cổng sở KHCN & MT), khu vực dọc đường Lý Tự Trọng, Chiều cao ngập lụt có thể lên đến gần 100cm, thời gian ngập lụt lâu nhất là 24h.
Khu vực xảy ra ngập úng nhiều nhất là tổ 7, tổ 8 phường Nguyễn Trãi. Còn lại ngập úng vẫn lác đác xảy ra ở các tổ, khu phố khác trong toàn thị xã Hà Giang như ở tổ 3,4, 5, 12, 14 phường Trần Phú, tổ 5, 6 phường Nguyễn Trãi.
Ở một số khu vực khác do địa hình thấp, nước không thoát kịp; do chưa có hệ thống cống để thu và thoát nước hoặc có nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn nên khi mưa lớn thường xảy ra hiện tượng ngập úng cục bộ (ví dụ như : đền Mẫu, khu vực sân bóng (gần Sở xây dựng), ở phường Minh Khai, khu vực gần trường phổ thông cơ sở Minh Khai...)
Cao độ trung bình tại thị xã Hà Giang là 105.00 m trong khi đó cao độ mực nước lớn nhất trên sông Lô vào mùa lũ là 105.57 m (vào năm 1969). Do vậy sự ảnh hưởng của lũ sông Lô đến tình trạng ngập lụt tại thị xã Hà Giang có xảy ra nhưng không đáng kể và với tần xuất 40 năm 1 lần. Bên cạnh đó khu vực đoạn sông Lô chảy qua thị xã về cơ bản đã được kè đá chống sói lở, do đó hiện tượng sụt lở bờ sông khi có mưa lũ xảy ra không đáng ngại.
2.2.1.4 Hiện trạng thoát nước bẩn
a) Tổng quan:
Có thể nói, chưa có một công trình về thu gom và xử lý nước thải đã được xây dựng trên địa bàn của thị xã Hà Giang.
Nước thải sinh hoạt, dịch vụ, công cộng
Hình 2.7: Sơ đồ thoát nước thải hiện trạng ở thị xã Hà Giang.
Sông thoát nước
Rãnh, mương đất tự nhiên bên ngoài nhà
Nước thải sinh hoạt, dịch vụ, công cộng
Tự thấm
Các khu đất trống xung quanh nhà
Ao, ruộng, vườn quanh nhà
Nước thải sinh hoạt, dịch vụ, công cộng
Sông thoát nước
Cống, mương thoát nước chung ngoài nhà
Qua sơ đồ thoát nước trên có thể thấy, nước thải ở thị xã Hà Giang được xả tự nhiên ra bên ngoài, không được quy hoạch, không được thu gom đầy đủ.
b) Hiện trạng thoát nước bẩn
Hệ thống thoát nước của thị xã là hệ thống thoát nước chung, cả nước mưa và nước thải đều xả chung vào một hệ thống cống rồi đổ ra các tuyến mương cấp 1 và đổ ra sông Lô
Các hộ gia đình tự động xả nước thải sinh hoạt ra bên ngoài nhà mình vào những nơi thuận lợi nhất cho họ như ao hồ, mương, suối, sông hoặc cống thoát nước. Nguồn nước thải được thải ra từ các hộ gia đình, bệnh viện, trường học, cơ quan do không được kiểm soát, thu gom và xử lý đã gây ra tình trạng ô nhiễm không chỉ cho môi trường xung quanh, ô nhiễm cho các nguồn tiếp nhận, đặc biệt ô nhiễm đối với sông Lô_ con sông cấp nguồn nước thô cho hệ thống cấp nước của tỉnh Hà Giang, gây tắc nghẽn dòng chảy tại các mương rãnh thoát nước; mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư xung quanh khu vực đó.
Có thể nói, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải không được thu gom và xử lý tại đây đã trở nên rất bức xúc và cấp bách.
c) Hiện trạng trạm bơm, trạm xử lý nước thải
Chưa có bất cứ một trạm bơm nước thải và trạm xử lý nước thải nào được xây dựng tại Hà Giang.
2.2.1.5 Hiện trạng sông thoát nước và lưu vực thoát nước
a) Hiện trạng hệ thống sông thoát nước
Có thể nói tại Hà Giang, sông Lô và sông Miện là hai con sông lớn nhất chảy trong địa bàn của thị xã, vừa là nơi cung cấp nguồn nước cho thị xã nhưng cũng đồng thời là nơi tiếp nhận toàn bộ lượng nước thải của thị xã xả xuống sông.
b) Hiện trạng lưu vực thoát nước
Với địa hình mang tính đặc trưng của khu vực miền núi, ở giữa là khu vực bằng phẳng, xung quanh là núi cao tạo ra một khu lòng chảo rộng lớn, việc thoát nước tại Hà Giang phần lớn là theo đặc điểm địa hình và theo độ dốc tự nhiên. Qua nghiên cứu thực địa tại Hà Giang có thể tạm chia toàn bộ thị xã thành các lưu vực thoát nước sau :
Lưu vực 1:
Toàn bộ khu lòng chảo (khu vực UBND tỉnh) phía Tây của sông Lô, dưới chân núi Cấm thuộc phường Nguyễn Trãi. Lưu vực này thoát nước ra sông Lô.
Lưu vực 2:
Khu vực phía Bắc của phường Trần Phú, tính tới đường Hoàn Văn Thụ thuộc phía Đông của sông Lô. Hiện lưu vực này cũng thoát nước ra sông Lô.
Lưu vực 3:
Khu vực phía Nam của phường Trần Phú tính từ đường Hoàng Văn Thụ. Lưu vực này hiện thoát ra các con suối, mương đất cấp 1 rồi chảy ra sông Lô.
Lưu vực 4:
Khu vực phía Bắc sông Miện (thuộc phường Quang Trung). Đây là khu vực mở rộng của thị xã và cơ bản hệ thống thoát nước khá tốt. Toàn bộ lưu vực này thoát ra sông Miện theo hướng Bắc-Nam
Lưu vực 5:
Khu vực phía Nam sông Miện (thuộc phường Quang Trung và một phần xã Ngọc Đường). Đây là khu vực mở rộng của thị xã và cơ bản hệ thống thoát nước khá tốt. Toàn bộ lưu vực này thoát ra sông Miện theo hướng Nam- Bắc.
2.2.2 Hiện trạng vệ sinh môi trường
2.2.2.1 Nhà vệ sinh
Hình 2.8: Biểu đồ tình trạng nhà vệ sinh tại thị xã Hà Giang năm 2008
Nguồn: Điều tra Kinh tế- xã hội thị xã Hà Giang 2008
Theo số liệu khảo sát, 96% dân cư thị xã Hà Giang đang sử dụng hố xí hợp vệ sinh là hố xí tự hoại. Các loại hố xí khác như hố xí 2 ngăn, hố xí 1 ngăn và hố xí tạm đều xấp xỉ bằng nhau, khoảng 2%. Mặc dù số hộ gia đình có hố xí không hợp vệ sinh không nhiều nhưng để trở thành một đô thị văn minh, hiện đại thì thị xã cần tiến tới xoá bỏ toàn bộ các loại hố xí không hợp vệ sinh như đã thống kê ở trên.
Xung quanh vấn đề tình trạng nhà vệ sinh ở khu vực thị xã Hà Giang, cần phải lưu ý thêm là có một số hộ gia đình bên bờ sông Lô, khi xây dựng nhà vệ sinh thì xây theo kiểu hố xí tự hoại, có bệ xí và dội nước nhưng lại không xây bể tự hoại ở bên dưới mà dội nước thải thẳng xuống dòng sông Lô.
Hố xí tự hoại của các gia đình còn lại thì cũng được xây dựng các bể tự hoại từ 2- 3 ngăn. Nước sau bể tự hoại được thải vào hệ thống thoát nước bên ngoài ra, hoặc tự thấm ra vườn.
2.2.2.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn
Dự báo đến năm 2010- 2015, dân số thị xã (cả nội và ngoại thị) là 55000- 60000 người. Hiện tại mỗi ngày, thị xã thải ra môi trường 4500- 7500 m3 nước thải từ các khu vực dân cư, bệnh viện, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; 65.7 tấn rác thải/ ngày, tương đương với 90 m3, trên thực tế số rác thải chưa xử lý còn lớn hơn. Trung bình mỗi người dân thị xã thải ra môi trường 0.8 kg rác thải/ ngày, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 20750 tấn rác thải. Trong khi đó hiện số bãi rác của thị xã được quy hoạch xây dựng từ năm 2001 đến nay chỉ có diện tích hơn 2 ha với lượng chứa là 70000 tấn; như vậy có thể thấy là các bãi rác của thị xã đang trong tình trạng quá tải, thêm vào đó nước rò rỉ từ các bãi rác không được thu gom và xử lý triệt để mà đổ thẳng ra hệ thống cống rãnh hoặc ra sông Lô gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước.
Hiện tại công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn của thị xã chủ yếu do Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang đảm nhiệm, với các nhiệm vụ là:
Thu gom và vận chuyển rác thải.
Quản lý hệ thống thoát nước, cây xanh, điện chiếu sáng, nhà vệ sinh công cộng.
Rác thải được tập trung tại các chân điểm rác đã được quy định hoặc dùng các xe thùng có dung tích 0.3 m3 đi thu gom tại các khu dân cư, nơi công cộng, bệnh viện.
Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang đã triển khai việc thu gom rác thải đến tất cả các khu vực trên địa bàn thị xã. Rác thải được công nhân thu gom 2 lần/ ngày vào các buổi sáng và buổi chiều sau đó đưa đến bãi chôn lấp rác chung của thị xã.
Kết quả khảo sát cho thấy 100% hộ gia đình đã tham gia sử dụng dịch vụ thu gom rác thải trên địa bàn. Điều này có tác động tích cực đến việc cung cấp dịch vụ thu gom của công ty đồng thời giúp công ty thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý và thu gom rác thải trên địa bàn thị xã.
Chất thải bệnh viện đa khoa tỉnh: có 2 loại cơ bản là rác thải sinh hoạt bình thường và chất thải y tế. Loại bình thường được công ty môi trường đô thị thu gom còn rác thải y tế độc hại được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Hệ thống nước thải của bệnh viện là hệ thống chung. Nước thải sinh hoạt thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa.
Các loại chất thải khác như chất thải xây dựng chủ yếu được dùng để san lấp nhưng gây ô nhiễm bụi khi vận chuyển.
2.3 Giới thiệu chung về dự án
2.3.1 Thông tin khái quát về dự án
- Tên dự án : Dự án thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang-tỉnh Hà Giang.
- Cơ quan chủ quản : Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang.
- Chủ đầu tư: Uỷ Ban Nhân Dân Thị xã Hà Giang
- Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang
- Cơ quan đề xuất dự án : Uỷ Ban Nhân Dân Thị xã Hà Giang.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc dự án
Thời gian bắt đầu dự án: Năm 2009
Thời gian kết thúc xây dựng dự án: Năm 2011
- Địa điểm thực hiện dự án: Thị xã Hà Giang - Tỉnh Hà Giang
2.3.2. Mục tiêu của dự án
Mục tiêu lâu dài của dự án nhằm đóng góp cho các quá trình:
Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân tại thị xã;
Thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng của thị xã Hà Giang
Thúc đẩy sự phát triển đồng đều, là bước nhấn cho cả khu vực miền Núi Hà Giang
Mục tiêu tổng quan của dự án:
Cải thiện điều kiện môi trường đô thị tại Thị xã Hà Giang, Tỉnh Hà Giang thông qua việc xây dựng các công trình thoát nước, nước thải và xử lý nước thải.
Tăng cường tính lâu bền của cơ sở hạ tầng đô thị và các dịch vụ đô thị tại Hà Giang.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu vực đô thị.
Giảm thiểu các bệnh dịch có nguyên nhân từ việc nước thải bị ứ đọng và không được xử lý.
Tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư và nhân dân về sinh sống tại các khu đô thị mới.
Thu hút các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh vào các khu công nghiệp và du lịch.
Mục tiêu cụ thể của dự án:
Mục tiêu ngắn hạn (giai đoạn I)
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải cho thị xã Hà Giang tập trung tại các khu vực trung tâm đến giai đoạn I đáp ứng đến năm 2015 bao gồm:
Giải quyết thoát nước cơ bản cho khu vực trung tâm thị xã
Cải tạo môi trường, cảnh quan đô thị
Thu gom và giải quyết tình trạng ngập lụt thông qua các công việc cho hệ thống nước mưa.
Giải quyết và xử lý mang tính cơ bản hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường cho thị xã.
Nạo vét và kè mới một số kênh mương thoát nước chính của thị xã (các tuyến cống cấp 1)
Hỗ trợ vệ sinh môi trường thông qua các thiết bị được mua sắm cho công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường.
Mục tiêu dài hạn (Giai đoạn II)
Xây dựng mới hệ thống thoát nước cho toàn bộ thị xã Hà Giang bao gồm cả khu vực nội thị, khu vực mở rộng và ngoại thị :
Hệ thống thoát nước mưa.
Hệ thống thu gom nước thải
Trạm xử lý nước thải.
Xây dựng các trạm bơm chuyển tiếp nước thải.
Kè kênh, mương thoát nước còn lại trong đô thị.
Nâng công suất thu gom và xử lý nước thải đáp ứng theo nhu cầu thực tế.
2.3.3 Phạm vi nghiên cứu của dự án
Một khu vực rộng lớn với dân số hơn 45,000 người trải rộng trên diện tích 168.7km2 ha của toàn bộ thị xã Hà Giang sẽ được nghiên cứu trong khuôn khổ của dự án và chia làm hai giai đoạn (nguồn: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Hà Giang đến 2020).
Giai đoạn I đến năm 2015:
Dự án sẽ nghiên cứu trên phạm vi khu vực trung tâm thị xã Hà Giang bao gồm khu phía Tây, và phía Đông sông Lô, trải dài trên 03 phường trung tâm là Minh Khai, Trần Phú và Nguyễn Trãi. Diện tích khu vực nghiên cứu trong giai đoạn 1 là gần 2100 ha với tổng dân số được hưởng lợi trong giai đoạn 1 hơn 45,000 người (nguồn : Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Giang tới 2020).
Giai đoạn II đến năm 2025:
Trên cơ sở Điểu chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Giang đến năm 2020 với việc mở rộng không gian về phía đông đường đi Bắc Mê thuộc xã Ngọc Đường, phía Tây giáp Phường Nguyễn Trãi thuộc xã Phương Độ và phía Bắc sông Miện, Phường Quang Trung …. Như vậy khu vực nghiên cứu của dự án trong giai đoạn 2 sẽ có tổng dân số lên đến hơn 85,000 người sẽ được nghiên cứu. Các công việc của giai đoạn 2 bao gồm mở rộng và nâng công suất thu gom xử lý nước thải tại khu vực dự án của giai đoạn 1, và đầu tư xây dựng tại các khu vực mở rộng của thị xã.
Trong khuôn khổ của đề tài, ranh giới phạm vi khu vực dự án - giai đoạn 1 được xác định như sau:
Phía Bắc: Giới hạn bởi núi Hàm Hổ
Phía Nam: Giới hạn bởi đường xã Phú Linh - Huyện Vị Xuyên.
Phía Đông: Giới hạn bởi núi Mỏ Neo
Phía Tây: Giới hạn bởi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111277.doc