MỤC LỤC .1
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 10
3. Phạm vi nghiên cứu 10
4. Các phương pháp nghiên cứu 11
5. Cấu trúc của chuyên đề 11
LỜI CẢM ƠN 12
LỜI CAM ĐOAN 13
CHƯƠNG I: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 14
I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ 14
1.1. Khái niệm 14
1.2. Yêu cầu của dự án đầu tư 14
1.3 Tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư 15
1.4 Lựa chọn phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư 21
II. SỬ DỤNG CBA ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 23
2.1 Khái niệm và mục đích sử dụng của CBA 23
2.2 Phân loại CBA 24
2.3 Các bước tiến hành CBA 24
2.4 Nguyên tắc của CBA 28
2.5 Hạn chế của CBA 33
2.7 Lịch sử áp dụng CBA trên thế giới 35
CHƯƠNG II: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU 37
I. GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 37
1.1 Vị trí địa lý 37
1.2 Điều kiện tự nhiên 37
1.2.1. Địa hình 37
1.2.2. Khí hậu 38
1.2.3. Tài nguyên 38
1.3 Hiện trạng kinh tế - xã hội: 39
1.3.1 Kinh tế: 39
1.3.2. Xã hội 41
II. GIỚI THIỆU VỀ MỎ THAN CỌC SÁU 42
2.1 Vị trí địa lý 42
2.2 Điều kiện tự nhiên 43
2.2.1 Địa hình 43
2.2.2 Điều kiện khí tượng 43
2.2.3 Chế độ thủy văn 43
2.2.4 Đặc điểm địa chất 45
2.1.6 Đặc điểm tài nguyên đất rừng 46
2.3 Hoạt động sản xuất của mỏ 47
2.4 Đặc điểm nước thải mỏ 48
2.4.1 Đặc điểm hệ thống thoát nước của mỏ 48
2.4.2 Đặc điểm nước thải của mỏ 50
III. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU 51
3.1 Địa điểm đặt dự án 51
3.1.1 Vị trí xây dựng 51
3.1.2 Đặc điểm địa chất công trình 53
3.2 Mô tả các hoạt động của dự án 54
3.2.1 Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng 54
3.2.2 Thi công xây dựng công trình 56
3.3 Mô tả kỹ thuật của dự án 59
3.3.1 Công suất hệ thống xử lý 59
3.3.2. Chất lượng nước xử lý 63
3.3.3. Công nghệ xử lý nước thải mỏ 64
3.3.4. Thông số kỹ thuật trạm xử lý nước thải 66
3.4 Các tác động môi trường của dự án và biện pháp bảo vệ 68
3.4.1 Trong quá trình xây dựng công trình 68
3.4.2 Trong quá trình vận hành công trình 69
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU 70
I. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ. LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN 70
1.1 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá 70
1.2 Xác định chi phí của dự án: 71
1.2.1 Chi phí đầu tư xây dựng công trình 71
1.2.2 Chi phí vận hành 77
1.3 Xác định lợi ích dự án đem lại 80
1.3.1 Doanh thu từ bán nước sạch (B1) 80
1.3.2 Tiết kiệm tiền nộp phí nước thải hàng năm 81
II. PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU 83
2.1 Tính toán các chỉ tiêu 83
2.2 Phân tích độ nhạy 83
2.2.1 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu 84
2.2.2 Phân tích độ nhạy khi giá bán nước thay đổi 85
2.2.3 Phân tích độ nhạy khi nhu cầu mua nước hàng năm của các hộ tiêu thụ thay đổi 86
2.3 Hiệu quả môi trường, xã hội 88
2.3.1 Hiệu quả môi trường 88
2.3.2 Hiệu quả xã hội 89
III. KIẾN NGHỊ 89
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 94
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai Vịnh này nằm cạnh nhau và chỉ chia ranh giới theo bản đồ hành chính. Song Vịnh Hạ Long được cả thế giới biết đến nhưng Vịnh Bái Tử Long thì ngay trong nước cũng đã ít người biết tên. Mùa hè, người dân và những người công nhân trong vùng thường có các chuyến đi thăm quan các hang động castơ, núi đá, đảo rồi tắm biển và nghỉ ngơi trên những hòn đảo nằm trên Vịnh Bái Tử Long.
1.3.2. Xã hội
- Dân cư
Về dân cư, Cẩm Phả có số dân 150.504 người (1-4-1999), xấp xỉ thành phố Hạ Long, hầu hết là người Kinh (95,2%), còn lại đáng kể là người Sán Dìu (3,9%). Người các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác khó phân biệt. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng đồng bắc Bắc Bộ. Dân số Cẩm Phả luôn có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ (59% và 47%).
- Lịch sử - văn hóa:
Trong lịch sử, Cẩm Phả là vùng cửa ngõ hiểm yếu ghi dấu ấn nhiều chiến công giữ nước. Thời kỳ chống xâm lược phương Bắc, chiến công đánh đuổi giặc của Hoàng Cần và sứ mệnh trấn ải của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng vẫn được truyền tụng như những huyền thoại. Cửa Suốt trở thành cửa Ðức Ông và sau thành tên Cửa Ông là vì vậy.
Ðến thời Pháp xâm lược, được sự chỉ huy của Chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng Ðồng chí hội- tổ chức tiền thân của Ðảng Cộng sản, phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ: xuất bản tờ báo Than, ngày 7 tháng 11 năm 1929 đã tổ chức kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga. Cờ đỏ búa liềm được đảng viên Ngô Huy Tăng treo trên đỉnh cầu trục số 1 cảng Cửa Ông gây chấn động. Ðỉnh cao nhất của phong trào công nhân vùng mỏ là cuộc tổng đình công của hơn ba vạn thợ mỏ vào tháng 11 năm 1936, khởi đầu từ Cẩm Phả. Sau 8 ngày đoàn kết kiên cường chiến đấu, thợ mỏ Cẩm Phả buộc bọn chủ mỏ chịu nhượng bộ tăng lương, giảm giờ làm. Thắng lợi từ Cẩm Phả đã bùng lên cuộc đình công ở Hòn Gai rồi lan sang các hầm mỏ toàn tỉnh.
Trong cách mạng tháng Tám, quân Pháp quay lại chiếm đóng, công nhân mỏ Cẩm Phả vừa đấu tranh chống phá việc vơ vét tài nguyên và vừa tiến hành chiến tranh du kích tiêu diệt địch. Ngày 22 tháng 4 năm 1955, người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cửa Ông và thị xã Cẩm Phả được hoàn toàn giải phóng. Trong hai lần Mỹ dùng máy bay bắn phá miền Bắc thì thị xã Cẩm Phả và đặc biệt nhất là Cửa Ông bị máy bay Mỹ huỷ diệt. Bởi đây là khu vực có cảng biển và là khu cơ sở công nghiệp của đất nước.
II. GIỚI THIỆU VỀ MỎ THAN CỌC SÁU
2.1 Vị trí địa lý
Mỏ than Cọc Sáu là một trong những mỏ lộ thiên lớn nhất, nằm ở phía Đông Bắc thị xã Cẩm Phả, thuộc khu vực khai thác than của vùng Cẩm Phả.
- Phía Bắc là khai trường khu Quyết Thắng (mỏ Bắc Quảng Lợi).
- Phía Tây Bắc là khai trường mỏ Cao Sơn và mỏ Bắc Quảng Lợi.
- Phía Tây là khai trường mỏ Đèo Nai.
- Phía Tây Nam là thị xã Cẩm Phả cách khoảng 6km.
- Phía Nam là khu công nhân mỏ cách khoảng 2km.
- Phía Đông là đường quốc lộ 18A Cửa Ông - Mông Dương
Khu vực này liên hệ với các vùng khác bằng đường quốc lộ 18A và tuyến đường sắt Thống Nhất - Cọc Sáu - Cửa Ông, ngoài ra trong mỏ còn có đường ô tô nối mạng với đường vận tải trong khu vực.
2.2 Điều kiện tự nhiên
2.2.1 Địa hình
Khu mỏ Cọc Sáu nằm trong khu vực có địa hình nguyên thuỷ khá cao với dãy núi Quảng Lợi ở phía Đông có đỉnh cao trên 350m. Phía Tây là dãy núi kéo dài từ Đèo Nai sang với độ cao trên 150m. Phía Bắc và phía Nam địa hình thấp hơn, độ cao địa hình ở dãy cao từ 70 đến 100m. Đặc điểm chung của địa hình khu vực hiện nay là địa hình có dạng lòng chảo, thấp dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và bị phân cắt bởi các công trường khai thác, các bãi thải và các tuyến đường mỏ hình thành.
Hiện nay, do quá trình khai thác lộ thiên, làm cho địa hình nguyên thuỷ bị biến đổi hoàn toàn. Địa hình mỏ hiện nay được thay thế bằng các moong, các tầng đất đá và các bãi thải.
2.2.2 Điều kiện khí tượng
Khu mỏ Cọc Sáu nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mưa thường lớn nhất vào tháng 7, 8 hàng năm. Sau đây là các thông số đáng lưu ý về lượng mưa:
- Vũ lượng lớn nhất trong ngày là 324 mm (ngày 11/7/1960).
- Vũ lượng lớn nhất trong tháng là 1089,3mm(tháng 8/1968).
- Vũ lượng lớn nhất trong mùa mưa là 2850,8mm(1960).
- Số ngày mưa nhiều nhất trong mùa mưa là 103mm(năm 1960).
- Vũ lượng lớn nhất trong một năm là 3076mm(năm 1966).
- Số ngày mưa nhiều nhất trong 1 năm là 151 ngày.
Vào mùa khô nhiệt độ thay đổi từ 9 - 180C, trung bình là 150C; Vào mùa mưa nhiệt độ cao hơn so với mùa khô, từ 23 - 370C và trung bình là 270C. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 65 - 67%.
2.2.3 Chế độ thủy văn
a. Nước mặt
Qua nhiều năm khai thác, địa hình bề mặt nguyên thuỷ đã biến đổi hoàn toàn. Địa hình mỏ hiện tại bao gồm các tầng đất đá, moong và bãi thải. Phía Đông mỏ có địa hình cao với độ cao +350m. Đáy mỏ hiện nay đã xuống đến mức - 150m (khu vực đáy moong Tả Ngạn).
Mỏ Cọc Sáu là mỏ lộ thiên lớn, lưu vực rộng, lại đang khai thác xuống sâu, dự kiến kết thúc khai thác lộ thiên, đáy mỏ sẽ có cốt cao - 375m. Vì vậy, yếu tố địa chất thuỷ văn nói chung và yếu tố nước mưa nói riêng có tác động rất lớn đến công tác mỏ.
Hiện nay, hệ thống dòng chảy mặt trong mỏ bao gồm hệ thống các mương rãnh, lò thoát nước như sau:
- Mương +180 phía Đông đón nước ở phía Đông khu Thắng Lợi đổ vào suối rồi tiêu thoát ra biển.
- Mương +90 phía Đông đón nước ở phía Đông từ mức +90 đến +165 rồi chảy về phía Nam và tiêu thoát ra biển.
- Mương +30 phía Đông đón nước từ mức +30 đến +90 ở phía Đông, chảy qua lò thoát nước mức +28 số 2 rồi đổ vào suối Hoá Chất thoát ra biển.
- Mương +90 phía Tây đón nước từ mức +90 trở lên ở phía Tây và một phần nước từ Đèo Nai chảy sang rồi qua cống P3 (2f1500) và thoát về phía Nam qua mương ra biển.
- Mương +30 phía Tây đón nước ở phía Tây từ mức +30 trở lên và nước của mỏ Đèo Nai chảy sang rồi chảy qua lò thoát nước mức +28 số 1 và tiêu thoát qua mương ra biển.
Khi mưa, toàn bộ nước của bờ Bắc khai trường và nước từ mức +30 trở xuống đều tập trung chảy xuống đáy moong và được bơm lên qua lò +28 theo suối Hoá Chất ra biển. Trong quá trình khai thác các đoạn mương nằm trên tầng công tác luôn được dịch chuyển theo sự phát triển của khai trường và được cố định khi các tầng đó đi vào bờ kết thúc.
Bảng2.1 Các thông số cơ bản của các mương và lò thoát nước
Hệ thống thoát nước
Kích thước
Lưu lượng Max (m3/h)
Dài (m)
Tiết diện (m2)
Mương +180 Đông
1.000
4,0
5,0
Mương +90 Đông
2.200
4,0
5,0
Mương +30 Đông
2.500
4,0
5,0
Mương +90 Tây
1.200
8,0
10,0
Mương +30 Tây
1.300
7,0
8,8
Lò thoát nước số 1
600
4,2
11,2
Lò thoát nước số 2
480
6,2
21,3
( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE)
b. Nước ngầm
Nước ngầm của mỏ Cọc Sáu được tàng trữ và vận động trong tầng tiềm thuỷ phân bố trên trụ vỉa dày(2) và tầng chứa nước áp lực nằm phía dưới trụ vỉa dày(2). Hai tầng chứa nước này được ngăn cách bởi lớp đá sét kết và bột kết dày.
Trong những năm qua, do quá trình đào sâu của mỏ đã làm thay đổi động thái của các tầng chứa nước, cao trình các tầng chứa nước bị hạ thấp từ 30 đến 50m so với ban đầu.
2.2.4 Đặc điểm địa chất
Mỏ Cọc Sáu có cấu trúc, kiến tạo địa chất phức tạp, khu mỏ bị phân cắt thành các khối kiến tạo có tính chất và đặc điểm cấu trúc khác nhau.
Có mặt trong địa tầng chứa than với các loại nham thạch chủ yếu sau: Cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết và sét kết. Các nham thạch này phân bố không ổn định. Tính chất cơ lý của cùng loại nham thạch trong các khối địa chất khác nhau cũng không giống nhau.
Các hiện tượng địa chất công trình phổ biến ở mỏ Cọc Sáu là hiện tượng phong hoá đất đá bề mặt khi bóc lộ và hiện tượng trượt lở bờ mỏ.
2.1.6 Đặc điểm tài nguyên đất rừng
a. Tài nguyên đất
Trong ranh giới của mỏ hiện nay, theo quyết định số 647 TVN/TĐ-ĐC2) ngày 07/05/1996 giao cho mỏ quản lý bao gồm 850 ha. Trong đó gồm: đất trong diện khai thác 360 ha, đất đồi trọc dùng để đổ thải 220 ha, đất để xây dựng (trạm sửa chữa cơ khí 5,5 ha, các khu vực sàng tuyển 6,6 ha). Còn lại 264 ha mặt bằng văn phòng, tuyến thoát nước và các nhà công trường, phân xưởng vận tải và khu đồi trọc nằm trong ranh giới mỏ được giao quản lý.
b. Tài nguyên rừng
Mỏ Cọc Sáu đã được khai thác từ hàng chục năm nay với quy mô rất lớn nên hiện trạng thảm thực vật không còn nguyên dạng. Trong phạm vi ranh giới mỏ không còn các hệ sinh thái nổi bật nào mà chủ yếu là đất trống với các loại cỏ tranh mọc rải rác trên đồi. Ngoài ra xung quanh mỏ Cọc Sáu có các mỏ than Quảng Lợi, Đèo Nai, Cao Sơn đang khai thác nên hệ sinh thái trong toàn khu vực đều bị biến đổi mạnh mẽ, chỉ còn lại các cây bụi thấp ưa ánh sáng như cây bồ bồ, nhân trần, dạ cầm, chân chim, sim, mua, dương xỉ… và một số loại cỏ như cỏ tranh, cỏ lau…
Bao quanh bờ moong khai thác, các bờ vách mỏ chỉ là đất đá đã bị phong hoá nứt vỡ mà không có màu xanh của thực vật. Đôi chỗ có các loài cỏ lau, cỏ tranh phát triển nhưng rất ít.
Hiện trạng thảm thực vật như vậy không đủ điều kiện sống cho các loài động vật, kể cả tập đoàn các loài chim. Trên thực tế ở khu vực khảo sát không còn thấy các loài động vật hoang dã trước đây nữa.
2.3 Hoạt động sản xuất của mỏ
Mỏ than Cọc Sáu là mỏ than lộ thiên lớn nhất nước ta nằm trên địa bàn thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh. Sản lượng than khai thác ở mỏ than Cọc Sáu hiện nay trên 3,5tr.t/năm, khối lượng đất bóc trên 20tr.m3/năm. Đáy mỏ hiện nay ở mức -150, chiều dài khai trường theo hướng Đông - Tây là 2km, chiều rộng theo hướng Bắc - Nam là 1,5km.
Mỏ than Cọc Sáu được khai thác bằng công nghệ hiện đại, bao gồm:
- Khoan nổ : Khoan bằng các loại khoan hiện đại đường kính từ 45 đến 250 mm. Áp dụng phương pháp nổ mìn tiên tiến vi sai qua hàng qua lỗ.
- Khai thác: Theo phương pháp lộ thiên, xúc bốc bằng các máy xúc điện gầu thuận của Nga, máy xúc thuỷ lực gầu ngược của Nhật, Mỹ có dung tích gầu từ 1.8 đến 4.6 m3. Ô tô vận chuyển có trọng ti từ 15 đến 58 tấn kết hợp vận chuyển than bằng băng tải năng suất >5000Tấn/ca.
- Đổ thải: Sử dụng bãi thải ngoài và một phần bãi thải trong, áp dụng công nghệ gạt và tự đổ.
- Thoát nước: Xây dựng các hệ thống thoát nước tự chảy bao quanh khai trường kết hợp thoát nước cưỡng bức bằng các hệ thống bơm có công suất từ 1250-:-2000 m3/h với chiều cao đẩy trên 120m.
- Gia công chế biến: Bằng các hệ thống sàng có công suất từ 1250-:- 2500Tấn/Ca. Hệ thống tuyển huyền phù tự sinh và ma nhê tít công suất 120Tấn/h. Than phần lớn vận chuyển về sàng tuyển và tiêu thụ tại nhà máy tuyển than Cửa Ông, phần còn lại sàng trong mỏ và tiêu thụ tại cảng của mỏ.
Theo quy hoạch, sau khi kết thúc khai thác Động tụ Bắc khu Tả Ngạn ở mức -150, sẽ phát triển sang khu Đông Thắng Lợi mở rộng và khai thác xuống sâu đến mức -255, kết thúc khai thác năm 2020, đồng thời tiến hành khai thác khu Đông Nam đến năm 2014 để duy trì sản lượng mỏ. Khu Gầm Cọc Sáu (dưới khu Tả Ngạn) sẽ được nghiên cứu đưa vào khai thác vào cuối đời mỏ.
Hình 2.2 Một số hình ảnh hoạt động sản xuất của mỏ
( Nguồn: trang web của Công ty CP than Cọc Sáu www.cocsau.com)
2.4 Đặc điểm nước thải mỏ
2.4.1 Đặc điểm hệ thống thoát nước của mỏ
Hệ thống thoát nước của mỏ bao gồm hệ thống thoát nước tự chảy (nước mưa) và hệ thống thoát nước cưỡng bức:
a. Hệ thống thoát nước tự chảy
Từ mức +30 trở lên có hệ thống mương thoát nước tự chảy nhằm hạn chế lượng nước mưa chảy trực tiếp xuống moong:
- Mương +90 phía Đông đón nước ở khu Thắng Lợi từ mức +90 trở lên, chảy về phía Nam qua xưởng bảo dưỡng ôtô mức +75, đổ vào suối ga Cọc 4 rồi thoát ra biển.
- Mương +90 phía Tây đón nước từ mức +90 trở lên ở phía Tây và một phần nước từ Đèo Nai chảy sang rồi qua cống P3 (2f1500) và thoát về phía Nam qua mương ra biển.
- Mương +30 phía Tây đón nước ở phía Tây từ mức +30 trở lên và nước của mỏ Đèo Nai chảy sang rồi chảy qua lò thoát nước mức +28 và thoát ra biển qua suối Hoá Chất.
b. Hệ thống thoát nước cưỡng bức
Toàn bộ nước mưa và nước ngầm chảy trực tiếp xuống moong khai thác hiện nay được hệ thống bơm thoát nước cưỡng bức của mỏ đặt tại Động tụ Bắc bơm lên hố bơm trung gian Động tụ Nam ở mức -30, sau đó tiếp tục bơm lên mương +30 qua lò +28 theo suối Hoá Chất ra biển.
Theo quy hoạch, sau khi kết thúc khai thác Động tụ Bắc, sơ đồ thoát nước cưỡng bức như sau:
- Sau khi đổ thải vào moong Động tụ Bắc, chuyển trạm bơm số 1 từ Động tụ Nam sang Động tụ Bắc (năm 2010) để bơm thoát nước từ mức -50 lên mức +45 sau đó theo mương thoát nước +30 phía Tây, qua lò +28 thoát ra suối Hoá Chất và ra biển.
- Nước từ moong Thắng Lợi được bơm bằng trạm bơm số 2 lên moong Động tụ Bắc và sau đó được trạm bơm số 1.
- Nước từ khu Đông Nam sẽ được bơm bằng trạm bơm riêng lên mức +75 và thoát ra ngoài qua suối ga Cọc 4 (không qua lò +28).
- Khi khai thác khu Gầm Cọc Sáu, nước từ moong khu vực này cũng được bơm lên moong Động tụ bắc và từ đây được trạm bơm số 1 bơm lên mương +45 thoát ra ngoài.
Như vậy hiện nay cũng như trong tương lai, tất cả lượng nước bơm từ moong khai thác (nước thải mỏ) đều thoát ra ngoài qua lò +28, ra suối Hoá Chất và thoát ra biển. Lượng nước mưa tự chảy cũng phần lớn thoát qua lò +28.
2.4.2 Đặc điểm nước thải của mỏ
a. Lượng nước thải mỏ
Lượng nước chảy vào mỏ gồm 2 nguồn chính là nước mặt và nước ngầm:
- Theo tính toán lý thuyết: Lượng nước chảy vào mỏ trung bình 7.130.000 m3/năm, trong đó lượng nước chảy vào mỏ mùa mưa khoảng 5.600.000 m3 chiếm 78%, lượng nước chảy vào mỏ mùa khô khoảng 1.530.000 m3 chiếm 22% lượng nước chảy vào mỏ trong năm.
- Theo số liệu thống kê: Lượng nước bơm thoát khỏi mỏ trung bình 6.820.000 m3/năm, trong đó mùa mưa khoảng 5.410.000 m3 chiếm 80%, mùa khô khoảng 1.410.000 m3 chiếm 20% lượng nước bơm thoát khỏi mỏ trong năm.
b. Chất lượng nước thải mỏ
Căn cứ kết quả quan trắc môi trường định kỳ hàng năm của Công ty than Cọc Sáu và kết quả phân tích mẫu nước thải bổ sung do Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện cho thấy:
- Nước thải mỏ than Cọc Sáu có các chỉ tiêu pH, sắt (Fe), Mangan (Mn), cặn lơ lửng (TSS) thường xuyên không đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Độ pH thay đổi từ 2,5 - 5,3 (tiêu chuẩn 5,5 - 9,0), hàm lượng Fe thay đổi từ 5,41mg/l - 42,1mg/l (tiêu chuẩn 5mg/l), hàm lượng Mn thay đổi từ 1,03mg/l - 4,78mg/l (tiêu chuẩn 1mg/l), hàm lượng TSS thay đổi từ 134mg/l - 522mg/l (tiêu chuẩn 100mg/l). Các chỉ tiêu khác đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Chất lượng nước thải thay đổi theo mùa và tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết. Thường vào mùa mưa độ pH cao, hàm lượng Fe và Mn thấp, hàm lượng TSS cao. Ngược lại vào mùa khô thường độ pH thấp, hàm lượng Fe và Mn cao, hàm lượng TSS ít hơn.
- Hiện nay nước thải mỏ than Cọc Sáu được bơm từ đáy moong lên hố bơm trung gian, sau đó được bơm chuyển tiếp lên mức thoát nước tự chảy +28, vì vậy chất lượng nước thải cũng phụ thuộc một phần vào thời gian lưu tại hố bơm trung gian. Nếu thời gian nước thải lưu tại hố bơm trung gian dài thì độ pH sẽ tăng lên, hàm lượng các chất Fe, Mn, TSS sẽ giảm đi. Ngược lại nếu thời gian nước thải lưu tại hố bơm trung gian ngắn thì chất lượng nước thải ít thay đổi.
III. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU
3.1 Địa điểm đặt dự án
3.1.1 Vị trí xây dựng
Căn cứ đặc điểm hệ thống thoát nước của mỏ than Cọc Sáu và địa hình khu vực, lựa chọn địa điểm xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu tại hạ lưu lò thoát nước +28, phía Bắc cách khai trường mỏ than Cọc Sáu 0,8km, phía Nam cách quốc lộ 18 1,5km, phía Đông Nam cách nhà máy điện Cẩm Phả 3,5km và cách Nhà máy tuyển than Cửa Ông 4km, phía Tây Nam cách trung tâm thị xã Cẩm Phả 6km, nằm trên địa bàn khu dân cư phường Cẩm Phú, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Công trình giới hạn trong phạm vi toạ độ (hệ toạ độ nhà nước 1972):
Bảng2.2 Tọa độ công trình
Điểm
X
Y
1
25 066
429 905
2
25 162
429 876
3
25 211
429 873
4
25 250
429 887
5
25 313
429 973
6
25 307
429 982
7
25 254
429 954
8
25 207
429 981
9
25 138
429 901
10
25 073
429 918
( Nguồn: Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu-VITE)
Việc lựa chọn địa điểm xây dựng này do những ưu điểm:
- Địa điểm xây dựng nằm ngay sau hạ lưu lò thoát nước +28 nên không phải xây dựng bổ sung hệ thống dẫn nước thải về khu vực xử lý.
- Không có các nguồn nước khác lẫn vào nên không làm ảnh hưởng, phức tạp, tăng chi phí xử lý nước thải.
- Địa điểm xây dựng lựa chọn thuộc khu dân cư bị ảnh hưởng về môi trường do nằm gần kho than, cụm sàng và hệ thống thoát nước của mỏ.
Ta có Hình 2.3 Bản đồ vị trí dự án kèm theo (xem phần phụ lục)
( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE)
Theo khảo sát tại hiện trường địa điểm xây dựng công trình của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than - Khoáng sản Việt Nam với UBND phường Cẩm Phú, UBND thị xã Cẩm Phả ngày 24/2/2006, vị trí mặt bằng để xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu là khu dân cư gồm 27 hộ dân, công trình kiến trúc chủ yếu là nhà cấp 4, có 01 nhà xây kiên cố đổ mái bằng và cây ăn quả lâu niên. Việc xây dựng Trạm xử lý nước thải sẽ tạo cơ hội cho dân cư trong khu vực di dời đi nơi khác có môi trường sống tốt hơn.
3.1.2 Đặc điểm địa chất công trình
Theo tài liệu khảo sát, thăm dò địa chất công trình khu vực xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu, địa tầng khu vực được chia thành các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp 1 - đất san lấp mặt bằng gồm sét pha lẫn đá dăm, dăm sạn: Lớp 1 phân bố trong cùng địa tầng trong phạm vi khu vực khảo sát, được hình thành do quá trình thi công.
- Lớp 2 - Sét pha màu xám nâu. Lẫn dăm sạn, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Lớp 2 phân bố dưới lớp 1. Đây là lớp đất có khả năng chịu lực tương đối tốt, sức chịu tải quy ước R0 = 2.28kG/cm2.
- Lớp 3 - Cát pha lẫn sạn, mùn thực vật, màu xám đen, đen, trạng thái chảy đến dẻo: Lớp 3 phân bố dưới lớp 2, đôi chỗ nằm ngay dưới lớp 1. Đây là lớp đất tương đối yếu, R0 = 1.554kG/cm2.
- Lớp thấu kính - Sét pha lẫn sạn, màu nâu, xám nâu, trạng thái nửa cứng, phân bố dưới lớp 3 ở độ sâu 3,50m, R0 = 2.616kG/cm2.
- Lớp 4 - Cát hạt thô, lẫn sạn, màu xám trắng, trạng thái chặt vừa đến rất chặt: Lớp 4 nằm dưới lớp 3 hoặc dưới lớp 2. Đây là lớp đất có sức chịu tải tương đối lớn, có thể đặt móng công trình lên lớp đất này, R0 = 4.0kG/cm2.
- Lớp 5 - Sét pha lẫn dăm sạn, mầu nâu vàng, nâu đỏ, trạng thái nửa cứng đến cứng. Đây là lớp đất có sức chịu tải tốt, có thể đặt móng công trình lên lớp đất này, R0 = 2.606kG/cm2.
Trong khu vực khảo sát, các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trinh xảy ra với các quy mô và cường độ nhỏ, không ảnh hưởng bất lợi đến độ ổn định của công trình.
3.2 Mô tả các hoạt động của dự án
3.2.1 Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng
- Khu tập trung nước được bố trí ở phía Bắc trạm xử lý, bao gồm các hạng mục: Đập tràn, đường ống dẫn nước vào, bể điều lượng, phòng bơm nước thải.
- Khu xử lý nước thải nằm ở giữa vị trí xây dựng trạm xử lý, bao gồm cỏc hạng mục: Bể trung hòa, bể lắng sơ bộ, bể keo tụ, bể lắng tấm nghiêng, bể chứa bùn. Trong khu vực này sử dụng các đường ống nước tự chảy nối liền với nhau.
- Khu cấp nước sạch nằm ở phía Nam trạm xử lý, bao gồm các hạng mục: Bể nước sạch, phòng bơm nước sạch, cửa thoát nước. Khu vực này sử dụng các đường ống ngắn tự chảy nối tiếp. Nước sạch sau khi xử lý sẽ được đưa đến trạm bơm tăng áp đưa qua ống áp lực DN500 dẫn nước đến các hộ sử dụng.
- Khu phụ trợ nằm ở phía Đông các khu chức năng chính, gồm 2 toà nhà chính: Nhà pha hoá chất và lọc ép (bao gồm gian pha và cấp sữa vôi, pha và cấp keo tụ, lọc ép bùn), nhà điều hành (phòng thí nghiệm, phòng điều khiển, phòng giao ca, khu vệ sinh).
Giữa các khu chức năng sẽ được liên kết bởi các đường đi có chức năng vận tải, kiểm tra sửa chữa, PCCC. Đường trong khu vực nhà máy rộng 4m, kết cấu bê tông, đường bên ngoài nhà máy qua mặt phía nam đi vào khu vực nhà máy. Hệ thống cấp điện được bố trí ngầm, dọc theo đường liên lạc. Để bảo vệ, xung quanh trạm xử lý xây tường bao.
Dọc hai bên đường đi trong khu vực nhà máy trồng các loại cây thân gỗ có tính chất làm cảnh (phượng, bằng lăng...). Những bãi trống trong khu vực nhà máy có thể trồng các thảm cỏ dễ sống, có thể dẫm lên. Xung quanh khu vực nhà máy trồng các thân gỗ có khả năng sinh trưởng nhanh như keo, như vậy vừa có thể trao đổi gió và nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài, vừa có thể ngăn chặn, hút các khí thải có hại và bụi, giảm bớt ảnh hưởng với môi trường bên ngoài, đảm bảo môi trường sống và môi trường làm việc tốt.
b. Chỉ tiêu quy hoạch, sử dụng đất
Một số chỉ tiêu quy hoạch, sử dụng đất chủ yếu:
- Tổng diện tích đất sử dụng: 8.900m2.
- Diện tích xây dựng: 2.690m2.
- Diện tích làm đường: 1.460m3.
- Diện tích làm mương thoát nước: 1.830m2.
- Diện tích trồng cây xanh: 2.920m3.
- Hệ số đất xây dựng công trình: 30,2%.
- Hệ số đất làm đường, mương nước: 37,0%.
- Hệ số đất trồng cây xanh: 32,8%.
Ta có Hình 2.4 Bản đồ quy hoạch dự án (xem phần phụ lục)
( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE)
3.2.2 Thi công xây dựng công trình
a. Công việc, trình tự thi công
(1) Các công việc và trình tự thi công chủ yếu
Bước 1: Đền bù, giải phóng mặt bằng.
Bước 2: Đào và xây mương thoát nước mới để bảo đảm khả năng thoát nước của mỏ trong quá trình thi công.
Bước 3: San gạt mặt bằng, xây tường bao và nhà bảo vệ, xây nhà Điều hành, làm đường liên lạc nội bộ.
Bước 4: Xây các hạng mục công nghệ chủ yếu gồm bể Điều lượng, bể Trung hoà và bể Lắng sơ cấp, bể Keo tụ và bể Lắng tấm nghiêng, bể Chứa nước sạch, bể Chứa bùn; nhà Bơm nước thải, nhà Bơm nước sạch, nhà Pha chế hoá chất và lọc ép bùn.
Bước 5: Lắp đặt thiết bị.
Bước 6: Đào tạo, chuyển giao, chạy thử.
Bước 7: Trồng cây xanh và thảm cỏ, hoàn thiện công trình.
Bước 8: Nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Sau khi san gạt xong mặt bằng cần xây tường bao trước khi xây dựng các hạng mục khác để giảm ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.
- Hoàn thành việc xây dựng tuyến mương thoát nước mới trước khi lấp tuyến mương hiện có để không ảnh hưởng đến việc thoát nước của mỏ.
(2). Giải phóng mặt bằng và tái định cư
- Khối lượng công tác giải phóng mặt bằng
+ Tổng diện tích đất giải phóng: 8.900m2.
+ Diện tích đất thuộc sở hữu của dân: 5.000m2.
+ Diện tích đất chung: 3.900m2.
+ Số hộ dân phải di chuyển: 27 hộ.
+ Số công trình xây dựng: 26 nhà 1 tầng, 1 nhà 2 tầng.
+ Số cây trồng: 700 cây.
- Phương án: do số lượng hộ dân di chuyển không nhiều, tại địa phương có nhiều dự án đầu tư khu dân cư mới nên việc tái định cư do người dân tự quyết định, lựa chọn tùy theo nhu cầu của từng hộ.
b. Các công trình xây dựng
- Các hạng mục công trình xây dựng chủ yếu bao gồm:
+ Các bể chứa và xử lý nước thải.
+ Nhà đặt trạm bơm, nhà pha hoá chất, nhà điều hành.
+ Mương thoát nước, tường rào bảo vệ, đường giao thông nội bộ.
( Kết cấu các công trình xây dựng có thể tham khảo ở phần phụ lục)
- Khối lượng xây lắp: khối lượng xây lắp chủ yếu xem bảng dưới đây.
Bảng 2.3 Khối lượng xây lắp chủ yếu
Stt
Hạng mục, thiết bị
Đơn vị
Khối lượng xây lắp
I
Đền bù, giải phóng mặt bằng
Số công trình đền bù
c.trình
27
Số cây trồng đền bù
cây
700
Diện tích đất đền bù, giải phóng
m2
5.000
II
Đào đắp đất
m3
15.460
III
Xây bể chứa bằng bê tông cốt thép
m3
10.170
Bể Điều lượng
“
1.980
Bể Trung hoà và bể Lắng sơ cấp
“
1.920
Bể Keo tụ và bể Lắng tấm nghiêng
“
3.450
Bể Nước sạch
“
2.730
Bể Chứa bùn
“
90
IV
Xây nhà bằng khung bê tông cốt thép, tường gạch, mái lợp tôn
m2
505
Nhà Bơm nước thải
“
140
Nhà Bơm nước sạch
“
105
Nhà Pha hoá chất và lọc ép
“
130
Nhà Điều hành
“
130
V
Các hạng mục xây dựng khác
Tường rào bảo vệ
m
480
Mương thoát nước
m3
2.385
Đường bê tông
“
565
Chiều dài tuyến ống cấp nước sạch
m
5.700
Trồng cỏ, cây xanh
m2
3.680
VI
Thiết bị
Máy lọc vớt rác
chiếc
01
Bơm nước thải
“
04
Bơm nước sạch
“
03
Bơm bùn
“
04
Máy ép bùn
“
02
Trạm biến áp 6kV/380V, 400kVA
“
01
Hệ thống pha và cấp sữa vôi
“
01
Hệ thống pha và cấp keo tụ
“
02
Hệ thống cấp điện, chiếu sáng
“
01
Hệ thống điều khiển
“
01
( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE)
3.3 Mô tả kỹ thuật của dự án
3.3.1 Công suất hệ thống xử lý
a. Phương hướng thoát nước mỏ than Cọc Sáu trong những năm tới
(1)Phương hướng thoát nước
Theo quy hoạch, trình tự khai thác các khu vực như sau:
- Động tụ Bắc dừng khai thác vào năm 2005 ở mức -150 và được đổ thải đến mức -60 vào năm 2010 để làm hố bơm trung gian, đồng thời là hồ chứa nước tạm thời với dung tích 2 - 3 triệu m3.
- Khu Đông Thắng Lợi sẽ mở rộng và khai thác xuống sâu đến mức -255, kết thúc khai thác năm 2020. Đồng thời tiến hành khai thác khu Đông Nam đến năm 2014 để duy trì sản lượng mỏ.
- Khu Gầm Cọc Sáu (dưới Động tụ Nam) sẽ được nghiên cứu đưa vào khai thác vào cuối đời mỏ.
Với trình tự khai thác như trên, sơ đồ thoát nước sẽ là:
- Từ mức +30 trở lên có hệ thống mương thoát nước tự chảy nhằm hạn chế lượng nước chảy trực tiếp xuống moong.
- Sau khi đổ thải vào moong Động tụ Bắc, chuyển trạm bơm số 1 từ Động tụ Nam sang Động tụ Bắc (năm 2010) để bơm thoát nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111281.doc