Chuyên đề Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1. Tính cấp thiết của đề tài 7

2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 8

3. Mục tiêu của đề tài 9

4. Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tà 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MỘT DỰ ÁN. 10

1.1. Tổng quan về đánh giá hiệu quả dự án. 10

1.1.1. Đánh giá hiệu quả là gì? 10

1.1.2. Một số phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án. 11

1.1.2.1. Phương pháp phân tích chi - phí lợi ích (CBA) 11

1.1.2.2. Phương pháp CBA định tính 11

1.1.2.3. Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả 11

1.1.2.4. Phương pháp phân tích đa mục tiêu . 12

1.1.2.5. Phương pháp CBA chú trọng tới phân phối. 12

1.2. Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế của một dự án. 12

1.2.1. Hiệu quả tài chính. 12

1.2.2. Hiệu quả kinh tế. 14

1.2.3. Mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế . 15

1.3. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) trong đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 16

1.3.1. Khái quát về phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) . 16

1.3.1.1. Khái niệm về phân tích chi phí - lợi ích (CBA). 16

1.3.1.2. Mục đích của việc sử dụng CBA . 17

1.3.1.3. Trình tự các bước cơ bản thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA). 18

1.3.1.4. Một số mặt hạn chế khi thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA). 21

1.3.2. Các tiêu chí sử dụng khi đánh gía hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án. 22

1.3.2.1. Sự lựa chọn giữa các chỉ tiêu. 23

1.3.2.2. Các tiêu chí sử dụng khi đánh giá hiệu quả của một dự án. 23

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN. 26

2.1. Lịch sử hình thành. 26

2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. 26

2.2.1. Điều kiện tự nhiên tại khu vực nhà máy. 26

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của dân cư tại khu vực nhà máy hoạt động. 31

2.3. Mô tả công nghệ, thiết bị và quy trình chế biến rác thải thành phân hữu cơ. 33

2.3.1. Công nghệ và quy trình chế biến rác. 33

2.3.2. Thiết bị . 36

2.3.3. Các thành phần có trong rác thải tại nhà máy . 38

2.4. Đánh giá hoạt động của nhà máy. 40

2.4.1. Quy trình vận hành. 40

2.4.2. Sản phẩm. 41

2.4.3. Nhân công. 42

2.4.4. Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của nhà máy . 42

2.5. Các tác động đến môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy. 44

2.5.1. Tác động tới môi trường không khí và tiếng ồn. 45

2.5.2. Tác động tới môi trường nước. 46

2.5.3. Tác động tới môi trường đất. 49

2.5.4. Tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan khu vực. 50

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN. 51

3.1. Phân tích các khoản chi phí và lợi ích cùa nhà máy. 51

3.1.1. Phân tích chi phí. 51

3.1.1.1. Chi phí đầu tư ban đầu. 51

3.1.1.2. Chi phí vận hành. 55

3.1.1.3. Các khoản chi phí về mặt xã hội - môi trường. 55

3.1.2. Phân tích lợi ích . 57

3.1.2.1. Doanh thu từ việc bán phân. 57

3.1.2.2. Danh thu từ bán các phế thải có thể tái chế được . 57

3.1.2.3. Doanh thu từ bù giá chôn lấp rác. 58

3.1.2.4. Những lợi ích về mặt xã hội - môi trường. 58

3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy. 59

3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế. 59

3.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội - môi trường. 61

3.3. Những giải pháp và kiến nghị. 62

3.3.1. Các giải pháp về phía cơ quan quản lý. 62

3.3.2. Các giải pháp từ phía nhà máy. 63

3.3.3. Các giải pháp đối với cộng đồng dân cư 64

KẾT LUẬN 66

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân. Do lượng rác thải của thành phố liên tục gia tăng trong khi đó hoạt động của nhà máy chưa mang lại hiệu quả cao cho nên nhà máy đã được nâng cấp theo Quyết định đầu tư số 2370/QĐ - UB ngày 16/6/1998 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội với mục tiêu nâng cao công suất và chất lượng xử lý rác thải sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp. Đến năm 2002 nhà máy được đầu tư nâng cấp bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Tây Ban Nha với công suất xử lý là 50.000 tấn rác thải/năm để sản xuất ra 13.260 tấn phân vi sinh bằng công nghệ ủ kỵ khí cưỡng bức. Từ khi nâng cấp cho tới nay nhà máy vẫn trong quá trình hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cao. 2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. 2.2.1. Điều kiện tự nhiên tại khu vực nhà máy. Điều kiện địa hình. Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn nằm trên địa bàn xã Tây Mỗ và Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 18 km về phía Tây theo đường Láng - Hoà Lạc. Tổng diện tích của nhà máy hiện nay khoảng 4 ha. Địa hình khu vực nhà máy nói chung bằng phẳng với cốt cao tuyệt đối khoảng 6.5m. Các công trình đường xã và nhà cửa được xây dựng trên nền đắp cao hơn. Điểm đặc trưng về mặt địa hình ở đây là sự có mặt của con sông Nhuệ - một nhánh của sông Hồng. Lưu lượng dòng chảy và mực nước của sông Nhuệ phụ thuộc vào sông Hồng và chế độ bơm tưới tiêu phục vụ nông nghiệp khu vực hai bờ sông. Hàng năm có hai thời điểm mực nước đạt cực đại là 3.75m vào tháng 2 và 3.91m vào tháng 7, hai thời điểm mực nước cực tiểu là 3.18m vào tháng 5 và tháng 12. Xung quanh xí nghiệp là đồng ruộng, ao hồ, cách xa khu dân cư của địa phương ngoại trừ một số ít nhà ở của dân cư trên đường từ thị trấn Cầu Diễn vào xí nghiệp. Phía Tây của xí nghiệp là bãi rác Tây Mỗ với diện tích khoảng 11ha đã đóng bãi năm 2000, việc bố trí bãi rác bên cạnh xí nghiệp một mặt có ưu điểm là thuận tiện cho khâu cung cấp nguyên liệu cho quá trình chế biến nhưng mặt khác có bất lợi là gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trong khu vực nói chung và đối với xí nghiệp nói riêng. Đặc điểm khí hậu. Địa điểm khu vực xí nghiệp thuộc địa bàn Hà Nội và trạm khí tượng gần nhất là trạm Láng và căn cứ theo số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng TCVN 4088 - 85, khí hậu của khu vực nhà máy như sau: Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm: Nhiệt độ trung bình 3 tháng mùa nóng (tháng 6, 7, 8): Nhiệt độ trung bình 3 tháng mùa lạnh (tháng 12, 1, 2): Nhiệt độ cực đại tuyệt đối: Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối: Nhiệt độ cực đại trung bình mùa nóng: nhiệt độ cực đại trung bình mùa lạnh: 23.4 °C 28.6 °C 17.2 °C 41.6 °C 3.1 °C 32.2 °C 14.5 °C Độ ẩm tương đối của không khí: Độ ẩm trung bình năm: Độ ẩm trung bình 3 tháng mùa nóng: Độ ẩm trung bình 3 tháng mùa lạnh: 83 % 83.7 % 81.7 % Gió Hướng gió chủ đạo: Vận tốc gió trung bình năm: Vận tốc gió trung bình 3 tháng mùa nóng: Vận tốc gió trung bình 3 tháng mùa lạnh: Vận tốc gió cực đại có thể xảy ra: Đông - Nam 2.4 m/s 2.4 m/s 2.5 m/s 4.3 m/s Mưa Lượng mưa trung bình hàng năm: Lượng mưa trung bình của 3 tháng mùa nóng: lượng mưa trung bình của 3 tháng mùa lạnh: Lượng mưa cực đại trong 60 phút: 1661 mm 282 mm 21 mm 93.4 mm Nắng Tổng số giờ nắng trong năm: Số ngày quang mây/nhiều mây: 1646 h 18.6/193.3 Bảng 2.1: Một số yếu tố khí hậu từng tháng trong năm của khu vực nhà máy (Tại trạm Láng - Hà Nội) TT Tháng Các yếu tố 1 2 3 4 5 6 1 Nhiệt độ trung bình, °C 16.6 17.1 19.9 23 27.1 28.7 2 Nhiệt độ cực đại trung bình, °C 20.4 20.4 23.1 27.3 31.7 32.8 3 Nhiệt độ cực tiểu trung bình, °C 13.8 14.7 17.5 20.8 23.9 25.5 4 Độ ẩm tương đối trung bình, % 80 84 88 87 83 83 5 Lượng mưa trung bình, mm 18 25 46 84 192 240 6 Tổng giờ nắng, h 85 54 47 93 189 160 7 Vận tốc gió trung bình, m/s 2.4 2.7 2.7 2.9 2.7 2.4 TT Tháng Các yếu tố 7 8 9 10 11 12 Cả năm 1 Nhiệt độ trung bình, °C 28.8 28.3 27.2 24.6 21.1 23.4 23.4 2 Nhiệt độ cực đại trung bình, °C 32.2 32 30.9 28.8 25.6 27.3 27.3 3 Nhiệt độ cực tiểu trung bình, °C 25.7 25.4 24.3 21.6 18.2 20.5 20.5 4 Độ ẩm tương đối trung bình, % 83 85 85 81 81 83 83 5 Lượng mưa trung bình, mm 296 310 258 125 47 1661 1661 6 Tổng giờ nắng, h 195 184 178 186 148 1646 1646 7 Vận tốc gió trung bình, m/s 2.6 2.1 2 2.1 2.2 2.4 2.4 (Nguồn: Báo cáo tác động môi trường: “Dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”) Điều kiện địa chất công trình và thuỷ văn. Địa chất Theo kết quả khảo sát địa chất của Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Giao thông công chính tháng 3 năm 1996, địa tầng khu vực gồm có các lớp từ trên xuống như sau: Lớp 1: Sét pha màu nâu vàng có chiều dầy 0,6 đến 1,6 m. Lớp này bị bóc hết trong trong khu bãi rác. Lớp 2: Bùn sét pha màu xám đen, xám tro có lẫn hữu cơ xen kẹp các ổ cát pha, cát bụi. Chiều dầy của lớp này từ 3,4 đến 5,4 m Lớp 3: Cát bụi màu xám tro, xám đen hoặc bão hoà nước. Lớp này hiện có ở diện tích hiện có của xí nghiệp, trong khu bãi rác không có lớp này. Lớp 4: Sét màu vàng nhạt xám trắng trạng thái nửa cứng, lớp này chỉ gặp ở khu vực bãi rác. Lớp 5: Sét pha màu nâu vàng, xám trắng, chiều dầy khoảng 3,2 m, lớp này chỉ gặp ở khu bãi rác. Trong khu bãi rác, rác được lấp ở độ sâu là 3 - 4 m và độ cao là 2 - 6 m so với cốt của hiện tại của xí nghiệp. Thuỷ văn Hà Nội có nhiều sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Cà Lồ và sông Công. Chiều dài các sông qua địa phận Hà Nội như sau: sông Hồng 35 km, sông Đuống 25 km, sông Nhuệ 15 km và các sông Cầu, Cà Lồ và sông Công dài khoảng 60 km. Khu vực nội thành và các huyện ven nội thành nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Nhuệ, mực nước sông Hồng dao động từ 2m đến 12m. Khu vực nhà máy gần sông Nhuệ, mực nước sông Nhuệ vào khoảng 5,37 m đến 5,63 m. Các sông trong nội thành như sông sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ và sông Kim Ngưu hiện tại đều nối vào sông Nhuệ và mực nước của các con sông này phụ thuộc vào sông Nhuệ. Hệ sinh thái động vật và thực vật. Hệ sinh thái thực vật ở đây chủ yếu là cây lương thực lúa nước, một số nơi có các ruộng rau như rau muống, cây hoa màu. Trong các nhà dân có các vườn hoa quả như chuối cam, chanh, táo..Động vật chủ yếu là động vật nuôi trong nhà như gà, vịt, lợn… 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của dân cư tại khu vực nhà máy hoạt động. Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn nằm trên địa bàn xã Tây Mỗ và xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Qua việc thu thập thông tin tôi đã tổng hợp được một số các đặc điểm về kinh tế xã hội của khu vực nhà máy như sau. Bảng 2.2: Đặc điểm về dân cư tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn (năm 2007) Các đặc điểm Xã Tây Mỗ Xã Xuân Phương Dân số trung bình (người) Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình (%) Tổng số hộ (hộ) Số hộ làm nông nghiệp chiếm (%) Số hộ làm các nghề khác (%) Thu nhập bình quân (đ/hộ/tháng) Số hộ giầu chiếm (%) Số hộ có bình quân dưới 4 người chiếm (%) Số hộ có bình quân từ 4-5 người chiếm (%) Số hộ có bình quân trên 5 người chiếm (%) Nhóm người có độ tuổi từ 1-20 chiếm (%) Nhóm người có độ tuổi từ 21-60 chiếm (%) Nhóm người có độ tuổi trên 60 chiếm (%) 10.997 1,37 2.403 78,6 21.4 1.400.000 35 27 55 18 32 56 12 11.070 1.58 2.060 86,8 13,2 1.190.000 37 21 48 29 32 52 16 Như vậy, tại khu vực nhà máy là nơi sinh sống và làm việc của rất nhiều người và đa số người dân ở đây làm nông nghiệp và đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Khi nhà máy hoạt động thì có thể tạo ra công ăn việc làm cho người dân trong những tháng ngoài mùa vụ vì vậy góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của họ. Trong những năm gần đây thì xu hướng những người dân chuyển từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn ngày càng nhiều do vậy chất lượng cuộc sống của dân cư tại đây ngày một cao hơn. Bảng 2.3: Đặc điểm sử dụng đất đai tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn (năm 2007) Tổng diện tích đất (ha) Diện tích đất canh tác (ha) Diện tích mặt nước (ha) Diện tích cây xanh (ha) Diện tích ở (ha) Diện tích khác (ha) 599 364 24,1 19 182 10 545,6 352,9 3,8 19 167,2 15 Tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn có diện tích lớn đất phục vụ cho hoạt động nông nghiệp và nhà ở của người dân. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽ đã làm cho có sự chuyển dịch trong cơ cấu sử dụng đất tại khu vực. Diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm và chuyển sang phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp và nhà ở của nhân dân. Sự chuyển dịch cơ cấu đất này một mặt tạo thêm cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân trong khu vực nhưng mặt khác nếu các nhà quản lý không có chính sách hợp lý sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường trong khu vực. Các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng: hiện nay các cơ sở hạ tầng tại khu vực đã đáp ứng được nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của nhân dân: - Trong phạm vi xã Tây Mỗ bao gồm có 9 nhà máy, xí nghiệp quy mô nhỏ, 5 trường học, 1 trạm y tế và 3 bãi tha ma, 2 chợ, 11 công trình văn hoá và di tích kịch sử. Hệ thống đường xã chủ yếu là đường bê tông và đường nhựa (17 km). Toàn xã có 100 % số hộ được sử dụng mạng lưới phân phối điện của thành phố và 74,98 % số hộ sử dụng nước sạch. - Trong phạm vi xã Xuân Phương bao gồm có 1 nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, 22 cơ quan, trường học, 1 trạm y tế, 2 chợ và 5 bãi tha ma, 9 đình chùa. Hệ thống đường xã chủ yếu là đường bê tong và đường nhựa (6,9 km). Toàn xã có 100 % số hộ được sử dụng mạng lưới phân phối điện của thành phố và 100 % số hộ sử dụng nước giếng khoan. 2.3. Mô tả công nghệ, thiết bị và quy trình chế biến rác thải thành phân hữu cơ. 2.3.1. Công nghệ và quy trình chế biến rác. Công nghệ xử lý rác thành phân hữu cơ của nhà máy hiện nay là công nghệ tiên tiến của Tây Ban Nha. Đây là công nghệ ủ lên men vi sinh có thổi khí để phân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải mà không gây ra mùi hôi. Toàn bộ các công đoạn như: tuyển lựa, phân loại, tinh chế và đóng bao được cơ giới hoàn toàn và có trang bị máy móc vi tính cho tất cả các công đoạn để điều khiển hoạt động của thiết bị. Sơ đồ công nghệ tổng quát của quá trình xử lý chất thải hữu cơ tại nhà máy được mô tả như trên hình sau: Hình 2.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn. Tiếp nhận rác 1 Băng chuyền cung cấp vật liệu Kim loại Các chất hữu cơ Trộn với phân bể phốt Sàng phân loại Compost Trộn với N, P, K Đóng gói Lưu kho và bán Phân loại Cắt và xé Thuỷ tinh Phân loại bằng từ tính Các chất loại bỏ Bãi chôn lấp Phân loại bằng từ tính Chất thải nhỏ Phân loại 2 Nhựa Giấy Kim loại Bổ xung nước, không khí Ủ lên men và ủ chín 3 Chất trơ 4 Sơ đồ công nghệ tổng quát của quá trình xử lý rác thải thành phân hữu cơ tại nhà máy Cầu Diễn được mô tả trên hình 2.1. Đây là công nghệ ủ đống tĩnh có thổi khí, với lượng rác tiếp nhận hàng ngày hiện nay là 140 tấn. Quy trình xử lý rác thành phân hữu cơ của nhà máy bao gồm các công đoạn sau: Công đoạn phân loại (thể hiện trong khung số1): Rác được đưa vào phân loại bằng xe xúc lật, theo các băng tải xích, băng tải trung gian, tang quay phân loại. Các thành phần hữu cơ có kích thước < 8cm lọt qua tang quay phân loại xuống băng tải, đưa ra khu đảo trộn qua băng từ thu kim loại. Phần vô cơ được phân loại bằng thủ công gồm: giấy, nhựa, nilon, sắt, thuỷ tinh,…phần chất trơ được thu gom và chuyển lên bãi chôn lấp Nam Sơn. Công đoạn đảo trộn (thể hiện trong khung số 2): Sau khi rác được tuyển chọn và đưa tập kết về sân đảo trộn. Thành phần Cacbon trong rác thường cao, phân xí máy thêm vào đảm bảo cung cấp thêm Nitơ, cho phép rác thải khống chế tỷ lệ Cacbon/Nitơ mong muốn (C/N: 30 - 35%). Phân bùn bể tự hoại kết hợp với phụ gia được tưới phủ đều trên nền rác một cách tuỳ tiện trước khi đưa rác vào bể ủ. Công đoạn ủ lên men: Rác được vận chuyển từ khu đảo trộn sang bể ủ bằng xe xúc lật, trước khi vào bể ủ được trộn vi sinh vật khử mùi phân giải xenluloza phục vụ cho quá trình phân huỷ rác. Dung tích bể ủ là 150 m3/bể, thời gian ủ trong bể khoảng 19 - 22 ngày, số lượng bể là 28 bể. Trong từng bể ủ có bốn rãnh dẫn khí dọc theo chiều dài của bể và phân bố cách đều theo chiều rộng của bể và trong quá trình ủ, các điều kiện để vi sinh vật hoạt động như độ pH, độ ẩm, thoáng khí được kiểm soát bằng hệ thống tự động. Nước rác lọt xuống dưới bể được thu hồi trong các hố thu và xử lý bổ sung vào bể ủ cùng với phân bùn bể phốt. Công đoạn ủ chín: Cuối quá trình thổi khí cưỡng bức, phân compost được dỡ khỏi bể bằng máy xúc, yêu cầu phân phải khô (độ ẩm từ 10 - 15%) và đưa vào giai đoạn ủ chín (để lại một phần cho giai đoạn sau). Chú ý: trong quá trình dỡ bể những phần khô nhất sẽ chỉ lượng khí phân bổ trong quá trình thổi gió có thoả mãn hay không và sự cần thiết đối với việc chất đều hỗn hợp lên bể ủ. Thành phần chất hữu cơ được xử lý, bổ xung độ ẩm. Mỗi đống ủ chín có chiều cao nhỏ hơn 2.5m và trong quá trình ủ chín oxi cũng được cung cấp bằng cách đảo trộn 1 - 2 lần để các vi sinh vật trong đống ủ hoạt động bình thường. Tại công đoạn này, phần lắng đọng của phân bùn được trộn với mùn để tạo màu cho mùn. Công đoạn tinh chế (thể hiện trong khung số 3): Rác được đưa từ nhà ủ chín vào phễu nạp liệu bằng xe xúc lật manitou, qua hai trục xoắn tới băng tải vận chuyển đến tang phân loại. Các chất hữu cơ được phân huỷ có kích thước nhỏ hơn 0.5 - 1.0 cm lọt qua mắt sàng xuống băng tải tiếp tục được phân loại qua bàn tuyển tỷ trọng (bằng sàng rung và không khí). Công đoạn hoàn thiện (thể hiện trong khung số 4): Mùn hữu cơ được đưa vào đóng bao, nạp vào phễu bằng xe xúc lật manitou cùng với các phụ gia (N, P, K) được nạp sẵn vào phễu. Hỗn hợp được trộn đều, phun ẩm và chuyển vào đóng bao theo máy tự động có in mác loại 2, 10, 20, 30, 50 kg và chuyển vào kho bằng xe xúc lật. 2.3.2. Thiết bị. Thiết bị cho dây chuyền công nghệ chế biến phân hữu cơ được nhập từ Tây Ban Nha. Các phần giá đỡ, sàn thao tác, phễu được chế tạo trong nước. Các thiết bị của dây chuyền công nghệ như sau: Bảng 2.4: Danh mục các máy móc thiết bị bổ sung của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn . TT Tên gọi Quy cách Số lượng I Khu tuyển loại 1 Bàn tiếp liệu và phễu 8 x 1.5 m 1 2 Thùng quay sang sơ bộ 9 x 1 m 1 3 Băng chuyền phân loại 6 x1.8 m 1 4 Máy tách từ 23 x 1 m 1 5 Băng chuyền của thùng quay 1 6 Băng chuyền tải vật liệu hữu cơ 6 x 0.6 m 1 7 Băng chuyền phân loại 13 x 0.6 m 1 8 Băng chuyền vật liệu hữu cơ tới sàng 1 9 Băng chuyền vật liệu hữu cơ tới đảo trộn và ủ 7 x 0.6 m 1 10 Máy băm hữu cơ 12 x 0.6 m 1 11 Sàn bộ hành, thang, khung giá 16 x 0.6 m 1 12 Thiết bị phụ 1 II Khu tinh chế 1 Bộ nạp liệu compost 1 2 Băng chuyền từ bộ nạp liệu tới sàng 16 x 0.6 m 1 3 Sàng compost 1 4 Băng chuyền vật liệu loại 7 x 0.6 m 1 5 Băng chuyền đến bàn tuyển tỷ trọng 16 x 0.6 m 1 6 Bàn tuyển tỷ trọng và khung giá 1 7 Băng chuyền thu vật liệu trơ 7 x 0.6 m 1 8 Băng chuyền thu compost tinh 13 x 0.6 m 1 9 Khung giá và phụ kiện 1 10 Thiết bị phụ 1 III Khu hoàn thiện sản phẩm 1 Bộ phễu tiếp nhận 1 2 Băng chuyền compost tới phễu pha trộn 1 3 Băng chuyền thu 8 x 0.6 m 1 4 Băng chuyền nâng 12 x 0.6 m 1 5 Phễu cái có băng chuyền xoắn 1 m3 1 6 Phễu trộn phụ gia 3 7 Máy trộn 1 8 Băng chuyền ra của máy trộn 15 x 0.5 m 1 9 Máy đóng bao 10 Bộ tự động hoá IV Hệ thống điện 1 Trung tâm điều khiển động cơ và cáp điện 2 Bảng điều khiển 3 Máy vi tính cho tất cả công đoạn V Thiết bị phụ trợ 1 Máy nâng 1 2 Thiết bị phòng thí nghiệm 3 Thiết bị bảo trì 4 Thiết bị văn phòng 5 Máy xúc lật 1 VI Ô tô 1 Xe vận tải 2 tấn 1 2 Xe vận tải 4 tấn 1 3 Xe con 1 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội”) 2.3.3. Các thành phần có trong rác thải tại nhà máy. Theo công suất vận hành hiện nay của nhà máy thì trung bình một ngày nhà máy tiếp nhận khoảng 140 tấn rác (100%). Căn cứ vào sự luân chuyển vật chất theo từng công đoạn sản xuất, người ta đã tính toán được các số liệu đầu vào và đầu ra cho từng hợp phần lẻ trong nhà máy. Các thành phần vật chất có trong rác thải của nhà máy với tỷ lệ % các chất theo khối lượng được phân tích và trình bày trong bảng sau: Bảng 2.5: Kết quả phân loại thành phần rác thải tại nhà máy Cầu Diễn. Thành phần Tỷ lệ % theo khối lượng Thành phần Tỷ lệ % theo khối lượng Lá cây, rác hữu cơ 59.1 Thuỷ tinh 2.5 Giấy vụn 2.2 Đất đá và các chất tro khác 30.3 Plastic 4.3 Độ ẩm 49.8 Kim loại, vỏ hộp 1.6 Tỷ trọng (tấn/m3) 0.44 (Nguồn: “Kết quả phân tích của dự án Quản lý phân bùn - Phòng Chất thải rắn CEETIA, 2005”) Và các thành phần vật chất có trong rác thải của từng công đoạn chế biến rác thải của nhà máy đã được phân tích và có kết quả như bảng dưới đây: Bảng 2.6: Các sản phẩm và quá trình của dòng luân chuyển vật chất trong nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn. Công đoạn sản xuất của nhà máy (Quá trình) Sản phẩm đầu vào Số lượng (%) Sản phẩm đầu ra Số lượng (%) Tuyển lựa - Chất hữu cơ - Giấy, gỗ - Kim loại - Thuỷ tinh - Chất trơ, đá - Plastic - Chất khử mùi EM - Chất diệt ruồi 59.1 2.2 1.6 2.5 30.3 4.3 - - - Vật cồng kềnh - Chất hữu cơ - Chất vô cơ - Chất hữu cơ kích thước lớn 2.2 53.8 38.7 5.3 Ủ lên men - Chất hữu cơ - Các tập chất - Phân bùn tự hoại - Men vi sinh EM - Nước (độ ẩm) - Không khí (oxi) 59.1 7.4 - - - - - Nước rác - Hơi nước - Chất hữu cơ đã lên men - - 54.9 Ủ chín - Nước (độ ẩm) - Không khí (oxi) - Chất hữu cơ đã lên men - - 54.9 - Hơi nước - Phân compost (chưa tinh chế) - 54.9 Tinh chế - Phân compost (chưa tinh chế) 54.9 - Chất dẻo - Giấy - Vật nhỏ - Tạp chất lớn - Mùn loại 1 và loại 2 - Chất không lên men (chất trơ) 4.3 0.5 0.6 12.4 25.5 11.6 Tuyển tỷ trọng và đóng bao (hoàn thiện sản phẩm) - N, P, K - Mùn loại 1 và loại 2 - 25.5 - Thuỷ tinh - Tạp chất - Phân compost (mùn tinh) 0.6 7.3 17.6 (Nguồn: “Kết quả phân tích của dự án Quản lý phân bùn - Phòng Chất thải rắn CEETIA, 2005”) Kết quả phân tích ở trên cho thấy lượng rác thải sinh hoạt đưa về nhà máy có tỉ lệ chất hữu cơ còn thấp, các chất vô cơ chứa trong rác còn chiếm tỷ lệ cao và các thành phần có trong rác thải thì rất đa dạng, điều đó đã làm tăng thêm thời gian cũng như các khoản chi phí cho việc phân loại rác tại nhà máy. Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi dự án phân loại rác tại nguồn được nghiên cứu và triển khai ở một số quận trong nội thành đã cho thấy có nhiều kết quả khả quan, rác thải đưa về nhà máy có tỷ lệ hữu cơ cao hơn nhiều so với trước đây và nhờ thế đã góp phần làm cho nhà máy hoạt động có hiệu quả hơn. Vì vậy trong thời gian tới nhà máy cần có chính sách, biện pháp để triển khai việc phân loại rác tại nguồn với quy mô rộng hơn để góp phần làm giảm chi phí vận hành cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm phân hữu cơ của nhà máy. 2.4. Đánh giá hoạt động của nhà máy. 2.4.1. Quy trình vận hành. Hiện nay, nhà máy đang hoạt động tốt và có hiệu quả, rác thải tiếp nhận về nhà máy được xử lý theo quy trình công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường. Dây chuyền và thiết bị của nhà máy hoạt động tương đối ổn định, các thiết bị được lập lý lịch theo dõi hoạt động, cập nhật hàng ngày tại trung tâm điều khiển. Tuy nhiên có một số chi tiết thiết bị điện tử trong các tủ điều khiển chưa phù hợp với khí hậu nước ta nên đã xảy ra sự cố, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đã phối hợp với phía Tây Ban Nha khắc phục kịp thời và công ty cũng đã chủ động điều chỉnh, bổ sung, thay thế thiết bị cho phù hợp với điều kiện nước ta và các thiết bị vẫn đang hoạt động tốt Theo thiết kế của nhà máy thì mỗi năm nhà máy có thể xử lý được 50.000 tấn rác thải sinh hoạt và sản xuất ra 13.260 tấn phân hữu cơ nhưng do rác thải ở Hà Nội chưa được phân loại tại nguồn, lượng rác đầu vào có lượng chất thải vô cơ cao nên tỷ lệ rác hữu cơ trong rác thải thấp hơn theo dự án do vậy tỷ lệ hữu cơ thu hồi chưa đạt theo thiết kế. Hiện nay, trung bình nhà máy xử được khoảng trên 37.000 tấn/năm và lượng mùn hữu cơ thu được khoảng 8.000 tấn/năm. 2.4.2. Sản phẩm. Sản phẩm phân hữu cơ Cầu Diễn có tác dụng rất lớn đối với đất và cây trồng: làm cho đất tơi xốp hơn, tạo nguồn phân bón có độ mùn hữu cơ cao, tơi xốp, cải tạo đất, tạo dưỡng chất ổn định cho cây; giữ ẩm cho đất tránh cho đất khỏi bạc màu; tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho đất; tăng hấp thụ khoáng chất, tăng năng suất hoa, chè, cà phê, ngô, đậu, cà chua, mía, cây ăn quả, cây có củ; cân bằng đất - dinh dưỡng cây trồng: phân hữu cơ Cầu Diễn - dưỡng chất quan trọng cho trang trại, đồi, đất dốc, miền núi, nơi mất cân đối giữa trồng trọt, chăn nuôi, chống xói mòn, trơ hóa đất; cải tạo đất bạc màu do khai thác lâu, sử dụng nhiều phân bón hóa học; tăng khả năng chịu bệnh, chịu hạn, thay đổi khí hậu cây trồng, phòng trừ sâu, bệnh hại. Hiện nay, sản phẩm của nhà máy được bán cho nông dân các tỉnh Hải Dương, Thái Bình để trồng hoa hồng xuất khẩu, bán cho các nông trường trồng chè, cây công nghiệp… tại các tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, Ninh Bình, Vinh-Nghệ An, Lâm Đồng và chương trình rau sạch của thành phố Hà Nội. Phân hữu cơ Cầu Diễn được tham gia trưng bày và bán sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm về vật tư nông nghiệp và bảo vệ môi trường và đạt giải thưởng “Cúp vàng vì sự nghiệp xanh Việt Nam” của Bộ khoa học công nghệ - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Ban tổ chức hội chợ triển lãm tuần lễ Xanh quốc tế Việt Nam và được cấp chứng nhận quyền sử dụng dấu hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn” của Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ khoa học công nghệ. Ngoài ra phân tại nhà máy còn được ứng dụng trong các đề tài nghiên cứu khoa học của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn “Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và giải pháp quản lý kinh tế nhằm phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và kinh tế ngoại thành” và một số đề tài ứng dụng khoa học của các trường đại học và các viện nghiên cứu. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do nông dân chưa quen sử dụng và giá phân urê trên thị trường thấp hơn so với phân hữu cơ Cầu Diễn. 2.4.3. Nhân công. Nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn từ khi đi vào hoạt động đã tạo ra cơ hội việc làm cho người dân ở hai xã Tây Mỗ và Xuân Phương đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, đã góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân trong khu vực. Với đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân vận hành đã được đào tạo thực hành, đảm bảo vận hành an toàn nhà máy, làm chủ được công nghệ và thiết bị của Tây Ban Nha, do đó trong suốt quá trình vận hành của nhà máy chưa để xảy ra sai sót đáng kể nào về kỹ thuật. Đội ngũ làm công tác thị trường đã hình thành và có nhiều phong cách hoạt động linh hoạt, thường xuyên kết hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tiêu chuẩn phân bón quốc gia, các nông trường, trang trại, các khu kinh tế nông ghiệp để từng bước tuyên truyền, vận động bà con nông dân sử dụng phân hữu cơ Cầu Diễn. Hiện nay, xí nghiệp có 158 cán bộ công nhân viên, trong đó: Cán bộ gián tiếp là 55 người (trình độ đại học là 21 người, trình độ trung cấp là 6 người). Công nhân sản xuất trực tiếp là 103 người. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp là 1.200.000 đ/tháng. 2.4.4. Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của nhà máy. Từ khi nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn ra đời và đi vào hoạt động cho đến nay, tình hình quản lý chất thải trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều khởi sắc và nhiều mặt đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại, những vấn đề cần phải chú ý đối với hoạt động của nhà máy đó là: Hiệu quả của việc chế biến rác thải thành phân hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào việc phân loại rác tại nguồn, trong khi đó rác thải ở Hà Nội liên tục gia tăng và chưa được phân loại tại nguồn, lượng rác đầu vào có có lượng chất thải vô cơ lớn nên tỷ lệ rác hữu cơ trong rác thải thực tế thấp hơn theo dự án do vậy đã làm tăng thêm chi phí trong các khâu phân loại và cũng làm ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng phân hữu cơ được sản xuất ra. Phần lớn các thiết bị của nhà được nhập khẩu từ nước ngoài có chi phí cao, sau một thời gian đi vào hoạt động do không phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta nên có nhiều thiết bị đã xảy ra sự cố đặc biệt là các thiết bị điện tử trong các tủ điều khiển, điều đó đã gây ra những gián đoạn trong quá trình hoạt động của nhà máy. Hiện nay, hầu hết các số liệu đo đạc quan trắc tại khu vực nhà máy cho thấy các chỉ ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10393.doc
Tài liệu liên quan