Chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch AR-CDM tại Cao Phong - Hòa Bình

MỤC LỤC

trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN TRỒNG RỪNG HẤP THỤ CO2 THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH 4

1.1. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐỐI VỚI HẤP THỤ CO2 4

1.2. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) 4

1.2.1 Định nghĩa 4

1.2.2. Lợi ích từ các dự án CDM 5

1.2.3 Các lĩnh vực thuộc dự án CDM 5

1.2.4 Các bước thực hiện CDM 6

1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CDM 7

1.3.1. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích 7

1.3.2. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích dự án CDM 7

1.4. HẤP THỤ CO2 CỦA MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG CDM 13

1.4.1. Một số loại rừng trồng ở Việt Nam theo CDM 13

1.4.2. Lợi ích kinh tế của việc hấp thụ CO2 của môi trường rừng theo cơ chế CDM 17

1.4.3. Lợi ích môi trường đối với việc hấp thụ CO2 của rừng 23

1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC TÍNH TOÁN LỢI ÍCH KINH TẾ HẤP THỤ C02 CỦA MÔI TRƯỜNG RỪNG TRONG KHUÔN KHỔ CDM 24

1.5.1. Hiện trạng thực hiện CDM trong lâm nghiệp của một số nước 24

1.5.2. Kinh nghiệm tính toán lợi ích kinh tế hấp thụ CO2 của rừng theo CDM 24

1.6. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN XÁC ĐỊNH LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỊCH VỤ HẤP THỤ C02 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG RỪNG 27

1.6.1. Bước 1: Tính toán trữ lượng Cacbon được hấp thụ bởi rừng theo một số các phương pháp sau 27

1.6.2. Bước 2: Quy đổi trữ lượng Cacbon ra CO2 tương đương, theo công thức 31

1.6.3. Bước 3: Tính toán ra lợi ích kinh tế 31

1.7 TIỂM NĂNG PHÁT TRIỂN MUA BÁN CACBON (CO2) TRONG LÂM NGHIỆP 31

BÁO CÁO CỦA ỦY BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (IPCC) NĂM 2007 CHO RẰNG, MỘT TRONG CÁC NGÀNH GÂY PHÁT THẢI ĐÁNG KỂ LÀ SỬ DỤNG ĐẤT, THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LÂM NGHIỆP (LULUCF). PHÁT THẢI DO THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT CHIẾM TỚI 20% TỔNG PHÁT THẢI TOÀN CẦU. VỚI QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO THÌ CHỈ CÓ CÁC HOẠT ĐỘNG TRỒNG RỪNG VÀ TÁI TRỒNG RỪNG LÀ ĐƯỢC CHẤP NHẬN VÀ ĐƯỢC COI LÀ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN GIẢM THIỂU PHÁT THẢI GHG. TRÊN THỰC TẾ, LƯỢNG KHÍ NHÀ KÍNH HẤP THỤ DO VIỆC TRỒNG RỪNG VÀ TÁI TRỒNG RỪNG LÀ KHÔNG ĐÁNG KỂ VÀ MỨC PHÁT THẢI DO THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT - CHỦ YẾU DO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁ RỪNG VÀ CHUYỂN ĐỔI RỪNG - VẪN TIẾP TỤC DIỄN RA Ở MỨC CAO. MỘT SỐ NƯỚC CÓ LƯỢNG PHÁT THẢI LỚN TỪ HOẠT ĐỘNG NÀY GỒM INDONESIA VÀ BRAZIL. 31

1.8. TIỂU KẾT CHƯƠNG I 32

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG DỰ ÁN TRỒNG RỪNG THEO CƠ CHẾ SẠCH (AR-CDM) Ở CAO PHONG – HÒA BÌNH 33

2.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ TÁI TRỒNG RỪNG THEO CƠ CHẾ SẠCH 33

2.2.1 Những lợi ích và trở ngại khi phát triển AR-CDM tại Việt Nam 34

2.2 DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ TÁI TRỒNG RỪNG THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM Ở HUYỆN CAO PHONG – HÒA BÌNH 37

2.2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Huyện Cao Phong - Hòa Bình 37

2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 37

2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 41

2.2.2. Khái quát về dự án 43

2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại hai xã thuộc huyện Cao Phong 44

2.5. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN 47

2.6. TIỂU KẾT CHƯƠNG II 47

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỊCH VỤ HẤP THỤ CO2 TRONG DỰ ÁN AR-CDM TẠI CAO PHONG – HÒA BÌNH 48

3.1. KHÁI QUÁT VỀ MỘT SỐ LỢI ÍCH DO DỰ ÁN ĐEM LẠI 48

3.1.1. Lợi ích kinh tế 48

3.1.2. Lợi ích môi trường 54

3.1.3. Lợi ích về xã hội 59

3.1.4. Tổng lợi ích 60

3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG THEO CDM Ở CAO PHONG, SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CBA 60

3.2.1 Phân tích hiệu quả tài chính của dự án trồng rừng không áp dụng theo CDM 61

3.2.2 Phân tích tài chính của dự án khi áp dụng theo CDM (dự án AR-CDM) 67

3.2.3. Phân tích hiệu quả môi trường 77

3.2.4. Phân tích hiệu quả xã hội 78

3.2.5 Nhận xét chung 78

3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ RÚT RA 79

3.3.1 Đối với chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền về CDM trong lâm nghiệp tại Việt Nam 79

3.3.2 Đối với các bên liên quan trực tiếp đến dự án 80

3.3.3 Đối với chính quyền địa phương 81

3.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG III 81

KẾT LUẬN 82

PHỤ LỤC 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch AR-CDM tại Cao Phong - Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n về vị trí của đất đai phù hợp cho AR-CDM Số liệu và thông tin về đất đáp ứng được yêu cầu của AR-CDM thường không có. Đây là các thông tin mà các nhà xây dựng dự án và nhà đầu tư mong muốn có nhiều nhất. Thiếu những thông tin này có thể làm cho AR-CDM không được quan tâm xúc tiến đầu tư. 2.2 Dự án trồng rừng và tái trồng rừng thực hiện thí điểm ở huyện Cao Phong – Hòa Bình 2.2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Huyện Cao Phong - Hòa Bình 2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên a) Vị trí địa lí: - Huyện Cao Phong nằm giữa tỉnh Hoà Bình, tiếp giáp với: Thị xã Hoà Bình và huyện Đà Bắc ở phía Bắc, Huyện Kim Bôi ở phía Đông Xã Tân Lạc ở phía Tây, Xã Lạc Sơn và Tân Lạc ở phía Nam. - Huyện chạy dài theo đường quốc lộ số 6 từ Hà Nội đi các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, với tổng diện tích là 25.460 ha. Độ che phủ hàng năm là 27% năm 2006. Địa bàn dự án là hai xã Xuân Phong và Bắc Phong thuộc huyện Cao Phong cách 100 km về phía Tây của Hà Nội. Các khu vực được chọn để thực hiện dự án nằm rời rạc tại hai xã Xuân Phong và Bắc Phong của huyện Cao Phong – Hoà Bình với diện tích thực thi là khác nhau. Diện tích mỗi điểm dự án được minh họa bảng dưới đây Bảng 2.1: Diện tích mỗi điểm dự án Xã Điểm dự án Làng Diện tích (ha) Xuân Phong Điểm 1 Lũ Cú 23.50 Điểm 2 Nhoi 73.50 Điểm 3 Cẩn 106.63 Tổng 203.63 Bắc Phong Điểm 4 Bắc Sơn 71.66 Điểm 5 Mã 89.97 Tổng 161.63 Tổng 365.26 Nguồn: UBND huyện Cao Phong (2007) b) Địa hình Cao Phong có độ cao trên 200 m. Địa hình nhìn chung là ít dốc, độ dốc của núi bình quân là 10 -25o v à có nhiều núi đá vôi dốc. Huyện Cao Phong có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và khô về mùa đông. Nhiệt độ bình quân năm cao, 23,6oC (1975 – 2004). Nhìn chung thời tiết của huyện Cao Phong thường lạnh hơn và lượng mưa nhiều hơn so với các huyện khác của tỉnh Hoà Bình. c) Đất đai và sử dụng đất Do địa hình đa dạng và phức tạp, Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau. Trên vùng đồi và núi, có đất ferarit vàng nhạt phát triển trên đá macma trung tính và đá vôi. Tại vùng đất thấp có đất phù sa. Nhìn chung, đất ở vùng thấp của Cao Phong có độ phì tương đối cao và có thể trồng nhiều loại cây, có thể trồng nhiều loại cây công nghiệp. Theo thực trạng sử dụng đất của huyện Cao Phong, đất nông nghiệp chỉ chiếm 14%, trong khi đó đất chưa sử dụng là đất rừng chiếm tỉ lệ khá cao 40%. Hai xã Xuân Phong và Bắc Phong có tình hình sử dụng đất khác nhau. Chi tiết thể hiện dưới bảng: Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Phong năm 2006 Loại đất Tổng diện tích của huyện Xã Bắc Phong Xã Xuân Phong Ha % Ha % Ha % I. ĐẤT LÂM NGHIỆP 16.916 66,4% 1.367 58,7% 2.783 89,5% 1. Rừng tự nhiên 4.241 16,7% 381 16,4% 253 8,1% 2. Rừng trồng 2.583 10,1% 170 7,3% 201 6,4% 3. Đất chưa sử dụng Loại Ia Loại Ib Loại Ic Khác 10.092 4.954 1.193 2.516 709 39,6% 19,5% 7,5% 9,9% 2,8% 815 524 169 7 116 35,0% 22,5% 7,2% 0,3% 5,0% 2.330 1.214 - 1.116 - 74,9% 39% 0% 35,9% 0% II. ĐẤT KHÁC 8.544 33,6% 962 41,3% 328 10,5% 1. Đất nông nghiệp Đất canh tác Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác 3.540 3.443 77 20 13,9% 13,5% 0,3% 0,1% 501 499 2 - 21,5% 21,4% 0,1% 0% 120 119 1 - 3,8% 3,8% 0% 0% 2. Đất phi nông nghiệp Đất ở Sông, hồ, mặt nước Đất khác 4.215 1.727 1.360 1.128 16,6% 6,8% 5,3% 4,4% 366 213 27 126 15,7% 9,2% 1,2% 5,4% 208 105 58 46 6,7% 3,4% 1,8% 1,5% 3.Đất nông nghiệp chưa sử dụng Đất bằng phẳng chưa sử dụng Núi đá trọc 789 15 774 3,1% 0,1% 3,0% 95 2 94 4,1% 0,1% 4,0% - - - 0,0% 0,0% 0,0% TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 25.460 100% 2.329 100% 3.111 100% Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Cao Phong (2007). 2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội a) Dân số và lao động Dân số: Huyện Cao Phong có 8.886 hộ gia đình với số dân là 41.597 người (năm 2006). Mật độ là 49 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm của huyện trong giai đoạn 2000 – 2006 là 1,6%. Dân cư đô thị năm 2006 là 4.484 người và dân cư nông thôn là 37.113 người. Phần lớn dân cư của huyện là người dân tộc thiểu số Mường. Huyện có hai dân tộc là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Người Mường chiếm đại đa số với 12,477 người chiếm 99%, trong khi đó người Kinh chỉ có 98 người, chiếm 1 %. Riêng xã Bắc Phong có 898 hộ với 4.392 nhân khẩu (năm 2006). Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2000 – 2006 là 1,4%. Và xã Xuân Phong có 696 hộ với 3.499 người (năm 2006). Tỷ lệ tăng dân số bình quân của xã Xuân Phong từ 2000 – 2006 là 1,2%. Lao động: Về lực lượng lao động: toàn huyện có 23.551 người, chiếm gần 57% (2006) tổng số dân của huyện. Trong khi đó số lao động của xã Bắc Phong và Xuân Phong năm 2006 lần lượt là: 53,5% và 56,6%. Phần lớn dân cư ở khu vực dự án đều là những người làm nông nghiệp. Vì vậy thu nhập của họ rất thấp. Hơn nữa, thời gian nông nhàn khá nhiều. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến các chuyên gia lựa chọn địa điểm triển khai dự án là hai xã Bắc Phong và Xuân Phong này. Dưới đây là tổng hợp chi tiết về số lượng dân cư, lao động của huyện trong các năm từ 2000 – 2006, qua đó cũng thấy được tốc độ tăng trung bình hàng năm của các chỉ tiêu này: Bảng 2.3: Hộ gia đình, dân số và lao động huyện Cao Phong Năm 2000 Năm 2006 Tỷ lệ tăng trung bình hàng năm (2000-2006) Số hộ gia đình Huyện Cao Phong Bắc Phong Xuân Phong 8.063 816 639 8.886 898 696 1,63% 1,61% 1,43% Dân số Huyện Cao Phong Bắc Phong Xuân Phong 38.937 4.049 3.265 41.597 4.392 3.499 1,11% 1,36% 1,16% Lao động Huyện Cao Phong Bắc Phong Xuân Phong 19.446 2.049 1.631 23.551 2.349 1.980 3,24% 2,3% 3,28% Nguồn: UBND huyện Cao Phong (2007) b) Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi rất chậm (tính đến thời điểm điều tra dự án – 2000). Cụ thể: giá trị sản phẩm thủ công, xây dựng và khu vực dịch vụ có tăng tương đối, nhưng vẫn chiễm tỉ lệ rất nhỏ. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng cao (72,4% ) (năm 2002). Bên cạnh đó, tốc độ phát triển kinh tế của huyện năm 2002 khá cao. Theo bản báo cáo kế hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của huyện Cao Phong, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2002 là 8,0%. Tuy nhiên, tốc độ phát triển trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp rất thấp (6,5%). Trong khi đó, tốc độ phát triển của ngành công nghiệp, xây dựng rất cao (12%). GDP bình quân đầu người ước tính 3,0 triệu đồng / người (năm 2002). Tuy nhiên, đây là GDP của toàn huyện, trên thực tế con số này của riêng hai xã thực hiện dự án thì thấp hơn nhiều. Dưới đây là tốc độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện Cao Phong – Hoà Bình năm 2002: Bảng 2.4 : Tốc độ phát triển kinh tế năm 2002 Hạng mục Giá trị (tỷ đồng, theo giá năm 2002) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Giá trị sản xuất Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ 95,19 68,87 12,50 13,825 - - - - Giá trị bổ sung Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ 71,39 52,80 8,35 10,24 8,0% 6,5% 12,0% 11,0% Nguồn: “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tổng thể huyện Cao Phong tới năm 2010” Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế theo ngành năm 2002 Hạng mục Giá trị (tỷ đồng, theo giá hiện hành) Tỷ lệ (%) Giá trị bổ sung Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ 118,99 86,09 14,20 18,70 100% 72,4% 11,9% 15,7% Giá trị bổ sung trên đầu người 3,00 - Nguồn: “ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thế huyện Cao Phong tới năm 2010” 2.2.2. Khái quát về dự án Để tăng diện tích rừng trồng và độ che phủ rừng của Việt Nam, chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã đồng ý thực hiện các cam kết của các nước công nghiệp đặt ra tại Hội nghị Môi trường Liên hiệp quốc ở Kyoto, Viện nghiên cứu Nisshoiwai (NIRI) đã thiết kế một dự án môi trường liên quan đến rừng trồng với diện tích 200,000 ha tại 10 tỉnh của Việt Nam. Hòa Bình là một trong 10 tỉnh được chọn để thực hiện dự án rừng trồng môi trường với diện tích là 20,000 ha, trong đó 7,000 ha được tài trợ bởi quỹ Green Fund và phần còn lại 13,000 ha thì được tài trợ bởi Chính phủ Nhật Bản. Đây là dự án tái trồng rừng đầu tiên của Việt Nam với sự hợp tác giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VFU) và Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái rừng và Môi trường - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã được đăng ký là Dự án Trồng rừng/Tái trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) theo Nghị định thư Kyoto. Vùng dự án được triển khai thực hiện tại 5 vùng riêng biệt của 2 xã Xuân Phong và Bắc Phong với tổng diện tích 309 ha rừng và trồng trong chu kỳ 17 năm, gồm hai loại cây có khả năng nâng cao chất màu cho đất và điều kiện môi trường là keo tai tượng và keo lá chàm. b) Mục tiêu của dự án Thứ nhất, mục tiêu cơ bản của dự án là tái trồng rừng ở vùng đất trống đồi trọc không thể sản xuất, nơi rừng đã bị chặt phá để canh tác từ trước những năm 1980, từ đó giúp phục hồi vùng đất bị suy thoái. Thứ hai, giảm lượng khí carbon trong sinh quyển: đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của dự án. Trồng rừng tạo ra các bể hấp thụ cacbon, từ đó làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường Thứ ba, tăng thu nhập cho các hộ nhờ sản xuất gỗ và bán tín chỉ carbon. Đây là một mục tiêu xuyên suốt trong quá trinh thực hiện dự án. Các hộ cá thể lâm nghiệp tại huyện Cao Phong sẽ tham gia vào các hoạt động tái trồng rừng và được hưởng lợi từ việc bán gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác trong tương lai. 2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại hai xã thuộc huyện Cao Phong 2.2.3.1. Thuận lợi: a) Thứ nhất về khí hậu và thủy văn: Hai xã Xuân Phong và Bắc Phong thuộc tỉnh Hòa Bình, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng tư đến tháng mười với lượng mưa trung bình từ 1,680 mm – 1,900 mm, chiếm khoảng 90% lượng mưa rơi hàng năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 3 năm sau với lượng mưa đo được từ 150 mm – 220 mm, chiếm khoảng 10% so với tổng lượng mưa rơi hàng năm. Nhiệt độ trung bình từ 22- 23oC, nhiệt độ cao nhất là 29oC và nhiệt độ thấp nhất là từ 14 – 16oC. Độ ẩm trung bình từ 81 – 84%, độ ẩm cao nhất là 89% và thấp nhất từ 79 – 83%. Như vậy có thể nói rằng khí hậu và chế độ thủy văn của hai xã ở đây khá phù hợp với sự phát triển cho ngành lâm nghiệp thông qua các hoạt động như trồng rừng và tái trồng rừng. b) Thứ hai về độ che phủ của thảm thực vật Hầu hết các khu vực đất để trồng rừng được bao phủ bởi lớp cỏ lùn, dương xỉ và bụi cây thuộc loại thảm thực vật Ia, Ib (theo phân loại của Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam – FIPI). Ngoài ra còn có một số loại cây như cây cỏ lào. Chiều cao trung bình của các loài cây khác nhau từ 1- 1,3 m và bao phủ khoảng 30 -60 % diện tích đất trồng rừng. Đây là một trong những thuận lợi để trồng rừng tại đây vì có các lớp thực vật tầng thấp giữ cho đất tơi xốp và giữ được độ ẩm cho cây phát triển. c) Thứ ba về tình hình sử dụng đất: Theo số liệu điều tra năm 2005 cho thấy tình hình sử dụng đất của hai xã thuộc huyện Cao Phong cho thấy tiềm năng đất dành cho lâm nghiệp đang là rất lớn. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp cho hai xã Xuân Phong và Bắc Phong được cho bảng dưới đây: Bảng 2.6: Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của hai xã Xuân Phong và Bắc Phong Xã Bắc Phong Xã Xuân Phong Ha % Ha % Đất lâm nghiệp 1.367 58,7 2.783 89,5 Rừng tự nhiên 381 16,4 253 8,1 Rừng trồng 170 7,3 201 6,4 Đất chưa sử dụng 815 35 2.330 74,9 Nguồn: Dữ liệu thống kê tỉnh Hòa Bình (2006): Xã Bắc Phong có diện tích đất rừng chiếm 59% so với tổng diện tích đất tự nhiên với 35 % diện tích đất rừng chưa sử dụng. Xã Xuân Phong có diện tích đất rừng chiếm tới 90% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất rừng chưa sử dụng chiếm tới 75 %. d) Thứ tư về kinh tế - xã hội Là hai xã thuộc miền núi, thuộc diện nghèo của tỉnh có tiểm năng về nguồn lao động. Họ chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên rất thật thà, chăm chỉ. Điều tra chỉ ra rằng, những người dân nơi đây rất quan tâm và tích cực tham gia vào các hoạt động trồng rừng cũng như tham gia vào các dự án phát triển kinh tế xã hội khác. e) Cuối cùng là cơ sở hạ tầng và tập tục văn hóa – xã hội Hai xã được chọn tuy ở xa trung tâm nhưng có hệ thống trường học, trạm xá, bưu điện và nhà văn hóa. Mạng lưới điện quốc gia về đến hai xã, giúp cho cải thiện mức sống của những người dân bản địa. 2.2.4.2. Khó khăn: Bên cạnh các khó khăn - trở ngại khách quan từ các dự án AR-CDM nói chung đã được đưa ra ở phần trên, dưới đây sẽ đề cập đến một vài khó khăn chủ quan tại nơi thực hiện dự án tại hai xã thí điểm tại huỵện Cao Phong: a) Về vị trí địa lí và thổ nhưỡng Đất tại địa điểm nghiên cứu là đất feralit được tạo thành từ macma, đ phiến sét, đá cát và đá vôi. Đất có độ sâu hơn 50 cm và các loại đất này đểu trong tình trạng suy thoái và xói mòn nghiêm trọng, vì trong một thời gian dái ở đây rừng đã bị mất. Hầu hết các mẫu đất mùn quan sát thấy khá mỏng, dưới 10 cm. Lớp mùn trên bề mặt đất từ 2 – 2.2 %, nhưng trong một số trường hợp lớp mùn đó còn khá nghèo, dưới 1.5% trên mỗi đơn vị diện tích. Chất dinh dưỡng trong đất thì khác nhau và khá nghèo nàn, dao động từ 0.08 – 0.12% đối với chất P2O5 (khoảng 1.5mg/Āg đất). Toàn bộ khu vực dự án thuộc đất axit với độ pH KCl từ 4 – 4.5. b) Về cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội Hai xã thuộc huyện Cao Phong cách khoảng 30km từ đường ô tô đi vào, vì vậy rất khó khăn để vận chuyển giống cây vào khu vực trồng cây. Do dân cư của hai xã chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí cũng như hiểu biết của người dân nơi đây còn khá thấp, đặc biệt là kiến thức về ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế, điều này cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người dân nơi đây sống dưới mức chuẩn nghèo. 2.5. Nguyên nhân của những hạn chế và khó khăn Thứ nhất, hầu hết những khó khăn khi triển khai thí điểm dự án AR-CDM tại hai xã thuộc huyện Cao Phong – Hòa Bình đều xuất phát từ vị trí vốn có của hai xã này: như vị trí địa lí hay chất lượng đất nơi đây. Thứ hai, cơ sở hạ tầng của hai xã còn rất nghèo nàn, đặc biệt là hệ thống giao thông. Điều này phản ánh rằng chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển kinh tế tại hai xã còn khá thấp. vì vậy chưa thể chú trọng phát triển các công trình công cộng. Thứ ba, trình độ dân trí của người dân của xã không cao cũng là một trở ngại khi thực thi dự án, do việc nhận thức cũng như tiếp thu một số kĩ thuật trồng cây của các hộ tham gia dự án còn gặp không ít khó khăn. => Tóm lại, mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên hai xã Bắc Phong và Xuân Phong đã được các chuyên gia đánh giá và chọn lựa trên nhiều yếu tố trong quá trình điều tra để cho phù hợp nhất trong việc thực thi dự án trồng rừng theo cơ chế sạch. Tất cả những khó khăn này sẽ được dần dần được khắc phục với sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà tài trợ khi dự án đi vào hoạt động. 2.6. Tiểu kết chương II Chương II chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu về một dự án AR-CDM, những lợi ích cũng như những trở ngại trong việc thực thi dự án ở Việt Nam. Bên cạnh đó, bước đầu chúng ta có được cái nhìn tổng quát về địa bàn dự án cũng như tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có những khó khăn trong việc thực hiện dự án. Vậy dự án này đem lại lợi ích kinh tế là bao nhiêu và nếu dự án không thực hiện theo CDM thì lợi ích thu được so với khi dự án thực hiện theo CDM khác nhau như thế nào? Trong chương tiếp theo sẽ làm rõ tất cả những vấn đề trên, đồng thời việc tiến hành đánh giá hiệu quả của dự án cũng được thực hiện ở chương III này. CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỊCH VỤ HẤP THỤ CO2 TRONG DỰ ÁN AR-CDM TẠI CAO PHONG – HÒA BÌNH 3.1. Khái quát về một số lợi ích do dự án đem lại Các lợi ích của dự án đem lại được tổng hợp dưới đây: Bảng 3.1: Khái quát lợi ích do dự án đem lại Lợi ích tổng quát Lợi ích cụ thể Phương pháp I. Lợi ích kinh tế (B) 1. Lợi ích từ bán lâm sản (B1) 2. Lợi ích từ bán CER (B2) 3. Tăng thu nhập cho các hộ gia đình (B3). Giá thị trường Giá thị trường Điều tra và ước tính II. Lợi ích môi trường Cải thiện độ màu mỡ của đất (B6) Cải thiện chất lượng nước mặt và tăng lưu lượng nước. Giảm xói mòn và suy thoái đất Đóng góp vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu Tăng đa dạng sinh học. Thay đổi cảnh quan khu vực dự án. Tăng độ che phủ của rừng Chế độ thủy văn ổn định. Phân tích định tính Chi phí thay thế Chi phí phòng ngừa Chi phí thay thế Chưa tìm được phương pháp thích hợp III. Lợi ích xã hội Tạo công ăn việc làm Cải thiện mức sồng của người dân địa phương. Thu thập điều tra Thu thập điều tra Nguồn: Tác giả tổng hợp Ở các phần tiếp theo sẽ đi sâu phân tích từng lợi ích, trước hết là lợi ích về kinh tế: 3.1.1. Lợi ích kinh tế 3.1.1.1 Lợi ích thu được từ việc bán lâm sản Đây là một giá trị sử dụng trực tiếp của rừng. Các giá trị lâm sản có thể thu được từ việc khai thác rừng như: gỗ, củi, các sản phẩm khác,… Để tính toán được giá trị kinh tế thu được từ việc bán lâm sản, ta có thể sử dụng các phương pháp tính theo giá thị trường để tính. Theo ước tính, lợi ích từ bán lâm sản trong toàn bộ 16 năm thực hiện dự án là 22.535 triệu VND. (Theo Báo cáo giữa kì: Nghiên cứu xúc tiến năng lực AR-CDM tại Việt Nam – tài liệu dự án). 3.1.1.2. Lợi ích thu được từ việc bán tín chỉ cacbon Để tính toán lợi ích kinh tế của việc hấp thụ CO2 do buôn bán CER, ta sẽ tiến hành theo các bước đã được xây dựng ở chương I. Bước 1 + 2: Tính toán trữ lượng Cacbon được hấp thụ bởi dự án, từ đó quy đổi ra lượng CO2 bị hấp thụ theo công thức: CO2 = 3,67 * C Đối với dự án AR-CDM tại Cao Phong, các nhà nghiên cứu đã tính toán lượng giảm phát thải GHG trực tiếp thông qua CO2, do vậy theo cách tính này thì bước 1 và 2 có thể được lược bỏ. b) Bước 3: Tính toán ra lợi ích kinh tế Xác định giá bán CERs Lợi ích mang lại từ việc bán CERs bổ sung vào lợi ích của dự án AR-CDM là một khoản không phải là lớn. Giá trị lợi ích này phụ thuộc vào giá CERs trên thị trường cacbon. Tuy nhiên giá CERs là không cố định mà phụ thuộc vào lượng cung và cầu trên thị trường. Như đã trình bày ở chương 1, đối với các nước phát triển cần giảm phát thải CO2 thì nhu cầu của họ về CERs sẽ lớn hơn, và tùy thuộc từng khu vực khác nhau thì giá CERs cũng khác nhau. Thị trường này đang này đang trở nên sôi động trên phạm vi toàn cầu. Thời điểm năm 2003 giá 1 CER chỉ khoảng 3-4 USD nhưng hiện nay giá đã vọt lên cao. Tháng 10/2004, 1 CER được bán với giá 3 - 8 USD, đến tháng 2/2005 đã tăng lên 7 - 10 USD. Càng đến gần thời kỳ cam kết cắt giảm GHG đầu tiên (2008 - 2012) theo Nghị Định Thư Kyoto, các nước phát triển càng chịu nhiều sức ép. Với những nền kinh tế phát triển, việc giảm phát thải GHG trong nước sẽ tốn những khoản tiền lớn hơn nhiều so với việc đầu tư ở các nước đang phát triển. Nhu cầu CER rất lớn, trong khi nguồn cung cấp chỉ có hạn nên giá mua bán CER trên thị trường thế giới đã tăng lên rất nhanh chỉ trong ít tháng qua và dự báo còn tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới sau khi Nghị định thư chính thức có hiệu lực. Trên thị trường Châu Âu được dự báo là có mức giá CERs cao nhất là 25USD/tCO2e. Và theo IUFCCC dự báo rằng trong giai đoạn từ năm 2008 – 2013, mức giá tại Châu Âu sẽ giao động trong khoảng 29 – 38 USD/tCO2e. Đối với thị trường Trung Quốc mức giá CERs giao động trong khoảng 20USD/tCO2e, còn tại Ấn Độ - nước có điều kiện tương đồng với nước ta có mức giá từ 10- 22 USD/tCO2e. Thị trường này ở nước ta còn mới, tính đến tháng 4 năm 2009 mới có 4 dự án được Ủy ban EB của Liên Hợp Quốc phê duyệt và bán trên thị trường với mức giá từ 8-18 USD/tCO2e. Ví dụ như dự án thu hồi khí ở mỏ Rạng Đông được bán với mức là 12 USD/tCO2e. Từ thực trạng biến động của thị trường CERs, cùng với điều kiện hiện nay ở Việt Nam dự án trồng rừng ở Cao Phong – Hoà Bình sẽ bán tín chỉ CERs theo các kịch bản giá khác nhau. Xác định lợi ích từ bán CERs Lợi ích từ việc bán CERs của dự án có được nhờ việc giảm lượng phát thải CO2 thông qua dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án AR-CDM. Lợi ích này tính theo công thức: B2 = Tổng lượng giảm phát thải CO2 * PCERs Trong đó: B2 là: Lợi ích từ việc bán CERs PCER là : Giá 1CER (1tCO2e). Như vậy muốn xác định được lợi ích B2 (lợi ích bán CERs) chúng ta cần biết tổng lượng CO2 được hấp thụ trong toàn bộ dự án cũng như phải đưa ra một mức giá bán CERs cho phù hợp. Dưới đây là bảng tổng hợp lượng hấp thụ CO2 theo từng năm trong toàn bộ chu trình dự án : Bảng 3.2: Lượng CO2 được hấp thụ trong các năm thực hiện dự án Đơn vị : Tấn CO2e Năm Trữ lượng ròng của khí nhà kính Trữ lượng CO2e bị rò rỉ Lượng CO2 hấp thụ hàng năm 2008 0 0 0 2009 -9.269 0 -9.269 2010 2.266 340 1.926 2011 4.620 693 3.927 2012 7.863 1.179 6.683 2013 9.454 1.418 8.036 2014 10.171 1.526 8.645 2015 10.434 1.565 8.869 2016 -4.035 0 -4.035 2017 -6.896 0 -6.896 2018 5.746 862 4.884 2019 5.257 789 4.468 2020 5.181 777 4.404 2021 3.783 568 3.216 2022 4.634 695 3.939 2023 4.524 670 3.846 Tồng trữ lượng 53.735 11.090 42.645 Tổng số năm thực hiện dự án 16 Lượng CO2 bị hấp thu hàng năm 2.665 Nguồn: Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam Theo tài liệu dự án: “Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam”, lượng CO2 được hấp thụ bởi rừng qua 16 năm dự án theo thiết kế là 2.665 tấn CO2e. Để quy đổi xem giá trị kinh tế thông qua lượng CO2 hấp thụ, chúng ta có thể sử dụng phương pháp giá thị trường. Hiện tại trên thị trường trao đổi tín chỉ cacbon, có rất nhiều mức giá khác nhau. Vậy để mang tính khách quan chúng ta có thể xem xét các kịch bản giá bán tín chỉ một tấn CO2e: Bảng 3.3: Kịch bản giá bán CER Đơn vị: triệu đồng Tỷ giá: 1 USD = 17.000 đồng Các kịch bản giá 2 USD (Thấp) 5 USD (Trung bình) 10 USD (cao) Tính cho một năm dự án 90,61 226,525 453,05 Tính cho cả dự án 1449,93 3624,825 7249,65 Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp Như vậy, tổng giá trị kinh tế thu được từ bán tín chỉ CER (tính cho cả dự án cũng như tính cho một năm thuộc dự án) thì có sự chênh lệch khá lớn giữa các kịch bản giá khác nhau: lợi ích với kịch bản giá cao (10USD/CER) gấp 5 lần so với kịch bản giá thấp (2USD/CER). Tăng thu nhập của người dân địa phương Để thấy rõ được dự thay đổi trong thu nhập của người dân địa phương, chúng ta sẽ so sánh thu nhập bình quân hàng năm của họ trước và sau khi triển khai dự án. Bảng 3.4: Thu nhập bình quân hàng năm của các hộ trong khu vực dự án (trước khi có dự án) Đơn vị: triệu đồng/năm/hộ Khu vực Phía Bắc và Đông Bắc Xuân Phong Khu vực hồ Xuân Phong Phía Đông Bắc Phong Phía Tây Bắc Phong Trung bình Thu nhập bình quân 14,915 17,724 29,271 18,978 19,157 Nguồn Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam: Để có được mức thu nhập bình quân hàng năm của các hộ thì chúng ta ước tính dựa theo các giả định sau: Diện tích rừng trồng bình quân của mỗi hộ tham gia dự án là 1 ha. Diện tích cỏ làm thức ăn gia súc bình quân mỗi hộ sẽ trồng là 0,1 ha Diện tích rừng trồng là 308,5 ha và 30 ha cỏ. Có khoảng 320 hộ tham gia Bảng 3.5: Lợi ích hàng năm các hộ nhận trong khu vực dự án khi dự án triển khai Đơn vị: triệu đồng/hộ Hỗ trợ vật tư cho các hộ Khuyến khích tiền mặt và lợi nhuận Trồng rừng Sản xuất cỏ làm thức ăn gia súc Trồng và chăm sóc rừng Chia sẻ lợi nhuận từ lâm sản Chia sẻ lợi nhuận từ bán t-CER Năm 1-5 Năm 6-10 Năm 11-17 1,71 - - 1,4 - - 3,11 - - - 5,9 48,89 - 0,28 2,91 Tổng 8,55 7 15,55 371,73 21,77 15,55 409,05 424,6 Trung bình (triệu đồng/hộ/năm) 26,5375 Nguồn: Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam: Theo số liệu ở trên mỗi hộ nhận được 424,6 triệu đồng trong 16 năm dự án. Như vậy trung bình mỗi hộ tham gia dự án nhận được một số tiền hàng năm = 26,5375 triệu đồng. Đề thấy rõ về lợi ích trong thay đổi thu nhập của các hộ tham gia dự án, ta sẽ lập bảng đối chiếu thu nhập của các hộ này trước và sau khi tham gia dự án: Bảng 3.6: Thay đổi thu nhập của các hộ trước và sau khi tham gia dự án Đơn vị: triệu đồng Trước khi tham gia dự án Sau khi tham gia dự án Lợi ích tăng lên Triệu đồng % 19,157 26,5375 7,3805 38,53 Nguồn: Tác giả tổng hợp Khi triển khai dự án tại hai xã Bắc Phong và Xuân Phong, ta thấy lợi ích tăng lên là rõ ràng, tăng lên xấp xỉ 39% so với khi không có dự án. Phần tăng này được tính vào là một trong những lợi ích kinh tế của dự án đem lại. Lợi ích môi trường 3.1.2.1 Cải thiện độ màu mỡ của đất (cải thiện độ phì của đất): theo nghiên cứu của trung tâm sinh thái và môi trường, đối với rừng trồng keo lai từ 7-8 năm, lượng mùn khoảng 16-17 tấn/ha, tăng gấp đôi so với lúc đầu (từ 2,31% lên 4,72%). Lượng Nitơ cũng tăng gấp đôi (từ 0,11 % lên 0,26 %). Thành phần các chất dinh dưỡng khác trong đất cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt là độ ẩm của đấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Tài liệu liên quan