MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 6
1.1. Khái quát chung về chi trả dịch vụ môi trường 6
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ môi trường 6
1.1.2. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường 7
1.1.3. Thiết lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường 7
1.1.4. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường 8
1.1.5. Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng 9
1.2. Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường 9
1.2.1. Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền 9
1.2.2. Sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP) 10
1.3. Nội dung chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 13
1.3.1. Căn cứ xây dựng chính sách 13
1.3.2. Nội dung chính sách 15
1.4. Kinh nghiệm thực hiện dự án chi trả dịch môi trường 17
1.4.1. Trên thế giới 17
1.4.2. Tại Việt Nam 19
CHƯƠNG II: DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH SƠN LA 20
2.1. Giới thiệu đặc điểm chung về tỉnh Sơn La 20
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 20
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 24
2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng 31
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 31
2.2.2. Hiện trạng thực hiện giao đất giao rừng 32
2.2.3. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng 34
2.2.4. Hoạt động của các dự án lâm nghiệp 36
2.2.5. Đánh giá chung về những hạn chế còn tồn tại trong quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng. 36
2.3. Giới thiệu chung về hoạt động của dự án chi trả dịch vụ môi trường 37
2.3.1. Các bên tham gia dự án 37
2.3.2. Thực tế hoạt động của dự án 38
2.3.3. Kinh phí cho dự án 39
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 41
3.1. Phân tích hiệu quả về kinh tế 41
3.1.1. Xây dựng công thức tính mức chi trả cho dịch vụ môi trường rừng 41
3.1.2. Tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng 46
3.1.3. Tính toán lợi ích kinh tế của các bên tham gia 48
3.1.4. Đánh giá chung về lợi ích của các bên tham gia 58
3.2. Phân tích hiệu quả về môi trường 59
3.3. Phân tích hiệu quả về xã hội 62
3.3.1. PES vì người nghèo 62
3.3.2. PES cho doanh nghiệp 63
3.3.3. Lợi ích cho toàn xã hội 64
CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 66
4.1. Những thách thức khi thực hiện PES tại Việt Nam 66
4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án 69
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị sử dụng lưới điện trong khi chỉ có 62% số hộ ở nông thôn được dùng điện lưới.
Hiện nay có 21 nhà máy thuỷ điện công suất 2.677,5 KW với công suất phát thực tế là 2.100 KW, trong đó 3 thuỷ điện có công suất lớn nhất là:
- Thuỷ điện Chiềng Ngàm (Huyện Thuận Châu): 1.600 KW - Thuỷ điện Nậm Công (Huyện Sông Mã ): 270 KW- Thuỷ điện Nà Chá (Huyện Mộc Châu): 120KW.
Bưu chính viễn thông
Về bưu chính:
Hiện nay trên địa bàn Sơn La có 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính - viễn thông gồm: Bưu điện tỉnh Sơn La, EVN Sơn La, Mobifone, Viettel, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin cho phát triển kinh tế xã hội an ninh, quốc phòng. Mật độ điện thoại đạt: 7,83 máy/100 dân, trong đó điện thoại cố định đạt 3,56 máy/100 dân, điện thoại di động đạt 4,27 máy/100 dân.
Về viễn thông:
+ Truyền dẫn: Cáp quang hoá 11/11 huyện, thị trong tỉnh và 13 khu vực, xã, năm 2007 đã cáp quang hoá được 100 % các huyện thị.
+ Điện thoại cố định: Tổng số có 28 tổng đài, trong đó 1 tổng đài trung tâm HOST, 16 tổng đài vệ tinh, 11 tổng đài độc lập và thiết bị truy nhập thuê bao. Tổng số máy thuê bao điện thoại cố định là 40.652 máy và 100% số xã trong tỉnh đều có máy điện thoại.
+ Điện thoại di động: Tổng số 64 trạm của các đơn vị cung cấp dịch vụ là Vinaphone, Mobifone, Viettel và 9 trạm thông tin di động CDMA của EVN Sơn La. Điện thoại di động trả sau GSM là 14.664 thuê bao, điện thoại di động trả trước GSM là 47.859 thuê bao, điện thoại di động nội vùng CDMA là 1.394 thuê bao.
+ Về Internet (Truy nhập tốc độ cao ADSL): Hiện có 116 điểm truy nhập công cộng, 414 thuê bao.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Thông qua các số liệu kiểm kê, rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tại tỉnh Sơn la cho thấy diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh đến ngày 01/01/2007 là 934.039 ha, chiếm 66% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Loại rừng
Tổng (ha)
Phân theo ba loại rừng (ha)
Rừng đặc dụng
Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất
Diện tích tự nhiên
1.412.498
I. Đất lâm nghiệp
934.039
62.979
423.993
447.068
1. Đất có rừng
572.852
46.653
296.946
229.253
1.1. Rừng tự nhiên
542.532
46.633
286.880
209.019
1.2. Rừng trồng
30.320
20
10.065
20.235
2. Đất chưa có rừng
361.187
16.326
127.047
217.815
II. Các loại đất khác
478.459
0
0
0
(Nguồn: Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng và Niên giám Thống kê năm 2006)
Dựa vào bảng tổng hợp trên ta có thể thấy diện tích rừng đặc dụng là 62.979 ha, chiếm 6,7%; rừng phòng hộ là 423.993 ha chiếm 45,4% và rừng sản xuất là 447.068 ha chiếm 47,9 %.
Biểu đồ dưới thể hiện chi tiết cơ cấu đất lâm nghiệp: gồm có đất có rừng và đất chưa có rừng với 3 loại rừng được rà soát theo quy hoạch. Có thể nhận thấy: diện tích đất có rừng tại tỉnh Sơn La lớn hơn khá nhiều so với diện tích đất không có rừng, tuy nhiên trong đó chủ yếu là các cánh rừng tự nhiên, lớn hơn gấp nhiều lần so với diện tích rừng trồng.
Hình 2.3: Cơ cấu đất lâm nghiệp
(Dựa trên số liệu của bảng 2.2)
2.2.2. Hiện trạng thực hiện giao đất giao rừng
Công tác giao đất, giao rừng tại tỉnh Sơn La cơ bản đã hoàn thành, số liệu được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Kết quả giao đất, giao rừng tỉnh Sơn La vùng lưu vực sông Đà
TT
Đơn vị
hành chính
Tống số cộng đồng, tổ chức ,hộ gia đình được giao rừng, cho thuê rừng
Diện tích rừng và đất rừng đã giao (ha)
Tổng (ha)
Diện tích đất có rừng (ha)
Diện tích
đất không có rừng (ha)
1
Huyện Phù Yên
3.534
72.230,8
50.735,6
21.495,2
2
Huyện Mộc Châu
9.197
127.056,8
83.766,2
43.290,6
3
Huyện Bắc Yên
6.180
71.917,5
42.200,2
29.717,3
4
Huyện Mai Sơn
10.697
82.599,6
54.895,9
27.703,7
5
Huyện Mường La
5.747
89.951,7
80.251,8
9.699,9
6
Huyện Quỳnh Nhai
4.139
74.665,8
41.396,2
33.269,6
7
Thành phố Sơn La
2.798
20.671,3
14.669,5
6.001,8
8
Huyện Thuận Châu
5.622
112.716,8
76.988,6
35.728,2
9
Huyện Yên Châu
6.776
49.562,9
40.937,6
8.625,3
Tổng cộng
54.690
701.373
485.842
215.532
(Nguồn: Sở NN và PTNT Sơn La, 2007, Báo cáo kết quả GĐGR, 2002 – 2006)
Thêm vào đó, trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, dự án đang trong quá trình tiến hành rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện giao đât, giao rừng, được thực hiện trên diện tích là 490.190 ha tại các huyện thí điểm. Diện tích triển khai rà soát được tổng hợp trong bảng dưới:
Bảng 2.4: Diện tích giao đất giao rừng rà soát tại các huyện thí điểm
Huyện
Diện tích rà soát theo kết quả GDLN – GR (ha)
Tổng
Đặc dụng
Phòng hộ
Sản xuất
Huyện Mộc Châu
84.076,9
21.420,2
57.698,2
4.958,6
Huyện Phù Yên
50.963,6
9.140,3
39.329,8
2.493,5
Huyện Mai Sơn
54.879,0
0,0
53.798,1
1.080,9
Huyện Thuận Châu
79.437,9
11.387,9
58.191,0
9.859,1
Huyện Mường La
80.433,9
0,0
77.339,9
3.094,0
Huyện Quỳnh Nhai
43.149,7
0,0
42.588,5
561,2
Huyện Bắc Yên
42.199,3
7.532,8
30.581,7
4.084,8
Huyện Yên Châu
42.384,3
0,0
39.174,9
3.209,4
Thành phố Sơn La
13.385,9
0,0
12.988,3
397,6
Tổng
490.910,5
49.481,1
411.690,3
29.739,1
(Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Sơn La, Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện GĐGR, tháng 8/2008)
2.2.3. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng
Quản lý bảo vệ rừng
Công tác quản lý và bảo vệ rừng trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Diện tích khoán bảo vệ rừng đã tăng từ 357.000 ha (năm 2000) lên 577.638 ha (năm 2006). Việc giao đất, giao rừng cho nhân dân đã góp phần tích cực đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Khoanh nuôi tái sinh rừng
Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng chủ yếu thuộc khu vực phòng hộ đầu nguồn và đã mang lại những hiệu quả đáng kể: vùng ven sông Đà sau 5 – 7 năm đã đạt độ che phủ 0,2 – 0,3; trữ lượng đạt 20 – 25 m3/ha. Chính các diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh này đã góp phần tăng độ che phủ đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một vấn đề cần phải khắc phục đó là chất lượng rừng còn kém nên hiệu quả về kinh tế không cao và thu nhập từ rừng hầu như không đáng kể, do đó đời sống của người làm nghề rừng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Trồng rừng tập trung
Đến năm 2006, toàn tỉnh đã trồng được 30.545 ha rừng trồng tập trung, trong đó rừng phòng hộ là 10.265,6 ha chiếm 28,7%; rừng sản xuất là 20.234,4 ha chiếm 66,3% và rừng đặc dụng là 45 ha chiếm 5%. Tuy nhiên, rừng trồng hiện nay chủ yếu phân tán, rừng sản xuất không nhiều, chưa được đầu tư thâm canh nên năng suất còn thấp. Ngoài rừng trồng tập trung, hàng năm trên địa bàn tỉnh còn trồng cây phân tán, bình quân từ 500 đến 600 nghìn cây các loại; diện tích kết hợp nông, lâm như vườn rừng, vườn cây ăn quả lâu năm cũng tăng đáng kể góp phần đa dạng hoá việc khai thác quỹ đất lâm nghiệp.
Khai thác chế biến lâm sản
Về khai thác lâm sản: từ năm 2000 đến 2006, hàng năm tỉnh khai thác bình quân vào khoảng 50 nghìn m3 gỗ tròn, trong đó đối tượng khai thác chủ yếu là gỗ gia dụng phục vụ nhu cầu nhân dân và cung cấp cho các doanh nghiệp.
Về chế biến lâm sản: trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp Nhà nước và khoảng 400 cơ sở tư nhân thực hiện công tác chế biến lâm sản. Những năm gần đây do sản lượng khai thác gỗ tự nhiên giảm, nguồn nguyên liệu khai thác từ rừng trồng chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên hầu hết các cơ sở chế biến chỉ phát huy được 20 – 30% công suất. Nếu đủ nguyên liệu thì sản lượng đạt tới 20.000m3 sản phẩm/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 1000 lao động.
2.2.4. Hoạt động của các dự án lâm nghiệp
Dự án 327: là dự án tập trung vào bảo vệ và phát triển rừng được triển khai từ năm 1993 đến năm 2000, tổng số vốn thực hiện là 81 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho trên 6 vạn lao động nông thôn.
Dự án ổn định dân cư và phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân sông Đà – Sơn La đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, tăng cường độ che phủ rừng, xây dựng được nhiều vườn cây ăn quả trong các hộ gia đình.
Dự án tăng cường phục hồi rừng bằng phương pháp nông lâm kết hợp được thực hiện trong 4 năm từ năm 1997 đến năm 2000. Đây là dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, tổng giá trị lên đến 7 triệu USD.
Dự án trồng rừng sản xuất (rừng kinh tế): bắt đầu được triển khai từ năm 1998 và đã trồng được 8.200 ha rừng. Chủ dự án là các lâm trường, công ty chế biến lâm sản trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa hộ gia đình nhận vốn trồng rừng và chủ dự án theo cơ chế các hộ gia đình phải chịu trách nhiệm trả nợ bằng sản phẩm gỗ, tre nguyên liệu.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661): dự án được tiến hành từ 1999 đến 2010. Tổng số vốn đầu tư khoảng trên 102 tỷ đồng, hàng năm thu hút và giải quyết việc làm cho trên 70 nghìn lượt hộ, cộng đồng, gia đình tham gia và là dự án đầu tư phát triển rừng chủ yếu của ngành lâm nghiệp hiện nay.
2.2.5. Đánh giá chung về những hạn chế còn tồn tại trong quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng.
Thứ nhất, chất lượng rừng còn thấp, hầu hết rừng giao cho người dân là rừng nghèo kiệt nên khả năng hưởng lợi là rất thấp, đời sống người làm rừng đầu nguồn gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ hoạt động bảo vệ và phát triển rừng chưa tương xứng với tầm quan trọng của rừng và công sức người làm rừng, đặc biệt người làm rừng chưa sống được bằng nghề rừng.
Thứ hai, chính sách đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng chưa đáp ứng được yêu cầu, suất đầu tư thấp mang tính hỗ trợ nên người trồng rừng vừa có thu nhập thấp mà chất lượng rừng lại không cao.
Thứ ba, tuy độ che phủ rừng có tăng lên nhưng chất lượng rừng lại suy giảm, khả năng cung cấp lâm sản thấp. Hơn nữa, rừng còn bị xâm lấn cho mục đích trồng cây lương thực, cùng với nạn cháy rừng, khai thác và buôn bán các loài động thực vật hoang dã khiến cho công tác xây dựng và phát triển rừng còn chậm, chưa xứng với tiềm năng của một tỉnh miền núi.
Từ một số hạn chế kể trên, việc xây dựng và triển khai một dự án mới về quản lý và bảo vệ rừng là hết sức cấp thiết. Do đó, Sơn La với tiềm năng lớn về rừng và những ưu thế nhất định đã được chọn làm nơi thí điểm thực hiện dự án Chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2.3. Giới thiệu chung về hoạt động của dự án chi trả dịch vụ môi trường
2.3.1. Các bên tham gia dự án
Dựa trên Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan có liên quan khác đã cùng xây dựng đề án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La. Dự án này cũng có sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư và các ngành liên quan nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất để xây dựng dự án thành công. Hiện nay dự án mới chỉ được tiến hành tại 2 huyện của tỉnh Sơn La là Mộc Châu và Phù Yên. Trong quá trình xây dựng đề án các đối tượng được xác định phải chi trả gồm có:
Các nhà máy thuỷ điện ở khu vực Suối Sập thuộc huyện Phù Yên
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
Các chi nhánh cấp nước thuộc huyện Mộc Châu và huyện Phù Yên
Đối với các đối tượng được chi trả gồm có:
Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
Các tổ chức như Ban Quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng;
Cộng đồng dân cư thôn, bản;
Các nhóm hộ.
Những đối tượng này có thể là những người trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hoặc là những người đại diện được Nhà nước giao khoán bảo vệ rừng ổn định, lâu dài.
2.3.2. Thực tế hoạt động của dự án
Việc triển khai Đề án thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường được tiến hành bắt đầu từ năm 2008 đến năm 2010 với tiến độ như sau:
Năm 2008:
Thành lập Ban điều hành thực hiện đề án;
Hoàn thành đề án và các dự án triển khai Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định số 380/QĐ-TTg, sau đó trình UBND tỉnh phê duyệt;
Thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và Quy chế quản lý và sử dụng quỹ và tiền chi trả cho dịch vụ môi trường rừng;
Tuyên truyền, phổ biến chính sách thí điểm;
Tổ chức thực hiện dự án thí điểm tại huyện Mộc Châu và Phù Yên.
Năm 2009:
Tổ chức thực hiện dự án ở tất cả các huyện thí điểm;
Tổ chức thực hiện đề án và các dự án chi trả dịch vụ môi trường tại hai 2 huyện Mộc Châu và Phù Yên và các huyện thí điểm còn lại;
Theo dõi, giám sát và đánh giá;
Năm 2010:
Tổ chức thực hiện đề án và các dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tất cả các huyện thuộc lưu vực sông Đà và trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Theo dõi, giám sát và đánh giá;
Tổng kết và xây dựng hoàn thiện cho chính sách thí điểm.
Như vậy, hiện nay dự án đã thực hiện được nửa chặng đường là thực hiện dự án thí điểm tại huyện Mộc Châu và Phù Yên. Theo dự tính dự án sẽ được triển khai ở tất cả các huyện vào tháng 12 năm 2009.
2.3.3. Kinh phí cho dự án
Nguồn kinh phí cho xây dựng và triển khai dự án được lấy từ:
Ngân sách Trung ương: Các khoản được chi bởi ngân sách Trung ương được cấp cho việc triển khai thực hiện các dự án sau: giao đất giao rừng; xác định giá trị dịch vụ môi trường; cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường; điều tra, phân loại và thống kê đối tượng được chi trả và phải chi trả trong dự án.
Ngân sách tỉnh: Khoản đầu tư từ ngân sách của tỉnh được dùng hỗ trợ cho các hoạt động xây dựng kế hoạch triển khai các dự án, phổ biến và tuyên truyền chính sách.
Nguồn thu từ các đối tượng phải chi trả: Nguồn kinh phí này sẽ được dùng cho mục đích quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường. Đồng thời cũng được dùng vào việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng; tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ của các cơ quan và địa phương liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của đề án; giám sát quá trình triển khai thực hiện chi trả tiền cho các chủ rừng.
Các nguồn hỗ trợ khác: Chủ yếu là nguồn hỗ trợ của dự án lâm nghiệp Việt - Đức (GTZ). Nguồn này được sử dụng cho mục đích tư vấn xây dựng đề án, dự án, các bản đồ và phần mềm phục vụ cho việc quản lý chi trả; tập huấn nâng cao năng lực cán bộ trong quá trình triển khai dự án tại các huyện thí điểm.
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
3.1. Phân tích hiệu quả về kinh tế
3.1.1. Xây dựng công thức tính mức chi trả cho dịch vụ môi trường rừng
Số tiền chi trả cho các chủ rừng được xác định như sau:
Tổng số tiền chi Định mức chi trả Diện tích rừng
trả cho người được = bình quân cho 1 x do người được x Hệ số K
chi trả dịch vụ MTR ha rừng (đồng/ha) chi trả dịch vụ
trong năm (đồng) MTR quản lý và sử dụng
Trong đó:
Định mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng được xác định bằng tổng số tiền thu được từ các đối tượng phải chi trả dịch vụ MTR chi cho tổng diện tích rừng trên lưu vực tại thời điểm được cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận làm căn cứ để chi trả dịch vụ MTR.
Diện tích rừng do người được chi trả dịch vụ MTR quản lý, sử dụng là diện tích được giao, được thuê, được nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài tính tại thời điểm kê khai thanh toán.
Hệ số K: là hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ MTR, nó phụ thuộc vào từng loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi); nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng).
Khi áp dụng công thức này vào việc tính toán các giá trị dịch vụ môi trường tại 2 huyện thí điểm là Mộc Châu và Phù Yên, công thức này được tính chi tiết như sau:
0,9( D x 20 + N x 40)
P = ( đồng/ha)
S
Trong đó:
P: là mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng tính bằng đồng/ha;
D: là tổng sản lượng điện thương phẩm bình quân hàng năm của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và Suối Sập (tính bằng KWh/năm);
N: là tổng sản lượng nước thương phẩm bình quân hàng năm của Chi nhánh cấp nước Mộc Châu và Phù Yên (tính bằng m3/ năm);
S: là tổng diện tích trên lưu vực sông Đà (tính bằng ha);
0,9 là tỉ lệ số tiến sử dụng chi trả trực tiếp cho bảo vệ rừng theo quy định.
Sau đó, ta áp dụng tinh toán số tiền chi trả cho từng huyện thí điểm, được tính toán theo công thức dưới đây:
C = P x A
Trong đó:
C là số tiền chi trả cho từng huyện thí điểm (tính bằng đồng);
P là mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng (tính bằng đồng/ha);
A là diện tích từng được chi trả của huyện (tính bằng ha).
Tiếp đó ta sẽ xem xét và tính toán hệ số điều chỉnh mức chi trả K sao cho phù hợp với rừng loại rừng, chức năng của rừng và phù hợp với từng huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Phương pháp xác định hệ số K:
Xây dựng công thức xác định hệ số K theo loại rừng
Hệ số K xác định cho vùng cần phải tính toán sao cho để khi áp dụng với từng đối tượng rừng, số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tương đương với số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng. Trong phạm vi dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường đang thực hiện tại 2 huyện là Mộc Châu và Phù Yên, hệ số điều chỉnh K được xác định theo hai chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả môi trường của một khu rừng, đó là loại rừng và chức năng của khu rừng đó. Như vậy, với những loại rừng có chức năng phòng hộ đầu nguồn và là rừng tự nhiên thì hệ số này sẽ cao hơn đối với những loại rừng khác nhằm duy trì và bảo vệ các khu rừng tự nhiên.
Gọi hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường cho rừng tự nhiên và rừng trồng theo hiệu quả môi trường của chúng lần lượt là Kttr 1 và Kttr2. Ta có:
Kttr1 = (HQ rtn) / ( (HQ rtn + HQ rt) /2)
Kttr2 = (HQ rt) / ( (HQ rtn + HQ rt) /2)
Trong đó: HQ rtn là hiệu quả môi trường của rừng tự nhiên;
HQ rt là hiệu quả môi trường của rừng trồng.
Hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường tính cho rừng tự nhiên và rừng trồng được trình bày trong bảng dưới:
Đại lượng
Giá trị giữ nước của rừng
Giá trị giữ đất của rừng
Trung bình
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Lượng tiền
254
208
1530
1455
892
831.5
Ktrr
1.1
0.9
1.03
0.97
1.06
0.94
Bảng 3.1: Giá trị giữ nước và giữ đất của rừng và hệ số chi trả dịch vụ MTR
Như vậy, hệ số K của rừng tự nhiên và rừng trồng khi làm tròn đến 1 số lẻ thì hệ số K cho rừng tự nhiên là Ktrr1 = 1.1 còn hệ số K cho rừng trồng Ktrr2 = 0.9.
Xây dựng công thức tính hệ số K theo chức năng rừng
Tính toán hệ số K theo mục đích sử dụng rừng, có 3 nhóm là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Tuy nhiên, rừng đặc dụng thường phân bố ở những nơi cao, dốc, địa hình khó tiếp cận tương tự như rừng phòng hộ. Vì vậy, hiệu quả môi trường của rừng đặc dụng được ước lượng tương tự như rừng phòng hộ và được ghép chung thành một nhóm. Do đó, trong phạm vi dự án thí điểm này, hệ số K theo mục đích sử dụng rừng sẽ được tính theo 2 nhóm có hiệu quả môi trường khác nhau.
Các nghiên cứu đã cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả giữ nước của rừng phòng hộ và rừng sản xuất nhưng lại có sự khác biệt rất rõ trong về giá trị giữ đất của chúng. Nguyên nhân chủ yếu là do điạ hình của 2 khu vực này, rừng phòng hộ thường phân bố ở những nơi có độ dốc cao, bình quân là 28 độ. Trong khi đó, độ dốc trung bình của rừng sản xuất chỉ là 22 độ. Chính sự khác biệt đã tạo nên sự khác biệt về tiềm năng xói mòn đất ở rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Đối với rừng phòng hộ, nơi có tiềm năng xói mòn cao thì giá trị giữ đất của rừng lớn hơn so với rừng sản xuất là nơi có tiềm năng xói mòn thấp. Công thức xác định hệ số K cho rừng phòng hộ (Kmdsd 1) và rừng sản xuất (Kmdsd 2) theo hiệu quả môi trường của chúng được sử dụng là:
Kmdsd 1 = (HQ rph) / ( (HQ rph + HQ rsx)/2)
Kmdsd 2 = (HQ rsx) / ( (HQ rph + HQ rsx)/2)
Trong đó: HQ prh là hiệu quả môi trường của rừng phòng hộ
HQ rsx là hiệu quả môi trường của rừng sản xuất
Kết quả tính toán hệ số K được tổng hợp trong bảng dưới:
Bảng 3.2: Giá trị giữ đất của rừng phòng hộ và rừng sản xuất và hệ số chi
trả dịch vụ môi trường
Đại lượng
Giá trị giữ đất
Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất
Lượng tiền (đồng/ha/năm)
1867
1144
Kmdsd
1.24
0.76
Khi làm tròn đến 1 số lẻ ta có: hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường cho rừng phòng hộ, Kmdsd 1 = 1.2 còn cho rừng sản xuất Kmdsd 2 = 0.8.
Tổng hợp hệ số K chung
Hệ số chi trả dịch vụ môi trường chung được xác định bằng tích số của hệ số chi trả theo loại rừng và hệ số chi trả theo mục đích sử dụng rừng (hay chức năng của rừng), sau đó được làm tròn đến 1 số lẻ:
K = Kttr x Kmdsd
Kết quả tính toán kết hợp theo 2 tiêu chí trên đựoc cho trong bảng dưới:
Bảng 3.3: Hệ số chi trả dịch vụ MTR theo loại rừng và chức năng của rừng
TT
Mục đích sử dụng rừng
Kmdsd
Loại rừng
Kttr
Tích các hệ số
Hệ số chi trả K
1
Phòng hộ
1.2
Tự nhiên
1.1
1.32
1.3
2
Phòng hộ
1.2
Rừng trồng
0.9
1.08
1.1
3
Sản xuất
0.8
Tự nhiên
1.1
0.88
0.9
4
Sản xuất
0.8
Rừng trồng
0.9
0.72
0.7
Dựa vào bảng trên đây, sau khi tính mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng sẽ xem xét với từng khu vực khác nhau để có mức chi trả khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng rừng được chi trả.
3.1.2. Tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng
Xác định số tiền các nhà máy thuỷ điện phải chi trả cho dịch vụ môi trường theo Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định này, các nhà máy thuỷ điện tại lưu vực sông Đà là những đối tượng phải chi trả cho dịch vụ môi trường rừng, gồm có Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, nhà máy thuỷ điện Suối Sập và các công ty cấp nước thuộc huyện Mộc Châu và huyện Phù Yên. Kết quả điều tra tại các đơn vị trên được tổng kết trong bảng ở trang sau.
Số tiền thu được này được dùng để chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng mà họ nhận được từ các khu rừng đầu nguồn.
Bảng 3.4: Số tiền nhà máy thuỷ điện phải chi trả
Đối tượng phải chi trả
Đơn vị tính
Sản lượng
Đơn giá
Thành tiền
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
KWh
9.000.000.000
20
180.000.000.000
Nhà máy thuỷ điện Suối Sập
KWh
267.000.000
20
5.340.000.000
Chi nhánh cấp nước Phù Yên
m 3
350.000
40
14.000.000
Chi nhánh cấp nước Mộc Châu
m 3
325.000
40
13.000.000
Tổng cộng
185.367.000.000
Tổng số tiền thu được = 185.367.000.000 đồng
Xác định mức chi trả dịch vụ môi trường bình quân
Để xác định giá trị chi trả dịch vụ môi trường rừng cho Sơn La, trước tiên ta xác định lưu vực phòng hộ sông Đà để làm cơ sở tính toán bình quân tiền chi trả cho 1 ha rừng:
Tổng diện tích lưu vực sông Đà: 941.586 ha
Tổng số tiền thu được từ giá trị dịch vụ MTR: 185.367.000.000 đồng
Số tiền chi trả bình quân cho 1 ha rừng (P) là:
P = 0,9 x (185.367.000.000 : 941.586) = 196.866 đồng/ha
Như vậy mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng là: 196.866 đồng
Xác định mức tiền nhận được từ dịch vụ MTR của 2 huyện Mộc Châu và Phù Yên
Số tiền chi trả cho huyện Mộc Châu:
Bảng 3.5: Số tiền chi trả cho huyện Mộc Châu
Diện tích rừng
Giá bình quân
Hệ số K
Diện tích
Thành tiền
I. Rừng đặc dụng
1. Rừng tự nhiên
196866
1.3
15881.9
4064587963
2. Rừng trồng
196866
1.1
0
0
II. Rừng phòng hộ
1. Rừng tự nhiên
196866
1.3
60875.26
15579549616
2.Rừng trồng
196866
1.1
3596.44
778818432.7
III. Rừng sản xuất
1. Rừng tự nhiên
196866
0.9
4296.39
761231802.4
2. Rừng trồng
196866
0.7
628.6
86624977.32
Tổng cộng
85278.59
21270812791
Vậy số tiền huyện Mộc Châu nhận được là: 21.270.812.791 đồng
Số tiền chi trả cho huyện Phù Yên
Bảng 3.6: Số tiền chi trả cho huyện Phù Yên
Diện tích rừng
Giá bình quân
Hệ số K
Diện tích
Thành tiền
I. Rừng đặc dụng
1. Rừng tự nhiên
196866
1.3
5827
1491279637
2. Rừng trồng
196866
1.1
0
0
II. Rừng phòng hộ
1. Rừng tự nhiên
196866
1.3
38514.52
9856859343
2.Rừng trồng
196866
1.1
1345.49
291369357.8
III. Rừng sản xuất
1. Rừng tự nhiên
196866
0.9
2233.18
395673492.5
2. Rừng trồng
196866
0.7
260.17
35853039.05
Tổng cộng
48180.36
12071034869
Số tiền huyện Phù Yên nhận được là: 12.071.034.869 đồng
3.1.3. Tính toán lợi ích kinh tế của các bên tham gia
3.1.3.1. Lợi ích của những người chủ rừng
Lợi ích từ việc được chi trả cho việc cung cấp dịch vụ môi trường rừng
Đối với những người chủ rừng hay người dân sinh sống tại khu vực hai huyện thí điểm, những giá trị họ nhận được từ rừng chủ yếu là giá trị trực tiếp. Những giá trị này bao gồm giá trị về gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị dịch vụ du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng…, và thực tế thì những giá trị này là rất thấp.
Thu nhập trực tiếp của người dân từ rừng phòng hộ chủ yếu là tiền khoán bảo vệ rừng của Nhà nước, trước đây là 50.000 đồng/ha/năm và nay là 100.000 đồng/ha/năm. Thu nhập từ rừng sản xuất tuy có cao hơn những vẫn ở mức thấp, đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên mức thu nhập dao động từ 60.000 đồng đến 1.950.000 đồng/ha/năm. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy vì ở vùng sâu, vùng xa không có sự thuận lợi về giao thông thì thu nhập từ rừng tre nứa và rừng phục hồi khoảng 60.000 đồng/ha/năm; rừng nghèo là 250.000 đồng/ha/năm còn đối với những vùng có sự thuận lợi về giao thông thì mức thu nhập này cao hơn: rừng tre nứa đem lại mức thu nhập 200.000 đồng/ha/năm, rừng phục hồi là 360.000 đồng/ha/năm, rừng nghèo là 600.000 đồng/ha/năm, rừng trồng là 1.500.000 đồng/ha/năm và cuối cùng cao nhất là rừng trung bình cho mức thu nhập là 1.950.000 đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, các trạng thái rừng nghèo và rừng trung bình được trồng ở những nơi có giao thông thuận lợi chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, ít hơn 10%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111251.doc