Chuyên đề Đánh giá hiệu qủa kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng mô hình xã hội hóa công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị Trấn Quế tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 8

1. Sự cần nghiên cứu của đề tài 8

2. Mục đích của đề tài 9

3. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề 9

4. Các phương pháp nghiên cứu 9

5. Cấu trúc của đề tài 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI- MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ RÁC THẢI 10

1.1. Khái niệm công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường nói chung, công tác thu gom, phân loại, xử lý chất thải nói riêng 10

1.1.1. Xã hội hóa bảo vệ môi trường 10

1.1.2 Sự cần thiết của vấn đề xã hội hoá trong quản lý chất thải rắn 12

1.1.3. Mô hình xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay 13

1.2 Quản lý rác thải 14

1.2.1 Chất thải là gì? 14

1.2.2 Phân loại chất thải 14

1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn 17

1.2.4 Quản lý chất thải rắn 17

1.3 Đánh giá hiệu quả của mô hình 18

1.3.1 Đánh giá về hiệu qủa kinh tế 18

1.3.2 Hiệu quả về xã hội 19

1.3.3 Hiệu quả về môi trường 20

1.3.4 Hiệu quả về quản lý 20

1.4. Sử dụng CBA để đánh giá hiệu quả kinh tế 20

1.4.1. Khái niệm 20

1.4.2. Các bước cơ bản trong CBA 21

1.4.3 Các chỉ tiêu tính toán 23

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC TẠI CỤM DÂN CƯ 4 XÃ THI SƠN, NGỌC SƠN, VĂN XÁ VÀTHỊ TRẤN QUẾ- HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM 27

2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 27

2.1.1 Vị trí địa lí 27

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 27

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 30

2.2.1 Dân số và nguồn nhân lực 31

2.2.2 Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp 32

2.2.3. Nông nghiệp- thủy sản 32

2.2.4 Thương mại- dịch vụ- du lịch. 32

2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 33

2.3.1 Cấp điện 33

2.3.2 Cấp nước 33

2.3.3 Giao thông 33

2.3.4 Thông tin liên lạc 33

2.4. Hiện trạng phát sinh chất thải. 33

2.5. Mô hình xã hội hóa công tác thu gom, phân loại chất thải rắn 37

2.6 Những ưu điểm, hạn chế của mô hình 41

2.6.1. Ưu điểm 41

2.6.2. Nhược điểm 41

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI- MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH 42

3.1 Mô hình thực hiện XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải 42

3.2 Đánh giá hiệu qủa của mô hình 43

3.2.1 Hiệu qủa về kinh tế 43

3.2.2 Hiệu quả về mặt xã hội 62

3.2.3 Hiệu quả về môi trường 62

3.3 Những giải pháp nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hình 63

3.4 Đề xuất một số ý kiến 66

3.4.1 Đối với UBND các cấp 66

3.4.2 Đối với công ty môi trường đô thị 67

3.4.3 Đối với công tác tuyên truyền giáo dục 67

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2776 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu qủa kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng mô hình xã hội hóa công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị Trấn Quế tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đến chất thải rắn. Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu điệu kiện của địa bàn cụ thể ở đây là 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế, và xem xét vấn đề áp dụng mô hình XHH thu gom, phân loại và xử lý chất thải có phù hợp hay không CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC TẠI CỤM DÂN CƯ 4 XÃ THI SƠN, NGỌC SƠN, VĂN XÁ VÀTHỊ TRẤN QUẾ- HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM 2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lí Kim Bảng là huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam cách Hà Nội khoảng 60 km, phía bắc giáp các huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức tỉnh Hà Nội, phía Tây giáp huyện Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp huyện Duy Tiên và thị xã Phủ Lý phía Nam giáp huyện Thanh Liêm; gần trục quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38B. Toàn huyện có 17 xã và 2 thị trấn. Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía tây nên có địa hình đa dạng. Phía đông sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía tây sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét. Hai dòng sông chảy qua huyện Kim Bảng, sông Đáy chảy từ phía tây bắc sang phía Nam chia huyện thành 2 phần tả và hữu, sông Nhuệ chảy dọc theo hướng đông từ Bắc đến Nam. 2.1.2 Điều kiện tự nhiên Ở Kim Bảng khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 230C nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 160C và cao nhất vào tháng 7 là 290C. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.800-2.200 mm, trong đó thấp nhất là 1.300 mm và cao nhất là 4.000 mm. Bảng 1 : Nhiệt độ trung bình các tháng và năm (Đơn vị 0C) 2005 2006 2007 2008 Bình quân năm 23.6 24.2 24.0 23.2 Tháng 1 15.9 17.9 16.5 14.9 Tháng 2 17.7 18.3 21.3 13.2 Tháng 3 18.9 19.8 20.9 20.6 Tháng 4 23.3 24.7 22.8 24.2 Tháng 5 28.5 27 26.4 26.8 Tháng 6 30 29.6 29.8 28 Tháng 7 29 29.5 29.9 29.2 Tháng 8 28.4 27.6 28.5 28.5 Tháng 9 27.7 27.3 26.6 27.5 Tháng 10 25.5 26.3 24.5 26 Tháng 11 21 24.2 20.7 21.3 Tháng 12 16.8 18 20.1 17.9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2008 Bảng 2: Lượng mưa trong các tháng và năm ( Đơn vị: mm) TT Các tháng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cả năm 1707.2 1510.3 1,582.1 2138 1 Tháng 1 14.9 3.1 1.6 37 2 Tháng 2 38.7 27 59.6 14 3 Tháng 3 33.8 38.2 47.9 23 4 Tháng 4 24 23.2 51.7 34 5 Tháng 5 58.5 211.8 329.5 260 6 Tháng 6 108.5 152.3 306.9 53.0 7 Tháng 7 259.5 249.2 269.3 231 8 Tháng 8 310.9 409.9 228.9 271 9 Tháng 9 581.4 132.1 231.8 352 10 Tháng 10 26.9 75.4 285.4 323 11 Tháng 11 155.1 31.4 11.6 199 12 Tháng 12 51.2 2.1 11.8 22 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Năm năm 2008) Tàí nguyên đất: Tổng diện tích đất của huyện là 18.487,2 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 42,3%; đất lâm nghiệp 32%; đất chuyên dùng 12,5%; đất khu dân cư 3,3% và đất chưa sử dụng 9,8%. Vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley. Vùng đồi có đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu đỏ trên đá vôi. Đất vùng gò đồi còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. Bảng 3: Sử dụng đất trong khu vực dự án (Đơn vị: ha) TT Xã Đất ở Đất chuyên dùng Đất chưa sử dụng và sông, suối, núi đá Tổng diện tích đất của xã 1 Văn Xá 41,16 480,4 89,45 611,04 2 Thu sơn 68,44 113,52 11,18 706,88 3 Ngọc Sơn 34,76 130,53 67,42 613,63 4 TT Quế 24,53 61,24 26,96 229,86 Tổng 4 xã 168,89 785,69 195,01 2161,41 Nguồn: Phòng tài nguyên huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam Tài nguyên rừng: Rừng ở Kim Bảng có cây tự nhiên thưa, không tốt, mọc trên đồi, núi đá. Những năm gần đây, nhân dân đã đầu tư trồng rừng bằng các loại cây ăn quả như nhãn, na. Diện tích rừng trồng đền nay là 1.184,1 ha, diện tích rừng tự nhiên khoanh nuôi là 1.890 ha. Tàí nguyên khoáng sản: Kim Bảng có tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, cho phép khai thác và chế biến trên quy mô công nghiệp. Trữ lượng đá vôi có khoảng 162 triệu tấn, tập trung ở các mỏ Hồng Sơn và Bút Phong, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Ngoài ra, ở Tân Sơn, Thanh Sơn còn có mỏ đôlômit, trữ lượng gần 100 triệu tấn. Ở Ba Sao có vùng than bùn với diện tích 2 km2 nằm dưới lớp sét dày 0,5 - 1,5m, mỏ sét Trầm Tích trữ lượng hơn 30 triệu m3, nguồn nước khoáng lạnh và vàng cám. Nguồn nước: Nhiều xã ở Kim Bảng đã khai thác được nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt như Nhật Tân, Nhật Tựu, Văn Xá, Đồng Hóa... Ngoài ra, Kim Bảng còn có nguồn nước mặt sông Đáy rất dồi dào, đủ phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đời sống dân sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện trong những năm tới. 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội Năm 2009 huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam đạt được những chỉ tiêu về kinh tế như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): 12,39% GDP bình quân đầu người: Tổng sản lượng lương thực có hạt: 39.851 tấn, đạt 59.24% so kế hoạch năm = 97,3% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế: - Nông- lâm- thuỷ sản: 39,21%. Công nghiệp- xây dựng: 33,49%. Dịch vụ: 27,3%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng: 4,52%  Trong đó:        - Thóc: 33.811 tấn, đạt 56,2% so kế hoạch năm. Ngô: 6.041 tấn, đạt 84,4% so với kế hoạch năm. Giá trị sản xuất CN- TTCN: 227,895 tỷ đồng, đạt 51,5% kế hoạch năm, tăng 36,55% so cùng kỳ (kế hoạch năm 442,7 tỷ đồng). Giá trị hàng xuất khẩu: 15,234 tỷ đồng= 109,8% so với cùng kỳ, đạt 60,94% so với kế hoạch năm (Quy ra đô la 950 nghìn đô) Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ: 338,7 tỷ đồng = 119,5% so với cùng kỳ, đạt 57,6 % kế hoạch năm. Tổng thu ngân sách huyện quản lý: 21.724 triệu đồng, tăng 39,5% so với cùng kỳ, đạt 69,8% so với kế hoạch năm. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn: 327,5 tỷ đồng, tăng 33,3% so với cùng kỳ, đạt 53,9% kế hoạch năm.. Trong đó: Giá trị xây dựng cơ bản hoàn thành 54,8 tỷ đồng, đạt 137% so với kế hoạch năm = 218.5% so với cùng kỳ. Tổng số lao động được giải quyết việc làm: 4.309 lao động, đạt 52.5% kế hoạch năm = 101,7% so cùng kỳ. Trong đó: - Số lao động có việc làm mới: 1.126 lao động, đạt 56.3% so kế hoạch năm = 96,5% so với cùng kỳ. Xuất khẩu lao động: 231 lao động = 112,7% so với cùng kỳ, đạt 51,3% kế hoạch năm. Mức giảm tỷ lệ sinh dân số: 0,21 ‰ (kế hoạch năm 0,4 ‰). Số hộ có khả năng thoát nghèo 315 hộ (kế hoạch năm 740 hộ). Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn: 20,2% (kế hoạch năm 20%). Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 83%, (kế hoạch năm 83%). Tỷ lệ rác thải được thu gom: 80%, (kế hoạch năm 80%). 2.2.1 Dân số và nguồn nhân lực Huyện có 2 thị trấn và 17 xã trong đó có 7 xã được công nhận là miền núi. Năm 2009, dân số toàn huyện là 128.613 người, 33944 hộ, mật độ dân số trung bình là 672 người/ km2 (thống kê hàng năm 2009). Dân cư phân bố không đều giữa 2 vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Đáy. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động hịên nay là 70,4 nghìn người, chiếm 53,16% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là 52,8 nghìn người, còn lại là lao động phi nông nghiệp. Lực lượng lao động có trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp. Tỷ lệ người có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 3,05%; trung cấp: 2,52%; cao đẳng: 0,8%; đại học trở lên: 0,41% Bảng 4: Dân số năm 2009 trong vùng dự án tt Xã Dân số Số hộ Qui mô hộ % tăng dân số Hộ<2 người Hộ 3 người Hộ 4 người Hộ>4 người Hộ nghèo 1 Văn Xá 7.418 1.962 378 589 491 495 359 1,67 2 Thi Sơn 8.300 2.184 105 218 1315 546 239 0,5 3 Ngọc Sơn 5.631 1.621 120 170 890 441 291 1,1 4 TT Quế 5183 1379 236 262 463 418 201 1,25 Tổng vùng dự án 26.532 7.146 839 1239 3159 1900 1090 Toàn huyện 128.613 33.944 4.931 6420 13.254 7.648 4.675 Nguồn: Số liệu thống kê huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam 2.2.2 Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp Tốc độ phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp hàng năm ở Kim Bảng đạt từ 14-15%. Sản xuất vật liệu xây dựng là công nghiệp chủ lực, trong đó ngành xi măng có giá trị lớn nhất và cũng có tốc độ tăng nhanh nhất. Trên địa bàn hiện có 6 doanh nghiệp lớn đang khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, Kim Bảng còn có công nghiệp dệt, thêu, ren, gốm, làm gia công mây, tre đan, chế biến gỗ… 2.2.3. Nông nghiệp- thủy sản Tuy đang trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng nông nghiệp- thuỷ sản vẫn có vai trò quan trọng, liên quan đến đời sống kinh tế của hơn 70% dân số toàn huyện. Tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng từ 4-5%, trong đó giá trị sản xuất đạt 25-27 triệu đồng/ha, năng suất lúa bình quân đạt 104 tạ/ha. Cây chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp vẫn là cây lúa với sản lượng ngày càng tăng, đảm bảo bình quân lương thực hơn 500 kg/năm. Ngoài ra huyện đã chuyển một phần ruộng năng suất thấp và một số ao hồ đang sản xuất đa canh như nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp cấy lúa và trồng cây ăn quả chăn nuôi gia cầm. 2.2.4 Thương mại- dịch vụ- du lịch. Toàn huyện có 15 chợ và nhiều điểm kinh doanh thương mại với chủng tộc hàng hoá phong phú, giá cả ổn định. Huyện có nhiều điểm hiện đang thu hút khách du lịch, lễ hội, thắng cảnh như Ngũ Động Thi Sơn, chùa Bà Đanh, hát dặm Quyển Sơn, các hang động tự nhiên… Kim Bảng có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thám hiểm hang động, lễ hội … với tài nguyên du lịch tương đối độc đáo đa dạng 2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 2.3.1 Cấp điện Tất cả các xã, thị trấn ở huyện Kim Bảng đã có lưới điện quốc gia vói tỷ lệ hộ dung điện là 99,6 %. Toàn huyện có 59 trạm biến áp với tổng công suất 10.930 KVA. Trong những năm qua hệ thống lưới điện hạ thế đã được chú trọng đầu tư, cải tạo, nâng cấp, góp phần giảm tổn thất điện năng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông thôn. 2.3.2 Cấp nước Hiện nay trên địa bàn huyện có nhà máy nước Thanh Sơn cung cấp nước cho thành phố Phủ Lý và xã Thanh Sơn, Thi sơn của huyện kim bảng, ngoài ra có 8 xã trong huyện đã có trạm cung cấp nước sạch tập trung Đồng Hoá, Văn Xá, Hoàng Tây, Nhật Tựu, Nhật Tân, Liên Sơn, Lê Hồ, thị trấn Quế. Tỷ lệ số người sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện đạt trên 83%. 2.3.3 Giao thông Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện gồm mạng lươi đường bộ, đường thủ và đường sắt. Tổng chiều dài đường bộ là 825,52 km, trong đó có 42 km đường quốc lộ chia làm ba tuyến là quốc lộ 21A, 21B và 38B; 43,7 km tỉnh lộ; 23,5 km huyện lộ và 716,322 km đường giao thông nông thôn. Huyện có tuyến đường sắt chuyên dụng dài 1,5 km qua điạ bàn xã Thanh Sơn, chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu của Nhà máy xi măng Bút Sơn. Mạng lưới đường thuỷ nội địa dài 27km qua hai tuyến sông Đáy và sông Nhuệ 2.3.4 Thông tin liên lạc Mạng lưới viễn thông được trang bị hiện đại với 4 tổng đài kỹ thuật số dung lượng 4.500 số, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, chất lượng cao. Toàn huyện có 100% thôn, xóm sử dụng máy điện thoại với tỷ lệ 2,3 máy 100 dân. 100% số xã, thị trấn có đài truyền thanh cơ sở; 98% số dân được nghe đài truyền thanh bốn cấp. 2.4. Hiện trạng phát sinh chất thải. Theo xu hướng chung của thế giới nói chung và Viêt Nam nói riêng ta thấy rằng tỉ lệ tăng chất thải rắn đang tỉ lệ thuận với tỉ lệ tăng dân số. Trong khi đó số lượng quốc gia quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường là rất ít và chỉ quan tâm ở một chừng mực nào đó. Vấn đề này đặc biệt được thể hiện rõ rệt ở Việt Nam, hay cụ thể hơn là ở khu vực nông thôn, tỉ lệ phát sinh chất thải rắn ngày càng cao, cùng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao. Chính vì vậy công tác XHH thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cần phải có sự tham gia của cộng đồng. Việc vận dụng mô hình này sẽ mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế, quản lý, xã hội và môi trường. Tỉ lệ phát sinh rác được ước tính dựa vào những vùng tương tự, xấp xỉ 0,3- 0,4 kg/người/ngày, Xã Thi Sơn và thị trấn Quế có tỉ lệ phát sinh rác là 0,4kg/người/ ngày bởi vì Thi Sơn nằm dọc theo đường quốc lộ 21 do đó có nhiều cửa hàng, nhà hàng. Việc dự báo sự phát sinh rác thải dựa trên tốc độ tăng dân số của mỗi xã và thị trấn theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Kim Bảng đến năm 2020. Bảng 5: Tổng lượng rác thải phát sinh năm 2009 TT Xã Số hộ Dân số Tỷ lệ (kg/người/ngày Tổng lượng rác phát sinh kg/ngày Tấn/năm 1 Văn Xá 1.962 7.418 0,3 2.620 956,3 2 Thi Sơn 2.186 8.300 0,4 4.170 1.522 3 Ngọc Sơn 1.458 5.631 0,3 2.010 733,7 4 Thị trấn Quế 1.336 5183 0,4 2.615 956,7 Tổng 6.942 26.532 11.415 4.168,7 Nguồn: Dự án PCAD Bảng 6: Dự báo tổng lượng rác thải phát sinh trong đến năm 2020 trong khu vự dự án Năm Lượng rác thải phát sinh (kg/ngày) Xã Văn Xá Xã Thi Sơn Xã Ngọc Sơn Thị Trấn Quế Tổng 2008 2.559 4.150 1.942 2.591 11.242 2010 2.735 4.234 2.030 2.724 11.722 2015 3.961 5.426 2.858 3.623 15.867 2020 5.379 7.788 3.773 5.359 22.335 Nguồn: Dự án PCDA Biểu đồ 2.1 Nguồn: Tác giả tự xử lý Nhận xét: Theo số liệu các bảng trên ta thấy rằng khối lượng rác phát sinh trong địa bàn 4 xã ngày càng gia tăng. Từ năm 2008 đến năm 2010 mà lượng giác tăng từ 11242 đến 11722 kg/ngày tức là tăng 480 kg/ngày hay 175,200 tấn/năm. Từ năm 2010 đến năm 2020 khối lượng giác phát sinh tăng từ 11722 đến 22335 kg/ngày tức là tăng 10613 kg/ngày. Điều đó chứng tỏ rằng lượng rác thải phát sinh ra môi trường ngày càng gia tăng. Sở dĩ như vậy là do các nguyên nhân sau: Tỉ lệ dân số trên địa bàn 4 xã ngày càng có xu hướng ra tăng kéo theo tỉ lệ phát sinh chất thải ra ngoài môi trường cũng tăng lên. Đời sống nhân dân được ấm no, đầy đủ hơn, các mặt hàng tiêu dùng cũng đa dạng và phong phú hơn, số lượng tiêu dùng cũng tăng lên. Thành phần rác thải trong khu vực dự án bao gồm các chất thải vô cơ và hữu cơ. Trong đó chất thải vô cơ như giấy thải, ni lông, nhựa, cao su... chất thải hữu cơ như lá cây, rau... thành phần rác thải được thể hiện rõ trong bảng sau: Bảng 7: Thành phần rác thải tại khu vự dự án STT Thành phần rác Thành phần trung bình (% trọng lượng) 1 Rác thải hữu cơ (rau, lá cây, thực vật... ) 55,0 2 Giấy thải (có thể thu hồi) 3,6 3 Ni lông, nhựa, cao su (có thể thu hồi) 3,1 4 Thủy tinh 1,8 5 Kim loại 0,8 6 Rẻ rách, vải sợi, gỗ ( phải đốt thông thường 1,80 7 Vỏ và xương (phải chôn lấp hợp vệ sinh) 6,7 8 Gạch đá (chôn lấp ao hồ) 3,8 9 Đất, cát và các tạp chất (chôn lấp hợp vệ sinh) 23,4 10 Tổng 100,00 Nguồn: Dự án PCDA Biểu đồ 2.2 (Tác giả tự xử lý) 2.5. Mô hình xã hội hóa công tác thu gom, phân loại chất thải rắn Dự án mô hình xã hội hóa công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn tại cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế được chia làm 3 giai đoạn Giai đoạn đầu của dự án (trong thời gian khoảng 6 tháng) sẽ phổ biến tuyên truyền huấn luyện nhân dân có thói quen phân loại rác tại gia đình và hàng ngày mang ra để đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi. Dự kiến sẽ thông qua tổ dân phố, hội Phụ nữ, đoàn thanh niên, hội phụ lão để phổ biến đến từng người dân của 4 địa bàn thuộc dự án. Đồng thời duy trì và trang bị thêm các dụng cụ và thiết bị thu gom, quét rác đường phố, vận chuyển rác cho các tổ thu gom rác hiện có trên các địa bàn của dự án Giai đoạn 2 của dự án: Các đoàn thể nêu trên cùng với tổ thu gom rác trên các địa bàn dự án kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở các hộ gia đình hoặc cá nhân vứt rác không đúng nơi quy định. Các cá nhân vi phạm nhiều lấn, cần được nêu danh trên các phương tiện thông tin đại chúng, cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện tốt được biểu dương, khen thưởng. Giai đoạn tiếp theo trong suốt thời gian hoạt động dự án (50 năm): Doanh nghiệp môi trường thường xuyên kết hợp với các đoàn thể quần chúng nhân dân duy trì nề nếp thu gom và đổ rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường. Giai đoạn này chính quyền địa phương cần ban hành các chế tài phạt vi phạm môi trường đường phố, làng xóm chi tiết để ban hành và thực hiện theo luật định. Các mô hình tham gia vào quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế bao gồm: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa là đơn vị tiếp nhận và trực tiếp quản lý nhà máy xử lý rác thải, chịu trách nhiệm vận chuyển và xử lý chất thải rắn từ cụm dân cư 4 xã trên. Ngoài các phương tiện sẵn có, công ty môi trường sẽ thuê thêm xe ngoài để vận chuyển rác với chi phí thấp hơn khi công ty thực hiện vận chuyển. Tại trạm xử lý rác tập trung này chất thải rắn sẽ được công nhân ở đây phân loại triệt để và đưa vào xử lý rác. UBND huyện Kim Bảng có vai trò tổ chức, phát động những đợt tổng VSPT như là phong trào của đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,... vào các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ tết. Ở mỗi xã thuộc khu vực dự án sẽ có một tổ vệ sinh môi trường do dân ở đó đảm nhận. Nhiệm vụ của tổ là thu gom rác từ các hộ gia đình sau đó vận chuyển đến điểm đổ rác tạm thời. Các hộ gia đình không phân loại rác mà cho vào các túi rồi để ở các đầu ngõ gần nhà, từ đây đội vệ sinh môi trường sẽ đến và vận chuyển đi. Như vậy mô hình XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải ở 4 xã này cụ thể là: Quá trình thu gom: sẽ hoàn toàn do các tổ dịch vụ môi trường môi trường của xã đi thu gom vào mỗi ngày, không có sự tham gia của công ty môi trường đô thị. Quá trình phân loại rác sẽ do công ty tiếp nhận nhà máy xử lý rác chịu trách nhiệm. Quá trình vận chuyển: doanh nghiệp đảm nhận trạm xử lý rác sẽ trực tiếp vận chuyển rác về trạm xử lý phân loại để tái chế và chôn lấp, ngoài ra cũng thuê thêm xe ngoài để vận chuyển. Quá trình xử lý: Rác sẽ được xử lý tại nhà máy xử lý rác thải có công suất 20 nghìn tấn/ngày. Ngoài ra vào những ngày thứ 7, chủ nhật hay những dịp nghỉ lễ sẽ có các đợt VSPT do các hội Thanh Niên, hội Phụ Nữ, hội Cựu chiến binh... tổ chức Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hoạt động thu gom rác của mô hìnhCTR phát sinh Thu gom và chuyển đến điểm đổ tạm thời Trạm xử lý tập trung tại Thi Sơn Chất thải rắn chưa được phân loại sơ bộ từ hộ gia đình đựng trong các túi rác chuyển đến các điểm đầu ngõ gần nhà. Từ các điểm đầu ngõ này rác thải sẽ được các nhân viên tổ dịch vụ môi trường vận chuyển đến các điểm đổ rác tạm thời tại các thôn, xóm. Từ đây hàng ngày xe tải sẽ vận chuyển tiếp đến trạm xử lý rác thải tập trung đặt tại cuối xã Thi Sơn giáp với núi đá vôi. Sự phân loại triệt để sẽ được thực hiện tại trạm xử lý tập trung Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển xử lý rác thải. Thiết lập mạng lưới thu gom rác thải từ hộ gia đình Hệ thống thu gom này có thể thiết lập ở cả 4 địa bàn thuộc dự án (xã Thi Sơn, Văn Xá, Ngọc Sơn và Thị Trấn Quế). Từ hộ gia đình để riêng rác hữu cơ và vô cơ (02 túi hoặc thùng rác nhỏ). Các túi rác này hàng ngày từng hộ gia đình mang đến đầu thôn, xóm hoặc gần cụm dân cư. Các túi rác này hàng ngày sẽ được tổ dịch vụ môi trường của các xã vận chuyển đến các điểm đổ rác tạm thời. Mỗi địa điểm đổ rác tạm thời để 02 thùng rác 240 lit màu khác nhau (1 cho rau hữu cơ và một cho rác vô cơ), hoặc các bể chứa rác tạm thời. Từ các điểm đổ rác tạm thời hàng ngày xe ô tô tải của Doanh nghiệp môi trường (đơn vị tiếp nhận và vận hành trạm xử lý rác) thu gom và đưa vào trạm xử lý rác tập trung. Trong khâu thu gom, mỗi xã sẽ có một đội vệ sinh môi trường có vai trò thu gom rác, các thành viên đều là do những người dân trong xã đảm nhiệm, hoàn toàn không có sự tham gia của công ty môi trường đô thị. Vì ý thức của người dân về vấn đề phân loại rác tại nguồn chưa cao vì vậy công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh là đơn vị tiếp nhận trạm xử lý rác thải sẽ đảm nhận vai trò này. Khâu vận chuyển rác: mỗi ngày sẽ có 8 chuyến rác được chở từ địa bàn dự án đến trạm xử lý rác, trong đó có 2 chuyến sẽ do công ty đảm nhận và 6 chuyến còn lại là thuê ngoài. Rác thải sẽ được đưa đến trạm xử lý rác tại xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng để tái chế hoặc dùng các biện pháp đảm bảo để xử lý. Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI RÁC VÀ XỬ LÝ CỦA MÔ HÌNH XHH. Rác sinh hoạt (từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, khu công cộng) Chất thải hữu cơ ( rau, củ, quả, thức ăn, lá cây, cành cây) Các chất thải còn lại Chất thải tái chế (Vỏ non, thủy tinh, kim loại, giấy báo, nhựa, nilon... Chất thải còn lại (Đất, đá, tro xỉ, than, sành sứ vỡ, vỏ ốc...) Xe thu gom Bãi tập kết Thu hồi Tái sử dụng Tái chế Khu xử lý Ủ phân hữu cơ Chôn lấp hợp vệ sinh Xe vận chuyển cơ giới Xe vận chuyển cơ giới Bãi tập kết Xe thu gom 2.6 Những ưu điểm, hạn chế của mô hình 2.6.1. Ưu điểm Mô hình XHH công tác thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sau một thời gian thực hiện đã thể hiện rất nhiều ưu điểm. Huy động được mọi nguyồn lực, mọi thành phần xã hội cùng tham gia, tạo cho mọi người dân có ý thức trong việc tự bảo vệ môi trường sung quanh cũng chính là bảo vệ cho chính mình. Nhân công dùng cho công tác thu gom rác sẵn có, họ chấp nhận với một khoản lương hàng tháng không cao. Trong các đợt vệ sinh môi trường có thể huy động được số lượng các thành phần như học sinh, đoàn viên, các cựu chiến binh trong các vụ nông nhàn. Trước hết nó đã thể hiện đúng tính chất nhà nước và nhân dân cùng làm trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, góp phần tạo một môi trường xanh, sạch đẹp. Lượng rác thu được từ mô hình XHH mang lại cao, có thể tận dụng được lượng rác dùng để tái chế, dùng sản phẩm tái chế được để làm các việc khác như bón cây,... 2.6.2. Nhược điểm Do đặc điểm thực hiện dự án XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải là ở nông thôn đối tượng trực tiếp thực hiện phần lớn là nông dân, nhận thức của họ về tác hại của ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao vì vậy trong công tác tuyên truyển giáo dục y thức cộng đồng gặp nhiều khó khăn, vẫn còn hiện tượng vứt, xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định. Số lượng thành viên tham gia vào các phong trào vệ sinh còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác thu gom rác chưa được hoàn chỉnh. Đội ngũ quản lý cũng như lãnh đạo công tác XHH chưa chuyên nghiệp, còn nhiều thiếu xót. Tiểu kết chương II Trong chương II chúng ta đã nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn 4 xã trong khu vực dự án. Bên cạnh đó trong chương này cũng cho chúng ta thấy được lượng phát sinh rác thải và thực trạng áp dụng mô hình trên địa bàn là phù hợp và mang lại hiệu quả về kinh tế- xã hội- môi trường. Trong chương tiếp theo để thấy được rõ nét hiệu quả mà mô hình mang thì công việc tiếp theo đó là đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường, và từ đó rút ra kết luận, đề ra những giải pháp cũng như kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình này. CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI- MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH 3.1 Mô hình thực hiện XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải Mô hình XHH công tác công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế với sự tham gia của cộng đồng do ban quản lý dự án - Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Hà Nam trực tiếp tổ chức thực hiện, được sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch, nằm trong khuôn khổ hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo” (PCDA). Trong đó PCDA sẽ hỗ trợ các địa phương một phần kinh phí để mua sắm các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc thu gom rác: như xe đẩy, thùng rác công cộng, thùng rác dành cho các hộ gia đình, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay...Để việc xử lý rác triệt để và hiệu quả hơn, PCDA sẽ hỗ các địa phương nói trên xây dựng một trạm xử lý rác thải sinh hoạt, với công suất 20 tấn rác/ngày, trạm xử lý rác này được đặt tại xã Tân Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Khi mô hình được triển khai, chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện đến các xã đã phối hợp với các tổ chức hội Thanh niên, hội Phụ Nữ, hội cựu chiến binh... để tổ chức các đợt vệ sinh phong trào, làm vệ sinh hàng tuần vào các ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ. Bảng 8. Khối lượng rác thu gom được trong các đợt VSPT tại 4 xã năm 2009. Thời gian Khối lượng rác thu gom được (tấn) Tháng 1 67 Tháng 2 75 Tháng 3 58 Tháng 4 62 Tháng 5 80 Tháng 6 95 Tháng 7 85 Tháng 8 78 Tháng 9 62 Tháng 10 70 Tháng 11 77 Tháng 12 83 Cả năm 892 Nguồn: Phòng tài nguyên huyện Kim Bảng Trung bình 1 năm phong trào thu gom rác do các tổ chức đoàn thể tổ chức được là 900 tấn rác, đã tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước các khoản thuê nhân công thu gom, lượng rác thu gom được sẽ được phân loại, một phần được mang đi chôn lấp, một phần mang đến nhà máy xử lý chất thải rắn, tiết kiệm được khâu phân loại chất thải. Khối lượng rác thu được từ các tổ dịch vụ môi trường 4 xã năm 2009 là: 2350 tấn rác 3.2 Đánh giá hiệu qủa của mô hình 3.2.1 Hiệu qủa về kinh tế 3.2.1.1 Xác định các chi phí 3.2.1.1.1 Chi phí cho công tác xây dựng mô hình XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn Kinh phí tổ chức hội nghị tổng kết tuyên truyền: Để thực hiện mô hình XHH có kết quả tốt trước hết cần thực hiện tốt khâu tuyên truyền, giáo dục n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25673.doc
Tài liệu liên quan