Trong thời kỳ 1999-2002, ngành trồng trọt có diện tích gieo trồng và năng suất cây trồng đã tăng nhanh, có giá trị sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng 6%-6,5%/năm. Cơ cấu cây trồng và mùa vụ luôn luôn được huyện chỉ đạo theo hướng đi vào sản xuất hàng hoá.
+Về cây lương thực: Do ảnh hưởng của quá trình CNH, HĐH, một số tuyến đường giao thông đi qua huyện được cải tạo mở rộng, một số nhà máy, cơ sở sản xuất mới được xây dựng đã tác động đến tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện. Do đó diện tích trồng lúa tăng từ 10.190 ha năm 1996 lên thành 17.712 ha năm 1999, nhưng từ năm 1999 trở đi lại giảm mạnh, đến năm 2002 diện tích lúa cả năm của huyện chỉ đạt 16.973 ha, bình quân mỗi năm đã giảm 246 ha
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của quy hoạch kinh tế-xã hội huyện Thuỷ Nguyên-thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àđánh bắt ven bờ với kinh doanh tổng hợp nông ngư nghiệp, còn đánh bắt ngư trường khới xa có mức độ. Dự tính đến năm 2010 ngành hải sản của huyện sẽ đạt các mục tiêu chủ yếu: giá trị tăng thêm 70-126 tỉ đồng, xuất khẩu khoảng 2-4,5 triệu USD, đóng góp ngân sách khoảng 8-35 tỉ đồng, giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1500-1700 lao động.
Phương án II: lấy đánh bắt hải sản xa bờ là chủ yếu, còn đánh bắt ven bờ có mức độ kết hợp với phát triển tổng hợp ngư nông nghiệp. Dự tính theo phương án này đến năm 2010 Thuỷ Nguyên sẽ đạt các chỉ tiêu sau: giá trị tăng thêm khoảng 68-128 tỉ đồng, xuất khẩu đạt khoảng 3-5,5 triệu USD, nộp ngân sách khoảng 7-40 tỉ đồng và thu hút thêm được khoảng 1300-2000 lao động.
3.2. 2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
a. Phương hướng phát triển.
Triệt để tận dụng những lợi thế về nguồn nguyên liệu và cơ sở vật chất kĩ thuật và sự kết hợp giữa công nghiệp trung ương, thành phố và liên doanh với công nghiệp huyện để phát triển với cơ cấu công nghiệp chủ lực là vật liệu xây dựng (xi măng, đá xây dựng, gạch ngói, vôi, cát, sỏi... ), chế biến nông sản, thuỷ sản, sữa chữa và đóng mới tàu, thuyền, hoá chất cơ bản, chế biến thức ăn gia súc, luyện thép, lọc hoá dầu, chất dẻo.
Công nghiệp huyện tập trung khai thác đá để cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy xi măng lớn là Chinh Phong và Hải Phòng, sản xuất gạch thông thường và gạch có cường độ chịu lực cao, ngói lợp, vôi, cát xây dựng... Phát triển đúc, mộc, may mặc... đa dạng hoá mặt hàng và khuyến khích các thành phần và mở rộng liên doanh với bên ngoài. Các ngành chức năng huyện như kế hoạch - đầu tư, tài chính, ngân hàng, thương mại cần hỗ trợ vốn tìm công nghệ tiên tiến, đối tác liên doanh, nguyên liệu, vật tư thiết yếu từ bên ngoài vào và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
b. Các phương án phát triển.
Các sản phẩm được xác định là sản phẩm công nghiệp then chốt của Thuỷ Nguyên là xi măng, đá xây dựng, đất đèn, bột nhẹ, vật liệu xây dựng khác, sản phẩm tiểu thủ công nghệp, nông sản chế biến. Đồng thời phát triển công nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại, tiến tới tỉ trọng này sẽ chiếm khoảng 40% giá trị sản lượng của toàn ngành công nghiệp trở lên, nhờ đó mới góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, tạo những tiền đề quan trọng để thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện.
Trên cơ sở các phương án phát triển như trên cho từng giai đoạn cụ thể với mục tiêu đều lấy đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ làm trọng tâm. Các phương án đầu phát huy được thế mạnh của huyện. Phương án I được lựa chọn là phù hợp nhất với tình hình thực tế và sức vươn lên của huyện lúc này.
c. Phát triển những ngành công nghiệp chủ yếu.
+Phát triển mạnh công nghiệp xi măng.
+Phát triển công nghiệp đóng và sữa chữa tàu thuyền.
+Khai thác và chế biến đá.
+Sản xuất gạch, ngói, cát xây dựng.
+Chế biến nông hải sản.
+Phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp.
+Đối với khu vực nông thôn: từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng ưu tiên là sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, thủ công mỹ nghệ, đan lát, cơ khí nhỏ, sữa chữa máy móc phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp, vận tải nông thôn, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia sóc.
3.2.3. Phát triển du lịch.
Xuất phát từ vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh là 2 trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, có tiềm năng du lịch sinh thái, nhân văn, văn hoá tương đối khá nên du lịch cũng là một lợi thế của huyện. Nhưng trong điều kiện gần nội thành và khu du lịch Hạ Long (Quảng Ninh), là sự cạnh tranh gay gắt nên phải lựa chọn các loại hình du lịch thích hợp thu hút khách trên cơ sở khai thác, phát huy được tiềm năng về du lịch như du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá, tham quan các hang động, di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng, du lịch câu cá, leo núi, cắm trại, đua thuyền, tìm hiểu các làng nghề thủ công truyền thống, du lịch lễ hội, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần... làm cho các loại hình du lịch sôi động, hấp dẫn. Hình thành các cụm, tuyến du lịch Bắc Thuỷ Nguyên, Tràng Kềnh, du lịch tham quan hang động, rừng ngập mặn, đua thuyền, leo núi... cụm hồ sông Giá du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cắm trại, chơi golf, câu cá, đua thuyền, bơi lội. Cụm Núi Đèo có điều kiện giao thông thuận lợi phát triển loại hình du lịch thể thao giải trí, biểu diễn nghệ thuật. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với du lịch thành phố và mở rộng liên doanh, liên kết với bên ngoài để phát triển và lựa chọn những điểm du lịch.
3.3. Phương hướng phát triển các lĩnh vực khác.
3.3.1.Phương hướng phát triển văn hoá- xã hội.
Hướng phát triển là phát huy triệt để vốn văn hoá truyền thống, bảo tồn những di tích lịch sử đã được sếp hạng để đưa dần vào phát triển kinh tế. Ngăn chặn các hoạt động văn hoá thiêu lành mạnh, đồi truỵ, xây dựng gia đình văn hoá mới… Trong quy hoạch phát triển các khu dân cư mới phải chú ý phát triển các dịch vụ công cộng, hình thành trung tâm kinh tế –kĩ thuật-văn hoá-xã hội theo cụm xã. Đồng thời tăng thêm phương tiện sinh hoạt văn hoá nghệ thuật cho nhà văn hoá huyện, xã làm hạt nhân cho phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, tạo môi trường văn hoá lành mạnh trên phạm vi toàn huyện. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho những người có công và người già cô đơn…
3.3.2. Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng chủ yếu.
Về mạng lưới giao thông: Trong những năm tới mở rộng thêm 12 km đường liên xã còn hẹp, cứng hoá mặt đường liên huyện, liên xã, liên thôn bằng rải nhựa, hay lát bê tôn. Mở rộng bến xe ở thị trấn Minh Đức, Núi Đèo, khu vực Quảng Thanh, bến Bính và Phà Rừng. Về đường thuỷ, nạo vét luồng lạch, xây dựng bến bãi, cầu cảng để vận chuyển hàng hoá. Tăng thêm phương tiện vận tải thuỷ và công cộng, đa dạng hoá loại hình vận tải, các phương tiện vận tải để tăng năng lực lưu thông hàng hoá, hành khách trong và ngoài huyện.
Về bưu điện: để đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh, kịp thời, chính xác và nâng cao dân trí ở mức cao hơn hiện nay thì mạng lưới bưu điện hiện có cần phải đầu tư thêm để phát triển.
Về mạng lưới cấp điện: để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân phải tập trung sữa chữa, thay thế những trạm hạ áp và cải tạo lưới cấp điện cùng với phát triển, thêm trạm và lưới cấp điện mới, bảo đảm việc cung cấp điện được thường xuyên cho sản xuất và đời sống. Theo phương châm nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng góp vốn xây dựng phát triển lưới điện.
Hệ thống thuỷ lợi và cấp nước: trong những năm tới nhu cầu về nước cho sản xuất và sinh hoạt sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó cần sớm xây dựng nhà máy nước sông Giá để cung cấp nước sạch cho khu vực thị trấn Núi Đèo và Minh Đức. Trong những năm tới cần tiếp tục hoàn chỉnh các công trình đầu mối (hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu) hệ thống dẫn nước. Đầu tư sửa chữa những công trình đang bị hư hỏng nặng, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm và khai thác bừa bãi. Khai thác hợp lý nước theo mùa. Đảm bảo đủ nước tưới ở mức cao nhất cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp, các ngành khác, đủ lượng nước cho sinh hoạt của nhân dân.
3.4. Phát triển đô thị và phân chia thành các tiểu vùng.
3.4.1. Phát triển đô thị.
Theo quy hoạch phát triển của thành phố Hải Phòng đến năm 2010, khu vực nội thành sẽ được mở rộng ra một số huyện ngoại thành để hình thành một số quận mới. Trong đó Thuỷ Nguyên có khu đô thị Bắc sông Cấm thuộc lãnh thổ hai xã Lâm Động và Hoa Động. Đồng thời khu công nghiệp Minh Đức, thị trấn Minh Đức hiện nay sẽ phát triển thành đô thị cấp thị xã. Thị trấn Núi Đèo cũng sẽ phát triển lớn hơn quy mô hiện nay để thực sự là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ-hành chính của huyện.
Bên cạnh đó, sẽ phát triển các đô thị cấp tiểu vùng ở khu vực Kỳ Sơn, Lưu Kiếm, Quảng Thanh, Thiên Hương và Ngũ Lão cùng các trung tâm cụm xã cũng được phát triển thành hạt nhân, nơi trao đổi mua bán hàng hoá, sản phẩm, nơi thưởng thức văn hoá nghệ thuật, thể thao nông thôn. Đến năm 2010 trục Bến Bính qua thị trấn Bến Bính qua thị trấn Núi Đèo đến Phà Rừng sẽ hình thành một trục dân cư đô thị dông đúc sầm uất và có thể coi đây là hình thức phát triển đô thị theo dải. Cầu cứng bắc qua sông Cấm nôi khu đô thị mới Bắc sông Cấm thuộc Thuỷ Nguyên với nội thành qua quốc lộ 10 ra Tràng Bạch-Mạo Khê gặp đường quốc lộ 18 cũng sẽ hình thành trục dân cư đô thị.
3.4.2. Phân chia lãnh thổ để chỉ đạo phát triển.
Căn cứ vào điều kiện đất đai, khí hậu, tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất phân chia để chỉ đạo sản xuất nh sau:
Tiểu vùng I gồm 6 xã Gia Minh, Minh Đức, Minh Tân, Lưu Kiếm, Liên Khê và Minh Đức, trung tâm tiểu vùng tại Lưu Kiếm. Cơ cấu sản xuất: lương thực, cây ăn quả, thuỷ sản, vật liệu xây dựng và dịch vụ…
Tiểu vùng II: gồm 7 xã là Lai xuân, An Sơn, Kỳ Sơn, Phủ Ninh, Quảng Thanh, Chính Mỹ, Hợp Thành, trung tâm tiểu vùng tại Quảng Thanh. Cơ cấu sản xuất: lương thực, thực phẩm , cây ăn quả, vật liệu xây dựng và dịch vụ.
Tiểu vùng III gồm 15 xã : Cao Nhân, Mỹ Đồng, Kiền Bái, Thiên Hương, Thuỷ Sơn, Đông Sơn, Kênh Giang, Hoàng Động, Hoa Động, Lâm Động, Tân Dương, Dương Quan, Hoà Bình, Thuỷ Đường, Núi Đèo. Cơ cấu sản xuất: lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Tiểu vùng IV gồm 8 xã : Trung Hà, Thuỷ Triều, Ngũ Lão, Tam Hưng, Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, An Lư. Cơ cấu: lương thực, thuỷ hải sản, chăn nuôi và dịch vụ.
IV. Đánh giá việc thực hiện theo mô hình quy hoạch kinh tế-xã hội trong giai đoạn 1996-2003.
Sau một thời gian thực hiện phát triển kinh tế-xã hội theo quy hoạch Thuỷ Nguyên đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần khắc phục, điều chỉnh để có thể tiếp tục thu được nhiều thành tựu trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể:
4.1. Những thành tựu đạt được và chưa được.
4.1.1. Tốc độ tăng trưởng.
Theo quy hoạch được duyệt năm 1996 , mục tiêu về tăng trưởng của các kỳ quy hoạch là :
+1996 - 2000: 11%
+2001 - 2005: 14,5%
+ 2006 - 2010: 15,5%
Trong 5 năm qua từ 1996 - 2000 mặc dù Thuỷ Nguyên đã cố gắng rất nhiều song nền kinh tế của huyện mới chỉ đạt tốc độ tăng trưởng là 8,8%/năm, so với mục tiêu đưa ra trước đây của quy hoạch mới chỉ đạt 80%.
Giai đoạn 2001 - 2005 theo quy hoạch thì tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 14,5%, so với tình hình thực tế thì đây là mục tiêu quá cao, trong 2 năm 2001 và 2002 nền kinh tế của huyện tăng bình quân trên 11,0%/năm.
Như vậy mục tiêu về dự báo nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện đến năm 2010 đạt 16% là chưa sát thực vì vậy cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm cũng như thành phố Hải Phòng.
4.1.2. Về cơ cấu kinh tế.
Theo phương án được chọn trong quy hoạch trước đây thì cơ cấu kinh tế của Thuỷ Nguyên trong các kỳ quy hoạch được xác định nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là:
Đến năm 2000: 44,7% - 18,1% - 37,2%.
Đến năm 2005: 21,4% - 38,6% - 40%.
Đến năm 2010: 18% - 34,9% - 48,1%.
Qua 5 năm thực hiện, mặc dù đã có những cố gắng lớn nhưng mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu quy hoạch đề ra là huyện không thể đạt được. Đến năm 2000, cơ cấu kinh tế của huyện mới đạt: nông nghiệp 56,1%, công nghiệp - xây dựng 14,8%, dịch vụ 24,1%. Đến năm 2002 cơ cấu kinh tế của huyện là : nông nghiệp 47,9%, công nghiệp - xây dựng 26,4%,dịch vụ 25,7%. Chính vì vậy nhất thiết phải có sự điều chỉnh để hoà với xu thế và đặc điểm phát triển chung của huyện trong thời kỳ tới.
4.2. Nguyên nhân của những hạn chế.
Sau một thời gian thực hiện mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng huyện đã không đạt được những mục tiêu như đã đề ra trong dự án quy hoạch kinh tế-xã hội giai đoạn 1996-2010, vì vậy cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung để có thể thực hiện tốt trong giai đoạn tiếp theo. Nguyên nhân của những hạn chế đó là.
Ngân sách địa phương còn hạn hẹp, khả năng tự đầu tư còn hạn chế còn đầu tư nước ngoài vào Thuỷ Nguyên còn chưa nhiều nên nhu cầu về vốn đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội không được đáp ứng đủ.
Quy hoạch kinh tế-xã hội đã không tính đến yếu tố môi trường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những hạn chế.
Những mục tiêu đặt ra chưa phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của huyện.
Các hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện chưa được thực hiện hoàn toàn theo quy hoạch.
V. Mô hình quy hoạch kinh tế-xã hội giai đoạn 2003-2010 sau khi đã có sự rà soát, điều chỉnh.
5.1. Những hạn chế cần khắc phục.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển của Thuỷ Nguyên trong giai đoạn đầu thực hiện quy hoạch và xác định lại các yếu tố ảnh hưởng, các khó khăn tồn tại trong thời gian qua và các thách thức trong thời gian tới cần tiến hành điều chỉnh lại các mục tiêu phát triển của huyện đến năm 2010 trên cơ sở đó định hướng phát triển cụ thể cho các ngành, các lĩnh vực trong thời kỳ từ nay đến năm 2010. Những hạn chế của mô hình đề ra ban đầu cần khắc phục:
Mục tiêu về nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện đến cho giai đoạn 2001-2005 là 14,5% và cho giai đoạn 2006-2010 là 15,5% là chưa sát thực nên cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình chung và thực tế.
Mục tiêu của quy hoạch về cơ cấu kinh tế (nông nghiệp-công nghiệp-cịch vụ) đến năm 2005 là 21,4%-38,6%-40% và đến năm 2010 là 18%-34,9%-48,1% là chưa hợp lý cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Trên cơ sở điều chỉnh trên điểu chỉnh mục tiêu cho các ngành các lĩnh vực cụ thể.
5.2. Mô hình bổ sung.
5.2.1. Điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch đến năm 2010.
Tập trung khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng thế mạnh để phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội. Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt bình quân 11,5 - 12,0%/năm của thời kỳ 2003 - 2010, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, văn hoá xã hội phát triển mạnh, quốc phòng vững chắc, hệ thống chính trị vững mạnh, phấn đấu đến năm 2010 trên toàn huyện không còn hộ nghèo.
Cụ thể, phấn đấu để nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân của cả thời kỳ 2003 - 2010 đạt 11,85%/năm. Trong đó:
Giai đoạn 2003 - 2005 đạt tốc độ tăng 11%/năm với cơ cấu kinh tế đến năm 2005 là: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp theo tỷ lệ tương ứng là
32,2%-27,3%-40,5%.
Giai đoạn 2006 - 2010 nhịp độ tăng GDP đạt 12,3%/năm với cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp theo tỷ lệ tương ứng là 39% - 34%- 27%.
5.2.2. Phương án phát triển.
Dựa trên các cơ sở:
Từ việc xem xét những bước phát triển đã qua, những cơ hội, lợi thế, những tiềm năng và thách thức đối với Thuỷ Nguyên trong giai đoạn tới.
Xuất phát từ các mục tiêu cần đạt tới của thành phố Hải Phòng và của huyện Thuỷ Nguyên.
Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hải Phòng đã được điều chỉnh và nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thư XXI.
Theo dự báo về dân số huyện đến năm 2010.
Tập trung đầu tư khai thác tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ-du lịch.
Phương án phát triển được lựa chọn là:
Dự báo cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP
Chỉ tiêu
Cơ cấu
Tốc độ tăng trưởng
2002
2005
2010
2003/2010
(%)
2006/2010
(%)
2003/2010
(%)
Tổng GDP
100
100
100
11,05
12,33
11,85
-Nông lâm ngư
47,9
40,5
27
5,01
5,58
4,11
-Công nghiệp xây dựng
26,4
32,2
39
18,65
16,71
17,44
-Dịch vô
25,7
27,3
34
13,31
17,37
15,83
Nguồn : Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng
CHƯƠNG III
ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MỘI TRƯỜNG CỦA QUY HOẠCH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THUỶ NGUYÊN
I. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường sau một thời gian thực hiện dự án tính đến năm 2003.
1.1. Hiệu quả về mặt kinh tế.
1.1.1. Tình hình nên kinh tế huyện nói chung sau 5 năm thực hiện quy hoạch.
a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong những năm qua huyện Thuỷ Nguyên đã đạt được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực khác nhau trong quá trình phát triển KTXH của huyện. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 8%/năm. Các ngành kinh tế phát triển theo chiểu hướng tích cực. Tuy nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, huyện đã tập trung phát triển mạnh công nghiệp và các ngành dịch vụ khác. Cụ thể:
Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện năm 1998 là 271,6 tỷ đồng, đến năm 2002 đạt 329,8tỷ đồng và riêng 6 tháng đầu năm 2003 đã đạt 189,5 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 116 tỷ năm 1999, đến năm 2020 đạt 176,9 tỷ đồng .
Ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng lớn nhất, năm 1999 mới đạt 91 tỷ đồng thì đến năm 2002 đạt 182 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 1999.
Về cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đã chuyển biến theo hướng tích cực.
Cơ cấu kinh tế huyện Thuỷ Nguyên thời kỳ 1999 - 2002
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Tổng GDP
- Nông - lâm - ngư nghiệp
- Công nghiệp - xây dựng
- Dịch vụ
100
57,5
18,7
23,8
100
56,1
19,8
24,1
100
53,1
22,6
24,3
100
47,9
26,4
25,7
Nguồn: niên gián thống kê Thuỷ Nguyên 2002
Cùng với việc phát triển nông nghiệp huyện đã chú trọng phát triển dịch vụ và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. So với cơ cấu kinh tế năm 1996 là nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ lần lượt là 52,1 - 16,2 - 31,7, cơ cấu kinh tế từ 1999 - 2002 nhìn chung có thể thấy đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp ( 57,5% - 56,1% - 53,1% - 47,9%) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp ( 18,7% - 19,8% - 22,6% - 26,4%) và dịch vụ (23,8 - 24,1- 24,3 - 25,7), nhưng còn khá chậm. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu nội bộ từng ngành cũng thay đổi nhưng còn chậm.
b. Thu chi ngân sách và đầu tư phát triển
Tình hình thu chi ngân sách thời kỳ 1999 - 2002
( đ.v: triệu đồng )
Chi tiêu
1999
2000
2001
2002
Tổng thu ngân sách
14.962
21.440
38.556
41.038
_ Thu trên địa bàn
9.289
10.642
2.939
3.483
_ Thu trợ cấp tự NS cấp trên
5.643
10.794
33.919
37.539
_ Thu khác
27
0
0
_ Thu kết dư
2
4
1.707
16
2. Tổng chi ngân sách
9.296
11.951
38.549
41.028
_ Chi sự nghiệp kinh tế
2.442
2.157
3.793
1.884
_ Chi sự nghiệp giao dục
1.268
1.673
21.432
24.261
_ Chi quản lý hành chính.
2.884
3.081
4.009
4.521
_ Chi ngân sách xã.
2.305
3.884
5.089
6.784
Nguồn: niên gián thống kê Thuỷ Nguyên 2002
Tổng thu ngân sách của huyện đã tăng dần từ 1999 - 2002, năm 2002 là 54.493 triệu đồng ( bao gồm cả công trợ), gấp 1,4 lầ so với năm 1999. Nguồn thu trên địa bàn huyện năm 2000 tăng so với 1999, nhưng sang đến 2001, 2002 lại giảm dần. So với tổng thu ngân sách hàng năm, nguồn thu trên địa bàn huyện từ 1999 - 2002 lần lượt là: 62,08% - 49,63% - 7,62% - 8,48%, trong khi thu trợ cấp từ NS cấp trêm chiếm lần lượt là 37,71% - 50,34% - 87,95% - 91,47% so với tổng thu ngân sách hàng năm. Như vậy, tổng thu ngân sách của huyện hàng năm tính đến 2002 vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên, nguồn thu trên địa bàn huyện còn Ýt.
Về chi ngân sách của huyện tập trung chủ yếu vào chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp quản lý hành chính và đặc biệt là chi cho ngân sách xã. Chi cho sự nghiệp giáo dục ngày càng tăng và tăng mạnh trong những năm 2001, 2002 ( từ 13,6% năm 1999, 13,99% năm 2000 so với
tổng chi ngân sách đến năm 2001 và 2002 đã chiếm lần lượt là 55,6% và 59,1% tổng chi ), cho thấy sự quan tâm đến giáo dục của huyện ngày càng
nhiều. Bên cạnh đó chi cho ngân sách xã luôn đạt trên 20% tổng chi ngân sách. Chi cho sự nghiệp kinh tế Svẫn còn khá thấp 1999 là 2.442 triệu, chiếm 26,27% tổng chi ngân sách, năm 2000 là 2.157 triệu chiếm 18, 5%, năm 2001 là 3.793 triệu chiếm 9,84%, năm 2002 là 1.884 triệu chiếm 4,6%.
Về tích luỹ đầu tư phát triển: trong những năm qua vấn đề đầu tư phát triển mở rộng sản xuất đã được huyện chú trọng, nhưng tỷ lệ đầu tư từ GDP còn thấp do nền kinh tế còn chưa mạnh, đời sống còn khó khăn. Huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất. Những năm qua vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Thuỷ Nguyên không ngừng tăng nhanh, năm 2002 chỉ riêng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện của dân cư và tư nhân đã đạt 202 tỷ đồng, trong đó phần thiết bị đạt 81 tỷ đồng. Tuy nhiên nhu cầu về vốn đầu tư phát triển của huyện còn thiếu rất nhiều.
1.1.2. Tình hình phát triển của các ngành, các lĩnh vực nói riêng.
a. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp (nông nghiệp)
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện, năm 2002 giá trị sản xuất nông nghiệp gấp 1,2 lần so với năm 1999.
Tổng GDP của nông - lâm - ngư nghiệp tăng dần qua các năm và ngày càng cao hơn, cho thấy sự phát triển của các ngành này trong những năm qua. Trong nông nghiệp, GDP của cả trồng trọt và chăn nuôi đều tăng từ 1999 - 2002, GDP từ trồng trọt vẫn lớn hơn chăn nuôi rất nhiều (năm 1999 gấp 2,6 lần, năm 2000 gấp 2,6 lần, năm 2001 gấp 3,5 lần.
Giá trị GDP ngành nông nghiệp thời kỳ 1999 - 2002
( giá cố định năm 1994 )
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Tổng GDP nông, lâm, thuỷ sản
134.564
144.000
150.181
A. Ngành nông nghiệp
101.085
108.010
112.184
1. Ngành trồng trọt
72.035
76.927
78.101
- Cây lương thực
55.650
55.218
55.435
_ Cây thực phẩm
4.158
4.983
5.058
_ Cây ăn quả
4.364
6.819
7.863
_ Cây công nghiệp
4.744
6.223
6.482
_ Cây khác
573
978
531
2. Ngành chăn nuôi
27.148
29.041
31.798
3. Dịch vụ nông nghiệp
1.902
2.042
2.285
B. Ngành lâm nghiệp
3.611
4.097
4.295
C. Ngành thuỷ sản
29.868
31.893
33.702
Nguồn: niên gián thống kê Thuỷ Nguyên 2002
Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của Thuỷ Nguyên trong những năm qua đã có những bước phát triển tích cực, đến năm 2002 ngành nông nghiệp đóng góp khoảng 47,9% giá trị các ngành kinh tế của toàn huyện, cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành chăn nuôi đã được nâng lên trong từng năm, tuy nhiên còn rất chậm. Bên cạnh đó là một huyện nông nghiệp chủ yếu là thâm canh lúa trình độ đa dạng hoá còn thấp, sản phẩm hàng hoá Ýt, tập quán canh tác đổi mới còn chậm. Tài nguyên đất đai, khí hậu chưa được khai thác hợp lý để phát triển sản xuất nông nghiệp. Quan hệ sản xuất chưa ổn định, các HTX đã chuyển đổi theo luật nhưng hoạt động chưa có hiệu quả.
Hoạt động dịch vụ nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc đáp ứng yêu cầu của ngành nhưng hoạt động này vẫn chưa đủ mạnh để
đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Về tiêu thụ sản phẩm, hiện nay trên địa bàn huyện chưa có những đầu mối lớn để là dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết sản phẩm của ngành đều do người sản xuất tự đứng ra tiêu thụ trên địa bàn hoặc vùng lân cận. Huyện chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp.
Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu, chưa đảm bảo duy trì và từng bước nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Chưa có giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của thiên tai đối với sản xuất.
Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 1999 - 2002
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Tổng sè
100
100
100
100
1. Trồng trọt
71,04
67,02
64,87
58,53
Cây lương thực (so với trồng trọt)
88,4
82,7
80,4
80,59
Cây thực phẩm (so với trồng trọt)
7,9
8,7
9,4
9,39
Cây công nghiệp-cây ăn quả-cây dược liệu ( so với trồng trọt )
2,9
7,1
8,3
7,92
Các cây khác
0,7
1,6
1,9
2,09
2. Ngành chăn nuôi
25,49
28,98
31,24
37,79
Chăn nuôi gia sóc ( so với chăn nuôi)
83,7
84,2
84,1
87,35
Chăn nuôi gia cầm (so với chăn nuôi)
14,5
14,3
14,5
1,17
Chăn nuôi khác ( so với chăn nuôi )
1,8
1,5
1,4
0,95
3. Dịch vụ
3,47
4,00
3,88
3,67
Nguồn : niên gián thống kê Thuỷ Nguyên 2002
Qua bảng trên cho thấy, cơ cấu trong nông nghiệp, từ 1999 - 2002 cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ, nhưng sự chuyển dịch này còn diễn ra rất chậm. Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mục tiêu đề ra của quy hoạch là phấn đâu đến năm 2000 cơ cấu nông nghiệp là 50%trồng trọt, 50% chăn nuôi đã không đạt được và khó có thể đạt được mục tiêu đến 2005, 2010 cơ cấu này là 45%, 55% và 40%, 60%
Ngành trồng trọt.
Trong thời kỳ 1999-2002, ngành trồng trọt có diện tích gieo trồng và năng suất cây trồng đã tăng nhanh, có giá trị sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng 6%-6,5%/năm. Cơ cấu cây trồng và mùa vụ luôn luôn được huyện chỉ đạo theo hướng đi vào sản xuất hàng hoá.
+Về cây lương thực: Do ảnh hưởng của quá trình CNH, HĐH, một số tuyến đường giao thông đi qua huyện được cải tạo mở rộng, một số nhà máy, cơ sở sản xuất mới được xây dựng đã tác động đến tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện. Do đó diện tích trồng lúa tăng từ 10.190 ha năm 1996 lên thành 17.712 ha năm 1999, nhưng từ năm 1999 trở đi lại giảm mạnh, đến năm 2002 diện tích lúa cả năm của huyện chỉ đạt 16.973 ha, bình quân mỗi năm đã giảm 246 ha.
Nhìn chung cơ cấu giống lúa đã thay đổi qua mỗi vụ sản xuất và ngày càng phù hợp hơn với điềsu kiện tự nhiên của huyện. Sản lượng lúa và năng suất bình quân đã tăng nhiều.
Năng suất lúa bình quân thời kỳ 1999 - 2002
Đơn vị: tạ/ha
Chỉ tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mt22.doc