Chuyên đề Đánh giá hiệu quả mô hình: Thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh - Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 6

2. Mục đích nghiên cứu: 7

3. Đối tượng nghiên cứu: 7

4. Phạm vi nghiên cứu 7

5. Phương pháp nghiên cứu 7

CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN 12

I. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI: 12

1. Chất thải 12

1.1. Khái niệm chất thải: 12

1.2. Các thuộc tính của chất thải. 13

2. Rác thải sinh hoạt. 14

2.1. Khái niệm 14

2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt 15

2.2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt 15

2.2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt ở Hà Nội 15

II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 19

1. Kinh nghiệm của Nhật Bản 19

2. Kinh nghiệm của Thái Lan 21

III. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 21

IV. CÁC CHỈ TIÊU CHO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN 22

1. Các chỉ tiêu tài chính 22

2. Các chỉ tiêu môi trường 23

3. Chỉ tiêu xã hội. 23

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở PHƯỜNG PHAN CHU TRINH 25

I. SƠ LƯỢC VỀ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ PHƯỜNG PHAN CHU TRINH. 25

1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phường Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - HN. 25

2. Phát sinh và thu gom rác thải tại phường Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - HN 26

3. Một số tồn tại trong công tác thu gom chất thải ở phường Phan Chu Trinh. 27

4. Phương thức vận chuyển. 27

II. MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN Ở PHƯỜNG PHAN CHU TRINH - QUẬN HOÀN KIẾM 28

1. Lý do chọn phường Phan Chu Trinh làm dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn: 28

2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội 28

3. Mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn phường Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. 29

3.1. Tổng quan và mục tiêu của dự án 3R - HN 29

3.2. Hệ thống thu gom 30

3.2.1. Phân loại rác thải tại hộ gia đình: 31

3.2.2. Vị trí điểm thu gom 33

3.2.3. Thời gian và ngày thu gom 33

3.3. Công tác duy trì vệ sinh trên địa bàn phường 33

3.3.1. Duy trì vệ sinh các điểm thu gom tập kết 33

3.3.2. Duy trì vệ sinh đường phố trên địa bàn 33

3.4. Biện pháp tổ chức triển khai. 34

III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở PHƯỜNG PHAN CHU TRINH, QUẬN HOÀN KIẾM - HÀ NỘI 37

1. Những thuận lợi: 37

2. Những khó khăn 38

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở PHƯỜNG PHAN CHU TRINH

QUẬN HOÀN KIẾM - HÀ NỘI 39

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ DỰ ÁN 39

1. Đánh giá kết quả thử nghiệm mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh 39

1.1. Điều tra thực tế từ người dân 40

1.2. Điều tra thực tế từ những công nhân thu gom rác 47

2. Ưu điểm của mô hình 49

3. Nhược điểm của mô hình: 50

II. THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN - PHƯỜNG PHAN CHU TRINH - QUẬN HOÀN KIẾM - HÀ NỘI 50

1. Các chi phí - lợi ích 50

1.1. Các chi phí khi chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn. 50

1.2. Sự thay đổi chi phí - lợi ích hàng năm khi phân loại rác tại nguồn 53

1.2.1. Chi phí hàng năm tăng: 53

1.2.2. Lợi ích tăng hàng năm 56

2. Đánh giá hiệu quả mô hình dựa trên quan điểm tài chính .61

3. Đánh giá hiệu quả mô hình dựa trên quan điểm kinh tế 63

CHƯƠNG IV: KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI NHÂN RỘNG MÔ HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI 66

1. Những thuận lợi 66

2. Những khó khăn 67

3. Những giải pháp thực hiện 67

KẾT LUẬN 69

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả mô hình: Thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh - Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huôn khô của dự án, có 4 vùng thí điểm tại 4 Quận nội thành được lựa chọn để tiến hành thực hiện dự án thí điểm. Phan Chu Trinh là một trong 4 Phường được lựa chọn và là khu vực được thực hiện đầu tiên. Trong suốt thời gian lựa chọn khu vực dự án thí điểm, ban quản lý dự án của URENCO Hà Nội và đoàn chuyên gia JiCA đã xem xét một số Phường của Quận Hoàn Kiếm nhưng Phan Chu Trinh là Phường được lựa chọn vì những lý do sau: - Người dân Phường Phan Chu Trinh đã từng thực hiện phân loại rác tại nguồn hơn 3 năm. Đây là một trong những lợi thế để tiến hành dự án thí điểm trong phường bởi người dân trong phường này đã có những hiểu biết và những kiến thức cơ bản về phân loại rác tại nguồn do đó sẽ thuận lợi hơn trong việc khuyến khích và tuyên truyền người dân tham gia vào dự án này. - Nhận thức của người dân trong phường nói chung và nhận thức về các vấn đề môi trường tại địa bàn là khá tốt. - Hệ thống đường phố trong phường đơn giản, hầu hết là đường phố chính mà xe ôtô tải có thể lưu thông được. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng bởi vì xe tải thu gom rác sẽ là phương tiện chính được sử dụng trong việc thu gom trực tiếp rác từ các điểm đổ rác của người dân trong hệ thống thu gom mới này. 2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội Phường Phan Chu Trinh nằm trên địa bàn, quận Hoàn Kiếm với diện tích 0,406km2, với 1836 hộ dân và dân số là 7 986 người, phân bố trên 30 tổ dân phố. Các tuyến phố chính: trên địa bàn phường, có 12 tuyến phố chính tương ứng với khoảng 7km chiều dài, lòng đường rộng dao động từ 6m đến 16m, rộng vỉa hè từ 2m đến 8m. Phường có 6 trường học, có 2 chợ, 1 bến xe, 4 bệnh viện, 12 khu tập thể cao tầng, 1 công viên. 3. Mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn phường Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. 3.1. Tổng quan và mục tiêu của dự án 3R - HN 3.1.1. Tổng quan về dự án 3R -HN Dự án 3R-HN là dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm xây dựng một hệ thống 3R - HN cân đối thông qua việc phân loại rác thải tai nguồn trên toàn thành phố Hà Nội. 3R là gì? Reduce - giảm thiểu: giảm thiểu lượng rác thải qua việc thay đổi lối sống thói quen sử dụng, cải tiến quy trình sản xuất mua bán sạch. Reuse - Tái sử dụng: Dùng lại các vật dụng hoặc một bộ phận nào đó mà vẫn có thể sử dụng tiếp cho cùng mục đích hay mục đích khác. Recycle - Tái chế: Dùng rác thải làm nguyên liệu sản xuất các vật chất có ích khác. 3.1.2. Mục tiêu của mô hình dự án 3R-HN thí điểm tại phường Phan Chu Trinh Mục tiêu của dự án là để góp phần phát triển một chu trình vật chất hợp lý tức dự án thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội để góp phần phát triển xã hội bền vững. Mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ởn phường Phan Chu Trinh là mô hình thí điểm, từ kết quả thu được sẽ là cơ sở để ra quyết định cho việc nhân rộng mô hình trên toàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu của mô hình phân loại rác tại nguồn là nhằm phát triển một hệ thống quản lý chất thải đồng bộ và hiệu quả trong địa bàn nhằm duy trì một môi trường trong sạch bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, cải thệin chất lượng cuộc sống người dân nhằm hướng tới một xã hội phát triển bền vững: 1. Mục tiêu về môi trường: tăng tỷ lệ thu gom rác thải lên 100% vào năm 2010. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 60% rác thải sẽ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, 10% bằng phương pháp thiêu đốt (trong đó 5% là rác thải y tế và 5% là rác thải công nghiệp) và 10% sẽ được sử dụng để làm phân hữu cơ. Đạt được mục tiêu giảm thiểu 30% lượng rác thải. Giảm thiểu các tác động đến môi trường nước, đất và không khí để đảm bảo môi trường xanh sạch và cảnh quan hài hòa của khu vực rác thải nhằm bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng dân cư xung quanh và có các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ người công nhân lao động trực tiếp phải đối mặt với rác thải. 2. Mục tiêu xã hội: nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và khu vực tư nhân tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường Tăng cường việc sử dụng và mở rộng thị trường cho sản phẩm phân hữu cơ được chế biến từ rác thải được phân loại tại nguồn. Xây dựng hoàn thệin hệ thống pháp luật liên quan đến xử lý chất thải rắn tại Hà Nội. 3.2. Hệ thống thu gom Bảng 2.3. Hệ thống thu gom rác thải ở Phường Phan Chu Trinh Đối tượng Phương án thu gom 1 Hộ gia đình, hộ kinh doanh không ký hợp đồng Mặt đường lớn Đặt thùng thu gom 240 lít theo giờ cố định, xe tải thu trực tiếp tại điểm đặt Trong ngõ Đặt thùng thu gom 240 lít theo giờ cố định, công nhân kéo thùng ra tới điểm cẩu tại các đường lớn 2 Chung cư cao tầng kiểm mới có hệ thống đổ rác chung Các hộ dân trong khu phân loại rác tại nguồn vào 2 túi nilon, túi màu đen chứa rác vô cơ và túi màu trắng chứa rác hữu cơ 3 Rác hợp đồng Tiếp tục duy trì thu gom như đã thỏa thuận trong hợp đồng (sử dụng xe thu gom thu theo đúng giờ thỏa thuận) 4 Chợ Xe gom Nguồn: Báo cáo thí điểm 3R-HN tại Phường Phan Chu Trinh, URENCO-Hà Nội, tháng 1/2007 3.2.1. Phân loại rác thải tại hộ gia đình: Trong mô hình của dự án thí điểm, người dân được khuyến khích phân loại rác thành 3 loại. Tuy nhiên đối với loại rác tái chế hiện nay hầu hết người dân đã phân loại và bán cho người thu mua phế liệu. Do đó dự án thí điểm sẽ khuyến khích người dân tiếp tục thực hiện phân loại rác tái chế ra khỏi các loại rác khác và thu gom để bán cho những người thu gom phế liệu hoặc mang trực tiếp cho công nhân thu gom tại các điểm thu gom. Đối với rác hữu cơ và vô cơ, để người dân dễ dàng phân loại riêng thì dự án đã phát 2 loại thùng chứa rác cho mỗi hộ dân. Một thùng màu xanh lá cây để chứa rác hữu cơ, một thùng màu da cam để rác vô cơ. Sơ đồ 4: Mô hình phân loại chất thải sinh hoạt phường Phan Chu Trinh Nguồn phát sinh (Rác thải sinh hoạt) Rác vô cơ Rác hữu cơ Túi màu đen (hoặc thùng màu da cam) Túi màu trắng (hoặc thùng màu xanh lá cây) Điểm tập kết rác Xe gom rác có sơn vạch đen (hoặc thùng gom màu cam Ôtô cho chất vô cơ Ôtô chở chất hữu cơ Xe gom rác có sơn vạch trắng (hoặc thùng gom màu xanh lá cây) Đổ tại Nam Sơn Đổ tại nhà máy CBPT Cầu Diễn Nguồn: Báo cáo thí điểm 3R-HN tại Phường Phan Chu Trinh, URENCO - Hà Nội, tháng 1/2007 3.2.2. Vị trí điểm thu gom Có 38 điểm đặt thùng rác 240 lít tại phường Phan Chu Trinh. Điểm tập kết rác: Trên địa bàn phường Phan Chu Trinh có 2 điểm tập kết rác ban ngày và 5 điểm tập kết rác ban đêm. 3.2.3. Thời gian và ngày thu gom Mục Rác hữu cơ Rác vô cơ Ngày thu gom Hàng ngày Thứ 3, 5, 7 và chủ nhật. Thời gian thu gom Từ 16.00 đến 20.30 Từ 16.00 đến 20.30 Thùng thu gom Màu xanh lá cây Màu da cam Điểm thu gom Ở điểm tập kết tại mỗi tổ dân phố Ở đểim tập kết tại mỗi tổ dân phố 3.3. Công tác duy trì vệ sinh trên địa bàn phường 3.3.1. Duy trì vệ sinh các điểm thu gom tập kết Sau khi xe tải cẩu các thùng thu gom rác tại các điểm thu gom tập kết, người công nhân thu gom chịu trách nhiệm thu dọn vệ sinh điểm thu gom rác tập kết. Tuy nhiên, để chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng, URENCO Hà Nội đã phối hợp với Hội phụ nữ phường và Đoàn thanh niên phường Phan Chu Trinh tổ chức phong trào giữ gìn vệ sinh tại các điểm thu gom tập kết vào mỗi sáng thứ bảy và chủ nhật như là một hoạt động mang tính tuyên truyền cho việc phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn phường. 3.3.2. Duy trì vệ sinh đường phố trên địa bàn Khi thực hiện dự án thí điểm tại khu vực phường Phan Chu Trinh xí nghiệp MTĐT số 2 vẫn đảm bảo duy trì vệ sinh đường phố 24/24h. 3.4. Biện pháp tổ chức triển khai. Cơ quan triển khai và điều hành dự án thí điểm về phía Việt Nam như sau: 1. Các cơ quan cấp trung ương Bộ tài nguyên và môi trường (MONRE), Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI) 2.Cơ quan giám sát Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (HPC) 3. Cơ quan đối tác (C/P) Công ty TNHH NN một thành viên Môi trường Đô thị - TP Hà Nội (Hà Nội URENCO), Thành hội phụ nữ Hà Nội, UBND phường Phan Chu Trinh 4.Người hưởng lợi Người dân phường Phan Chu Trinh và dân TP Hà Nội 5. Điều hành dự án thí điểm ở phường Phan Chu Trinh - Giám đốc dự án (PD): Tổng giám đốc Hà Nội URENCO. - Giám đốc điều hành dự án (PMD): Phó tổng giám đốc URENCO. - Quản lý dự án (PM): Giám đốc trung tâm Công nghệ Môi trường- Hà Nội URENCO - Ban điều phối chung (TCC) - Ban điều phối chung cấp thành phố (MJCC) - Ban quản lý dự án (PMU) Việc tổ chức triển khai mô hình phân loại rác tại nguồn phường Phan Chu Trinh gồm các bước sau: (1). Hình thành nhóm dự án. Nhóm dự án bao gồm những đại diện từ URENCO Hà Nội, thành hội phụ nữ Hà Nội, cộng đồng dân cư phường Phan Chu Trinh (2). Chuẩn bị kế hoạch triển khai chi tiết cho dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh. Khảo sát vùng dự án, phương pháp phân loại, các phương pháp thu gom và phát thải, tổ chức triển khai, lập kế hoạch về tài chính,… biên soạn các mục đó trong dự thảo kế hoạch triển khai. Giải thích kế hoạch cho các cơ quan liên quan để nhận được sự cam kết đồng thuận của họ. (3). Bố trí các trang thiết bị cần thiết: Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho phân loại rác tại nguồn và thu gom (các thùng cho chất thải hữu cơ và túi cho các chất thải khác) và soạn kế hoạch vận hành các phương tiện thu gom (4). Thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn cho dân cư trong vùng dự án. Chuẩn bị các tờ rơi liên quan đến thu gom phân loại các chất thải ban đầu và phân phối chúng đến các hộ và những người phát thải chất thải khác để thúc đẩy nhận thức. Cùng thời gian đó, như là một phần của giáo dục môi trường 3R, tiến hành giải thích cho dân tại các cuộc họp cộng đồng. (5). Triển khai và giám sát phân loại tại nguồn chất thải hữu cơ. Phân bố các trang thiết bị cần thiết cho phân loại tại nguồn đến từng hộ tham gia và các cơ sở kinh doanh. Mỗi hộ gia đình sẽ được phát hai loại thung: thùng xanh lá cây với rọ lọc chất lỏng để đựng rác hữu cơ (tác dụng của rọ lọc chất lỏng là tách nước rác ra khỏi rác hữu cơ) và thùng da cam 2 lớp để đựng rác vô cơ. Rác tái chế được khuyến khích tách riêng để bán cho người thu gom phế liệu hoặc sẽ đưa trực tiếp cho công nhân thu gom tại điểm thu gom tập kết. Thu gom chất thải đã phân loại và vận chuyển đến nhà máy sản xuất phân vi sinh Cầu Diễn (6). Đánh giá dự án thí điểm Đánh giá dự án thí điểm dựa trên các chỉ tiêu được lập ra trước khi bắt đầu dự án bao gồm sự thay đổi trong cấu trúc phát sinh chất thải và chi phí thu gom…taị khu vực dự án. Bảng 2.5: Ví dụ về các hạng mục đánh giá trên quan điểm trước khi bắt đầu dự án thí điểm. Các hạng mục đánh giá chung Các chỉ tiêu thiết kế hệ thống Số lượng thu gom và tỷ lệ hợp tác (tỷ lệ tham gia) trong phân loại là bao nhiêu? Hoàn cảnh liên quan đến các đối tượng nước ngoài trong rác thải ban đầu như thế nào (tính chính xác phân loại) Nếu tỷ lệ tham gia không phù hợp, nguyên nhân là gì? Hệ thống thu gom có vấn đề gì không (các trạm thải rác, cường độ, thùng rác,….)? Người dân có nhận thức đầy đủ về môi trường của họ và chấp hành các quy định phân loại không? Người dân có nhận thức đầy đủ và hiểu các mục tiêu và nội dung của dự án không? Những giải thích và vận động của URENCO Ha Noi đối với người dân đã đủ chưa? Việc giám sát của URENCO Ha Noi sau khi bắt đầu phân loại tại nguồn có đầy đủ không? Mức độ khác biệt (các hệ thống đối với chất thải ban đầu và thông thường và chúng có được người dân phân biệt rõ ràng không?) Dễ giám sát (Hệ thống cho phép thải rác hợp lý có được dễ dàng khẳng định không?) Thuận tiện cho người dân (Hệ thống có thuận tiện và dễ dàng cho người dân tham gia không) ? Dễ hiểu dối với người dân (hệ thống có đơn giản và dễ hiểu cho người dân không? Tác động đến chi phí (tác động đến chi phí duy trì, thu gom) Gánh nặng của những người vận hành (công việc có được những người vận hành thu gom chấp nhận là không quá nặng không?). Tác động đến cảnh quan môi trường và vệ sinh đô thị ( hệ thống có ngăn trở cảnh quan môi trường và vệ sinh đô thị không?) Dễ chuyển đổi sang hệ thống mới (nếu mức độ sai khác với hệ thống hiện hành không lớn, hệ thống mới có thể được chuyển đổi dễ dàng) Tiềm năng cho việc mở rộng (xem xét khả thi của hệ thống khi nó được mở rộng sau dự án thí điểm. Đặc biệt nghiên cứu xem xét liệu hệ thống có vượt quá chi phí người dân phải gánh chịu không) (7). Thiết lập một chương trình tiêu chuẩn Trên cơ sở kinh nghiệm và kỹ năng nhận được trong dự án thí điểm ở phường Phan Chu Trinh biên soạn phương pháp tối ưu cho thu gom và phân loại tại nguồn các chất thải ở Hà Nội như là một chương trình chuẩn. Chương trình tiêu chuẩn bao gồm các mục sau: Các phương pháp phân loại Các phương pháp thu gom Các phương pháp tăng cường nhận thức của công chúng. III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở PHƯỜNG PHAN CHU TRINH, QUẬN HOÀN KIẾM - HÀ NỘI 1. Những thuận lợi: Do phường Phan Chu Trinh là phường có dân trí cao và người dân đã có phần nào kiến thức về việc phân loại rác tại nguồn nên việc tổ chức hướng dẫn thực hiện theo dõi và giám sát tình hình dễ dàng và thuận lợi hơn trên địa bàn phường khác. Do hệ thống đường phố trên địa bàn phường rất rộng, ít ngõ nhỏ nên hệ thống thu gom tương đối đồng bộ trên cả phường. 2. Những khó khăn Dân cư thuộc địa bàn phường chủ yếu là công chức và kinh doanh nên thời gian để đổ rác là rất muộn do đó nhiều khi rác bị tồn đọng lại vài ngày mới được đổ gây mất vệ sinh môi trường. Khó khăn trong việc tận dụng hệ thống loa truyền thanh của phường để tuyên truyền Phong trào thi đua giữa các tổ dân phố không cao. CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở PHƯỜNG PHAN CHU TRINH QUẬN HOÀN KIẾM - HÀ NỘI I. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ DỰ ÁN 1. Đánh giá kết quả thử nghiệm mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh Để đánh giá kết quả một dự án thí điểm về 3R-HN các phần cơ bản được đánh giá như sau: Lượng chất thải thu gom và tỷ lệ tham gia phân loại tại nguồn Mức độ chính xác của sự tách biệt chất thải Nguyên nhân có thể của tỷ lệ tham gia phân loại tại nguồn Mức độ chính xác của sự tách biệt chất thải Nguyên nhân có thể của tỷ lệ tham gia thấp (nếu tỷ lệ tham gia là không cao) Sự hợp lý của hệ thống thu gom (phương pháp và phương pháp tiêu huỷ) Mức độ nhận thức của người dân cho bảo vệ môi trường trong việc giữ các quy tắc của phân loại tại nguồn Mức độ nhận thức và hiểu biết mục đích, mục tiêu của dự án trong dân chúng Sự đầy đủ của việc cung cấp thông tin và cuộc vận động được URENCO Hà Nội tiến hành để tăng cường sự tham gia của người dân (số lần, nội dung, mục đích…) Việc đánh giá kết quả dự án sẽ hỗ trợ phát triển các chiến lược và ý tưởng cho việc hình thành hệ thống thu gom và phân loại tại nguồn trên các địa bàn khác và tăng cường hơn nữa sự tham gia của người dân. Việc phân loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh đã được tiến hành từ tháng 11/2003 đến nay. Sau hơn bốn năm thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định: Theo chân ban quản lý dự án 3R-HN đến từng hộ gia đình phường Phan Chu Trinh và gặp các công nhân thu gom và phân loại rác, tôi đã lập bảng hỏi để phỏng vấn người dân và công nhân thu gom từ đó đưa ra sự đánh giá khách quan nhất về kết quả thử nghiệm mô hình phân loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh 1.1. Điều tra thực tế từ người dân Phương pháp điều tra, các câu hỏi được lập trong bảng hỏi dựa vào các tiêu chí đánh giá chung về dự án 3R như đã nêu trên: Điều tra người dân ở phường Phan Chu Trinh ta có kết quả như sau: Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Theo ông/bà hiểu "Phân loại rác tại nguồn" là gì? Các gia đình tự phân loại rác thành các loại khi thải bỏ theo sự hướng dẫn 100% Công nhân thu gom là người phân loại rác sau khi người dân đổ rác 0% Phân loại rác thành các loại ở bãi rác Nam Sơn 0% Khác 0% Gia đình ông/bà có tham gia phân loại rác tại nguồn không? Có 95% Không 5% Như vậy, 100% người dân hiểu đúng phân loại rác tại nguồn là gì, điều đó chứng tỏ sự tuyên truyền tới người dân trước khi thực hiện là rất hiệu quả, tuy nhiên có một bộ phận nhỏ người dân đã hiểu phân loại rác tại nguồn là gì nhưng vẫn không tham gia phân loại rác tại nguồn chúng ta cùng tìm hiểu lý do trong kết quả điều tra được trình bày tiếp theo. Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Theo ông/bà mục đích của việc phân loại rác tại nguồn là gì? Làm cho xã hội tuần hoàn vật chất 100%` Không vì mục đích gì 0% Vậy 100% người dân hiểu được mục đích của việc phân loại rác tại nguồn từ đó sẽ ý thức được trách nhiệm và lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn. Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Các thông tin về "Phân loại rác tại nguồn" mà ông/bà nhận được là qua nguồn nào Ti vi 70% Sách báo, tạp chí, tờ rơi, internet 40% Đài phát thanh phường 90% Tổ dân phố 100% Bảng tin 60% Khác 0% Không được phổ biến 0% Ông/bà có được hướng dẫn cách phân loại rác tại nguồn không? Có 100% Không 0% Đối tượng nào hướng dẫn ông/bà cách phân loại rác thải? Tổ dân phố 100% Đài phát thanh 90% Tivi, sách báo,.. 80% Người dân tự bảo nhau 50% Khác 0% Không ai hướng dẫn 0% Như vậy 100% người dân được hướng dẫn cách phân loại rác tại nguồn. Hình 3.1 : biểu đồ thể hiện nguồn thông tin về phân loại rác tại nguồn mà các hộ dân cư nhận được Nhìn vào biểu đồ ta thấy nguồn thông tin về phân loại rác tại nguồn các hộ dân cư nhận được nhiều nhất là từ tổ dân phố, tiếp đến là đài phát thanh phường rồi đến tivi, bảng tin, sách báo, tạp chí, tờ rơi, internet. Điều này cho thấy sự tuyên truyền ở cấp độ phường và tổ dân phố rất có hiệu quả, nó càng được khẳng định rõ ràng hơn ở biểu đồ dưới đây . Hình 3.2: biểu đồ thể hiện đối tượng hướng dẫn cách phân loại rác tại nguồn tới các hộ dân cư Từ biểu đồ trên ta càng khẳng định rằng tổ dân phố và hệ thống phát thanh của phường đóng vai trò hữu hiệu và tích cực nhất so với các kênh thông tin khác. Điều đó chứng tỏ, sự làm việc hết mình của cán bộ quản lý dự án thí điểm trên địa bàn phường Phan Chu Trinh. Như vậy cuộc vận động thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn được các cấp ban ngành triển khai rất tích cực và xát xao tới từng hộ gia đình, từng người dân. Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Trước khi thực hiện phân loại rác tại nguồn ông/bà dùng dụng cụ là gì để chứa rác? Xô/thùng 20% Túi nilon 41% Cả 2 39% Khi thực hiện phân loại rác tại nguồn ông/bà dùng dụng cụ gì để chứa rác Xô/thùng 11% Túi nilon 87% Cả 2 2% Như vậy, trước khi và sau khi thực hiện mô hình, người dân đã có thói quen sử dụng túi nilon và thùng đựng rác nên vấn đề sử dụng dụng cụ là túi nilon, và thùng đối với người dân không gây khó khăn, trở ngại gì nhiều. Lí do trong quá trình thực hiện phân loại rác tại nguồn người dân sử dụng túi nilon nhiều hơn xô/thùng là vì sử dụng túi nilon họ sẽ chủ động được vị trí đặt không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ, tiện cho việc đổ rác… Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Thái độ của ông/bà đối với việc tham gia phân loại rác tại nguồn Tích cực phân loại 70% Bình thường 25% Không tham gia phân loại 5% Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện thái độ của người dân trong việc tham gia phân loại rác Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần lớn người dân tích cực tham gia phân loại rác tại nguồn (chiếm 70% trong tổng số dân) và 25% thì bình thường với công việc đó và 5% nhất quyết không tham gia phân loại. Tỷ lệ phân loại và thái độ đối với việc phân loại rác của người dân như thế nào là do nhận thức của họ, để tỷ lệ phân loại cao thì cần tuyên truyền giáo dục để thay đổi nhận thức của họ. Phường Phan Chu Trinh có đặc điểm là dân cư có trình độ dân trí cao nên sự giáo dục là tương đối dễ dàng. Điều này thể hiện ở kết quả điều tra dưới đây. Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Ông/bà đánh giá như thế nào về hoạt động phân loại rác tại nguồn Phân loại rác tiết kiệm được nguồn tài nguyên lớn cho xã hội Có 73% Không 17% Ngưòi dân đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại rác tại nguồn? Có 84% Không 16% Phân loại rác làm mất thời gian của ông/bà Có 47% Không 53% Như vậy, phần lớn người dân đã hiểu được vai trò của mình và tác dụng của mô hình phân loại rác thải tại nguồn, tuy nhiên 47% số dân nói "phân loại rác tại nguồn làm mất thời gian của họ", như vậy để tỷ lệ tham gia phân loại và chất lượng phân loại được cao hơn thì cần hướng dẫn cho ngưòi dân cách phân loại thuận tiện, dễ dàng và khoa học hơn. Trên đây là các câu hỏi phỏng vấn xoay quanh vấn đề nhận thức và thái độ tham gia của người dân đối với việc phân loại rác tại nguồn. Vậy sau khi phân loại rác tại nguồn người dân cảm thấy chất lượng môi trường khu vực sống của họ được thay đổi như thế nào, chúng ta cùng xem kết quả điều tra Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Theo ông/bà, tình trạng môi trường của khu vực ông/bà sinh sống sau khi phân loại? Tốt hơn nhiều 16% tốt hơn một chút 51% Vẫn như trước đây 32% Xấu hơn 0% Xấu hơn một chút 0% Xấu hơn nhiều 0% Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về tình trạng môi trường sau khi phân loại Như vậy, đa số người dân đánh giá tình trạng môi trường được cải thiện một chút sau khi phân loại, không có ai nói nó xấu đi, điều đó chứng tỏ người dân đã nhìn thấy tác dụng của việc phân loại rác tại nguồn. Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Hiện tại, khu vực ông/bà đang sinh sống có bị ô nhiễm? Có 57% Không 43% Theo ông/bà nguyên nhân gây ô nhiễm ở khu vực sống của ông bà là gì? Do bới rác bữa bãi 59% Người dân đổ rác không đúng nơi quy định 32% Do các tác nhân khác 9% Nhiều người cho rằng khu vực họ sinh sống vẫn bị ô nhiễm trong đó sự ô nhiễm phần lớn là do người bới rác bừa bãi, tiếp đó là người dân đổ rác không đúng nơi quy định. Bởi vậy cần phải chấm dứt tình trạng này thì mô hình sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đây chính là điều còn tồn tại của mô hình. Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện thái độ của người dân đối với việc tiếp tục phân loại rác tại nguồn. Kết quả trên chứng tỏ dự án đã thành công 84% người dân cho rằng nên tiếp tục phân loại rác tại nguồn này. So với điều tra trước khi thực hiện mô hình 79% người dân cho rằng không nên phân loại rác tại nguồn. Như vậy số người ủng hộ phân loại rác đã tăng lên (từ 21% lên 84%). Đây thực sự là một dấu hiệu tốt để có thể nhân rộng mô hình này trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.2. Điều tra thực tế từ những công nhân thu gom rác Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Theo anh/chị phân loại rác tại nguồn có tác dụng gì? Làm giảm ô nhiễm môi trường 0% Tiết kiệm tài nguyên rác hữu cơ 0% Cả 2 phương án trên 100% Không có tác dụng gì 0% Như vậy, tất cả cac công nhân thu gom đều được tuyên truyền giáo dục để có những hiểu biết về phân loại rác tại nguồn Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Anh/chị đánh giá như thế nào về việc phân loại rác tại nguồn Làm mất thời gian của anh/chị 8% Làm cho công việc của anh/chị nhanh gọn hơn 63% Vẫn như trước đây 29% Phân loại rác tại nguồn sẽ làm gảim bớt nặng nhọc cho người lao động hơn, làm giảm các chi phí cho việc giữ gìn sức khoẻ và chữa bệnh nên 63% công nhân cho rằng phân loại rác tại nguồn làm cho công việc của họ nhanh gọn hơn Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Nhân dân và cán bộ quản lý có tạo điều kiện cho anh/chị hoàn thành nhiệm vụ thu gom rác không? Tạo nhiều điều kiện 100% Có tạo điều kiện chút ít 0% Không tạo điều kiện 0% Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện thái độ của công nhân thu gom đối với việc tiếp tục phân loại rác tại nguồn Như vậy nhân dân thì đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện cho công nhân thu gom rác hoàn thành nhiệm vụ, công nhân thì nhận thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình, cả người dân và công nhân thu gom đều cho rằng nên tiếp tục thực hiện phân loại rác tại nguồn, đó là một thuận lợi và thành công vô cùng lớn của dự án 3R-HN Trên đây là kết quả điều tra thực tế người dân phường Phan Chu Trinh và công nhân thu gom rác của xí nghiệp MTĐT số 2 làm việc trên địa bàn phường Phan Chu Trinh Sau 4 năm thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh đã đạt được những kết quả: Bảng 3.7: Lượng rác thu gom, phân loại tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh (tổng kết 7/2006) Phân loại tại nguồn Khối lượng trung bình (tấn/ngày) Tỷ lệ phân loại (%) Rác hữu cơ 1,5 80% Rác vô cơ 10,5 91% (Nguồn: Báo cáo thí điểm 3R-HN tại phường Phan Chu Trinh, URENCO - Hà Nội, tháng 1/2007) Bước đầu mô hình đã đạt được những hiệu quả về mặt môi trường và xã hội như: Cải thiện được thói quen vứt rác bừa bãi của người dân, tạo được nếp sống đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, phân loại đúng cách: Chất lượng môi trường sống khu vực phường được cải thiện, chất lượng vệ sinh đường phố sạch, đẹp. Giảm lượng xe gom rác trên đường phố, giảm ùn tắc giao thông. 2. Ưu điểm của mô hình Mô hình phân loại rác tại nguồn đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện, nó phù hợp với văn hóa, lối sống của người Việt Nam vì từ xưa đến nay, chúng ta thường có thói quen bỏ riêng rác hữu cơ (là thực phẩm thừa…) để cho gia súc của nhà nuôi hoặc cho gia súc của gia đình khác nuôi. Mô hình phù hợp với điều kiện dân trí, hạ tầng, năng lực quản lý của thành phố Hà Nội. Phương thức và hình thức phân loại dễ dàng, sử dụng 2 túi nilon khác màu hoặc 2 thùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28497.doc
Tài liệu liên quan