Chuyên đề Đánh giá hiệu quả quy trình tín dụng mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 3

1.1.1.1. Khái niệm tín dụng 3

1.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại 3

1.1.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng 4

1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng 4

1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 4

1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức tín dụng 5

1.1.3.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với KH 6

1.1.3.4. Phân loại theo rủi ro 7

1.1.3.5. Phân loại khác 7

1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 7

1.1.4.1. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. 7

1.1.4.2. Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế quốc tế 8

1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng của NHTM 9

1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng NHTM 10

1.3. QUY TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 12

1.3.1. Quan niệm về quy trình tín dụng 12

 

1.3.2. Tác động của quy trình tín dụng đối với nâng cao chất lượng tín dụng 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO QUY TRÌNH MỚI CỦA BIDV THĂNG LONG 16

2.1. VÀI NÉT VỀ BIDV THĂNG LONG 16

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của BIDV Thăng Long 16

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Thăng Long 17

2.2. QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG QUY TRÌNH TÍN DỤNG MỚI CỦA BIDV THĂNG LONG 19

2.2.1. Quy định của BIDV đối với quy trình tín dụng 19

2.2.2. Quy trình tín dụng áp dụng từ trước tháng 10 năm 2008 đối với doanh nghiệp của BIDV Thăng Long 19

2.2.3. Quy trình tín dụng mới áp dụng từ tháng 10/2008 đối với doanh nghiệp của BIDV Thăng Long 22

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI BIDV THĂNG LONG KHI ÁP DỤNG QUY TRÌNH MỚI 32

2.3.1. Hoạt động tín dụng tại BIDV Thăng Long trước và sau khi áp dụng quy trình mới 32

2.3.3. Đánh giá việc áp dụng quy trình mới tại BIDV Thăng Long 36

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN CẢI TIẾN QUY TRÌNH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở BIDV THĂNG LONG 44

3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV THĂNG LONG 44

3.1.1.Tình hình phát triển kinh tế đất nước 44

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của BIDV Thăng Long 47

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY TRÌNH TÍN DỤNG Ở BIDV THĂNG LONG 51

 

3.2.1. Giải pháp cụ thể cải tiến quy trình tín dụng tại BIDV Thăng Long 51

3.2.2. Một số kiến nghị đối với BIDV Việt Nam và cơ quan Quản lý Nhà nước 61

3.2.2.1. Kiến nghị đối với BIDV Việt Nam 61

3.2.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 62

3.2.2.3. Kiến nghị đối với Chính phủ 63

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả quy trình tín dụng mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TTD rà soát lại trên phân hệ, duyệt thu phí bảo lãnh trên TF khi bảo lãnh có hiệu lực. Thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí: + Thu nợ gốc, lãi tự động. + Thu nợ gốc, lãi, phí thủ công. Bước 9: Xử lý thu hồi nợ quá hạn Các trường hợp phát sinh nợ quá hạn: + KH không trả nợ (bao gồm gốc, lãi, phí) đúng hạn mà không được BIDV cho gia hạn nợ/Điều chỉnh kỳ hạn nợ. + KH phải nhận nợ vay bắt buộc khi BIDV đã thực hiện thay các nghĩa vụ bảo lãnh. Cách thức xử lý thu hồi nợ quá hạn: + Bộ phận QHKH, chịu trách nhiệm: Thông báo bằng văn bản cho KH ngay sau khi có nợ quá hạn phát sinh. Rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đồng thời tiếp tục đôn đốc KH trả nợ quá hạn. Đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: Thay đổi chính sách KH đang áp dụng, phối hợp với Bộ phận dịch vụ KH để có biện pháp trích tài khoản tiền gửi của KH thu nợ khi có số dư; lập uỷ nhiệm nhờ thu qua các tổ chức tín dụng mà KH mở tài khoản; yêu cầu người bảo lãnh trả thay; áp dụng hình thức phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu không còn khả năng thu hồi và các hình thức xử lý khác như: Bán nợ; Chứng khoán hoá... + Bộ phận QLRR, chịu trách nhiệm: Phối hợp và trợ giúp Cán bộ QHKH trong việc rà soát, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn. Giám sát Bộ phận QHKH trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Bộ phận QTTD, chịu trách nhiệm: Thường xuyên thông báo về trạng thái nợ quá hạn của KH cho Bộ phận QHKH. Phối hợp với Bộ phận QHKH kiểm tra, đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, lãi phạt quá hạn. + Bộ phận Dịch vụ KH, chịu trách nhiệm thực hiện các bút toán thu nợ quá hạn theo Chỉ thị của bộ phận QHKH. Bước 10: Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Sau khi nhận được thông báo thanh toán L/C từ Bộ phận TTQT hoặc văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Người thụ hưởng bảo lãnh, Cán bộ QHKH kiểm tra điều kiện đòi tiền trong bảo lãnh so với các bằng chứng mà người thụ hưởng bảo lãnh cung cấp. Cho vay bắt buộc: + Bộ phận QHKH: Cán bộ QHKH lập Tờ trình cho vay bắt buộc và Thông báo cho vay bắt buộc, tập hợp hồ sơ cùng Tờ trình và Thông báo cho vay bắt buộc trình các cấp có thẩm quyền. Sau khi các cấp có thẩm quyền phê duyệt và ký thông báo cho vay bắt buộc, Bộ phận QHKH nhận lại bộ hồ sơ và chuyển cho Bộ phận QTTD. Đồng thời chuyển Thông báo cho vay bắt buộc đến KH. + Bộ phận QTTD: Đối với cho vay bắt buộc, Bộ phận QTTD không phải trình duyệt giải ngân. Bộ phận QTTD tạo khoản vay trên phân hệ SIBS và chuyển Tờ trình cho vay bắt buộc xuống Bộ phận Dịch vụ KH để Bộ phận Dịch vụ KH thực hiện chuyển tiền cho người thụ hưởng bảo lãnh/người thụ hưởng LC. Bước 11: Thanh lý hợp đồng, giải toả bảo lãnh Thanh lý hợp đồng cho vay: Khi KH đã trả hết nợ gốc, lãi, phí Bộ phận QHKH phối hợp với Bộ phận QTTD, Dịch vụ KH thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí… để tất toán hồ sơ tín dụng, giải chấp các hợp đồng bảo đảm, thanh lý các Hợp đồng (nếu có). Thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh: + Trường hợp thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh có ngày hết hạn hiệu lực xác định, Bộ phận QTTD tự động giải toả bảo lãnh trên phân hệ TF và chuyển hồ sơ bảo lãnh cho lãnh đạo kiểm tra và duyệt giải tỏa. + Trường hợp thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh có thời hạn hết hiệu lực mở hoặc hết hiệu lực trước thời hạn đã xác định trong thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh, Bộ phận QHKH có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc KH cung cấp các bằng chứng liên quan đến điều kiện hết hiệu lực của thư bảo lãnh (thông báo hết hiệu lực thư bảo lãnh của bên thụ hưởng bảo lãnh, hoặc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ của bên thụ hưởng, ...). Khi nhận được các bằng chứng liên quan, Bộ phận QHKH lập Đề xuất tất toán bảo lãnh, chuyển đề xuất tất toán kèm theo hồ sơ liên quan chuyển sang Bộ phận QTTD. 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI BIDV THĂNG LONG KHI ÁP DỤNG QUY TRÌNH MỚI 2.3.1. Hoạt động tín dụng tại BIDV Thăng Long trước và sau khi áp dụng quy trình mới BIDV Thăng Long áp dụng quy trình tín dụng mới từ tháng 10 năm 2008, thời điểm này là một thời điểm khó khăn đối với ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và loang rộng trên thế giới với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ. Ở những ảnh hưởng gián tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính, và nối tiếp là suy thoái kinh tế toàn cầu, đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước vào khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng với các NHTM bị ảnh hưởng nhất định. Năm 2009, kinh tế Việt Nam liên tục biến động do ảnh hưởng xấu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như tác động từ các chính sách vĩ mô của Đảng và Chính phủ trong việc kích thích sản xuất, ổn định kinh tế đảm bảo an sinh xã hội.Vừa phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế vừa phải chống nguy cơ lạm phát quay trở lại. Đến hết quý I/2009 nền kinh tế Việt nam chính thức vượt qua giai đoạn suy thoái và đạt mức tăng trưởng GDP năm 2009 là 5,2%. Đối với chi nhánh BIDV Thăng Long, là thành viên của BIDV luôn chủ động, đi đầu và thực hiện nghiêm túc với kết quả các chính sách của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước, cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Để có thể thấy rõ mặt hoạt động tín dụng của Chi nhánh từ trước và sau khi áp dụng quy trình tín dụng mới, có thể xem xét những chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong 3 năm gần đây: 2007, 2008 và 2009 Trước hết là sơ bộ tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh: Bảng 1: Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long trong 3 năm Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Tổng tài sản 3,425 3,675 3,715 2 Huy động vốn bình quân 2,865 3,045 3,133 3 Huy động vốn cuối kỳ 3,072 3,159 3,182 4 Huy động vốn VNĐ 2,023 2.622 2.681 5 Huy động vốn dân cư 1,025 1.142 1.226 6 Dư nợ tín dụng 1,915 1,980 2,069 6.1 Ngắn hạn 1,436 1,579 1,580 6.2 Trung dài hạn 479 401 489 7 Dư nợ theo loại tiền VND 1,409 1,446 1,555 8 Dư nợ tín dụng BQ 2,053 2,126 2,167 9 Tỷ lệ nợ xấu 8.3 8.5 5.1 10 Thu nợ hạch toán NB 7.2 8.6 23.68 11 Tỷ trọng Dư nợ TDH/TDN 25 20 24 12 Tỷ trọng Dư nợ NQD/TDN 81 80 85 13 Tỷ trọng DN có TSĐB/TDN 45 48 50 14 Lãi treo 65 70 86 15 Tỷ trọng DNTD bán lẻ /TDN 11 10 12 16 Thu dịch vụ ròng 35 40 32 17 Trích DPRR( luỹ kế trong năm) 50 47 20 Nguồn báo cáo tài chính Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long Các chỉ tiêu trong năm 2009 đều hoàn thành ở mức hợp lý và ổn định. Tổng tài sản đạt 3.715 tỷ, tăng trưởng so năm trước 1,1%. Có thể thấy năm 2009 các chỉ tiêu đều đạt ở mức hợp lý và ổn định hơn so với năm 2007 và 2008. Tổng tài sản đạt 3.715 tỷ đồng, tăng trưởng so với 2008 1.1%. Chỉ tiêu huy động vốn và tổng dư nợ đều tăng. Đặc biệt, các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ xấu, trích dự phòng rủi ro đã giảm đáng kể. Thu nợ hạch toán ngoại bảng đã tăng từ 7.2 tỷ đồng năm 2007 lên 13.68 tỷ đồng năm 2009. Những chỉ tiêu này đã cho thấy sự hoạt động hiệu quả của BIDV Thăng Long trong 3 năm gần đây, đặc biệt là năm 2009. Về quy mô tín dụng Đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng không thể không đánh giá chỉ tiêu quy mô tín dụng của ngân hàng đó. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng trưởng về mặt số lượng KH cũng như tổng dư nợ tín dụng của một ngân hàng. Tình hình tăng trưởng về KH doanh nghiệp: Bảng 2: Tình hình tăng trưởng về KH doanh nghiệp của BIDV Thăng Long trong 3 năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 2009/2007 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng KH Doanh nghiệp dư nợ tại Chi nhánh BIDV Thăng Long 186 225 249 39 20.97 24 10.67 63 33.87 Nguồn báo cáo tài chính Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long Trong giai đoạn 2007 – 2009 này, số lượng KH có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh liên tục tăng. Năm 2007 số lượng là 186 doanh nghiệp dư nợ tại Chi nhánh thì đến năm 2009, số lượng đó là 249, tăng 33.87%. Như vậy chứng tỏ uy tín và vị thế của Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội ngày càng được nâng lên. Cùng với sự tăng trưởng về số lượng KH là sự tăng trưởng về quy mô dư nợ. Sau đây là số liệu về tình hình dư nợ: Tình hình tăng trưởng về quy mô dư nợ Bảng 3: Tình hình tăng trưởng về tổng dư nợ của BIDV Thăng Long trong 3 năm ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tăng (+) giảm (-) Tỷ trọng (%) Tăng (+) giảm (-) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1915 1980 2069 65 3.39 89 4.49 Nguồn báo cáo tài chính Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long Trong giai đoạn này, quy mô tín dư nợ tín dụng của Chi nhánh liên tục tăng. Năm 2009 dư nợ tăng 89 tỷ đồng, tức là tăng 4.49% so với năm 2008. Dư nợ cuối kỳ 2069 tỷ đồng, bằng 99,5% giới hạn Ngân hàng Trung ương giao, tăng trưởng 4,5% so năm trước. Giảm gần 200 tỷ so với mức giới hạn dư nợ cao nhất trong năm, đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương. Cơ cấu tín dụng: Bảng 4: Cơ cấu tín dụng của BIDV Thăng Long trong 3 năm Đơn vị: Tỷ đồng STT Nội dung 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ tỷ trọng (%) Dư nợ tỷ trọng (%) I Tổng dư nợ 1915 1980 2069 1 Theo kỳ hạn 1.1 Cho vay ngắn hạn 1436 75 1579 80 1580 76 1.2 Cho vay trung dài hạn 479 25 401 20 489 24 2 Theo loại tiền 2.1 Cho vay VND 1409 73.6 1446 72.3 1555 74.6 2.2 Cho vay ngoại tệ (quy đổi) 506 26.4 534 26.7 514 24.7 3 Theo đối tượng KH 3.1 Dư nợ bán lẻ 207 10.8 198 10 248 12 3.1 Dư nợ TCKT 1708 89.2 1782 90 1821 88 Nguồn báo cáo tài chính Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long Theo bảng cơ cấu tín dụng .cho thấy, cho vay ngắn hạn, cho vay VND và dư nợ tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng. Cơ cấu tín dụng trong các năm không có biến động lớn, đảm bảo được nhiệm vụ Ngân hàng Trung ương giao. Về chất lượng tín dụng: Bảng 5: Chất lượng tín dụng của BIDV Thăng Long trong 2 năm Đơn vị: Tỷ đồng Nhóm nợ 31/12/2008 31/12/2009 Dư nợ tỷ trọng (%) Dư nợ tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1980 2069 Nhóm 1 1516 76.6 1523 73.6 Nhóm 2 269 13.6 440 21.3 Nợ xấu 195 9.85 106 5.1 Nhóm 3 93 4.7 27 1.3 Nhóm 4 3 0.2 35 1.7 Nhóm 5 99 5.0 44 2.1 Đến 31/12/2009 nợ xấu tại Chi nhánh là 5,1%/ tổng dư nợ, giảm 26,1% so với kế hoạch được giao. Nợ không thu hồi được đã giảm đáng kể từ 5% năm 2008 xuống còn 2.1% tổng dư nợ năm 2009. Đây là thành công đáng ghi nhận của Chi nhánh trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng trong năm 2008 là năm thực sự khó khăn với hoạt động tín dụng. 2.3.3. Đánh giá việc áp dụng quy trình mới tại BIDV Thăng Long * Những ưu điểm - Phát huy kỹ năng chuyên môn của từng bộ phận của Chi nhánh, giúp quá trình diễn ra rõ ràng, thống nhất, khoa học Quy trình tín dụng mới được áp dụng đã tách biệt được rõ ràng các chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Thay thế quy trình tín dụng cũ với 2 phòng tín dụng, CBTD vẫn phải thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là: Tiếp xúc KH, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Đây là trách nhiệm nặng nề đối với CBTD Trong khi đó, với quy trình mới, ngân hàng đã tách ra làm 3 phòng ban chính trong quy trình: Phòng Quan hệ KH, phòng Quản trị tín dụng, phòng Quản lý rủi ro cùng với các cấp có thẩm quyền phán quyết và trực tiếp ra quyết định: Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách công tác tác nghiệp, Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách công tác QHKH và Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách công tác QLRR. Theo đó, Cán bộ QHKH đảm nhận việc tiếp nhận hồ sơ, làm hồ sơ, nếu đủ điều kiện sau khi hoàn tất về giấy tờ, gửi phòng QTTD nhập máy tính, sau đó chuyển lại hồ sơ tài sản thế chấp cho bộ phận QHKH nhập kho quỹ. Đối với những món vay vượt quyền của phòng QHKH phải trình phòng QLRR. Sự tách biệt này đã làm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng đồng thời phát huy tối đa kỹ năng chuyên môn của từng bộ phận vị trí. Từ khi áp dụng quy trình mới, mỗi CBTD thực hiện những công việc cụ thể được giao, mỗi phòng sẽ đảm nhận riêng một công đoạn của quy trình cho vay, chính vì thế hoạt động của Ngân hàng trở nên chuyên môn hóa rất nhiều. - Giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng Với một quy trình được kiểm soát chặt chẽ sẽ làm giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng cho ngân hàng. Với quy trình cũ, CBTD thực hiện cả 3 khâu trong một quá trình cho vay, vì thế đây là cơ hội để một số ít CBTD thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với KH vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng. Áp dụng quy trình mới, từng bộ phận phòng ban thực hiện từng chức năng khác nhau, đối với mỗi món vay không phải là một người thực hiện mà là cả một đội ngũ cán bộ đảm nhiệm. Vì vậy, quy trình được kiểm soát một cách chặt chẽ, chất lượng tín dụng được nâng cao, giảm thiểu được nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Có thể thấy rõ chất lượng tín dụng được nâng cao ở tỷ lệ nợ xấu được giảm dần qua các năm gần đây kể cả số tuyệt đối lẫn tương đối, từ 9.85% năm 2008 xuống còn 5.1% năm 2009 và định hướng 3% vào năm 2010 tại BIDV Thăng Long. Trong đó, năm 2009 là năm thực hiện quy trình tín dụng mới của BIDV. - Chất lượng nhân sự cải thiện Song song với triển khai hoạt động dựa trên mô hình mới, nguồn nhân lực BIDV Thăng Long cũng không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng. Chi nhánh đã chú trọng bố trí, bổ sung đủ nhân sự ở các vị trí, các bộ phận đảm bảo yêu cầu thực hiện Dự án hiện đại hóa ngân hàng, chuyển đổi mô hình tổ chức. Về chất lượng, cùng với việc trẻ hóa cán bộ (tuổi đời bình quân năm 2008 là 33 và có 60% cán bộ dưới 30 tuổi), đội ngũ cán bộ Chi nhánh những năm qua cũng đã có những tiến bộ đáng kể trên cả 2 bình diện: bằng cấp và năng lực thực tế. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tăng 1.7% so với năm 2007. Bên cạnh đó, khả năng thực tế, năng lực quản trị điều hành, khả năng nắm bắt công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại, khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh của đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã cải thiện rõ rệt. - Những hoạt động về hoàn thiện chính sách tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xây dựng cơ cấu cho vay, quản lý danh mục tín dụng ngày càng được quan tâm và thực hiện đầy đủ trong dự án mới Cùng với quy trình cho vay mới, BIDV đã hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng với mục tiêu hướng tới KH theo nguyên tắc công khai – công bằng trên cơ sở hài hòa lợi ích nhưng phải đảm bảo yêu cầu quản lý rủi ro trên toàn hệ thống. Ngân hàng nhất quán xây dựng chính sách tín dụng dựa trên định hạng và xếp loại KH để thực hiện chính sách tín dụng và ứng xử phù hợp. Cải tiến hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá KH thông qua hệ thống xếp hạng nội bộ theo chuẩn mực, thông lệ phù hợp với nền KH đồng thời xây dựng phát triển hệ thống thông tin tín dụng để cảnh báo và hỗ trợ công tác xét duyệt tín dụng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng xây dựng cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, kiểm soát rủi ro, chất lượng tín dụng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, hình thức sở hữu, vùng miền. Thực hiện quản lý danh mục tín dụng: Xác định giới hạn quy mô an toàn cũng như mức rủi ro theo ngành kinh tế phù hợp quy mô hoạt động tín dụng của toàn hệ thống. Hệ thống đo lường của Ngân hàng tiến tới phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Ngân hàng đã xây dựng được hệ thống thống nhất phương pháp luận cho việc xác định giới hạn cho vay trên cơ sở lượng hóa rủi ro cho vay, phân loại KH theo tiêu chuẩn rủi ro mà Ngân hàng đang kiểm soát. - Tạo ra sự thống nhất hoạt động cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng Bản thân mỗi quy trình cho vay tạo ra sự thống nhất hoạt động cho các Chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng quản lý tốt hơn hoạt động cho vay của các Chi nhánh, cơ sở cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng hoạt động trôi chảy. * Những hạn chế còn tồn tại Chi nhánh BIDV Thăng Long đã và đang trong quá trình thực hiện và hoàn thiện mô hình mới. Quy trình tín dụng được xây dựng để áp dụng thống nhất chung cho mọi đối tượng KH cũng như việc thực hiện ở các Chi nhánh có địa bàn hoàn toàn khác nhau, không phân biệt thế mạnh đặc điểm, điều kiện kinh doanh của từng Chi nhánh. Vì vậy, nếu Chi nhánh Ngân hàng BIDV Thăng Long cứ thực hiện cứng nhắc theo các nguyên tắc trong quy trình cho vay mới mà không xem xét đến hoàn cảnh, tình hình hoạt động kinh doanh của mình, sẽ gây ra tình trạng phức tạp, phiền hà, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh thu hút khách hàng. Ngược lại nếu không tuân thủ đúng theo những nguyên tắc của Quy trình tín dụng mới của BIDV thì Chi nhánh BIDV Thăng Long có thể gặp những rắc rối và rủi ro tổn thất mà hậu quả khó lường trước được. Vấn đề trên đây gây không ít khó khăn cho BIDV Thăng Long và doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vay từ Chi nhánh. Bên cạnh đó, BIDV Thăng Long từ khi áp dụng thí điểm quy trình cho vay, sự đổi mới này đã đem lại không ít khó khăn cho Ngân hàng. Việc làm quen với những công việc mới mất khá nhiều thời gian và công sức của CBTD, phải tiến hành hướng dẫn lại CBTD những vấn đề cần thiết và một số hạn chế nữa mà một quy trình cho vay mới khách quan mang lại. - Đối với thủ tục cho vay Với quy trình cho vay mới, mỗi đơn xin vay vốn phải trải qua rất nhiều giai đoạn thẩm định, kiểm tra khác nhau. Thủ tục cho vay rườm rà, KH và Ngân hàng phải thực hiện nhiều thủ tục giấy tờ. Hồ sơ vay vốn của KH phải trải qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên là Phòng QHKH phê duyệt đề xuất tín dụng, rồi đến Phòng QLRR khi KH có nhu cầu tín dụng vượt thẩm quyền Phòng giao dịch, sau khi được phê duyệt cấp tín dụng lại thực hiện các thủ tục thực hiện sau phê duyệt, đó là thẩm định lại hoặc thẩm định bổ sung để tái đề xuất tín dụng đối với Bộ phận QHKH., hoặc đồng ý thỏa thuận với KH về Quyết định phê duyệt các điều kiện bổ sung. Sau khi KH chấp thuận, hai bên sẽ soạn thảo các hợp đồng, trình ký kết các hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan tài sản đảm bảo. Bộ phận QTTD nhập thông tin vào hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ. Sau đó là các thủ tục giải ngân phải qua Phòng QHKH kiểm tra mục đích và điều kiện lập đề xuất giải ngân, nếu đủ điều kiện, phải qua Phòng QTTD kiểm tra, nhập thông tin vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ, rồi đến Phòng QHKH để thực hiện hạch toán kế toán. Cùng với giám sát, kiểm tra, điều chỉnh tín dụng, thu nợ, lãi, phí, xử lý thu hồi nợ quá hạn, xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thanh lý hợp đồng các phòng QHKH, QTTD, QLRR và Bộ phận Dịch vụ KH tiếp tục phối hợp thực hiện. Như vậy, có thể thấy trình tự thủ tục thực hiện rất phức tạp. Trong mỗi phòng, hồ sơ xin vay sẽ được kiểm tra ở nhiều khía cạnh khác nhau qua nhiều ý kiến của cấp có thẩm quyền. Quá trình này tuy có đảm bảo hơn tính an toàn và hiệu quả của món vay nhưng đôi khi không cần thiết và gây mất nhiều thời gian cho Ngân hàng và KH. Hơn thế nữa, theo quy định của Quy trình cho vay mới, mỗi hồ sơ xin vay nếu ở giai đoạn kiểm tra nào chưa phù hợp thì KH cùng với CBTD tiến hành điều chỉnh hồ sơ vay vốn, lập báo cáo đề xuất sửa đổi tín dụng và gửi lên cấp trên. Báo cáo lập đề xuất sửa đổi tín dụng lại được phê duyệt theo đúng trình tự như Báo cáo đề xuất cho vay, tức là phải quay lại các bước ban đầu. Áp dụng quy trình mới, đối với khách hàng có hồ sơ đầy đủ, để đi đến duyệt khoản vay ngân hàng phải tốn thời gian hơn từ 1 đến 2 ngày so với áp dụng quy trình tín dụng cũ. Quy trình xét duyệt cho vay bị kéo dài gây mất thời gian cho Ngân hàng và KH, làm cho KH có thể nản lòng và từ bỏ quan hệ tín dụng với Ngân hàng, làm mất cơ hội kinh doanh của Ngân hàng. - Đối với công tác thẩm định trước khi cho vay Công tác thẩm định trước khi cho vay là một bước quan trọng để có được một món vay an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, chất lượng thẩm định KH, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu sót, chưa phản ánh đúng thực tế khả năng tài chính của KH cũng như hiệu quả thực sự của dự án vay. Thông tin số liệu thẩm định phần lớn do KH cung cấp, làm cho kết quả thẩm định không còn khách quan, phản ánh không đầy đủ, chính xác vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án vay. Công tác thẩm định chưa được chú trọng đúng mức, đôi khi ỷ lại vào tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, vì thế yếu tố chủ quan ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định. Trừ trường hợp thật cần thiết, không phải lúc nào ngân hàng cũng có điều kiện để mời các tổ chức chuyên môn tái thẩm định để xác định tính chính xác của những tài liệu này. Vấn đề này ảnh hưởng không chỉ đến một dự án mà lâu dài với mọi dự án khi CBTD không nắm rõ được thực chất của khoản vay. Số liệu sử dụng để làm căn cứ thẩm định chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về KH vay vốn và hiệu quả của dự án, phương án. Nguyên nhân do ngân hàng còn hạn chế trong việc thu thập và lưu trữ thông tin về KH cũng như các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết khác cho quá trình thẩm định. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thông tin là Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước nhưng thông tin không được thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với KH quan hệ tín dụng lần đầu. - Đối với tài sản đảm bảo Việc cho vay không có tài sản đảm bảo vẫn diễn ra, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Việc thẩm định điều kiện cho vay không có tài sản đảm bảo còn sơ sài, còn mang nhiều cảm tính. Đối với những khoản vay không có tài sản đảm bảo thì điều kiện quan trọng nhất là hiệu quả món vay phải cao, mang tính chắc chắn. Nhưng thẩm định hiệu quả của món vay còn là vấn đề cần được cải thiện nhiều. Có những KH mà điều kiện vốn chủ tham gia vào dự án vay không đủ nhưng vẫn thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, làm mất đi động lực sử dụng vốn vay hiệu quả. - Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn vay của KH chưa được đầy đủ. Một mặt đây là công việc hết sức khó khăn do kết quả của việc kiểm tra, kiểm soát phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí của KH. Nếu KH không có thiện chí thì Ngân hàng rất khó có thể nắm bắt được tình hình thực tế, việc sử dụng vốn của KH như thế nào, có đúng mục đích và phù hợp với hợp đồng đã cam kết hay không. Việc nắm bắt kịp thời hoạt động của KH rất khó nên đôi khi hoạt động kiểm tra, kiểm soát không theo kịp sự thay đổi của KH. - Đối với phương tiện, nguồn lực thực hiện Quy trình cho vay mới Để phù hợp với một mô hình mới, Ngân hàng tất yếu phải xây dựng một hệ thống phương tiện, nguồn lực đáp ứng được yêu cầu của mô hình đó. Do quy trình mới được áp dụng chưa lâu, phương tiện máy móc hỗ trợ lại chưa có những thay đổi kịp thời để phù hợp với những công việc mới, CBTD còn chưa quen với những thiết bị mới làm cho hoạt động của Ngân hàng nhiều khi ngừng trệ, gây mất thời gian công sức của CBTD và ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Do phải làm việc với quy trình mới, CBTD không tránh khỏi những bỡ ngỡ, vướng mắc trong kỹ năng làm việc, gây sự xáo trộn trong công việc. Đôi khi vì thế hoạt động theo kiểu “Vừa làm vừa rút kinh nghiệm” có thể tránh cho Ngân hàng một số rủi ro nhưng gây mất thời gian thực hiện, tìm kiếm những giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình. Những bước đi cụ thể đó sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho Ngân hàng, ảnh hưởng đến quan hệ giữa Ngân hàng và KH. * Nguyên nhân tồn tại những hạn chế ở BIDV Thăng Long Việc tồn tại những hạn chế trong hoạt động cho vay do phải tuân thủ một quy trình cho vay cụ thể là điều không thể tránh khỏi. Những hạn chế này có thể là do những nguyên nhân khách quan cũng có thể là do chủ quan mang đến. Tuy nhiên điều quan trọng là Ngân hàng phải biết đâu là nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng làm giảm chất lượng cho vay để từ đó có những chính sách, hoạt động cụ thể nhằm hạn chế tối đa những tác động do những hạn chế đó mang lại. Nguyên nhân khách quan - Quy trình cho vay mới Bản thân quy trình cho vay mới áp dụng tạo nên những tồn tại khách quan cho Ngân hàng. Quy trình mới được BIDV xây dựng để áp dụng thống nhất cho mọi chi nhánh. Do đó, việc tồn tại sự không thống nhất giữa quy trình cho vay và điều kiện thực tế của Chi nhánh áp dụng là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Sự bất cập này chỉ được giải quyết trên cơ sở quy trình cho vay chung và những quy định BIDV Việt Nam, BIDV Thăng Long xây dựng cho mình một Quy trình cho vay riêng phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh của Ngân hàng. Để từ đó có thể phát huy tốt nhất những mặt mạnh của Ngân hàng và giảm thiểu những hạn chế còn tồn tại, đảm bảo nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng. - Cơ chế chính sách Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa thống nhất, rõ ràng và hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và liên tục thay đổi. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp lại có một Bộ luật điều chỉnh riêng. Sự phân biệt này đã tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh, gây tâm lý tiêu cực cho cả Ngân hàng và KH.. Ngân hàng dựa trên sự phân biệt đó sẽ có chính sách riêng biệt đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, làm mất đi sự c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả quy trình tín dụng mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Lon.doc
Tài liệu liên quan