MỤC LỤC
CHƯƠNG I : DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH. 1
I. DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH. 1
1.1. Nghị định thư Kyoto và Cơ chế phát triển sạch 1
1.1.1.Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto 1
1.1.2.Các cơ chế Kyoto và cơ chế phát triển sạch 2
1.2. Bản chất và chu trình dự án Cơ chế phát triển sạch 3
1.2.1. Dự án cơ chế phát triển sạch 3
1.2.2. Chu trình của dự án CDM 4
1.3. Ý nghĩa của việc thực hiện cơ chế phát triển sạch 8
II. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH 8
III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH 10
3.1. Giới thiệu phương pháp phân tích chi phí – lợi ích 10
3.2. Các bước đánh giá hiệu quả dự án CDM. 11
3.2.1. Xác định các chi phí và lợi ích 11
3.2.2. Đánh giá các chi phí – lợi ích 13
3.2.3. Tổng hợp chi phí – lợi ích theo thời gian 13
3.2.4. Tính toán các chỉ tiêu. 13
3.2.5. Phân tích rủi ro và độ nhạy. 17
3.2.6. Kết luận và kiến nghị. 17
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG HIỆU SUẤT CAO TẠI XÃ XUÂN QUAN, HUYỆN VĂN GIANG,TỈNH HƯNG YÊN. 19
I. SẢN XUẤT GẠCH THEO KIỂU TRUYỀN THỐNG TẠI XÃ XUÂN QUAN, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN 19
1.1. Giới thiệu chung về xã Xuân Quan 19
1.2. Tình hình sản xuất gạch tại của xã Xuân Quan 19
1.3. Giới thiệu lò gạch thủ công truyền thống 20
II. GIỚI THIỆU LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG HIỆU SUẤT CAO TẠI XÃ XUÂN QUAN, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN. 20
2.1. Giới thiệu lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao 20
2.2. Mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. 23
2.3. So sánh lò gạch liên tục kiểu đứng và lò gạch kiểu truyền thống 23
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG CÓ VÀ KHÔNG CÓ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) TẠI XÃ XUÂN QUAN,HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN. 28
I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG. 28
1.1. Những vấn đề chung. 28
1.1.1. Mục đích của việc đánh giá 28
1.1.2. Phương pháp đánh giá 28
1.1.3. Một số thông tin chính. 29
1.2. Xác định chi phí và lợi ích của dự án lò gạch liên tục kiểu đứng. 30
1.2.1. Xác định chi phí 30
1.2.2. Xác định lợi ích. 32
1.3. Đánh giá các chi phí – lợi ích. 32
1.3.1. Đánh giá chi phí 32
1.3.2. Đánh giá lợi ích. 35
1.4. Tổng hợp chi phí – lợi ích 36
II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN. 41
2.1. Hiệu quả về kinh tế. 41
2.1.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV). 41
2.1.2. Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR) 42
2.1.3. Thời hạn thu hồi vốn T (PB) 42
2.1.4. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 43
2.1.5. Tổng hợp các kết quả. 44
2.1.6. Phân tích rủi ro và độ nhạy. 44
2.2. Hiệu quả về môi trường. 46
2.2.1. Tiết kiệm nhiên liệu. 46
2.2.2. Giảm phát thải các khí gây ô nhiễm môi trường. 47
2.2.3. Hiệu suất sử dụng nhiệt cao. 47
2.3. Hiệu quả về xã hội. 47
Kết luận 48
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có và không có cơ chế phát triển sạch (CDM) tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị hiện tại của lợi ích theo thời gian trong tương lai.
· Chọn tỷ lệ chiết khấu (r): là việc hết sức quan trọng, bởi lẽ một sự thay đổi nhỏ của r sẽ làm thay đổi giá trị hiện tại ròng và như vậy có thể cho kết quả phân tích sai. Tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn phải đảm bảo:
+ Không phản ánh lạm phát, mọi giá cả sử dụng trong phân tích là thực.
Tỷ lệ chiết khấu thực = tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa – lạm phát
+ Xác định và điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu căn cứ vào chi phí cơ hội của đồng tiền, chi phí của việc vay mượn và hệ thống xã hội về ưu tiên theo thời gian.
Khi đã chọn mốc thời gian và tỷ lệ chiết khấu, chúng ta tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính: NPV, BCR, PB, IRR.
¨ Giá trị hiện tại ròng (NPV).
Giá trị hiện tại ròng của dự án là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập và chi phí trong tương lai, nghĩa là tất cả lợi nhuận hàng năm được chiết khấu về thời điểm bắt đầu bỏ vốn theo tỷ suất chiết khấu đã được lựa chọn.
Công thức tính:
NPV =
Trong đó:
r là tỷ lệ chiết khấu
t là năm tương ứng (t = 0,1,2,…n)
n là số năm đời dự án
Bt, Ct lần lượt là lợi ích và chi phí năm thứ t.
Giá trị hiện tại ròng là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính dự án đầu tư, phản ánh giá trị thời gian của tiền. Dự án chỉ được chấp nhận khi NPV khụng õm.
¨ Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR)
Tỷ suất lợi ích – chi phí là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được so với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra.
BCR =
Tỷ số B /C cho biết tổng các khoản thu của dự án có đủ bù đắp các chi phí phải bỏ ra của dự án hay không và dự án có khả năng sinh lãi không. Dự án chỉ được chấp nhận khi B /C $1.
Nếu B /C > 1 : dự án có lãi.
B/C = 1 : dự án hoà vốn, không có lãi.
B/C < 1 : dự ỏn khụng khả thi về mặt tài chính.
¨ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Đây là một trong những chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất trong việc đánh giá sự đáng giá về mặt kinh tế tài chính của các dự án đầu tư. Bản chất IRR là mức thu lợi trung bình của đồng vốn được tính theo các kết số còn lại của vốn đầu tư ở đầu các năm của dòng tiền tệ do nội tại của phương án mà suy ra và với giả thuyết là các khoản thu được trong quá trình khai thác dự án đều được đem đầu tư lập tức cho dự án với suất thu lợi bằng chính suất thu lợi nội bộ IRR đang tìm.
Về mặt toán học, IRR là một tỷ suất chiết khấu đặc biệt mà khi đó NPV = 0, là khả năng sinh lãi riêng của dự án.
Công thức tính:
NPV = 0 hay
IRR là tỷ lệ lãi suất tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận vay vốn để thực hiện dự án mà không sợ bị thua lỗ. IRR càng lớn hơn lãi suất tiền vay thì khả năng sinh lời của dự án càng cao.
¨ Thời hạn thu hồi vốn (PB)
Thời hạn thu hồi vốn là số năm cần thiết để có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Đây là một tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu dự án có nhiều rủi ro và khan hiếm vốn, là vấn đề thường gặp phải đối với các dự án CDM. Thời hạn thu hồi vốn càng dài thì rủi ro càng lớnc chỉ sau thời kỳ thu hồi vốn, vốn đầu tư đã được hoàn lại đầy đủ, các yếu tố không chắc chắn trong tương lai không còn quá nguy hiểm đối với chủ đầu tư nữa và mọi khoản thu nhập ròng đều được xem là lãi.
+ Thời gian thu hồi vốn giản đơn: thường sử dụng khi lập Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi hoặc dùng trong trường hợp lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi mà lãi vốn vay đã trả hàng năm.
PB =
Trong đó: C0 là vốn đầu tư ban đầu
CF1 là tiết kiệm ròng năm đầu tiên
+ Thời gian thu hồi vốn có xột đờn yếu tố thời gian của tiền: dùng khi lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi và chỉ đúng trong trường hợp dự án sử dụng vốn tự có. Có thể tính theo phương pháp cộng dồn (lập bảng biến thiên) hay phương pháp trừ dần.
Với các dự án cú cựng mức vốn đầu tư thì dự án nào có thời hạn thu hồi vốn càng ngắn càng tốt, vì như thế đồng nghĩa với việc quay vòng vốn nhanh và ít rủi ro hơn.
3.2.5. Phân tích rủi ro và độ nhạy.
Trong thực tế, các rủi ro luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào chứ không tuân theo mong muốn của một đối tượng nào, cũng như vậy, luôn có thể xảy ra rủi ro đối với các ước tính của nhà đầu tư. Biến động trên thị trường vốn vay, thay đổi trong chính sách và thể chế, …tất cả những điều đó làm cho các dữ liệu để đánh giá hiệu quả một dự án trở nên không đầy đủ và toàn diện một cách hoàn hảo. Vì thế, cần phải có những giả định về dữ liệu tính toán, người phân tích phải kiểm định ảnh hưởng của những thay đổi trong giả định đối với các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả dự án.
Bản chất của phân tích rủi ro và độ nhạy là tính lại lợi ích xã hội ròng với bộ dữ liệu khác cùng với sự giải thích lại sự mong muốn tương đối của các phương án.
Phân tích độ nhạy của dự án cho phép đánh giá tác động của sự không chắc chắn thông qua việc:
- Chỉ ra biến số ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích xã hội ròng.
- Chỉ ra giá trị của một hay nhiều biến số cụ thể mà tại đó làm cho đánh giá hiệu quả dự án thay đổi.
- Chỉ ra trong phạm vi của một hay nhiều biến số một phương án là đáng mong muốn nhất về mặt kinh tế.
Phân tích rủi ro và độ nhạy sẽ giúp người phân tích hiểu được cấu trúc hiệu quả kinh tế của dự án. Những yếu tố gây tác động mạnh mẽ nhất cũng như các yếu tố cú ớt ảnh hưởng cũng sẽ rõ ràng hơn.
3.2.6. Kết luận và kiến nghị.
Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, chúng ta sẽ có một cái nhìn tương đối bao quát về dự án, hiệu quả của dự án. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về dự án, cú nờn lựa chọn dự án không và nếu có thì khi thực hiện dự án sẽ đem lại các lợi ích gỡ, cỏc khoản chi phí phải bỏ ra để có được những lợi ích đó là gì. Đồng thời đề xuất các kiến nghị nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, hoàn thiện dự án.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG HIỆU SUẤT CAO TẠI XÃ XUÂN QUAN, HUYỆN VĂN GIANG,TỈNH HƯNG YấN.
I. SẢN XUẤT GẠCH THEO KIỂU TRUYỀN THỐNG TẠI XÃ XUÂN QUAN, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YấN
1.1. Giới thiệu chung về xó Xuõn Quan
Xó Xuân Quan là xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên với ba mặt giáp Hà Nội. Xó cú diện tích 530 ha, dân số hơn 7000 người trong đó lực lượng lao động chiếm khoảng 49%. Kinh tế của xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp, công nghiệp còn kém phát triển. Mang đặc điểm chung của tỉnh, sản xuất công nghiệp của xã chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ dưới dạng làng nghề sản xuất gạch ngói, gốm sứ,.. Trong số các cơ sở sản xuất này thì sản xuất gạch nung đóng một vai trò tích cực cho Ngân sách xã, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng gần 300 lao động, đã và đang trở thành nguồn kinh tế chính của nhiều hộ gia đình.
1.2. Tình hình sản xuất gạch tại của xó Xuõn Quan
Hiện xó cú hơn 30 lò gạch đang hoạt động, đóng góp vào Ngân sách xã khoảng hơn 250 triệu đồng một năm. Việc sản xuất gạch tại xó Xuõn Quan được tiến hành tại một số khu vực sản xuất nông nghiệp kém phát triển, và là nguồn lợi kinh tế đáng kể do có nguồn nguyên liệu được bổ sung liên tục là phù sa sông Hồng do nạo vét kênh Bắc Hưng Hải. Tuy nhiên, các lò gạch trong xã chủ yếu là cỏc lũ thủ công, trong giai đoạn cháy mãnh liệt sinh ra khúi cú lưu lượng lớn và nhiệt độ cao bất thường gõy chỏy tỏp cây trồng và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân khu vực xung quanh, dẫn đến xích mích, xung đột giữa các hộ trồng hoa màu, lương thực và các hộ sản xuất gạch. Cuối năm 1999, Uỷ ban nhân dân xó Xuõn Quan đã phải bồi thường cho 91 mẫu lúa và hoa màu với tổng số tiền bồi thường là 60, 5 triệu đồng do khói thải từ các lò gạch đã gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cây trồng. Đồng thời 10 lò gạch đã phải ngừng hoạt động do có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực xung quanh. Như vậy có thể thấy là khói lò gạch đã ảnh hưởng rất nặng đến công ăn việc làm cũng như nguồn lợi kinh tế của dân cư trong xã.
1.3. Giới thiệu lò gạch thủ công truyền thống
Lò gạch có công suất 100.000 viên /mẻ được sử dụng phổ biến ở Hưng Yên. Lò đứng thủ công hoạt động theo nguyên lý gián đoạn, theo đó mỗi mẻ gạch đốt 100.000 viên bao gồm các công đoạn sau:
Xếp gạch vào lò: 5 – 10 ngày
Đốt lò: 5 – 6 ngày
Làm nguội lò: 5 – 6 ngày
Lấy gạch ra và xếp gạch vào kiêu: 5 – 6 ngày
Tổng số: 20 – 28 ngày.
Nhiên liệu sử dụng là than cám 6 – 5 từ mỏ Cao Sơn, Mạo Khê.
Khối lượng trung bình gạch mộc: 2,12 kg
Khối lượng trung bình gạch thành phẩm: 1,85 kg.
Năng suất trung bình năm: 13 mẻ * 80.000 viên /mẻ = 1.040.000 viên /năm.
Tỷ lệ hao vỡ trung bình là: 10%.
II. GIỚI THIỆU LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG HIỆU SUẤT CAO TẠI XÃ XUÂN QUAN, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YấN.
2.1. Giới thiệu lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao
Lò gạch liên tục kiểu đứng có xuất sứ tại Trung Quốc. Sau đó vào khoảng những năm 1990, một số tổ chức quốc tế như GTZ của Đức, SDC và Skat của Thuỵ Sĩ đã nghiên cứu và thấy rằng đây là một mô hình lò gạch có khả năng tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường rất lớn, có thể phù hợp triển khai ở các nước đang phát triển. Từ đó công nghệ lò gạch này được chuyển giao đến một số nước như ấn Độ, Nêpan, Pakistan. Cho đến nay, lò gạch liên tục kiểu đứng đã được ứng dụng rộng rãi nhất là ở ấn Độ và cho nhiều kết quả tốt.
Nguyên lý cấu tạo và đặc điểm vận hành của mô hình lò gạch như sau:
Lò gạch gồm có hai lớp tường, ở giữa là lớp cách nhiệt dày khoảng 1m để cách nhiệt cho lò. Lớp tường cách nhiệt này thường được làm từ xỉ, đất hay đất trộn trấu tuỳ thuộc khả năng cung cấp nguyên liệu của từng vùng. Lớp tường phía trong vùng chứa gạch có thể xây bằng gạch, gạch chưa nung hoặc đôi khi là gạch chịu lửa. Kích thước tiết diện vùng này sẽ quyết định công suất của lò gạch. Thông thường kích thước tiết diện vùng chứa gạch là 1m chiều rộng và 1m; 1,5m; 1, 75m hoặc 2m chiều dài.
Trong không gian chứa gạch của lò, gạch được xếp thành nhiều mẻ, mỗi mẻ gồm 4 lớp theo chiều đứng bên trong lò, giữa các lớp gạch có rắc các lớp than cám xen kẽ. Khi khởi động lò ta có thể mồi lửa cho lò từ mặt trên lò hoặc từ đỏy lũ và điều chỉnh chuyển động của gạch trong lò để khu vực nung ở khoảng giữa lò. Lúc đó, đây sẽ là vựng cú nhiệt độ cao nhất để nung chín viên gạch. Trờn vựng nung gọi là vùng gia nhiệt, nhiệt bốc ra từ vùng nung có nhiệt độ thấp hơn được sử dụng để gia nhiệt trước cho gạch ở vùng gia nhiệt. Phía trên vùng gia nhiệt là vùng sấy, nhiệt bốc ra từ vùng gia nhiệt có nhiệt độ thấp hơn lại được sử dụng để sấy gạch ở vùng sấy. Bên dưới vùng nung là vùng làm nguội, gạch sau khi nung cần được làm nguội một cách từ từ trong vùng làm nguội. Không khí cấp vào từ đỏy lũ khi qua vùng làm nguội được gia nhiệt bởi gạch vừa được nung chuyển xuống vùng này trước khi cấp cho vùng nung. Như vậy trong không gian chứa gạch của lũ luụn tồn tại bốn vùng, tính từ trên xuống là vùng sấy, vùng gia nhiệt, vùng nung và vùng làm nguội. Gạch được đưa vào lò, qua bốn vùng này một cách liên tục và khi ra khỏi vùng làm nguội ta được gạch chín. Gạch được cấp liên tục vào lò từ trên xuống ngược chiều với chiều dũng khúi mang nhiệt đi từ dưới lên trên để gia nhiệt cho gạch. Khói sinh ra trong quá trình đốt sau khi nhả nhiệt cho gạch mộc được thải ra môi trường thông qua một hệ thống dẫn khói và hai ống khói. Do tận dụng nhiệt một cách tối đa, ta có thể giảm đáng kể lượng nhiên liệu sử dụng, lưu lượng khói thải thấp và được đưa ra hai ống khói cao khoảng 10m so với mặt đất nên giảm thiểu mức ô nhiễm môi trường xung quanh và môi trường làm việc cho người lao động.
Với nguyên lý vận hành như trên cùng với việc cách nhiệt tốt ở vỏ lò, lò gạch liên tục kiểu đứng có suất tiêu hao năng lượng thấp hơn nhiều so với cỏc lũ thủ công. Dưới đây là một số kết luận đã được rút ra từ việc áp dụng lò gạch liên tục kiểu đứng tại một số nước như ấn Độ, Trung Quốc:
Ú Hiệu suất nhiệt cao nên suất tiêu hao năng lượng để nung gạch là rất nhỏ, chỉ khoảng 0,75 – 1,1 MJ/kg gạch thành phẩm. Suất tiêu hao năng lượng này được coi là thấp nhất trong các loại mô hình lò gạch trên thế giới.
Ú Do lò hoạt động liên tục nên lưu lượng khói thải rất nhỏ. Đối với lò gạch có công suất 4000 viên /ngày, lưu lượng khói trung bình là 0,19m3/s. Với lưu lượng khói nhỏ như vậy sẽ nhanh chóng phát tán vào không khí, do vậy sẽ khụng gõy ô nhiễm môi trường cho khu vực xung quanh.
Ú Cấu tạo của lò đơn giản, vận hành dễ dàng, giá thành xây dựng không cao do đó phù hợp với hầu hết các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, đồng thời thích hợp với việc khai thác đất tại chỗ để làm gạch.
Ú Chất lượng gạch ra đảm bảo với hình dạng ít bị biến dạng trong quá trình nung, cường độ chịu nén của gạch khá cao. Theo báo cáo của ấn Độ thì cường độ chịu nén của gạch sản xuất theo công nghệ này khoảng 70 – 300 kg /cm2 tuỳ thuộc vào chất lượng gạch mộc.
Với những ưu điểm như trên, việc ứng dụng mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng ở Việt Nam nói chung và ở xó Xuõn Quan nói riêng sẽ có ý nghĩa thiết thực. Mô hình lò gạch này có thể được sử dụng thay thế lò gạch thủ công một cách dễ dàng, vừa giảm ô nhiễm môi trường mà vẫn đảm bảo được sự phát triển của sản xuất đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng trong tỉnh cũng như cả nước.
2.2. Mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao tại xó Xuõn Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng đã được xây dựng và vận hành liên tục từ tháng 3 năm 2002 tại xó Xuõn Quan, Văn Giang, Hưng Yên là mô hình lũ kộp gồm hai buồng đốt có công suất 3.800.000 viên /năm với các thông số kỹ thuật chính như sau:
Nhiên liệu sử dụng: Than cám 6-5 từ mỏ Cao Sơn, Mạo Khê.
Khối lượng trung bình gạch mộc: 2,065 kg.
Khối lượng trung bình gạch thành phẩm: 1,87 kg.
Lò gạch hoạt động liên tục trung bình 1, 5 giờ ra một mẻ 368 viên cho một buồng đốt, với hai buồng đốt trong một ngày sản lượng gạch ra lò là 11.776 viờn (368viờn /mẻ/buồng * 2buồng * 16mẻ/ngày = 11.776 viên /ngày).
Một năm hoạt động trong 330 ngày thì sản xuất ra số lượng gạch là:
330 ngày * 11.776 viên /ngày = 3.886.080 viên.
Tỷ lệ hao vỡ trung bình là: 8%.
2.3. So sánh lò gạch liên tục kiểu đứng và lò gạch kiểu truyền thống
Việc so sánh giữa lò gạch liên tục kiểu đứng và lò gạch kiểu truyền thống (lò gạch thủ công) thực hiện theo một số khía cạnh sau:
- Suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị khối lượng sản phẩm.
- Mức độ phát thải ra môi trường
- Đánh giá về chất lượng gạch.
Suất tiêu hao năng lượng: là đại lượng đặc trưng cho mức năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm, ở đây tính bằng MJ /kg gạch thành phẩm.
Số liệu trong các bảng dưới đây là dựa trên việc phỏng vấn các chủ lò gạch
VSBK (Vertical Shaft Brick Kiln): Lò gạch liên tục kiểu đứng.
Công suất trung bình của lò gạch liên tục kiểu đứng:
11.776 viên /ngày * 330 ngày /năm = 3.886.080 viên /năm.
Công suất trung bình của lò gạch thủ công truyền thống:
80.000 viên /mẻ * 13 mẻ /năm = 1.040.000 viên /năm.
Bảng 2.1: Tiêu hao nhiên liệu đối với lò gạch thủ công truyền thống và lò gạch liên tục kiểu đứng (một lũ kộp).
Thông số
VSBK
Lò thủ công truyền thống
Nhiên liệu tiết kiệm được
Thành tiền (VNĐ)
Lượng nhiên liệu tiêu thụ cho 1viên gạch
0,085 kg
0,15 kg
0,065 kg
-
Lượng than cần để sản xuất 3.886.080 viên gạch
330.316,8 kg
582.912 kg
252.595,2 kg
75.778.560
Lượng củi cần thiết để khởi động lò
400 kg
200 kg
-
-
Lượng củi cần thiết để khởi động lò
400 kg
7800 kg
7400 kg
4,44
Chi phí nhiên liệu trong 1 năm (đồng)
99.335.040
48.360.000
Nguồn: Theo số liệu thu thập bằng cách phỏng vấn các chủ lò gạch tại xó Xuõn Quan.
Một mẻ của lò thủ công là 100.000 viên
Giá than là 300.000 đồng /tấn, giá củi là 600 đồng /kg.
Lượng củi cần cho mỗi lần khởi động lò của lò gạch thủ công là 200 - 500 kg/lũ tuỳ thuộc vào công suất lò, thời tiết và kinh nghiệm của người thợ đốt lò.
Giá nhiên liệu được tính theo giá thị trường.
Nhìn vào bảng ta có thể thấy việc sử dụng lò gạch liên tục kiểu đứng để sản xuõt 3.886.080 viên gạch /năm so với việc sử dụng lò thủ công để sản xuất cùng số lượng gạch trên sẽ tiết kiệm được 252, 6 tấn than và 7, 4 tấn củi. Và như vậy sú tiền tiết kiệm được từ tiết kiệm nhiên liệu sẽ là 75, 8 triệu đồng tiền than và 4, 4 triệuđồng tiền củi, tổng số tiền tiết kiệm nhiên liệu là 80, 2 triệu đồng.
Mức độ phát thải ra môi trường: Được tính toán dựa trên cơ sở cân bằng về khối lượng. Ta có sơ đồ sau:
LÒ GẠCH
Than (Mt) Tro (Mtr)
Gạch mộc (Mgm) Gạch sau nung (Mgn)
Không khí (Mkk) Khói thải (Mkt)
Hình 2.1: Cân bằng năng lượng cho lò gạch đốt than.
Phương trình cân bằng khối lượng:
Mt+ Mgm + Mkk = Mtr + Mgn + Mkt
Trong đó:
Mt: khối lượng than đưa vào lũ (kg/viờn).
Mgm: Khối lượng gạch mộc đưa vào lũ (kg/viờn)
Mkk: Khối lượng không khí sử dụng trong quá trình cháy trong lũ (kg/viờn).
Mtr: Khối lượng tro sinh ra trong quá trình đốt (kg/viờn).
Mgn: Khối lượng của gạch sau khi nung (kg/viờn).
Mkt: Khối lượng khói sinh ra trong quá trình nung gạch (kg/viờn).
Đối với lò gạch liên tục kiểu đứng, 65% lượng than cần thiết để đốt gạch được trộn vào đất làm gạch, phần còn lại được rắc ngoài khi gạch mộc được xếp vào lò. Theo điều tra thực tế thì lượng than trung bình cần để sản xuất 1000 viên gạch đối với lò gạch liên tục kiểu đứng là 850 kg, còn đối với lò gạch thủ công là 1500kg.
Dựa vào các số liệu đo đạc về nồng độ O2 trong khói thải và giả định rằng quá trình cháy của than trong cả hai loại lò gạch liên tục và thủ công là hoàn toàn, khối lượng không khí và khối lượng khói thải từ lò gạch đựơc trình bày trong Phụ lục A. Các chỉ số phát thải từ lò gạch liên tục kiểu đứng và lò thủ công được tóm tắt trong bảng 2 dưới đây.
Bảng 2.2: So sánh mức độ phát thải của lò thủ công truyền thống và lò gạch liên tục kiểu đứng (VSBK, một lũ kộp).
Chỉ tiêu
VSBK
Lò thủ công
Lò thủ công /VSBK
Lượng nhiên liệu tiêu thụ cho 1viên gạch (kg/viên)
0,085
0,15
1, 76 lần
Lưu lượng khói thải (kg/s)
0,2096
2,8147
13, 43 lần
Lưu lượng khí thải CO2 (kg/s)
0,02132
0,1649
7, 74 lần
Lượng CO2 toả ra khi nung gạch (kg/viên)
0,1564
0,276
1, 76 lần
Lưu lượng khí thải SO2
(g/s)
0,076
0,6082
8 lần
Lượng SO2 toả ra khi nung gạch (g/viên)
0,56
0,98
1, 75 lần
Lượng tro thải khi đốt 1000viên gạch (kg)
10,644
101,666
109, 55 lần
Nguồn: Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy gạch Triều Dương, Viện Khoa học vật liệu, tháng 3 năm 2002.
Đánh giá chất lượng gạch: Việc đánh giá chất lượng gạch nung của hai lò do Viện Khoa học công nghệ vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng thực hiện. Một số thông số chính được đưa ra trong Bảng 2.3 dưới đây.
Một số kết luận đã được đưa ra:
+ Chất lượng gạch thành phẩm của lò liên tục kiểu đứng (VSBK) khá tốt, đạt mác M75 theo TCVN 1451 –1998 với cường độ khỏng nộn là 7,9 N/mm2, cao hơn so với gạch thành phẩm của lò thủ công, chỉ đạt 6,2 N/mm2, đạt mác M50.
+ Cường độ chịu uốn của gạch thành phẩm của lò liên tục kiểu đứng thấp hơn so với gạch của lò thủ công là do gạch bị sốc nhiệt trong quá trình làm nguội do vận hành chưa đúng tiêu chuẩn đề ra dẫn đến vùng nung gạch chưa ổn định. Các chủ lò gạch có thể khắc phục nhược điểm này, nâng cao cường độ chịu uốn cho gạch thành phẩm của lò VSBK bằng cách tổ chức lao động tốt hơn và nâng cao trình độ tay nghề của người công nhân trực tiếp vận hành lò.
+ Độ hút nước của gạch thành phẩm của lò liên tục kiểu đứng là 12,01% nhỏ hơn của gạch thành phẩm của lò thủ công truyền thống, là 14,46% chứng tỏ lò gạch liên tục kiểu đứng nung gạch ở nhiệt độ cao hơn và gạch được kết luyện mạnh hơn.
Bảng 2.3: So sánh Lò gạch liên tục kiểu đứng (VSBK) và lò gạch thủ công truyền thống về chất lượng gạch.
Thông số
VSBK
Lò gạch thủ công
Cường độ kháng nén (N/mm2)
7,9
6,2
Cường độ chịu uốn (N/mm2)
2,34
2,52
Độ hút nước (%)
12,01
14,46
Nguồn: Theo Báo cáo đánh giá của Viện Khoa học công nghệ vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng.
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG Cể VÀ
KHÔNG CÓ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) TẠI XÃ XUÂN QUAN,HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YấN.
I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG.
1.1. Những vấn đề chung.
1.1.1. Mục đích của việc đánh giá
Đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng tại xó Xuõn Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên nhằm mục đích nhận dạng, đánh giá và phân tích các chi phí và lợi ích của việc thực hiện mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng. Từ đó cho phép xác định chính xác hiệu quả của việc ứng dụng mô hình lò gạch mới này mang lại về các mặt kinh tế – xã hội – môi trường thông qua tính toán một số chỉ tiêu như: lợi ích ròng (NPV), thời gian hoàn vốn, tỷ lệ sinh lợi nội tại của dự án (IRR), …chứng minh cho các chủ lò gạch thủ công thấy rằng: vẫn có thể kinh doanh có lãi mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và dân cư xung quanh. Đồng thời việc đánh giá hiệu quả của việc thực hiện dự án ứng dụng mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao khi có Cơ chế phát triển sạch (CDM) còn đưa ra lựa chọn thực hiện dự án Cơ chế phát triển sạch đối với các dự án sản xuất gạch nung nói chung và sản xuất gạch nung tại xã Xuân Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên do khói thải từ các lò gạch có chứa CO2 là một trong các khí nhà kính và hiện đang được trao đổi mua, bỏn trờn thị trường.
1.1.2. Phương pháp đánh giá
Khi tiến hành đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao ở xó Xuõn Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yờn, tụi đó sử dụng phương pháp phân tích tài chính từ giác độ cá nhân doanh nghiệp, và theo cách tiếp cận đầy đủ hơn về chi phí – lợi ích môi trường. Các phân tích dựa trên cơ sở so sánh giữa việc vận hành lò gạch thủ công và lò gạch liên tục kiểu đứng. Trong đó dự án lò gạch thủ công truyền thống được xem như phương án đường cơ sở (Baseline) và dự án lò gạch liên tục kiểu đứng là dự án CDM. Thêm vào đó, để giúp cho việc đánh giá được các chi phí – lợi ích của việc thực hiện mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng, trong chuyên đề này, tụi cũn sử dụng một số phương pháp khác như:
Ú Phương pháp phỏng vấn: thực hiện phỏng vấn đối với các hộ sản xuất gạch ở xó Xuõn Quan.
Ú Phương pháp điều tra, thu thập: thu thập các tài liệu.
Ú Phương pháp phân tích thông tin sẵn có.
1.1.3. Một số thông tin chính.
C Phương án đường cơ sở (Baseline): là phương án sản xuất gạch với lò gạch thủ công truyền thống, như đã trình bày ở phần trên và. Thời gian thuê đất là 5 năm, với diện tích đất thuê là 3600 m2, số lượng lò gạch là 2 lò. Năng suất 1 lò là 80.000 viên /mẻ, từ đó tính ra năng suất trung bình một năm sản xuất:
13 mẻ /lũ/năm * 80.000 viên /mẻ * 2 lò = 2.080.000 viờn /lũ/năm.
Các số liệu đầu vào cho lò gạch thủ công truyền thống được thu thập từ số liệu điều tra của Thạc sỹ Nguyễn Xuân Quang và Kỹ sư Nguyễn Thường, Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh và qua phỏng vấn 12 hộ sản xuất gạch tại xó Xuõn Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
C Phương án hai: là phương án sản xuất gạch với lò gạch liên tục kiểu đứng, không có cơ chế phát triển sạch (CDM) với một số các thông tin như sau:
Tuổi thọ của lò gạch là 10 năm, và dự án sử dụng một diện tích sõn bói là 8000m2, và được thuê trong 5 năm.
Thời gian nung gạch cho một mẻ là 1, 5 giờ với số lượng gạch lý thuyết sản xuất trong một mẻ là 736 viên cho lũ kộp. Lũ hoạt động liên tục 24 giờ/ngày và 330 ngày /năm, với Công suất trung bình là 3.886.080 viên /năm.
(736 viên /mẻ * 16 mẻ /ngày * 330 ngày /năm = 3.886.080 viên /năm).
Các số liệu đầu vào của lò gạch liên tục kiểu đứng được điều tra trên cơ sở thực tế sản xuất của gia đình ông Nguyễn Quý Mão, người đang trực tiếp sản xuất theo mô hình lò gạch này.
C Phương án ba: thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng và có thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM).
Giá bán CO2 lấy là 3 USD /tấn CO2 và tỷ lệ lãi suất trong thời gian xây dựng là 10%/năm còn tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn để tính toán là 12%/năm, đây là mức lãi suất được các nhà đầu tư cũng như các nhà ngân hàng chấp nhận. Tuy nhiên sẽ có những tính toán thêm với các mức lãi suất 10% và 8% trong phần phân tích rủi ro và độ nhạy. Với cả ba phương án thì thời gian xây dựng đều là 1 năm. Các tính toán tính trong 5 năm.
Giả thiết là các chi phí và lợi ích phát sinh vào cuối mỗi năm. Vốn đầu tư phát sinh vào thời điểm đầu năm.
1.2. Xác định chi phí và lợi ích của dự án lò gạch liên tục kiểu đứng.
1.2.1. Xác định chi phí
Tổng chi phí của dự án bao gồm hai hạng mục lớn là chi phí ban đầu (chi phí cố định) và chi phí vận hành (chi phí sản xuất).
C = C0 + C1
Trong đó:
C là tổng chi phí
C0 là chi phí ban đầu.
C1 là chi phí sản xuất.
Chi phí ban đầu bao gồm:
Chi phí xây dựng lò.
Chi phí mỏy đựn gạch.
Chi phí mặt bằng sản xuất.
Chi phí xây dựng nhà xưởng, lán trại.
Chi phí xây dựng đường điện sinh hoạt và các vận dụng cho công nhân.
Với cả hai phương án đều cú cỏc hạng mục chi phí ban đầu như kể trên.
Chi phí sản xuất (chi phí vận hành hàng năm) bao gồm:
Chi phí đất làm gạch
Chi phí nhiên liệu (than, củi)
Chi phí đùn gạch
Chi phí đưa gạch ra, vào lò
Chi phí nhân công vận hành lò
Chi phí đóng than
Chi phí phơi
Chi phí điện
Chi phí mua phên
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, phụ phí
Cả hai phương án trước đều cú cỏc hạng mục chi phí sản xuất tương đối giống nhau như kể trên, chỉ khác nhau về chi phí nhân công vận hành lò và chi phí đóng than. Đối với phươ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mt47.doc