MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I.Thực trạng thực hiện quy trình ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND 2
1.Quy trình ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND 2
1.1 Quy trình ban hành văn bản theo Quyết định 541/1995/QĐ_UB về quản lí thống nhất ban hành văn bản hành chính trong tỉnh Thái Bình 2
1.2 Quy trình ban hành văn bản QPPL theo Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 3
2.Thực trạng thực hiện quy trình 7
2.1 Những mặt đã đạt được 7
2.2. Những mặt còn tồn tại 8
II.Hoạt động thẩm định của các cơ quan tư pháp tỉnh Thái Bình 10
1.Quy trình thẩm định 10
1.1 Quy trình thẩm định văn bản QPPL của cơ quan tư pháp trước khi có luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 10
1.2 Quy trình thẩm định văn bản QPPL của cơ quan tư pháp khi có luật ban hành văn bản QPPL của HĐND , UBND năm 2004. 12
2.Thực trạng 13
2.1. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện 13
2.2. Kết quả thực hiện thẩm định 16
2.3 Những bài học kinh nghiệm 16
III.Kiến nghị và những giải pháp cụ thể để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản 17
1. Hoàn thiện về quy định 17
2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện. 18
2.1. Nâng cao nhận thức và tăng cường kỉ luật trong công tác thẩm định 18
2.2. Các giải pháp đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức thẩm định. 18
2.3. Các giải pháp liên quan đến tăng cường nhân lực cho công tác thẩm định 20
2.4. Giải pháp tăng cường các điều kiện đảm bảo đối với hoạt động thẩm định 21
C. KẾT LUẬN 22
PHỤ LỤC 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của của các cơ quan tư pháp ở Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quyết định, Chỉ thị, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Quyết định, Chỉ thị. Trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất bảy ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Quyết định, Chỉ thị
* Thẩm định dự thảo Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp tỉnh và huyện
Dự thảo Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp tỉnh và huyện phải được cơ quan tư pháp cùng cấp thẩm định trước khi trình UBND. Cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo Quyết định, Chỉ thị đến cơ quan tư pháp để thẩm định trước ngày UBND họp chậm nhất là mười lăm ngày đối với Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp tỉnh và bảy ngày đối với Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp huyện. Cơ quan tư pháp phải gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo chậm nhất là bảy ngày trước ngày UBND họp
* Trình dự thảo Quyết định, Chỉ thị để UBND xem xét, thông qua
Cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ Quyết định, Chỉ thị đến UBND chậm nhất là năm ngày trước ngày UBND họp. Chủ tịch UBND chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo Quyết định, Chỉ thị để chuyển đến các thành viên UBND chậm nhất là ba ngày trước ngày UBND họp. Dự thảo Quyết định, Chỉ thị sẽ được xem xét, thông qua tại phiên họp UBND khi có quá nửa tổn số thành viên UBND biểu quyết tán thành
* Soạn thảo, ban hành Quyết định, Chỉ thị của UBND trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp
Trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự thì chủ tịch UBND phân công cơ quan chuyên môn thuộc UBND hoặc cá nhân soạn thảo dự thảo Quyết định, Chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo. Cơ quan, cá nhân soạn thảo có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ dự thảo quyết định chỉ thị và gửi đến chủ tịch UBND.Hồ sơ dự thảo Quyết định, Chỉ thị bao gồm tờ trình, dự thảo Quyết định, Chỉ thị, ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan và tài liệu có liên quan .Chủ tịch UBND chỉ đạo việc gửi hồ sơ Quyết định, Chỉ thị đến các thành viên UBND chậm nhất là một ngày trước ngày UBND họp. Trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề khẩn cấp thì chủ tịch UBND phân công, chỉ đạo việc soạn thảo dự thảo Quyết định, Chỉ thị và triệu tập ngay phiên họp UBND để thông qua dự thảo Quyết định, Chỉ thị
2.Thực trạng thực hiện quy trình
2.1 Những mặt đã đạt được
- Hàng năm theo hướng dẫn của Sở Tư pháp đa số các sở, ban ngành đều xây dựng được dự kiến và đăng kí tham mưu ban hành văn bản cho UBND tỉnh cụ thể như: Lập dự kiến về số lượng, nội dung văn bản sẽ tham mưu ban hành vào đầu quý một hàng năm
- Một số sở, ban, ngành đã gửi ban đăng kí chương trình tham mưu ban hành văn bản QPPL cho UBND tỉnh đến sở tư pháp để tổng hợp và lập kế hoạch ban hành trình UBND tỉnh. Đặc biệt một số cơ quan đã ban hành được chương trình xây dựng văn bản QPPL mà ngành sẽ tham mưu ban hành nhằm chủ động xây dựng văn bản QPPL của UBND tỉnh như công an tỉnh
- Các cơ quan tham mưu soạn thảo văn bản hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản QPPL đã có sự chủ động phối hợp với các cơ quan khác khi soạn thảo văn bản có liên quan.
-Các văn bản được ban hành phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước cấp trên, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu chính trị của địa phương và được triển khai thực hiện tốt, một số cơ quan đã thực hiện tốt trình tự thủ tục ban hành văn bản QPPL như sở công nghiệp, khoa học công nghệ và môi trường, sở địa chính, Sở Tư pháp...
- Nhận thức được tầm quan trọng của văn bản QPPL của UBND tỉnh, một số cơ quan đơn vị khi soạn thaỏ văn bản đều tổ chức lấy ý kiến của các ngành liên quan, phối hợp với các cơ quan khác trong việc tham gia soạn thảo văn bản trước khi trình UBND kí ban hành như: sở công nghiệp, sở tư pháp, sở tài chính vật giá, sở y tế, sở công nghệ và môi trường, sở địa chính, công an tỉnh...
- Việc gửi dự thảo văn bản đến sở tư pháp để thẩm định đã được một số cơ quan thực hiện nghiêm túc và theo đúng quy định như sở công nghiệp, sở địa chính, sở khoa học công nghệ và môi trường…nhằm đảm bảo các yêu cầu luật định trước khi trình UBND tỉnh kí ban hành
2.2. Những mặt còn tồn tại
- Hầu hết các văn bản QPPL do HĐND các cấp ban hành không được đưa qua cơ quan tư pháp để thẩm định
- Từ năm 1995 đến nay trung bình mỗi năm UBND tỉnh ban hành từ 40 đến 60 văn bản QPPL, cấp huyện ban hành từ 8 đến 10 văn bản QPPL, cấp xã ban hành từ 2 đến 4 văn bản QPPL. Trong số các văn bản được ban hành đó có nhiều văn bản được sao chép (nhiều trường hợp còn sao chép sai) từ văn bản của cơ quan cấp trên.
- Các cấp, các ngành của tỉnh còn thiếu trách nhiệm đối với công tác ban hành văn bản, biểu hiện của tình trạng này là các cơ quan có liên quan không có sự phối hợp trong việc thực hiện các quy định về ban hành văn bản, như tình trạng cơ quan soạn thảo gửi văn bản hoặc dự thảo văn bản QPPL đến sở tư pháp để thẩm định nhưng lại không gửi tài liệu làm căn cứ pháp lí, thậm chí có đơn vị còn cố tình giấu căn cứ pháp lí khi dự thảo đề cập tới những nội dung có lợi cho ngành nhưng không phù hợp với các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên..., đồng thời cũng không có sự quan tâm tới chất lượng và hậu quả pháp lí của các dự thảo văn bản QPPL do mình tham mưu cho UBND, việc tham gia ý kiến xây dựng các văn bản QPPL không phải của ngành mình thì ít được thực hiện hoặc chỉ tham gia mang tính chiếu lệ, hình thức, nhiều cơ quan không gửi dự thảo văn bản để thẩm định trước khi trình kí ban hành
- Một số cơ quan còn chưa xây dựng được dự kiến ban hành van bản QPPL hoặc đã xây dựng nhưng thực hiện chưa đúng như: Không đăng kí chương trình tham mưu ban hành văn bản QPPL nhưng sau đó vẫn tham mưu ban hành văn bản dẫn đến việc theo dõi, tập hợp văn bản và quản lí thống nhất văn bản QPPL còn gặp nhiều khó khăn
- Trong các năm 1998 và 1999, có rất nhiều các văn bản QPPL do UBND các cấp ban hành đều không có ý kiến tham gia của cơ quan tư pháp cùng cấp. Đến nay số lượng dự thảo văn bản QPPL của UBND các cấp không lấy ý kiến tham gia của các cơ quan ban ngành liên quan và đối tượng chịu sự tác động của văn bản chiếm trên 80% tổng số dự thảo văn bản QPPL được UBND thông qua
- Việc soạn thảo văn bản QPPL theo sự phân công của UBND còn chậm chưa đảm bảo tiến độ về thời gian quy định, các yêu cầu về thẩm định không tuân thủ đúng quy định về mặt thời gian
- Đa số các văn bản được ban hành chưa phù hợp về thể thức như văn bản còn thiếu năm ban hành trong phần số, kí hiệu của văn bản, bố cục của văn bản chưa xây dựng theo kết cấu hợp lí
- Khâu thẩm định văn bản, dự thảo văn bản chưa được thực hiện nghiêm túc,mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh, 60% văn bản QPPL của cấp huyện chưa được thực hiện thẩm định trước khi ban hành
- Việc thực hiện quy trình ban hành văn bản QPPL ở cấp huyện cũng xảy ra tình trạng tương tự như ở cấp tỉnh,còn ở cấp xã tình trạng ban hành văn bản trái thẩm quyền về cả hình thức và nội dung xảy ra khá phổ biến ví dụ như Chủ tịc Uỷ ban nhân dân xã ban hành luật
II.Hoạt động thẩm định của các cơ quan tư pháp tỉnh Thái Bình
1.Quy trình thẩm định
1.1 Quy trình thẩm định văn bản QPPL của cơ quan tư pháp trước khi có luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004
Công tác quản lí văn bản QPPL nói chung và công tác thẩm định văn bản QPPL nói riêng ở Thái Bình được quan tâm từ rất sớm. Từ năm 1995 Sở tư pháp đã tham mưu trình UBND tỉnh ra Quyết định số 541/1995/QĐ- UB ban hành ngày 7/11/1995 quy định về quản lí thống nhất việc ban hành văn bản hành chính. Theo đó việc ban hành văn bản QPPL phải có ý kiến của cơ quan tư pháp trước khi cơ quan có thẩm quyền ban hành. Như vậy mặc dầu chưa có quy định của Trung ương về quyền và trách nhiệm của cơ quan tư pháp, song với việc ban hành quyết định trên đã tạo cơ sở pháp lí cho việc thẩm định văn bản của cơ quan tư pháp. Theo đó quy trình thẩm định văn bản QPPL của cơ quan tư pháp được thực hiện theo hai phương thức là thẩm định sơ bộ và thẩm định phức tạp như sau:
a.Thẩm định sơ bộ
Thẩm định sơ bộ là thẩm định văn bản QPPL trong phạm vi phòng văn bản - tuyên truyền. Trưởng phòng văn bản - tuyên truyền có trách nhiệm phân công thực hiện việc thẩm định văn bản QPPL khi nhận được hồ sơ, tài liệu của lãnh đạo sở. Việc thẩm định văn bản QPPL phải tuân theo các quy định sau đây:
- Khi tiếp nhận hồ sơ, tài liệu cần thẩm định cán bộ được phân công phải vào sổ thụ lí đối với từng hồ sơ cụ thể.
- Chuyên viên được phân công thẩm định phải có trách nhiệm sưu tầm đầy đủ các tài liệu , văn bản làm căn cứ pháp lí cho việc ban hành văn bản, các văn bản khác có nội dung liên quan đến văn bản được thẩm định
- Trong thời hạn hai ngày kể từ ngày kết thúc các công việc trên văn bản cần được thẩm định phải được ít nhất hai chuyên viên có kình nghiệm cùng nghiên cứu độc lập và độc lập đưa ra ý kiến tham gia của mỗi người, trong đó có một chuyên viên chịu trách nhiệm chính, các ý kiến tham gia phải được ghi rõ vào sổ ghi chép thẩm định
- Trong trường hợp các ý kiến của các thành viên thuộc phòng văn bản - tuyên truyền tham gia đối với văn bản cần thẩm định thống nhất cao với nhau thì dự thảo báo cáo thẩm định được trình người có thẩm quyền kí ban hành. Nếu còn có nhiều ý kiến khác nhau mà trưởng phòng văn bản - tuyên truyền không thể tự quyết định được thì việc thẩm định văn bản QPPL chuyển sang giai đoạn thẩm định phức tạp
- Mỗi chuyên viên làm nhiệm vụ thẩm định được cấp một quyển sổ “ghi chép ý kiến thẩm định văn bản” có đóng dấu giáp lai của cơ quan, trong đó có ghi rõ số thứ tự, hàng, cột và các thông tin đối với văn bản QPPL. Khi dùng hết sổ phải nộp lại cho trưởng phòng văn bản - tuyên truyền.
b.Thẩm định phức tạp
Thẩm định phức tạp là hoạt động thẩm định văn bản QPPL nằm ngoài khả năng giải quýêt của phòn văn bản – tuyên truyền. Khi xuất hiện trường hợp còn có nhiều ý kiến khác nhau mà trưởng phòng văn bản – tuyên truyền không thể tự quyết định được thì trưởng phòng văn bản - tuyên truỳên tham mưu đề xuất lãnh đạo Sở, tuỳ theo tính chất phức tạp của văn bản cần thẩm định có thể tổ chức một hoặc các cuộc họp sau đây để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh, thống nhất về quan điểm hoặc sưu tầm, bổ sung tài liệu phục vụ cho việc thẩm định:
+ Cuộc họp của tập thể tiểu ban nghiên cứu khoa học pháp lí
+ Cuộc họp của tập thể ban giám đốc
+ Cuộc họp với cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL và các bên liên quan. Phòng văn bản - tuyên truyền có trách nhiệm ghi biên bản, tổng hợp các ý kiến tham gia trong các cuộc họp quy định tại điều này, soạn thảo báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền kí ban hành.
Trong quá trình thực hiện quy trình thẩm định theo quyết định số 541/1995/QĐ-UB các cán bộ làm công tác thẩm định nhận thấy quy trình thẩm định ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề không phù hợp với tình hình thực tại của công tác thẩm định của địa phương như: Quy định về hai bước thẩm định ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề không phù hợp với tình hình thực tại của công tác thẩm định của địa phương rất rườm rà và làm tiêu tốn không ít thời gian của các cán bộ làm công tác thẩm định mà không đạt hiệu quả trong công việc
1.2 Quy trình thẩm định văn bản QPPL của cơ quan tư pháp khi có luật ban hành văn bản QPPL của HĐND , UBND năm 2004.
Để phù hợp với luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND 2004,phù hợp với tình hình phát triển của địa phương năm 2009 Thái Bình đã đưa ra dự thảo Quyết định ban hành quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lí văn bản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh nhưng chưa được phê duyệt vì thế việc thẩm định văn bản QPPL vẫn được thực hiện theo quy trình của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND 2004. Ở Thái Bình hầu hết các Nghị quyết của HĐND các cấp đều không được gửi qua cơ quan tư pháp để thẩm định mà chỉ có các văn bản của UBND mới được gửi thẩm định theo trình tự như sau:
- Sau khi cơ quan soạn thảo lấy ý kiến về dự thảo văn bản QPPL, chậm nhất là mười lăm ngày đối với cấp tỉnh và mười ngày đối với cấp huyện trước ngày UBND họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ sự thảo văn bản QPPL đến Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp để thẩm định. Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp chỉ tiến hành thẩm định khi hồ sơ thẩm định có đủ các giấy tờ sau:
+ Công văn yêu cầu thẩm định
+ Tờ trình và dự thảo quyết định, chỉ thị
+ Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị
+ Các tài liệu có liên quan
- Khi có đủ các tài liệu trong hồ sơ thẩm định Sở Tư pháp và Phòng tư pháp tiến hành thẩm định đối với dự thao quyết định, chỉ thị theo phạm vi thẩm định sau:
+ Sự cần thiết ban hành quyết định, chỉ thị; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo có đúng với quy định của pháp luật hay không
+ Xem xét tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ thị với hệ thống pháp luật
+ Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản có đúng với quy định không
Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo quyết định, chỉ thị. Sau khi thẩm định xong, chậm nhất là bảy ngày trước ngày UBND họp Sở tư pháp và phòng tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo
2.Thực trạng
2.1. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện
a) Những điều kiện thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của HĐND, UBND công tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL của các cơ quan tư pháp của HĐND, UB ND các cấp ở Thái Bình ngày càng được chú trọngảnang cao chất lượng và dần đi vào nền nếp. Trong công tác chỉ đạo hoạt động của ngành Tư pháp cũng có nhiều đổi mới, thiết thực. Sở thường xuyên chỉ đạo Phòng Tư pháp cấp huyện tập trung bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ Tư pháp cơ sở, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là công tác quản lý, đăng ký hộ tịch, công tác chứng thực.Hàng năm UBND tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tư pháp các cấp dặc biệt là cán bộ tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn.Cơ sở dữ liệu pháp luật đầy đủ bao gồm văn bản pháp luật điện tử và hệ thống công báo, luôn cập nhật mỗi khi có văn bản mới ban hành. Do vậy các mặt công tác được triển khai thuận lợi hơn, văn bản QPPL khi đựơc ban hành có tính khả thi dễ triển khai áp dụng vào thực tế
b) Những mặt khó khăn
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cơ bản như trên công tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL ở Thái Bình cũng gặp không ít khó khăn như:
- Thứ nhất là về thời gian giành cho việc nghiên cứu để thẩm định dự thảo và hồ sơ gửi thẩm định không đầy đủ làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của văn bản thẩm định, chưa thực sự đáp ứng hết các nhu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Ví dụ: Theo quy định của luật thì chậm nhất là 15 ngày, trước ngày UBND họp thống nhất việc trình dự thảo nghị quyết ra HĐND tỉnh, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ thẩm định cho cơ quan tư pháp. Cá biệt có cơ quan soạn thảo lại không gửi hồ sơ thẩm định tới sở tư pháp, hoặc có gửi nhưng không bảo đảm thời gian như đã quy định. Do vậy có nhiều vấn đề đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế, nhưng do hạn chế về thời gian nên chất lượng thẩm định chưa cao.
- Thứ hai ,theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND thì Sở tư pháp phải thẩm định nội dung liên quan đến tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật. Trong một số trường hợp thì việc thẩm định nội dung này một cách đầy đủ và chi tiết là rất khó thực hiện vì nó phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:
+ Hiện nay việc ban hành văn bản QPPL của trung ương và địa phương rất khó kiểm soát tình trạng văn bản còn hiệu lực, văn bản bị bãi bỏ bởi chúng ta vẫn thường sử dụng cách thức quy định không rõ ràng, quy định một cách chung chung như: "các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ", mặt khác thì chúng ta lại chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh có độ tin cậy cao nhằm xác định cụ thể văn bản QPPL còn hiệu lực, văn bản QPPL hết hiệu lực, các điều khoản bị bãi bỏ, thay thế .
+ Có nhiều văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ phức tạp, việc hiểu nội dung quy định trong các văn bản này đòi hỏi có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực đó, tuy nhiên người làm công tác thẩm định chỉ được trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật,không có chuyên môn về lĩnh vực nghiệp vụ của các ngành liên quan. Do đó trong nhiều trường hợp việc đưa ra ý kiến kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo là rất khó.
- Thứ ba, trong quá tình tổ chức thẩm định có một số dự thảo có nội dung quy định chưa phù hợp với văn bản của Trung ương, tình trạng này có một phần lỗi do văn bản Trung ương quy định không phù hợp thực tế, hoặc quy định có sự mâu thuẫn với quy định của văn bản khác, hoặc quy định không rõ ràng, cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Tuy nhiên rất khó để tiếp cận kênh thông tin chuyên trách để phản ánh những vấn đề này, hoặc có phản ánh thì việc rà soát để sửa đổi, bổ sung lại không được tiến hành kịp thời dẫn đến hiệu quả không cao trong việc xử lí văn bản
- Thứ tư, về thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL. Theo quy định của luật ban hành văn bản QPPL (Trung ương) thì "văn bản QPPL của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ... có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo...", theo quy định tại Điều 51 Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND,UBND thì "văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày...kể từ ngày HĐND thông qua hoặc chủ tịch UBND kí ban hành ...". Xuất phát từ các quy định trên có một số vướng mắc như sau:
+ Trong thực tế thì không phải bao giờ, không phải bất cứ ai cũng có điều kiện hay khả năng để theo dõi công báo. Do đó nếu quy định "văn bản QPPL của chính phủ, thủ tướng chính phủ...có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo...sẽ làm cho đối tượng thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn khi áp dụng thời điểm có hiệu lực của văn bản
+ Có nhiều văn bản QPPL của HĐND, UBND ban hành ra nhằm triển khai thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.Mặt khác tại văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên đã quy định rõ thời điểm có hiệu lực, vậy nếu quy định "văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày..." có làm chậm đi thời điểm có hiệu lực văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hay không?
- Thứ năm, theo quy định tại Điều 1 luật ban hành văn bản QPPL của HĐND,UBND, thì văn bản QPPL của HĐND,UBND cần có đấu hiệu đặc trưng là " quy tắc xử sự chung". Đây là dấu hiệu cơ bản quyết định văn bản đó có phải là văn bản QPPL hay không, tuy nhiên trong thực tiễn thì dấu hiệu "quy tắc xử sự chung " mang tính chất định tính, phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan và nhận thức của cá nhân, do đó dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, rất khó cho việc thẩm định
- Thứ sáu,những khó khăn về cơ sở vật chất, chưa có cơ chế về kinh phí để tổ chức việc mời các chuyên gia trong các lĩnh vực tham gia ý kiến hoặc việc khảo sát, tìm hiểu thực tế cũng ảnh hưởng tới chất lượng công tác thẩm định
2.2. Kết quả thực hiện thẩm định
Việc áp dụng quy định của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND,UBND năm 2004 về thẩm định dự thảo văn bản QPPL ở Thái Bình được thực hiện triệt để và đạt được những kết qủa như sau:
Năm 2005 Sở tư pháp đã thẩm định và tham gia ý kiến 44 văn bản dự thảo; Năm 2006 : 19 văn bản dự thảo; Năm 2007: 20 văn bản dự thảo; Năm 2008: 17 văn bản dự thảo của UBND tỉnh.
Số văn bản QPPL mà các phòng tư pháp thẩm định là :
Vũ Thư
Thái Thuỵ
Đông Hưng
Tiền Hải
Hưng Hà
Thành Phố
Qùynh Phụ
Kiến Xương
2005
3
2
3
3
2
4
1
1
2006
2
2
4
2
2
4
2
1
2007
3
3
4
2
2
3
2
3
2008
4
2
2
4
3
4
3
3
2.3 Những bài học kinh nghiệm
- Thực tế đã chứng minh văn bản nào có sự tham gia của các cấp, các ngành, thẩm định của cơ quan tư pháp thì chất lượng văn bản được nâng cao, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tránh những mâu thuẫn chồng chéo, không vi phạm văn bản QPPL của cấp trên và có tính khả thi khi triển khai áp dụng vào cuộc sống, hạn chế những sai sót không đáng có.
- Một kinh nghiệm nữa cho thấy là việc áp dụng thống nhất quy định của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND về thẩm định văn bản QPPL của các cơ quan tư pháp giúp cho việc ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp ở Thái Bình đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan được phân công chủ trì cũng như các cơ quan phối hợp soạn thảo trong việc hoàn thiện văn bản dự thảo văn bản QPPL.
III.Kiến nghị và những giải pháp cụ thể để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản
1. Hoàn thiện về quy định
+ Đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND,UBND cho phù hợp hơn với tình hình thực tế. Nên hợp nhất với Luật ban hành văn bản QPPL của Trung ương, vì giữa hai luật này có nhiều vấn đề mang tính nguyên tắc chung, có khác chỉ là về thẩm quyền và trình tự, thủ tục ban hành.
+ Đề nghị Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị về việc chấn chỉnh và tăng cường đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các quy định của luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND; trong đó chú trọng tới việc thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục xây dựng,ban hành văn bản QPPL, trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, ban hành
+ Đề nghị chính phủ sớm xem xét,ban hành quy định các chức danh làm công tác văn bản QPPL, bảo đảm tính độc lập, khách quan và cơ chế chịu trách nhiệm độc lập trong công tác soạn thảo, thẩm định, kiểm tra văn bản QPPL
+ Đề nghị Bộ tư pháp tiếp tục và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn,bồi dưỡng về kỹ năng,nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác xây dựng văn bản QPPL của các địa phương bằng các biện pháp, cách thức có hiệu quả, tăng cường thăm quan, học tập kinh nghiệm của các địa phương hoặc ở nước ngoài có kinh nghiệm trong công tác xây dựng, ban hành văn bản
+ Trung ương cần quan tâm xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể tạo điều kiện cho công tác xây dựng, hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn bản, ổn định không chỉ ở Sở tư pháp mà cần nhân rộng và phát triển đều khắp tới các sở, ban, ngành cũng như các cơ quan tư pháp ở địa phương. Cần có cơ chế khắc phục những khó khăn về kinh phí, cơ sở trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng văn bản QPPL..., đã và đang hạn chế rất nhiều tới hiệu quả, năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác văn bản
+ Bộ nội vụ, Bộ tư pháp và Bộ tài chính cần có hướng dẫn cụ thể hơn về cơ cấu tổ chức,biên chế và kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho việc xây dựng và kiện toàn Tổ chức pháp chế ở các Sở, Ngành.
2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện.
2.1. Nâng cao nhận thức và tăng cường kỉ luật trong công tác thẩm định
Thẩm định là một hoạt động vô cùng quan trọng, có tác động không nhỏ đến chất lượng của toàn bộ hệ thống văn bản QPPL. Nếu công tác thẩm định được thực hiện tốt sẽ nâng cao chất lượng văn bản QPPL và góp phần nâng cao uy tín của ngành tư pháp. Tuy nhiên bản thân các cá nhân, cơ quan tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật cũng như bản thân các cá nhân,đơn vị trong ngành tư pháp không phải ai cũng nhận thức đầy đủ về cấn đề này. Ngay một số đơn vị thẩm định trong ngành tư pháp nhiều khi vẫn xem thẩm định chỉ là công việc của một cá nhân,một nhóm người,của một phòng mà từ đó cách thức tổ chức phân công thẩm định chưa ngang tầm với vai trò,vị trí của hoạt động thẩm định. Vì vậy phải nâng cao nhận thức,ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác thẩm định, tăng cường trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các đơn vị chủ trì thẩm định, tăng cường kỉ cương, kỉ luật trong hoạt động thẩm định.
2.2. Các giải pháp đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức thẩm định.
a) Đổi mới phương pháp và cách thức thẩm định trong nội bộ ngành tư pháp.
Có thể đưa ra một số cách thức như sau:
i ) Nên để cho cơ quan tư pháp tham gia vào công tác ban hành văn bản QPPL ngay từ khâu soạn thảo
ii) Cần sắp xếp lại tổ chức theo hướng chuyen môn hoá và tập trung đầu mối chuyên ngành (bố trí một đơn vị thực hiện chuyên trách công tác thẩm định hoặc trong các đơn vị chức năng phải có một bộ phận chuyên trách thực hiện thẩm định); đồng thời tăng cường cơ chế phối hợp để huy động trí tuệ, nguồn nhân lực trong và ngoài cơ quan sở, phòng.
iii) Thành lập hội đồng thẩm định có tính chất thường trực ở sở và lập danh sách các chuyên gia theo lĩnh vực chuyên ngành để thẩm định độc lập với các chuyên gia của các sở, phòng, các nhà khoa học. Đối với các đơn vị chuyên chủ trì thẩm định trong sở, phòng liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của đơn vị nào thì đơn vị đó đóng vai trò thường trực của Hội đồng.
- Đối với những văn bản có nội dung phức tạp, chuyên sâu thì sẽ tổ chức hội nghị tư vấn thẩm định
- Tăng cường cơ chế phối hợp thẩm định liên phòng, ban, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân trưởng phòng,ban trong quá trình tổ chức thẩm định trong đơn vị, trách nhiệm thông tin phản hồi về kết quả thẩm định cho các cá nhân, đơn vị tham gia thẩm định; tăng cường vai trò đôn đốc của văn phòng.
b) Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa cơ quan tư pháp, cơ quan chủ trì soạn thảo, văn phòng UBND và các cơ quan khác trong quá trình thẩm định, tổng hợp, tiếp thu ý kiến thẩm định
- Tăng cường sử dụng cơ chế họp liên ngành trong đó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của của các cơ quan tư pháp ở Thái Bình.doc