MỤC LỤC
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ.trang 1
PHẦN II. QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN .trang 2
1. Thời gian thu thập thông tin .trang 2
2. Phương pháp thu thập thông tin .trang 2
3. Nguồn thu thập thông tin .trang 2
4. Các thông tin thu thập được .trang 3
4.1. Thực trạng thực hiện quá trình ban hành văn bản của UBND ở địa phương .trang 3
4.2. Thực tiễn thực hiện quá trình ban hành văn bản của UBND ở địa phương .trang 14
PHẦN III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC .trang 17
1. Thực trạng hoạt động thẩm định của Sở Tư pháp đối với các văn bản của Uỷ ban nhân dân ở địa phương theo quyết định số 3189/QĐ-UB ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Vĩnh Phúc trang 17
2. Những mặt đã đạt được .trang 18
3. Những mặt còn tồn tại .trang 19
PHẦN IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ trang 19
1. Xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy đủ điều kiện và khả năng làm công tác văn bản có tính ổn định, kế thừa cao .trang 20
2. Đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành đối với công tác văn bản trang 21
3. Cần phải đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống thể chế,chính sách thống nhất đối với công tác
văn bản .trang 21
4. Cần phải đổi mới nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, của đội ngũ cán bộ làm công tác văn bản của tỉnh .trang 21
5. Cần hiện đại hoá công tác văn bản .trang 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1932 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư Pháp tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặp rất nhiều khó khăn trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh, quyết định số 1073/QĐ-UB đã không phát huy được tác dụng của mình với vai trò là quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà mỗi khi các Sở, ban, ngành soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải dựa vào quy trình này để soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trên cơ sở đó ngày 15 tháng 12 năm 2005 Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định số 3189/QĐ-UB về việc ban hành quy định về ban hành và kiển tra văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Vĩnh Phúc để thay thế quyết định số 1073/1999/QĐ-UB không còn phù hợp.
b) Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quyết định số 3189/QĐ-UB ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quyết định số 3189/QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định về ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Vĩnh Phúc. Quyết định 3189 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 và thay thế quyết định số 1073/1999/QĐ- UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh như sau:
*) Lập thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm
Căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, yêu cầu quản lý Nhà nước ở tỉnh, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực do tỉnh phụ trách, giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh lập dự kiến việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của ngành mình gửi về văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh để tổng hợp.
Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổng hợp dự kiến của các sở, ban, ngành và lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi Sở Tư pháp cho ý kiến về hình thức các văn bản quy phạm pháp luật sẽ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Sở Tư pháp xem xét và cho ý kiến trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, và gửi cho văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh tại phiên họp tháng một hàng năm.
Trong trường hợp do yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hoặc xét thấy cần thiết phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh ngay một vấn đề nào đó các sở, ban, ngành lập dự kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bổ sung.
Trường hợp cần thiết phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà có dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Uỷ ban nhân dân tỉnh không xem xét thông qua.
*) Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Trên cơ sở chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh, tuỳ theo tính chất, nội dung của văn bản Uỷ ban nhân dân tỉnh phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Các cơ quan có trách nhiệm soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến ngành lĩnh vực do mình phụ trách theo chương trình xây dựng văn bản mà cơ quan mình đã đăng ký.
Cơ quan soạn thảo có nhiệm vụ:
+ Khảo sát đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương, nghiên cứu đường lối, chủ trương chính sách của đảng, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ,nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thông tin tư liệu có liên quan đến dự thảo.
+ Xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, xác định văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản, dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ (Trong trường hợp xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật).
+ Tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.Tuỳ theo tính chất phức tạp và tầm quan trọng của văn bản được giao soạn thảo cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có thể mời Sở Tư pháp tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ngay từ khâu đầu tiên của quá trình soạn thảo.
*) Lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ vào tính chất, nội dung của dự thảo văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cơ quan có liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Trường hợp các ý kiến tham gia không phải bằng văn bản thì không được coi là ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức đó.
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan được lấy ý kiến đó có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
*) Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Chậm nhất là 15 ngày làm việc trước ngày Uỷ ban nhân dân họp cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến Sở Tư pháp để thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Hồ sơ thẩm định gồm:
+ Công văn đề nghị thẩm định.
+ Tờ trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
+ Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (nếu có).
+ Cơ sở pháp lý cho việc ban hành văn bản và các tài liệu có liên quan.
+ Đĩa mềm có chứa nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Trường hợp cơ quan soạn thảo khi gửi hồ sơ thẩm định không tuân thủ về thời gian và hồ sơ không đủ theo quy định thì Sở Tư pháp không chịu trách nhiệm và có quyền trả lại hồ sơ.
Phạm vi thẩm định bao gồm:
+ Sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh.
+ Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với hệ thống pháp luật.
+ Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảovăn bản và tính khả thi của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Chậm nhất là bảy ngày làm việc trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, Sở Tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.
*) Hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Uỷ ban nhân dân tỉnh
Sau khi nhận được báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp, cơ quan soạn thảo có trách nhiệm chỉnh lý và gửi hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đã được chỉnh lý đến Uỷ ban nhân dân tỉnh chậm nhất là năm ngày làm việc trước ngày Uỷ ban nhân dân họp.
Hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
+ Tờ trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
+ Báo cáo thẩm định.
+ Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
+ Cơ sở pháp lý cho việc ban hành văn bản và các tài liệu khác có liên quan.
Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm, chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chuyển đến các cơ quan thành viên của Uỷ ban nhân dân tỉnh, chậm nhất là ba ngày làm việc trước ngày Uỷ ban nhân dân tỉnh họp.
*) Trình tự xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Việc xem xét thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại phiên họp của Uỷ ban nhân dân tỉnh được tiến hành theo trình tự sau:
+ Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo trình bày dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các cơ sở pháp lý hoặc cơ sở thực tiễn cho việc ban hành văn bản.
+ Đại diện Sở Tư pháp trình bày báo cáo thẩm định.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thông qua, khi có quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.
Chủ tịch uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân không thể họp để thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, hoặc dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung đơn giản, văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giúp uỷ ban nhân dân tỉnh phát phiếu lấy ý kiến các thành viên của Uỷ ban nhân dân.
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thông qua khi có quá nửa tổng số phiếu phát ra tán thành.
c) Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của uỷ ban nhân dân huyện
*) Lập thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm
Các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện hoặc các cơ quan tổ chức khác xét thấy cần thiết phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình quản lý có trách nhiệm xây dựng dự kiến chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện để tổng hợp.
*) Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện do các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức khác soạn thảo.
Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tờ trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, do uỷ ban nhân dân huyện ban hành và có thể mời phòng Tư pháp tham gia soạn thảo ngay từ khâu đầu tiên.
Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cơ quan soạn thảo có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba ngày làm vịêc kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
*) Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện phải được gửi đến phòng Tư pháp để thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân huyện, chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan soạn thảo văn bản gửi hồ sơ dự thảo đến phòng Tư pháp để thẩm định.
Chậm nhất là bảy ngày làm việc trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, phòng Tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo và Sở Tư pháp.
*) Hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Uỷ ban nhân dân huyện
Cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến Uỷ ban nhân dân huyện chậm nhất là năm ngày làm việc trước ngày Uỷ ban nhân dân họp.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để chuyển đến các thành viên của Uỷ ban nhân dân chậm nhất là ba ngày làm việc trước ngày Uỷ ban nhân dân họp.
Hồ sơ gồm:
+ Tờ trình và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
+ Báo cáo thẩm định.
+ Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (nếu có).
+ Căn cứ pháp lý cho việc ban hành văn bản và các tài liệu có liên quan.
*) Trình tự xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Việc xem xét ,thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại phiên họp của Uỷ ban nhân dân huyện được tiến hành theo trình tự sau:
+ Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Đại diện phòng Tư pháp trình bày báo cáo thẩm định.
+ Uỷ ban nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
d) Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân xã
*) Soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp xã do chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công cho cán bộ soạn thảo theo lĩnh vực mà cán bộ đó đảm nhận.
Cán bộ được giao soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm phối hợp với cán bộ Tư pháp – Hộ tịch tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, của nhân dân tại các thôn, bản, tổ phố, cụm dân cư và chỉnh lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
*) Trình tự xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Tổ chức cá nhân được phân công soạn thảo gửi tờ trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bản tham gia ý kiến và các tài liệu có liên quan (nếu có) đến các thành viên của Uỷ ban nhân dân châm nhất là ba ngày làm việc trước ngày Uỷ ban nhân dân họp.
Việc xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại phiên họp của Uỷ ban nhân dân được tiến hành theo trình tự sau:
+ Đại diện tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo trình bày dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
+ Uỷ ban nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
e) Việc soạn thảo, ban hành quyết định chỉ thị của Uỷ ban nhân dân trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp.
*) Ban hành quyết định chỉ thị của Uỷ ban nhân dân trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp
Trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh, an ninh trật tự thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã ban hành quyết định, chỉ thị theo trình tự thủ tục sau:
*) Trình tự, thủ tục soạn thảo ban hành quyết định, chỉ thị trong trường hợp đột xuất khẩn cấp
+ Trong trường hợp giải quyết các vấn đề đột xuất.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân hoặc cá nhân soạn thảo dự thảo quyết định, chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo.
Cơ quan cá nhân được phân công soạn thảo có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị bao gồm:
Tờ trình dự thảo quyết định,chỉ thị, ý kiến của các cơ quan tổ chức hữu quan và tài liệu có liên quan.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chỉ đạo việc gửi hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị đến các thành viên của Uỷ ban nhân dân chậm nhất là một ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp.
+ Trong trường hợp giải quyết các vấn đề khẩn cấp.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công, chỉ đạo việc soạn thảo dự thảo quyết định, chỉ thị và triệu tập ngay phiên họp Uỷ ban nhân dân để thông qua dự thảo quyết định chỉ thị.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành quyết định, chỉ thị.
4.2. Thực tiễn thực hiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân ở địa phương
a) Những mặt đã đạt được
- Hàng năm theo hướng dẫn của Sở Tư pháp đa số các sở, ban, ngành đều xây dựng được dự kiến và đăng ký tham mưu ban hành văn bản cho Uỷ ban nhân dân tỉnh cụ thể như: Lập dự kiến về số lượng, nội dung văn bản sẽ tham mưu ban hành vào đầu quý một hàng năm.
- Một số sở, ban, ngành đã gửi bản đăng ký chương trình tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho Uỷ ban nhân dân tỉnh đến Sở Tư pháp để tổng hợp và lập kế hoạch ban hành trình Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đặc biệt một số cơ quan đã ban hành được chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mà ngành sẽ tham mưu ban hành nhằm chủ động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh như (công an tỉnh).
- Các cơ quan tham mưu soạn thảo văn bản hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đã có sự chủ động phối hợp với các cơ quan khác khi soạn thảo văn bản có liên quan.
- Các văn bản được ban hành phù hợp với đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước cấp trên, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu chính trị của địa phương và được triển khai thực hiện tốt, một số cơ quan đã thực hiện tốt trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật như (sở công nghiệp, khoa học công nghệ và môi trường; sở địa chính; sở Tư pháp ........).
- Nhận thức được tầm quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh, một số cơ quan đơn vị khi soạn thảo văn bản đều tổ chức lấy ý kiến của các ngành liên quan, phối hợp với các cơ quan khác trong việc tham gia soạn thảo văn bản trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ký ban hành như (sở công nghiệp, khoa học công nghệ và môi trường; sở địa chính; công an tỉnh; sở y tế; sở tư pháp; sở tài chính vật giá).
- Việc gửi dự thảo văn bản đến Sở Tư pháp để thẩm định đã được một số cơ quan thực hiện nghiêm túc và theo đúng quy định như (Sở công nghiệp, khoa học công nghệ và môi trường; Sở địa chính) nhằm đảm bảo các yêu cầu luật định trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ký ban hành.
b) Những mặt còn tồn tại
- Từ năm 2000 đến nay trung bình mỗi năm Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành từ 40 đến 60 văn bản quy phạm pháp luật, cấp huyện ban hành từ 8 đến 10 văn bản quy phạm pháp luật, cấp xã ban hành từ 2 đến 4 văn bản quy phạm pháp luật.Trong số các văn bản được ban hành đó có nhiều văn bản được sao chép (nhiều trường hợp còn sao chép sai) từ văn băn của cơ quan cấp trên.
- Các cấp các ngành của tỉnh còn thiếu trách nhiệm đối với công tác ban hành văn bản, biểu hiện của tình trạng này là các cơ quan có liên quan không có sự phối hợp trong việc thực hiện các quy định về ban hành văn bản, như tình trạng cơ quan soạn thảo gửi văn bản hoặc dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đến Sở Tư pháp để thẩm định nhưng lại không gửi tài liệu làm căn cứ pháp lý, thậm chí có đơn vị cố tình giấu căn cứ pháp lý khi dự thảo đề cập tới những nội dung có lợi cho ngành nhưng không phù hợp với các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên..., đồng thời cũng không có sự quan tâm tới chất lượng và hậu quả pháp lý của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do mình tham mưu cho Uỷ ban nhân dân, việc tham gia ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật không phải của ngành mình thì ít được thực hiện hoặc chỉ tham gia mang tính chiếu lệ, hình thức, nhiều cơ quan không gửi dự thảo văn bản để thẩm định trước khi trình ký ban hành.
- Một số cơ quan còn chư xây dựng được dự kiến ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã xây dựng nhưng thực hiện chưa đúng như: không đăng ký chương trình tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng sau đó vẫn tham mưu ban hành văn bản dẫn đến việc theo dõi, tập hợp văn bản và quản lý thống nhất văn bản quy phạm pháp luật còn gặp nhiều khó khăn.
- Trong các năm 2000 và 2001, 100% các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành đều không có ý kiến tham gia của cơ quan Tư pháp cùng cấp. Đến nay số lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân các cấp không lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, ban ngành liên quan và đối tượng chịu sự tác động của văn bản chiếm trên 80% tổng số dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được Uỷ ban nhân dân thông qua.
- Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân còn chậm chưa đảm bảo tiến độ về thời gian quy định, các yêu cầu về thẩm định không tuân thủ đúng quy định về mặt thời gian.
- Đa số các văn bản được ban hành chưa phù hợp về thể thức như văn bản còn thiếu năm ban hành trong phần số, ký hiệu của văn bản, bố cục của văn bản chưa xây dựng theo kết cấu hợp lý.
- Khâu thẩm định văn bản, dự thảo văn bản chưa được thực hiện nghiêm túc, mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh, 100% văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện chưa được thực hiện thẩm định trước khi ban hành.
- Việc thực hiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp huyện cũng sảy ra tình trạng tương tự như ở cấp tỉnh, còn ở cấp xã tình trạng ban hành văn bản trái thẩm quyền về cả hình thức và nội dung sảy ra khá phổ biến, cá biệt có đơn vị vi phạm nghiêm trọng như xã Vân Tùng huyện Ngân Sơn ban hành nghị định về huy động công ích, xã Cường Lợi huyện Na Rì ban hành luật giới nghiêm .....
Phần III:
Kết quả xử lý thông tin thu thập được
1. Thực trạng hoạt động thẩm định của Sở Tư pháp đối với các văn bản của Uỷ ban nhân dân ở địa phương theo quyết định số 3189/QĐ-UB ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Vĩnh Phúc
Quy trình thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quyết định số 3189 của Uỷ ban nhân tỉnh quy định như sau:
- Sau khi cơ quan soạn thảo lấy ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chậm nhất là mười năm ngày đối với cấp tỉnh và mười ngày đối với cấp huyện trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến Sở Tư pháp và phòng Tư pháp để thẩm định. Sở Tư pháp và phòng Tư pháp chỉ tiến hành thẩm định khi hồ sơ thẩm định có đủ các giấy tờ sau:
+ Công văn yêu cầu thẩm định.
+ Tờ trình và dự thảo quyết định, chỉ thị.
+ Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị.
+ Các tài liệu có liên quan.
- Khi có đủ các tài liệu trong hồ sơ thẩm định Sở Tư pháp và phòng Tư pháp tiến hành thẩm định đối với dự thảo quyết định, chỉ thị, theo phạm vi thẩm định sau:
+ Sự cần thiết ban hành quyết định, chỉ thị, đối tượng phạm vi điều chỉnh của dự thảo có đúng với quy định của pháp luật hay không.
+ Xem xét tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ thị với hệ thống pháp luật.
+ Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản có đúng với quy định không.
Sở Tư pháp và phòng Tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo quyết định, chỉ thị.
Sau khi thẩm định xong, chậm nhất là bảy ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp Sở Tư pháp và phòng Tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.
2. Những mặt đã đạt được trong hoạt động thẩm định
- Công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được thực hiện nghiêm túc và theo đúng trình tự cụ thể là, khi có dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các sở, ban, ngành chuyển đến đề nghị thẩm định, tham gia ý kiến, Sở Tư pháp đều cử cán bộ trực tiếp tham gia nghiên cứu và có ý kiến bàng văn bản. Khi thẩm định các dự thảo văn bản Sở Tư pháp xem xét, có ý kiến về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, tính khả thi, kỹ thuật soạn thảo, ngôn ngữ pháp lý, tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật.
- Trên cơ sở đó trong những năm đã qua công tác thẩm định cua cơ quan Tư pháp địa phương đã đạt được những kết quả nhất định cụ thể là:
+ Năm 2003 các cấp Tư pháp của tỉnh nỗ lực thực hiện thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cùng với việc thẩm định Sở Tư pháp xây dựng dự thảo quy trình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật trình Uỷ ban nhân dân tỉnh
+ Năm 2004 Sở Tư pháp hoàn thiện và ban hành bản quy định về quy trình thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại sở.
+ Năm 2005 Sở đã tiến hành thẩm định được 67 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó phát hiện được 27 văn bản sai về thể thức, 3 văn bản sai về nội dung, Sở đã gửi công văn kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh sửa đổi bổ sung đối với 2 quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
+ Năm 2006 Sở Tư pháp thẩm định được 57 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ký ban hành, Sở chỉ đạo các phòng Tư pháp cấp huyện triển khai hướng dẫn ban Tư pháp cấp xã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác văn bản pháp quy theo qy định tại thông tư số 12/TTLB-BTP-BTCCB về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Tư pháp địa phương.
+ Năm 2007 Sở Tư pháp được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao thẩm định 55 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong đó có 260 ý kiến tham gia và được Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp nhận 247 ý kiến đạt 95%.
+ Năm 2008 thực hiện chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác văn bản tại địa phương tiến hành sửa đổi quy trình thẩm định, phát huy vai trò của tiểu ban nghiên cứu khoa học pháp lý trong công tác thẩm định đóng góp ý kiến. Trong năm 2008 đã thẩm định đúng thời hạn có chất lượng 77 dự thảo văn bản (tăng 22 văn bản so với năm 2007).
Sở đã hướng dẫn chỉ đạo cơ sở triển khai quyết liệt công tác văn bản trong năm 2009 đặc biệt là công tác kiểm tra,thẩm định văn bản từng bước tạo lập thành nề nếp từ cấp tỉnh đến cơ sở.
3. Những mặt còn tồn tại
Trong những năm đã qua công tác thẩm định đã đạt được những kết quả khả quan tuy nhiên vẫn còn những bất cập cần phải khắc phục như: Một số dự thảo văn bản mà cơ quan soạn thảo gửi đến để thẩm định không được thẩm định đúng thời hạn thường phải lâu hơn so với luật định, bên cạnh đó một số văn bản tuy được thẩm định nhưng thẩm định sơ sài không có chất lượng.Thực tế trong những năm vừa qua công tác thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
mới được thực thi ở cấp tỉnh và ở thị xã còn lại 100% các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở cấp huyện chưa được phòng tư pháp thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân huyện ký ban hành .....
phần IV:
Nhận xét và kiến nghị
Trong những năm đã qua công tác thẩm định đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên vẫn còn những bất cập cần phải khắc phục để đảm bảo hoạt động lập pháp và hành pháp đạt được hiệu quả cao. Trong phạm vi bài chuyên đề, em xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan tư pháp ở địa phương.
1. Xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy đủ điều kiện và khả năng làm công tác văn bản có tính ổn định, kế thừa cao
*) Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nội Vụ, các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức tổng rà soát, đánh giá lại thực trạng số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác văn bản trong toàn tỉnh với mục đích:
- Chuyển công tác khác đối với số cán b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập ĐH luật- đánh giá hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư Pháp tỉnh Vĩnh Phúc.doc