Mục lục
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ.
1.1 Cháy và sự cần thiết của bảo hiểm cháy. 3
1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm cháy. 6
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm. 6
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm 7
1.2.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 10
1.2.4 Phí bảo hiểm 11
1.2.5 Giám định và bồi thường tổn thất 15
1.3 Quy trình khai thác bảo hiểm. 17
1.4 Các hình thức triển khai bảo hiểm cháy nổ. 21
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHAI THÁC BẢO HIỂM
CHÁY, NỔ TẠI PJICO .
2.1 Một vài nét về công ty bảo hiểm PJICO. 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty. 24
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh. 26
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua. 27
2.2 Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm cháy ở Việt Nam. 32
2.2.1 Vài nét về thị trường bảo hiểm cháy, nổ ở Việt Nam
thời gian qua. 32
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm cháy
ở Việt Nam. 37
2.2.3 Một số công ty bảo hiểm tiêu biểu trên thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ. 49
2.3 Tiềm lực của PJICO trong khai thác bảo hiểm cháy nổ. 53
2.3.1. Kết quả kinh doanh và vị trí của bảo hiểm cháy nổ
trong dòng sản phẩm của PJICO. 53
2.3.2 Thế mạnh của PJICO trong khai thác bảo hiểm cháy nổ. 56
2.3.3 Điểm yếu của PJICO trong khai thác bảo hiểm cháy nổ. 58
2.3.4 Đánh giá khả năng khai thác bảo hiểm cháy, nổ tại PJICO
trong thời gian sắp tới. 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY NỔ TẠI PJICO.
3.1 Định hướng và mục tiêu kinh doanh năm 2008. 61
3.2 Đề xuất và kiến nghị 64
3.2.1 Đề xuất với công ty PJICO 64
3.2.2 Kiến nghị đối với Nhà Nước. 66
KẾT LUẬN 68
73 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá khả năng khai thác bảo hiểm cháy nổ tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PJICO đi lên về mọi mặt.
Bảng 2.1: Doanh thu và thị phần bảo hiểm gốc của PJICO (1995-2007)
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu thị trường BH
(Tỷ đồng)
Doanh thu PJICO
(Tỷ đồng)
Tăng trưởng PJICO
(%)
Thị phần PJICO
(%)
1995
1000
15,40
-
1,54
1996
1270
51,80
36,40
4,08
1997
1350
79,50
53,47
5,89
1998
1500
87
9,40
5,80
1999
1606
92,20
6,00
5,74
2000
1850
109
18,00
5,90
2001
2100
126
16,00
6,00
2002
2624
183
45,20
7,00
2003
3815
334
82,50
8,75
2004
4768
600
79,64
12,58
2005
5535
740
23,30
13,37
2006
6425
670
-9,40
10,54
2007
8482
880
31,30
10,40
(Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam của Bộ Tài Chính)
Trong đó, doanh thu, thị phần và lợi nhuận là những chỉ tiêu biểu hiện rất rõ kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO trong thời gian vừa qua.
Tuy trong qua trình hoạt động, những chỉ tiêu này có lúc tăng, lúc giảm nhưng nhìn chung chúng đã thể hiện phần nào sự phát triển của công ty qua từng năm.
ö Doanh thu phí bảo hiểm gốc.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty trong giai đoạn 1995-2000 đạt trên 400 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm bình quân đạt trên 39%/năm. Bên cạnh việc làm tốt công tác kinh doanh bảo hiểm gốc công ty đã chú trọng sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư lại cho nền kinh tế thông qua việc cho khách hàng vay tín dụng, đầu tư trái phiếu, tín phiếu kho bạc…Lúc này công ty có 9 chi nhánh và nhiều văn phòng đại diện cùng hàng trăm đại lý và cộng tác viên bảo hiểm.
Giai đoạn 2003-2005 là giai đoạn PJICO có thêm những bước phát triển mới. Trong giai đoạn này, PJICO được đánh giá là công ty phát triển nhanh nhất thị trường với tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân đạt gần 60%/năm. Đi liền với việc tăng nhanh về doanh số, thị phần, PJICO cũng chú trọng tới việc quảng bá thương hiệu. Từ một thương hiệu nhỏ chưa được nhiều người biết đến, PJICO đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng và thành công trên thị trường bảo hiểm Việt Nam với hàng loạt các giải thưởng như: Giải thưởng sao vàng đất Việt, giải thưởng thương hiệu mạnh vào năm 2004…Từ thứ hạng rất khiên tốn, PJICO đã vươn lên vị trí hàng đầu trong một số lĩnh vực trọng yếu như: ôtô, xe máy, hàng hải, xây dựng-lắp đặt. Trong một thời gian ngắn, mạng lưới kinh doanh, đại lý của PJICO đã phát triển về đến từng xã phường, quận huyện trong toàn quốc, đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời ở khắp mọi miền tổ quốc.
Năm 2006, tổng doanh thu của công ty giảm so với năm 2005 vì PJICO đã tập trung nguồn nhân lực và vật lực vào những loại hình nghiệp vụ có hiệu quả, không khuyến khích bảo hiểm cho những nghiệp vụ không có lợi nhuận và tỷ lệ bồi thường cao. Bên cạnh đó, năm 2006 nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có doanh thu sụt giảm do một số chính sách của Nhà nước thay đổi như không bắt buộc các chủ xe máy mới khi đăng ký kinh doanh phải mua bảo hiểm, do vậy làm cho doanh thu bảo hiểm xe máy năm 2006 giảm. Kéo theo sự sụt giảm của tổng doanh thu bảo hiểm gốc của PJICO so với năm 2005.
Năm 2007, doanh thu của công ty tiếp tục tăng mạnh trong hầu hết các lĩnh vực. Song song với việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, công ty luôn tăng cường hợp tác với công ty bảo hiểm bạn thông qua các dịch vụ đồng bảo hiểm với Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long…và mở rộng hợp tác giúp đỡ các công ty tái bảo hiểm trong và ngoài nước như: Vinare, Munichre,…
ö Thị phần
Từ khi được thành lập tới nay, PJICO cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao thị phần của doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Năm đầu tiên, khi mới bước và hoạt động, thị phần của công ty chỉ chiếm 1,7%. Lúc này trên thị trường chỉ có 4 công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm đó là : Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long và PJICO. Trong đó, Bảo Việt ra đời sớm nhất và chiếm lĩnh thị phần lớn nhất.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, khi thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trở nên cạnh tranh gay gắt hơn với hơn 14 doanh nghiệp trên thị trường, PJICO cũng từng bước lớn mạnh và ngày càng mở rộng thị phần của mình.
Nhìn vào đồ thị ta thấy, từ năm 1995 đến năm 2004 thị phần của PJICO liên tục tăng, từ 1,7% (năm 1995) lên 13,34% (năm 2004). Đặc biệt, giai đoạn 2002-2004, thị phần của PJICO tăng với một tốc độ khá cao. Công ty vươn lên đứng hàng thứ 3 trên thị trường bảo hiểm.
Hình 2.2: Thị phần của PJICO qua các năm.
(Nguồn : Thị trường bảo hiểm Việt Nam của Bộ Tài chính)
Năm 2005, tuy thị phần của công ty sụt giảm do sự bê bối trong nội bộ công ty và sự gia nhập thị trường của một số công ty bảo hiểm mới nhưng PJICO vẫn giữ vững vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm.
Năm 2006, thị phần của PJICO giảm khá nhiều một phần là do PJICO thực hiện chiến lược kinh doanh ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững thay cho định hướng phát triển nhanh để chiếm lĩnh thị trường trong những năm trước. Đồng thời, sự sụt giảm doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới cũng là một trong số những nguyên nhân làm cho thị phần của công ty giảm.
Năm 2007, tuy thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường có nhiều biến động (PVI vươn lên vị trí thứ 2 trên thị trường với 20,4% thị phần. Bảo Minh tụt xuống vị trí thứ 3 với 20,1%, Bảo Việt vẫn giữ vị trí dẫn đầu thị trường với 30,4%) PJICO vẫn duy trì vị trí thứ 4 với 10,4%.
ö Lợi nhuận kinh doanh trước thuế.
Bảng 2.2: Lợi nhuận kinh doanh trước thuế của PJICO (2000-2007).
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Lợi nhuận
9
10
13
24
35
13
31
50
(Nguồn: Báo cáo tài chính của PJICO.)
Lợi nhuận kinh doanh trước thuế của công ty được chia làm hai giai đoạn gia tăng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong đồ thị dưới đây.
Giai đoạn 2000-2004, lợi nhuận kinh doanh trước thuế của công ty liên tục tăng và càng về sau tốc độ tăng càng mạnh ( từ 9 tỷ đồng lên 35 tỷ đồng vào năm 2004).
Hình 2.3: Lợi nhuận kinh doanh trước thuế của công ty qua các năm.
(Nguồn: Báo cáo tài chính của PJICO)
Tuy nhiên, vào năm 2005, lợi nhuận trước thuế của công ty sụt giảm tới 62,8% so với năm 2004 (chỉ còn 13 tỷ đồng) do sự sụt giảm về doanh thu (từ những nguyên nhân đã kể trên). Nhưng bằng những nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty, lợi nhuận của công ty đã tăng vào năm 2006 với gần 31 tỷ đồng và tăng vọt vào năm 2007 với lợi nhuận trước thuế đạt 50 tỷ đồng, tăng tới 61,3% so với năm 2006
ö Hiệu quả kinh doanh chung toàn công ty năm 2007.
Trong năm 2007, doanh thu của công ty bảo hiểm PJICO đạt hơn 1.040 tỷ VND, tăng 25% so với năm 2006. Trong đó, doanh thu bảo hiểm gốc của PJICO đạt hơn 880 tỷ VND, tăng 31% so với năm 2006. Tuy rằng, năm 2007 chi phí cho hoạt động kinh doanh của PJICO tăng 13% so với năm 2006, trong đó chi phí cho bồi thường bảo hiểm gốc lên đến 352 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2006. Nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại tăng rất cao, đạt tới 50 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2006, và tăng hơn 11% so với kế hoạch đề ra. Điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty tăng mạnh vào năm 2007.
Thu nhập bình quân của người lao động do đó cũng tăng mạnh, đạt tới 5 triệu đồng /tháng.
2.2 Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm cháy ở Việt Nam.
2.2.1 Vài nét về thị trường bảo hiểm cháy, nổ ở Việt Nam thời gian qua.
Bảng 2.3: Doanh thu, tốc độ tăng và thị phần bảo hiểm cháy, nổ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Thị trường BH phi nhân thọ
Doanh thu
Tỷ đồng
3967
4727
5535
6430
8482
Tăng trưởng
%
-
19,2
17.1
16,2
31,9
Bảo hiểm cháy, nổ.
Doanh thu
Tỷ đồng
265,7
412
472
637
891
Tăng trưởng
%
-
55
14,6
34,9
39,9
Thị phần bảo hiểm cháy, nổ.
%
6,7
8,7
8,5
9,9
10,5
(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)
Bảo hiểm cháy, nổ chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường, nhưng nghiệp vụ này đang dần dần khẳng định vị trí. Năm 2003, mới chỉ chiếm 6,7% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường, thì đến năm 2007 đã tăng lên 10,5%.
Doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ liên tục tăng qua các năm. Năm 2003 mới chỉ đạt 265,7 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã tăng lên tới 891 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều.
Hình 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ trên thị trường Việt Nam
(2003-2007)
(Nguồn: Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam)
Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ bình quân giai đoạn từ 2003 đến 2007 đạt 35%, cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu phí bình quân toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong giai đoạn này (hơn 21%).
Hình 2.5 : Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Nhìn vào đồ thị có thể thấy tốc độ tăng trưởng của bảo hiểm cháy nổ trên thị trường không đều. Năm 2004 tăng với tốc độ khá cao (55%) nhưng đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng lại giảm đi đáng kể (chỉ còn 14,6%). Trong hai năm gần đây, thị trường bảo hiểm cháy nổ đang có xu hướng hồi phục và phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ giảm dần đều từ năm 2003 đến năm 2006 và đến năm 2007 mới có xu hướng phục hồi trở lại.
Tuy thị trường bảo hiểm cháy nổ liên tục có sự gia tăng về doanh thu phí nhưng sự cạnh tranh trên thị trường này cũng diễn ra khá quyết liệt, chủ yếu đối với nhóm dịch vụ vừa và nhỏ, ít rủi ro. Bởi nhóm dịch vụ này không có sự kiểm soát của các nhà nhận tái bảo hiểm. Hình thức cạnh tranh chủ yếu là hạ phí, giữ nguyên phí nhưng mở rộng điều kiện hoặc áp dụng điều khoản bổ sung có lợi cho khách hàng. Điều này rất nguy hiểm khi có tổn thất xảy ra.
Trước năm 2004, theo nhận định từ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, “trong đơn bảo hiểm cháy, các doanh nghiệp thường bảo hiểm luôn cả những rủi ro công nghiệp như: đổ vỡ máy móc, trộm cắp…với những hạn mức phụ cao một cách phi kỹ thuật và không thu phí bảo hiểm. Khi khai thác thì không chú ý đến công tác đánh giá rủi ro. Trong khi đó, không phải khách hàng nào cũng có cơ sở vật chất tốt, hệ thống PCCC đảm bảo”.
Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm cháy nổ thường xuyên thay đổi. Trong giai đoạn từ năm 2004-2006, Bảo Minh luôn là doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần bảo hiểm cháy nổ, tiếp đó đến Bảo Việt. Vị trí thứ 3 lần lượt dành cho UIC (vào năm 2004), PVI (vào năm 2005) và PJICO (vào năm 2006). Tuy nhiên, đến năm 2007, PVI thực hiện một bước đột phá lớn, vươn lên vị trí dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ toàn thị trường, Bảo Minh tụt xuống vị trí thứ 2, còn Bảo Việt giữ vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm cháy nổ.
Hình 2.6: Thị phần bảo hiểm cháy nổ trên thị trường năm 2007
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Bắt đầu từ năm 2006, bảo hiểm cháy nổ được đưa vào thực hiện bắt buộc nhưng cho đến nay, sau hơn một năm triển khai, vẫn chưa có tác động lớn đến thị trường bảo hiểm cháy nổ. Tuy nhiên, nó đã kích thích làm tăng nhu cầu bảo hiểm cháy nổ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và gây được sự quan tâm, chú ý của nhiều người dân.
Tính tới cuối năm 2007, tại thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có tổng số 23 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Trong đó có một số thành viên mới như: Bảo hiểm Quân đội, Bảo hiểm Nông nghiệp…và trong năm 2008 cũng sẽ có thêm một số doanh nghiệp bảo hiểm khác được thành lập. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới gia đời đã thực hiện những ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút nhân lực từ các công ty bảo hiểm khác và chia sẽ thị phần cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, từ ngày 01/01/2008 các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ được tham gia thị trường bảo hiểm các loại hình bảo hiểm bắt buộc, trong đó có bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Do đó, thời gian tới lĩnh vực này sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty bảo hiểm nước ngoài có ưu thế về kinh nghiệm, tài chính…
Bảo hiểm tài sản, trong đó có bảo hiểm cháy, nổ đang là một thị trường hết sức rộng lớn chưa được khai thác. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam: Toàn quốc có khoảng 40.000 cơ sở sản xuất nằm trong diện bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ nhưng chỉ mới có khoảng 20% - 30% tham gia. Số tiền đền bù thiệt hại do cháy nổ trong thời gian qua cũng chỉ 600 tỷ đồng, ước chiếm khoảng 40% tổng thiệt hại. Điều đó chứng tỏ tiềm năng của thị trường bảo hiểm cháy nổ là rất lớn.
Đánh giá về cơ hội thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm cháy nổ.
Sau khi điểm qua một vài điểm đáng chú ý về thị trường bảo hiểm cháy nổ thời gian vừa qua. Có thể thấy tiềm năng của thị trường bảo hiểm cháy nổ là rất lớn. Với tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay thì có lẽ trong tương lai doanh thu của nghiệp vụ này còn tiếp tục tăng mạnh. Bên cạnh đó, việc bảo hiểm cháy nổ được đưa vào thực hiện bắt buộc sẽ làm cho số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cháy nổ tăng lên nhiều trong thời gian tiếp theo. Trong khi đó, việc thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm thường xuyên thay đổi cũng cho thấy: tuy cạnh tranh ngày càng gay gắt và thị phần bảo hiểm cháy nổ sẽ bị chia nhỏ hơn nhưng việc tăng doanh thu cũng như tăng thị phần trên thị trường bảo hiểm cháy nổ đều có khả năng xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào có chiến lược khai thác hiệu quả.
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm cháy ở Việt Nam.
a. Tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế tăng trưởng ổn định là một tín hiệu tốt đối với tất cả các ngành kinh tế, trong đó có bảo hiểm. Tất cả các nhà sản xuất sẽ kỳ vọng cao hơn về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai. Do đó, họ sẽ tiếp tục đầu tư để mở rộng sản xuất, làm cho khối lượng giá trị sản xuất tăng lên, dẫn đến giá trị tài sản được bảo hiểm sẽ tăng lên tương ứng. Điều này cũng đúng với các nhà đầu tư nước ngoài, họ chỉ đầu tư vào nền kinh tế nào có khả năng mang lại lợi nhuận cho họ. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế ổn định là một điều kiện để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa các ngành nghề, mở rộng sản xuất. Số lượng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam tăng lên sẽ dẫn đến đối tượng tham gia bảo hiểm cũng sẽ tăng lên.
Sản xuất mở rộng, giá trị tài sản của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân gia tăng, đòi hỏi họ phải có những biện pháp để bảo vệ tài sản của mình trước các rủi ro. Mua bảo hiểm cháy nổ là một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp đã lựa chọn để đối phó với rủi ro cháy, nổ. Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài thường rất chú trọng đến vấn đề này.
Năm 2007, sau khi chính thức được kết nạp vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam lại được bầu là một trong hai thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khu vực Châu Á nhiệm kỳ 2008 – 2009. Chính uy tín chính trị, ngoại giao trên trường quốc tế này đã là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng tưởng ngoạn ngục trong năm 2007. Theo Tổng cục Thống kê (31/12/2007), Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đã hoàn thành kế hoạch đề ra (8,2% - 8,5%). Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đánh giá, tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2007 có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực: Nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản. Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP và tăng 15,8% so với năm 2006. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm.
Theo nghiên cứu, dự báo của Viện Kinh tế phát triển (IDE) thuộc Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2008 đạt 8,7%. Đây là một tín hiệu tốt đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm cháy, nổ nói riêng trong những năm tiếp theo.
Năm 2008 được coi là năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2006 -2009) của đất nước với kế hoạch đặt ra cho các chỉ tiêu kinh tế khá cao:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5%- 9%.
Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 3,5% - 4%; ngành công nghiệp và xây dựng là 10,6% - 11%; ngành dịch vụ là 8,7% - 9,2%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 20% - 22%.
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 42% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Với sự kỳ vọng rất cao về sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 sẽ là động lực thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài và các nguồn đầu tư phát triển trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loại hình bảo hiểm tài sản, kỹ thuật, hàng hóa nói chung và bảo hiểm cháy nổ nói riêng.
b. Cháy và thiệt hại từ các vụ cháy.
Nhiều vụ cháy lớn xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng khiến cho nhận thức của người dân về sự cần thiết của bảo hiểm cháy nổ ngày càng tăng. Cục Cảnh sát PCCC-Bộ Công an cho biết, tính trung bình mỗi năm nước ta xảy ra 1.654 vụ cháy ở các khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. làm chết và bị thương 293 người, thiệt hại tài sản trị giá 310 tỉ đồng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số thiệt hại thống kê được và trên thực tế, nếu tính toán đầy đủ thì số thiệt hại có thể còn lớn hơn rất nhiều.
Cháy và thiệt hại do cháy gây ra tập chung vào các địa bàn trọng điểm như: khu dân cư, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh xăng dầu, gas, khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà cao tầng, nhà máy và hàng loạt các cơ sở sản xuất khác, tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chính Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…
Nếu so sánh với thời kỳ 5 năm trước thì thiệt hại về tài sản có xu thế gia tăng, công tác PCCC lại chưa tiến kịp với yêu cầu. Theo phân tích, nguyên nhân gây cháy chủ yếu là do sử dụng thiết bị điện không an toàn, sự cố hệ thống điện chiếm đến 35,9%, tiếp đến là tình trạng bất cẩn trong sử dụng lửa gây cháy chiếm 34,9% và vi phạm các quy định an toàn PCCC, cố ý gây cháy chiếm 11% tổng số vụ. Phương tiện PCCC thô sơ, lạc hậu, lực lượng PCCC tại chỗ không đảm bảo, dẫn tới 40% số vụ cháy không đủ sức dập tắt ngay từ đầu.
Theo thống kê, các vụ cháy xảy ra trên địa bàn dân cư chiếm 53% tổng số vụ cháy. Các cao ốc văn phòng, cơ sở kinh doanh xăng dầu, gas…cũng là mối lo cháy nổ rất lớn. Theo Cảnh sát Phòng cháy & chữa cháy, nếu xảy ra cháy tại các nơi này thì thiệt hại về người và của là không lường hết được.
Các vụ cháy Chợ cũng là một vấn đề đáng lo ngại, riêng chỉ trong năm 2006, đã có nhiều vụ cháy Chợ liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trong: Ngày 23/1, chợ Bo (Thái Bình) cháy lớn, 72 gian hàng bị thiêu rụi. Đúng hai tháng sau, ngày 23/3, Chợ Vinh (Nghệ An) chìm trong lửa, thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Cùng mùa hè, ngày 25/6 lửa bùng lên từ trong chợ Thạnh Đức (Gò Dầu, Tây Ninh), gần 2 tỷ đồng hàng hoá của tiểu thương thành tro. Ngày 22/10, lại một vụ cháy gây thiệt hại tương đương, xảy ra tại chợ Hoành Mô (Quảng Ninh). Và đến cuối năm, ngày 16/12, chợ Lớn Qui Nhơn "hứng" vụ cháy lớn nhất, thiệt hại trên 120 tỷ đồng.
Bảng 2.4: Số vụ cháy và thiệt hại do cháy (2002-2007).
Tổn thất
Đơn vị
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Số vụ cháy
Vụ
1267
2519
3003
2759
2247
2628
Số người chết
Người
132
98
63
65
53
43
Số người bị thương
Người
261
243
235
192
154
171
Thiệt hại vật chất
Tỷ đồng
375
284
290
229
397
432
(Nguồn: Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy)
Nhìn vào đồ thị ta thấy, từ năm 2002 đến 2004 số vụ cháy có xu hướng tăng mạnh nhưng tới năm 2005, 2006 có xu hướng giảm dần đều và năm 2007 lại có chiều hướng gia tăng các vụ cháy.
Hình 2.7: Số vụ cháy ở Việt Nam (2002 -2007)
(Nguồn: Cục Phòng cháy & chữa cháy)
Các vụ cháy liên tục xảy ra trong thời gian qua, đã làm nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về sự cần thiết của bảo hiểm cháy, nổ được nâng cao hơn. Khi tận mắt chứng kiến hoặc đã từng trải qua các vụ cháy hay đơn giản là được đọc trên báo, nghe trên tivi.., thấy rõ thiệt hại do các vụ cháy gây ra, khiến cho người dân ngày càng nâng cao nhận thức của mình về tầm quan trọng của bảo hiểm cháy, nổ.
c. Các quy định pháp lý có liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Những thiệt hại do cháy, nổ gây ra rất lớn, nhiều khi mang tính thảm họa, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến đời sống cũng như sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, bảo hiểm cháy, nổ được quy định bắt buộc là một tất yếu khách quan và ngày càng cần thiết hơn. Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiệm bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm, nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
Tại Điều 9, Luật Phòng cháy & chữa cháy (ngày 29/06/2001) quy định:
Cơ quan, tổ chức và các nhân có cơ sở có nguy cơ về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy nổ, bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia bảo hiểm cháy nổ.
Để cụ thể hóa quy định trên, ngày 06/11/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP về Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Theo quy định này thì đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là những cơ quan, tổ chức, cá nhân có các cơ sở nguy hiểm về cháy nổ quy định tại Phụ lục 1, Nghị định số 35/2003/ NĐ-CP ngày 04/04/2003, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
Mặc dù Nghị định 130/2006/NĐ-CP ban hành được một thời gian nhưng số lượng các hợp đồng tham gia bảo hiểm cháy nổ không tăng. Chính vì vậy, ngày 24/04/2007, Bộ Tài Chính phối hợp với Bộ Công An đưa ra Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA, Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP. Thông tư này hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Đồng thời quy định chi tiết về phương thức đóng góp cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy của doanh nghiệp bảo hiểm, cùng với các quy định về quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí đóng góp cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
Cũng trong ngày 24/04/2007, Bộ Tài Chính ban hành quyết định số 28/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Theo Quyết định này thì trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được quy định cụ thể giúp hạn chế được tình trạng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhưng chốn tránh tham gia bảo hiểm và trường hợp công ty bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Bên cạnh đó, Quyết định này quy định chi tiết, đầy đủ và rõ ràng hơn về các vấn đề có liên quan đến quy tắc và biểu phí trong chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc nhằm tránh tình trạng thiếu hiểu biết về chế độ này.
Các quy định này sẽ hạn chế được tình trạnh tranh chấp, kiện tụng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, giúp cơ quan pháp luật dễ dàng hơn trong việc giải quyết tranh chấp. Với biểu phí bảo hiểm cháy, nổ kèm theo, quy định phí cơ bản cho từng loại tài sản cụ thể và các điều khoản về tăng, giảm phí. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thuận lợi trong việc thu phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ không có thắc mắc gì. Đồng thời tránh tình trạng giảm phí để thu hút khách hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh, vốn đang là vấn đề bức xúc của thị trường bảo hiểm cháy, nổ ở Việt Nam hiện nay.
Do một số sai sót trong quá trình đưa ra quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ban hành kèm theo quyết định số 28/2007/QĐ-BTC. Ngày 15/06/2007, Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra Quyết định số 2089/QĐ-BTC về việc đính chính quyết định số 28/2007/QĐ-BTC, nhằm bổ sung, sữa chữa và hoàn thiện hơn quy tắc và biểu phí của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Sự hoàn thiện của hệ thống quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã tạo ra cơ hội chung cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường Việt Nam. Nó tạo ra một hành lang pháp lý để các tổ chức, doanh nghiệp có thể tham gia bảo hiểm cho tài sản của mình. Tuy nhiên, việc tận dụng cơ hội giữa các doanh nghiệp sẽ không giống nhau vì các đơn vị, tổ chức có quyền lựa chọn công ty bảo hiểm để mua dịch vụ và các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải cạnh tranh nhau về chất lượng dịch vụ và hậu mãi để có thêm nhiều khách hàng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã được ban hành mà dường như số lượng người tham gia bảo hiểm chưa có sự biến động nào đáng kể. Vậy nguyên nhân từ đâu?
ö Về phía người mua bảo hiểm
Chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được chính thức đưa vào thực hiện từ tháng 11 năm 2006. Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn một năm đưa vào thực hiện bắt buộc, nghiệp vụ bảo hiểm này vẫn không đem lại sự thay đổi đáng kể nào về doanh thu, cũng như không thu hút được nhiều sự chú ý của người dân, các doanh nghiệp, tổ chức. Nhiều doanh nghiệp tìm cách né tránh hoặc chỉ tham gia mang tính chất đối phó.
Tất nhiên, cũng có những doanh nghiệp muốn mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc nhưng lại không thể mua được. Vì theo quy định của Bộ tài chính: doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc với bên mua bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm đã được cơ quan cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC (Điều 8, chương II, Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA). Điều kiện để được cấp giấy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá khả năng khai thác bảo hiểm cháy nổ tại Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex - PJICO.DOC