Chuyên đề Đánh giá năng lực cạnh tranh về công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3. Phương pháp nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 2

 

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Đánh giá thực trạng năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010

1.1 Thực trạng năng lực công nghệ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 3

1.2 Những đánh giá chung và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam 8

1.2.1 Những đánh giá chung 8

1.2.1.1 Điểm mạnh 8

1.2.1.2 Điểm yếu 9

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực công nghê của các ngân hàng thương mại Việt Nam 9

Chương 2: Đề xuất cải thiện năng lực công nghệ cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 10

2.2 Đối với Ngân hàng thương mại 10

 

PHẦN KẾT LUẬN

Kết luận và kiến nghị 11

Tài liệu tham khảo 12

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đánh giá năng lực cạnh tranh về công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam từng bước thể hiện được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Thực hiện các cam kết quốc tế Việt Nam đã mở cửa dịch vụ ngân hàng, giúp cho hệ thống ngân hàng cạnh tranh bình đẳng trên toàn diện quốc tế theo khuôn khổ pháp lí phù hợp và thống nhất. Từ đó, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng Việt Nam được học tập và cùng phát triển với sự tiến bộ của các nước khác trên trường quốc tế. Hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, đầy thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam khi Chính phủ Việt Nam thực hiện tháo dỡ rào cản đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài và tiến đến xóa bỏ những bảo hộ của Nhà nước đối với ngân hàng trong nước. Vấn đề nâng cao sức mạnh cho hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng trong xu thế hội nhập quốc tế đang là vấn đề được những nhà quản trị ngân hàng, cơ quan quản lý, hoạch định chính sách của Việt Nam quan tâm một cách cấp thiết. Năng lực cạnh tranh của NHTM được đánh giá qua các yếu tố: năng lực tài chính; năng lực công nghệ; nguồn nhân lực; năng lực quản trị điều hành; mạng lưới hoạt động; mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh; …trong đó, năng lực tài chính và năng lực công nghệ được xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định  năng lực cạnh tranh của NHTM. Hiện nay, các ngân hàng thương mại rất quan tâm đến việc đầu tư và đổi mới công nghệ nhằm tăng chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc đánh giá chính xác năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ mở cửa là điều cần thiết. Đó cũng là lý do em chọn đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh về công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong gai đoạn 2008-2010” làm chuyên đề báo cáo. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát - Thực hiện đề tài “ Đánh giá năng lực cạnh tranh về công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong gai đoạn 2008-2010” nhằm nhận xét về việc đổi mới và đầu tư công nghệ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong những năm 2008 đến 2010. Từ việc đánh giá năng lực cạnh tranh về công nghệ của các ngân hàng thương mại, ta đưa ra những đề xuất cải thiện năng lực công nghệ cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh về công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 dựa vào số lượng máy ATM, phần mềm ứng dụng và tiện ích dịch vụ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. - Trình bày một số đề xuất nhằm cải thiện năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại nội địa trong bối cảnh Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: được thu thập từ sách, báo chí, internet, tạp chí.... - Phương pháp phân tích số liệu dựa trên số liệu thứ cấp thu thập được từ sách, báo chí, internet, tạp chí ..... 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thực hiện đề tài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến 2010. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2010 1.1 Thực trạng năng lực công nghệ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 1.1.1 Số lượng máy ATM của hệ thống ngân hàng từ năm 2008 đến 2010 Hiện nay, các NHTM rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập: Quy mô vốn của NHTM nhỏ; chi phí đầu tư hiện đại hóa công nghệ cao; khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng còn hạn chế nên dẫn đến lãng phí,  khai thác không hết tính năng của công nghệ mới. Để tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, cơ quan trong việc trả lương qua tài khoản (theo Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Ngân hàng Nhà nước vừa công bố danh sách 10 ngân hàng thương mại có số lượng máy ATM lớn nhất trên toàn quốc từ năm 2008 đến 2010. Nhìn chung qua các năm, số lượng máy ATM của các ngân hàng thương mại Việt Nam tăng điều, năm 2008 chỉ có tổng số máy ATM là 3.924. đến 2009 số lượng máy ATM tăng 90,9% tức 7.526 máy, và năm 2010 tăng 10.564 máy ATM. Bảng 1: Danh sách 10 ngân hàng thương mại về số lượng máy ATM STT Tên ngân hàng Số lượng máy ATM 2008 2009 2010 1 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 890 1.483 2.723 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 682 881 1.081 3 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 621 1.702 2.012 4 Ngân hàng Công thương Việt Nam 492 1.042 1.317 5 Ngân hàng TMCP Đông Á 595 765 936 6 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 178 611 879 7 Ngân hàng TMCP Techcombank 156 489 822 8 Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh 118 146 173 9 Ngân hàng TMCP Á Châu 102 237 371 10 Ngân hàng TMCP Quân đội 90 170 250 Tổng 3.924 7.526 10.564 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của NHTM) Vào năm 2008 số lượng máy ATM người tiêu dùng sử dụng còn khá ít với việc gửi tiền và rút tiền qua máy tự động vì thế các ngân hàng chưa tập trung vào vấn đề đầu tư công nghệ này. Số lượng máy được thống kê vào năm 2008 là 3.924 máy, đứng đầu là các ngân hàng như ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với 890 máy chiếm thị phần 22,68% trong 10 ngân hàng đứng đầu về số lượng máy ATM, tiếp đến là ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam với 682 máy, và cuối cùng là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 621 máy. Đến năm 2009 các ngân hàng thực thi theo Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đẩy mạnh lắp đặt các hệ thống máy ATM nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện việc trả lương cho công nhân viên qua tài khoản ngân hàng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được công nghệ tiên tiến và mang lại sự thuận tiện, độ tin cậy và an toàn cho người dân. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đứng đầu với số lượng máy 1.702 chiếm 22,61% và tiếp theo là ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1.483 máy tăng 66,63% so với năm 2008. Đứng thứ 3 là ngân hàng Công thương Việt Nam với 1.042 máy, tăng một cách vượt bậc gần 112% so với năm 2008 và chiếm thị phần13,8% trong 10 ngân hàng đứng đầu về số lượng máy ATM. Nhưng đến đầu năm 2009, các ngân hàng thực hiện việc thu phí khi sử dụng dịch vụ thẻ ATM, làm nhiều người dân không đồng tình, nhưng nhìn chung những năm vừa qua hệ thống ATM của các ngân hàng đã cải thiện đáng kể kiến thức sử dụng dịch vụ ngân hàng cho người dân, đó là một dịch vụ rất thuận lợi khi khách hàng giao dịch 24/24 giờ khi không phải tốn thời gian đến quầy ngân hàng. Đến năm 2010 việc áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến vào hệ thống ngân hàng có nhiều tiến triển tốt đẹp, đồng thời ngân hàng tập trung đầu tư mạnh vào việc xây dựng trạm máy ATM ngày càng tăng, tạo sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Hình 1: Số lượng máy ATM qua các năm 2008 -2010 Với sự thành công của Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán do World Bank tài trợ, năng lực công nghệ của các NHTM Việt Nam tiếp tục được nâng cấp, thể hiện qua việc hệ thống thanh toán không ngừng phát triển theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ở một khía cạnh liên quan, số lượng máy ATM được trang bị không ngừng tăng lên qua các năm đã tạo điều kiện giảm tải các giao dịch tại các ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng cá nhân và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đứng đầu các ngân hàng thương mại về số lượng máy ATM vào năm 2008 là ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đến 2009 ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn vượt lên hàng đầu với số máy là 1.702. Vào năm 2010 ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tăng vọt lên vị trí dẫn đầu là 2.723 chiếm thị phần trong 10 ngân hàng đứng đầu là 25,8%.     1.1.2 Hiệu quả cung ứng dich vụ của các ngân hàng thương mại Cùng với sự phát  triển không ngừng về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhu cầu đòi hỏi của khách hàng ngày càng tăng. Nắm bắt được xu thế đó, để thu hút được khách hàng về phía mình trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng trong nước ngày càng chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển mảng dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ tiện ích đi kèm với thẻ. Giờ đây, thẻ không chỉ đơn thuần là một phương tiện rút tiền mặt mà đã trở thành phương tiện đa mục đích, giúp người sử dụng có thể tiếp cận được nhiều dịch vụ giao dịch thông qua thẻ ngân hàng. Các dịch vụ tiện ích cơ bản của thẻ cung cấp cho khách hàng như: thanh toán hàng hóa; rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toán hóa đơn; mua sắm hàng hóa trực tuyến… cho đến  nhiều dịch vụ mới khác cũng đang được các ngân hàng chú trọng phát triển như: yêu cầu phát hành sổ séc; yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn; chi lương qua tài khoản; gửi tiền trực tiếp tại ATM; nhận tiền kiều hối; bảo hiểm… Ngoài việc thiết lập nhiều tiện ích cho khách hàng, các ngân hàng còn tạo sự riêng biệt bằng các chương trình và sản phẩm thẻ mang thương hiệu của mình như: Ngân hàng Sài Gòn Thương tín với thẻ Sacom VISA Debit chú trọng vào lớp trẻ năng động; VCB ngoài việc giữ một số lượng lớn thẻ các đơn vị nhờ dịch vụ trả lương, còn một loại thẻ đưa logo của kênh ca nhạc MTV vào chiếc thẻ, được giới trẻ đón nhận như thể hiện một phong cách; thẻ của Techcombank lại khuyến khích bằng cách liên kết với các đối tác thương mại khác như trung tâm mua bán, siêu thị, với hãng Pacific Ariline giảm giá mua hàng, giá vé máy bay; hay thẻ của ACB được phát hành rộng rãi ở các khu vực người nước ngoài tập trung đông, thiên về thanh toán hơn là rút tiền vv... Bên cạnh đó, để nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho người sử dụng, các ngân hàng đã liên kết  tạo thành các liên minh thẻ. Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm: i) Liên minh thẻ Vietcombank (nay là Công ty Smartlink) có 25 thành viên, với 2056 máy ATM (48%), 17.502 máy POS/EDC (57%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (57%); ii) Liên minh thẻ Đông Á có 5 thành viên tham gia đã phát hành 1.766.053 thẻ (21%), với  783 máy ATM (18%), 1682 máy POS/EDC (57%) và iii) Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với số lượng máy ATM chiếm 62% (2654 máy), máy POS/EDC chiếm 46% (10.548) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 62%). Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau, tuy nhiên thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, cán bộ, công chức làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ). Tiện ích và các dịch vụ đi kèm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng chủ yếu để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ. Các máy ATM cũng mới chỉ chủ yếu phục vụ để rút tiền mặt còn các dịch vụ tiện ích đi kèm chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đặc biệt khi chúng ta chưa xây dựng được một Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất tại Việt Nam. 1.1.3 Phần mềm ứng dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại    Việc triển khai hệ thống Core banking tại các ngân hàng thương mại Việt Nam được xem là điểm nhấn cho đầu tư công nghệ, nhưng khi triển khai thực hiện thì vẫn chưa có sự đồng bộ trong toàn hệ thống. Hiện nay đã có 44 ngân hàng thương mại trong nước triển khai  Core banking, nhưng có quá nhiều phần mềm được sử dụng như: Siba; Bank 2000; SmartBank; Symbol System; Teminos; Iflex; Huyndai; Sylverlake; TCBS (the complex banking solution – giải pháp ngân hàng phức hợp),  quy mô đầu tư lại khác nhau giữa các ngân hàng nên sự liên kết với nhau còn hạn chế.  1.2 Những đánh giá chung và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam 1.2.1 Những đánh giá chung 1.2.1.1 Điểm mạnh - VN có chế độ chính trị ổn định và được đánh giá là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư. Trong điều kiện thế giới hiện nay diễn ra các xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố,… thì sự ổn định về hệ thống chính trị là thế mạnh trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước.  - Đảng, Chính phủ luôn quan tâm đến việc lành mạnh hoá hệ thống tài chính và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước với chức năng là cơ quan đại diện của Chính phủ Việt Nam đã phối hợp với các bộ ngành trong việc nghiên cứu ký kết và xúc tiến được nhiều chương trình  hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế. Quan hệ song phương và đa phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các cơ quan, tổ chức của nhiều nước và vùng lãnh thổ được phát triển tích cực. Ngân hàng Nhà nước đã tích cực tham gia các hoạt động nhằm đẩy mạnh sự hợp tác về tài chính – ngân hàng với các tổ chức tài chính đa phương như ASEAN, APEC và WTO.  - Ngân hàng thương mại Việt Nam có số lượng khách hàng tuyền thống đa dạng, với số lượng nhiều và được phục vụ bởi hệ thống rộng khắp ở 64 tỉnh thành. Mạng lưới phục vụ được trải dài từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi lên miền ngược đầy là lợi thế rất lớn đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình cho khách hàng.  - Người Việt Nam xưa nay có truyền thống hiếu học, cần cù, thông minh, chịu khó. Do đó, đây là yếu tố thuận lợi trong việc tiếp thu công nghệ mới của khu vực và thế giới. Ngoài ra, chi phí lao động ở Việt Nam rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.  1.2.1.2 Điểm yếu - Dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao, chưa tạo thuận lợi và bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khách hàng. - Đội ngũ lao động của các ngân hàng thương mại Việt Nam khá đông nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập. Không có hệ thống khuyến kích hợp lý để thu hút nhân tài và áp dụng công nghệ hiện đại. Cơ cấu tổ chức trong nội bộ nhiều NHTM còn lạc hậu, không phù hợp với chuẩn mực quản lý hiện đại đã được áp dụng phổ biến nhiều năm nay ở các nước.  1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Quy mô vốn của NHTM càng dồi dào thì việc đầu tư mua sắm các công nghệ thiết bị tiên tiến, phần mềm hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng và ngược lại, nếu một ngân hàng có quy mô vốn hạn hẹp thì việc đầu tư vào công nghệ là điều khó khăn. - Bên cạnh đó, chi phí đầu tư vào các thiết bị, phần mềm hiện đại hóa công nghệ khá cao và phụ thuộc nhiều vào mức độ tích hợp hệ thống mà các ngân hàng yêu cầu cũng như tính năng họ muốn can thiệp sâu tời đâu. - Công nghệ ngân hàng luôn được đầu tư hiện đại hóa vì thế khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng còn nhiều mặt hạn chế, dẫn đến lãng phí,  khai thác không hết tính năng của công nghệ mới. - Khách hàng Việt Nam còn chưa quen với việc sử dụng thẻ ATM thay cho tiền mặt do tâm lý nghi ngờ về độ an toàn khi thanh toán qua dịch vụ thẻ. - Cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng quyết liệt. Ngày nay, ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và đầu tư thì dịch vụ ngân hàng cũng tạo nên sắc thái mới cho ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh nhằm tạo thị phần cho mình. Do đó, các ngân hàng thương mại cũng phải tạo nên phong cách phục vụ riêng thể hiện nét đặc thù của mình mới hy vọng tạo thế đứng vững chắc trên thị trường.  Chương 2 ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước - Đề ra những chiến lược phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng thương mại theo mô hình ngân hàng hiện đại. - Đẩy nhanh tiến độ ban hành Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, đưa luật này trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát hoạt động cạnh tranh. - Phối hợp cùng Bộ tài chính tham gia xây dựng và tham gia đa dạng thị trường vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các ngân hàng thương mại đang gặp phải. 2.2 Đối với Ngân hàng thương mại - Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng nhằm đảm bảo tính hiện đại, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi nhất trong giao dịch cung ứng dịch vụ cho khách hàng: Ÿ NHTM phải tích cực hơn nữa trong việc đầu tư đổi mới công nghệ phù hợp chiến lược hiện đại hóa đối với ngành ngân hàng trong thời gian tới, chú trọng hơn nữa tính hiệu quả trong việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi – Core banking. Ÿ Bồi dưỡng nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của nhân viên, để nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ hiện đại. PHẦN KẾT LUẬN Kết luận Phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh là yếu tố cơ bản tạo nên sự khác biệt về khả năng cung ứng dịch vụ của mỗi ngân hàng. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ đã tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho các nhân hàng phát triển và đa dạng hóa dịch vụ theo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời giúp ngân hàng thực hiện khối lượng lớn các giao dịch một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác. Nhìn chung, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng tiến bộ, áp dụng nhiều phần mềm tiên tiến nhằm phục nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên trong việc sử dụng các phần mềm công nghệ hiện đại. Vì một phần do vốn đầu tư vào công nghệ của các ngân hàng thương mại còn thấp so với hệ thống ngân hàng của các nước phát triển nên việc sử dụng công nghệ hiện đại khó thực hiện một cách nhanh chóng, do đó, việc mở cửa hội nhập với các nước bạn là điều kiện cho hệ thống ngân hàng của nước ta học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giúp hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam ngày càng tiến bộ và hiện đại hóa. Kiến nghị - Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, đa dạng thị trường. Đầu tư nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao (thẻ thanh toán, thẻ thông minh, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, internet banking, home banking, e_banking). - Cải tiến và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ truyền thống thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch, phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị trường. Tập trung vào các khu vực thị trường mục tiêu: Khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế - thương mại. - Các khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn quốc gia và đa quốc gia, cá nhân và gia đình có thu nhập trên mức trung bình. Những thị trường mới nổi và thị trường có nhiều tiềm năng, nhất là khu vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài trợ dự án, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Số 5(40).2010. Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại năm 2008 đến 2010. 3. Đằng sau ngôi vương mới về thẻ ATM: Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 5. 10 ngân hàng có năng lực nhất về trả lương qua tài khoản:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung.doc
  • docbia chinh_1.doc
  • doccam ta-2.doc
  • docdanh muc bieu bang-5.doc
  • docloi cam doan-3.doc
  • docmuc luc-4.doc
Tài liệu liên quan