Mục lục
Lời mở đầu .1
Chương 1: Lý luận thẩm định dự án, rủi ro và rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án của ngân hàng. 3
1. Hoạt động thẩm định dự án 3
1.1. Khái niệm chung 3
1.2. Sự cần thiết của hoạt động thẩm định : 3
2. Hoạt động thẩm định các dự án xin vay vốn tại ngân hàng 5
3. Rủi ro và quản tri rủi ro 6
3.1. Khái niệm về rủi ro: 6
3.2. Nội dung quản lý rủi ro 7
4. Rủi ro trong ngân hàng 8
5. Đáh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án 8
5.1. Sự cần thiết của đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án 8
5.2. Các loại rủi ro trong hoạt động thấm định dự án 9
5.2.1. Rủi ro về khách hàng 9
5.2.2. Rủi ro của dự án xin vay vốn: 10
5.2.3. Rủi ro về tài sản đảm bảo 12
5.3. Phương pháp phòng ngừa rủi ro 13
Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội. 15
1. Giới thiệu đơn vị thực tập: 15
1.1. Chức năng nhiệm vụ: 16
1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: 17
1.2.1. Hoạt động huy động vốn: 17
1.2.2. Hoạt động tín dụng: 18
1.2.3. Hoạt động dịch vụ khác: 18
1.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh những năm qua. 19
1.3.1. Những mặt đạt được 19
1.3.2. Tồn tại 20
2. Thực trạng công tác thẩm định dự án tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội 20
2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh 21
2.2. Những thành tựu trong hoạt động thẩm định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Nam Hà Nội : 21
2.3. Những khó khăn chủ yếu trong hoạt động thẩm định: 24
3. Thực trạng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội. 25
3.1. Quy trình đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định các dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam – Hà Nội .25
3.2. Các phương pháp phân tích rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi Nhánh Nam Hà Nội. 28
3.2.1. Phương pháp định tính 28
3.2.2. Phương pháp định lượng 31
3.3. Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án của ngân hàng 32
3.3.1. Đánh giá tư cách khách hàng ( rủi ro về chủ đầu tư) 32
3.3.2. Đánh giá về rủi ro dự án xin vay vốn 46
3.3.3. Đánh giá về tài sản đảm bảo 54
3.4. Ví dụ minh họa về đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án thủy điện Cửa Đạt 56
3.4.1. Thẩm định chủ đầu tư 56
3.4.2. Đánh giá dự án vay vốn 59
3.4.3. Bảo đảm nợ vay: 79
4. Đánh giá công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng 80
4.1. Những kết quả đạt được 80
4.1.1. Về thông tin 80
4.1.2. Về mặt đội ngũ cán bộ 81
4.1.3. Về quy trình đánh giá rủi ro 82
4.1.4. Về phương pháp phân tích rủi ro 82
4.1.5. Về trình độ công nghệ 83
4.1.6. Về nội dung phân tích 84
4.2. Những tồn tại trong công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định các dự án 84
4.2.1. Hạn chế về mặt thông tin 84
4.2.2. Hạn chế về cán bộ 85
4.2.3. Hạn chế về quy trình đánh giá 86
4.2.4. Hạn chế về trình độ công nghệ 87
4.2.5. Hạn chế về phương pháp đánh giá rủi ro 87
4.2.6. Hạn chế về nội dung phân tích rủi ro 87
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội 90
1. Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2009 90
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro 91
2.1. Giải pháp về thông tin 91
2.2. Giải pháp về cán bộ cả về số lượng và chất lượng 93
2.3. Đẩy mạnh công tác hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro 95
2.4. Đa dạng hóa các phương pháp phân tích rủi ro. 96
2.5. Cải thiện về cơ sở vật chất, hạ tầng và trình độ công nghệ 101
120 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp nguyên vật liệu chính hay không, trữ lượng, chất lượng nguồn nguyên vật liệu, tính ổn định của nguồn này, có thuận lợi về giao thông để chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm không ?..
Giá cả nguyên vật liệu có phù hợp không ? giá độc quyền hay cạnh tranh ?
Việc khai thác nguyên vật liệu có phù hợp với quy hoạch vùng nguyên vật liệu không ?
Dự đoán nguyên vật liệu của nhà máy trong tương lai có bị thu hẹp hay phải sử dụng các nguyên liệu khác thay thế.
Ø Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được hay không, đây là vấn đề các nhà đầu tư, nhà tài trợ vốn hết sức quan tâm. Một dự án đầu tư dù quy trình công nghệ có tiên tiến đến đâu nếu sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng và tính khả thi của dự án và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ của ngân hàng.
Do vậy khi thẩm định về thị trường tiêu thụ sản phẩm, dưới góc độ nhà tài trợ vốn, ngân hàng cần quan tâm, xem xét và tư vấn cho chủ đầu tư trong một số lĩnh vực có liên quan :
Thị trường hiện tại của sản phẩm dự trù sản xuất và tiềm năng phát triển của nó, các yếu tố kinh tế xã hội và ngoại cảnh tác động đến nhu cầu sản phẩm.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại sẵn có trong vùng, trong nước, nước ngoài và sản phẩm ra đời sau này.
Đối tượng tiêu thụ sản phẩm dự án : đối tượng là đông đảo người tiêu dùng hay mang tính cá biệt , nhu cầu tiêu dùng, mức độ tiêu dùng.
Giá cả, chất lượng, mẫu mã sản phẩm so với sản phẩm cùng loại cạnh tranh của đơn vị khác, sản phẩm của dự án có bị các sản phẩm khác thay thế không, khả năng trong tương lai có phải giảm giá không ?
Các biện pháp tiếp thị, khuyến thị cần thiết để giúp tiêu thụ sản phẩm, kể cả chính sách giá cả, tổ chức hệ thống phân phối, bao bì, quảng cáo,…
Từ các vấn đề trên, cán bộ thẩm định nhận xét đánh giá về thị trường hiện tại cũng như tương lai đối với sản phẩm của dự án để có ý kiến trong báo cáo thẩm định và phát hiện các rủi ro mà dự án có thể gặp phải.
Rủi ro về kĩ thuật:
Rủi ro về kĩ thuật là những rủi ro liên quan tới địa điểm xây dựng, quy mô sản xuất, công nghệ, thiết bị, máy móc, những tác động tới môi trường, phòng cháy chữa cháy. Cán bộ thẩm định sẽ xem xét và đánh giá xem địa điểm có thuận lợi về giao thông, nguồn cung cấp; công suất thiết kế dự kiến của dự án có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý và thực trạng tiêu thụ sản phẩm; yêu cầu kĩ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm; quy trình công nghệ, trình độ tiên tiến của thiết bị …
Đây là nội dung khá phức tạp, khó khăn cho các cán bộ thẩm định do các cán bộ tại ngân hàng không thể am hiểu chuyên sâu về công nghệ kỹ thuật của nhiều ngành. Nếu cần thiết phải thuê chuyên gia tư vấn có quy định quyền lợi và trách nhiệm về một số khía cạnh kinh tế và giá cả của máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất.
Nội dung khi đánh giá rủi ro về khía cạnh kỹ thuật công nghệ được xem xét trên một số khía cạnh sau :
Ø Địa điểm xây dựng : theo các nguyên tắc cơ bản :
Gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ nhằm thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa.
Đảm bảo cung cấp đủ kiện, nước cho sản xuất, cơ sở hạ tầng thuận lợi hoặc đã có sẵn.
Gần nơi cung cấp nguồn nhân lực.
Đảm bảo quy hoạch của địa phương.
Không gây ô nhiễm môi trường.
Đảm bảo an ninh
Từ các yêu cầu đó chúng ta đánh giá phương án địa điểm đã lựa chọn(thường theo phương án thang điểm), nếu đạt yêu cầu(từng tiêu thức đều trên mức bình quân, điểm tổng hợp cao hơn mức yêu cầu) thì phương án địa điểm được coi là chấp nhận. Còn trong trường hợp có nhiều phương án địa điểm chúng ta xác định điểm tổng hợp và lựa chọn địa điểm tối ưu.
Để chọn được địa điểm phù hợp tất cả điều kiện trên là rất khó, tuy nhiên nên nghiên cứu, đánh giá những rủi ro có thể gặp phải để từ đó lựa chọn địa điểm thích hợp nhất.
Ø Đánh giá về công nghệ và máy móc thiết bị
Căn cứ vào yêu cầu của dự án chúng ta sẽ xác định các yêu cầu về công nghệ. Những vấn đề cần phân tích bao gồm : quy mô dự án (để xác định công suất), tính chất sản phẩm(để xác định loại hình công nghê), các yêu cầu pháp lý đối với công nghệ(đảm bảo môi trường, an toàn lao động, chống cháy nổ…), giá cả công nghệ.
Ngoài ra cần xem xét các nội dung sau :
Công nghệ là mới hay cũ, lạc hậu mà các nước phát triển thải ra.
Máy móc thiết bị đi theo công nghệ này do nước nào sản xuất, có khuyến cáo nên dùng hay không ?
So sánh công nghệ trước đó ngân hàng đã đầu tư với công nghệ của dự án này.
Máy móc thiết bị có đồng bộ không, nhà cung cấp có chuyển giao đầy đủ công nghệ không, nếu công nghệ chuyển giao không đồng bộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Kỹ thuật của công nghệ trong sản xuất sản phẩm có bảo đảm chất lượng của sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng và phù hợp với khả năng nguồn cung cấp nguyên vật liệu không ? Nếu không sẽ dẫn đến lãng phí khi vận hành.
Từ các yêu cầu thiết bị công nghệ xác định các tiêu thức đánh giá công nghệ và tiến hành đánh giá công nghệ đã lựa chọn trong dự án (có thể theo phương pháp cho điểm) để xác định tính khả thi của phương án công nghệ đã lựa chọn. Nếu có nhiều phương án công nghệ thì tiến hành so sánh để lựa chọn phương án công nghệ tối ưu.
Ø Đánh giá về xây dựng nhà xưởng
Quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc phù hợp với thiết bị công nghệ lựa chọn, tiến độ thi công phải phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị.
Đảm bảo điều kiện về vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động.
Thỏa mãn các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, nhận xét các giải pháp về môi trường.
Bố trí các hạng mục công trình(nhà xưởng, văn phòng, kho bãi,…) tiết kiệm, hợp lý. Xem xét dự toán công trình có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa có dự toán hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư.
Rủi ro về tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn.
Rủi ro về tổng vốn đầu tư có thể gặp phải là khi tổng vốn đầu tư tăng quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến không cân đối được nguồn vốn, từ đó ảnh hưởng tới tính toán hiệu quả tài chính và khả anwng trả nợ của dự án. Rủi ro tổng vốn đầu tư xảy ra khi tinh toán trong bước lập dự án không tính tới các yếu tố như lạm phát, phát sinh thêm khối lượng, các quý dự phòng, tính toán sai lệch về suất vốn đầu tư, về những hạng mục thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện dự án. Khi khách hàng không đưa ra một số chính xác về tổng vốn đầu tư, dẫn tới cơ cấu vốn đầu tư cũng bị sai lệch, không phản ảnh được chính xác thực trạng vốn từ các nguồn. Các cán bộ thẩm định cũng cần xem xét đánh giá chính xác về lượng vốn đầu tư mà ngân hàng sẽ cho vay.
Rủi ro về hiệu quả tài chính của dự án và độ nhạy của dự án.
Hiệu quả tài chính của dự án được tính dựa trên tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư, thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án; khả anwng cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào cùng đặc tính của dây chuyền công nghệ đế xác định giá phát hành đơn vị sản phẩm và tổng chi phí sản xuất trực tiếp; tốc độ chu chuyển hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề…Đánh giá rủi ro về hiệu quả tài chính là công việc xuyên suốt toàn bộ việc đánh giá rủi ro của dự án. Nếu có những sai sót ở các bước trên sẽ dẫn đến những sai sót ở bước tiếp theo khi chi nhánh tính toán dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án
Ngoài các rủi ro như đã nói ở trên, khi phân tích rủi ro của dự án, cán bộ thẩm định cần phải xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sẽ như thế nào khi các yếu tố ảnh hưởng thay đổi. Không chỉ vậy, khi phân tích độ nhạy, chi nhánh còn có thể lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao cho những kết quả dự tính.
Đánh giá về tài sản đảm bảo
Rủi ro về tài sản đảm bảo là tất cả các rủi ro liên quan tới tài sản của khách hàng khi sử dụng làm vật đảm bảo để vay tiền của ngân hàng. Các loại tài sản đảm bảo gồm có: tài sản( giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý, bất động sản, động sản), các quyền, bảo lãnh của bên thứ ba…
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
Rủi ro về tính hợp pháp của quyền chủ sở hữu: đối chiếu giữa các giấy tờ chững nhận việc sở hữu giấy tờ có giá và các giấy tờ chứng nhận nhân thân người(chứng nhân tư cách pháp lý của tổ chức) nắm giữ các giấy tờ có giá trị đó thấy có sai lệch, không hợp lý… Rủi ro này gây ra khó khăn cho việc thu hồi tài sản đảm bảo.
Rủi ro khi tài sản bảo đảm giảm giá trị do mất mát hư hỏng, giá cả thị trường thay đổi, tài sản chuyên dụng, thời gian phát nại dài. Để phòng ngừa rủi ro tài sản đảm bảo có thể xảy ra bằng cách trích lập dự phòng .
R= A – C x r
Trong đó
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: số dư nợ gốc của khoản nợ
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể. Trong thời hạn tối đa 5 năm kể từ ngày quyết định 493/2005/QĐ – NHNN có hiệu lực quy hành, chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
C: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo
*Một số loại tài sản đảm bảo và tỷ lệ khấu trừ
- Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam do ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phát hành: 100%
- Tín phiếu kho bạc,vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng đồng ngoại tệ do ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phát hành :95%
- Trái phiếu chính phủ:
+ Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống : 95%
+ Có thời hạn còn lại từ 1 năm – 5 năm : 85%
+ Có thời hạn trên 5 năm: 80%
- Chứng khoán, các công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chững khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán: 70%
- Chứng khoán, các công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do các doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chững khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán: 60%
- Chứng khoán, các công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chững khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán: 50%
- Bất động sản: 50%
- Các loại tài sản khác: 30%
Ví dụ minh họa về đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án thủy điện Cửa Đạt
Thẩm định chủ đầu tư
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội đã tiến hành thẩm định chủ đầu tư trên hai góc độ : năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự và năng lực cán bộ quản lý để từ đó hạn chế những rủi ro trong hoạt động thẩm định do nguyên nhân từ khách hàng.
* Năng lực pháp lý của chủ đầu tư
- Tên chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt.
- Trụ sở giao dịch: xã Xuân Mỹ, Thường Xuân, Thanh Hoá.
- Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 2, Văn phòng 5, khu đô thị Trung Hoà, Nhân Chính.
- Ngành nghề SXKD:
Đầu tư xây dựng các dự án thuỷ điện; Sản xuất và kinh doanh điện năng; Tư vấn, xây lắp các công trình điện; Nhận thầu và xây lắp các công trình dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng khác; xây dựng và kinh doanh nhà ở, văn phòng cho thuê, kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; Dịch vụ cho thuê, sửa chữa, bảo dưỡng xe máy thiết bị, kinh doanh thiết bị xây dựng.
- Thành phần cổ đông và tỷ lệ góp vốn theo quy định trong điều lệ, cụ thể như sau:
Bảng 9: Bảng thành phần cổ đông và tỷ lệ góp vốn.
Thành viên sáng lập
Số vốn tham gia (trệu VNĐ)
Tỷ lệ góp vốn
TCT VINACONEX
122.400
51%
TCT Sông Đà
40.800
17%
TCT cơ điện-XDNN-Thủy lợi
38.400
16%
TCT Xây dựng 4
38.400
16%
Tổng cộng
240.000
100%
Nguồn: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
- Văn bản thoả thuận thành lập Công ty cổ phần Cửa Đạt ngày 23/04/2004.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000165 do Sở kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 18 tháng 5 năm 2004.
- Điều lệ Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt được các thành viên HĐQT thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 23/04/2004.
- Quyết định số 01 CĐ/QĐ-HĐQT ngày 22/5/2004 của Chủ tịch Hội đồng quản trị V/v bổ nhiệm ông Vương Hoàng Minh giữ chức vụ Giám Đốc Công ty.
- QĐ bổ nhiệm Kế toán trưởng số 08 CĐ/QĐ-HĐQT ngày 21/06/2004 Của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cửa Đạt V/v bổ nhiệm ông Lưu Đức Vĩnh giữ chức vụ Kế toán trưởng Công ty.
- Tài khoản tiền gửi số: tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
* Năng lực cán bộ quản lý công ty
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị:
- Họ và tên: Ông Nguyễn Thành Phương
- Năm sinh: 1955
- Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động và trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung: 23 năm, trong đó có 21 năm công tác trong lĩnh vực xây dựng thuỷ điện.
- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư xây dựng.
2. Giám đốc:
- Họ và tên: Ông Vương Hoàng Minh
- Năm sinh: 1958
- Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động và trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung: 24 năm, trong đó 20 năm công tác trong lĩnh vực xây dựng thuỷ điện.
- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư mỏ-địa chất.
3. Kế toán trưởng:
- Họ và tên: Ông Lê Đức Vĩnh
- Năm sinh: 1950
- Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động và trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung: 34 năm, trong đó 23 năm công tác trong lĩnh vực tài chính kế toán.
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài chính kế toán.
Kết luận : Công ty cổ phần thuỷ điện Cửa Đạt thuộc loại hình doanh nghiệp cổ phần, các thành viên góp vốn đều là các Tổng Công ty lớn tại Việt Nam, có đủ tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp Việt Nam, Công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Hồ sơ pháp lý của doanh gnhieepj là hợp pháp, doanh nghiệp có tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các giao dịch kinh tế và dân sự. Rủi ro về năng lực pháp lý của chủ đầu tư là thấp.
Đánh giá dự án vay vốn
* Hồ sơ pháp lý của Dự án
- Công văn số 1359 /CP-NN ngày 14/11/1998 .
- Công văn số 464 CV/ĐCKS-ĐTĐC ngày 24/06/1999.
- Thông báo số 84/TB-VPCP ngày 18/7/2000.
-Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi do Công ty tư vấn lập và hoàn chỉnh theo ý kiến tham gia của các cơ quan chức năng trong Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Báo cáo thẩm định của công ty tư vấn xây dựng Hồng Hà.
- Tờ trình số 1752 BNN/XDCB ngày 15/06/2001 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Công văn số 3313 BNN/XDCB ngày 08/11/2001 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Công văn số 3746 /CV-EVN-KD&ĐNT ngày 21/08/2003 của Tổng công ty điện lực Việt Nam .
- Công văn số 103 /CV/BNN-XD ngày 20/01/2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 07/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Công văn số 3645 CV/EVN-KH ngày 28/07/2004
- Công văn số 112 CV/CĐ-TCKT ngày 16/10/2004 .
- Công văn số 652/PCVB-KTTH ngày 29/10/2004 của văn phòng Chính phủ.
- Công văn số 12840/TC/TCĐN ngày 05/11/2004 của Bộ Tài chính.
- Văn bản số 6275/VPCP-KTTH ngày 17/11/2004 V/v bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho Dự án thuỷ điện Cửa Đạt.
Nhận xét: Hồ sơ pháp lý dự án đầy đủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về việc quản lý đầu tư.
*Sự cần thiết và quy mô Dự án( Đánh giá thị trường của dự án)
Cùng với sự phát triển về kinh tế và đầu tư, nhu cầu sử dụng điện năng cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng gia tăng. Thời gian vừa qua, rất nhiều công trình điện được ưu tiên xây dựng và khẩn trương đưa vào vận hành đã góp phần làm giảm đáng kể căng thẳng về nguồn điện đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế xã hội. Hiện tại, tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam là 8.749MW với công suất khả dụng có thể huy động tới 8.454MW, trong đó chủ yếu là thuỷ điện (chiếm 48,8% tổng công suất lắp đặt), nhiệt điện chiếm 20,5%, tuốc bin khí chiếm 26,6% và diesel chiếm 4,1% (Quy hoạch điện V hiệu chỉnh).
Tổng sản lượng điện năm 2001 đạt 30,6 tỷ kWh, tăng 15,5% so với năm 2000, năm 2002 đạt 35,8 tỷ kWh tăng 17% so với năm 2001, năm 2003 đạt 40,9 tỷ kWh tăng 14,2% so với năm 2002, kế hoạch năm 2004: 46,5 tỷ kWh tăng 13,7% so với năm 2003.
Theo khuyến cáo của Ngân hàng thế giới (Bảo đảm năng lượng cho sự phát triển - Những thách thức mới đối với ngành năng lượng), để đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, sản lượng điện năng phải tăng nhanh hơn GDP khoảng 70%. Ngoài ra, cũng theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một nước có nguồn năng lượng cơ bản với trữ lượng có thể phát triển ngành điện để tham gia thị trường quốc tế.
Theo dự báo, nhu cầu phụ tải đến năm 2005 và 2010 lần lượt là 48,5-53 tỷ kwh và 88,5-93 tỷ kWh. Để đáp ứng nhu cầu đó, dự kiến đến 2010 - 2020 phải xây dựng thêm các công trình nguồn điện có tổng công suất là 13.229-32.784MW với tổng vốn đầu tư gần 21 tỷ USD (Quy hoạch điện V hiệu chỉnh). Theo đánh giá tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh của tổng công ty điện lực nửa thời kỳ đầu của quy hoạch phát triển điện V (2001-2003), thì đến cuối năm 2000, tổng công suất các nguồn điện là 6.234 MW (trong đó thuộc tổng công ty điện lực quản lý là: 5.690 MW, các đơn vị ngoài: 544 MW). Trong năm 2001-2002, công suất các nhà máy điện bổ sung thêm cho hệ thống là 2.648 MW 9trong đó tổng công ty điện lực bổ sung thêm 2.580 MW, các đơn vị ngoài bổ sung: 68 MW) nâng tổng công suất toàn hệ thống lên 8.880 MW, trong đó của tổng công ty điện lực 8.270 MW, các đơn vị ngoài: 610 MW. Qua một số số liệu cụ thể như trên cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu của Tổng công ty điện lực chỉ dừng lại ở một khả năng nhất định, chính vì vậy cần có sự đầu tư khai thác của một số đơn vị ngoài mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu cho toàn xã hội, tuy nhiên sự đáp ứng này chưa thể là đầy đủ.
- Việc tính toán được thực hiện qua chương trình máy tính PHUBIEUDO do PECC I lập và đã sử dụng nhiều năm qua nhiều công trình cho thấy về mặt cân bằng năng lượng, ngay sau khi ra đời, hệ thống điện đã tiêu thụ hết sản lượng điện của nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt, kể cả tronng mùa lũ khi nhà máy chạy với công suất lắp máy 97 MW.
* Dự án góp phần Cân bằng điện năng và công suất
Hiệu ích công suất của nhà máy thuỷ điện được đánh giá theo đại lượng đảm bảo về nguồn nước, tham gia phủ biểu đồ phụ tải cực đại của hệ thống năng lượng trong thời kỳ căng thẳng nhất của năm.
Cân bằng công suất tính theo mức đảm bảo của nguồn nước là 90%. Cân bằng công năng lượng tính theo mức đảm bảo của nguồn nước là 50%.
Nhà máy Thuỷ điện Cửa Đạt là một phần của dự án Công trình thuỷ lợi Cửa Đạt, lượng nước để vận hành nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt do Hồ chứa thuỷ điện Cửa Đạt điều tiết do đó việc xây dựng và vận hành phải đồng bộ cùng với công trình hồ chứa nước Cửa Đạt.
a/ Phủ biểu đồ phụ tải của hệ thống điện Miền Bắc
b/ Cân bằng công suất của hệ thống điện Miền Bắc
c/ Cân bằng năng lượng của hệ thống điện Miền Bắc
Bảng 10: Bảng nhu cần điện của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
Tỉnh
2000
2005
2010
E(GWh)
Pmax(MW)
E(GWh)
Pmax(MW)
E(GWh)
Pmax(MW)
Thanh Hoá
644
120,1
482
183,1
1.434,1
265,1
Nghệ An
372
84,8
624,9
142,4
1.107,6
230,9
Hà Tĩnh
118,8
35
174,3
51,4
397,4
107,4
Nguồn: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Hiện nay ba tỉnh này mới chỉ đựoc cấp điện bằng một mạch đường dây 220kV theo tuyến trục thuỷ điện Hoà Binh- Nha Quan- Thanh hoá- Hà Tĩnh với tổng chiều dài tới 461 km, và hai trạm biến áp 220/110kV Thanh Hoá 2x 125MVA và Vinh 2x125MVA.
Nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt được Tổng sơ đồ V dự kiến đưa vào kế hoạch 2008-2009. Với vị trí địa lý và mức công suất lắp máy đã được xem xét, cùng với kế hoạch phát triển lưới điện 220-110kV của khu vực, rõ ràng là nó chỉ thích hợp để phát huy vai trò và hiệu quả trong lưới điện 110kV của tỉnh Thanh Hoá và hỗ trợ cho khu vực phía Bắc tỉnh Nghệ An.
Kết quả trên cho thấy nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt cũng là một công trình góp phần làm ổn định cân bằng về công suất và điện lượng cho hệ thống điện Miền Bắc và hệ thống điện quốc gia. Giá trị của dự án thể hiện ở chế độ làm việc, phủ phần bán đỉnh biểu đồ ngày đêm điển hình của hệ thống.
* Góp phần đa dạng hóa hình thức chủ sở hữu trong ngành điện
Định hướng và xu thế cổ phần hoá, đa dạng hình thức chủ sở hữu cùng một lúc giải quyết được cả hai mục tiêu: tăng cường huy động nguồn tài chính; tạo môi trường cạnh tranh để tăng cường năng lực điều hành hiệu quả hệ thống. Cũng theo Quy hoạch điều chỉnh của ngành điện, vấn đề này được nêu ra: Khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia xây dựng các công trình nguồn điện và lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư: nhà máy điện độc lập (IPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), liên doanh, Công ty cổ phần.
Đa dạng hóa hình thức chủ sở hữu trong ngành điện là đòi hỏi tất yếu, vừa giải quyết các tác động vĩ mô, vừa trực tiếp tiếp sức cho một ngành công nghiệp sống còn. Việc đầu tư các công trình năng lượng cho tới thời điểm này tại VN chỉ từ các nguồn tài trợ ưu đãi nước ngoài, vốn tín dụng trong nước, và vốn tự có của các TCT Nhà nước, chưa từng sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại nước ngoài.
Nhận xét: Dự án đầu tư vào lĩnh vực đang được khuyến khích đầu tư; Địa điểm thực hiện và quy mô của dự án phù hợp với quy hoạch của ngành và của địa phương.Vì thế rủi ro về cơ chế chính sách của dự án thấp.
*Đánh giá rủi ro về mặt địa điểm , môi trường.
Qua phân tích sự biến đổi của mưa trên lưu vực Cửa Đạt thấy được vùng thượng nguồn có lượng mưa nhỏ nhất, vùng trung lưu sông Chu có lượng mưa lớn nhất. Lượng mưa trung bình lưu vực tính đến tuyến đập Cửa Đạt tính theo phương trình cân bằng nước là 1.500 mm.
- Phân phối dòng chảy trong năm: Dòng chảy trong năm trên toàn lưu vực phân bố theo 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, mùa lũ trên sông Chu bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 10 (kéo dài 4 tháng), mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau (kéo dài 8 tháng). lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 65-80% lượng dòng chảy trong năm, 3 tháng có dòng chảy liên tục lớn nhất là các tháng 7, 9, 10. Lượng dòng chảy 3 tháng này chiếm 50-55% lượng dòng chảy năm. Lượng dòng chảy mùa kiệt chiếm 20-35% dòng chảy năm, 3 tháng có dòng chảy nhỏ nhất là các tháng 2, 3, 4. Lượng dòng chảy 3 tháng này chỉ chiếm 5-9% lượng dòng chảy năm.
- Địa chất công trình: Bờ phải tuyến Cửa Đạt III có tầng phủ và lớp đá phong hoá có chiều dày nhỏ hơn so với bờ trái (chỉ khoảng 40-50 m). Tại bờ phải có 2 đứt gãy bậc 4 chạy song song và cách tuyến năng lượng khoảng 100-150 m. Tuy nhiên đoạn cửa vào và giếng cửa van nằm trong khu vực gần 2 đứt gãy bậc 4 (IV-2 và IV-9) có thể sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp trên cơ sở mức độ khảo sát kỹ ở giai đoạn thiết kế sau. Theo mặt cắt địa chất dọc tuyến năng lượng dài khoảng 1 Km, cao độ lớp đá tốt nằm từ cao độ 70 m ở thượng lưu lên đến 130-150 m ở tim đập sau đó hạ dần cao độ 60-70 m ở khu vực nhà máy.
Như vậy trên cơ sở đánh giá điều kiện địa chất bố trí công trình tuyến năng lượng tại bờ phải là hợp lý và có tính khả thi.
Nhận xét: Dự án đầu tư vào lĩnh vực đang được khuyến khích đầu tư; được xây dựng ở vị trí thuận lợi cho việc tận dụng nguồn nước từ việc đầu tư công trình thuỷ lợi là hồ chứa nước Cửa Đạt và có cột nước cao để phát điện; Địa điểm thực hiện và quy mô của dự án phù hợp với quy hoạch của ngành và của địa phương. Vì thế, dự án phù hợp với môi trường của địa phương
* Phương diện kỹ thuật của dự án:
Về phương diện kỹ thuật, dự án có mặt bằng bố trí rất gọn, các hạng mục công trình khá đơn giản hầu hết đã được thi công tại Việt Nam trong thời gian qua, không có yêu cầu về kỹ thuật cao, phần lớn có thể sử dụng lực lượng thi công trong nước để xây dựng công trình.
Dự án Thuỷ điện Cửa Đạt có công suất thiết kế Ntk = 95-97MW, đập vật liệu địa phương có chiều cao từ 17,0m đến 31,0m trên nền cuội sỏi, theo tiêu cguaarn 285-2002, cấp công trình được xác định như sau:
Khu đầu mối dâng nước: đập dâng và các công trình xả thuộc cấp 3 hoặc 2 tuỳ thuộc phương án tuyến đầu mối.
Khu nhà máy: thuộc cấp 3.
Toàn bộ các hạng mục công trình của Dự án đều nằm trong khu vực bờ bên phải trên sườn dốc khoảng 350.
- Công trình thuỷ công
- Thiết bị cơ khí thủy công
- Thiết bị công nghệ phần điện:
- Về tiêu chuẩn công nghệ, thiết bị
Toàn bộ thiết bị của dự án đều được đấu thầu quốc tế mua mới theo tiêu chuẩn G7 hoặc Nga với đơn giá được tham khảo từ đơn giá đấu thầu thiết bị của dự án thuỷ điện Yali, Đại Ninh và Sông Hinh, giá sơ bộ của hãng tư vấn EIE- Nhật Bản.
Nhận xét: Công nghệ, thiết bị phù hợp với tính chất, quy mô của dự án, đảm bảo tính hiện đại, đáp ứng được yêu cầu sản xuất của nhà máy thuỷ điện.
* Tiến độ xây dựng và quản lý thi công:
Trình tự và tiến độ thi công được kết hợp chặt chẽ với trình tự và tiến độ thi công công trình đầu mối thuỷ lợi. Theo kế hoạch tuyến năng lượng được xây dựng trong 4 năm. trong đó:
- Năm thứ 1: Tiến hành thi công hố móng nhà máy, kênh dẫn ra đồng thời tiến hành đào nắn suối tại hạ lưu nhà máy và đắp đê quai.
- Năm thứ 2: Thi công đồng loạt đường hầm dẫn nước theo các hướng. Bắt đầu đổ bê tông nhà máy.
- Năm thứ 3: Tiếp tục thi công đường hầm dẫn nước, đổ bê tông nhà máy và bắt đầu lắp đặt thiết bị nhà máy. Thi công đào, đổ bê tông và lắp đặt giếng cửa van.
- Năm thứ 4: Đến trước mùa lũ năm xây dựng thứ 4 hoàn thành toàn b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A5549.DOC