MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VIỆC THAY ĐỔI MỘT CÔNG NGHỆ 4
I. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI 4
1.1. Khái niệm chung về hiệu quả 4
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội 5
II. THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ 6
2.1. Khái niệm công nghệ và thay đổi công nghệ 6
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc thay đổi một công nghệ 8
III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ, LỢI ÍCH 9
3.1. Tổng quan về phương pháp phân tích chi phí, lợi ích 9
3.2. Các bước phân tích chi phí, lợi ích 11
1.2. Hoạt động sản xuất tại xí nghiệp luyện gang Cao Bằng 18
1.3. Những tác động tới môi trường của xí nghiệp luyện gang Cao Bằng 28
II. NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI Ở XÍ NGHIỆP LUYỆN GANG CAO BẰNG 38
2.1. Nguyên nhân khách quan 38
2.2. Nguyên nhân chủ quan 39
2.3. Khả năng đáp ứng của doanh nghiệp 40
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆC THAY THẾ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI ƯỚT BẰNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI KHÔ Ở XÍ NGHIỆP LUYỆN GANG CAO BẰNG 41
I. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ, LỢI ÍCH CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI ƯỚT VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI KHÔ. 41
1.1.Công nghệ xử lý bụi ướt 42
1.2. Công nghệ xử lý bụi khô 52
II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆC THAY THẾ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI ƯỚT BẰNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI KHÔ 58
2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế 58
2.2. Hiệu quả về mặt xã hội, môi trường 65
2.3. Đánh giá tổng hợp, so sánh hiệu quả kinh tế xã hội của cả hai công nghệ xử lý bụi 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lý bụi khô ở Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn nằm trên, gang lỏng và xỉ theo định kỳ được tháo ra khỏi lò. Gang lỏng được đúc trên máy đúc liên tục tạo gang thỏi thành phẩm. Xỉ được tạo hạt hoặc làm xỉ khô và chuyển sang bãi chứa.
Trong quá trình luyện gang, khí than với thành phần chủ yếu là CO (26-32%), CH4 (2,5%), CO2 và bụi (600mg/m3) và có nhiệt độ 150-350oC sẽ được xử lý bằng các hệ thống xử lý khí than có hiệu quả cao. Đầu tiên khí than sẽ được làm sạch khỏi bụi bằng một hệ thống lọc bụi sau đó sẽ được làm sạch khí CO và CH4 bằng cách đốt khí than đã sạch bụi trong lò gió nóng. Sau đó được thải qua ống khói cao 34m ra môi trường.
Đối với lò cao số 1 trước đây hoạt động hệ thống lọc bụi bao gồm: Bộ lọc bụi trọng lực, bộ lọc bụi ly tâm, bộ lọc bụi phun nước, bộ lọc bụi ống thắt venturin, bộ lọc bụi ly tâm tách nước. Đối với lò cao số 2 thì ngay từ khi đi vào vận hành đã áp dụng công nghệ xử lý bụi khô bao gồm: Bộ lọc bụi trọng lực, bộ lọc bụi xoáy (xyclon), bộ lọc bụi túi vải.
Nước làm mát vỏ lò cao và lò gió nóng, nước để tạo xỉ hạt được dẫn vào bể chứa và sử dụng tuần hoàn. Riêng nước từ các tháp rửa bụi của lò cao số 1 sẽ được xử lý bằng hệ thống bể lắng.
Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu của xí nghiệp: Nguyên liệu chính cho sản xuất lò cao là quặng sắt, than cốc (than cốc đóng vai trò vừa là chất hoàn nguyên vừa là nhiên liệu) và các chất trợ dung (đá vôi, đôlômit).
Quặng sắt được sử dụng chủ yếu là quặng manhetit dạng nguyên khai, hiện nay đang khai thác nhiều nhất ở mỏ Nà Lũng, hàm lượng trung bình là trên 65% Fe. Đá vôi và đôlômit được khai thác tại các mỏ trong tỉnh. Riêng than cốc phải mua của Trung Quốc.
Để sản xuất ra gang, các khâu chính là nung quặng, thiêu kết quặng và luyện quặng. Mỗi khâu có nhu cầu và yêu cầu về nguyên nhiên liệu khác nhau. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu cho cả hai lò cao trong 1 năm là:
Khâu nung quặng:
- Quặng sắt cỡ 8-38mm: 29.000 tấn/năm (cỡ dưới 8mm và trên 38mm chỉ được chiếm <5% mỗi loại)
- Chất lượng quặng sắt trước khi nung:
Fe: 65-69%
SiO2: 3-3,8%
CaO: 0,3-0,8%
MgO: 0,1-0,15%
Al2O3: 3-3,5%
Ẩm: 5%
- Chất lượng quặng sắt sau khi nung:
Fe: 68-70%
SiO2: 1-2%
CaO: 0,2-0,3%
MgO: 0,1%
Al2O3: 1-2%
Ẩm: 0%
Khâu thiêu kết quặng cám:
- Quặng cám (tổng Fe=>62%; W<5%): 27.000 tấn/năm
- Cám cốc (C=>78%; W<=8%; cỡ 0,3mm): 2.000 tấn/năm
- Đá vôi (CaO=>52%; cỡ 0-3mm): 2.000 tấn/năm
- Vôi (CaO=>80%; cỡ 0-3mm): 1.300 tấn/năm
Khâu luyện gang:
- Quặng thiêu kết (tổng Fe>60%; FeO<10%; cỡ 8-40mm): 26.000 tấn/năm
- Quặng nung (tổng Fe>65%; cỡ 8-38mm): 29.000 tấn/năm. Tỷ lệ tiêu hao là 0,85 tấn quặng/1 tấn gang.
- Than cốc (C >80%; độ tro A<15%; cỡ 15-80mm): 26.000 tấn/năm. Tỷ lệ tiêu hao là 0,95 tấn cốc/1 tấn gang.
- Đá đôlômit (MgO>18%; cỡ 10-25mm): 5.000 tấn/năm
- Đá vôi (CaO=>52%; cỡ >3mm): 1.500 tấn/năm
Tỷ lệ tiêu hao đôlômit, đá vôi là 0,1 tấn trợ dung/1 tấn gang.
- Huỳnh thạch (CaF2>80%; cỡ 8-30mm): 15 tấn/năm
- Bitum: 90 tấn/năm
- Cốc vụn: 360 tấn/năm
Tỷ lệ tiêu hao điện năng là 120KWh/1 tấn gang.
1.3. Những tác động tới môi trường của xí nghiệp luyện gang Cao Bằng
Với công nghệ và quy trình sản xuất như trên, trong điều kiện các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội xung quanh có liên quan đến xí nghiệp, có thể thấy một số tác động chính tới môi trường của xí nghiệp như sau:
Bảng 2.4: Các yếu tố tác động môi trường của xí nghiệp luyện gang
Cao Bằng
STT
Các yếu tố tác động môi trường
Nguồn phát sinh
1
Khí thải, khói
- Lò nung quặng
- Lò thiêu kết
- Lò cao số 1 và lò cao số 2
- Các loại động cơ xăng, dầu
- Phòng hoá nghiệm
2
Bụi
- Đổ nguyên liệu
- Đập, sàng nguyên liệu
- Khi ra gang, xỉ
- Trong khí thải lò cao
- Trong hoạt động vận tải
3
Tiếng ồn, rung
- Các loại động cơ
- Máy đập, máy sàng
4
Nóng, bức xạ
- Lò thiêu kết
- Lò nung
- Lò cao
- Lò gió nóng
5
Nước thải
- Nước dùng cho hệ thống lọc bụi (của lò cao số 1)
- Nước làm xỉ hạt
- Nước làm nguội hệ thống lò cao, lò gió nóng
- Nước thải của phòng hoá nghiệm
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
6
Chất thải rắn
- Xỉ hạt, xỉ khô
- Bụi khô thu hồi tại các bộ lọc bụi
- Các chất thải rắn công nghiệp khác
- Chất thải rắn sinh hoạt
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường xí nghiệp luyện gang
Cao Bằng tháng 4 năm 2000)
Những tác động và mức độ cụ thể như sau:
Tác động của khí thải
Khí thải được phát sinh từ các khâu thiêu kết quặng, từ các động cơ xăng dầu, từ phòng hoá nghiệm và đặc biệt là từ lò cao. Thành phần của các khí thải này như đã biết có rất nhiều các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí như SOx, NOx, CO, CO2, CH4… và do đó có ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh vật nói chung và con người nói riêng nếu thải trực tiếp chúng ra môi trường xung quanh.
SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amôiac qua nước tiểu và kiềm qua nước bọt. Độc tính chung của SO2 là độc tính xông hơi thể hiện rõ ở rối loạn chuyển hoá protein, đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzim oxydaza… Sự hấp thụ một lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe(II) thành Fe(II).
Đối với thực vật, các khí SOx và NOx khi bị oxy hoá trong không khí và kết hợp với mưa tạo ra những cơn mưa axit gây ảnh hưởng đến cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SO2 trong không khí đạt 1-2ppm có thể gây chấn thương cho lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với một số loài nhạy cảm, giới hạn độc kinh niên khoảng 0,15-0,3ppm. Nhạy cảm nhất đối với SO2 là thực vật bậc thấp như rêu, địa y. Vì thế ở những vùng bị nhiễm SO2 hầu như không tìm thấy rêu và địa y.
Ngoài ra nếu trong không khí chứa hàm lượng lớn SOx và NOx, quá trình ăn mònkim loại sẽ tăng lên, độ bền của vật liệu bêtông và các công trình xây dựng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Đồng thời tác dụng của chúng thường kéo dài theo thời gian.
Khí CO rất độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin thành cacboxylhemoglobin, chất này làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu đến các tổ chức tế bào của người và động vật. Ngoài ra, CO cũng như CH4 còn là những chất khí rất dễ cháy nổ. CO2 có thể gây rối loạn hô hấp, với nồng độ 50.000ppm trong không khí sẽ gây triệu chứng nhức đầu khó thở đối với người. Nồng độ 100.000ppm có thể gây tình trạng ngất xỉu, nghẹt thở. Nồng độ CO2 trong môi trường lao động là 1.000ppm.
Ở xí nghiệp luyện gang Cao Bằng, khí thải từ lò nung có tải lượng không lớn (1.620.000m3/năm, trung bình 185m3/h). Thành phần của nó chủ yếu là hơi nước, hàm lượng các khí độc như SOx, NOx, CO… hầu như không đáng kể. Thực tế khí thải từ lò nung rất ít ảnh hưởng đến chất lượng không khí của môi trường làm việc cũng như môi trường xung quanh.
Khí thải từ lò thiêu kết quặng cũng có tải lượng không lớn (1.825.000m3/năm, trung bình 208m3/h). Thành phần của nó chủ yếu là CO2, hàm lượng các khí độc như SOx, NOx, CO… rất nhỏ. Hơn nữa, khâu thiêu kết được tiến hành ở mỏ sắt Nà Lủng có không gian rất rộng, thoáng lại rất xa dân cư nên thực tế cũng ít có tác động đến môi trường.
Khí thải từ các động cơ xăng dầu khi chúng hoạt động tuy chứa hàm lượng các khí độc như SOx, NOx, CO, CO2, CH4… cao, nhưng tải lượng nhỏ (512.000m3/năm, trung bình 58m3/h), chủ yếu chỉ có tác động đến môi trường lao động trong phạm vi bán kính 10-15m tính từ điểm phát thải, tức là chỉ có ảnh hưởng đối với công nhân vận hành. Ngoài phạm vi trên, tác động là không đáng kể.
Đáng lưu ý là khí than lò cao, với tải lượng lớn (200.176.000m3/năm, trung bình 22.850m3/h), nhiệt độ cao (150-350oC), đặc biệt có chứa rất nhiều các yếu tố độc hại với hàm lượng rất cao như bụi (gần 600g/m3), CO khoảng 26-32%, CH4 khoảng 2,5%. Nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường, khí than lò cao sẽ có ảnh hưởng rất xấu tới đời sống sinh vật nói chung và sức khoẻ con người nói riêng và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng đối với không khí xung quanh.
Đối với lò cao số 1 khi sử dụng hệ thống lọc bụi bao gồm có lọc bụi trọng lực, lọc bụi ly tâm, lọc bụi phun nước, lọc bụi ống thắt venturin và cuối cùng là lọc bụi ly tâm tách nước, khí than đã sạch bụi được dẫn vào lò gió nóng. Tại đây, CO và CH4 được đốt cháy gần như hoàn toàn thành khí CO2 và H2O theo các phản ứng:
CO + O2 CO2
CH4 + O2 CO2 + H2O
Vì vậy, khí thải sau lò gió nóng đi vào ống khói chủ yếu chỉ gồm khí CO2 ít độc hơn nhiều lần. Hàm lượng bụi theo tính toán là <50mg/m3, hàm lượng CO gần như bằng 0. Sau khi được thải qua ống khói cao 34m, với không gian rộng và thoáng đãng, nồng độ CO2 trong không khí sẽ giảm nhanh theo khoảng cách.
Bảng 2.5: Chất lượng không khí môi trường lao động của xí nghiệp
Thông số
Vị trí đo
TCCP
VT1
VT2
VT3
VT4
VT5
VT6
Nhiệt độ (oC)
22
22
22
23
23
23
-
Độ ẩm (%)
77
77
76
77
77
78
-
Tốc độ gió (m/s)
0
0
0
0
0
0
-
Độ ồn (dB)
81-82
86-87
93-95
81-82
97-101
75-77
90
Bụi lơ lửng (mg/m3)
4,29-4,40
0,35-0,54
0,27-0,43
4,47-4,67
0,37-0,45
0,18-0,27
6
CO (mg/m3)
1,74
3,48
24,36
1,74
0
1,74
30
NO (mg/m3)
1,22
1,22
1,22
1,22
1,22
1,22
-
NO2 (mg/m3)
0
0
0
0
0
0
20
H2S (mg/m3)
0
0
1
0
0
0
-
SO2 (mg/m3)
0
0
0
0
0
0
20
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường xí nghiệp luyện gang
Cao Bằng tháng 4 năm 2000)
Bảng 2.6: Chất lượng không khí môi trường xung quanh xí nghiệp
Thông số
Vị trí đo
TCCP
VT7
VT8
VT9
Nhiệt độ (oC)
23
22
25
-
Độ ẩm (%)
78
77
78
-
Tốc độ gió (m/s)
0
0
0
-
Độ ồn (dB)
56-63
70-74
56-58
60
Bụi lơ lửng (mg/m3)
0,18-0,22
0,24-0,32
0,06-0,10
0,2
CO (mg/m3)
0
0
0
5
NO (mg/m3)
1,22
0
0
-
NO2 (mg/m3)
0
0
0
0,1
H2S (mg/m3)
0
0
0
-
SO2 (mg/m3)
0
0
0
0,3
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường xí nghiệp luyện gang
Cao Bằng tháng 4 năm 2000)
Qua phân tích có thể thấy ảnh hưởng của khí thải do các hoạt động sản xuất của xí nghiệp cho đến nay là không đáng kể, song cùng với thời gian chắc chắn sẽ để lại ảnh hưởng xấu tới sinh vật và con người, do đó cần tích cực tìm các giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.
Tác động của bụi
Bình thường không khí chứa những hạt bụi nhỏ lơ lửng song khi nồng độ của chúng quá lớn sẽ gây ô nhiễm không khí và có thể tác động xấu đến sức khoẻ con người. Đặc biệt bụi chứa SiO2 và bụi kích thước nhỏ (<10àm) là tác nhân vô cơ chính gây nên các bệnh về phổi.
Quá trình đổ nguyên liệu (quặng, than cốc và trợ dung) vào bãi chứa và quá trình gia công (đập, sàng) sẽ tạo bụi với tải lượng đáng kể 31.593 kg/năm (khoảng 3,6 kg/h), nồng độ bụi trong không khí tại các khu vực này có thể lên tới 4,67 mg/m3, gần tới ngưỡng cho phép là 6 mg/m3 đối với môi trường lao động. Nhưng tại các khu vực khác cách xa khu vực gia công trên 30m thì nồng độ bụi đều thấp hơn so với giới hạn cho phép. Đối với các khu vực dân cư xung quanh, bụi tạo ra do quá trình gia công nguyên liệu không gây nên tác động đáng kể.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển không lớn 138.000 tấn/năm. Trung bình chỉ có 2 lượt xe/h (loại xe tải 8 tấn). Đường giao thông nội bộ và sân bãi đều là bêtông. Bụi do hoạt động giao thông nội bộ là không đáng kể. Bụi do hoạt động giao thông nội bộ là không đáng kể. Bụi do hoạt động vận chuyển hàng hoá không gây nên tác động đáng kể tới môi trường không khí.
Bụi trong khí than của lò cao số 1 và số 2 đều chứa rất nhiều bụi (khoảng 600g/m3) nhưng sẽ được xử lý bằng hệ thống lọc bụi hỗn hợp, tuy có khác nhau về nguyên lý ở một số khâu, hàm lượng bụi trong khí thải của cả hai lò cao khi thải qua ống khói ra môi trường theo tính toán đều nhỏ hơn 50mg/m3, thoả mãn giới hạn cho phép.
Khi xỉ, gang đã ra hết, do áp lực của khí nóng trong lò lớn, đất chịu lửa để đắp bịt lỗ ra gang, ra xỉ khi đó ở dạng khô rời sẽ bị cuốn theo khí nóng tạo ra bụi với nồng độ đáng kể ở khu vực trước lò (nơi ra gang, ra xỉ) làm không khí ở khu vực trước lò bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến điều kiện làm việc và sức khoẻ của người công nhân. Nhưng thời gian chỉ tức thời trong vài phút. Với một lò cao, một ca sản xuất chỉ ra gang tối đa 4 lần. Xí nghiệp đã quạt đẩy thổi thẳng vào luồng bụi, đẩy bụi bay ngược trở lại về phía không có người thao tác. Như vậy mức độ ảnh hưởng không nhiều.
Tác động của tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn, rung làm cho người lao động bị nhức đầu, mệt mỏi, dễ bị mắc các chứng bệnh nghề nghiệp như ù tai, điếc. Tại khu vực lò gió nóng với các quạt Root 240Kw, độ ồn rất cao, có thể lên tới trên 100dB. Tiếp đến là khu vực trước lò cao, độ ồn có thể lên tới 93-95dB. Đây là những khu vực có độ ồn cao hơn mức cho phép là 90dB. Sức làm việc của công nhân tại các khu vực này bị ảnh hưởng đáng kể.
Các khu vực khác kể cả khu vực gia công nguyên liệu, độ ồn vẫn còn cao trên 80dB nhưng đã thấp hơn giới hạn cho phép. Công nhân làm việc trong các khu vực này bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Độ ồn do các hoạt động sản xuất sẽ không tác động nhiều đến các khu dân cư bên ngoài xí nghiệp và chỉ ở mức độ cho phép.
Tác động của nóng và bức xạ
Nóng và bức xạ nhiệt do các lò nung quặng, lò thiêu kết, lò cao chỉ có tác động đối với phạm vi nhỏ gần nguồn phát sinh. Các khu vực gần lò nung quặng, lò thiêu kết và khu vực trước hai lò cao nhiệt độ không khí thường cao hơn những nơi khác 1-2oC. Khi ra quặng nung, ra gang, ra xỉ nhiệt độ có thể cao hơn 2-4oC, mùa hè nhiệt độ tại những nơi này có thể lên tới 42-43oC. Nhiệt độ không khí cao thường kèm theo độ ẩm thấp và bức xạ nhiệt lớn có tác động xấu tới điều kiện làm việc và sức khoẻ của người công nhân: làm tăng khả năng mất nước và muối khoáng của cơ thể do mồ hôi ra nhiều dẫn đến mệt mỏi, làm giảm năng suất lao động. Nếu thời gian làm việc trong môi trường như vậy lâu và không được bù nước kịp thời có thể gây sốc rất nguy hiểm. Đây là vấn đề thuộc về vệ sinh và an toàn lao động. Tóm lại, nóng và bức xạ nhiệt chỉ có tác động đáng kể đối với công nhân trực tiếp nung, thiêu kết và thao tác lò cao, nhất là khi ra lò vào mùa hè.
Tác động của nước thải
Xí nghiệp luyện gang có nhu cầu tiêu thụ một khối lượng nước tương đối lớn cho sản xuất (khoảng 400m3/h). Lượng nước sử dụng nhằm vào các mục đích làm mát vỏ hai lò cao, các thiết bị lò gió nóng và tạo xỉ hạt; dùng để rửa bụi trong khí than của hệ thống xử lý khí than lò cao số 1. Đối với nước dùng cho các mục đích làm mát và tạo xỉ hạt sẽ được sử dụng tuần hoàn không thải ra môi trường. Chỉ có lượng nhỏ nước rửa bụi sẽ được thải ra sông Bằng Giang sau khi đã qua các bể lọc. Thực tế cho thấy nước thải tại ngăn bể cuối cùng của hệ thống bể lắng còn rất đục, hàm lượng chất thải rắn cao, có khi vượt tiêu chuẩn cho phép tới 17 lần.
Bảng 2.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp
Thông số
NT1
NT2
TCCP
Nhiệt độ (oC)
33,4
31,1
40
pH
9,09
8,12
6-9
Độ đục (NTU)
>1.000
>1.000
Kqđ
Chất rắn lơ lửng (mg/l)
1.587
1.085
50
Cu+2 (mg/l)
0,13
0,11
0,2
Mn+2 (mg/l)
0,12
0,14
0,2
Tổng Fe (mg/l)
0,52
0,35
1
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường xí nghiệp luyện gang
Cao Bằng tháng 4 năm 2000)
Ghi chú: NT1- nước tại ngăn bể đầu tiên
NT2- nước tại ngăn bể cuối cùng
TCCP- theo TCVN 5949-1995 cột A
Kqđ - không quy định
Như vậy nếu không tiếp tục được xử lý mà thải trực tiếp ra sông thì tác động do nước thải công nghiệp của xí nghiệp sẽ làm đục và tác động xấu tới chất lượng nước sông Bằng Giang - nguồn nước mặt chủ yếu trong khu vực.
Bảng 2.8: Tải lượng các chất thải
TT
Chất thải
Tải lượng
1
Khí thải từ lò nung
1.620.000m3/năm
2
Khí thải từ lò thiêu kết
1.825.000m3/năm
3
Khí thải từ lò cao
200.176.000m3/năm
4
Khí thải từ động cơ xăng dầu
512.000m3/năm
5
Khí thải từ phòng hoá nghiệm
không đáng kể
6
Bụi do đổ nguyên liệu
12.723kg/năm
7
Bụi do đập sàng nguyên liệu
18.861kg/năm
8
Bụi trong khí than lò cao
1.200tấn/năm
9
Bụi trong khí thải ra môi trường qua ống khói
10tấn/năm
10
Bụi khi ra gang, ra xỉ
không đáng kể
11
Bụi do hoạt động vận tải
không đáng kể
12
Độ ồn trong môi trường làm việc
81-101dB
13
Độ ồn trong môi trường xung quanh
56-63dB
14
Nhiệt độ không khí khu vực lò nung, lò cao
cao hơn môi trường xung quanh từ 1-2oC, thậm chí 2-4oC
15
Nước làm nguội và làm xỉ hạt
400m3/h
16
Nước rửa bụi
14.4m3/h
17
Nước thải sinh hoạt
10m3/ngày
18
Nước mưa chảy tràn
40.250m3/năm
19
Xỉ hạt và xỉ khô
9.000tấn/năm
20
Bụi thu được từ hệ thống xử lý khí than lò cao
600tấn/năm
21
Chất thải rắn công nghiệp khác và chất thải rắn sinh hoạt
không đáng kể
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mở rộng sản xuất
gang đúc Cao Bằng tháng 12 năm 2001)
Thực trạng sức khoẻ công nhân và người dân khu vực xung quanh Xí nghiệp
Theo nhận định ban đầu, với hoạt động liên tục của xí nghiệp trong suốt thời gian qua đã có ít nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân trực tiếp sản xuất và người dân khu vực xung quanh xí nghiệp.
Hàng năm xí nghiệp định kỳ khám sức khoẻ cho công nhân, tuy nhiên việc khám bệnh và cấp thuốc là ngay tại chỗ, xí nghiệp không thống kê lại một cách chi tiết. Qua điều tra 30 công nhân trực tiếp sản xuất tại xí nghiệp cho thấy họ đã mắc các loại bệnh chủ yếu là bệnh về đường hô hấp, bệnh đau mắt và bệnh ù tai. Nguyên nhân quan trọng nhất là do bụi và tiếng ồn.
Bảng 2.9: Thực trạng sức khoẻ công nhân trực tiếp sản xuất
STT
Loại bệnh
Số công nhân
1
Hô hấp
20
2
Đau mắt
30
3
Mắc cả hai loại bệnh trên
20
4
Bệnh ù tai
4
5
Không mắc bệnh nào
0
(Nguồn: Điều tra thực tế)
Về ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân xung quanh, số liệu thu thập được tại trạm xá xã Đề Thám, thị xã Cao Bằng như sau: số người mắc bệnh hô hấp là 20%, bệnh đau mắt là 23%, bệnh ù tai là 2%. Nhưng qua nhận định khách quan thì việc người dân mắc bệnh không phải do tác động chủ yếu từ phía xí nghiệp mà do dân cư sống ven quốc lộ, mật độ xe nhiều nên lượng bụi và tiếng ồn hàng ngày là lớn. Về phía xí nghiệp thì có thể nói ảnh hưởng tới công nhân sản xuất là chính, không có tác động gì xấu ra bên ngoài. Nước thải của xí nghiệp đổ ra sông, song người dân nơi đây không sử dụng nước sông cho sinh hoạt, do đó không chịu ảnh hưởng từ nước thải.
II. NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI Ở XÍ NGHIỆP LUYỆN GANG CAO BẰNG
2.1. Nguyên nhân khách quan
Qua phân tích quy trình công nghệ và các dòng thải ở phần trước, có thể thấy vấn đề bụi, tiếng ồn, nước thải là khá lớn, do đó cần tập trung giải quyết. Tuy nhiên, trước mắt có thể xử lý từng vấn đề.
Về vấn đề bụi thải từ lò cao, do có hệ thống khử bụi nên sẽ thu được một khối lượng bụi khá lớn, bụi này có chứa than và Fe, nếu đem trở lại thiêu kết quặng thì sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí nhiên liệu phải nhập vào. Tính toán lượng bụi thu hồi từ công nghệ xử lý bụi ướt và công nghệ xử lý bụi khô cho thấy ở công nghệ xử lý bụi ướt thì một phần bụi sẽ theo nước chảy ra bể lọc và không sử dụng được nữa, như vậy gây lãng phí. Với công nghệ xử lý bụi khô thì ta có thể thu được toàn bộ lượng bụi bị xử lý, hiệu quả kinh tế như vậy là cao hơn. Xuất phát từ hiệu quả kinh tế của thu hồi bụi đã là một nguyên nhân khách quan khiến công ty suy nghĩ đến vấn đề thay đổi công nghệ xử lý bụi.
Ngoài ra, khi sử dụng công nghệ xử lý bụi ướt tạo ra nước thải, đây là điều mà sẽ tác động ra bên ngoài xã hội. Những phản ánh của chính quyền địa phương và dân cư đã tạo ra một áp lực đi đến viêc thay đổi công nghệ khác nhằm loại bỏ vấn đề nước thải công nghiệp.
Xu hướng hiện nay ở mọi lĩnh vực, ngành nghề thì ý thức cũng như trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, từ những quy định nhỏ đến những thay đổi lớn của mỗi đơn vị đều nhằm làm thân thiện hơn với môi trường. Điều này cũng không nằm ngoài trách nhiệm của xí nghiệp luyện gang.
Không chỉ là trách nhiệm đơn thuần mà hiện nay ngày càng có nhiều văn bản pháp luật đưa ra những quy định, những chế tài bắt buộc đối với các hành vi làm tổn hại đến môi trường. Do đó đã thúc đẩy việc tiến hành thay đổi công nghệ của xí nghiệp để vừa tránh những tác động xấu tới môi trường vừa làm lợi cho xí nghiệp, xí nghiệp tránh được những chi phí không đáng có.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân khách quan là như vậy song việc thực hiện hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết định chủ quan của công ty. Nếu công ty không thay và cho rằng vẫn tiếp tục sử dụng công nghệ cũ và sẵn sàng chịu những chi phí cho bên ngoài như phí nước thải thì công nghệ cũng không thể được thay đổi, bởi hoạt động khoáng sản là ngành nghề kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, họ cho rằng có thể bù đắp được những chi phí bồi thường bên ngoài. Tuy nhiên đây chỉ là những nhận định ban đầu. Khi đi sâu vào tìm hiểu về quan điểm của công ty về vấn đề thay đổi công nghệ cho thấy:
Đối với công nhân sản xuất dù họ không chịu ảnh hưởng từ nước thải nhưng do vì lợi ích kinh tế của thay đổi công nghệ đem lại cho công ty mà lợi nhuận công ty tăng cũng đồng nghĩa với việc công ăn việc làm ổn định và thu nhập sẽ cao, họ hoàn toàn ủng hộ đề xuất thay đổi công nghệ.
Đối với lãnh đạo công ty thì cho rằng hơn ai hết họ nhận thức được đã đến lúc phải thực hiện thay đổi công nghệ theo xu hướng để có thể nâng cao hình ảnh công ty hay đơn giản hơn là những gì mà họ thu được từ thay đổi công nghệ là đủ hấp dẫn để có thể đi đến quyết định.
Sự đồng thuận của toàn công ty trong việc thay đổi công nghệ là nguyên nhân chủ quan và trực tiếp quyết định thay đổi công nghệ
2.3. Khả năng đáp ứng của doanh nghiệp
Giám đốc công ty, ông Nông Văn Chiến cho biết, để có thể thích ứng với công nghệ mới thì về tài chính là không khó khăn. Về trình độ kỹ thuật và nhân lực thì đòi hỏi của công nghệ mới là có cao hơn song khi chuyển giao công nghệ, sẽ có sự hướng dẫn đào tạo trực tiếp từ phía cung cấp là công ty cung ứng thiết bị Quảng Tây- Trung Quốc. Công nghệ mới đòi hỏi số lượng người vận hành tương đương với công nghệ cũ, không làm xáo trộn công việc của công nhân... Do đó khi thay công nghệ sẽ ít có ảnh hưởng thay đổi đột ngột, công ty hoàn toàn có thể đón nhận công nghệ mới và hoạt động bình thường.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆC THAY THẾ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI ƯỚT BẰNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI KHÔ Ở XÍ NGHIỆP LUYỆN GANG CAO BẰNG
I. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ, LỢI ÍCH CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI ƯỚT VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI KHÔ.
Đối với công nghiệp luyện kim như sản xuất gang đúc ở xí nghiệp luyện gang Cao Bằng thì vấn đề bụi được đánh giá là khá nổi cộm. Sẽ là một mối hoạ lớn nếu như không có bất kỳ một giải pháp nào cho vấn đề này. Hiện nay có hai công nghệ xử lý bụi đã và đang được sử dụng ở hầu hết các cơ sở luyện gang lớn trên thế giới đem lại hiệu quả cho việc xử lý bụi rất tốt. Đó là công nghệ xử lý bụi ướt có sử dụng nước và công nghệ xử lý bụi khô dùng túi lọc bằng vải.
Tuy nhiên thực tế áp dụng công nghệ xử lý bụi ướt cho thấy, lượng bụi thải ra môi trường có giảm đáng kể, nhưng bên cạnh đó nó lại tạo ra ảnh hưởng xấu tới môi trường, đó là do trong quá trình xử lý bụi đã sinh ra một lượng nước thải, nước thải này xả ra sông Bằng Giang và gây ô nhiễm nước sông, ảnh hưởng tới sinh trưởng của các loại thuỷ sinh. Vậy, liệu đây có còn là một giải pháp hiệu quả hay không và có nên thực hiện thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lý bụi khô như là một cách khắc phục mặt tiêu cực của công nghệ này không? Để trả lời câu hỏi này cần đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của từng công nghệ, từ đó đưa ra những kết luận xác đáng có lợi cho cả xí nghiệp và toàn xã hội.
Phương pháp đánh giá chi phí lợi ích mở rộng là một phương pháp phù hợp để thực hiện công việc này, trong đó các chi phí và lợi ích môi trường, xã hội được đưa vào lượng hoá thành tiền, những chi phí nào không thể lượng hoá thì cũng sẽ được mô tả, trình bày rõ ràng.
Cần nói thêm ở đây là trên thực tế, công nghệ xử lý bụi kể cả công nghệ ướt và công nghệ khô thì đều chỉ là một bộ phận trong toàn bộ hệ thống công nghệ sản xuất gang đúc, nó đi kèm với các công nghệ như công nghệ thiêu kết quặng, đốt sấy quặng, nung quặng, luyện quặng...Do đó, khi đầu tư dự án sản xuất gang đúc, người ta tính toán hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở cả hệ thống hoàn chỉnh, việc đánh giá riêng rẽ từng bộ phận là ít khi thực hiện và đôi khi không có ý nghĩa. Tuy nhiên, với đề tài em chọn, em cố gắng tách riêng ra với mục đích nhấn mạnh vào những lợi ích và chi phí liên quan đến môi trường và xã hội, để thấy được công nghệ đó đem lại lợi ích và chi phí gì cho xã hội, nếu như không có công nghệ đó thì điều gì sẽ xảy ra và cụ thể là như thế nào. Khi tách riêng như vậy, kết quả thu được nếu đơn thuần chỉ xét về mặt kinh tế thì có thể là không khả thi, song xét cả những tác động tới môi trường và xã hội thì việc sử dụng những công nghệ đó là hoàn toàn phù hợp và hiệu quả.
Một số giả định trước khi tiến hành phân tích đánh giá:
- Công nghệ xử lý bụi ướt đi vào hoạt động từ năm 1996, còn công nghệ xử lý bụi khô là năm 2002, do đó để có thể tiến hành so sánh đánh giá hai công nghệ này, tất cả các số liệu chi phí và lợi ích tính toán được quy về năm 2002. Giá cả lấy theo giá thị trường.
- Khi đầu tư hai công nghệ, lãi suất trên thị trường vốn đều là 7,2%.
- Tuổi thọ của mỗi công nghệ đều là 15 năm.
- Số ngày lò cao làm việc là liên tục 365 ngày theo thiết kế, việc ngừng lò cao là hiếm khi xảy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mt49.doc