Chuyên đề Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thuỷ sản Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ; 3

1.1.1 Biến đổi khí hậu toàn cầu 3

Hình 1.1 Xu thế nhiệt độ trong những thế kỷ gần đây 1

1.1.2 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 8

1.1.3 Vai trò của ngành thuỷ sản 15

1.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 19

1.2.1 Phương pháp chuyển giao giá trị: 19

1.2.2. Phương pháp chi phí khắc phục 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM 22

2.1 TIỀM NĂNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN 22

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

2.1.2 Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản 24

2.2 HIỆN TRẠNG NGÀNH THUÝ SẢN VIỆT NAM 29

2.2.1 Khai thác hải sản 29

2.2.2 Nuôi trồng thuỷ sản: 36

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 42

3.1 TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI. 42

3.1.1 Tình hình thiên tai ở nước ta trong những năm qua. 42

3.1.2 Các tác động của thiên tai đến ngành thủy sản. 45

3.2 TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG 50

3.2.1 Tình hình nước biển dâng ở Việt Nam: 50

3.2.2 Các tác động của hiện tượng nước biển dâng đến ngành thuỷ sản Việt Nam 52

3.2.3 Đánh giá các tác động của hiện tượng nước biển dâng đến ngành thuỷ sản Việt Nam 53

3.3 TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ TĂNG ĐẾN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 55

3.3.1 Tình hình nhiệt độ tăng ở Việt Nam 55

3.3.2 Các tác động của nhiệt độ tăng đến ngành thuỷ sản Việt Nam 57

3.3.3 Đánh giá tác động của nhiệt độ tăng đến ngành thuỷ sản Việt Nam: 58

3.4 Kiến nghị: 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% (2003) Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã được hoàn thành vượt mức: Bảng 1.4: Các chỉ tiêu và mức thực hiện của ngành thuỷ sản CHỈ TIÊU Đơn vị Kế hoạch Thực hiện Tổng sản lượng thuỷ sản Trong đó: - Sản lượng khai thác hải sản - Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tấn - - 1.600.000 1.000.000 600.000 2.174.784 1.454.784 720.000 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản triệu USD 900 - 1.000 1.478,6 Thu hút lao động thuỷ sản nghìn người 3.000 3.400 Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá. Bảng 1.5: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD) Năm Toàn quốc Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ Nông - Lâm - Thuỷ sản Tổng số Riêng Thuỷ sản 1996 7.255,9 4.214,1 3.041,8 670,0 1997 9.185,0 5.952,0 3.233,0 776,5 1998 9.360,3 6.036,0 3.324,3 858,6 1999 11.540,0 8.627,8 2.912,2 976,1 2000 14.308,0 10.186,8 4.121,2 1.478,5 2001 15.100,0 10.090,4 5.009,6 1.816,4 Tốc độ tăng trưởng bình quân 13,0 14,9 9,5 14,6 Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản * Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. *Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo: Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm). Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%. 1.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1.2.1 Phương pháp chuyển giao giá trị: - Bản chất: Phương pháp chuyển đổi lợi ích áp dụng một tập hợp các dữ liệu được khai thác cho một mục đích sang một trường hợp thay thế cụ thể. Một cách tổng quát, khi không có các giá trị dữ liệu môi trường trong một nghiên cứu cụ thể, người ta thường mượn các giá trị lấy từ nơi khác để tính toán. Đề tài này nghiên cứu mối quan hệ giữa sản lượng thuỷ sản, số lượng tàu thuyền và tình hình thiên tai, nghĩa là sản lượng thuỷ sản và số lượng tàu thay đổi như thế nào khi có thiên tai xảy ra. Địa điểm có dữ liệu gốc là địa điểm nghiên cứu, khu vực có lợi ích được chuyển đổi được gọi là địa điểm chính sách. - Phương pháp chuyển đổi lợi ích được áp dụng thích hợp khi có các điều kiện như: + Khi không có đủ nguồn lực tài chính, thời gian, nhân sự để nghiên cứu mới. + Địa điểm nghiên cứu tương đồng với địa điểm chính sách. + Các vấn đề tương tự trong hai trường hợp. + Phương pháp đánh giá gốc hợp lý và được áp dụng một cách cẩn thận - Các bước tiến hành + Bước 1: Xác định một nghiên cứu có sẵn, trong đó đã dự đoán trước mối tương quan về yêu cầu của địa điểm nghiên cứu, định giá được các giá trị cần chuyển đổi tại địa điểm chính sách. + Bước 2: Xác định phạm vi địa điểm chính sách, chẳng hạn như lãnh thổ địa lý + Bước 3: Thay thế các giá trị tại địa điểm nghiên cứu sang địa điểm chính sách - Trong việc xác định tổn thất do bão gây ra không phải lúc nào người ta cũng có đầy đủ dữ liệu để tính toán vì vậy cần phải sử dụng phương pháp này để chuyển đổi giá trị từ nơi khác về nơi cần tính 1.2.2. Phương pháp chi phí khắc phục - Bản chất: Phương pháp chi phí khắc phục ước lượng giá trị của một chi phí bỏ ra để phục hồi lại những rủi ro xảy ra. Chuyên đề này sử dụng phương pháp chi phí khắc phục để tính những chi phí khắc phục sửa chữa lại các đầm nuôi sau khi bão xảy ra và tính chi phí di dời đầm nuôi khi bị xâm mặn bởi mực nước biển dâng - Các bước tiến hành + Bước 1: Nhận dạng các yếu tố bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra + Bước 2: Xác định mức độ bị ảnh hưởng của các yếu tố đó + Bước 3: Đo lường chi phí để khôi phục lại những yếu tố đó trở về trạng thái ban đầu Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá thiệt hại do sự cố môi trường gây ra đặc biệt là trong thiên tai như bão, lũ và phương pháp này có thể sử dụng để xác định tổn thất do bão gây ra cho xã hội nói chung và các xã ven biển nói riêng. Đó là chi phí để sửa chữa đê điều, nhà cửa, tàu thuyền, ô nhiễm CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM 2.1 TIỀM NĂNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, phần đất liền kéo dài đến 15 vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang, bù lại phần trên biển mở khá rộng về phía đông, và kéo xuống thêm một ít về phía nam. Diện tích đất liền là 330.991 km2, còn phần lãnh hải và vùng đặc quyền về kinh tế khoảng gần 1.000.000 km2. Hải phận giáp với Trung Quốc, Philippin, Brunây, Inđônêxia, Malayxia, Campuchia và Thái Lan. Do trải dài qua nhiều vĩ độ Việt Nam cắt qua nhiều đơn vị địa chất - địa hình, khí hậu - thuỷ văn, thổ nhưỡng - sinh vật, làm tiền đề cho tính đa dạng sinh thái hiếm có. Những đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên của Việt Nam có thể kể đến là: Việt Nam nằm ở vị trí tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên. - Về mặt khí hậu: Việt Nam gặp gỡ của nhiều hoàn lưu khí quyển, và nằm ở vị trí tiếp xúc giữa 3 loại gió mùa: đông Bắc Á, đông nam Á, tây nam Á với gió tín phong của dải cao áp cận chí tuyến. Cho nên khí hậu Việt Nam vừa đa dạng vừa thất thường. Đây là đặc điểm cần đặc biệt lưu ý khi phát triển ngành thuỷ sản. - Về mặt thủy văn, do cá đặc điểm sơn văn mà đa số các lưu vực sông lớn ở Việt Nam đều có một bộ phận nằm ngoài lãnh thổ. Tình hình này mang đến những hậu quả về hạn, lũ cả sự ô nhiễm nước cung ứng cho các nhu cầu về nước cho nuôi trồng thuỷ sản trên toàn quốc mà chúng ta cần phải chú ý xem xét khi xây dựng các chương trình phát triển thuỷ sản nhất là khi nguồn nước ngày càng có xu thế thiếu hụt, chủ yếu là mùa khô. Do các đặc điểm địa hình - địa chất, khí tượng - thuỷ văn như trên mà về mặt sinh vật cũng có một sự đa dạng hiếm thấy. Trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại thực vật và động vật đại diện cho tất cả các khu hệ chuyển tiếp, còn trên Biển Đông thì hải lưu mạnh phương Bắc đi từ Nhật Bản qua eo Đài Loan xuống tận vĩ tuyến 12B đã mang đến cho vùng biển nước ta những loài cá Nhật Bản, Trung Hoa bên cạnh những loài thuỷ sản của khu hệ Ấn Độ - Malayxia. Nhờ đặc điểm này Việt Nam có thể phát triển một ngành thủy sản với sự phong phú và đa dạng tuyệt vời. Việt Nam là nước có tính biển lớn nhất trong các nước ven biển Đông Nam Á. Căn cứ vào Công ước Quốc tế về Luật biển 1982, Nhà nước ta đã công bố đường cơ sở để tính lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hỉa và vùng đặc quyền kinh tế. Theo đó, đường cơ sở nối các đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, hòn Ông Căn, mũi Đại Lãnh, hòn Đôi, hòn Hỉa, hòn Bảy Cạnh, hòn Bông Lang, hòn Tài Lớn, hòn Đá Lẻ và hòn Nhạn. Vùng bên trong đường cơ sở là vùng nước nội thủy coi như là đất liền, Bên ngoài đường cơ sở 12 hải lí là vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lí kể từ đường cơ sở. Việt Nam là nước có sự phân hoá không gian mạnh khiến cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản trở nên vô cùng phong phú, đa dạng và cần phải tôn trọng tự nhiên, tìm sự thích nghi, không bắt chước giáo điều giữa các vùng mới mong đạt hiệu quả cao và bền vững. 2.1.2 Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản 2.1.2.1 Môi trường nước mặn xa bờ Bao gồm vùng nước ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Mặc dù chưa được nghiên cứu kỹ về mặt nguồn lợi nhưng những năm gần đây ngư dân đã khai thác mạnh ở rất nhiều nơi thuộc cả 4 vùng biển khơi: Vịnh Bắc Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, trên cơ sở các tài liệu đã có kết hợp với phân tích thực tiễn khai thác các vùng khơi những năm gần đây có thể thấy rằng nguồn lợi hải sản của nước ta, kể cả các vùng gần bờ và xa bờ nhìn chung mang những đặc điểm lớn sau đây: nguồn lợi hải sản không giàu, mức phong phú trung bình, càng ra xa mật độ càng giảm và nguồn lợi hải sản càng nghèo. Nguồn lợi đa loài, tỷ lệ cá tạp cao (thực tế đánh bắt cho thấy ở miền Bắc lượng cá có thể xuất khẩu trong sản lượng khai thác ngoài khơi chỉ có thể đạt khoảng 5-15%, ở vùng miền Trung chỉ có một số loài cá nổi lớn và mực có thể xuất khẩu, Đông và Tây Nam Bộ lượng cá xuất khẩu được trong tổng sản lượng cũng chỉ có thể chiếm 20-30%. Trong khi đó, lượng cá có thể dùng trực tiếp làm thực phẩm cho nhu cầu trong nước chỉ đạt khoảng 50% đối với vùng biển Bắc và Trung Bộ và 40% đối với vùng biển Đông và Tây Nam Bộ. Lượng cá tạp trung bình chiếm khoảng 40%). Nhìn chung, nguồn lợi mang tính phân tán, quần đàn nhỏ nên rất khó tổ chức khai thác công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó những điều kiện khí hậu thuỷ văn của vùng biển lại rất khắc nghiệt, nhiều dông bão làm cho quá trình khai thác chịu nhiều rủi ro và tăng thêm chi phí sản xuất. 2.1.2.2 Môi trường nước mặn gần bờ Là vùng sinh thái quan trọng nhát đối với các loài thuỷ sinh vật vì nó có nguồn thức ăn cao nhất do các cửa sông lạch đem phù sa và các loại chất vô cơ cũng như hữu cơ hoà tan. Đó là nguồn thức ăn rất tốt cho các loài sinh vật bậc thấp và các loài sinh vật bậc thấp này đến lượt mình trở thành thức ăn cho tôm cá. Vì vậy, vùng này là bãi sinh sản, cư trú, phát triển của nhiều loài thuỷ sản. Nguồn lợi hải sản Việt Nam có thể ước tính như sau: tôm có 75 loài, mực 25 loài, bạch tuộc 7 loài, rong biển 653 loài. Rong kinh tế chiếm 14% (chiếm 90 loài). San hô (loài san hô cứng) tạo rạn có 298 loài thuộc 76 giống, 16 họ và trên 10 loài san hô sừng. Cá có trên 2100 loài, trong đó có 100 loài có giá trị kinh tế. Vịnh Bắc Bộ có thành phần khu hệ cá nghèo nhưng có đến 10,7% số loài mang tính ôn đới, thích nước ấm. Vùng nước gần bờ (vịnh Bắc Bộ và Đông, Tây Nam Bộ từ 30m nước sâu trở vào và Trung Bộ 50m nước sâu trở vào) là vùng khai thác chủ yếu của nghề cá Việt Nam Mặc dù vùng nước có độ sâu dưới 30m chỉ chiếm diện tích gần 17% tổng diện tích thềm lục địa nhưng đã phải chịu áp lực khai thác rất cao (chiếm 70% lượng hải sản khai thác toàn vùng biển). 2.1.2.3 Môi trường nước lợ Bao gồm vùng nước cửa sông, ven biển và vùng rừng ngập mặn, đầm, phá, nơi đây có sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ các dòng sông đổ ra. Do được hình thành từ hai nguồn nước nên diện tích vùng nước lợ phụ thuộc vào mùa (mưa hoặc khô) và thuỷ triều. Nồng độ muối luôn thay đổi. Đây là vùng giàu chất dinh dưỡng cho động thực vật thuỷ sinh có khả năng thích nghi với điều kiện nồng độ muối luôn thay đổi. Là nơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng của tôm he, tôm nương, tôm rảo, tôm vàng, cá đối, cá vược, cá tráp, cua biển Tổng diện tích mặt nước mặn lợ có khả năng đưa vào nuôi trồng thuỷ sản khoảng 761.138 ha bao gồm: vùng triều 635.383 ha, eo vịnh 125.755 ha. Đây là vùng môi trường sống cho nhiều loài thủy đặc sản có giá trị như: tôm, rong câu, cua, cá mặn lợ. Đặc biệt là rằng ngập mặn là bộ phận quan trọng của vùng sinh thái nước lợ, ở đó hình thành nguồn thức ăn quan trọng từ thảm thực vật cho các loài động vật thuỷ sinh, là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng giống hải sản. Vùng nuôi lợ vừa có ý nghĩa sản xuất lớn, vừa có ý nghĩa không thay thế được trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. Ở Đông Nam Á, trong rừng ngập mặn đã thống kê được 230 loài giáp sát, 211 loài thân mềm, hàng trăm loài cá và động vật không xương sống khác (theo IUCN- 1983). Diện tích rừng ngập mặn ven biển Việt Nam giảm từ 400 nghìn ha(1943) xuống 250 nghìn ha (1981). Những năm gần đây việc phá rừng ngập mặn làm ao tôm và lấy củi đun làm mất đi hàng trăm ha. Hiện số rừng ngập mặn trong cả nước còn trên dưới 100 nghìn ha. Các vùng nước lợ ở nước ta, đang được huy động vào mục đích phát triển nuôi trồng, việc nuôi trồng thuỷ hải sản, nhất là nuôi tôm và các loại cá có giá trị cao nhằm vào xuất khẩu. 2.1.2.4 Môi trường nước ngọt Nước ta có những thuỷ vực tự nhiên rất rộng lớn thuộc hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hệ thống hồ chứa tự nhiên và hồ chứa nhân tạo, hệ thống ao đầm nhỏ và ruộng trũng. Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều luôn bổ sung nguồn nước cho các thuỷ vực. Khí hậu ấm áp làm cho các giống loài sinh vật có thể phát triển quanh năm trong cả nước. Tuy nhiên, cho tới nay chỉ có diện tích các ao hồ nhỏ đã phát triển nuôi theo VAC được trên 80%, còn các mặt nước lớn tự nhiên và nhân tạo như các dòng sông, các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, các vùng đất ngập nước, ruộng trũng mới được sử dụng rất ít. Một số nơi đã bắt đầu sử dụng mặt nước này rất hiệu quả như: hồ Trị An, vùng sông Tiền và sông Hậu của An Giang đã tiến hành nuôi cá Basa, bống tượnglà những loài cá có giá trị cao cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Điều đó cho thấy khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong các thuỷ vực nước ngọt còn rất lớn. Nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có nhiều loài thủy sản quý hiếm, có thể nuôi trồng được nhiều loài có giá trị kinh tế cao, hơn nữa với những lợi thế địa lý nằm gần những thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn, có khả năng giao lưu hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ, đường không đều rất thuận lợi tạo cho ngành kinh tế thuỷ sản Việt Nam có điều kiện để phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, với đặc điểm nhiều gió bão (hàng năm có tới 4 đến 5 cơn bão), nhiều lũ lụt, gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, hạn chế số ngày đi biển cũng như gây ra thiệt hại lớn cho khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, vùng cửa sông, ven biển. Số loài hải sản tuy nhiều nhưng trữ lượng mỗi loài không nhiều, không tập trung thành những quần đàn lớn cũng là một yếu tố bất lợi cho khai thác và chế biến thuỷ sản. Vấn đề bồi, lắng, sói lở vùng cửa sông, ven biển xảy ra thất thường nên cũng gây ra những khó khăn cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá. Để giảm bớt rủi ro, đạt hiệu quả cao đối với ngành thủy sản thì tính thích nghi với mùa vụ, với điều kiện tự nhiên và khí hậu từng vùng là hết sức quan trọng trong quy hoạch và chỉ đạo sản xuất. 2.2 HIỆN TRẠNG NGÀNH THUÝ SẢN VIỆT NAM 2.2.1 Khai thác hải sản 2.2.1.1 Năng lực khai thác * Ngư cụ: Ngư cụ khai thác hải sản tại Việt Nam rất đa dạng, phong phú về tên gọi cũng như về quy mô. Theo thông kê chưa đầy đủ, có khoảng 20 loại ngư cụ thuộc 6 nhóm đang được sử dụng tại Việt Nam. Thống kê tại 19 tỉnh vào cuối năm 1997 cho thấy cấu trúc của ngư cụ sử dụng cho đội tàu khai thác xa bờ như sau: Nghề lưới kéo chiếm 34% Lưới vây chiếm 21% Lưới rê chiếm 20% Nghề câu chiếm 17% Lưới vó chiếm 5% Nghề khác chiếm 3 % Ngoài ra, có khoảng 10,000 tàu cá với công suất máy 33-45 cv có khả năng khai thác hải sản xa bờ trong điều kiện thờitiết tốt nhưng năng lực khai thấchạn chế. * Cấu trúc đội tàu: Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản (MOFI, 2001), tổng số lượng tàu thuyền khai thác hải sản có công suất máy từ 90 HP trở lên khoảng 6000 tàu, đây được xem là đội tàu khai thác hải sản xa bờ. Số lượng tàu có công suất máy nhỏ hơn 45 HP chiếm đến 85% tổng số tàu thuyền có công suất máy nhỏ hơn 45 HP. Trong số các tàu thuyền có công suất máy từ 45 HP trở lên, có 33% trang bị máy định vị vệ tinh, 21% có máydò cá, 63% trạng bị máy thu phát sóng tầm ngắn và 12,5 % trang bị máy thu phát sóng tầm xa. Hình 2.1 : Cấu trúc đội tàu của ngành thuỷ sản Nguồn: Dữ liệu từ Bộ Thuỷ sản * Lao động khai thác hải sản: Tổng số lao động đánh bắt hải sản cả là 571.600 người, trong đó lực lượng lao động ngoài quốc doanh chiếm trên 99,6%. Hiện nay, lực lượng lao động khai thác còn khá dư thừa, kể cả lực lượng lao động kỹ thuật và lực lượng lao động đến tuổi còn được bổ sung hàng năm ở vùng ven biển. Nhiều nơi phải đi xen, đi ghép trên một phương tiện đánh bắt, nhưng số thuyền trưởng và thuỷ thủ giỏi có khả năng đi tàu đánh bắt xa bờ ở nhiều nơi còn thiếu, đặc biệt là các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ Nhìn chung, lực lượng lao động thành thạo nghề, chịu được sóng gió, nhưng trình độ văn hoá thấp nên mặc dù có hàng ngàn thuyền trưởng nhiều kinh nghiệm và hàng chục ngàn lao động thành thạo, nhưng số thuyền trưởng có kỹ thuật để có thể khai thác xa bờ thì không nhiều. Những vùng không có truyền thống khai thác xa bờ khi đóng xong tàu thường không tuyển được người lao động có đủ trình độ đi khơi xa. Hiện nay thanh niên ven biển không muốn làm nghề khai thác có xu hướng ngày càng tăng. Do cường độ lao động cao nhưng năng suất đánh bắt giảm nên thu nhập của ngư dân nhiều tỉnh có xu hướng giảm không khuyến khích họ đi biển. Tình trạng thiếu thuyền trưởng và thuỷ thủ cho các nghề khai thác xa bờ ở nhiều nơi còn diễn ra trầm trọng, nhất là ở các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ. 2.2.1.2 Sản lượng và năng suất khai thác. Trong thập kỷ vừa qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản đã tăng lên không ngừng và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. Năm 1990, tổng sản lượng thuỷ sản chỉ khoảng 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 200 triệu đô la. Đến năm 2003, sản lượng thuỷ sản đã tăng gấp khoảng 2,5 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 10 lần so với năm 1990 (hình 4). Hình 2.2 Sản lượng đánh bắt toàn quốc từ 1990 đến 2003 Nguồn: Dữ liệu từ Bộ thuỷ sản * Khai thác hải sản Hoạt động khai thác hải sản ở Việt Nam được tiến hành tập trung trong khu vực ngư trường số 71, khu vực Trung - Tây Thái Bình Dương, theo bản đồ ngư trường thế giới của FAO. Từ năm 1991 đến năm 2001, tổng sản lượng khai thác hải sản liên tục tăng với tốc độ bình quân là 9%/năm. Tỷ trọng sản phẩm khai thác xa bờ trong tổng sản lượng hải sản khai thác năm 2001 là 33,87% và tiếp tục tăng trong những năm sau. Nhưng nhìn chung, nghề khai thác hải sản Việt Nam vẫn là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ là chủ yếu. Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Việt Nam Vùng biển Loài cá Độ sâu Trữ lượng Khả năng khai thác Tỷ lệ Tấn Tỷ lệ % Tấn Tỷ lệ % % Vịnh Bắc Bộ Cá nổi nhỏ 390.000 57,3 156.000 57,3 Cá đáy <50m 39.204 5,7 15.682 5,7 >50m 251.962 37 100.785 37 16,3 Cộng 291.166 42,7 116.467 42,7 Cộng 681.166 100 272.467 100 Miền trung Cá nổi nhỏ 500.000 82,5 200.000 82,5 Cá đáy <50m 18.494 3 7.398 3 >50m 87.905 14,5 35.162 14,5 14,5 Cộng 106.399 17,5 42.560 17,5 Cộng 606.399 100 242.560 100 Đông Nam Bộ Cá nổi nhỏ 524.000 25,2 209.600 25,2 Cá đáy <50m 349.000 16,8 139.762 16,8 >50m 1.202.735 58 481.094 58 49,7 Cộng 1.551.889 74,7 620.856 74,8 Cộng 2.075.889 100 830.456 100 Tây Nam Bộ Cá nổi nhỏ 316.00 62 126.000 62 Cá đáy 190.670 38 76.272 38 12,1 Cộng 506.679 100 202.272 100 Gò nổi Cá nổi nhỏ 10.000 100 2.500 100 0,2 Toàn vùng biển Cá nổi nhỏ đại dương(*) 300.000 120.000 7,2 Tổng cộng Cá nổi nhỏ 1.740.000 694.100 Cá đáy 2.140.133 855.885 Cá nổi đại dương (*) (300.000) (120.000) Toàn bộ 4.180.133 1.669.985 100 (*) Số liệu suy đoán theo sản lượng đánh bắt của cá nước quanh Biển Đông Nguồn: Viện Nghiên Cứu hải sản Hải Phòng Như vậy, qua phân tích thấy rằng ngành thủy sản Việt Nam nhìn chung đã khai thác tới trần, thậm chí ở một số vùng gần bờ đã quá giới hạn cho phép. . Vì vậy ngành Thuỷ sản Việt Nam cần chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác để giảm áp lực đối với nguồn lợi trong vùng biển này, bằng cách phát triển khai thác các nguồn lợi còn chưa bị khai thác ở vùng biển xa bờ (khai thác hải sản xa bờ), đồng thời chuyển một bộ phận ngư dân sang những lĩnh vực hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, tham gia hoạt động phục vụ du lịch, giải trí, v.v... * Khai thác thuỷ sản nội địa. - Khai thác ở hồ: Việt Nam có trên 200 nghìn ha hồ, gồm khoảng 10% là diện tích hồ tự nhiên và 90% là diện tích hồ chứa. Tổng sản lượng khai thác cá tự nhiên ở hồ hằng năm khoảng 9.000 tấn, trong đó 4.000 tấn khai thác ở hồ tự nhiên, 5.000 tấn khai thác ở hồ chứa. Ngoài cá, ao hồ còn cung cấp giáp xác, nhuyễn thể, rong, ... làm thực phẩm cho người và làm dược liệu, thức ăn chăn nuôi. - Khai thác ở vùng trũng ngập lũ: Miền Bắc và miền Trung không có vùng trũng ngập lũ lớn và kéo dài, nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long có những vùng trũng ngập rất lớn như Đồng Tháp Mười - 140 nghìn ha, Tứ giác Long Xuyên - 218 nghìn ha, thời gian ngập lũ hằng năm từ 2 - 4 tháng. Đây là nơi lý tưởng để khai thác các loài cá di cư từ hệ thống sông Cửu Long vào mùa mưa. Sản lượng cá khai thác tự nhiên ở riêng hai vùng trũng ngập lũ này đạt khoảng trên 20.000 tấn mỗi năm. - Khai thác cá sông: Nguồn lợi cá sông ở miền Bắc và miền Trung do không được bảo vệ nên đã gần như cạn kiệt. Hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Nam Bộ hằng năm cung cấp một lượng thuỷ sản nước ngọt đáng kể. Ngư dân ven sông Cửu Long vẫn duy trì được nghề khai thác cá sông với sản lượng khoảng 30.000 tấn/năm. 2.2.2 Nuôi trồng thuỷ sản: 2.2.2.1 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản đến năm 2001 khoảng 1.700.000 ha. Diện tích các mặt nước đã được sử dụng đến năm 2006 là 1.150.000 ha, chiếm 67,6% so với diện tích mặt nước cso khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó mặt nước vùng triều đã sử dụng tới hạn (91%), tính riêng cho diện tích nuôi tôm lợ chiếm 75%, các loại mặt nước còn lại có thể phát triển thêm, đặc biệt là loại hình mặt nước eo, vịnh, ruộng trũng. Bảng 2.2 Diện tích các loại mặt hình mặt nước nuôi trồng thuỷ sản năm 2003- 2005 Loại hình mặt nước Diện tích có khả năng (ha) Diện tích đã nuôi Năm 2000 Năm 2006 DT(ha) Tỷ lệ sử dụng so với tiềm năng (%) DT(ha) Tỷ lệ sử dụng so với tiềm năng (%) 1. Nước ngọt 911.740 310.383 34 510.537 Ao, hồ nhỏ 144.551 113.382 79 161.648 Mặt nước lớn 244.361 84.478 35 58.570 Ruộng trũng 446.151 99.697 22 259.379 Khác 76.677 12.226 16 29.103 2. Mặn, lợ 761.138 341.730 45 741.300 Vùng triều 635.383 337.624 53 581128 Eo vịnh 125.755 4.106 3 10152 3. Đất cát ven biển 20.000 - - 22 Tổng số 1.692.878 652.113 1050000 Nguồn: Dữ liệu từ Bộ thuỷ sản 0 150 300 450 600 750 900 1050 1200 1995 1996 1997 1988 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Đồng bằng ?ông B?c Tây B?c B?c Trung B? Duyên h?i Nam Trung B? Tây Nguyên ?ông Nam B? ??ng b?ng sông C?u Long Hình 2.3 Diện tích mặt nước NTTS phân theo các khu vực trong cả nước từ năm 19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7535.doc
Tài liệu liên quan