Chuyên đề Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia Xuân Thuỷ

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 5

1.1. Nước biển dâng và biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển 5

1.1.1. Những yếu tố làm thay đổi mực nước biển 5

1.1.2. Xu hướng mực nước biển gần đây 6

1.1.3. Kịch bản nước biển dâng trong tương lai 6

1.1.3. Tác động của nước biển dâng 8

1.1.4. Những biến đổi khí hậu khác 23

1.2. Một vài vấn đề nước biển dâng tại Việt Nam 24

1.2.1. Các kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam và tính dễ bị tổn thương 24

1.2.2. Tác động của nước biển dâng đến Việt Nam 28

1.3. Khung phân tích tác động nước biển dâng 31

1.3.1. Bước 1:Xác định vấn đề 35

1.3.2. Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu 35

1.3.3. Bước 3: Kiểm tra phương pháp 35

1.3.4. Bước 4:Lựa chọn kịch bản 35

1.3.5. Bước 5: Đánh giá tác động 35

1.3.6. Bước 6:Đánh giá sự thích nghi tự động 38

1.3.7. Bước 7: Đánh giá các chiến lược thích nghi 38

1.4. Tiểu kết Chương I 39

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 40

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 40

2.1.1. Vị trí địa lý 40

2.1.2. Địa hình 41

2.1.3. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn 43

2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng 44

2.2. Đặc điểm Vườn Quốc gia Xuân Thủy 45

2.2.1. Đa dạng sinh học 45

2.2.2. Việc sử dụng và quản lý tài nguyên khu vực bãi bồi 57

2.2.2. Cơ sở hạ tầng, dân số và giáo dục 59

2.2.3. Hoạt động kinh tế và thu nhập 61

2.3. Sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái rừng ngập mặn/bãi bồi 63

2.3.1. Dịch vụ cung cấp 63

2.3.2.Dịch vụ môi trường 64

2.3.3.Dịch vụ văn hóa: 64

2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ 65

2.4. Tiểu kết Chương II 68

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 69

3.1. Lựa chọn kịch bản nước biển dâng 69

3.2. Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy 73

3.2.1. Đánh giá định tính 73

3.2.2. Đánh giá định lượng 78

3.3. Những yếu tố không chắc chắn 89

3.4. Tiểu kết Chương III 90

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 91

4.1. Các biện pháp giảm nhẹ liên quan đến quốc gia và toàn cầu 91

4.1.1. Tăng bể hấp thụ khí nhà kính 91

4.1.2. Giảm phát thải khí nhà kính 92

4.2. Các biện pháp thích nghi 93

4.2.1. Bảo vệ 94

4.2.2. Rút về phía sau 95

4.2.3. Thích nghi 95

4.3. Tiểu kết Chương IV 98

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 104

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia Xuân Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phía trong đê biển – đê Vành Lược - đến lạch sông Vọp), 2764 ha của Bãi Trong cùng với phần diện tích rộng 4276 ha của 5 xã thuộc huyện Giao Thuỷ là: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Vùng bãi bồi Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5-0,9 m đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 – 2,5 m. Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây (Nguyễn Việt Cách, 2005). Địa hình vùng bãi triều bị phân cách bởi sông con là sông Vọp và sông Trà vốn chia khu vực này thành 4 khu là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh. Bãi Trong:Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12 km, chiều rộng bình quân khoảng 1500m. Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia Ngự Hàn và phía Nam bị sông Vọp giới hạn. Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm cua và khai thác hải sản. Diện tích Bãi Trong khoảng 2500 ha, trong đó có khoảng 800 ha đất bãi bồi được trồng rừng ngập mặn. Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà với chiều dài khoảng 10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2000 m. Phần diện tích Cồn Ngạn nằm trong vùng đệm đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thuỷ sản. Phần còn lại thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là vùng bị đê Vành Lược và sông Trà giới hạn thì vẫn còn rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tồm (ở giáp cửa sông Ba Lạt). Ngoài ra, một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử dụng nuôi ngao quảng canh. Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2000 ha. Cồn Lu: Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12000m và chiều rộng bình quân khoảng 2000m. Ở phía Đông và Đông Nam Cồn Lu còn có cồn cát cao (1,2m – 2,5m) không bị ngập triều. Địa hình của Cồn Lu thấp dần về phía sông Trà. Từ các cồn cát, diện tích còn lại Cồn Lu là phần đất có nước thuỷ triều lên xuống tự do với rừng ngập mặn phát triển. Tổng diện tích Cồn Lu xấp xỉ 2500ha. Cồn Mờ (Cồn Xanh): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5-0,9m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200ha. 2.1.3. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn Vùng ven biển Giao Thuỷ nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trùng với mùa khô (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004). ●Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 24oC; nhiệt độ cao nhất trong mùa hè là 40,3oC; nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông là 6,8oC. Độ ẩm trung bình là 84%. ● Lượng mưa: Trung bình năm 1700-1800 m; số ngày mưa trong năm 133 ngày. Chế độ mưa phân bố theo hai nền mùa hè và mùa đông, có những giao thời Đông Xuân – Hè Thu. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8, đạt tới 400mm và trong tháng này có tới 15-18 ngày mưa. Lượng mưa trung bình năm từ 1700-1800 mm. Mùa thu-đông có lượng mưa thấp nhất, biến động từ 25 đến 50 mm/tháng. Lượng bốc hơi hàng năm 1000-1200m. Lũ sông Hồng vào tháng 7 đến tháng 10, dòng chảy ven bờ tác động mạnh với gió Đông Bắc, hai ảnh hưởng ngoại lực này chi phối địa mạo vùng. ●Gió: Về mùa đông thịnh hành là hướng Bắc, đầu mùa hè là hướng Đông sau chuyển hướng Đông Nam và Nam. Tốc độ gió: mùa đông từ 3,2-3,9 m/s (trong đất liền 2,3-2,6m/s); tốc độ gió lớn nhất trong khi có bão, giông tố lên tới 17,2-20,5m/s (cấp 8). Đặc biệt số ngày có gió Đông Nam hàng năm từ 7 ngày đến 90 ngày, xuất hiện với cường độ mạnh từ tháng 1 đến tháng 9 trong đó tháng 7 và tháng 8 có ngày dông nhiều nhất. Bão xuất hiện nhiều hang năm, riêng năm 2005 có 7 cơn bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, trong đó có 3 cơn bão mạnh; số 2 (Washu, 18/7) sức gió cấp 10; cơn bão số 6 (Vincente, 18/9), sức gió cấp 9 và cơn bão số 7 (Damrey, 28/9), sức gió cấp 12. ●Độ mặn: Ven bờ bãi độ mặn biến động rất lớn từ 0,011 đến 0,03. Sực biến thiên của độ mặn còn tuỳ thuộc vào các tháng trong năm và không gian cụ thể của từng vùng bãi. Cự li xâm nhập mặn ở hàm lượng 0,001 NaCl vào sâu tới 10 km và ở hàm lượng 0,004 tới 5km. ●Thủy triều: Thuộc chế độ nhật triều, chu kỳ trên đưói 23 giờ. Biên độ triều trung bình khoảng 150-180cm, lớn nhất 3,3m, nhỏ nhất 0,25m. Biến thiên của thuỷ triều trong khoảng nửa tháng có một lần triều cường, 1 lần triều kém, đôi khi cũng có xảy ra 1 tháng 3 lần triều kém, 2 lần triều cường hoặc ngược lại. Biên độ triều lớn nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. 2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng Đất đai tự nhiên toàn vùng cửa sông Hồng nói chung được thành tạo từ nguồn phù sa bồi (phù sa bồi lắng) từ 2 loại hình chủ yếu: bùn phù sa (cố kết dần trở thành lớp đất thịt ) và cát lắng đọng (tích động và di hợp do ngoại lực trở thành giồng cát). Mức độ cố kết khác nhau của loại đất thịt và mức độ nâng cao trình giồng cát đã tham gia vào sự khác biệt chi tiết của những loại tầng đất, phân bố đất (Ngô Đình Quế, 2003). Lớp phù sa được dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành lớp thổ nhưỡng cửa sông, ven biển, được xác định lớp thổ nhưỡng ven châu thổ với những loại hình: Đất nhẹ: cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát thuần; Đất trung bình: thịt trung bình; Đất nặng: từ thịt đến sét (sét cố kết). Những nhóm đất chưa ổn định, còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của nhật triều, song, dòng lũ và dòng chảy ven bờ, chưa cố kết ở dạng bùn lỏng. Tầng dưới sâu đã dần dần ổn định và hình thành tầng thứ cấp (tầng B) trong khi tầng đất bên trên không dầy quá 20 cm. Quần xã thực vật rừng ngập mặn có vai trò tích cực cố định lớp đất, góp phần nâng cao dần cốt trình ven biển. Lượng phù sa ở vùng cửa Ba Lạt trung bình 1,8 gram trong 1 lít nước, cơ sở hình thành những cồn đất bồi lắng kéo dài theo hướng Tây Nam (với thành phần chính là đất cửa sông). Lớp đất, từ thịt đến thịt nặng, có độ pH ổn định tương ứng từ 7,2 đến 7,6. Đất bùn lỏng hay đất đã cố định, giàu dinh dưỡng và thích hợp với nhiều cây ngập mặn, thể hiện rất rõ mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tương tác theo chiều hướng có lợi giữa thổ nhưỡng và quần xã cây ngập mặn, cấu thành hệ sinh thái đặc trưng vùng đất cửa sông. Với những đặc tính khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (đặc thù cho đồng bằng duyên hải Bắc Bộ) thích hợp cho sự phát triển của nhiều loài cây ngập mặn và các loài thuỷ sinh vật). 2.2. Đặc điểm Vườn Quốc gia Xuân Thủy 2.2.1. Đa dạng sinh học a. Thảm thực vật và sinh cảnh sống Các sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và các dải rừng ngập mặn trải dài với rất nhiều loài. Qua khảo sát hệ thực vật vùng rừng ngập mặn (bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu, các loài tham gia và các loài từ nội địa chuyển ra và mọc trên các bờ đê, bờ đầm) Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã thống kê được tổng số 192 loài thuộc 145 chi của 60 họ thực vật có mạch. Lớp Hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều nhất, 135 loài (chiếm 70,3% tổng số loài) thuộc 47 họ. Ngành Dương xỉ có số loài chiếm tỷ lệ ít nhất, 8 loài (4,1%) thuộc 6 chi của 5 họ. Các loài thuộc lớp Một lá mầm mặc dù chỉ có 49 loài (chiếm 25%) thuộc 8 họ (Bảng 7). Tuy nhiên, chúng là những loài có số lượng cá thể lớn trong các bãi cỏ. Bảng 2.1: Số lượng các loài thực vật trong rừng ngập mặn ven biển huyện Giao Thủy Taxon Họ Chi Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng % Pteridophyta (Dương xỉ) 5 8,3 6 4,1 8 4,1 Angiospermae (Hạt kín) 55 91,6 139 95,9 184 95,8 Dicotyleoneae (Lớp hai lá mầm) 47 78,3 110 75,9 135 70,3 Monocotyledoneae (Lớp một lá mầm) 8 13,3 29 20,0 49 25,5 Tổng cộng 60 100 145 100 192 100 Nguồn: Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004, số liệu bổ sung của MERC Vườn Quốc gia Xuân Thủy là nơi tập trung các loài cây ngập mặn chủ yếu phân bố ở khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Ở những nơi đất đã bồi cao nhưng vấn ngập triều trung bình có bùn sâu thì Trang (Kandelia obovata) vẫn chiếm tỷ lệ cao, sau đó là Sú (Aegiceras corniculatum) mọc xem, có chiều cao bằng trang. Lác đác có một ít Đâng (Rhizophora stylosa) và Vẹt (Bruguiera gymnorrhiza) có tán dày và màu thẫm hơn. Xen lẫn với các loài trên là Mắm biển (Avicennia marina) có lá nhỏ màu lục nhạt, thân không thẳng nhưng vươn cao hơn các loài khác. Tuy nhiên số lượng không lớn và thường tập trung thành những khóm nhỏ. Bốn loài sau đều là những loài tái sinh tự nhien sau khi rửng Trang được bảo vệ. Cũng tại Vuờn Quốc gia, do phù sa cửa sông Ba Lạt bồi đắp hàng ngày nên Bần chua (Sonneratia caseolaris) tái sinh nhanh và chiếm lĩnh các mép sông tạo ra những viền có mật độ khác nhau. Dưới tán Bần là Ô rô (Acanthus illicifolius) mọc thành khóm đôi khi lẫn vài cây Ô rô trắng ( A.ebracteatus). Qua khảo sát thì thấy ở Vườn Quốc gia dây Cốc kèn (Darris trifoliate) phát triển mạnh hơn các nơi khác, chúng bao phủ từng đám trên tán các loài cây gỗ khác. Một số loài mọc trong Vườn Quốc gia Xuân Thủy và vùng đệm đến từ miền Nam Việt Nam và Myanmar như Dừa nước (Nypa fruticans), Cóc (Lumnitzera littorea), Vẹt tách (Bruguiera parviflora), Vẹt đen (B. sexangula), Bần trắng (Sonneratia alba) và Bần không cánh (S. Apetala). Kết quả nghiên cứu trên 15 ô tiêu chuẩn với kích thước mỗi ô 1mx1m ở vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Thủy cho thấy: tầng cỏ bụi chủ yếu là Ô rô (Âcnthus ilicifolius) và Sú (Aegiceras corniculatum) tái sinh. Mật độ trung bình của Ô rô là 3,2 cây/1m2. Ngoài ra ở những nơi đất cao Cốc kèn (Derris trifoliata) là loài cây leo phổ biến với mật độ trung bình 7,7 cây/m2. Hầu như không thấy xuất hiện sự tái sinh của cây Trang (Kandelia obovata) trong loại rừng này. Các cây Mắm (Avicennia marina) tái sinh rải rác ở khu vực đất trống nhiều cát trên Cồn Ngạn. Cây bần chua (Sonneratia caseolaris) còn tái sinh chủ yếu ở khu vực đất trống nhiều bùn phía gần với sông Hồng (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004). Các vùng rộng trên bãi bồi được trồng Phi lao (Casurina equisetifolia). vCác dạng sống Có một số dạng sống chính trong vùng Rừng ngập mặn bao gồm các loài thân gỗ, cây bụi, dây leo, thân cỏ, thân mọng nước, thân rễ, các cây thủy sinh, cây sống ký sinh, bán ký sinh, các loài cây thân cột dạng cau dừa, dương xỉ, các loài cây có thân ngầm. Hình 2.2: Các dạng sống của thực vật tại huyện Giao Thủy Nguồn: Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004, số liệu bổ sung của MERC ● Các loài cây gỗ chiếm 11,5% phần lớn là các loài cây ngập mặn chủ yếu như Bần chua (Sonneratica ceseolaris), Trang (Kandelia obovata), Đâng (Rhizophora stylosa), Giá (Exoecaria agallocha)…một số loài tham gia rừng ngập mặn như Tra (Hibiscus tiliaceus), Tra lâm vồ (Thespesisa populnea), Bàng (Terminalia cattappa), Giá (Exoecaria agallocha) và một số các cây trồng khác như Phi lao (Casuarina equisetifolia), Trứng cá (Muntingia culabura). ● Cây bụi chiếm tỷ lệ 12% tổng số loài (23 loài). Các cây thân bụi điển hình ở Giao Thủy chủ yếu là cây mọc hoang dại như các loài thuộc họ Co roi ngựa (Verbenaceae), nhiều loài thuộc họ Vang (Ceasalpiniaceae). Cây bụi thường có mặc ở ven các cồn cát trồng phi lao hay các bờ đầm cao hơn và được đắp lâu ngày (Nguyễn Thị Kim Các và Đào Văn Tấn, 2002). Các loài dây leo chiếm tỷ lệ 7,8% tổng số loài. Trong đó Cóc kèn (D. trifoliata) là loài dây leo phổ biến nhất trong thảm thực vật rừng ngập mặn. Cây thân cỏ có số lượng loài lớn nhất, 109 loài, chiếm tỷ lệ 56,8%. Trong đó chủ yếu là các loài thuộc họ Lúa (Poaceae), Cói (Cyperaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cúc (Asteraceae), phổ biến ở các vùng đất ngập triều, lầy bùn hay các bãi cỏ, mái đê biển; Thực vật mọng nước bao gồm Sam biển (Sesuvium portulacastrum), Náng hoa trắng (Crinum asiaticum) và Hếp (Scaevola taccada); Các loài cây thủy sinh chỉ chiếm tỷ lệ 3,6% (7 loài) gồm 2 loài cỏ biển và một số rong chịu được nước lợ chủ yếu phân bố ở khu vực gần cửa sông. Nhóm thực vật này nhạy cảm với các tác động của môi trường đặc biệt là nước thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản; Nhóm các cây ký sinh và bán ký sinh chỉ có 2 loài là Tơ hồng (Cuscuta chinensis) và Tơ xanh (Cassytha filiformis). Cây Tơ xanh tìm thấy trên ngọn các cây ngập mặn như Trang (K obovata), Mắm (A. Marina); vĐa dạng thảm thực vật vùng rừng ngập mặn Có 8 kiểu nơi sống khác nhau xuất hiện ở vùng đệm và bên trong Vườn Quốc gia, mỗi nơi sống có một số quần xã thực vật đặc thù. 1. Quần xã Cỏ cáy (Sporobolus virginicus) – Cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis) Quần xã này mọc chủ yếu ở cửa Ba Lạt trên các bãi bùn đang hình thành. Chúng là những loài sống trong điều kiện phần lớn thời gian ngập nước, khi nổi lên còn chịu nhiều tác động của sóng biển. Đây là kiểu sinh cảnh rất nghèo về thành phần loài, chỉ chiếm chưa đến 2,1% tổng số loài. Ngoài ra còn có một số loài khác như Cỏ mồm (Paspalum vaginatum), Cỏ san sát (Paspalum paspaloides). Do đặc điểm là vùng đất mới hình thành nên thành phần loài thực vật thường thay đổi. Ở những khu vực giáp với rừng ngập mặn hoặc ven bờ xuất hiện một số cây ngập mặn con tái sinh như Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia obovata). Những khu vực đất cao hơn như Cỏ gà (Cynodon dactylon) và họ Cói (Cyperaceae) như Cỏ gấy biển (Cyperus stoloniferus) đang phát triển. Khu vực đổ ra biển của sông Sò thường chịu tác động mạnh của sóng và sự di chuyển của các đụn cát nên kiểu sinh cảnh này không điển hình. 2. Quần xã Vạng hôi (Clerodendron inerme) – Tra (Hisbicus tiliaceus) – giá (Excoecaria agallocha) Quần xã này mọc trên các vùng đất cao hay ven bờ đầm, nơi thường chịu tác động hoặc ít chịu tác động của thủy triều. Đây là kiểu nơi sống có quần xã thực vật với thành phần loài thực vật khá đa dạng, với 52 loài (27%). Ngoài ba loài ưu thế còn có Ráng biển (Acrostichum aureum) phân bố chủ yếu trên các bờ đầm, hay bãi đất cao. Các loài cây thân cỏ chủ yếu là Cỏ bạc đầu (Kyllinga brevifolia), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ trứng (Paspalum paspaloides), Sậy (Pharagmies karka). Sinh cảnh này còn thấy ở khu vực ven các bờ đầm thuộc Cồn Lu tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Ở những bờ đầm hoặc gò đất mới đắp, xuất hiện phổ biến các cây thuộc họ Rau muối (Chenopodiaceae) như Rau muối (Chenopodium ambrosioides), Muối biền (Suaeda maritime) hay họ Rau đắng (Aizoaceae) như Sam biển (Sesuvium portulacastrum)… 3. Quần xã cà độc dược (Datura metel) – Thầu dầu (Ricinus communis) Những loài cây từ nội địa phát tán ra này mọc trên vùng đất cao ở mái đê, nơi không chịu hay chỉ chịu tác động của triều cường. Đây là sinh cảnh có thành phần đa dạng nhất (121 loài cây, chiếm 63,0% tổng số loài). Đất ở sườn đê một phần được bồi đắp thêm hàng năm, độ dốc cao, mùa mưa độ mặn trong đất giảm, chỉ trừ phần chân đê ngập nước triều nên có cả loài cây chịu mặn, cây tham gia rừng ngập mặn và cây từ nội địa chuyển ra. Những loài này chịu được muối do gió biển mang đến như cà độc dược, thầu dầu, quả nổ (Ruellia tuberosa). Một số loài chịu mặn khác mọc gần sát chân đê bị ngập triều cao như giá (Excoecaria agallocha), na biển (Annoda glabra), từ bi (Vitex trifoliata), Sài hồ (Pluchea pleropoda), vạng hôi (Clerodendron inerme). Phía trên cao của mái đê xuất hiện một số loài cây từ nội địa, chủ yếu là các loài thân cỏ thuộc họ Lúa (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Đậu (Fabaceae) và một số dây leo thuộc họ Lạc tiên (Passiforaceae), họ Cà (Solanaceae) và một số loài dương xỉ. Các quần xã thực vật ở sinh cảnh này tương đối ổn định, cũng gặp ở bờ đầm cũ, hay khu vực ven chân đê biển quốc gia dọc từ Giao Thiện đến Giao Lâm. 4. Quần xã Phi lao (Casuarina equisetifolia) – Quan âm (Vitex trifoliata) Khu vực trồng phi lao tập trung ở các cồn cát phía ngoài vùng rừng ngập mặn như Cồn Lu, Cồn Ngạn (xã Giao Thiện), Cồn Nhà (xã Giao Xuân) và một số nơi khác. Nhiều bãi phi lao tại khu vực thấp, giáp cửa sông của Cồn Lu, do tác động của nước mặn đã bị chết hàng loạt. Thành phần loài ở đây tương đối đa dạng, có 38 loài chiếm 19,8% tổng số loài. Cây bụi mọc phổ biến ở đây là Ruellia tuberosa nở hoa tím vào mùa hè. Một số loài thân cỏ từ nội địa chuyển ra mọc rải rác dưới tán phi lao (C. Equisetifolia) thưa hoặc ở các chỗ trống, về mùa mưa có nước ngọt. Loài cây chịu hạn tốt như dừa cạn (Catharanga roseus), cỏ tranh (Imperata cylindrica), sa lâm (Launaea sarmentosa) mọc rải rác trên đất cát khô. Quần xã thực vật này rất dễ bị tác động bởi sóng lớn và con người. Việc nuôi trồng các loài gia súc như dê, bò đã làm cho các cây bụi và cây thây cỏ trở nên thấp và phân cành nhiều. 5. Quần xã cỏ lông chông (Spinifex littoreus) – Muống biển (Ipomoea pes-carpae) Thực vật ở sinh cảnh này rất nghèo về thành phần (8 loài) và ít về số lượng, chỉ gồm một số loài dây bò trên cát chịu mặn và chịu hạn tốt, có rễ cắm sâu và lan rộng trong đất cát. Trong những ngày có dông, bão, các loài này đều chịu tác động mạn của song và nước mặn. 6. Quần xã cỏ xoan (Halophila ovalis) – Cỏ xoan nhỏ (Halophila minor) – Rong xương cá (Myriophyllum dicocum) ở nước lợ Sinh cảnh này rất nghèo về thành phần loài. Chỉ có 7 loài thực vật thủy sinh (chiếm 3,6% tổng số loài ) trong đó : cỏ xoan (Halophilla ovalis), cỏ xoan nhỏ (Halophilla minor) là hai trong số 15 loài cỏ biển tìm thấy ở Việt Nam (Nguyễn Văn Tiến, 1998). 7. Quần xã cói ( Cyperus malaccensis) sậy (Phragmites karka) trong các đầm nuôi thủy sản. Sinh cảnh này có nguồn gốc là rừng ngập mặn trong đó có 3 loài ưu thế là Bần chua, Trang cùng Sú. Sau khi đắp đầm giữ nước triều, hầu hết Trang, Sú chết, chỉ còn lại một ít cây Bần to có rễ hô hấp cao sống sót. Đất nước thoái hóa và chua mặn nên cói và sậy có điều kiện phát triển. 8. Các quần xã rừng ngập mặn Khác với các quần xã rừng ngập mặn tự nhiên ở Nam Bộ, rừng ngập mặn Giao Thủy có nguồn gốc là rừng trang trồng để bảo vệ đê biển. Sau mỗi lần khai hoang lấn biển đắp đê mới thì dân địa phương lại trồng các dãy rừng trang ở trên đất bãi bồi mới để bảo vệ đi. Ở những nơi bảo vệ tốt rừng trồng như Vườn Quốc gia Xuân Thủy thì sau một số năm đất nâng cao lên, tạo điều kiện cho nhiều loài thực vật khác đến định cư như sú, đâng, vẹt dù, mắm… b. Động thực vật nổi Thực vật nổi là nguồn thức ăn sơ cấp, quyết định đến năng suất sinh học chung của thuỷ vực (Vũ Trung Tạng, 1994; 2003). Các kết quả khảo sát chỉ ra rằng thành phần thực vật nổi trong vùng cửa sông Hồng khá đa dạng với số loài thay đổi từ 110 đến 180 loài. Những đợt khảo sát vừa qua tại cửa Ba Lạt và ven biển Giao Thuỷ (2004) đã thống kê được 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 6 ngành tảo lớn, trong đó tảo Silic bao giờ cũng là ngành ưu thế cả về số lượng họ, chi và loài. Hơn nữa, rất nhiều loài trong chúng phát triển đông về số lượng, là nguồn thức ăn có giá trị và ôxy hoà tan cho Giáp xác và những loài ăn thực vật nổi. Động vật nổi là nhóm tiêu thụ thực vật nổi, đồng thời là thức ăn động vật đầu tiên cho các loài động vật ăn thịt khác. Các kết quả khảo sát năm 2004 đã phát hiện được 55 loài thuộc 40 giống. Số loài phân tán ở các họ, trung bình khoảng 2 loài/họ, hầu hết các họ chỉ có 1 loài. Các họ có 4-5 loài là Acartiidae, Centropagidae, Paracalanidae, Pseudođiaptomidae, Pontellidae thuộc giáp xác Chân chèo (Copepoda). Nhìn chung, kết quả trên còn thấp so với các nghiên cứu trước (Vũ Trung Tạng, 1994). c. Động vật đáy Thành phần động vật đáy tương đối phong phú, đã phát hiện ra 154 loài (Đỗ Văn Nhượng và Hoàng Ngọc Khắc, 2004; Đỗ Văn Nhượng, 2005). Thành phần loài động vật đáy ở rừng ngập mặn Giao Thuỷ bao gồm các nhóm Giun đốt, Giáp xác Mười chân, Thân mềm Chân bụng, Hai mảnh vỏ. Trong số các họ có nhiều loài nhất là Ocypodidae tới 26 loài, chiếm 16,88%, họ Grapsidae có 21 loài chiếm 13,63% tổng số loài. Các họ khác có số lượng loài ít hơn, chiếm phần nhỏ số lượng loài trong tổng số. Mật độ và sinh khối của động vật đáy ở trong rừng ngập mặn đa dạng và phong phú hơn phía ngoài rừng ngập mặn, số cá thể cao nhất đạt đến 76 cá thể và sinh khối cao nhất là 84,8 gam/m2 ở rừng tự nhiên, rừng trồng 3 tuổi có thể đạt đến 275 cá thể và sinh khối tới 134,9g/m2. Chúng thuộc nhiều nhóm động vật đáy khác nhau. Nhóm ưu thế phân bố phía trong rừng ngập mặn là các loài cua họ Grapsidae và phía ngoài rừng ngập mặn là các loài cua trong họ Ocypodiae. Đa số các loài động vật đáy ở rừng ngập mặn Giao Thuỷ là những loài rộng muối, chịu được sự chênh lệch nồng độ muối ở cửa sông và xa cửa sông về phía ven bờ. d. Côn trùng Thành phần côn trùng ở RNM Giao Thủy ( Nam Định) đã điều tra được 113 loài, thuộc 50 họ của 10 bộ, trong đó số đã định tên được là 98 loài. Chỉ số đa dạng của côn trùng cao nhất ở xã Giao Lạc vào tháng 6, thấp nhất vào tháng 4 ( Lê Xuân Huệ và Nguyễn Thị Thu Hà 2004) e. Cá, lưỡng cư và bò sát ●Cá Theo Vũ Trung Tạng 2003, khu hệ cá của cửa sông Hồng có 161 loài, 101 giống, 62 họ, 16 bộ cá. Theo Dương Ngọc Cường và Trần Thị Minh Khoa năm 2003, trong các kênh rạch thuộc xã Giao Xuân - Giao Thiện có 107 loài. Còn kết quả khảo sát của Nguyễn Xuân Huấn 2004 thì VQG XT thống kê được 114 loài, 45 họ, 14 bộ, trong đó ứu thế là bộ cá Vược với 21 họ và 61 loài, chiếm tỷ lệ tương ứng là 46,47 và 53,51%. Nhóm đa dạng thứ 2 là bộ cá Trích tuy có 2 họ nhưng có 16 loài ( 14,04% tổng số). Tiếp theo đó là bộ cá Chình ( 7 loài), cá đối và cá Bơn, mỗi bộ có 6 loài. Trong số 114 loài có 30-40 loài là đối tượng khai thác có giá trị thuộc cá cửa sông và cá biển rộng muối: các loài cá đối ( Mugil spp), lành canh ( Coilia spp) và cá hau (Pseudobargus gulio), cá nầu (scatophagus argus), cá kẽm, cá khoai, cá đục, cá kìm, cá khoái, cá nhói họ cá kìm, cá nhụ, cá úc, cá liệt, cá bống ( họ cá bống đen và cá bống trắng). Các l cá nổi thềm lục địa bắt gặp ở gần mặt nước xuất hiện trong vùng có tính chu kì nhưn cá lẹp vàng, cá trích, cá bẹ, cá lầm, cá mòi của họ cá Trích, cá cơm, cá gà, cá quai thuộc họ cá trổng, cá hiên, đại diện của họ cá khế như cá khế, cá chỉ vàng. Nhiều đại diện của cá sống đáy như cá chẽm, cá mối, cá bơn, cá ngộ, cá hồng, cá đù, cá đìa, cá trai… ●Lưỡng cư và bò sát Lê Nguyên Ngật và Trần Giang Hoàn (2004) đã điều tra được 37 loài, gồm 13 loài lưỡng cư (chiếm 15,88% số loài ở Việt Nam), thuộc 8 giống, 4 họ, 1 bộ và 24 loài bò sát (9,3% số loài ở Việt Nam) trong đó có một số loài quý hiếm thuộc 17 giống, 8 họ, 2 bộ ở vùng cửa sông ven biển Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ (kể cả vùng ven đê biển, vùng đệm). Có 17 loài sống trong môi trường cạn phía ngoài đê, gồm đường đi và những đê nhỏ ngăn cách các ao nuôi tôm nằm trong vùng nước triều lên xuống, những ngôi nhà của người canh giữ ao nuôi, bãi giáp chân sóng biển. Môi trường nước lợ: gồm các rừng trang cũ và các vạt trang mới trồng, bãi lầy ven sông, lòng ao hồ, ở đây mới thấy 2 loài thường trú, một loài ếch gần giống ếch đồng và rắn bồng ven biển. Chúng rất ít khi lên cạn. Lưỡng cư bò sát có quan hệ dinh dưỡng với nhiều nhóm động vật, nhất là lớp côn trùng, chúng là một thành phần của hệ sinh thái rừng ngập mặn nên rất cần được nghiên cứu và bảo vệ. f. Chim Theo điều tra bước đầu của Birdlife International (2006), ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ. Trong 13 bộ chim ở khu vực, Bộ Sẻ chiếm số lượng nhiều nhất tới 40%, sau đó là bộ Rẽ, bộ Hạc, bộ Sếu và bộ Sả. Bộ chim Lặn chỉ có hai loài. Nếu so sánh với Danh lục các loài chim Việt Nam ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ có: 219 loài bằng 26,4% của tổng số loài chim cả nước (828 loài) 41 họ bằng 50,61% tổng số họ chim cả nước (81 họ) 13 bộ bằng 15,57% tổng số bộ chim cả nước (19bộ) Như vậy, sự đa dạng của khu hệ chim ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ là tương đối cao nếu so sánh với Vườn Quốc gia khác. Trong khu bảo tồn đã ghi nhận được 11 loài chim nguy cấp, sắp nguy cấp và gần bị đe doạ ở mức toàn cầu. Hai loài hiếm gặp là Cò mỏ thìa và Mòng bể mỏ ngắn được gọi là đỉnh của chuỗi dinh dinh dưỡng đã có mặt trong Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Có thời điểm loài Cò thìa tại đây đã chiếm tới 20% số cá thể còn lại của thế giói. Loài Choi choi mỏ thìa là loài cực hiếm, hầu như chỉ có thể thấy ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Có lúc đã phát hiện trên 20 cá thể. Những năm gần đây chỉ còn thấy dăm ba cá thể vào mùa di trú. Trong số 219 loài chim, có tới 150 loài di trú và gần 50 loài chim nước. Những loài chim nước và chim di trú có số lượng cá thể động nhất – vào mùa di trú có thể gặp đến 30 đến 40 nghìn cá thể (Tiêu chí của một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế chỉ là 20.000 cá thể) (Birdlife International, 2006) g. Thú Thành phần nghèo, chủ yếu là loài gặm nhấm. Hiện đã thống kê được 9 loài và 2 loài chưa khằng định chắc chắn là cá heo (Lipotes vexilliger) và cá Đầu ông sư (Neophocacra phocacnoides). Trong đó, loài Rái cá thường (Lutra lutra) được ghi trong sách đỏ Việt Nam mức độ V (Vulnerable – loài sắp bị đe doạ nghiêm trọng). 2.2.2. Việc sử dụng và quản lý tài nguyên khu vực bãi bồi Khai thác tài nguyên khu vực bãi triều đã cung cấp nguồn thức ăn và bổ sung nguồn thu nhập tiền mặt đáng kể cho người dân trong vùng. Các hoạt động khai thác chính ở bãi triều thuộc vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy bao gồm: Thu hái cây thuốc (cây ngập mặn và các loài cây di nhập từ đất liền; Đánh bắt thủy sản bằng lưới mắt nhỏ, lưới vét, đăng đáy và bằng tay nhiều khu vực trong Vườn Quốc gia, chủ yếu là trên các sông và lạch; Hầu hết khu Bãi Trong và phần Cồn Ngạn thuộc vùng đệm đã được ngăn thành các đầm để nuôi tôm và cua từ những năm 90. Mùa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10290.doc
Tài liệu liên quan