Chuyên đề Đánh giá thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

Phần I Lý luận chung về nghiệp vụ Bảo hiểm thân tàu thuỷ. 5

I. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm thân tàu. 5

1. Đặc điểm của phương thức vận chuyển đường biển. 5

2. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thân tàu. 6

3. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm thân tàu. 7

II. Một số khái niệm liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. 10

1 Một số khái niệm cơ bản liên quan. 10

2. Rủi ro, tổn thất, và chi phí trong bảo hiểm thân tàu. 12

3. Các loại tổn thất. 16

4. Các loại chi phí. 17

5. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. 19

III. Quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. 27

1. Công tác khai thác. 27

2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất. 29

3. Công tác giám định. 29

4. Công tác bồi thường. 32

5. Công tác dịch vụ khách hàng. 34

6. Các chi tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm 36

Phần II Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội (BVHN) giai đoạn 2005 – 2009. 38

I. Giới thiệu chung về Bảo Việt Hà Nội 38

1 Sự ra đời và phát triển của Bảo Việt Hà Nội 38

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 40

3. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng bảo hiểm hàng hải 42

II. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN. 44

1 Thị trường bảo hiểm thân tàu Việt Nam. 44

2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN. 46

III. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN. 48

1. Công tác khai thác. 48

2. Công tác giám định. 56

3. Công tác bồi thường. 59

IV. Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN giai đoạn 2005 – 2009. 62

1. Kết quả kinh doanh. 62

2. Hiệu quả kinh doanh. 64

3. Đánh giá chung về tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN 2005– 2009. 64

Phần III Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN. 66

I. Phương hướng phát triển của BVHN thời gian tới. 66

1. Mục tiêu Lợi nhuận 66

2. Mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm 66

3. Mục tiêu giữ vững thị phần 66

4. Mục tiêu nâng cao uy tín của công ty 67

II. Triển vọng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN 68

III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN. 69

1. Một số Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. 69

1.2. Công tác giám định. 71

2. Một vài kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN. 74

Lời kết 79

Danh mục tài liệu tham khảo. 80

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khách hang tiềm năng trong tương lai” _ Jêrôme Yeafman - Trường quốc gia bảo hiểm Paris. Trình tự giải quyết bồi thường diễn ra theo các bước sau: * Bước 1: Mở hồ sơ khách hang. Sau khi nhận được biên bản giám định tổn thất và các giấy tờ có liên quan khác, bộ phận giải quyết bồi thường phải mở hồ sơ khách hang và ghi lại theo số thứ tự hồ sơ (số hợp đồng) và thời gian. Sau đó kiểm tra, đối chiếu với bản hợp đồng gốc về các thông tin liên quan đến bản kê khai tổn thất. Tiếp đến phải thông báo cho khách hang là đã nhận được đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, nếu còn thiếu loại giấy tờ nào thì cũng cần phải thông báo để nhanh chóng bổ sung hoàn thiện hồ sơ. * Bước 2: Xác định số tiền bồi thường. Sau khi hồ sơ ở bước một được hoàn tất, bộ phận giải quyết bồi thường phải tính toán số tiền bồi thường cho khách hang. STBT được tính toán trên cơ sở khiếu nại của người được bảo hiểm và đụa trên các yếu tố sau: - Biên bản giám định tổn thất; - Điều khoản, điều kiện của hợp đồng bảo hiểm; - Bảng theo dõi số phí bảo hiểm đã nộp; - Số tiền vay trên hợp đồng (nếu có); - Thực tế chi trả của người thứ ba (nếu có); -… * Bước 3: Thông báo bồi thường. Sau khi STBT được xác định, DNBH sẽ thông báo chấp nhận bồi thường và đề xuất các hình thức bồi thường cho khách hang. Thường có 3 cách bồi thường sau: Thanh toán bằng tiền mặt; Sửa chữa tài sản; Thay thế tài sản mới. Nếu STBT quá lớn vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại, doanh nghiệp có thể thoả thuận với khách hang về thời hạn thanh toán, thời gian, lãi suất trả chậm… Trong hầu hết trường hợp việc giải quyết bồi thường đều diễn ra nhanh chóng, ngay sau khi khách hang tập hợp đầy đủ các giấy tờ chứng minh cần thiết cùng với đơn khiếu nại hoặc ngay sau khi chuyên viên giám định xác định được số tiền thiệt hại do tổn thất gây ra và lập biên bản giám định. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp việc giải quyết bồi thưòng không được suôn sẻ (Ví dụ: Người thứ ba cố tình gây khó dễ; Có nhiều người thụ hưởng tiền bồi thường như việc phân bổ tổn thất chung…). Trong những trường hợp khó khăn như thế, đòi hỏi DNBH phải hết sức mềm mỏng, hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của toà án bởi lẽ chi phí tố tụng là rất cao. Có như vậy DNBH mới giữ được uy tín hơn thế nữa còn hạn chế chi phí bồi thường. * Bước 4: Truy đòi người thứ ba. Trong trường hợp tổn thất xảy ra có liên quan đến người thứ ba, sau khi giải quyết bồi thường cho khách hang, bộ phận giải quyết bồi thường phải áp dụng các biện pháp để tiến hành truy đòi người thứ ba. Việc truy đòi người thứ ba phải diễn ra trên nguyên tắc nhanh chóng kịp thời bởi lẽ nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thuỷ là một trong những nghiệp vụ có liên quan nhiều đến người thứ ba. 5. Công tác dịch vụ khách hàng. Là một bộ phận của marketing bảo hiểm. Là một phần không thể thiếu trong quy trình triển khai một sản phẩm bảo hiểm. Công tác dịch vụ khách hàng đóng một vai trò rất quan trọng. Vai trò đó được thể hiện trên các mặt sau: - Công tác dịch vụ khách hàng, một khi được thực hiện tốt giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống có số tiền bảo hiểm lớn. Giữ được khách hàng truyền thống một mặt sẽ làm giảm chi phí khai thác mặt khác sẽ giúp lôi kéo khách hàng mới. - Công tác dịch vụ khách hang làm tăng tính hữu hình của một sản phẩm vô hình như sản phẩm bảo hiểm. Nó góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thông qua việc cho thấy những khác biệt của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. - Công tác này góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi lẽ một dịch vụ được cung cấp tốt sẽ góp phần lôi kéo và giữ chân khách hàng. Hơn thế nữa dịch vụ khách hang còn góp phần tăng năng xuất lao động trong doanh nghiệp, từ đó gián tiếp làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Công tác dịch vụ khách hang bao gồm: 5.1. Dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đây là các dịch vụ được thực hiện sau khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết. Các dịch vụ khách hang mà các doanh nghiệp thường sử dụng là: thăm hỏi, tặng quà trong các dịp lễ tết sinh nhật; tư vấn đề phòng, hạn chế tổn thất…Đây là những việc làm hết sức đơn giản nhưng nó góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Qua đó doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với khách hang để tìm hiểu các thông tin về nhu cầu của họ. Thậm chí còn tạo điều kiện cho khách hàng chủ động phản ánh các nguyện vọng của mình đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. 5.2. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Dịch vụ khách hàng của các DNBH thường bao gồm: - Hỗ trợ về chi phí khám chữa bệnh; - Tặng các xuất học bổng cho những trường học có tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm cao và liên tục; - Tổ chức định kỳ khám bệnh miễn phí cho người tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo; - Tổ chức hội nghị khách hàng để tiếp thu ý kiến phản hồi về các loại SPBH và nhu cầu của họ, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của họ. - Giảm phí bảo hiểm đối với khách hàng tái tục nhiều lần và ít xảy ra tổn thất; - Cho vay trên hợp đồng bảo hiểm, áp dụng với khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp; - Tổ chức hội nghị khách hàng để tiếp thu ý kiến phản hồi vè các loại sản phẩm bảo hiểm và nhu cầu của họ, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của họ. - Cung cấp thông tin và tư vấn khách hàng về các lĩnh vực đầu tư, tài chính, thị trường chứng khoán… -… Đối với nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu các doanh nghiệp thường hay sử dụng biện pháp giảm phí với khách hàng tái tục nhiều lần và ít gặp rủi ro hay biện pháp tổ chức hội nghị khách hàng. 5.3. Dịch vụ khách hàng dành cho đại lý. Dịch vụ này có vai trò vô cùng quan trọng đối với các DNBH nhân thọ. Vì phân phối qua đại lý là kênh phân phối chính và chủ yếu của họ. Vì vậy DNBH nhân thọ phải hết sức chú ý công tác dịch vụ dành cho đại lý. Thể hiện qua: công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đại lý, tính toán và trả hoa hồng hợp lý; có biện pháp khen thưởng đối với các đại lý khai thác hiệu quả… 6. Các chi tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm 6.1. Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh được tính thông qua 3 chỉ tiêu là : - chỉ tiêu về doanh thu - chỉ tiêu về chi phí - chỉ tiêu về lợi nhuận 6.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh được tính thông qua hai chỉ tiêu là: Hiệu qủa theo doanh thu: H 1 = Doanh thu / Chi phí Chỉ tiêu này cho ta biết, trong một năm, cứ một đồng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu quả theo lợi nhuận: H 2 = Lợi nhuận / Chi phí Chỉ tiêu này cho biết, trong một năm, cứ một đồng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Phần II Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội (BVHN) giai đoạn 2005 – 2009. I. Giới thiệu chung về Bảo Việt Hà Nội 1 Sự ra đời và phát triển của Bảo Việt Hà Nội Công ty bảo hiểm phi nhân thọ Hà Nội gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội được thành lập từ năm 1980 theo quyết định số 1125/QĐ-TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ tài chính và trực thuộc Tổng công ty bảo hiểm Việt nam, với nhiệm vụ là tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội. Là một thành viên trong một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, Bảo Việt Hà Nội có chức năng lập quĩ dự trữ bảo hiểm từ sự đóng góp, tham gia bảo hiểm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và mọi thành viên khác trong địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm bồi thường cho những người tham gia bảo hiểm không may gặp tai nạn bất ngờ do các rủi ro được bảo hiểm gây ra, giúp các cá nhân, tổ chức đó mau chóng ổn định sản xuất và đời sống. Khi mới thành lập, Bảo Việt Hà Nội là một chi nhánh của Tổng công ty, sau đó Bộ tài chính quyết định tách riêng chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ Hà Nội cùng với Bảo Việt nhân thọ Hà Nội thành hai công ty con trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam vào ngày 17/02/1989. Bảo Việt Hà Nội không ngừng phát triển và đến nay đã trở thành một trong bốn thành viên lớn mạnh nhất trong hệ thống 61 công ty bảo hiểm trực thuộc Bảo Việt. Trong 20 năm liên tục, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cán bộ, nhân viên của Công ty luôn luôn đoàn kết, nhất trí, trên dưới một lòng, chung sức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tổng công ty và Nhà nước giao phó. Bảo Việt Hà Nội luôn hoàn thành kế hoạch kinh doanh, đạt tốc độ tăng trưởng cao về doanh số và tỷ lệ tích luỹ, đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của Tổng công ty và của ngành bảo hiểm nói chung. Nếu lúc mới thành lập, Công ty chỉ có 10 cán bộ với một phòng nhỏ làm trụ sở thì đến nay đã trở thành một đơn vị kinh tế hùng mạnh có trụ sở chính khang trang cùng với 150 cán bộ và 13 văn phòng đại diện ở tất cả các quận huyện và mạng lưới đại lý, cộng tác viên phủ kín các địa bàn dân cư thành phố sẵn sàng phục vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư cũng như mọi thành phần kinh tế khác. Hiện nay, Bảo Việt Hà Nội đã và đang tiến hành các nghiệp vụ bảo hiểm sau: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu Bảo hiểm cháy và các rủi ro kỹ thuật Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Bảo hiểm nhà tư nhân Bảo hiểm thiết bị điện tử Bảo hiểm vận chuyển tiền Bảo hiểm trộm cướp Bảo hiểm trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm và trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người làm công Bảo hiểm thân xe và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới Bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trên các phương tiện vận tải Bảo hiểm tai nạn con người Bảo hiểm du lịch Bảo hiểm sinh mạng cá nhân Bảo hiểm học sinh ( bảo hiểm thân thể học sinh, bảo hiểm toàn diện đối với học sinh) Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật Một số loại hình bảo hiểm khác... Bảo Việt Hà Nội không trực tiếp thực hiện các hoạt động tái bảo hiểm mà do Tổng công ty thực hiện với Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Vinare và các công ty tái bảo hiểm khác. Thực chất Tổng công ty có vai trò chỉ đạo ở tầm vĩ mô còn bản thân Bảo Việt Hà Nội là một tổ chức kinh doanh lớn, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền quyết định phương thức kinh doanh hoặc các qui trình nghiệp vụ của công ty. 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Bước vào thời kỳ đổi mới, Bảo Việt Hà Nội đã không ngừng kiện toàn, củng cố lại đội ngũ hoạt động, sắp xếp đào tạo cán bộ. Cho đến nay, bộ máy của Công ty đã tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với chương trình hành động hiện tại và tương lai: Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc P. hành chính tổng hợp P. giám định bồi thường P. kiểm tra nội bộ 12 P. đại diện các Quận P. BH phi hàng hải P. bảo hiểm quốc phòng P. BH cháy và rủi ro kỹ thuật P. kế toán tài chính P. bảo hiểm hàng hải P. Tin Học Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Bảo Việt Hà Nội Ban giám đốc: gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc cùng điều hành kinh doanh theo cấp độ thẩm quyền của mình. Các phòng ban chức năng: - Phòng hành chính tổng hợp: trực tiếp tiến hành công tác tổ chức cán bộ, quảng cáo, tuyên truyền, hành chính quản trị, pháp chế, quản lý tài sản... tạo điều kiện tốt nhất cho các phòng nghiệp vụ tiến hành công việc một cách hợp lý, hiệu quả. - Phòng kế toán tài chính: chịu trách nhiệm quản lý tài chính của công ty, điều hành các hoạt động đầu tư, tổ chức hạch toán theo các chế độ nhà nước qui định. - Phòng giám định bồi thường: thực hiện các công tác giám định bồi thường trên phân cấp theo qui định của các phòng nghiệp vụ và văn phòng đại diện. - Phòng kiểm tra nội bộ: đảm bảo việc chấp hành các nội qui, qui định của nhà nước, công ty, ngành, triển khai hoạt động nghiêm chỉnh, ngăn chặn những hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm. - Phòng bảo hiểm quốc phòng: đảm nhiệm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm nhưng bên tham gia chủ yếu là lực lượng quân đội. - Phòng tin học: có chức năng áp dụng kỹ thuật tin học vào công tác quản lý của công ty, cài đặt các chương trình thống kê nghiệp vụ và kế toán, tổ chức quản lý tất cả các hoạt động của công ty như quản trị nhân lực, quản trị dữ liệu, điều hành kinh doanh... qua mạng. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, tin học hoá toàn cầu đã trở thành đòi hỏi tất yếu thì đây là phòng có chức năng không kém phần quan trọng quyết định sự thành công của công ty. Các phòng nghiệp vụ: - Phòng bảo hiểm cháy và các rủi ro kỹ thuật: triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm cháy, các nghiệp vụ phục vụ đầu tư và nghiệp vụ bảo hiểm các rủi ro khác. - Phòng bảo hiểm phi hàng hải: triển khai các nghiệp vụ phi hàng hải, chịu trách nhiệm về các chế độ chính sách trong việc triển khai các nghiệp vụ. tổ chức điều hành công tác xác minh, giám định, bồi thường tại phòng và tại các văn phòng. - Phòng bảo hiểm hàng hải: triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải như bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự P&I... tổ chức công tác xác minh, giám định, bồi thường của các nghiệp vụ hàng hải. Mười hai văn phòng đại diện tại các quận huyện và mạng lưới đại lý, cộng tác viên trên các địa bàn. Ba phòng nghiệp vụ và 12 văn phòng đại diện là các đơn vị trực tiếp tiến hành triển khai nghiệp vụ bảo hiểm. Các đơn vị này không hạch toán độc lập nhưng có toàn quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của mình ở mức phân cấp cho phép và được hưởng các chế độ khác theo doanh thu. Năm phòng chức năng và ba phòng nghiệp vụ có quan hệ mật thiết với nhau, cùng phối hợp với ban giám đốc đánh giá hoạt động kinh doanh, đưa ra các qui định nghiệp vụ, đề ra các biện pháp đối sách kịp thời. 3. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng bảo hiểm hàng hải Phòng bảo hiểm hàng hải thành lập theo quyết định số 66/TCCB-97 ngày 17/04/1997 của Giám đốc Công ty bảo hiểm Hà Nội. Trước đây, từ 1989 đến 1994, Bảo Việt Hà Nội có triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Sau đó nghiệp vụ này được chuyển lên Tổng công ty thực hiện toàn bộ. Nhưng do đòi hỏi của tính cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã quyết định lập lại Phòng bảo hiểm hàng hải tại Bảo Việt Hà Nội để củng cố và tăng vị thế của mình. Cũng kể từ đó, bảo hiểm hàng hải trở thành một kế hoạch quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, phát triển và mở rộng qui mô của Công ty với mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận, củng cố vị thế cạnh tranh của mình. Phòng bảo hiểm hàng hải có chức năng tổ chức thực hiện tất cả các nghiệp vụ, công tác thuộc phạm vi hoạt động của mình sao cho đem lại kết quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của Tổng công ty trong chiến lược phát triển: - Tuyên truyền, vận động, thuyết phục khách hàng - Thiết lập quan hệ với các ban ngành từ TƯ đến địa phương, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức môi giới bảo hiểm, các văn phòng đại diện nước ngoài... - Ký cấp đơn bảo hiểm trong phạm vi phân cấp - Quản lý hợp đồng đã ký kết - Thực hiện triệt để các qui định của Tổng công ty về các nghiệp vụ, vấn đề hoàn phí và xét trả hoa hồng... - Xây dựng các kế hoạch kinh doanh và bảo vệ kế hoạch kinh doanh của mình. - Hướng dẫn về nghiệp vụ cho các phòng bảo hiểm quận huyện, giúp họ ký kết hợp đồng và cấp đơn bảo hiểm trong phạm vi phân cấp theo qui định của Tổng công ty. - Thực hiện việc giám định thiệt hại, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ khiếu nại, xem xét tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý của hồ sơ khiếu nại, căn cứ vào phạm vi phân cấp mà trực tiếp tiến hành bồi thường hoặc giao cho đại lý hay chuyển hồ sơ về Tổng công ty... - Thực hiện công tác thống kê nghiệp vụ và báo cáo theo qui định của Tổng công ty. - Chịu trách nhiệm về các giao dịch với khách hàng thông qua thư tín cả trong và ngoài nước với điều kiện nội dung thư tín phải được Giám đốc phê duyệt. Mang trên mình những trọng trách riêng, cùng với tất cả các phòng ban của công ty, Phòng bảo hiểm hàng hải luôn đặt mục tiêu thực hiện tốt các nghiệp vụ thuộc phạm vi phân cấp của mình đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển vốn là một nghiệp vụ đầy tiềm năng phát triển nhằm cùng Công ty đạt được những kế hoạch đặt ra. - … II. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN. 1 Thị trường bảo hiểm thân tàu Việt Nam. 1.1. Thị trường nhiều tiềm năng. Trong những năm vừa qua đội tàu biển Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lượng và giá trị. Có thể thấy trong những năm gần đây giá sắt thép đã tăng cao. Nhìn chung, điều này khiến giá trị đội tàu biển Việt Nam tăng lên rất cao. Trong năm 2008, hàng loạt tàu có giá trị thị trường cũng như giá trị tham gia bảo hiểm rất lớn đã được bổ sung cho đội tàu biển Việt Nam. Có thể kể đến như: Vinashin Melody (55 triệu USD), PVT Dragon (55 triệu USD), Lucky star (79 triệu USD), Nosco Glory (80 triệu USD), Harmony Falcon (33 triệu USD), Neptume star (30.6 triệu USD)… Bên cạnh những hứa hẹn tiềm năng rộng mở của thị trường thì chúng ta không thể bỏ qua nhược điểm lớn của đội tàu Việt Nam là đội tàu già. Và hệ quả tất yếu của nó là tỷ lệ tổn thất cao. Có thể lấy vài ví dụ về tổn thất sau: Tàu khách Hoa Sen bị nứt đáy àu ngày 17/02/2008, ước tính sso thiều bồi thường gần 500.000 USD; Tàu Vinalines Sài Gòn bị hỏng máy ngày 25/05/2008, ước tính tổng chi phí khắc phục sự cố lên tới hơn 500.000 USD… 1.2. Mức khấu trừ thấp và cạnh tranh gay gắt. Thị trường bảo hiểm thân tàu Việt Nam trong những năm qua diễn ra khá sôi động với sự tham gia của một số lượng khá lớn các doanh nghiệp bảo hiểm với đủ loại thành phần. Điều này tất yếu dẫn đến việc cạnh tranh quyết liệt và sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực. Tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường được thể hiện ở việc các chủ tàu yêu cầu đấu thầu giữa các nhà bảo hiểm không chỉ trong nước mà còn nước ngoài. Mặc dù mức phí do các công ty bảo hiểm nước ngoài thấp hơn không đáng kế, nhưng bất lợi đối với các công ty trong nước trong cạnh tranh với các công ty nước ngoài là các công ty bảo hiểm nước ngoài thường đưa ra mức khấu trừ cao hơn nhiều. Mức khấu trừ phổ biến trên thị trường Việt Nam là khoảng 3.000 USD/vụ tổn thất. Mức khấu trừ này được coi là quá thấp trong điều kiện chi phí sửa chữa và nguyên vật liệu ngày càng cao, đặc biệt đối với các tàu lớn. Tâm lý chung là các nhà tái bảo hiểm nước ngoài thường không nhận tái các đơn bảo hiểm có mức khấu trừ quá thấp. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho các nhà bảo hiểm trong nước. Khó khăn ở chỗ, nhiều khi thu xếp được một đơn bảo hiểm thân tàu có giá trị lớn nhưng do mức khấu trừ quá thấp mà các công ty tái bảo hiểm nước ngoài không nhận tái. Lúc này các công ty trong nước buộc phải che sẻ rủi ro với nhau. Hoặc nếu các công ty tái bảo hiểm nước ngoài có nhận tái thì cũng theo phương pháp vượt mức bồi thường, phí nhượng tái sẽ cao nhiều khi chỉ thấp hơn phí bảo hiểm gốc chút ít. 1.3. Yêu cầu giảm số tiền bảo hiểm thân tàu_xu thế thị trường 2009. Những tháng cuối năm 2008, thị trường bảo hiểm thân tàu đứng trước yêu cầu giảm số tiền bảo hiểm. Các yêu cầu này tiếp tục đước đưa ra trong mùa tái tục 2009. Trong mấy tháng đầu năm 2009, trung bình số tiền bảo hiểm thân tàu đã giảm khoảng 40%, cá biệt có một vài chủ tàu yêu cầu giảm số tiền bảo hiểm tới 75% so với năm 2008. Phí bảo hiểm thân tàu trên thị trường Việt Nam được tính bằng số tiền bảo hiểm nhân với tỷ lệ phí. Trong khi thế giới tính phí bảo hiểm cho tổn thất bộ phận (dựa trên quy mô của tàu) và phí bảo hiểm cho tổn thất toàn bộ (dựa trên giá trị tham gia bảo hiểm). Do đó, trong khi số tiền tham gia bảo hiểm giảm mạnh do khấu hao hàng năm, do giảm giá thị trường...thì tàu càng nhiều tuổi, rủi ro ngày càng lớn thì tỷ lệ phí lại bị giảm do sức ép cạnh tranh. 2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN. 2.1. Thuận lợi. * Chủ quan: Là một công ty con tiêu biểu trực thuộc tổng cụng ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Việt Hà Nội có được ưu thế rất lớn đó là sự hậu thuẫn của Bảo Việt trong các hoạt động kinh doanh của mình. Uy tín của Bảo Việt tạo ra một niềm tin lớn trong công chúng, đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty trong công tác khai thác thị trường bảo hiểm cũng như trong triển khai tất cả các nghiệp vụ khác. Hơn nữa, địa bàn kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội lại chính là trung tâm kinh tế thương mại của cả nước, trụ sở chính của các công ty lớn, những ngành quan trọng đầu não đều được đặt tại đây. Chính vì vậy mà Công ty có cơ hội khai thác được những hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và khi cần giải quyết các khiếu nại bồi thường thì rất thuận tiện về mặt thủ tục pháp lý... Những mối quan hệ tốt với những cấp chính quyền cơ sở, với các cơ quan liên quan... cũng là một lợi thế rất lớn mà Bảo Việt Hà Nội có được, điều đó cực kỳ cần thiết trong kinh doanh bảo hiểm, một ngành mà sản phẩm của nó vốn rất trìu tượng. * Khách quan: Tiềm năng to lớn của thị trường trong nước cũng đem lại cho BVHN những cơ hội lớn để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua cạnh tranh (nhất là từ sau khi nước ta trở thành thành viên của WTO) BVHN còn có cơ hội học tập kinh nghiệp của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mới gia nhập thị trường…từng bước vơn ra biển lớn_thị trường khu vực và quốc tế. 2.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi mà ta không thể không nhắc tới những khó khăn. Dựa trên những phân tích về tổng quan thị trường ở trên thì trong công tác triên khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, BVHN gặp những khó khăn sau: *Khách quan: Thứ nhất: Điều kiện kinh tế vĩ mô có nhiều biến động lớn, khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Điều này phần nào ảnh hưởng tới việc khai thác bảo hiểm của BVHN. Thứ hai: Đội tàu biển già, rủi ro cao tổn thất lớn là những đặc điểm nổi bật của đội tàu biển Việt Nam. Điều này, vô hình chung đã làm tăng chi phí triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu (chi phí bồi thường cao), lợi nhuận giảm. Thứ ba: Cạnh tranh gay gắt trên thị trường đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Mặc dù có lợi thế rất lớn nhưng việc gia tăng mới số lượng doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cộng với việc gia nhập của nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài thì sức ép cạnh tranh cũng đè nặng lên BVHN. Điều này đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nhiều để có thể giữ vững và phát triển thị phần trong thời gian tới. * Chủ quan: Có thể nói mọi yếu tố chủ quan về phía BVHN đều có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển nói riêng và các sản phẩm bảo hiểm khác nói chung của công ty. Điều này đã được thực tiễn thị trường bảo hiểm trong những năm gần đây chứng minh. BVHN luôn là nhà bảo hiểm dẫn đầu thị trường bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu. III. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN. 1. Công tác khai thác. 1.1. Quy trình khai thác. Khâu đầu tiên của một quy trình khai thác luôn là công tác khai thác. Công tác khai thác bảo hiểm thân tàu được thực hiện qua sáu bước lớn như sau: 1.1.1. Thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng. Thông tin khách hàng là căn cứ quan trọng cho việc phân tích đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định bảo hiểm sau này. Chính vì thế, doanh nghiệp phải thu thập càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt. Các nguồn thông tin khách hàng gồm: - Các cơ quan liên quan, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước về tàu biển, ngân hàng, quỹ hỗ trợ đầu tư, các nhà máy đóng tàu…Tiếp xúc với các cơ quan này, doanh nghiệp sẽ có được nhiều thông tin hữu ích về việc mua mới, đóng mới tàu hoặc các tàu chưa tham gia bảo hiểm… - Đại lý, cộng tác viên, nhà môi giới: Đây là những người gần gũi nhất với khách hàng, họ có thể nắm bắt nhiều thông tin bổ ích và chính xác về đặc điểm khách hàng, nhu cầu khách hàng… - Khách hàng: Khách hàng chính là đối tượng mà doanh nghiệp đang hướng tới, việc tiếp xúc với họ là vô cùng cần thiết. Thông qua tiếp xúc với khách hàng, doanh nghiệp sẽ thu thập được nhiều thông tin phản hổi từ phía họ như: nhu cầu, thị hiếu, thắc mắc về sản phẩm, yêu cầu đối với công ty, đối với sản phẩm…Các bản câu hỏi, các phiếu điều tra…là phương tiện được sử dụng để thu thập thông tin khách hàng. 1.2. Phân tích, đánh giá rủi ro. Ở bước này, doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau: - Tập hợp các số liệu thống kê đã thu được trong bước 1. Tiến hành phân tích thông tin và đưa ra các kiến nghị cho lãnh đạo về chính sách khách hàng, về công tác quản lý rủi ro. - Khai thác viên dựa trên các thông tin đã phân tích ở trên để bước đầu tự đánh giá rủi ro rồi đưa ra một mức chào phí hợp lý cho đối tượng bảo hiểm. - Khai thác viên, giám định viên hoặc cán bộ đánh giá rủi ro của các cơ quan chuyên môn (nếu cần) tiếp xúc trực tiếp với đối tượng bảo hiểm để đưa ra đánh giá chính xác về rủi ro. 1.3. Xem xét đề nghị bảo hiểm. Đây là một bước đệm, có ảnh hưởng lớn đến quyết định bảo hiểm ở bước sau. Trong bước này, phải đưa ra mức phí và thông bảo mức phí này cộng với điều kiện bảo hiểm cho khách hàng. Mức phí và điều kiện bảo hiểm được đưa ra trên cơ sở cân nhắc chính sách khách hàng, báo cáo đánh giá rủi ro… Khi đưa ra mức phí cần lưu ý một số vấn đề sau: - Trong nhiều trường hợp, khi đưa ra mức phí phải tham khảo mức phí tái bảo hiểm. Việc tham khảo phí tái bảo hiểm đặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25914.doc
Tài liệu liên quan