- Phòng kỹ thật vật tư là bộ phận tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty để quản lý chất lượng an toàn phương tiện, chế độ giữ gìn bảo quản của các lái, phụ xe đối với phương tiện vận tải phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty.
- Lập kế hoạch sửa chữa lớn và các cấp bảo dưỡng sửa chữa phương tiện , triển khai thực hiện phương án, tác nghiệp hàng ngày, chuẩn bị phương tiện, kiểm tra an toàn kỹ thậut trước và sau khi xe hoạt động.
- Lập phương án tổ chức thực hiện quản lý kỹ thậut phương tiện, quản lý sữa chữa thường xuyên, đột xuất, sửa chữa lớn các cấp đối với máy, gầm, vỏ và các trang thiết bị khác.
- Nắm vững định mức, kế hoạch sửa chữa lớn, bảo dưỡng các cấp từng phương tiện trong năm, bố trí hợp lý cho phương tiện vào sửa chữa lớn không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty.
- Kiểm tra giám sát chạt chẽ công tác sửa chữa, nhất là sửa chữa đột suất đảm bảo đúng định ngạch quy định của công ty, các vật tư phụ tùng thay thế đảm bảo chất lượng tốt, đúng chủng loại theo giá thị trường hiện tại, thực hiện đúng nguyên tắc quản lý trong công tác cấp phát vật tư.
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá thực trạng trả lương theo sản phẩm ở công ty cổ phần ô tô vận tải Hà tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch.
- Hình thức sở hữu vốn của công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây :
Hình thức sở hữu vốn của công ty được thể hiện dưới dạng công ty cổ phần.Vốn huy động để sản xuất kinh doanh bao gồm : vốn của ngân sách nhà nước cấp và vốn tự bổ sung do sự đóng góp của các cổ đông.
- Lĩnh vực kinh doanh và mặt hành kinh doanh chủ yếu :
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây là cung cấp các dịch vụ vận tải.
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu : Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, bán xăng dầu, bán phụ tùng thay thế, dịch vụ đóng mới , bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .
Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây trước đây là đơn vị chuyên kinh doanh vận tải bằng ô tô đầu tiên của tỉnh Hà Tây và trực thuộc sở giao thông vận tải Hà Tây. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành công ty đã trải qua 4 thời kỳ:
- Thời kỳ xí nghiệp ô tô số I Hà Tây từ năm 1959 – 12/09/1992 :
Xí nghiệp ô tô số I ra đời năm 1959 với nhiệm vụ lúc đó là vận tải hợp doanh và sau theo định hướng của nhà nước là vận tải theo kế hoạch được nhà nước giao. Trong thời gian đó xí nghiệp ô tô số I đã làm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó, góp phần tích cực xây dựng CNXH ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Thời kỳ xí nghiệp ô tô số III Hà Tây từ 20/01/1977 – 12/09/1992 :
Sau chiến tranh công việc quan trọng hàng đầu là khôi phục nền kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Cùng với cả nước công ty cũng đã ra sức sản xuất kinh doanh, vận chuyển hành khách và hàng hóa phục vụ nhu cầu vận tải của nhân dân trong tỉnh nói riêng và miền Bắc nói chung, góp phần tích cực vào công cuộc khôi phục, xây dựng đất nước.
- Thời kỳ hợp nhất hai xí nghiệp 12/09/1992 – 19/05/1999 :
Trong công cuộc đổi mới giai đoạn 1991- 1995 thể hiện những bước chuyển đầu tiên của nền kinh tế sang kinh tế thị trường. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh mẽ, đưa nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đạt đỉnh điểm vào năm 1995. Cũng trong thời gian này, trước thách thức và cơ hội, công ty ô tô vận tải Hà Tây đã ra đời trên cơ sở hợp nhất hai xí nghiệp ô tô số I và số III. Lúc này quá trình chuyển biến vận tải hàng hóa không còn mà chuyển tư nhân hóa, nhiều xe được thanh lý và nhiệm vụ chủ yếu của công ty chỉ còn vận tải hành khách.
- Thời kỳ chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần ô tô vân tải Hà Tây từ 19/05/1999 đến nay :
Trong thời kì đổi mới của nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng XHCN, để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi tổ chức bộ máy của công ty phải được củng cố và kiện toàn với cơ cấu đơn giản, hiệu quả cao nhất. Mặt khác để mở rộng sản xuất kinh doanh dựa trên nhu cầu thị trường với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty buộc công ty phải có một bộ máy quản lý hợp lý thể hiện sự nhạy bén, năng động trong hoạt động vì vậy ngày 19/05/1999 công ty chính thức trở thành công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây.
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Mục tiêu của công ty là không ngừng phát triển SXKD thu lợi nhuận tối đa có thể có được của công ty, tạo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho người lao động trong công ty, tăng lợi tức cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đóng NS nhà nước và phát triển lớn mạnh công ty.
2.1.3.1 Chức năng của công ty :
- Cung cấp dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá đi các tuyến nội tỉnh và ngoại tỉnh( Hà Tây trước đây)
- Đại tu đóng mới sửa chữa ô tô.
- Dịch vụ bán lẻ xăng dầu.
- Cung ứng và bán lẻ vật tư kỹ thuật ô tô.
- Nội dung hoạt động kinh doanh của công ty :
+ Kinh doanh vận tải hành khách, làm nhiệm vụ sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu của nội bộ công ty và phục vụ các thành phần kinh tế khác
+ Đại lý xăng dầu, kinh doanh phụ tùng ô tô, xăm lốp, dịch vụ sửa xe thay dầu mỡ các loại xe cơ giới đường bộ.
2.1.3.2 Nhiệm vụ của công ty :
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn góp của các cổ đông.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra.
- Sử dụng hợp lý lao động, tài sản, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp hành các quy định của luật kế toán và luật thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
- Công bố, công khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin về hoạt động của công ty cho các cổ đông theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty theo quy định của Bộ Luật Lao Động.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.
2.1.3.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty.
Hiện nay sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty đang áp dụng theo sơ đồ cơ cấu chức năng. Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty tương đối đơn giản và hợp lý. Theo kiểu cơ cấu này thì nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hoá chỉ đảm nhận thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định. Mối liên hệ giữa các nhân viên trong công ty tương đối phức tạp và phải chịu sự lãnh đạo của thủ trưởng. Bên cạnh đó việc áp dụng mô hình theo sơ đồ của cơ cấu chức năng sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý cho người lãnh đạo, tuy nhiên các bộ phận nhỏ sẽ phải chịu sự lãnh đạo của nhiều thủ trưởng khác nhau do đó sẽ làm suy yếu chế độ thủ trưởng.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
KIÊM GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
XƯỞNG SỬA CHỮA
CHI NHÁNH XĂNG DẦU
PHÒNG KỸ THUẬT
ĐỘI XE
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.1.3.3.1 Đại hội đồng cổ đông.
Đại hôi đồng cổ đông gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây.
Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty.
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền giao bán; Quyết định mức cổ tức của từng loại cổ phần, trừ trường hợp điều lệ của công ty có quy định khác.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát.
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ của công ty không quy định một tỷ lệ khác.
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty.
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
- Quyết định mua lại 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.
- Xem xét và xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị, ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
2.1.3.3.2 Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện cho các cổ đông để quản trị công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh các cổ đông của công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là bộ phận có vị thế cao nhất trong công ty, quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của ban giám đốc công ty và bản thân công ty.
Hội đồng quản trị công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây gồm có 5 thành viên, được đại hội cổ đông bầu chọn theo thể thức bỏ phiếu kín, trong đó có một thành viên đại diện cho chủ sở hữu phần vốn của nhà nước. Hội đồng đã phân chức năng và nhiệm vụ cho từng thành viên
Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ sau :
- Chức năng đại diện cho cổ đông ( các chủ sở hữu công ty): Quyết định đầu tư và các dự án đầu tư; Cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác; Triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định; Trình báo cáo quyết toán tài chính hang năm lên đại hội đồng cổ đông; Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
- Quyết định liên quan đến việc sở hữu công ty : Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; Quyết định mua lại cổ phần; Kiến nghị mức cổ tức được trả, thời hạn và thủ tục tră cổ tức hoặc sử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Liên quan đến các nhân sự chủ chốt của công ty : Bổ nhiệm , miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng,với giám đốc và các chức danh quản lý khác của công ty; Quyết định mức lương và các quyền lợi khác của những người quản lý trong công ty; Quyết định mức thù lao và lợi ích khác của người quản lý công ty; Giám sát chỉ đạo giám đốc, tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hang ngày của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty.
- Hội đồng quản trị thường không can thiệp vào hoạt động hàng ngày của công ty mà chỉ quyết sách các vấn đề lớn như hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hành năm của công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường.
2.1.3.3.3 Ban kiểm soát .
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo công tác đánh giá quản lý cảu hội đồng quản trị lên đại hội đồng cổ đôngtại cuộc họp thường niên. Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.
- Kiểm tra bất thường : khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thức kiểm tra. Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến hội đồng quản trị và cổ đông, nhóm cổ đông có yêu cầu.
- Can thiệp vào hoạt động của công ty khi cần : kiến nghi hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đôngcác biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Khi phát hiện có thành viên hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông, giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty, phải thông báo ngay bằng văn bản với hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
2.1.3.3.4 Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành.
- Là người được Đảng và nhà nước giao trách nhiệm đại diện phần vốn của nhà nước trong công ty. Là người có quyền cao nhất điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty theo pháp luật, điều lệ và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
- Với nhiệm vụ là phải bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện theo các phương án kinh doanh đã được hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội đồng cổ đông.
- Trình hội đồng quản trị các báo cáo về hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trước đại hội đồng cổ đông.
2.1.3.3.5 Phó giám đốc.
- Là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước nhà nước về nhiệm vụ của mình được phân công.
- Thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng, hoặc được giám đốc ủy quyền để giải quyết và điều hành công tác tổ chức tài chính. Có trách nhiệm thường xuyên bàn bạc với giám đốc về công tác tổ chức tài chính, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để giám đốc nắm bắt và điều chỉnh kế hoạch.
- Triển khai các công việc và nhiệm vụ đã thống nhất xuống các bộ phận thuộc khối mình phụ trách kịp thời và nắm bắt những thuận lợi và khó khăn trong việc điều hành để cùng giám đốc rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng chỉ đạo mới.
2.1.3.4 Các phòng ban.
2.1.3.4.1 Phòng kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty, đôn đốc, giám sát điều hành, thực hiện kế hoạch đã phê duyệt. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn để giúp cho giám đốc có định hướng đúng đắn trong việc chỉ đạo kinh doanh.
- Lập kế hoạch vận tải hàng hóa, hành khách hàng năm trên cở sở xây dựng các chỉ tiêu, khoán quản cho từng đầu xe và cho từng luồng vận chuyển khách.
- Nghiên cứu cơ chế thị trường để kịp thời điều chỉnh mức khoán cho từng đầu xe và cho từng luồng vận chuyển khách đúng thời điểm.
- Khai thác triệt để luồng đường, mặt hàng, nguồn khách hợp đồng và công cộng.
- Đảm bảo thủ tục cho các phương tiện hoạt động trên đường hợp lệ.
- Phối hợp các phòng ban khác để nắm bắt đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động của công ty.
2.1.3.4.2 Phòng kế toán tài vụ.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật hiện hành về công tác hạch toán kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Tổ chức các nghiệp vụ hạch toán, giám sát các hoạt động thu chi tài chính, phân công nhiệm vụ các thành viên trong phòng thực hiện tốt công tác kế toán.
- Tham mưu cho giám đốc về các nghiệp vụ có liên quan đến tài chính, đồng thời ghi chép đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty.
- Lập kế hoạch về tài chính, lương và các vấn đề khác liên quan đến chế độ mà người lao động được hưởng.
- Thường xuyên kiểm tra công tác quản lý tiền vốn, vật tư, hàng hóa.
2.1.3.4.3 Phòng tổ chức hành chính.
- Tham mưu, quản lý bố trí, sử dụng, đào tạo, tuyển dụng cán bộ công nhân viên và lao động theo năng lực sở trường một cách hợp lý, nâng cao hiệu suất công tác và tăng năng suất lao động.
- Quản lý tiền lương và thực hiện các chính sách đối với người lao động như BHXH, BHYT, thi đua khen thưởng và kỷ luật… Quản lý hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước và của công ty.
- Kiểm tra, kiểm soát viẹc thực hiện các nội quy, quy chế của công ty, công tác an toàn vệ sinh lao động.
- Quản lý công tác hành chính, văn thư lưu trữ.
- Quản lý công tác quản trị trong văn phòng trong công ty.
- Cùng các phòng tham mưu xây dựng các quy chế nội bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
2.1.3.4.4 Phòng kỹ thật vật tư.
- Phòng kỹ thật vật tư là bộ phận tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty để quản lý chất lượng an toàn phương tiện, chế độ giữ gìn bảo quản của các lái, phụ xe đối với phương tiện vận tải phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty.
- Lập kế hoạch sửa chữa lớn và các cấp bảo dưỡng sửa chữa phương tiện , triển khai thực hiện phương án, tác nghiệp hàng ngày, chuẩn bị phương tiện, kiểm tra an toàn kỹ thậut trước và sau khi xe hoạt động.
- Lập phương án tổ chức thực hiện quản lý kỹ thậut phương tiện, quản lý sữa chữa thường xuyên, đột xuất, sửa chữa lớn các cấp đối với máy, gầm, vỏ và các trang thiết bị khác.
- Nắm vững định mức, kế hoạch sửa chữa lớn, bảo dưỡng các cấp từng phương tiện trong năm, bố trí hợp lý cho phương tiện vào sửa chữa lớn không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty.
- Kiểm tra giám sát chạt chẽ công tác sửa chữa, nhất là sửa chữa đột suất đảm bảo đúng định ngạch quy định của công ty, các vật tư phụ tùng thay thế đảm bảo chất lượng tốt, đúng chủng loại theo giá thị trường hiện tại, thực hiện đúng nguyên tắc quản lý trong công tác cấp phát vật tư.
- Chịu trách nhiệm cung ứng vật tư theo phương án sửa chữa với phương châm sữa chữa đến đâu cung ứng đến đấy.
- Trong quá trình quản lý kỹ thuật xe buýt có phương án cung ứng vật tư dự phòng, đảm bảo phục vụ kịp thời cho sửa chữa bảo dưỡng trong mọi điều kiện hoạt động, đảm bảo đúng định mức, định ngạch.
- Mở sổ nhật ký từng đàu xe, quản lý hồ sơ xe. Xác định nguyên nhân hư hỏng gắn trách nhiệm cá nhân sử dụng.
- Quản lý phân xưởng sửa chữa, quản lý điều hành tổ sửa chữa xe buýt.
- Theo dõi công tác an toàn giao thong, an toàn kỹ thuật phương tiện trong quá trình hoạt động.
- Nắm vững lý lịch năm sản xuất của từng đầu xe, theo dõi các kỳ khám lưu hành. Tham mưu cho công ty đầu tư đổi mới hợp lý phương tiện vận tải. Đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo quy định.
2.1.3.4.5 Các bộ phận sản xuất kinh doanh.
- Xưởng sửa chữa : Là phân xưởng bảo dưỡng và sửa chữa cho xe của công ty theo định kỳ đóng mới thùng xe và đại tu máy. với chức năng và nhiệm vụ thường xuyên tu sửa, gò hàn, thay mới các bộ phận bị hỏng của xe.
- Lực lượng lái và phụ xe : Là những người lao động chính của công ty, với nhiệm vụ chuyên chở hành khách và bán hàng hóa trên các tuyến đường.
- Đại lý xăng dầu : Chuyên cung cấp xăng dầu cho xe của công ty và bán xăng dầu.
2.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.4.1 Đặc điểm.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh vận tải hành khách, làm nhiệm vụ sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu của nội bộ công ty và phục vụ các thành phần kinh tế khác.
Hiện nay công ty có 86 phương tiện vận tải hành khách, trong đó :
+ Xe khách công ty 44 chiếc – 1485 chỗ.
+ Xe khách vốn 100% 14 chiếc – 499 chỗ.
+ Xe Buýt 28 chiếc – 1035 chỗ.
Với số lượng phương tiện vận tải tương đối lớn trên, công ty đã và đang tập trung chủ yếu vào vận tải hành khách trong thành phố và các tỉnh lân cận. Trong năm 2008 công ty đã có thêm 2 tuyến xe buýt : Hà Đông - Xuân Mai và Hà Đông - Tản Lĩnh. Hai tuyến buýt trên ra đời đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân và ngày càng hoạt động có hiệu quả, đem lại nguồn thu không nhỏ trong công ty.
Bên cạnh đó công ty còn có thêm các dịch vụ khác như bán lẻ xăng dầu, kinh doanh phụ tùng ô tô, xăm lốp, dịch vụ sửa xe thay dầu mỡ các loại xe cơ giới đường bộ.
2.1.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong những năm gần đây, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do giá cả xăng dầu lên xuống thất thường, sức cạnh tranh trên thị trường ngày một lớn nhưng dưới sự chỉ đạo sáng suốt và đúng đắn của ban lãnh đạo, công ty đã vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu nhất định
Bảng 3 : Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Đơn vị tính : Đồng
CHỈ TIÊU
Mã số
2006
2007
2008
1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
36.874.834.242
43.262.268.364
57.836.021.145
2. Các khoản giảm trừ
03
3. DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
36.874.834.242
43.262.268.364
57.836.021.145
4. Giá vốn hàng bán
11
33.760.112.210
40.481.234.155
54.324.557.874
5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
3.114.722.032
2.781.394.209
3.511.463.271
6. DT về hoạt động tài chính
21
119.140.600
142.083.615
110.953.078
7. Chi phí tài chính
22
1.312.637.512
929.697.157
1.660.531.552
- Trong đó chi phí lãi vay
23
1.242.279.601
854.940.326
1.593.446.759
8. Chi phí bán hàng
24
381.728.505
395.755.937
534.339.444
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
1.260.467.257
1.212.608.272
1.416.404.446
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
279.029.358
380.416.458
11.140.907
11. Thu nhập khác
31
607.978.194
1.297.642.198
1.483.473.510
12. Chi phí khác
32
559.534.917
1.151.851.951
1.169.232.159
13. Lợi nhuận khác
40
48.443.277
145.790.247
314.241.351
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
327.472.635
526.206.705
325.382.258
15.Thuế thu nhập doanh nghiệp
51
91.692.338
147.337.877
69.629.384
16.Lợi nhuận sau thuế TN doanh nghiệp
60
235.780.297
378.868.828
255.752.874
(Nguồn : Phòng kế toán tài vụ.)
Qua biểu trên cho ta thấy kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây là khá khả quan. Cụ thể như sau :
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ : Doanh thu của công ty trong vòng 3 năm qua tăng với tốc độ khá nhanh, trung bình khoảng 18,95%/năm, đặc biệt là năm 2008 doanh thu của công ty là 57.836.021.145 đồng, tương ứng tăng 33,7% so với năm 2007. Để có được tốc độ tăng như vậy chủ yếu là do doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ xăng dầu (chiếm tới gần 70% tổng doanh thu ) và dịch vụ vận tải tăng nhanh.
+ Lợi nhuận sau thuế : Nhìn chung lợi nhuận sau thuế của công ty không ổn định lúc tăng lúc giảm, lợi nhuận cao nhất vào năm 2007, cụ thể năm 2006 là 235.780.297 đồng sang năm 2007 tăng lên 378.868.828 đồng. Trong năm 2007 thì chi phí cho hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty đã được giảm đáng kể làm cho chi phí kinh doanh giảm xuống, khối lượng vận chuyển hành khách, hàng hoá tăng lên làm tăng sản lượng vận tải và lợi nhuận cho công ty. Nhưng sau đó lợi nhuận lại giảm xuống còn 255.752.874 đồng vào năm 2008, Nguyên nhân chủ yếu là do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do giá dầu trên thế giới tăng dẫn đến chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, giá vé của công ty không thể tăng quá cao. Điều này làm cho lợi nhuận giảm
+ Thuế thu nhập: Thuế thu nhập tăng nhanh vào năm 2007 với 147.337.877 đồng , sau đó giảm mạnh vào năm 2008 còn 69.629.384 đồng.
Căn cứ vào nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và phương án kế hoạch của công ty xây dựng năm 2008.
Bảng 4 : Các chỉ tiêu tổng hợp.
Các chỉ tiêu
ĐV tính
Kế hoạch
Thực hiện
SS - KH
I.Sản lượng vận tải
1.Khối lượng vận chuyển
HK
1.610.000
2,232.010
138,6
Tuyến cố định
…
700.000
683.381
97,6
Tuyến buýt Xuân Mai
…
910.000
1.478.400
162,5
Tuyến buýt Tản Lĩnh
…
0
259.868
2.Khối lượng luân chuyển
HK.Km
85.000.000
97.615.361
114,8
Tuyến cố định
…
67.000.000
65.399.597
97,6
Tuyến buýt Xuân Mai
…
18.000.000
25.999.837
144,4
Tuyến buýt Tản Lĩnh
…
0
6.215.926
II.Tổng doanh thu
Đồng
18.820.060.000
23.806.942.174
126,5
1.Sản xuất vận tải
…
17.250.000.000
21.547.094.878
124,9
Tuyến cố định
…
11.500.000.000
11.222.570.878
97,6
Tuyến buýt Xuân Mai
…
5.750.000.000
8.304.348.000
144,4
Tuyến buýt Tản Lĩnh
…
0
2.020.176.000
2.Dịch vụ xăng dầu
…
570.060.000
719.659.500
126,2
3.Hoạt động khác
…
1.000.000.000
1.540.187.796
154,0
III.Tổng chi phí
…
17.666.236.800
22.830.297.308
129,2
1.Sản xuất vận tải
…
16.285.000.000
21.046.829.237
129,2
Tuyến cố định
…
10.800.000.000
10.594.824.683
98,1
Tuyến buýt Xuân Mai
…
5.485.000.000
7.196.230.026
131,2
Tuyến buýt Tản Lĩnh
…
0
3.255.774.528
2.Dịch vụ xăng dầu
…
481.236.800
614.235.912
127,6
3.Hoạt động khác
…
900.000.000
1.169.232.159
129,9
(Nguồn : Phòng kế toán tài vụ.)
Nhìn chung công ty đã thực hiện vượt mức hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt trong đó công ty đã triển khai thêm tuyến xe buýt Hà Đông - Tản Lĩnh.
2.1.5 Đặc điểm về lao động và tiền lương.
2.1.5.1 Đặc điểm lao động.
2.1.5.1.1 Số lượng lao động :
Năm 2007 công ty có 245 lao động và tính đến tháng 6 năm 2008, công ty có 247 lao động, số lao động tăng là 16, số lao động giảm là 14.
- Phân loại lao động theo giới tính
+ Số lao động nữ là 30 người chiếm tỷ lệ 12.15% tổng số.
+ Số lao động nam là 217 người chiếm tỷ lệ 87,85% tổng số.
Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ lao động nữ là rất thấp so với nam, điều này cũng dễ hiểu bởi do tính chất của công việc chủ yếu ở công ty là lái xe, phụ xe, sửa chữa. Lao động nữ trong công ty tập trung chủ yếu ở các phòng ban và đại lý xăng dầu.
- Phân loại lao động theo tính chất phục vụ :
Bảng 5: Cơ cấu và sự phân bố lao động của công ty năm 2008
TT
Chỉ tiêu
Số lao động
% so với tổng số
Cơ câu
I
1. Lao động trực tiếp
223
91,02
2. Lao động gián tiếp
22
8,98
Phân bổ
II
1. Ban giám đốc
2
0,816
2. Các phòng ban chức năng
20
8,16
2.1 Tổ chức hành chính
9
3,67
2.2 Phòng kế toán và tài vụ
5
2,04
2.3 Phòng kỹ thuật vật tư
2
0,82
2.4 Phòng kinh doanh.
5
2,04
3. Lao động trực tiếp
223
91,02
3.1 Khu vực sản xuất chính
186
75,92
3.2 Dịch vụ
16
6,53
3.3 Danh sách ngoài dây truyền
21
8,57
Tổng số
245
100
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Số lượng lao động trực tiếp là 223 người chiếm 91,02%, lao động gián tiếp là 22 chiếm 8,98 % . Điều này là hoàn toàn hợp lý do tích chất công việc nên lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với lao động gián tiếp.
Trong đó số lao đông gián tiếp tập trung chủ yếu ở phòng tổ chức hành chính với 9 người còn kỹ thuật lại chỉ có 2 người, điều này là tương đối bất hợp lý. Đối với số lao động trực tiếp thì sự phân bố hợp lý hơn, khu vực sản xuất chính có 186 người chiếm 75,92% còn dịch vụ có 16 người chiếm 6,53% và bên ngoài chỉ có 21 người chiếm 8,57%.
- Phân loại lao động theo năm công tác :
+ Dưới 1 năm : 27
+ Từ 1 – 5 năm : 54
+ Từ 5 – 10 năm : 83
+ Từ 10 – 15 năm : 61
+ Từ 15 - Tuổi nghỉ hưu : 20
Qua đây cho thấy tình hình phân bổ lao động theo độ tuổi của công ty là tương đối hợp lý . Số lao động dưới một năm công tác và từ 15 năm trở lên lần lượt là 27 và 20 người chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các nhóm tuổi còn lại, do nhóm dưới một năm còn thiếu kinh nghiệm, nhóm từ 15 - tuổi nghỉ hưu thì công tác lâu năm và cũ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21971.doc