Chi nhánh được giao quyền quản lý một số vốn và tài sản lớn tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh phục vụ của đơn vị . Chịu trách nhiệm về việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của công ty giao, góp phần bảo toàn và phát triển vốn. Bên cạnh đó Chi nhánh.
Mặc dù tài sản của trung tâm tăng dần theo các năm:
+ 2006 là: 221.723 triệu đồng.
+ 2007 là: 267.048 triệu đồng.
+ 2008 là: 297.478 triệu đồng.
Tài sản lưu động tăng :
+ 2006 là: 22.762 triệu đồng.
+ 2007 là: 25.641 triệu đồng.
+ 2008 là: 28.576 triệu đồng.
Nhưng tỷ trọng tài sản lưu động lại giảm:
+ 2006 là 10,3%
+ 2007 là 9,6%
+ 2008 là 9,56%
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3675 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá tình hình tổ chức bộ máy quản lý ở tổng công ty bưu chính viễn thông chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên toàn quốc. Thiết lập mạng cung cấp dịch vụ điện thoại cố định vệ tinh VSAT. Bên cạnh lĩnh vực bưu chính viễn thông, Viettel còn có phạm vi kinh doanh đa dạng gồm các ngành nghề khác như : Khảo sát, thiết kế, xây lắp công trình viễn thông, dịch vụ kĩ thuật và xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông.
Năm 2005 :
Ngày 02/03/2005 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 43/2005/QĐ – TTG thành lập Tổng công ty viễn thông quân đội.
Ngày 06/04/2005 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 45/2005/QĐ – BĐP thành lập Tổng công ty viễn thông quân đội.
Tổng công ty viễn thông quân đội là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán độc lập, có tài khoản riêng tại ngân hàng.
Trụ sở chính: Số 1 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội.
Điện thoại : 042660141
Fax : 042996789
Website : http:// www.viettel.com.vn
Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là : 950 tỷ đồng.
- Tổng công ty viễn thông quân đội là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, đồng thời có nhiệm vụ triển khai hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm vu hồi thông tin quân sự phục vụ an ninh quốc phòng.
- Ngày 17/05/2005 theo quyết định số 2492/QĐ, Tổng công ty viễn thông quân đội đã đổi tên các trung tâm và xí nghiệp. Hiện tại Tổng công ty viễn thông quân đội bao gồm các công ty như sau:
1 – Công ty Viễn Thông Viettel 2 – Công ty truyền dẫn Viettel
3 – Công ty thu cước và dịch vụ Viettel
4- Công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế Viettel.
5- Công ty Cổ phần Công nghệ Viettel.
6- Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Viettel.
7- Trung tâm Melia Viettel.
8- Trung tâm VAS Viettel.
9- Trung tâm đào tạo Viettel.
10- Trung tâm đào tạo bóng đá Viettel.
11- Câu lạc bộ Thể Công
12 – Công ty bưu chính Viettel
13 – Công ty tư vấn thiết kế Viettel
14 – Công ty công trình Viettel
15 – Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel
- Năm 2006 đầu tư sang lào và camphuchia .
- Năm 2007 hội tụ 3 dịch vụ : cố định – di động - intnet
2. Tổng quan về chi nhánh Hà nội
Trụ sở Chi nhánh: 38 Nguyển Trải – Thanh Xuân – Hà Nội.
a. Cơ chế vận hành
- Các cơ quan Tổng Công ty.
Giao chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng, quý cho chi nhánh và tổng hợp đánh giá các Chi nhánh.
- Hướng dẫn và chỉ đạo các nghiệp vụ quản lý đối với các chi nhánh: về tài chính, kế hoạch, kinh doanh, tổ chức lao động, tiền lương.
b. Các công ty dịch vụ (Viettel Telecom, Xuất nhập khẩu,...)
- Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ các sản phẩm và chính sách cho chi nhánh.
- Hỗ trợ các hoạt động triển khai kinh doanh cho các Chi nhánh đạt hiệu quả.
- Xây dựng hạ tầng theo đề xuất đảm bảo tài nguyên phục vụ kinh doanh của Chi nhánh.
- Phối hợp với Chi nhánh trong việc cài đặt, cung cấp dịch vụ, sửa chữa sự cố cho khách hàng sử dụng ADSL, PSTN...
- Phối hợp với các cơ quan Tổng công ty và đánh giá các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh thuộc dịch vụ, sản phẩm của mình.
c. Trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ của Chi nhánh:
- Trách nhiệm:
Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ Tổng Công ty giao. Chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về kết quả thực hiện các nhiệm vụ.
- Quyền hạn:
Được quan hệ với các cơ quan trong và ngoài Tổng Công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Được tổ chức, sắp xếp lực lượng của Chi nhánh để thực hiện nhiệm vụ (sau khi có báo cáo cơ quan Tổng công ty).
Được tuyển dụng bổ sung lao động định biên, biên chế được duyệt.
Đánh giá, đề xuất và thực hiện khen thưởng, kỷ luật (theo phân cấp) các cá nhân, đơn vị thuộc Chi nhánh với lãnh đạo Tổng Công ty trong việc thực hiện nhiệm vụ.
d. Mối quan hệ
- Chịu sự quản lý trực tiếp của Đảng ủy, Ban giám đốc tổng công ty và sự chỉ đạo hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý của các cơ quan tổng công ty.
- Phối hợp nghiệp vụ và chịu sự chỉ đạo, hướng dẩn nghiệp vụ của tổng công ty nghiệp vụ để triển khai nhiệm vụ.
3. Nguồn nhân lực của chi nhánh
Chi nhánh kinh doanh HN bao gồm: Ban Giám Đốc, 6 phòng ban và các Đại lý trực thuộc.
Theo số liệu của phòng CSKH thì toàn bộ Chi nhánh có 357 nhân viên chính thức: trong đó trên ĐH có 13 người chiếm 3,6%, ĐH có 104 người chiếm 29%, CĐ có 131 người chiếm 37%, TC có 109 người chiếm 31%. Hàng năm Chi nhánh còn tuyển thêm một số lao động phổ thông, hay lao động thời vụ.
SƠ ĐỒ: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
BGĐ CHI NHÁNH
01 Giám đốc
02 Phó giám đốc
P.KH Tổng hợp
-KH tác nghiệp
-LĐ tiền lương
-Hành chính
Ban hổ trợ nghiệp vụ
Ban KH Marketing
-Qlý cửa hàng GDcủa CN, KH bán hàng và KHSXKD
-Bán hàng trả sau cho ĐL
-PR, Quảng cáo
-Lập báo cáo
Ban kế hoạch kinh doanh
-Khách hàng DN
-Bán hàng trực tiếp
-Cửa hàng
-Siêu thị
-Đại lý
-Điểm bán
-Cộng tác viên
P.Tài chính
-Thực hiện công tác tài chính kế toán
P.CSKH
-Qlý cơ sở dữ liệu, hồ sơ
-Giải quyết khiếu nại
-Kiểm tra đánh giá chất lượng dịch vụ
-Tính toán hoa hồng
Phòng
Kinh doanh
P. Bán hàng
-Hổ trợ BHTT
-Hổ trợ cửa hàng
-Hổ trợ đại lý
-Hổ trợ điểm bán
-Khách hàng doanh nghiệp
Trung tâm kinh doanh
II/ Ảnh hưởng của cơ sở vật đến bộ máy quản lý của chi nhánh.
1- Đặc điểm về trang thiết bị.
Tổng công ty viễn thông quân đội chủ yếu sử dụng từ đơn vị chủ quản trước đây là Bộ Tư lệnh Thông tin – Liên lạc, đầu não thông tin của quân đội cả nước. Tuy nhiên, gần đây Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel cũng đã tách riêng được một số hệ thống, mạng và tổng đài, đặc biệt là dịch vụ điện thoại di động Viettel Mobile, có thể nói Tổng công ty viễn thông quân đội đã chủ yếu xây dựng và phát triển mạng di động này.
Mạng lưới viễn thông tại Việt Nam nói chung và của tổng công ty bưu chính viễn thông quân đội nói riêng trong đó có chi nhánh hà nội. Các thiết bị phương tiện máy móc thông tin viba và cáp quang (kể cả các thiết bị phụ trợ : như máy nắn, máy đo, ăng ten, cáp sợi quang) đều có đặc điểm là kỹ thuật công nghệ cao hiện đại và đều phải nhập của các hãng viễn thông lớn ở nước ngoài (Anh, Pháp, Mỹ, Thụy điển, Hàn Quốc) cụ thể là:
Thiết bị viba hiện đang sử dụng là :
1/ ATFH
2/ SIS_NEX
3/ SAT
4/ AWA
5/ Fujitsu DM_10002G; DM_10007G
6/ Bosch 150 Mb/s
7/ Siemens 140 Mb/s
8/ Siemens
Ngoài những thiết bị chính ở trên còn phải sử dụng các thiết bị phụ trợ đồng bộ khác để hoạt động, như các loại máy nắn nguồn điện; máy đo, ăng ten chảo, xương cá, cáp sợi quang, các loại đồng hồ đo v..v.. cũng đều phải nhập từ các hãng viễn thông lớn ở nước ngoài. Do đó kinh phí đầu tư rất lớn.
2. Đặc điểm về nguồn vốn.
Chi nhánh được giao quyền quản lý một số vốn và tài sản lớn tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh phục vụ của đơn vị . Chịu trách nhiệm về việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của công ty giao, góp phần bảo toàn và phát triển vốn. Bên cạnh đó Chi nhánh.
Mặc dù tài sản của trung tâm tăng dần theo các năm:
+ 2006 là: 221.723 triệu đồng.
+ 2007 là: 267.048 triệu đồng.
+ 2008 là: 297.478 triệu đồng.
Tài sản lưu động tăng :
+ 2006 là: 22.762 triệu đồng.
+ 2007 là: 25.641 triệu đồng.
+ 2008 là: 28.576 triệu đồng.
Nhưng tỷ trọng tài sản lưu động lại giảm:
+ 2006 là 10,3%
+ 2007 là 9,6%
+ 2008 là 9,56%
Ta có bảng sau:
B¶ng 1
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN CỦA CHI NHÁNH TRONG 3 NĂM: 2006 – 2007 – 2008.
(§¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Lượng
Tỷ
trọng
Lượng
Tỷ
trọng
Lượng
Tỷ trọng
Tài sản
211.723
267.048
297.478
1.Tài sản lưu động
22.762
10,3%
25.641
9,6%
28.267
9,5%
+Tiền mặt
16.148
7,3%
17.971
6,7%
19.509
6,5%
+Các khoản phải thu
2.129
1,0%
2.479
0,9%
2.006
0,7%
+Hàng tồn kho
3.132
1,4%
2.811
1,05%
2.392
0,8%
+Tài sản lưu động khác
1.290
0,6%
2.380
0,9%
4.350
1,5%
2. Tài sản cố định
198.961
89,7%
241.407
90,4%
269.221
90,5%
+ Nguyên giá tài sản cố định
295.772
386.866
485.807
+ Giá trị hao mòn lũy kế
96.811
145.459
216.585
(nguồn phòng tài chính kế toán)
Tiền mặt của trung tâm luôn giữ một lượng quy định do nhu cầu của mạng lưới viễn thông liên tỉnh, do vậy tỷ trọng về tiền mặt luôn ở vị trí tương đối cân bằng.
+ 2006 là: 16.148 triệu đồng.
+ 2007 là: 17.971 triệu đồng.
+ 2008 là: 19.507 triệu đồng.
Nhìn vào bảng 2 tổng hợp nguồn vốn của chi nhánh qua các năm gần đây ta nhận thấy rằng:
Nguồn vốn ngân sách cấp giảm theo từng năm:
+ 2006 là: 30.218 triệu đồng.
+ 2007 là: 20.108 triệu đồng.
+ 2008 là: 19.264 triệu đồng.
Ta có số liệu ở bảng sau:
B¶ng 2
BẢNG TỔNG HỢP NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH TRONG 3 NĂM 2006 – 2007 – 2008.
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Ngân sách
30.128
13,6%
20.108
7,55%
19.264
6,5%
Tổngcông ty bổ sung
140.560
63,4%
178.270
66,8%
195.954
65,9%
Va tập trung tại Công ty
35.815
16,2%
51.767
19,4%
65.315
22%
Đơn vị bổ sung
15.130
6,8%
273.237
6,3%
290.038
5,7%
Tổng cộng
221.723
267.048
297.478
(Nguồn phòng tài chính kế toán)
Vốn ngân sách giảm bởi ngày đầu thành lập chi nhánh chưa ổn định sản xuất kinh doanh, lợi nhuận sau thuế còn thấp. Trong đó thiết bị máy móc còn mới hiện đại còn cần phải nhập về để kịp thời hòa nhập với xa lộ thông tin trên thế giới, có cơ sở vật chất cần phải nâng cấp như nhà trạm, kho tàng, xe cộ... Cũng cần đầu tư đúng mức đáp ứng được nhu cầu cần thiết thực tế, chính vì vậy lúc ban đầu vốn ngân sách Công ty cần phải đầu tư nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của chi nhánh. Sau khi hàng năm làm ăn có lợi nhuận tăng dần, có tích lũy, một phần lợi nhuận được đầu tư vào phát triển mở rộng sản xuất do vậy lúc này vốn ngân sách Công ty cắt giảm dần.
Ngoài ra nguồn vốn chính do tổng công ty bổ xung chiếm tỷ trọng lớn hơn 60% hàng năm.
+ 2006 là: 63,4%
+ 2007 là: 66,8%
+ 2008 là: 65,9%
Đây là nguồn vốn chủ yếu quan trọng nhất của chi nhánh. Năm 2007 do lợi nhuận tăng nhanh (Đạt tỷ trọng 214,7% so với năm 2003) Căn cứ số doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh đã đạt được trong năm, Tổng công ty nhận thấy rằng chi nhánh làm ăn có lãi và một mặt cũng do nhu cầu của xã hội việc phát triển thuê bao của các Bưu điện quận, thành phố đã đòi hỏi lưu lượng đường thông nhiều hơn, chất lượng tốt hơn do vậy Tổng công ty đã đầu tư thêm vốn để chi nhánh có nguồn đầu tư vào thiết bị máy móc, đầu tư khoa học công nghệ, cơ sở vật chất hạ tầng.
3. Đặc điểm về sản phẩm và khánh hàng.
- Về sản phẩm:
Như các phần đã nêu ở trên nhiệm vụ của chi nhánh là : Quản lý vận hành khai thác mạng lưới viễn thông trên địa bàn HN.
Sản phẩm chính của chi nhánh là : Điện thọai di động, điện thoại liên tỉnh, điện báo liên tỉnh, telex liên tỉnh, kênh chuyển dòng, kênh lẻ, truyền tín hiệu cầu truyền hình (đơn vị tính là thời gian phát thông tin và số lượng kênh cho thuê).
- Phần khách hàng:
Khách hàng trong lĩnh vực thông tin của chi nhánh là các cá nhân, tập thể các đơn vị doanh nghiệp (kể cả tư nhân và nhà nước) thuê để lắp đặt, sử dụng đường truyền, đòi hỏi chất lượng đường truyền tín hiệu phải thực sự đảm bảo tốt 24/24 h/ngày tốc độ cao, giá cả rẻ, phù hợp.
III/ Thực trạng bộ máy quản lý ở chi nhánh.
Cơ cấu bộ máy quản lý của chi nhánh.
Mô hình bộ máy quản lý của Chi nhánh được bố chí theo kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng.
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được chia làm 2 bộ phận chức năng rõ rệt: một bên chịu trách nhiệm về kỹ thuật và một bên chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh và chỉ đạo chung của 2 bộ phận chức năng này là một giám đốc và hai phó giám đốc.
Bên cạnh đó mổi một phòng ban có những chức năng riêng, và chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc.
- Giám đốc Chi nhánh do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của Công ty. Giám đốc là người đại diên pháp nhân của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về quản lý, điều hành và hoạt động của Chi nhánh trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất của Chi nhánh.
- Phó Giám đốc do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh theo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm được phân trước Giám đốc và pháp luật về thực hiện nhiệm vụ công việc được giao.
- Kế toán trưởng do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng cấp trên và pháp luật về thực hiện quyền và nhiệm vụ theo pháp luật quy định.
- Các phòng, đài, xưởng có Trưởng phòng, Trưởng đài, Trưởng xưởng phụ trách và có thể có các cấp phó giúp việc.
- Cấp trưởng và phó các đơn vị do Giám đốc Chi nhánh quyết định bồ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. vụ và quyền hạn cụ thể của các phòng, đài, xưởng do Giám đốc Chi nhánh quyết định theo sự phân cấp của Công ty.
Việc tổ chức lại Chi nhánh do Giám đốc Công ty đề nghị Tổng Giám đốc Công ty Bưu chính – Viễn thông Quân đội quyết định, việc tổ chức lại và giải thể các phòng, đài, xưởng trực thuộc Chi nhánh do Giám đốc Công ty xem xét quyết định theo đề nghị của Chi nhánh.
Để phục vụ đắc lực cho việc chỉ huy sản xuất kinh doanh được tập trung và thống nhất trong toàn Chi nhánh, đảm bảo sự nhịp nhàng và ăn khớp giữa các phòng và bộ phận, Chi nhánh tổ chức ra thành 7 bộ phận như sau:
- Giám đốc Chi nhánh.
- Các phó giám đốc.
- Phòng kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ chuyển khai kế hoạch tác nghiệp, lao động tiền lương và công việc hành chính.
- Phòng tài chính có nhiệm vụ triển khai các kế hoạch tài chính.
- Phòng CSKH có nhiệm vụ quản lý các cơ sở dử liệu, hồ sơ nhân sự, các thông tin, giải quyết các khiếu nại, kiểm tra đánh giá chất lượng dịch vụ và tính toán hoa hồng trả sau cho đại lý.
- Phòng kinh doanh được chia làm 3 ban chính:
+ Ban hổ trợ khách hàng.
+ Ban kế hoạch Marketing có nhiệm vụ quản lý cửa hàng giao dịch của chi nhánh, kế họach bán hàng, kế họach sản xuất kinh doanh, bán hàng trả sau cho các đơn vị, PR, quảng cáo và lập báo cáo.
+ Ban kế hoạch kinh doanh.
- Phòng bán hàng có nhiệm vụ, hổ trợ bán hàng trực tiếp, hổ trợ khách hàng, hổ trợ đại lý, hổ trợ khách hàng và hổ trợ các doanh nghiệp.
- Trung tâm kinh doanh có nhiêm vụ bán hàng cho các doanh nghiệp, bán hàng trực tiếp, siêu thị và cộng tác viên.
Theo số liệu của phòng CSKH thì toàn bộ Chi nhánh có 357 nhân viên chính thức: trong đó trên ĐH có 13 người chiếm 3,6%, ĐH có 104 người chiếm 29%, CĐ có 131 người chiếm 37%, TC có 109 người chiếm 31%. Hàng năm Chi nhánh còn tuyển thêm một số lao động phổ thông, hay lao động thời vụ.
2.Cơ cấu tổ chức các phòng ban.
Tính đến nay ngoài BGĐ thì Chi nhánh có tất cả 6 phòng ban và gần 100 cửa hàng, đại lý trên địa bàn Hà Nội. Nguồn nhân lực được phân bổ theo bảng sau:
Biểu số 3: Phân bổ nguồn nhân lực của chi nhánh
STT
Phòng ban
Số lượng
Trình độ
TC
CĐ
ĐH
Trên ĐH
1
Phòng KH tổng hợp
65
9
15
33
8
2
Phòng Tài chính
22
3
7
12
-
3
Phòng CSKH
54
19
23
9
3
4
Phòng Kinh doanh
90
32
36
22
-
5
Phòng bán hàng
29
15
12
2
-
6
Trung tâm kinh doanh
97
31
38
26
2
Tổng
357
109
131
104
13
(nguồn phòng CSKH )
+ Nhận xét:
Qua biểu bảng trên ta thấy sự phân bổ giửa các phòng ban chưa phù hợp ( đồng đều).
- Phòng KH Tổng Hợp có tất cả 65 người chiếm 18,2%. Trong đó trên ĐH là 8, ĐH là 33, Cao đẳng là 15, trung cấp là 9.
- Phòng Tài Chính có tất cả 22 người chiếm 6,16%. Trong đó ĐH là 12, CĐ là 7, Trung cấp là 3.
- Phòng CSKH có tất cả 54 người chiếm 15,12%. Trong đó trên ĐH là 3, ĐH là 9, CĐ là 23, Trung cấp 19.
- Phòng Kinh Doanh có tất cả 90 người chiếm 25,21% trong đó ĐH là 22, CĐ là 36, TC là 32.
- Phòng Bán Hàng có tất cả 29 người chiếm 8,12% trong đó ĐH là 2, CĐ là 12, TC là 15.
- Trung tâm Kinh Doanh có tất cả 97 người chiếm 27,17% trong đó ĐH là 26, CĐ là 38, TC là 31.
Biểu số 4: Độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn và thâm niên công tác
Tiêu chí
Giới tính
Độ tuổi
Trình độ chuyên môn
Thâm niên công tác
Nam
Nữ
22-34
35-44
45-59
PT (chưa qua đào tạo)
TC
CĐ
ĐH
1-3
3-10
>10
Số LĐ
210
147
172
147
38
77
109
131
104
168
121
68
Tổng
357
357
(nguồn phòng CSKH )
+ Nhân xét:
Về giới tính toàn bộ Chi nhánh có 357 nhân viên, trong đó Nam có 210 nhân viên chiếm 58,82%, Nữ có 147 chiếm 41,17%.
Về độ tuổi qua bảng trên ta thấy cán bộ công nhân viên có độ tuổi tương đối cao, nhưng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi.
Thâm niên công tác còn thấp là do chuyển nghành.
Trình độ cchuyên môn tương đối cao.
3. Chức năng quyền hạn của các phòng ban
a. Phòng CSKH
Qua phân tích chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ nhân viên trong phòng CSKH, tình hình phân bổ lao động của phòng được thể hiện cụ thể như sau:
Biểu số 5: Tình hình cán bộ của phòng CSKH
TT
Chức danh
Số
CB
Chuyên môn
Tr×nh ®é
TC
CĐ
ĐH
T /§H
1
Trưởng phòng
1
Quản trị nhân lực
1
2
Phó phòng
1
Hữu tuyến
2
1
3
Nhân sự hồ sơ
1
Kinh tế
6
1
4
LĐT lương
1
Kinh tế lao động
3
1
5
Đào tạo
1
Vô tuyến
3
2
6
B. hiểm xã hội
1
Kinh tế
1
7
B. hộ LĐ
1
Vô tuyến
18
10
1
8
Thanh tra
1
Hữu tuyến
1
1
9
Thư ký
1
Nhânviên văn phòng
1
1
(nguồn phòng CSKH)
Phòng CSKH có những chức năng nhiệm vụ sau:
- Có trách nhiệm trợ giúp cho cán bộ quản lý và Ban giám đốc thực hiện các hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong chi nhánh và các công việc có liên quan tới chi nhánh.
- Có trách nhiệm tư vấn cho BGĐ và lãnh đạo các phòng, các đại lý về nguồn nhân lực.
- Có vai trò trong việc tuyển mộ, đào tạo định hướng, ghi chép hồ sơ và thực hiện các báo cáo về nhân sự.
+ Nhận xét:
- Phòng CSKH có tất cả 54 người chiếm 15,12%. Trong đó trên ĐH là 3, ĐH là 9, CĐ là 23, Trung cấp 19.
Cán bộ chủ chốt trong phòng là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác xứng đáng là những người đảm nhận vị trí quan trọng trong phòng.
Cán bộ công nhân viên trong phòng đều là những người trưởng thành từ thực tế sản xuất, nắm bắt được tình hình chung trong Chi nhánh, trong công tác đều có trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ
Từng vị trí công tác mỗi ngừoi đều nắm bắt được chuyên môn nghiệp vụ phát huy được vai trò công tác.
Nếu có điều kiện:
Chi nhánh nên bổ sung thêm một đồng chí cán bộ đào tạo (vì khối lượng công tác học tập đào tạo hiện nay rất lớn).
Thêm một đồng chí vào vị trí thi đua (hoặc thanh tra) vì hiện nay đang kiêm nhiệm.
b. Phòng Tài chính
Phòng Kế toán - Tài chính là một phòng chức năng của Chi nhánh, giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê và hạch toán kinh tế của Chi nhánh.
+ Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Giám đốc thực hiện các nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, chế độ hách toán kế toán thống kê của Nhà nước, Tổng Công ty và quy định của Công ty về: sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
- Tổ chức tính toán ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời đầy đủ tình hình Tài sản, Vật tư, Tiền vốn và quá trình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.
- Tính toán và trình nộp đầy đủ kịp thời các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, nộp cấp trên, các quỹ để lại và trả các khoản nợ khác.
- Chủ trì trong công tác tổ chức kiểm kê tài sản của Chi nhánh, phản ánh kịp thời kết quả kiểm kê và xử lý chênh lệch thừa thiếu tài sản trong mọi trường hợp. Đề xuất xử lý tài sản, vật tư tồn đọng, thanh ký tài sản không sử dụng.
- Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán các hợp đồng kinh tế.
- Phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ Tài chính - Kế toán - Thống kê và thông tin kinh tế của Nhà nước, của Ngành và của Công ty.
- Bảo quản và lưu giữ hồ sơ tài liệu kế toán của Chi nhánh theo đúng quy chế tài chính của Nhà nước và của Ngành.
- Tham gia xây dựng các nội dung trong các điều khoản liên quan đến tài sản chính ghi trong hợp đồng kinh tế của Chi nhánh.
- Quản lý, nhận bàn giao thẻ Cardphone, thẻ cào Viettelcard... từ Công ty và cung cấp thẻ theo kế hoạch cân đối của Chi nhánh.
- Thống kê tình hình phát triển thuê bao của dịch vụ điện thoại di động GMS, nhắn tin, và điện thoại dùng thẻ theo nghiệp vụ tài chính tại các Bưu điện, trong khu vực được phân cấp.
- Phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, phát hiện những lãng phí và bất hợp lý trong kinh doanh, đề xuất khả năng phát huy tiềm tàng của Chi nhánh.
- Theo dỏi, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên và đột xuất hoạt động tài chính của các đơn vị sản xuất.
+ Quyền hạn:
- Được đại diện cho Trung tâm quan hệ với cấp trên và bên ngoài về mặt KTTK - TC theo chủ trương của Giám đốc Chi nhánh.
- Được quyền theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên và đột xuất hoạt động tài chính của các đơn vị sản xuất.
+ Cơ cấu tổ chức:
Phòng Kế toán - Tài chính do Trưởng phòng và Phó phòng Lãnh đạo, trực tiếp giám sát, điều hành công việc với từng cá nhân, thành viên trong phòng.
Qua phân tích chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CBCNV trong phòng KTTK-TC, tình hình phân bổ lao động của phòng như sau:
Biểu số 6: Tình hình cán bộ của phòng KT-TC
TT
Chức danh
Số
CB
Chuyên môn
Trình độ
CN
TC
CĐ
ĐH
1
Trưởng phòng (kế toán trưởng)
1
Ngân hàng
1
2
Phó phòng
1
Kế toán NH
1
3
Nhân viên
20
3
7
12
4
Tổng số
22
0
3
7
12
(Nguồn: Phòng KT- TC)
+Nhận xét:
- Số lượng CBCNV của phòng là 22 người, gồm 01 Trưởng phòng và 01 Phó phòng.
- 54,54% CBCNV có trình độ ĐH, 31,81% có trình độ CĐ, 16,6% có trình độ TC.
- Cán bộ chủ chốt trong phòng là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác xứng đáng là những người đảm nhận vị trí quan trọng trong phòng.
- Phòng đã thực hiện bố trí công việc và phân công chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo.
- Ngoài mối quan hệ giữa CBCNV nội bộ trong phòng, phòng còn có mối quan hệ công tác với các phòng, bộ phận khác trong Chi nhánh, với Công ty và Tổng Công ty.
c. Phòng Kế hoạch – Tổng hợp
Phòng Kế hoạch – Tổng hợp là một phòng chức năng của Chi nhánh, có nhiệm vụ giúp Giám đốc Chi nhánh trong việc kế hoạch, vật tư và xây dựng cơ bản của Chi nhánh. Hướng dẫn và giám sát các đơn vị toàn Chi nhánh thực hiện hợp đồng kinh tế theo quy định và thực thi các hợp đồng kinh tế theo phân cấp của Công ty và Chi nhánh.
+ Nhiệm vụ:
. Công tác kế hoạch hóa:
- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế về kế hoạch hóa trong nội bộ Chi nhánh, bao gồm từ khâu thống kê, dự báo, lập kế hoạch, báo cáo và bảo vệ kế hoạch được xây dựng với Công ty.
- Tham gia nghiên cứu chế độ kế hoạch hóa chung của Công ty theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Công ty giao cho Chi nhánh. Giúp Giám đốc tổ chức triển khai đến các đơn vị việc thực hiện các chỉ tiêu đó bằng cách xây dựng đơn giá sản phẩm và định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan.
. Công tác tổng hợp theo dõi kế hoạch của Chi nhánh:
- Chủ động đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt kế hoạch Chi nhánh đã xây dựng theo kế hoạch dự kiến của Chi nhánh.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm và hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện theo kế hoạch đề ra.
- Cập nhật theo dõi và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, báo cáo kịp thời để Lãnh đạo Chi nhánh hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thực hiện.
- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn được Công ty giao, tính toán điều chỉnh và chỉ đạo ca đơn vị thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự cân đối chung, phân bổ đồng đều và hợp lý theo từng tháng, quý, thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Phối hợp với phòng KT – TC giám sát việc sử dụng các nguồn vốn trên.
. Công tác quản lý mua sắm vật tư, thiết bị:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch về vật tư. Phân tích đánh giá tình hình sử dụng, quản lý vật tư trong toàn Chi nhánh, đảm bảo vật tư cho sản xuất kinh doanh và tiếp nhận vật tư thiết bị mua mới theo lệnh điều chuyển từ Công ty.
- Nhận vật tư, trang bị, phương tiện do Công ty giao. Mua vật tư, trang bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và ứng cứu thông tin cho toàn Chi nhánh trên cơ sở cân đối nguồn vốn và phù hợp theo phân cấp về đầu tư và được Công ty uỷ quyền.
- Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục để đưa đi bảo hành, sửa chữa các thiết bị đang trong thời gian bảo hành, theo hợp đồng kinh tế đã ký hoặc theo chỉ đạo của Công ty.
- Chủ trì quyết toán vật tư của các công trình đã nghiêm thu đưa vào sử dụng.
- Quản lý kho vật tư của Chi nhánh.
. Công tác quản lý đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản
- Chủ trì tổ chức các đơn vị liên quan thực hiện sửa chữa lớn theo phân cấp và theo uỷ quyền của Công ty.
- Thẩm định các hồ sơ thiết kế dự toán các loại công trình theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty.
- Giúp Giám đốc tổ chức tuyển, chọn tư vấn, chọn thầu xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị mạng lưới và phục vụ hoạt động sản xuất theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty.
- Thực hiện và phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát thi công các công trình xây lắp trong khu vực Chi nhánh quản lý.
- Quản lý toàn bộ hồ sơ tài liệu nhà trạm của Chi nhánh theo quy định của Công ty.
. Công tác hợp đồng kinh tế:
- Đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý khi hợp đồng bị vi phạm, đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách Nhà nước, quyền lợi của Công ty và Chi nhánh.
- Chủ trì đàm phán việc ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh tế liên quan đến mạng lưới và do Lãn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111382.doc