Chuyên đề Đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý hợp tác xã trong quá trình xây dựng và phát triển hợp tác xã ở tỉnh Hà Tây hiên nay

- HTXNN đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy giúp kinh tế hộ phát triển như: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, hướng dẫn hộ xã viên sản xuât, chuyển giao kỹ thuật, tổ chức các dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho hộ xã viên sản xuất, nên cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực:

Nông nghiệp từ 41% năm 2000, năm 2004 nông nghiệp là 33%. Trong nông nghiệp bình quân 4 năm tốc độ tăng trưởng là 6,3%, trồng trọt chiếm 5,7%, chăn nuôi 41,3%. Giá trị thu nhập bình quân 28,5 triệu đồng/ha đất nông nghiệp ( giá trị trồng trọt ). Xuất hiện nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, nhiều cánh đồng 50 triệu, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính, trên 5000 trang trại bước đầu sản xuất hàng hoá Nhưngx kết quả đó có sự đóng góp rất lớn của HTX nông nghiệp.

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý hợp tác xã trong quá trình xây dựng và phát triển hợp tác xã ở tỉnh Hà Tây hiên nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HTX chủ yếu quản lý đất làm trụ sở, đất của hệ thống công trình thuỷ lợi... Đến 6 tháng đầu năm 2006 số HTX có trụ sở là 372 HTX = 70%. Kế hoạch giai đoạn 2006 – 2010 có 481 HTX có đất làm trụ sở. Hiện có 40 HTX chủ yếu quy mô thôn, chưa có đất làm trụ sở mà làm trụ sở ở đình làng, nhà văn hoá, hoặc một gian nhà của UBND xã. Các HTX tập trung giúp hộ xã viên dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng, giảm số thửa của các hộ 50 – 60% số thửa, tạo điều kiện cho hộ xã viên thâm canh, sản xuất hàng hoá. Các huyện thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa là ứng Hoà, Phú Xuyên, một số HTX của Mỹ Đức, Chương Mỹ… - Tài sản cố định: Nhìn chung các năm qua nhờ nguồn vốn, hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của xã viên, tích luỹ của HTX, vay…cơ sở vật chất kỹ thuật ở HTX đã được tăng cường một bước. Tài sản cố định bình quân: 790 triệu đồng/1 HTX, tăng 230 triệu đồng so với năm 2001. Các HTX đã xây dựng trên 500Km kênh mương bê tông, nhiều trạm biến áp, nhiều nơi làm đường làng, ngõ xóm bê tông… - Vốn quỹ khác: Vốn lưu động để hoạt động chiếm tỷ lệ thấp từ 20 – 30 % vốn quỹ, lại chủ yếu nợ đọng sản phẩm, nên vốn thực tế hoạt động còn ít, một số HTX không có vốn để hoạt động. +Vốn góp xã viên bình quân 01 HTX = 353 triệu đồng + Nợ phải thu bình quân của 01 HTX = 249 triệu đồng/HTX, trong đó nợ khó đòi 51.750 triệu đồng, bình quân 97,4 triệu đồng/HTX. + Nợ phải trả: Tổng số 93.121 triệu đồng, bình quân 175,3 triệu đồng/ HTX. Vốn góp xã viên do cách làm khi chuyển đổi nên nhiều HTX lấy tài sản, công nợ của HTX bình quân cho xã viên, coi là vốn góp, xã viên không góp vốn mới. Vì vậy hiện nay nhiều HTX vốn quỹ chỉ có tài sản cố định không có vốn lưu động. Tình hình vốn quỹ xã viên nợ HTX, HTX nợ Doanh nghiệp dẫn tới tài chính HTX không lành mạnh, HTX không vay được ngân hàng, các doanh nghiệp không dám liên kết, liên doanh với HTX. 2.1.4. Nội dung hoạt động của HTXNN Mục tiêu hoạt động chung của HTX nông nghiệp: Khác với các loại hình kinh tế khác, HTXNN ra đời và phát triển trước hết là vì sự phát triển kinh tế hộ, HTX hoạt động ở lĩnh vực mà từng hộ xã viên không làm đựơc hoặc làm không có hiệu quả, cần có sức mạnh của tập thể để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ xã viên sản xuấ có hiệu quả. Ngoài ra HTXNN cũng vươn lên kinh doanh ở các lĩnh vực, các ngành có điều kiện để tăng thu nhập và lợi nhuận cho HTX, tận dụng phát huy được các thế mạnh của địa phương. Để phục vụ mục tiêu trên, cần thực hiện một số nội dung sau: _ Hướng dẫn và điều hành sản xuất như: Sau chuyển đổi HTXNN, các HTX cơ bản vẫn điều hành, hướng dẫn sản xuất hộ xã viên như: hướng dẫn cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ, tổ chức các dịch vụ, đông đốc sản xuất vụ đông, chống úng, chống hạn, chống rét cho mạ…tạo điều kiện thuận lợi cho hộ xã viên sản xuất.Số HTX có điều hành sản xuất chiếm 95%, số làm tốt chiếm 50% tổng số HTX. Chính nhờ vai trò điều hành hướng dẫn sản xuất của HTX mà sản xuất nông nghiệp của Hà Tây các năm qua luông phát triển và ổn định, năm 2004 nhiều tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ mất mùa nhưng nông nghiệp Hà Tây vẫn được mùa. _ Tổ chức các dịch vụ nông nghiệp phục vụ kinh tế hộ. ( số liệu năm 2006 ): HTX làm dịch vụ thuỷ nông và bảo vệ sản xuất có 94,9%. HTX làm dịch vụ bảo vệ thực vật: 83% HTX làm dịch vụ điện năng: 83,4% HTX làm dịch vụ khuyến nông: 70,4% HTX làm dịch vụ cung cấp giống: 68,7% HTX làm dịch vụ làm đất: 28,6% HTX làm dịch vụ tín dụng nội bộ: 1,69% HTX làm dịch vụ tiêu thụ chế biến nông sản: 1,5%. Số HTX làm trên 6 dịch vụ chiếm 39,5%, từ 4 đến 5 dịch vụ chiếm 44,8%, còn lại làm 2 đến 3 dịch vụ. Doanh thu bình quân 1 HTX năm 2001 là 353 triệu đồng, năm 2004 là 568 triệu đồng và năm 2005 là 599,92 triệu đồng, trong tỉnh là 318,6 tỷ đồng. Số HTX lãi chiếm 85,5% (tăng 19,3% so với năm 2004 và 25,3 so với năm 2001), lãi bình quân của 1 HTX là 47,6 triệu đồng. Số HTX lỗ chiếm 5,5% (giảm 1,6% so với 2004. và 9,5% so với 2001). Tuy nhiên số lãi của các HTXNN rất thấp chỉ từ 25 –30 triệu đồng / HTX, ngoài ra tuy hạch toán về sổ sách thì có lãi nhưng do xã viên nợ đọng sản phẩm nên nhiều HTX không thu được lãi thậm chí còn âm cả vào vốn. Nên việc mở rộng dịch vụ, mở mang ngành nghề vươn ra kinh doanh bên ngoài nhiều HTX chưa làm được nên doanh thu thấp, lương cán bộ thấp, liên doanh liên kết rất hạn chế. Bảng 2: Doanh thu chi phí của 331 HTX tỉnh Hà Tây năm 2006 Các loại dịch vụ Thu Chi Lãi, lỗ Dịch vụ Tưới tiêu nước 53.503.590 48.234.386 5.269.204 Dịch vụ điện 66.662.552 62.975.525 3.687.027 Dịch vụ vật tư 9.292.183 8.333.483 958.700 Dịch vụ quản lý HTX 2.031.511 2.037.665 -6.154 Dịch vụ làm đất 7.502.149 6.353.900 1.148.249 Dịch vụ bảo vệ thực vật 3.359.268 2.903.143 456.125 Dịch vụ khuyến nông 1.153.959 1.221.958 -67.999 Dịch vụ thú y 263.410 274.362 -10.952 Dịch vụ khác 16.544.237 9.742.483 6.801.754 Tổng cộng 160.312.859 142.076.905 18.235.954 (Nguồn: Báo cáo doanh thu của các HTX năm 2005) Đánh giá về mục tiêu của HTXNN: mặt được là các HTX đã phục vụ tốt cho kinh tế hộ, dẫn đến kinh tế hộ phát triển, chính là nông nghiệp phát triển, đã đạt được các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra; còn mặt chưa được là việc vươn lên kinh doanh ra bên ngoài để tăng thu nhập cho HTX, mới có 1 số ít HTX làm được, còn lại chưa làm được. 2.1.5. Thực hiên các chính sách pháp luật ở HTX - Đại hội xã viên: Tính tới tháng 6/2006 có 271 HTX đại hội thường kỳ, 132 HTX đại hội nhiệm kỳ. Tổng số HTX đã đại hội là 408 HTX = 75,9%, trong đó số HTX đại hội trước 31/3/2006 ( Qui định Luật HTX ) chiếm 60%. - Chấp hành chế độ kế toán: Thực hiện tốt chiếm 70%, còn lại chấp hành chưa tốt như: Sổ sách không đầy đủ, báo cáo tài chính không đủ hoặc không nộp báo cáo tài chính. 2.1.6. Phân loại HTX (Theo tiêu chí do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2005) _ HTX khá giỏi: 256 HTX = 48,2% _ HTX trung bình: 221 HTX = 41,6% _HTX yếu kém: 44 HTX = 8,3% Còn lại 1,9% HTX chưa phân loại do mới chia tách, thành lập. 2.1.7. Đánh giá chung về HTXNN hiện nay 2.1.7.1. Những mặt ưu điểm Hoạt động của các HTX đã có chuyển biến tích cực, bước đầu làm rõ xã viên, vốn quĩ, công nợ, rõ nhiệm vụ của các bộ phân trong HTX. Những dịch vụ thiết yếu có tính cộng đồng cao liên quan chặt chẽ với sản xuất của hộ xã viên nhiều HTX đã làm tốt như: Thuỷ nông, Điện, Khuyến nông, Giống, Chuyển giao kỹ thuật, Hướng dẫn sản xuất, thời vụm, khắc phục hạn hán, lũ lụt… Vì vậy đã góp phần tích cực vào hoàn thành các mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh. Cơ sở vất chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp ở các HTX được tăng cường đáng kể, khiến cho xã viên trong HTX phấn khởi lao động. HTXNN phối hợp tích cực cùng chính quyền triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xoá đói giảm nghèo, góp phần ổn định kinh tế, chính trị và xã hội ở nông thôn. Một số điển hình xuất sắc là HTXNN Dương Liễu huyện Hoài Đức, HTXNN An Mỹ, Lê Thanh huyện Mỹ Đức, HTXNN Đan Phượng huyện Đan Phượng, HTXNN Đại Đồng huyện Thạch Thất, HTXNN Phú Triều huyện Phú Xuyên… 2.1.7.2. Những tồn tại của các HTXNN * Tồn tại trong thực hiện Luật HTX Các HTX chủ yếu chuyển đổi theo Luật HTX 1996 tới nay thực hiện Luật 2003 bộc lỗ một số tồn tại chính là: Điều lệ các HTX có sửa đổi nhưng còn nhiều nội dung chưa phù hợp: Chưa làm rõ xã viên làm dịch vụ và xã viên hưởng dịch vụ, Quyền lợi và nghĩa vụ của xã viên, của HTX chưa cụ thể, là xã viên nhưng chưa góp vốn, vốn vẫn chủ yếu là từ HTX cũ, chưa làm rõ được tài sản dùng chung không chia và tài sản chia. Bộ máy quản lý vẫn cơ bản như cũ, chưa làm rõ được vốn góp tối thiểu và số vốn phải góp của xã viên, phần nhiề HTX chưa huy động được vốn, đăng ký xã viên nhiều HTX chưa đúng Luật HTX năm 2003, xã viên chết, ra khỏi HTX, những trường hợp chấm dứt tư cách xã viên chưa được trả lại các vốn quỹ trong HTX. * Tồn tại trong tổ chức dịch vụ _ Phần lớn các HTX mới chỉ dịch vụ đầu vào cho sản xuất với các dịch vụ đơn giản, ít cạnh tranh, bó hẹp trong phạm vi hành chính, dịch vụ mang tính phục vụ là chính, doanh thu thấp, lãi ít. Chính vì vậy khả năng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất khó khăn. _ Dịch vụ HTX mới chủ yếu ở lĩnh vực trồng trọt, các dịch vụ chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ nông sản, chuyển giao khoa học kỹ thuật, mở mang ngành nghề, nước sạch,vệ sinh môi trường…xã viên rất cần nhưng HTX chưa làm được. _ Hoạt động ở HTX tuy đã đổi mới nhưng còn mang nặng dấu ấn của HTX kiểu cụ, chức năng nhiệm vụ chưa cụ thể, HTX còn phải làm một số công việc của chính quyền, HTX bó hẹp theo qui mô hành chính, tư tưởng ỷ lại, trông chờ, bao cấp của cán bộ HTX và xã viên vẫn còn. * Tồn tại trong sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý vốn qũy _ Tài sản cố định ở HTX phần nhiều xây dựng lâu năm đã cũ, hiệu quả sử dụng thấp ( ví dụ như điện tổn thất 20 – 30% ), tài sản cố định thường khấu hao không đủ hoặc không khấu hao, kênh mương bê tông xây dựng không liên hoàn ( mỗi thôn một đoạn rời rạc). _ Tài sản lưu động: HTX bỏ ra làm dịch vụ nợ đọng sản phẩm nhiều, HTX không có vốn hoạt động. Do tình trạng nợ đọng sản phẩm ngân hàng không giám cho HTX vay, các doanh nghiệp không giám liên doanh với HTX, vì vậy HTX cũng không có vốn để hoạt động. * Tồn tại trong tư tưởng chỉ đạo với HTX _ Nhận thức của các cấp các ngành với HTX còn hạn chế, ít quan tâm tới HTX _ Cán bộ Đảng viên ở xã không thích làm cán bộ HTX ( do chính sách cán bộ ) và cán bộ Đảng viên làm cán bộ thường không quan tâm xây dựng HTX. _ Cán bộ KHKT, cán bộ quản lý giỏi không thích về công tác ở HTX * Tồn tại trong thực hiện chính sách với HTX Trong chính sách đất đai: Những loại đất HTX quản lý hiện nay chưa thực sự có các quyền như đất đai của các doanh nghiệp khác, chưa được cấp sổ đỏ, chưa được ưu tiên cấp đất làm cửa hàng dịch vụ. Chính sách BHXH: chưa có hướng dẫn cụ thể của ngành BHXH. Bản thân nhiều HTX không có nguồn để đóng BHXH, cán bộ HTX do dân bầu theo nhiệm kỳ, mức lương thấp, đóng BHXH sau một vài khoá nghỉ hưởng BHXH như thế nào thì chưa rõ. Cán bộ HTX chưa yên tâm đóng BHXH. Chính sách tài chính; thì phần lớn HTX không được vay vốn ngân hàng, HTX chưa được hưởng các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Chính sách cán bộ: chưa thực sự quan tâm tới cán bộ HTX nhất là các cán bộ lâu năm công tác ở HTXNN, nay lớn tuổi không có chế độ gì. Chưa thu hút được nhân tài về phục vụ HTX. Chính sách xoá nợ cho HTX ( Theo Quyết định 146 CP ): Nhìn chung do thủ tục phức tạp nên hiện nay nhiều HTX khó khăn về tài chính nhưng không được xoá nợ ( Tỉnh Hà Tây theo Điều tra số nợ phải trả trước 1996 là 26 tỷ đồng. Sở Nông nghiệp & PTNT và sở Tài chính mới cấp 700 triệu đồng. Ngân sách tỉnh không cấp nên các HTX phần nhiều chưa được xoá nợ ). * Tồn tại trong quản lý Nhà nước với HTX NN Chính phủ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp UBND tỉnh quản lý chung Nhà nước với HTX. Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa có bộ phận chuyên trách, các HTX chuyên ngành, sở chuyên ngành giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước. HTXNN ở Hà Tây chiếm 75% tổng số các loại HTX. Tuy đã thành lập Chi cục HTX & PTNT nhưng số biên chế cán bộ quá ít, trong khi chức năng nhiệm vụ thì quá nhiều và phức tạp khó khăn. Cán bộ quản lý HTX ở các huyện ít, mỗi huyện mới có 1 – 2 đồng chí lại kiêm nhiệm, nên ít có thời gian kiểm tra, hướng dẫn cho HTX. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTXNN hiện nay chưa hợp lý, cán bộ chủ chốt HTX ( ban quản trị HTX) do Liên minh HTX Việt Nam đều tập trung bồi dưỡng ở Hà Nội, trong khi chế độ đi học với cán bộ HTX rất thấp, không đủ chi phí. 2.1.7.3. Nguyên nhân tồn tại - HTXNN được chuyển đổi từ HTX cũ, vừa xây dựng cái mới vừa phả khắc phục những tồn tại của cơ chế cũ nên hoạt động còn khó khăn. - Nhận thức của cán bộ và nhân dân về vị trí, vai trò, mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của HTX còn hạn chế. Trình độ cán bộ HTX yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới HTX - Sự chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền các cấp với HTX chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ HTX không yên tâm công tác, không hết lòng phục vụ HTX do công thấp, chế độ bảo hiểm không có, đào tạo bồi dưỡng học tập ít được quan tâm. - Chính sách của Nhà nước với HTX chậm được cụ thể hoá, chưa thực sự khuyến khích HTX như chưa làm rõ đầu tư cho HTX, chưa quy định được chế độ bảo hiểm cho cán bộ HTX, kinh phí đào tạo cán bộ HTX không có hoặc có rất ít, HTX chưa được vay vốn liên kết, kinh doanh, chế biến tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân còn khó khăn, chưa thu hút được nhân tài, thu hút được cán bộ có năng lực vể HTX. 2.1.8. Đánh giá vai trò HTXNN trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 2.1.8.1. Về kinh tế - HTXNN đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy giúp kinh tế hộ phát triển như: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, hướng dẫn hộ xã viên sản xuât, chuyển giao kỹ thuật, tổ chức các dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho hộ xã viên sản xuất, nên cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực: Nông nghiệp từ 41% năm 2000, năm 2004 nông nghiệp là 33%. Trong nông nghiệp bình quân 4 năm tốc độ tăng trưởng là 6,3%, trồng trọt chiếm 5,7%, chăn nuôi 41,3%. Giá trị thu nhập bình quân 28,5 triệu đồng/ha đất nông nghiệp ( giá trị trồng trọt ). Xuất hiện nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, nhiều cánh đồng 50 triệu, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính, trên 5000 trang trại bước đầu sản xuất hàng hoá… Nhưngx kết quả đó có sự đóng góp rất lớn của HTX nông nghiệp. - Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, các công trình thuỷ lợi được nâng cấp, trên 500km kênh mương đã được bê tông hoá. - Quan hệ sản xuất nông nghiệp tiếp tục đổi mới. HTXNN đã tác động tới sản xuất của 80% số hộ nông dân. Các HTX đã tổ chức dịch vụ đầu vào, một số HTX làm dịch vụ đầu ra, mở mang phát triển ngành nghề nông thôn, tạo điều kiện cho hộ nông dân sản xuất thuận lợi, có hiệu quả. - Số hộ giàu tăng lên, hộ nghèo còn dưới 10%. Đường làn, ngõ xóm, công trình phúc lợi ngày càng tăng và ngày càng khang trang. Nhiều mô hình nông thôn mới đã hình thành phát triển như: An Mỹ, Dương Liễu, Đan Phượng, Hà Hồi, Phú Túc… - Các dạng hợp tác ở nông thôn có nhiều như: vần công, đổi công liên kết mua bò, máy móc để sản xuất, tổ phụ nữ giúp nhau vay vốn, câu lạc bộ khoa học kỹ thuật, hội làm vườn, hội cây cảnh. Hợp tá giữa nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác giữa nông dân với nông dân… Tuy nhiên các dạng này chủ yếu là tự phát, không ổn đinhk, các tổ hợp tác trong nông nghiệp theo đúng quy định trong luật dân sự hiện nay ở Hà Tây chưa có. 2.1.8.2. Về xã hội - HTXNN giúp nông dân về kiến thức làm ăn, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng các công trình thuỷ lợi, trợ cấp khó khăn…góp phần cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới, là cầu nối quan trọng giúp Nhà nước triển khai các chính sách tới hộ nông dân và phản ánh tâm tư, nguyện vọng cảu nhân dân với Nhà nước. Thực tế ở Hà Tây, chương trình dồn điền đổi thửa, sản xuất giống lúa nhân dân, lúa lai, nạc hoá đàn lợn, sin hoá đàn bò, kiên cố hoá kênh mương, khuyến nông… phần lớn thông qua Hợp tác xã để tổ chức nông dân thực hiện. - HTXNN đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động thông qua việc tổ chức các dịch vụ, mở mang ngành nghề, thực hiện các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế… - HTX nông nghiệp góp phần ổn định kinh tế xã hội nông thôn, thông qua việc tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ, mở rộng dân chủ, công khai tài chính, vốn quỹ… Nông dân ngày càng tin tưởng vào HTX. 2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quán lý HTX và tình hình đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ trong thời gian qua ( 2003 – 2006 ) tại tỉnh Hà Tây 2.2.1. Thực trạng cán bộ HTX nông nghiệp hiện nay ở tỉnh Hà Tây 2.2.1.1. Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý * Tổ chức của bộ máy quản lý: Theo số liệu điều tra năm 2006, toàn tỉnh có 533 Hợp tác xã với 6.606 cán bộ với 5 bộ phận chủ yếu, cụ thể: _ Ban quản trị : 1.196 cán bộ _ Ban kiểm soát : 804 cán bộ _ Kế toán : 894 cán bộ _ Cán bộ chuyên môn : 986 cán bộ _ Tổ đội dịch vụ và tiếp nhận DV ( Tổ đội trưởng): 2.721 cán bộ Trong đó Ban quản trị, Ban kiểm soát, cán bộ chuyên môn là bộ phận quản lý trực tiếp các HTX. Trong cơ cấu tổ chức của HTX thì từ cơ sở đội, xã viên bầu đại biểu để tổ chức Đại hội xã viên. Trong Đại hội xã viên các đại biểu bỏ phiếu bầu ra Ban quản trị, Ban kiểm soát và thông qua kế toán trưởng do ban kiểm soát giới thiệu. * Hoạt động của bộ máy quản lý HTX NN + Các HTXNN tổ chức đại hội xã viên mỗi năm một lần, huặc họp bất thường do ban quản trị triệu tập. Đại hội chủ yếu thông qua báo cáo kết quả hoạt động hàng năm, phương hướng hoạt động năm sau. Thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết đơn khiếu nại của xã viên, thông qua báo cáo vốn quỹ của HTX. Có trách nhiệm bầu chủ nhiệm, Ban quản trị, Ban kiểm soát khi các chức danh hết nhiệm kỳ. + Ban quản trị HTX là cơ quan điều hành hoạt động của HTX, nó gồm có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và uỷ viên quản trị. Ban quản trị gồm từ 2 đến 3 người tuỳ theo quy mô và yêu cầu của từng HTX. Nhiệm kỳ của ban quản trị HTX từ 3 đến 5 năm. Trong những năm vừa qua hoạt động chính của ban quản trị là tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác của HTX. Chủ nhiệm có tư cách đại diện cho HTX trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên về các nhiệm vụ, công việc của mình. + Ban kiểm soát có chức năng giám sát các hoạt động của chủ nhiệm HTX, của HTX. Thực hiện công việc khiếu tố, khiếu nại của xã viên. Nhưng trong những năm vừa qua, Ban kiểm soát của các HTX hoạt động chưa có hiệu quả. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do trình độ, năng lực của các cán bộ kiểm soát chưa tương xứng với chức năng nhiệm vụ được giao. + Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ : là bộ phận có chức năng thực hiện các công việc chuyên môn như kế toán, thủ kho, thủ quỹ... chẳng hạn như Bộ máy kế toán có chức năng thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động của HTX, quản lý tình hình kinh tế ( vốn, tài sản, công quỹ...) của HTX và ghi chép mọi hoạt động của HTX. Nhìn chung về cơ cấu cán bộ: đội ngũ cán bộ quản lý thiếu đồng bộ, đông nhưng không mạnh, thiếu chuyên gia, thiếu một đội ngũ nhân viên có tay nghề và nghiệp vụ cao. Hệ thống tổ chức dịch vụ và tư vấn quản lý còn yếu, điều này thể hiện ở trình độ cán bộ quản lý còn rất hạn chế. Cán bộ chuyên môn có 986 người thì số chưa qua đào tạo là 729 người chiếm 73,94% được thể hiện qua bảng dưới. Ngoài ra số cán bộ quản lý có độ tuổi cao chiếm tỷ lệ lớn: cán bộ quản lý dưới 35 tuổi chiếm 21,73, từ 35 – 45 tuổi chiếm 31,06%; trên 45 tuổi là 41,18% ( số liệu năm 2003 ). 2.2.1.2. Trình độ của cán bộ quản lý Hợp tác xã HTXNN chuyển đổi hoạt động theo luật HTX đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý kinh tế và phẩm chất đạo đức tốt để điều hành HTX hoạt động có hiệu quả. Trình độ của cán bộ sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của HTX, nhất là trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường thì trình độ của cán bộ quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng hàng đầu tới kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của đơn vị. Bảng 3: Trình độ cán bộ quản lý HTX Nhóm cán bộ Tổng số Trình độ Đã được bồi dưỡng ngắn hạn Cao đẳng, đại học Trung cấp Chưa qua đào tạo Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Ban quản trị 1.196 146 12,21 241 20,15 809 67,64 200 16,72 Ban kỉêm soát 804 36 4,48 84 10,45 684 85,07 425 52,86 Ban kiểm toán 899 69 7,68 350 38,93 480 53,39 506 56,28 Cán bộ c. môn 986 110 11,16 147 14,91 729 73,94 Đội dịch vụ 2721 36 1,32 95 3,49 2.590 95,19 Tổng số 6.606 397 6 597 9,03 5.292 80,1 1.131 17,12 Có thể thấy hạn chế của cán bộ quản lý là trinh độ của lực lượng cán bộ quản lý còn rất thấp, trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm rất nhỏ có 6% , trong khi đó lực lượng chưa qua đào tạo lại rất lớn hơn 80%. Đặc biệt bộ mấy lãnh đạo HTX nông nghiệp ( gồm Ban quản trị, Ban kiểm soát, Bộ máy kế toán ) trình độ còn rất thấp ( cao đẳng đại học chiếm từ 4,5 hoặc 12%). Mặc dù thời gian qua lực lượng cán bộ quản lý đã được đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn nhưng số lượng còn rất hạn chế, chỉ chiếm có 17,12 trong tổng số 5.292 cán bộ chưa được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng cũng như trung cấp. Trong khi đó cán bộ chuyên môn và đội dịch vụ vẫn chưa được chú ý đào tạo, thể hiện chưa có cán bộ chuyên môn hay đội dịch vụ nao được bồi dưỡng ngắn hạn, mặc dù số cán bộ chưa qua đào tạo là khá lớn:73,94 ( cán bộ chuyên môn ) và 95,19% ( đội dịch vụ ). Bên cạnh đó hàng năm qua các kỳ đại hội cũng như yêu cầu cán bộ của cơ sở, lực lượng cán bộ HTX được điều động đi công tác khác từ 22 đến 25%. Đa số là những cán bộ có năng lực và khả năng làm việc tốt. Với đội ngũ cán bộ như vậy sẽ vô cùng khó khăn trong công tác quản lý điều hành nói chung và đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động dịch vụ sản xuất trong cơ chế thị trường hiện tại của các HTX. Do vậy nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nhận thức, khả năng điều hành của cán bộ HTXNN là một nhiệm vụ hàng đầu, cực kỳ quan trọng quyết định sự phát triển của kinh tế tập thể. Tình trạng chung hiện nay là cán bộ HTX phần lớn chưa qua đào tạo, không an tâm với công việc của HTX do lương thấp, không ổn định, không có chế độ bảo hiểm xã hội .... nên cán bộ HTX nếu có điều kiện là thoát ly hoặc chuyển sang làm cán bộ đảng, cán bộ UBND xã. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh sở nông nghiệp & PTNT năm 2003 đã phối hợp với trường cao đẳng và một số cơ quan mở 17 lớp học, thời gian 10 ngày/ lớp với 12 chuyên đề quản lý nông nghiệp cho 1.558 cán bộ là chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát và kế toán trưởng, cán bộ HTX bước đầu năm được những vấn đề cơ bản về luật và nội dung quản lý HTXNN Đội ngũ cán bộ tuy đã được đào tạo bồi dưỡng lại nhưng kiến thức vẫn còn hạn chế, thiếu kiến thức kinh tế hiện đại, thiếu năng lực tổ chức và hoạt đông thực tiễn. Bản 4:Bộ máy quản lý HTX nông nghiệp đã được chuyển đổi tỉnh Hà Tây (Tính đến ngày 01/01/2004) TtTTT Chức danh Tổng số Trình độ văn hoá Số người đã qua đào tạo bồi dưỡng trên 1 tháng Thù lao bình quân 1tháng (1000đ/ tháng) Mức thù lao Cấp I Cấp II, III Trung học, đại học Cao nhất (1000đ) Thấp nhất (1000đ) Tổng các HTX có báo cáo 8024 437 7587 1214 648 128,7 350 50 1 Chủ nhiệm 489 11 487 177 63 176,37 350 50 2 Ban quản trị khác 728 19 709 173 45 148,98 310 40 3 Trưởng ban kiểm soát 489 21 468 59 33 146,82 310 40 4 Kế toán trưởng 489 489 219 114 155,07 310 40 5 K T viên khác 545 545 70 165 80,56 220 30 6 đội tổ trưởng 1537 104 1433 8 32 91,53 7 Cán bộ C.môn đội, tổ dịch vụ 3557 280 3277 478 161 120 8 Cán bộ khác 190 2 189 30 35 111,6 ( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của các HTX năm 2004 ) Nhận thức được tầm quan trọng của cán bộ quản lý trong HTX, thời gian qua ( năm 2006 ), tỉnh Ban lãnh đạo tỉnh Hà Tây đã phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT đã triển khai đào tạo, đào tạo lại các cán bộ của HTX và đã thu được một số kết quả, được cụ thể như sau: 2.3. Quá trình triển khai nhiệm vụ đào tạo năm 2006 Công tác tổ chức triển khai Sau khi nhận được Quyết định 321/QĐ-UBND ngày 27/2/2006 của UBND tỉnh Hà Tây và Công văn 304 chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt HTX năm 2006. Chi cục đã thà/SNN-HTX ngày 22/3/2006 của Sở NN &PTNT về việc giao nhiệm vụ tổnh lập một Ban chỉ đạo đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt HTX năm 2006 do một đồng chí phó chi cục trưởng nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý HTX làm trưởng ban, đồng chí trưởng phòng HTX của Chi cục là phó ban, các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban chuyên môn cùng kế toán Chi cục làm uỷ viên giúp việc. Ngoài ra để việc bồi dưỡng cán bộ HTX có hiệu quả Chi cục đã mở rộng hội nghị triển khai với thành phần là Lãnh đạo Chi cục, lãnh đạo và chuyên viên phòng nông nghiệp &PTNT của các huyện, thị xã trong tỉnh, thành viên ban chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ HTX của Chi cục. Hội nghị đã thảo luận và đi đến thống nhất những nội dung trọng tâm cần bội dưỡng, các biện pháp phối hợp giữa Chi cục HTX & PTNT với phòng nông nghiệp & PTNT các huyện, thị xã về tổ chức quản lý lớp học, triệu tập học viên, địa điểm mở lớp… thông qua hợp đồng trách nhiệm. 2.3.2. Về nội dung bồi dưỡng và tài liệu cho học viên Thông qua việc than khảo ý kiến cảu các huyện, thị xã tại hội nghị triển khai, Ban chỉ đạo của Chi cục đã tranh thủ sự giúp đỡ của Trường quản lý cán bộ Nông nghiệp & PTNT I – Bộ nông nghiệp & PTNT, để thống nhất nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng cho từng loại đối tượng cụ thể theo Quyết định số 321/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây. Cụ thể: Lớp bồi dưỡng ban kiểm soát Hợp tác xã: _ Luật Hợp tác xã, chức năng, nhiệm vụ ban kiểm soát Hợp tác xã. _ Quản lý tài chính trong Hợp tác xã _ Tổ chức và quản lý các dịch vụ trong Hợp tác xã. _ Công tác Kế toán ở Hợp tác xã nông nghiệp. _ Kỹ năng kiểm tra kiểm soát các hoạt động: Thực hiện điều lệ htx, kiểm tra hoạt động dịch vụ, kiểm tra tài chính, kế toán, giải quyết khiếu nại tố cáo của xã viên liên quan tới công việc Hợp tác xã. Lớp kế toán Hợp tác xã: _ Nguyên lý kế toán Hợp tác xã, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32083.doc
Tài liệu liên quan