Chuyên đề Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG MỘT DOANH NGHIỆP. 3

1. Các khái niệm cơ bản. 3

1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực. 3

1.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. 4

2. Các nhân tố tác động tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 5

2.1. Mục tiêu và chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5

2.2. Quan điểm và chính sách của doanh nghiệp về công tác đào tạo và phát triển. 6

2.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. 7

2.4. Đặc điểm nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp. 8

2.5. Nguồn kinh phí phục vụ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 9

2.6. Môi trường pháp lý và văn hóa của doanh nghiệp. 9

2.7. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 10

3. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 12

3.1. Xác định nhu cầu đào tạo. 13

3.2. Xác định mục tiêu đào tạo. 15

3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo. 15

3.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo. 16

3.5. Lựa chọn và đào tạo giáo viên. 20

3.6. Dự tính kinh phí đào tạo. 21

3.7. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo. 21

4. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 22

4.1. Mục đích của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 22

4.2. Vai trò và ý nghĩa của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 23

4.3. Sự cần thiết của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 24

CHƯƠNG II: 25

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI. 25

I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI. 25

1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 25

1.1. Đôi nét về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 25

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội. 27

1.3. Các loại sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 29

2. Một số đặc điểm cơ bản của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 31

2.1. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng ngoại thương Hà Nội. 31

2.1.1. Chức năng của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 31

2.1.2. Nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 31

2.2. Đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 32

2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 33

2.4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 36

2.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. 38

2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 47

2.5.1.Hoạt động huy động vốn. 47

2.5.2. Hoạt động tín dụng. 48

2.5.3. Thanh toán XNK và bảo lãnh. 49

2.5.4. Hoạt động thẻ và dịch vụ ngân hàng: 49

2.5.5. Kinh doanh Ngoại tệ. 49

2.5.6. Ngân quỹ. 49

2.5.7. Kế toán. 50

2.5.8. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội qua 3 năm (2005 – 2007). (Đơn vị: VNĐ). 50

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI. 51

1. Quy mô đào tạo của Ngân hàng qua các năm. 51

2. Quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ được cử đi đào tạo. 53

2.1. Quyền lợi của cán bộ được cử đi đào tạo 53

2.2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ được cử đi đào tạo. 57

3. Quy trình thực hiện công tác đào tạo tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 58

3.1. Định hướng về chiến lược kinh doanh và các kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngắn hạn dài hạn đã được phê duyệt. 60

3.2. Xác định nhu cầu đào tạo 60

3.3. Phòng nhân sự có trách nhiệm lập các kế hoạch về đào tạo. 65

3.4. Lãnh đạo phê duyệt kế hoạch đào tạo của bộ phận nhân sự. 67

3.5. Thực hiện công tác đào tạo. 67

3.6. Đánh giá và báo cáo kết quả đào tạo và bồi dưỡng. 68

3.7. Sắp xếp cán bộ sau đào tạo và bồi dưỡng. 69

3.8. Sử dụng tài liệu chuyên môn của các lớp đào tạo, bồi dưỡng. 70

CHƯƠNG III: 72

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 72

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI. 72

1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội trong thời gian tới. 72

1.1. Mục tiêu phát triển. 72

1.2. Định hướng phát triển tới năm 2010. 73

1.3. Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội trong năm 2008: 73

2. Mục tiêu và phương hướng đào tạo và phát triển tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 74

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI. 75

1. Xác định rõ mục tiêu đào tạo. 76

2. Cần xác định rõ nhu cầu đào tạo. 78

3. Lựa chọn chính xác đối tượng đào tạo. 79

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 81

5. Đa dạng hóa các phương pháp đào tạo. 83

6. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo. 83

7. Hoàn thiện việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển trong Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 85

8. Các biện pháp khác nhằm nâng cao công tác đào tạo và phát triển tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 86

KẾT LUẬN 87

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên môn 1.1 Tiến sĩ 1 1.2 Thạc sĩ 4 8 1.3 Đại học 86 174 1.4 Cao đẳng 3 4 1.5 Trung cấp 1 2 1.6 Chưa qua đào tạo 9 2. Trình độ chính trị 2.1 Cử nhân 2.2 Cao cấp 1 6 2.3 Trung cấp 80 77 2.4 Sơ cấp 14 4 3. Trình độ ngoại ngữ. 3.1 Cử nhân Tiếng Anh 10 23 Ngoại ngữ khác 1 3 3.2 Bằng C và tương đương Tiếng Anh 76 152 Ngoại ngữ khác 1 1 3.3 Bằng B và tương đương Tiếng Anh 3 4 Ngoại ngữ khác IV. Tuổi đời 1. Dưới 25 tuổi 15 62 2. Từ 26 đến 30 tuổi 51 87 3. Từ 31 tuổi đến 35 tuổi 14 20 4. Từ 36 tuổi đến 40 tuổi 13 4 5. Từ 41 tuổi đến 45 tuổi 3 2 6. Từ 46 tuổi đến 50 tuổi 7 7 7. Từ 51 tuổi đến 55 tuổi 1 5 8. Từ 56 tuổi đến 60 tuổi 1 9. Trên 60 tuổi 0 10. Độ tuổi bình quân 31.5 29.4 Tuổi bình quân chung : 30.2 Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Tổng số lao động trong toàn chi nhánh là 292 người trong đó lao động có trình độ đại học chiếm chủ yếu, lên tới 273 người (chiếm 93.5%), trên đại học có 13 người chứng tỏ đội ngũ nhân lực trong chi nhánh có chất lượng rất cao, điều này đã tạo ra thế mạnh cho Ngân hàng trong việc phát huy sức cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước, một phần giúp Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội nâng cao được vị trí và vị thế của mình. Mặt khác với lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, giúp cho Chi nhánh phát huy được năng lực kinh doanh của mình, luôn luôn đạt được sự thành công trong mọi lĩnh vực của hoạt động Ngân hàng. Lao động có trình độ trung cấp và chưa qua đào tạo chiếm một số lượng nhỏ, chỉ chiếm 12 người, hầu hết họ là những nhân viên bảo vệ, lễ tân và tạp vụ, không tham gia vào công việc chuyên môn tại Ngân hàng, do đó hoàn toàn không ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Với đội ngũ nhân lực có chất lượng cao như trên chứng tỏ công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội thực hiện một cách nghiêm túc, đã tuyển được đúng người đúng việc, thực hiện đúng chuyên môn, điều này đã có tác dụng to lớn tới hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh, đó là không phải bỏ chi phí ra để thực hiện việc đào tạo lại cho nhân viên trái chuyên ngành. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong toàn chi nhánh tương đối cao, cụ thể là nhân viên có trình độ cử nhân Tiếng Anh có 33 người, nhân viên có trình độ C Tiếng Anh cũng chiếm một lượng lớn, lên tới 228 người, điều này giúp cho Ngân hàng tiếp cận nhanh hơn với trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới. Với một đội ngũ lao động trẻ (độ tuổi trung bình là 30.2 tuổi), đã tạo ra một lợi thế rất lớn cho Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong việc phát huy được sự năng động của đội ngũ nhân viên trẻ và trong việc tiếp thu nhanh nhạy các công nghệ mới. Nhìn chung thì Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội có một đội ngũ lao động có chất lượng tương đối cao, điều này đã phát huy ngày càng mạnh mẽ năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 2.4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Ban Giám Đốc Giám đốc: Nguyễn Xuân Luật PGĐ Trịnh Thị Đức P.Quan hệ khách hàng P.Ngân quỹ P.Hành chính-Nhân sự P.Kiểm tra Nội bộ PGD số 2 Trần Bình Trọng P. Tổng hợp P.Kế toán tài chính P.Dịch Vụ khách hàng P.Quản lý nợ P.Thanh toán xuất nhập khẩu P.Quản lý rủi ro P.Tin học HĐ.Miễn giảm lãi Hội đồng thi đua Hội đồng Lương Các hội đồng Phòng giao dịch P.Thanh toán thẻ P.Tín dụng thể nhân PGĐ Nguyễn Kim Liên HĐ.Xử lý rủi ro PGD số 1 Hàng Bài HĐ.Tín dụng PGD số 3 Hàng Đồng PGD số 5 Linh Đàm PGD số 6 PGD số 7 PGD số 8 Yết Kiêu PGD số 4 Hoàng Cầu Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Cơ cấu trực tuyến chức năng đã đem lại cho Ngân hàng một sự điều hành và quản lý chặt chẽ được nguồn nhân lực trong nội bộ Ngân hàng, đã tạo được một sự thống nhất từ trên xuống. 2.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. Phòng quan hệ khách hàng. Thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng nhất là hoạt động của các ngân hàng thương mại nhằm xác định vị trí, vị thế và thị phần của Ngân hàng Ngoại thương trên thương trường. Nắm bắt và tìm khách hàng trên cơ sở đó tham mưu và tư vấn cho ban lãnh đạo về chủ trương mở rộng quan hệ với hệ thống khách hàng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương theo đúng luật pháp và điều lệ của chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội trong từng giai đoạn. Nghiên cứu cụ thể các hoạt động của các ngân hàng khác để tìm hiểu tâm lý và thị hiếu của khách hàng, khảo sát thực tế tại các địa bàn khác nhau để xây dựng cơ chế chính sách khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội theo từng giai đoạn phát triển kinh tế và chính sách tiền tệ của nước ta. Thực hiện việc đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện công tác khách hàng trong hệ thống Ngân hàng. Tham mưu cho ban lãnh đạo công tác tuyên truyền, quảng cáo của Ngân hàng Ngoại thương. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ do Giám đốc giao. Phòng tín dụng tổng hợp. Tham mưu, giúp ban giám đốc xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và tiền tệ, tín dụng Ngân hàng... Nghiên cứu phân tích kinh tế địa phương, giúp ban giám đốc tham gia xây dựng chương trình kế hoạch kinh tế xã hội của thành phố và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Dự thảo các báo cáo sơ kết tổng kết quý, 6 tháng và năm của chi nhánh để báo ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội và giúp giám đốc xây dựng chương trình công tác quý, 6 tháng và năm của chi nhánh. Giúp ban giám đốc về pháp chế của chi nhánh và thực hiện nghiệp vụ về hoạt động thông tin tín dụng. Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các thành phần kinh tế theo luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, mở tài khoản cho vay, theo giõi hợp đồng tín dụng và tính lãi theo định kì. Thẩm định và xem xét về bảo lãnh đối với những dự án có mức kí quỹ dưới 100%, chịu trách nhiệm theo giõi, quản lý, thu hồi vốn sau đó chuyển cho các phòng nghiệp vụ liên quan để phát hành thư, bảo lãnh trong và ngoài nước. Điều hòa vốn ngoại tệ và VND. Phối hợp với các phòng xây dựng kế hoạch vốn theo quý, năm. Công bố và lưu giữ tỷ giá mua bán ngoại tệ hàng ngày, lưu trữ và thông báo tỷ giá thống kê tháng, lãi suất huy động và cho vay VNĐ và ngoại tệ. Kinh doanh ngoại tệ và thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của khách hàng bao gồm L/C và nhờ thu kèm chứng từ. Phát hành thư, bảo lãnh đối với nước ngoài kể cả việc mở và thanh toán L/C trả chậm với mức kí quỹ 100% và các hồ sơ bảo lãnh của phòng Tín dụng Tổng hợp thẩm định chuyển đến. Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng Phòng Hành chính – Nhân sự. Công tác tổ chức cán bộ. Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong việc bố trí điều động. bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ thuộc diện quản lý của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm và theo giõi triển khai thực hiện kế hoạch đó. Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong việc xây dựng quy hoạch cán bộ theo yêu cầu của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội. Hàng năm nhận xét đánh giá, phân loại cán bộ theo quy định của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Lưu giữ và quản lý hồ sơ cán bộ theo quy định. Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác quân sự của cơ quan. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng ở cơ quan. Công tác hành chính và quản trị. Tham mưu cho ban giám đốc về những vấn đề chung của công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật liệu thực hiện hợp đồng về điện nước, điện thoại sửa chữa và xây dựng nhỏ của cơ quan. Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan. Thực hiện công tác hành chính, văn thư lưu trữ, in ấn, telex, fax. Quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu lưu trữ tại kho. Quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh, ô tô, kho vật liệu dự trữ của cơ quan theo đúng chế độ quy định. Thực hiện công tác lễ tân, công việc phục vụ các hoạt động của cơ quan. Thực hiện công tác bảo vệ cơ quan (có phối hợp với phòng có liên quan đến ngành nội chính). Quản lý quỹ, chi tiêu nội bộ của cơ quan. Phòng kiểm soát nội bộ: Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ trình giám đốc duyệt và tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ hoạt động kinh doanh và cơ chế an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và ngân hàng và quy định của ngân hàng Nhà nước, điều lệ tổ chức và các quy định nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Giúp giám đốc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp Nhà nước do Bộ tài chính ban hành, trong công tác giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ và cán bộ của chi nhánh. Kiến nghị, bổ xung, chỉnh sửa các văn bản quy định của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nếu phát hiện có sơ hở, bất hợp lý, dẫn đến không an toàn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, các cơ quan kiểm toán trong việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các hoạt động của chi nhánh. Phòng quản lý rủi ro. Tham mưu cho ban lãnh đạo về sử lý các nguồn thông tin liên quan đến các lĩnh vực tín dụng và các rủi ro gặp phải trong kinh doanh. Quản lý việc thu nhận thông tin, xây dựng các biểu mẫu báo cáo phục vụ cho quản trị tín dụng. Phân tích các rủi ro tín dụng qua việc tiếp nhận thông tin từ phòng tín dụng tổng hợp để đưa ra quyết sách đúng đắn phù hợp với nội quy của chi nhánh. Tùy theo tình hình và tính chất vụ việc phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành tổ chức kiểm tra độc lập theo quy định của Tổng giám đốc để giám sát việc chấp hành chế độ thể lệ các quy định hiện hành về tín dụng, bảo lãnh phân tích tình hình dư nợ, hiệu quả đầu tư. Phòng dịch vụ ngân hàng. Bộ phận thông tin khách hàng (Customer Information). Tiếp nhận và mở các hồ sơ khách hàng mới (Hồ sơ CIF). Tiếp nhận, quản lý và giải quyết các yêu cầu thay đổi về: Chủ tài khoản, địa chỉ, kế toán trưởng, mẫu dấu, mẫu chữ kí. Tiếp nhận và trả lời các thông tin về tài khoản khách hàng như: Số dư tài khoản, hoạt động vào ra chi tiết liên quan đến tài khoản thông qua nhiều hình thức bao gồm cả giao dịch trực tiếp và thông qua các phương tiện thông tin liên lạc. Tập hợp và trả sao kê, sổ phụ, bảng kê, phiếu tính lãi, bán ấn chỉ cho khách hàng (các chứng từ có liên quan trả cho khách hàng ). Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ cho khách hàng. Phản ánh tình hình giao dịch và đề xuất chính sách thu hút khách hàng. Bộ phận dịch vụ khách hàng (Customer service). Sử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi (VNĐ và ngoại tệ) của mọi đối tượng khách hàng với các loại tiền bằng mọi hình thức: Tiền mặt, chuyển khoản, séc (trừ phần tạo điện). Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu (VNĐ và ngoại tệ). Xử lý các nghiệp vụ thanh toán thẻ và phát hành séc Vietcombank. Xử lý nghiệp vụ mua, chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch bằng mọi hình thức (tiền mặt, ngân phiếu thanh toán hoặc chuyển khoản) và các ngoại tệ theo theo hộ chiếu. Chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh (Money Gram). Quản lý các đại lý ủy nhiệm thu đổi. Tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý các chứng từ nhờ thu trong nước, ngoài nước và séc đích danh. Trực tiếp thu, chi tiền mặt, séc du lịch liên quan đến các nghiệp vụ trên theo hạn mức do Giám đốc giao. Phát hành bảo lãnh (dự thầu hoặc đấu thầu) cho khách hàng trong nước kí quỹ 100% và các hồ sơ bảo lãnh của phòng Tín dụng – Tổng hợp thẩm định chuyển đến. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế VisaCard, MasterCard, AmericaExpressCard, JBC... Thu tiền mặt tại chỗ theo yêu cầu với dịch vụ khách hàng đặc biệt. Phòng quản lý thẻ Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ. Quản lý và theo giõi các loại thẻ của chi nhánh. Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng liên quan đến dịch vụ thẻ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao. Phòng ngân quỹ Thu chi tiền đồng Việt Nam, Ngân phiếu thanh toán. Thu chi các loại ngoại tệ: Tiền mặt, séc du lịch, giám định tiền thật, tiền giả. Chuyển tiền mặt và séc du lịch tiêu thụ nước ngoài quan Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, các loại chứng từ có giá. Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thu chi tiền mặt VNĐ, ngoại tệ ngân phiếu và séc. Xử lý các loại tiền mặt thanh toán đã hết hạn không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Phòng kế toán tài chính. Bộ phận sử lý nghiệp vụ chuyển tiền. Nhận yêu cầu chuyển tiền từ các giao dịch viên tại Front – End, bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý và sử lý tiếp các yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền của khách hàng gồm: Về thanh toán: Liên ngân hàng vãng lai nội bộ Vietcombank, bù trừ và liên ngân hàng nhà nước. Hạch toán điện đến từ nước ngoài theo MT10, từ liên ngân hàng nội bộ, từ bù trừ và từ liên ngân hàng nhà nước và chuyển báo cáo cho phòng Dịch vụ Ngân hàng để trả cho đơn vị hưởng hoặc mời khách đến nhận tiền. Xử lý các nghiệp vụ nhờ thu: Thanh toán nhờ thu đi đến trong nước và ngoài nước, séc đích danh. Tạo các bảng kê trả lương tự động, thực hiện các giao dịch chuyển tiền tự động (AFT), các giao dịch đầu tư tự động. Đối chiếu liên ngân nội bộ. Quản lý các báo cáo về phần việc của mình. Bộ phận Quản lý tài khoản. Quản lý toàn bộ các tài khoản khách hàng và các tài khoản nội bộ trong và bảng tổng kết tài sản bao gồm: Nhận và phân loại các báo cáo, phân loại chứng từ, bảng kê liệt kê để chấm và đối chiếu tài khoản. Chấm đối chiếu lần lượt từng tài khoản mình phụ trách. Sau khi kiểm tra, đối chiếu và tính lãi theo đinhj kì cho khách hàng trên các tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu, chuyển đến kết quả (bao gồm các sổ phụ, phiếu tính lãi, báo có) đến cho các bộ phận quản lý thông tin khách hàng để trả cho khách. Đóng và lưu nhật kí chứng từ. Tra soát, đối chiếu tài khoản. Kiểm tra, quản lý các món tiền gửi không kì hạn, có kí hạn, trái phiếu, kì phiếu VNĐ và ngoại tệ của chi nhánh tại trung ương, Các tổ chức tín dụng khác và kho bạc nhà nước. Thực hiện nghiệp vụ mật mã (xử lý điện quan Telex và Swift). Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, cân đối theo định kì. Bộ phận Quản lý chi tiêu nội bộ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác như: Phối hợp với các phòng nghiệp vụ quản lý, giám sát công tác điều chuyển vốn giữa chi nhánh và Trung ương. Mở tài khoản theo giõi quản lý tài chính, tài sản cố định, công cụ lao động, tính toán, kiểm tra số thuế phải nộp theo định kì. Quản lý thu nhập chi phí của Chi nhánh. Tạo tài khoản nội bộ mới: VNĐ, Ngân phiếu, Ngoại tệ. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng Tin học. Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ Ngân hàng, cải tiến, bổ sung các chương trình phần mềm hiện đại và lập các chương trình phần mềm mới phục vụ cho hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. Quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của chi nhánh, bảo mật các số liệu trong máy tính và mạng theo quy chế của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ban hành. Tiếp nhận các quy trình kĩ thuật và các chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để triển khai tại chi nhánh và có trách nhiệm quản lý các phần mềm như các tài sản khác của cơ quan. Xây dựng kế hoạch vật tư, trang bị mới và bảo hành thiết bị tin học nhằm phục vụ cho hoạt động hàng ngày và phát triển kĩ thuật tin học tại chi nhánh. Là đầu mối quan hệ với phòng Tin học Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, các ngân hàng khác trong lĩnh vực công nghệ tin học. Thực hiện công tác công nghệ tin học, quản lý về các chuẩn về mẫu tin, mã hóa đối với các Ngân hàng trên địa bàn về công tác thanh toán và thông tin báo cáo. Thực hiện quản trị mạng của toàn bộ hệ thống mạng. Cài đặt các chương trình phần mềm hệ thống mạng, thiết lập hệ thống bảo mật của hệ thống mạng theo chỉ đạo của Ban giám đốc. Truyền và tiếp nhận thông tin trong nội bộ cơ quan theo chế độ quy định của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và chi nhánh. Chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn nghiệp vụ tin học cho các phòng ban khi cần thiết và khi có quy trình mới. Các phòng giao dịch. Bộ phận thông tin khách hàng. Tiếp nhận và mở các hồ sơ khách hàng mới (Hồ sơ CIF). Tiếp nhận quản lý và giải quyết các yêu cầu thay đổi về: Chủ tài khoản, địa chỉ, kế toán trưởng, mẫu dấu, mẫu chữ ký. Tiếp nhận và trả lời các thông tin về tài khoản khách hàng: Số dư tài khoản, hoạt động vào ra chi tiết liên quan đến tài khoản thông qua nhiều hình thức bao gồm cả giao dịch trực tiếp và qua các phương tiện thông tin liên lạc. Trả sao kê, sổ phụ, bảng kê, phiếu tính lãi cho khách hàng. Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ ngân hàng cho khách hàng, đề xuất, thu hút khách hàng. Bộ phận dịch vụ khách hàng: Xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản vãng lai của mọi đối tượng khách hàng với các loại giao dịch bằng tiền và bằng mọi hình thức: Tiền mặt, chuyển khoản, séc (trừ phần tạo điện). Xử lý các nghiệp vụ kiên quan đến các tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu (VNĐ và ngoại tệ). Xử lý các nghiệp vụ thanh toán thẻ và phát hành séc tại Vietcombank. Thực hiện cho vay khách hàng theo ủy quyền của Giám đốc. Mở tài khoản cho vay, theo giõi hợp đồng tín dụng và tính lãi theo định kì. Xử lý nghiệp vụ mua, chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch bằng mọi hình thức (tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, chuyển khoản) và bán ngoại tệ theo hộ chiếu do Giám đốc phân cấp. Chi trả kiều hối. Phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng trong nước kí quỹ 100%. Nghiệp vụ chuyển tiền và quản lý tài khoản: Thanh toán viên có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý chứng từ của khách hàng và xử lý: Mở và quản lý toàn bộ các tài khoản khách hàng (các tài khoản nội, ngoại bảng). Tạo điện, bảng kê, tạo file đi nước ngoài, đi liên hàng, bù trừ. Chấp nhận và phân loại các báo cáo, phân loại chứng từ, bảng kê, liệt kê để chấm đối chiếu tài khoản và trả chứng từ cho khách hàng. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Với hệ thống rất nhiều phòng ban và các phòng giao dịch ở nhiều địa điểm khác nhau nên công tác quản lý nhân sự đã được Ngân hàng quan tâm và đặc biệt là hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được đầu tư và chú trọng. Nhờ thế mà trong từng phòng ban, đều có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có năng lực tốt, luôn luôn hoàn thành suất sắc mọi nhiệm vụ do cấp trên giao phó. Hàng năm mỗi hoạt động trong Ngân hàng đều có những thay đổi nhất định, đó là những thay đổi trong việc cải tiến sản phẩm, hay những thay đổi trong cách quản lý... với sự thống nhất trong từng phòng ban đã giúp cho Ngân hàng đẩy nhanh và thực hiện tốt hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình nhờ đó nâng cao được chất lượng đội ngũ nhân lực, phục vụ tốt từng mảng hoạt động của Chi nhánh 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 2.5.1.Hoạt động huy động vốn. Để tồn tại và hoạt động được thì hoạt động quan trong nhất tại Ngân hàng đó là hoạt động huy động vốn, vì vốn luôn luôn là khâu mở đầu và là cơ sở cơ bản cho hoạt động kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Vốn huy động và kinh doanh vốn đó như thế nào đòi hỏi phần lớn ở cách thức kinh doanh của doanh nghiệp và cũng phụ thuộc một phần vào tài năng của nguồn nhân lực trong Ngân hàng. Với đội ngũ nhân lực có trình độ cao tại ngân hàng hàng năm đã huy động được một số lượng lớn nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế trong toàn thành phố Hà Nội. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng trong năm 2007 như sau: Công tác vốn của chi nhánh trong năm 2007 đã duy trì kết quả tốt. Phát huy thế mạnh về uy tín, thương hiệu gần 45 năm của Vietcombank với các phương pháp huy động vốn hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa ra các sản phẩm mới về huy động vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tổng nguồn vốn của chi nhánh tính đến 31/12/2007 đạt 7.088 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2006, trong đó nguồn vốn huy động đạt 6.270 tỷ, tăng 12% so với năm 2006, đạt kế hoạch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giao cho chi nhánh. Huy động VNĐ đạt 3.433 tỷ đồng, chiếm 54.7% tổng nguồn vốn huy động. Huy động ngoại tệ đạt 2.837 tỷ đồng, chiếm 45.3% tồng nguồn vốn huy động. Huy động từ Tổ chức kinh tế đạt 2.134 tỷ đồng, chiếm 66% nguồn vốn huy động. Đến ngày 31/12/2007, thị phần huy động VNĐ, USD và huy động quy VNĐ của chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội tương ứng là 1,41%; 2,92%; và 1,84% so với mạng lưới 209 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn Hà Nội. 2.5.2. Hoạt động tín dụng. Công tác tín dụng của chi nhánh trong năm 2007 tiếp tục thực hiện với phương châm “Hiệu quả và an toàn”. Với lỗ lực của các cán bộ chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, dư nợ tính đến 31/12/2007 đạt 2.553 tỷ đồng tăng 6% so với cuối năm 2006, đạt 88% kế hoạch năm 2007, chiếm 1,47% thị phần trên địa bàn Hà Nội. Số lượng khách hàng là các doanh nghiệp có vay vốn tại Chi nhánh hiện là 133 khách hàng. Đến 31/12/2007, dư nợ quá hạn chiếm 0,78% tổng dư nợ. Cho vay trung hạn chiếm 22,3% tổng dư nợ. Cho vay ngắn hạn chiếm 77,7% tổng dư nợ. Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, mở các chương trình hỗ trợ về vốn cho khách hàng vừa và nhỏ để phát triển kinh doanh, chi nhánh đang mở rộng thêm loại hình cho vay thể nhân với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn như: Mua ôtô mới, sửa chữa nhà, phát triển kinh tế tư nhân – gia đình, du học, mua biệt thự... Đến 31/12/2007, dư nợ tại bộ phận tín dụng thể nhân đạt 145 tỷ đồng, chiếm 5.7% tổng dư nợ. Nhìn chung các khoản vay cá nhân đều có chất lượng tốt và có khả năng trả nợ Ngân hàng. 2.5.3. Thanh toán XNK và bảo lãnh. Tính đến 31/12/2007 tổng doanh số xuất nhập khẩu đạt 435 triệu USD. Nhập khẩu đạt 246 triệu USD, vượt 8% kế hoạch đặt ra cho năm 2007, chủ yếu là các mặt hàng nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu. Xuất khẩu đạt 189 triệu USD, vượt 69% kế hoạch đặt ra từ đầu năm, chủ yếu là các sản phẩm nông, lâm sản. Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 113 tỷ đồng. 2.5.4. Hoạt động thẻ và dịch vụ ngân hàng: Ngân hàng Ngoại Thương đã liên minh với các ngân hàng cổ phần để đạt phát triển mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán cước điện thoại, internet, phí bảo hiểm. Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ rộng kháp trong toàn quốc, số lượng thẻ do VCB phát hành ngày càng tăng. Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm 2007 của VCBHN đạt 27.155 thẻ, nâng tổng số thẻ tín dụng của chi nhánh lên 73.029 thẻ. Tồng số thẻ debit năm 2007 đạt 31.629 thẻ, vượt 63% kế hoạch năm 2007. 2.5.5. Kinh doanh Ngoại tệ. Doanh số mua ngoại tệ của VCBHN năm 2007 đạt 725 triệu USD, tăng 3% so với năm 2006. Lãi kinh doanh ngoại tệ trong năm 2007 đạt gần 6 tỷ đồng. 2.5.6. Ngân quỹ. Năm 2007, khối lượng giao dịch thu tiền mặt của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội tăng nhiều, gồm cả ngoại tệ cũng như VNĐ. Tổng thu chi VND đạt 28.450 tỷ đồng tăng 33% so với kế hoạch năm 2007, thu chi ngoại tệ quy USD đạt 490,56 triệu USD, tăng 32% so với kế hoạch năm 2007. 2.5.7. Kế toán. Công tác thanh toán tại Ngân hàng luôn đảm bảo chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn của khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất, tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển đồng vốn qua ngân hàng. Doanh số thanh toán điện tử liên Ngân hàng và thanh toán IBT ONLINE luôn đạt kết quả cao. Với vai trò là đầu mối VCB Hà Nội luôn đảm bảo thanh toán cho các chi nhánh NHNT cơ sở thông suốt, kịp thời và chính xác. Tuy nhiên, trong thanh toán bù trừ và giao dịch tiền mặt, do Ngân hàng Nhà nước thành phố quy định cứng về thời gian giao dịch ảnh hưởng tới các chi nhánh NHNT cơ sở. Doanh số thanh toán bù trừ đạt 10.973 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2006. Doanh số thanh toán IBPS đạt 82.673 tỷ đồng tăng 106% so với năm 2006. Doanh số thanh toán IBT ONLINE đạt 83.673 tỷ đồng, tăng 144% so với năm 2006. Hiện chi nhánh 131 đơn vị đăng kí trả lương qua tài khoản với doanh số gần 30 tỷ đồng/ tháng, 1.958 đơn vị mở tài khoản tại ngân hàng, tăng 12% so với cuối năm 2006. 2.5.8. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội qua 3 năm (2005 – 2007). (Đơn vị: VNĐ). Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Ngân hàng. Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33118.doc
Tài liệu liên quan