Chuyên đề Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán sài gòn SSI

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Chương I: Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán: Những vấn đề lý luận chung. 3

I. Đầu tư chứng khoán và nội dung đầu tư chứng khoán 3

1. Khái niệm 3

2. Các hình thức đầu tư chứng khoán 3

2.1. Phân loại theo thời gian đầu tư 3

2.2. Phân loại theo trường phái đầu tư 5

2.3 Phân loại theo hình thức đầu tư 6

3. Nội dung của đầu tư chứng khoán 6

3.1 Đầu tư cổ phiếu 6

3.2 Đầu tư trái phiếu 9

3.3 Đầu tư chứng chỉ quỹ 10

3.4 Đầu tư công cụ phái sinh 11

II. Hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán 12

1. Công ty Chứng Khoán 12

1.1. Khái niệm 12

1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán 13

2. Quy trình và thủ tục thực hiện đầu tư theo phương thức tự doanh 18

2.1 Quy trình thực hiện đầu tư theo phương thức tự doanh 18

2.1.1 Xác định mục tiêu đầu tư 19

2.1.2 Khai thác, tìm kiếm cơ hội đầu tư 19

2.1.3 Phương pháp phân tích, lựa chọn cơ hội đầu tư 19

 2.1.3.1 Phân tích cơ bản 20

 2.1.3.2 Phân tích kĩ thuật 25

 2.1.3.3 Định giá chứng khoán 29

2.1.4 Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư 31

2.1.5 Quản lý danh mục đầu tư 31

 2.1.5.1 Chiến lược quản lý thụ động 31

 2.1.5.2 Chiến lược quản lý chủ động 33

2.1.6: Đánh giá và điều chỉnh danh mục đầu tư 34

2.2 Mô hình tổ chức hoạt động tự doanh cổ phiếu 34

3. Các phương pháp đầu tư chứng khoán 36

4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán 37

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư chứng khoán tại

công ty chứng khoán 40

1. Các nhân tố chủ quan 40

2. Các nhân tố khách quan 44

Chương II. Thực trạng đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn ( SSI) 47

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn ( SSI ) 47

1. Quá trình hình thành 47

2. Cơ cấu tổ chức 48

3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 49

II. Thực trạng đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh của công ty cổ phần chứng khóan Sài Gòn (SSI) 54

1.Mô hình tổ chức hoạt động tự doanh cổ phiếu 54

2. Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty SSI 55

2.1 Mục tiêu đầu tư của công ty 55

2.2 Phương pháp phân tích 56

 2.2.1.Phân tích cơ bản 56

 2.2.2 Phân tích kĩ thuật 60

 2.2.3 Định giá chứng khoán 66

2.3.Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư 68

2.4 Quản lý và đánh giá danh mục đầu tư 72

2.5 Điều chỉnh danh mục đầu tư 77

3. Phương pháp thực hiện đầu tư theo nghiệp vụ tự doanh 78

4.Kết quả và hiệu quả đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại SSI 86

4.1 Vốn đầu tư thực hiện 86

4.2 Tốc độ tăng trưởng của Danh mục đầu tư chứng khoán 87

III. Những tồn tại và nguyên nhân của đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại SSI 89

1. Tồn tại 89

2.Nguyên nhân 92

Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư Chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn SSI. 95

I. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI đến 2010 95

1. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 95

2. Định hướng phát triển của SSI cho đến năm 2010 98

II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đầu tư chứng khoán thông

qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán Sài Gòn SSI 102

1. Đánh giá phân tích hoạt động của SSI theo mô hình SWOT 102

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự doanh của SSI 104

2.1 Hoàn thiện quy trình tự doanh 104

2.2 Nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ tự doanh 107

2.3 Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu và phân tích 107

2.4 Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán phù hợp 110

2.5 Đa dạng hóa danh mục đầu tư và phương án đầu tư 111

2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 112

2.7 Mở rộng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư theo nghiệp vụ tự doanh 112

2.8 Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hoạt động tự doanh 113

2.9 Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá danh mục đầu tư trong hoạt động đầu tư thông qua nghiệp vụ tự doanh của SSI 115

III.Kiến nghị đối với hoạt động đầu tư chứng khoán thông

qua nghiệp vụ tự doanh của các công ty chứng khoán 117

1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý. 117

2. Kiến nghị với công ty chứng khoán Sài Gòn SSI về đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh 118

 KẾT LUẬN 119

Danh mục tài liệu tham khảo 121

 

 

doc127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán sài gòn SSI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sacom) Phát hành thêm cổ phiếu 10 Công ty CP XNK Thủy sản An Giang Phát hành thêm cổ phiếu 11 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco Phát hành thêm cổ phiếu 12 Công ty Cp Bao Bì Nhựa Tân Tiến Phát hành thêm cổ phiếu 13 Công ty TNHH Dầu thực vật Bình An Chuyển đổi, phát hành cổ phiếu, niêm yết 14 Công ty CP Licogi 16 Phát hành, niêm yết 15 Công ty CP đầu tư và vận tải dầu khí Vinashin Phát hành 16 Công ty CP Chế tạo biến thế và vật liệu điện Đăng ký giao dịch 17 Công ty CP Thủy hải sản Minh Phú Phát hành thêm cổ phiếu 18 Công ty Liên doanh Nagakawa Chuyển đổi, phát hành 19 SCIC Hợp tác đầu tư 20 Công ty LD sản xuất thuốc thú y Bio Pharma Chuyển đổi, phát hành, niêm yết 21 International school Chuyển đổi 22 Serrano Chuyển đổi, phát hành, niêm yết 23 FurniWeb Chuyển đổi, phát hành, niêm yết 24 Công ty TNHH Tân Vĩnh Phát Chuyển đổi, phát hành * Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Các thay đổi về quy định pháp lý: Hội nghị APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Việt Nam Ngày 7/11/2006 là ngày Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 150 của WTO Ngày 20/11/2006, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đến thăm TTGDCK TP. HCM và gặp gỡ với lãnh đạo nhiều Doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Cùng với các nhân tố khả quan trên, một loạt các bài viết của các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới như Merrill Lynch, HSBC, Credit Suisse, Godman Sachs về cơ hội đầu tư tại Việt nam được coi là một cú hích góp phần tạo tâm lý ổn định, tin tưởng vào thị trường chứng khoán Việt Nam của các nhà đầu tư. Gia tăng ồ ạt số lượng và chất lượng cũng như quy mô của các công ty niêm yết/ đăng ký giao dịch Thay đổi nhận thức của lãnh đạo các công ty niêm yết về việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán à mở ra nhiều nhu cầu dịch vụ mới à đòi hỏi các công ty chứng khoán phải cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng. Các nhân tố trên đã góp phần tạo điều kiện cho SSI phát triển nhanh chóng trong 7 năm qua. Thông qua đó giúp SSI trở thành công ty chứng khoán hàng đầu và có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. * Vị thế của công ty so với các công ty chứng khoán khác. Thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến cuối năm 2007 có sự góp mặt của hơn 123 công ty chứng khoán “Nguồn chứng khoán Việt Nam tháng 1,2 năm 2008”. Về mặt dịch vụ, các công ty chứng khoán đều cung cấp các dịch vụ tương tự như nhau theo quy định của UBCKNN bao gồm Môi giới Chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán nên cạnh tranh diễn ra khá gay gắt; đặc biệt trong hai lĩnh vực Môi giới và Tư vấn doanh nghiệp. Các yếu tố căn bản tạo nên sự khác biệt giữa các công ty bao gồm uy tín thương hiệu, chất lượng dịch vụ cung cấp, các dịch vụ giá trị gia tăng và mức phí dịch vụ. Về thị phần môi giới và giao dịch, 05 công ty bao gồm Công ty Chứng khoán Sài Gòn, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương và Công ty Chứng khoán Đầu tư và Công ty Chứng khoán Ngân hàng ACB chiếm trên 70% tổng thị phần giao dịch cổ phiếu và trên 80% thị phần giao dịch trái phiếu; 65% tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán. Về tư vấn doanh nghiệp, các Công ty Chứng khoán Sài Gòn, Chứng khoán Bảo Việt, Chứng khoán Ngoại thương và Chứng khoán Đầu tư vượt trội hơn so với các đơn vị khác trong việc thu hút được số lượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Với thị phần chiếm tới 90%, các công ty chứng khoán còn lại chỉ chiếm 10% trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp. Hoạt động tự doanh có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao. Điều đó tạo điều kiện cho SSI thực hiện các mục tiêu của mình trong tương lai. Dịch vụ tư vấn đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư của Mỹ, Anh, Pháp, Hồng Kông, Hàn Quốc , Nhật bản … thì SSI chiếm thị phần 90%. Do SSI có phòng tư vấn đầu tư với hàm lượng chất xám cao. Đội ngũ phân tích phần lớn là học tại nước ngoài về. Các công ty tài chính nước ngoài đánh giá rất cao vị thế của SSI tại Việt Nam cũng như trong khu vực châu Á. II. Thực trạng đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI). 1. Mô hình tổ chức hoạt động tự doanh cổ phiếu Mô hình tự doanh của công ty SSI là mô hình tự doanh sau: Sơ đồ2.1 : Mô hình tự doanh 3 cấp Hội đồng đầu tư Ban kiểm soát Phòng đầu tư (tự doanh) TD cổ phiếu chưa niêm yết TD cổ phiếu niêm yết Trong đó : Hội đồng đầu tư (trụ sở chính) bao gồm các thành viên: - Giám đốc công ty hoặc phó Giám đốc công ty được ủy quyền bằng văn bản - Chủ tịch - Trưởng phòng tự doanh và bảo lãnh phát hành - Ủy viên - Trưởng phòng tư vấn đầu tư - Ủy viên - Trưởng phòng môi giới - Ủy viên - Trưởng phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ - Ủy viên - Kế toán trưởng - Ủy viên - Chuyên viên thuộc phòng có phương án, dự án đầu tư – Thư ký + Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đầu tư - Trình Chủ tịch công ty quyết định, sửa đổi, bổ sung danh mụcđầu tư chiến lược, danh mục đầu tư hàng tuần, hàng tháng, hàng năm của công ty. - Tham mưu quyết định các giới hạn đầu tư đối với từng loại chứng khoán thuộc các lĩnh vực ngành nghề. - Quyết định các vấn đề phức tạp khác có liên quan đến đầu tư của công ty – Kết quả biểu quyết của Hội đồng được thông qua như sau: - Số phiếu không tán thành lớn hơn 50%: quyết định không thông qua. - Số phiếu tán thành lớn hơn 50%: quyết định thông qua. Trừ trường hợp Chủ tịch không tán thành và chịu trách nhiệm quyết định không thông qua. - Số phiếu đồng ý và không đồng ý ngang nhau thì quyết định cuối cùng là ý kiến của chủ tịch. - Các thành viên khác có ý kiến khác với quyết định của Hội đồng có quyền bảo lưu ý kiến tại phiếu biểu quyết. Ban kiểm soát do ĐHCĐ bầu ra. Vai trò của Ban kiểm soát là đảm bảo các quyền lợi của cổ đông và giám sát các hoạt động cũng như hoạt động tự doanh của SSI. Hiện nay Ban kiểm soát của SSI gồm có 3 người. 2. Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty SSI. Công ty cổ phần chứng khoán sài gòn SSI được thành lập cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng với các hoạt động môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành thì công ty đã xây dựng được một quy trình tự doanh cụ thể như sau: 2.1 Mục tiêu đầu tư của công ty. Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI đề ra mục tiêu sau khi tiến hành hoạt động tự doanh: - Tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. - Đảm bảo tỷ suất lợi nhuận của danh mục là lớn nhất. - Bảo toàn số vốn so với số lượng vốn ban đầu và sức mua của nó không thay đổi nếu thị trường có biến động. - Phải đảm bảo cắt lỗ giá một chứng khoán nào giảm theo 1 tỷ lệ % so với giá mua vào bình quân. - Chứng khoán được mua phải có tính thanh khoản cao, dễ mua, dễ bán trên thị trường. - Đầu tư vào chứng khoán của công ty đang là một công ty lớn mạnh, đang tăng trưởng, có cơ sở vững chắc, không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, quản lý tốt lợi tức công ty và lợi tức cổ phần cao, luôn luôn đổi mới kỹ thuật công nghệ. 2.2 Phương pháp phân tích. Để thực hiện đầu tư chứng khoán, công ty SSI tiến hành phân tích chứng khoán. Các phương pháp phân tích chủ yếu bao gồm: 2.2.1 Phân tích cơ bản: Phân tích cơ bản công ty sẽ đi phân tích đi từ tình hình kinh tế vĩ mô, sau đó dẫn đến phân tích kĩ thuật để tìm ra các chứng khoán tốt, tiềm năng và dự đoán xu thế để có chiến lược đầu tư đúng đắn. * Phương pháp phân tích + Phân tích tình hình vĩ mô của nền kinh tế như tình hình kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, lạm phát, tình hình đầu tư trong nền kinh tế, đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu… + Phân tích ngành như xem xét tốc độ tăng trưởng của các ngành như tài chính ngân hàng, viễn thông, năng lượng, hàng tiêu dùng, công nghiệp, thực phẩm, vận tải… + Phân tích công ty : SSI thường tập trung phân tích những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh như STB, REE, SAM, BMC…với tốc độ tăng trưởng trung bình là trên 30%/năm. * Nguồn số liệu mà SSI thu thập bao gồm: + Các thông tin vĩ mô nền kinh tế, thông tin kế hoạch phát triển của các ngành SSI lấy số liệu từ tổng cục thống kê, trang web của tổng cục thống kê, bộ Tài chính, bộ Kế hoạch đầu tư, bộ Thương mại, bộ Công thương…, các báo, tạp chí kinh tế hàng đầu như thời báo kinh tế, kinh tế phát triển… + Nguồn thông tin có thể được tiếp cận bằng cách đến trực tiếp công ty, gọi điện, thông qua các báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm, các kế hoạch phát triển của công ty. * Độ tin cậy của số liệu : Do SSI thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau nên tính chính xác và sự kiểm chứng là khá cao. * Công tác tổ chức phân tích và xử lý số liệu. SSI thực hiện theo quy trình sau: + Bước 1 : Cán bộ phân tích thu thập số liệu. + Bước 2 : Cán bộ phân tích tổng hợp số liệu bằng phương pháp tổng hợp, tóm lược sau đó đánh giá số liệu có chính xác và đầy đủ không. Ở giai đoạn này cán bộ phân tích phải xử lý số liệu. +Bước 3 : Cán bộ phân tích đưa ra một báo cáo tổng hợp số liệu đầy đủ và ngắn gọn nhất về công ty đang phân tích. + Bước 4 : Trình báo cáo cho trưởng phòng phân tích đầu tư. + Bước 5 : Trưởng phòng cho ý kiến, nhận xét sau đó trả lại cho cán bộ phân tích. + Bước 6 : Trên cơ sở nhận xét của trưởng phòng, cán bộ phân tích hoàn thành báo cáo phân tích về công ty đó. + Bước 7 : Trưởng phòng họp phòng phân tích, tổ chức đánh giá các báo cáo của các cán bộ phân tích. + Bước 8: Cán bộ phân tích hoàn thiện và đưa ra sản phẩm cuối cùng là báo cáo phân tích công ty đó. Dưới đây là tình hình phân tích cơ bản của công ty trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2007. * Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2007. Kinh tế Việt Nam Tốc độ tăng giá tiêu dùng bước đầu được kiềm chế Bảng 2.2: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước Tháng 09 năm 2007 Theo Tổng Cục thống kê, với mức tăng 0,51% so với tháng 8, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 9 đã bước đầu được kiềm chế. Trước đó, chỉ số này của tháng 8 tăng 0,55% so với tháng 7. Hơn nữa, mặc dù 7 trong tổng số 10 nhóm hàng được thống kê đều tăng giá so với tháng trước nhưng mức tăng ở tất cả các mặt hàng đều dưới 2%. Nhóm hàng có mức tăng cao nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống với 1,02%; tiếp đến là dược phẩm, y tế với 0,91%. Có hai nhóm mặt hàng giá giảm so với tháng trước là phương tiện đi lại và bưu điện, văn hoá thể thao và giải trí. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 9 đã tăng tới tới 8,8%, mức cao nhất từ nhiều năm nay. Dự báo của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội cho thấy, năm nay CPI sẽ tăng mức tối thiểu là 8,5% và tối đa là 10%. Thêm 9,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 9 tháng qua, cả nước đã thu hút được trên 9,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, 8,29 tỷ USD là tổng vốn đầu tư của 1.045 dự án đầu tư mới, phần còn lại là vốn bổ sung của 274 lượt dự án đang được triển khai. Thời gian qua, Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đầu tiên trong 47 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký 2,1 tỷ USD; Xingapore đứng thứ 2 với số vốn đăng ký 1,3 tỷ USD; British Virgin Islands đứng thứ 3 với số vốn đăng ký 1,2 tỷ USD; Đài Loan đứng thứ 4 với số vốn đăng ký 629,7 triệu USD; Nhật Bản vượt Ấn Độ đứng thứ 5 với số vốn đăng ký 623,1 triệu USD. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng ổn định Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 9 tiếp tục xu hướng tích cực và ổn định, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 35,2 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 14 tỷ USD, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã có hai mặt hàng vượt ngưỡng 5 tỷ USD là dệt may và dầu thô. Các mặt hàng công nghiệp khác vẫn tiếp giữ mức tăng trưởng khá trong là sản phẩm giày dép gần 3 tỷ USD; sản phẩm gỗ đạt 1,7 tỷ USD, tăng 25%; hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng gần 24%. Xuất khẩu cao su đạt 933 triệu USD trong 9 tháng và khả năng đạt trên 1 tỷ vào cuối năm được dự báo là chắc chắn. Giá trị một số mặt hàng nông, thuỷ sản trong "Câu lạc bộ 1 tỷ USD" vẫn tiếp tục tăng nhanh như gạo đạt gần 1,3 tỷ USD; cà phê đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD; thủy sản trên 2,7 tỷ USD. Đáng chú ý trong diễn biến xuất khẩu 3 quý đầu năm này là lần đầu tiên giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã vượt qua dầu thô, vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước, với trên 5,8 tỷ USD. Về thị trường xuất khẩu, các thị trường lớn của hàng hoá Việt Nam tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể là xuất khẩu vào thị trường EU tăng 28,5%, chiếm trên 19%; thị trường Mỹ tăng 25%, chiếm 20,5%. Cũng trong 9 tháng qua, giá trị nhập khẩu của cả nước đạt gần 42,9 tỷ USD, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù con số nhập siêu vẫn khá cao nhưng phần lớn hàng nhập khẩu là máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu mà trong nước chưa sản xuất được. 2.2.2 Phân tích kĩ thuật. Công ty cổ phần chứng khoán SSI sử dụng phương pháp phân tích kĩ thuật để xác định thời điểm mua, bán chứng khoán trên thị trường niêm yết. Cụ thể : * Phương pháp phân tích và công cụ phân tích. Phương pháp phân tích: + Xác định xu hướng giá của thị trường, nghía là xác định thị trường đang đi lên hay đang đi xuống. + Xác định xu hướng giá của nhóm cổ phiểu dẫn dắt thị trường ( bluechip). Nhóm này là nhóm chiếm tỷ trọng lớn cả về khối lượng và giá trị giao dịch toàn thị trường. Đây là nhóm mà được nhiều nhà đầu tư quan tâm, tính thanh khoản cao. Do đó xác định xu hướng giá của nhóm này sẽ quyết định thị trường lên hay xuống. + Xác định xu hướng giá của cổ phiếu định mua bán. Dựa vào tình hình cung cầu trên thị trường để quyết định mua, bán. Công cụ phân tích. SSI thường sử dụng các công cụ phân tích kĩ thuật sau: + Phần mềm phân tích kĩ thuật của hãng truyền thông Bloomberg, của hãng truyền thông Reuter. + Phần mềm phân tích kĩ thuật Megastock. * Ưu và nhược điểm của phương pháp này. Ưu điểm: + Việc mua bán chứng khoán không phụ thuộc vào báo cáo tài chính. + Cho phép nhanh chóng phát hiện ra xu thế dịch chuyển giá sang một mức giá cân bằng mới. + Có thể xác định được thời điểm đầu tư lý tưởng. Nhược điểm: + Mang tính chủ quan cao dễ dẫn đến sai xót. + Đầu tư theo phương pháp này chỉ mang tính dự báo xác suất, không phải chắc chắn. + Vẫn bị chậm trễ vì đến khi phát hiện ra xu thế thì giá đã chuyển động mạnh. Dưới đây là tình hình phân tích kĩ thuật diễn biến của thị trường chứng khoán trên cả 2 sàn trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2007 của SSI. Diễn biến trên Sở GDCK TP Hồ Chí Minh ( HOSE) Đúng như dự đoán của SSI trong các báo cáo gần đây, chỉ số Vnindex sau khi trở về mức giá hợp lý hơn đã hồi phục mạnh mẽ trong tháng 9. Vào thời điểm cuối tháng 9, Vnindex đạt 1,046 điểm, tăng 15% so với tháng 8. Sự phấn khích của các nhà đầu tư được thể hiện rõ qua khối lượng giao dịch tăng đột biến, đặt biệt là vào thời gian cuối tháng. Khối lượng giao dịch hàng ngày trung bình trong tháng là 6,1 triệu cổ phiếu mỗi ngày, tăng 15% so với thời điểm 3 tháng trước đây. Như diễn biến thị trường trong tháng 9, chúng tôi cho rằng những mức giá phù hợp hơn của các cổ phiếu niêm yết là tác nhân chính cho đợt hồi phục này. Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến yếu tố tâm lý lạc quan và tin tưởng của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi kinh tế Việt nam tăng trưởng tốt,lạm phát được kiểm soát và kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết được công bố rất hấp dẫn. Hầu hết những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là những cổ phiếu có mức vốn hóa nhỏ như DXP tăng 56%, LBM và LGC tăng 50%. Trong số 37 cổ phiếu có mức tăng hơn 15%, chỉ có 4 cổ phiếu blue-chip: STB tăng 28%, VSH 19.7%, PPC 18.9% và FPT 15%. .Các cổ phiếu mới niêm yết như ACL, PET và VIC cũng tăng mạnh trong đợt hồi phục này, trong đó đặc biệt PET tăng 59%. Mặt khác, trong số những cổ phiếu giảm giá mạnh nhất phải kể đến BMC giảm 8.6% và HBC 4.8%. Nhìn tổng thể toàn bộ các cổ phiếu tại HOSE tháng qua, có 107 cổ phiếu tăng giá, 2 cổ phiếu giữ giá và 8 cổ phiếu giảm. Biểu đồ 2.1: diễn biến Vn-index tháng 9/2007 Diễn biến trên Trung tâm GDCK Hà Nội ( HASTC) Sau 4 tháng giảm sâu, giao dịch chứng khoán trên HASTC tháng 9 đã có dấu hiệu phục hồi khá mạnh mẽ. Bằng chứng là HASTC Index đã có khuynh hướng đi lên ngay từ những ngày đầu tháng, mặc dù có những phiên điều chỉnh nhẹ trong tháng. Kết thúc tháng 9, HASTC Index đứng ở mức 309.74 điểm tăng 58.46 điểm so với mức đóng cửa 251,28 điểm của tháng trước, tương ứng với mức tăng 23.26% trong vòng một tháng. Ngoài sự tăng trưởng mạnh mẽ từ các cổ phiếu đã niêm yết, sự phục hồi mạnh mẽ lần này còn có sự đóng góp từ hai cổ phiếu mới lên niêm yết trong tháng này là Xi măng Sài Sơn (SCJ) và Công ty Cổ phần Dịch Vụ Kỹ thuật Dầu Khí (PVS) Đặc biệt PVS với khối lượng cổ phiếu niêm yết lên tới 100 triệu cổ phiếu. Trong vòng 1 tuần giao dịch, Sài Sơn đã gây sốc cho không ít nhà đầu tư khi mà giá của cổ phiếu này đã tăng trưởng 117% so với mức giá chào sàn 72,000/cổ phần. Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong tháng đạt 39,45 triệu cổ phần gấp hơn hai lần so với mức 19, 42 triệu cổ phần được giao dịch trong tháng trước. Giá trị giao dịch tháng này cũng tăng mạnh mẽ, lên tới 3.649,26 tỷ đồng, gần gấp đôi so với giá trị giao dịch 1.836,87 tỷ đồng trong tháng trước. Bình quân mỗi ngày có khoảng 2,076 triệu cổ phần được giao dịch, tương đương với giá trị giao dịch là 192 tỷ. Đặc biệt là các phiên giao dịch cuối tháng giá trị giao dịch đã tăng lên rõ rệt, trên 400 tỷ, so với mức 80-90 tỷ một ngày trong hai tháng trước. Các cổ phiếu thuộc nhóm ngành tài chính vẫn có giao dịch sôi động nhất. Tháng này, SSI tiếp tục dẫn đầu thị trường về giá trị giao dịch đạt 1.215,71 tỷ đông, tăng 82,78% so với tháng trước. Tiếp theo là ACB và NTP với giá trị giao dịch lần lượt tăng 67,28% và -4,55% so với tháng trước. Mặc dù mới niêm yết được một tuần, nhưng kết thúc tháng PVS cũng đã giành vị trí thứ tư về giá trị giao dịch, đẩy BVS ra khỏi top 5 cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất tháng . Nếu tháng trước, BCC giành vị trí thứ năm về giá trị giao dịch, thì tháng này vị trí này đã thuộc về công ty xi măng khác là BTS. Xét về khối lượng giao dịch, thì ngoài SSI đứng vị trị thứ nhất và ACB bị tụt xuống vị trí thứ ba, các vị trí khác thuộc về BTS( đứng thứ hai) , TBC (đứng thứ tư) và HNM (đứng thứ 5). Khối lượng giao dịch trong tháng này của SSI đứng ở mức 6,873 triệu cổ phần, tăng 61,53% so với tháng trước. Con số này của ACB đứng ở mức 4,370 triệu cổ phần, tăng 44,09% so với tháng trước. Lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tháng này giảm 30,12% so với tháng trước. Tuy nhiên nếu xét về tương quan mua bán thì trong tháng này nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua vào nhiều hơn bán ra. Chênh lệch mua bán lên tới 1,092 triệu cổ phần. Các cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là SSI với 1,048 triệu cổ phần, tương đương với 2,66% khối lượng giao dịch của toàn thị trường, tiếp đến là BMI với 337.700 cổ phần được mua vào, đứng thứ ba là NTP với 334.300 cổ phần. Tiếp đến là HNM và MPC. Các cổ phiếu được bán ra nhiều nhất là TBC với 1,051 triệu cổ phần, tương đương với 2,66%. Tiếp đến là BMI 300,900 cổ phần, SSI 177,700 cổ phần thứ tư là MPC và HPC. ( Nguồn phòng tư vấn và phân tích đầu tư công ty chứng khoán Sài Gòn SSI ) Biểu đồ 2.2: diễn biến HASTC index tháng 9/2007 Trong tháng 9/2007 SSI đã thực hiện mua vào các cổ phiếu sau: STB, VSH, FPT, PET, LBM, PVS, PVI, HNM và bán ra các cổ phiếu sau STB, KDC, PPC, LBM, SSS, SDT, BVS. 2.2.3 Định giá chứng khoán. Việc định giá chứng khoán cho ta biết được mức giá chứng khoán bao nhiêu là hợp lý. Các mô hình định giá chứng khoán phần lớn căn cứ vào các phân tích các chỉ số cơ bản của công ty như P/E, EPS, tốc độ tăng trưởng hàng năm của công ty, lợi nhuận hàng năm của công ty, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Sử dụng kết quả định giá chứng khoán của phòng tự doanh SSI đối với một chứng khoán cụ thể và các chứng khoán khác cũng tiến hành tương tự. Dưới đây là kết quả định giá của cổ phiếu SAM trong tháng 9 năm 2007. Định giá cổ phiếu SAM ngày 25/9/2007 Sử dụng 2 phương pháp đó là: Thứ nhất : Mô hình chiết khấu cổ tức Bảng 2.3: Các chỉ tiêu của SAM từ năm 2002-2006 Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Bình quân VCSH 257,238,000,000 552,752,000,000 737,910,000,000 LNST đc 73,095,000,000 103,200,000,000 203,779,000,000 ROE 0.292 0.257 0.284 0.187 0.276 0.259 EPS 4,835 3,562 4,061 5,593 5,531 Co tuc (DPS) 1,600 1,600 1,600 1,600 1,600 LN tái đầu tư 3,235 1,962 2,461 3,993 3,931 b 0.669 0.551 0.606 0.714 0.711 0.650 G 0.169 G' 0.412 0.975 0.693 Gbq 0.431 Giả định tốc độ tăng trưởng cổ tức tăng đều cho đến năm 2014 từ năm 2015 trở đi tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng không. Bảng2.4: Định giá cổ phiếu SAM theo mô hình chiết khấu cổ tức DPS du kien 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tong 2,289.394 3,275.827 4,687.287 6,706.903 9,596.714 13,731.660 19,648.236 28,114.093 PV1 2,289 2,834 3,508 4,342 5,374 6,652 8,233 10,191 43,422 PV2 65,327 Total PV = Price of SAM 2007 108,749 Định giá theo mô hình chiết khấu cổ tức đó là việc dựa vào các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty SAM. Do đó căn cứ vào các chỉ tiêu như vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, EPS, ROE, tốc độ tăng trưởng của cổ tức sau đó tính toán cổ tức từ năm 2007 đến 2014. Sau đó dùng phương pháp chiết khấu cổ tức sẽ cho ra giá của SAM ở hiện tại. Kết quả của phương pháp này thường phản ánh đúng giá trị của chứng khoán và thể hiện được đúng tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thứ 2:Tính theo phương pháp P/E Bảng2.5: Định giá cổ phiếu SAM theo phương pháp P/E. NGANH CAP DIEN Price (25/9/2007) EPS (From 30/6/2006-30/602007) P/E (25/9/2007) EPS of SAM (From 30/6/2006-30/602007) Prcie SAM SAM 5,300 28 5,300 133,708 POT 13 UNI 30 VTC 47 TLC 8 Bquan nghanh 25 Phương pháp P/E: thường căn cứ vào P/E của cả ngành. Sau đó định giá cổ phiếu SAM. Phương pháp này thể hiện giá trị của SAM so với các công ty đang hoạt động trong cùng một ngành. Sau khi có kết quả định giá cổ phiếu SAM theo 2 mô hình ta thấy nếu định giá theo phương pháp P/E sẽ cho kết quả là giá cổ phiếu SAM là 133,708 đồng/cp cao hơn so với giá cổ phiếu SAM theo mô hình chiết khấu cổ tức giá SAM là 108,749 đồng/cp. Tất cả các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của SSI đều được định giá theo phương pháp tương tự. 2.3 Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư. Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư là bước rất quan trọng của hoạt động tự doanh. Nó sẽ cho biết công ty nên đầu tư theo tỷ lệ vốn như thế nào, ngành nào nên đầu tư vào nhiều hơn, ngành nào nên đầu tư với một tỷ lệ vốn ít hơn. Thông thường những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh thì thường được đầu tư một lượng vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các ngành khác. Sau đó là xây dựng danh mục đầu tư theo từng ngành. Nghĩa là cổ phiếu của những công ty thuộc ngành tăng trưởng tốt sẽ được đầu tư nhiều hơn. Dưới đây là tình hình phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư của SSI. *Việc phân bổ tài sản vào danh mục đầu tư trước tiên đuợc công ty phân bổ theo ngành nghề trong nền kinh tế. Nguyên tắc phân bổ: + Phân bổ vốn đầu tư vào một cổ phiếu khi đã có phân tích đầy đủ và rõ ràng nhất về cổ phiếu đó. + Phân bổ vốn đầu tư với tỷ trọng cao đối với ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh như ngân hàng, tài chính, viễn thông, năng lượng. + Không phân bổ quá 15% vốn đầu tư vào cổ phiếu của một tổ chức niêm yết, không phân bổ quá 10% vốn đầu tư vào cổ phiếu của một tổ chức chưa niêm yết. Phương thức phân bổ tài sản: + Phân bổ vốn đầu tư làm nhiều lần. + Đối với từng cổ phiếu cũng mua làm nhiều lần. Khi thị trường có dấu hiệu đáy thì bắt đầu mua dần và đầu tư hết khi thị trường tăng giá trở lại. Dưới đây là tình hình phân chia vốn đầu tư theo các ngành của công ty SSI. Bảng 2.6. Phân chia hạn mức vốn theo các ngành tính đến tháng 10/2007 ĐVT: đồng Nguồn: Phòng tự doanh CTCK Sài Gòn. Công ty phân bổ tài sản như vậy vì theo tốc độ tăng trưởng của các ngành trong nền kinh tế nói chung. Có thể nói việc công ty cấp vốn khá lớn vào ngành ngân hàng tài chính, năng lượng, công nghiệp. Vì trong 10 năm gần đây tốc độ tăng trưởng của các ngành này là khá nhanh, trung bình từ 30% một năm. Điều đó đã giúp các công ty trong ngành này phát triển nhanh và mạnh mang lại lợi ích lớn cho cổ đông. *Xây dựng danh mục đầu tư Duới đây là một ví dụ về việc xây dựng danh mục đầu tư của phòng tự doanh SSI trong năm 2007. Giỏ hàng hóa: CII, GMD, REE, SAM, STB Trong giỏ hàng hóa trên, REE và SAM là hai cổ phiếu gạo cội nhất, có mặt trên sàn từ những phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cổ phiếu STB, CII, GMD cũng là các cổ phiếu blue chip có vai trò dẫn dắt thị trường. Mô hình CAPM cho ta công thức: E(Rj) = Rf + bj [ E(RM) - Rf ] (3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12831.doc
Tài liệu liên quan