Chuyên đề Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA

MỤC LỤC

 

Chương I: Thực trạng việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA. 1

I.Mục đích hoạt động của Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA 3

1.Mục đích hoạt động: 3

1.1.Vì lòng say mê và ý tưởng không ngừng vươn lên của giám đốc trẻ Mẫn Ngọc Anh. 3

1.2.Sản phẩm chính của Nhà máy: 4

2.Quy trình hoạt động của Nhà máy và phương thức thực hiện hoạt động đó. 5

2.1Quy trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ: 5

2.2. Các quá trình hỗ trợ: 6

2.2.1. Thiết kế và duy trì các quá trình hỗ trợ: 6

2.2.2. Nội dung các khâu trong quá trình hỗ trợ: 7

2.3.Các quá trình cung ứng và đối tác: 9

2.3.1. Đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng: 9

2.3.2. Thông tin phản hồi tới bên cung cấp: 10

2.3.3. Đánh giá cải thiện hoạt động quản lý và mối quan hệ các bên cung cấp: 10

II.Mối quan hệ giữa đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty: 11

1. Đầu tư và chất lượng sản phẩm: 11

2. Các kết quả đạt được: 11

2.1. Hiệu quả đầu tư: 11

2.2. Chất lượng sản phẩm: 12

2.3 Kết quả kinh doanh: 13

2.3.1. Kết quả tập trung vào khách hàng: 13

3.2.2.Các kết quả về thị trường tài chính: 17

2.1.3.Các kết quả về nguồn nhân lực: 20

II. Nguồn vốn đầu tư của Nhà máy: 27

1.Vốn đi vay: 27

2. Nguồn vốn tự có: 27

3.Cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm: 27

III.Quy trình khảo sát chất lượng của sản phẩm 29

1.Lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào: 29

2.Chu trình kiểm tra chất lượng: 29

2.1 Phạm vi áp dụng: 29

2.2 Nội dung: 30

3.Kiểm tra chất lượng đầu ra: 32

IV.Đầu tư vào máy móc trang thiết bị: 33

1.Đầu tư mới hiện đại hoá thiết bị: 33

2.2. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị: 34

V. Đầu tư đào tạo đội ngũ nhân sự: 34

1. Giáo dục đào tạo phát triển người lao động: 34

2.Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên: 36

2.1. Đào tạo nội bộ: 36

2.2. Đào tạo bên ngoài: 37

3.Đào tạo mới: 37

VI. Đầu tư phát triển thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường: 37

1.Hiểu biết khách hàng và thị trường: 37

1.1. Xác định và lựa chọn khách hàng: 38

1.2. Đáp ứng các yêu cầu trong tương lai: 39

1.3. Các quan hệ với khách hàng và sự thoả mãn khách hàng: 40

1.3.1. Quan hệ với khách hàng: 40

2.Xác định sự thoả mãn khách hàng: 42

2.1. Cách thức xác định sự thoả mãn của khách hàng: 42

2.2. Sự thoả mãn kách hàng so với đối thủ cạnh tranh: 42

2.3. Đánh giá và cải tiến quá trình xác định sự thoả mãn của khách hàng: 42

3.Một số hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm: 43

Chương II: Giải pháp và định hướng của việc đầu tư nâng cao chất lượng tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA. 44

1.Giải pháp: 44

1.1 Hệ thống chất lượng: 44

1.1.1.Nguyên vật liệu: 45

1.1.2.Chủng loại: 45

1.1.3. Về công cuộc đầu tư: 45

1.1.4.Đầu tư vào yếu tố con người: 46

1.1.5.Đào tạo vào môi trường làm việc trong công ty: 46

1.2. Giải pháp về đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị mới: 48

2. Định hướng đầu tư trong thời gian tới: 53

2.1.Tiến trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất dây cáp điện xuất khẩu: 53

2.2. Tiến trình thực hiện và đưa vào vận hành khu trung tâm liên kết Hưng Thịnh mới: 53

Kết luận:

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong toàn Nhà máy. Xây dựng các quỹ khen thưởng cho tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động quý và tháng. Xây dựng phong trào thể thao: cầu lông, bóng đá … Tổ chức giải thưởng và trang bị dụng cụ phục vụ thể thao. Tổ chức xây dựng đoàn thể trong Nhà máy: ngày 15/08/2002 thành lập chi bộ đảng HANAKA trực thuộc huyện uỷ Từ Sơn, tháng 11/2002 thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và ban chấp hành công đoàn Nhà máy, tháng 12/2002 thành lập trung đoàn quân dân tự vệ của Nhà máy. Khuyến khích và tạo mối quan hệ hài hoà giữa lãnh đạo và nhân viên: Ban Giám đốc Nhà máy thiết bị điện HANAKA đã và đang tạo lập được mối quan hệ bình đẳng, thoải mái giữa cán bộ công nhân viên và lãnh đạo Nhà máy góp phần củng cố niềm tin của công nhân viên vào lãnh đạo Nhà máy. Kết quả về vật chất: Hiện tại, Nhà máy có mức lương tiên tiến so với mặt bằng trong khu vực và được điều tiết tương đối ổn định. Nhà máy trả lương trực tiếp bằng tiền mặt và được trả đầy đủ, cố định vào một ngày trong tháng bình quân lương lao động theo từng tháng. Tháng/2004 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Bình quân (1000đ) 957 962 1.001 1.008 1.009 1.112 1.119 1.130 1.150 Ngoài thu nhập bằng tiền lương thực tế, hàng ngày lãnh đạo Nhà máy còn tổ chức bữa ăn trưa, 2 ca va 3 ca cho toàn thể cán bộ công nhân viên không phải trả tiền với mức: 6000đ/suất. Việc tổ chức được duy trì đều đặn, nghiêm túc về thời gian, mức ăn, chất lượng bữa ăn. Nước uống, nước sinh hoạt, khu vệ sinh cá nhân được lãnh đạo Nhà máy chăm lo khá đầy đủ. Nhà máy xây dựng quy chế, chế độ khen thưởng rõ ràng theo đúng năng lực và hiệu quả công việc. Cán bộ công nhân viên trong toàn Nhà máy được khuyến khích tạo điều kiện về vật chất để học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ như: Thưởng, tăng lương… Kết quả về đào tạo người lao động: Do chủ trương của Nhà máy là áp dụng công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại nên đòi hỏi bộ máy không ngừng hoàn thiện về cả năng lực chuyên môn lẫn cơ chế quản lý. Nhà máy luôn coi trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm hiện đại hoá hệ thống làm việc tiêu tốn ít công sức người lao động mà hiệu quả làm việc được nâng cao. Năm 2001 – 2003 đã xó 08 khoá cán bộ, công nhân được đào tạo nâng cao tay nghề ở trong và ngoài nước. Tháng 02/2003 có 03 khoá đào tạo tại nhà máy do trung tâm chứng nhận phù hợp đo lường chất lượng do các trưởng, phó phòng, quản đốc, phó quản đốc, tổ truởng về việc quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000. Tháng 10 năm 2003 cớ 01 khóa kỹ sư kỹ thuật – công nhân bậc cao được gửi đến Công ty JMC ( Trung Quốc ) học về công nghệ sản xuất máy biến áp. Tổ chức học an toàn, bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ theo định kỳ 3 tháng cho cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy. Ngoài ra nhà máy còn tổ chức tốt hình thức đào tạo tại chỗ do công nhân bậc cao và kỹ sư giàu kinh nghiệm hướng dẫn. Trong năm 2003 nhà máy tổ chức thi tay nghề cho 87 học viên (2đợt ); kết quả có 85/87 học viên đạt yêu cầu Đặc biệt Nhà máy thường xuyên tổ chức các đoàn tham quan đến các cơ sở sản xuất máy biến thế ở nước ngoài để khảo sát công nghệ và hoạc hỏi kinh nghiệm làm việc. Nhà máy luôn coi trọng yếu tố con người, coi con người là yếu tố hàng đầu của sự phát triển, do vậy hàng năm Nhà máy đầu tư khoảng 500 triệu đồng chi phí đào tạo. Kết quả đạt được là chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao ý thức làm việc ngày một tốt hơn thể hiện rõ nhất là doanh thu hàng năm của Nhà máy tăng một cách đáng k - Các kết quả khác: Từ khi thành lập 1994 cho đến năm 2003 công ty đã được Bộ tài chính cấp 9 bằng khen về việc chấp hành tốt và hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, chấp hành tốt luật Doanh nghiệp và chính sách khác của đảng, nhà nước. Ngoài ra, công ty cũng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp bằng khen về việc đã có nhiều thành tích, hoàn thành tốt nghĩa vụ trong năm. Tháng 2 năm 2001, công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy thiết bị điện HANAKA đã được sở công nghiệp Bắc Ninh tặng giấy khen vì có nhiều thành tích trong phong trào thi đua lao động sản xuất năm 2000. Tháng 3 năm 2002, công ty đã được bộ tài chính tặng bằng khen vì đã có thành tích hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế năm 2001. Tháng 8 năm 2003, công ty đã được hội các doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế trao giải thưởng sao vàng đất việt cho sản phẩm máy biến áp điện lực điện áp đến 35KV vì đáp ứng tiêu trí về năng lực cạnh tranh quốc tế cho các sản phẩm, thương hiệu có uy tín. Tháng 10 năm 2003, tại hội trợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 2003 sản phẩm máy biến áp của nhà máy thiết bị điện HANAKA đã được ban tổ chức hội trợ tặng thưởng 4 huy chương vàng và 4 huy chương bạc cho sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Chi bộ HANAKA Hồng Ngọc đã được Huyện Uỷ Từ Sơn tặng giấy khen đạt tiêu chuẩn tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh. -Tháng 11 năm 2003, ban chấp hành Nhà máy thiết bị điện HANAKA đã vinh dự nhận giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2003 do bộ khoa học và công nghệ tổ chức, tiến tới tham gia giải thưởng chất lượng Châu Á Thái Bình Dương. Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm phó tổng giám đốc công ty MẪN NGỌC ANH đã được Uỷ ban trung ương Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tặng: “ giải thưởng sao đỏ năm 2003”- một phần giải thưởng cao quý dành cho 10 doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất Việt Nam. - Tháng 12 năm 2004, giám đốc Nhà máy thiết bị điện HANAKA Mẫn Ngọc Anh được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh. Để đạt được những thành tích trên là do doanh nghiệp có một tập thể người lao động đoàn kết thống nhất ý trí và hành động; với một tổ chức kinh tế có tính kỷ luật cao, đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, sáng tạo, không ngường cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới tư duy nâng cao chất lượng sản phẩm vừa lòng khách hàng. Với phương châm lấy phẩm chất đạo đức kinh doanh là hàng đầu, làm vừa lòng khách hàng bằng chất lượng sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh cơ chế linh hoạt Doanh nghiệp luôn tìm tòi học hỏi một cách nghiêm túc để ngày càng khẳng định vị thế, chỗ đứng của mình trên thương trường khắc nghiệt. Cùng với sự phát triển đổi mới của nền kinh tế của đất nước, của tỉnh Bắc Ninh; công ty Hồng Ngọc đã có chặng đường 10 năm phát triển. Với vai trò chủ chốt lãnh đạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty Hồng Ngọc và Nhà máy thiết bị điện HANAKA; với tinh thần quyết tâm, vượt khó, vượt khổ, năng động sáng tạo, không ngừng đổi mới, phát huy nội lực của bản thân, tiếp xúc học hỏi trình độ quản lý, công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại của tinh hoa nhân loại trong chế độ tư bản chủ nghĩa tôi đã khẳng định được vị trí của Công ty mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật; tiếp tục mở rộng và đầu tư xây dựng các nhà máy Công nghiệp, các khu thương mại, dịch vụ dân cư, đô thị hoá nông thôn, đưa làng cổ lạc hậu thành làng đô thị, kết hợp sức mạnh của các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế để đoàn kết nhất trí xây dựng hệ thống thương mại , tài chính, công nghiệp toàn cầu góp phần thúc đẩy nền kinh tế thương mại, công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh ngày càng phát triển vững mạnh, sầm uất. Đó là các yếu tố quan trọng, cần thiết trong tương lai để đưa công ty trở thành một tập đoàn thương mại, tài chính, công nghiệp vững mạnh góp phần giảm bớt lực lượng lao động dư thừa trong xã hội, giảm bớt tệ nạn xã hội, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó có thể khẳng định sản phẩm mang thương hiệu HANAKA sẽ là niềm tự hào của người dân Kinh Bắc. Hàng năm nhà máy thiết bị điện HANAKA nộp ngân sách Nhà nước trên 20 tỷ đồng tiền thuế các loại, giải quyết việc làm cho gần 500 lao động địa phương, thu nhập bình quân hàng tháng 1,5 triệu đồng/người. Giữ được sự bền vững và phát triển có được tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm là do chúng tôi biết coi trọng việc tìm kiếm đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực là sách lược hàng đầu; giáo dục, hệ thống hoá kỹ năng quản lý tiên tiến hiện đại từ cấp cơ sở, tổ công nhân phòng ban, phân xưởng. Đối với người công nhân đến với nhà máy phải biết hôm nay mình phải làm gì? kết quả như thế nào? Giá trị sức lao động phải tự quản lý bằng bao nhiêu tiền? Đối với người lãnh đạo, quản lý phải xây dựng kế hoạch công việc hôm nay, ngày mai, tuần này, tuần sau, tháng sau bộ phận mình quản lý phải hoàn thành những công việc gì và mình sữ phải phân công ai làm việc gì? thời gian nào, bao giờ hoàn thành? biện pháp thực hiện, hướng dẫn, nguyên nhân (nếu có) và giải pháp hoàn thành? Nhà máy thiết bị điện HANAKA đã và đang giữ vững, mở rộng thị trường của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt với phương châm lấy chất lượng là vũ khí hàng đầu. Để thực hiện một cách tốt nhất chiến lược kinh doanh của mình nhà máy đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, mẫu mã, chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm làm thoả mãn khách hàng và giản chi phí để có mức giá cạnh tranh nhất. Cùng với sự tăng trưởng lớn mạnh của đất nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng, được sự quan tâm hỗ trợ giúp đỡ của chính quyền địa phương, hiện nay công ty đang đầu tư xây dựng 2 công trình trên huyện Từ Sơn, gồm: Trung tâm thương mại Hồng Kông với tổng diện tích 18.000 m2 bao gồm khu nhà cao 11 tầng dùng làm Văn phòng, phòng trưng bày sản phẩm, siêu thị, ngân hàng, khách sạn; khu liên hợp thể thao đầu tư 10 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 12 năm 2007. (2) Khu trung tâm liên kết đầu tư và phát triển công nghệ cao HANAKA (đối diện nhà máy thiết bị điện HANAKA) với tổng diện tích 110.000 m2 gồm 5 mô hình sản xuất: - Nhà máy dây cáp điện ngầm trung thế (vốn đầu tư xây dựng 10 triệu USD) dự kiến đi vào sản xuất tháng 5 năm 2006. - Công ty CP sản xuất bao bì kim loại Hà Nội (vốn đầu tư 15 triệu USD cùng với sự hợp tác chuyển giao công nghệ Anh và Mỹ) dự kiến đi vào sản xuất tháng 9 năm 2006. - Nhà máy sản xuất dây điện từ (vốn đầu tư 5 triệu USD) dự kiến đi vào sản xuất vào tháng 5 năm 2006. - Nhà máy sản xuất các sản phẩm về đồng (vốn đầu tư 5 triệu USD) sự kiến đi vào sản xuất tháng 6 năm 2006. - Công ty liên doanh sản xuất máy biến áp chuyển tải 220 kV, công suất 25 MVA đến 450 MVA (liên doanh với nước ngoài, vốn đầu tư 15 triệu USD) sự kiến đi vào sản xuất tháng 12 năm 2006. Sau khi hoàn thành xây dựng Khu trung tâm liên kết đầu tư và phát triển công nghệ HANAKA, dự kiến tổng doanh thu của các công ty trong tập đoàn ước tính đạt khoảng 3.000-4.000 tỷ đồng /năm, sử dụng trên 1000 lao động tại địa phương. II. Nguồn vốn đầu tư của Nhà máy: Ngồn vốn đầu tư để thành lập Nhà máy cũng thuộc nguồn vốn của công ty TNHH Hồng Ngọc. Là doanh nghiệp tư nhân và nguồn vốn chỉ bao gồm: nguồn vốn đi vay và nguồn vốn tự có. Tổng vốn ban đầu của dự án là: 176.374 triệu đồng 1.Vốn đi vay: Vốn vay khi thành lập Nhà máy là: 135.175 triệu đồng Nguồn vốn vay này được vay từ ngân hàng Thương mại và hoàn trả từ nguồn vốn khấu hao và lợi nhuận thu được hàng năm của công ty với lãi xuất 11,4%/ năm, thời gian hoàn vốn là: 7 năm 10 tháng. 2. Nguồn vốn tự có: Nguồn vốn tự có ban đầu của Nhà máy là: 41.199 triệu đồng 3.Cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm: Với NPV= 33.267 triệu đồng IRR= 18,4% Thời gian dự kiến hoàn vốn là 7 năm 10 tháng Khoản nộp ngân sách nhà nước: thuế đất 50 triệu VNĐ/ năm, thuế thu nhập doanh nghệp 624 triệu VNĐ/ năm. Cơ cấu vốn đầu tư trong Nhà máy: + Vốn cố định: 126.374 triệu đồng, trong đó: Chi phí thiết bị đầu tư: 1816 triệu đồng Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 1800 triệu đồng Chi phí quản lý công trình: 363 triệu đồng Chi phí xây dựng: 36.313 triệu đồng Chi phí máy móc thiết bị: 81.696 triệu đồng Chi phí phương tiện vận tải: 1.027 triệu đồng Chi phí thiết bị văn phòng: 150 triệu đồng Chi phí hệ thống điều hoà: 1500 triệu đồng Lãi vay trong giai đoạn đầu tư: 1559 triệu đồng + Vốn lưu động: 50.000 triệu đồng Vốn đầu tư trong Nhà máy tăng theo từng năm hoạt động: Đơn vị: triệu VNĐ Vốn đầu tư Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tuyệt đối Tăng so với năm 2001(%) Số tuyệt đối Tăng so với năm 2002(%) Số tuyệt đối Tăng so với năm 2003(%) Số tuyệt đối Tăng so với năm 2004(%) 64.005 18,4 103.303,4 61,4 143.000 38,43 300.000 97 Cơ cấu vốn đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm: Việc đầu tư cho nâng cao chất lượng sản phẩm là việc đầu tư liên tục trong suốt quá trình sống của dự án. Nhà máy thiết bị điện HANAKA có cơ cấu vốn đầu tư cho việc nâng cao chất lượng ban đầu chiếm khoảng: 20% tổng số vốn ban đầu và tăng dần theo từng năm Đơn vị: triệu VNĐ Năm 2002 Năm2003 Năm2004 Năm2005 Số tiền đầu tư CLSP Chiếm tỷ lệ trong tổng VĐT Số tiền đầu tư CLSP Chiếm tỷ lệ trong tổng VĐT Số tiền đầu tư CLSP Chiếm tỷ lệ trong tổng VĐT Số tiền đầu tư CLSP Chiếm tỷ lệ trong tổng VĐT 12.801 20% 25.825,85 25% 43.186 30,2% 91.500 30,5% IV. Quy trình khảo sát chất lượng của sản phẩm 1.Lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào: Các nguyên liệu đầu vào phải được kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, khi sản phẩm được vận chuyển về kho phải còn đầy tủ tem mác của nơi sản xuất chúng, đồng thời bộ phận quản lý chất lượng sẽ kiểm tra, kiểm soát các nguyên liệu không phù hợp sẽ loại bỏ. Nguyên vật liệu đầu vào cũng đều được thử nghiệm qua hệ thống thử nguyên liệu sản phẩm của Nhà máy nhất là các sản phẩm chịu nhiệt lớn, mỗi tuần một lần phòng QC sẽ đại diện cử nhân viên trực tiếp xuống xưởng kiểm tra xem xét các nguyên vật liệu đầu vào sau khi đã nhập tránh tình trạng oxi hoá ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này. 2.Chu trình kiểm tra chất lượng: 2.1 Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho + Dây chuyền chế tạo máy biến thế + Dây chuyền sản xuất cáp nhôm + Đối tượng kiểm soát: Từ nguyên vật liệu mua vào, bán thành phẩm và thành phẩm. 2.2 Nội dung: Nội dung của chu trình kiểm tra chất lượng được biểu hiện thông qua sơ đồ sau: Phát hiện sản phẩm không phù hợp Gắn phiếu SP không phù hợp Thực hiện Đánh giá Lập phương án sử lý Duyệt Kiểm tra lại Chỉ định người theo dõi Cần KP/PN Lưu hồ sơ Loại bỏ Duyệt Lưu hồ sơ thực hiện Mô tả lưu đồ: Phát hiện sản phẩm không phù hợp: + Công nhân + Cán bộ kỹ thuật phân xưởng + Phòng QC Gắn phiếu sản phẩm không phù hợp: + KCS có trách nhiệm đóng dấu đã kiểm soát sản phẩm không phù hợp + KCS lập phiếu, chuyển phiếu cho kỹ thuật phân xưởng + Kỹ thuật phân xưởng có trách nhiệm xem xét tiếp bước 3 Đánh giá xác định nguyên nhân: dựa vào hiện trạng của sản phẩm, kết quả kiểm tra của KCS. Kỹ thuật phân xưởng xác định nguyên nhân dẫn đến sự không phù hợp tuỳ theo mức độ mà đề xuất phương án xử lý bước 3. Xử lý không phù hợp: + Mức độ phân xưởng xử lý: Những sản phẩm mức độ có thể xử lý được mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, công nghệ chế tạo, sản xuất, thiệt hại giá trị kinh tế thấp. + Mức độ phòng kỹ thuật xử lý: Mức độ sai hỏng ảnh hưởng đến quy trình công nghệ chế tạo, sản xuất. Không thể làm tiếp được ở công đoạn sau, có thiệt hại đến giá trị kinh tế. Cấp duyệt: Theo cấp duyệt của bước 4, phân xưởng xác nhận, phó giám đốc kỹ thuật duyệt. Thực hiện: Trong phương án xử lý của bước 4 nêu rõ: người thực hiện có thể là cá nhân, tập thể hay đơn vị sản xuất, ghi rõ trách nhiệm chính phần thực hiện ( nếu là tập thể hay đơn vị ), thực hiện xong báo cho KCS kiểm tra. Kiểm tra sau thực hiện: Nhân viên phòng QC thự hiện kiểm tra, sản phẩm lỗi nhẹ, chưa phù hợp yêu cầu thì cần xử lý, khắc phục quay lại làm tiếp các bước 3; 4; 6. Sanr phẩm không đạt lập phiếu loại bỏ có ý kiến của lãnh đạo Nhà máy sau đó lưu hồ sơ tại đơn vị thực hiện sau đó tiếp tục thực hiện bước 8 Duyệt: khi loại bỏ phải được phó giám đốc duyệt. Chỉ định người theo dõi: Đơn vị thực hiện chỉ định người theo dõi. người theo dõi có trách nhiệm theo dõi trong quá trình quản lý. - Cần có biện pháp khắc phục phòng ngừa: + KCS dựa vào kết quả kiểm tra và sự không phù hợp mang tính chất lặp lại, đề xuất việc thực hiện khắc phục phòng ngừa chuyển cho đơn vị thực hiện. 3.Kiểm tra chất lượng đầu ra: Sau khi sản phẩm hoàn thành chuẩn bị xuất ra ngoài thì phải qua công đoạn kiểm tra chất lượng đầu ra. Chất lượng đầu ra được kiểm tra về kích cỡ, chạy thử sau đó mới gián mác và đóng bao bì bảo quản cho sản phẩm. Được thể hiện ở sơ đồ sau: Sản phẩm đầu ra Phòng QC kiểm tra chất lượng Kích cỡ Độ phù hợp Vận hành thử Đạt yêu cầu Dán nhãn mác Xuất hàng V. Đầu tư vào máy móc trang thiết bị: Đầu tư vào máy móc trang thiết bị bao gồm cả đầu tư ban đầu, đầu tư mới và sửa chữa trang thiết bị trong suốt quá trình vận hành. 1. Đầu tư mới hiện đại hoá thiết bị: Việc hiện đại hoá trang thiết bị được cập nhật thường xuyên đối với Nhà máy. Ban đầu đã trang bị cho mình một hệ thống trang thiết bị hiện đại, tuy nhiên để sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường và sản xuất một cách có hiệu quả thì việc đầu tư vào trang thiết bị phải được thực hiện đều đặn và ngày một được chú trọng hơn. Trang thiết bị đầu tư phục vụ chế tạo sản phẩm máy biến áp: tt Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Nước sản xuất 1 Máy quấn dây cao thế một lõi tự động dải dây (PLC) Cái 04 IMI - Việt Nam 2 Máy quấn dây cao thế hai bối tự động dải dây (PLC) Cái 04 IMI - Việt Nam 3 Máy quấn dây hạ thế Cái 04 IMI - Việt Nam 4 Máy quấn dây ngang Cái 01 IMI - Việt Nam 5 Máy cắt giấy Cái 02 Nhật Bản 6 Máy gia công cách điện Cái 01 Nhật Bản 7 Máy dập căn mang cá Cái 02 Nhật Bản 8 Máy gấp giấy Cái 02 Trung quốc 9 Máy bọc giầy cách điện Cái 01 Việt Nam 10 Máy hàn nối dây áp lực Cái 02 Nhật Bản 11 Máy cưa vòng Cái 02 Đức 12 Máy hàn TIC 200 Cái 01 Nhật Bản 13 Xe nâng 2.5T Cái 01 Nhật Bản 14 Cầu trục 5T Cái 02 Nhật Bản 2.2. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị: - Thông qua các lần sủa chữa bảo dưỡng định kỳ hàng quý, tháng , năm. Trưởng phòng cơ điện có trách nhiệm xác định những thiết bị đã bị xuống cấp để Đầu tư nâng cấp các thiết bị đó, dự trù vật tư phụ tùng thay thế. Các thiết bị được nâng cấp phù hợp đáp ứng được chất lượng của sản phẩm. Đầu tư nâng cấp thiết bị là công cuộc đầu tư liên tục và thường xuyên nhằm loại bỏ các yếu tố hình thành việc sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng. VI. Đầu tư đào tạo đội ngũ nhân sự: 1. Giáo dục đào tạo phát triển người lao động: Do chủ trương của Nhà máy là áp dụng công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại nên đòi hỏi bộ máy quản lý và trực tiếp sản xuất không ngừng được hoàn thiện cả năng lực chuyên môn lẫm hệ thống cơ chế quản lý. Nhu cầu về nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được nhà máy xác định đúng, kịp thời và được cung cấp đầy đủ về con người, phương pháp làm việc, điều kiện môi trường làm việc. Trong các nguồn lực trên Nhà máy xác định yếu tố con người là quan trọng nhất. Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng của Nhà máy. mọi thành viên trong Nhà máy đều được đào tạo thích hợp, có kyc năng và kinh nghiệm, đáp ứng nhu cầu công việc. Nhà máy thường xuyên xác định nhu cầu nhân lực, tổ chức các khoá đào tạo để mọi người nhận thức được vai trò của mình đóng góp vào việc theo đuổi mục tiêu chung. Tại Nhà máy nhu cầu đào tạo bắt nguồn từ những đòi hỏi về trình độ và năng lực cần đáp ứng để thực hiện nhiệm vụ hiện tại và tương lai. Các phòng ban có chức năng trực tiếp xác định nhu cầu đào tạo phối hợp với phòng tổ chức hành chính phối hợp khảo sát về trình độ hiểu biết năng lực và khả năng đáp ứng của cán bộ công nhân viên thông qua hình thức: kiểm tra chuyên môn, tay nghề, phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp. Sau đó phòng tổ chức hành chính trực tiếp tổng hợp các nhu cầu dựa trên các yêu cầu xây dựng kế hoạch mục tiêu chiến lược giáo dục và đào tạo cụ thể. Việc xây dựng một kế hoạch giáo dục và đào tạo dựa trên nhu cầu thực tế cần thiết và trình độ của cán bộ công nhân viên. - Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ: Do chủ trương của nhà máy áp dụng công nghệ tiên tiến máy móc thiết bị hiện đại nên đòi hỏi Nhà máy không ngừng hoàn thiện cả về năng lực chuyên môn lẫn hệ thống cơ chế quản lý. Nhà máy luôn coi trọng những thành quả của công nghệ tin học phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Lĩnh vực quản lý: Nhà máy xác định đối tượng chủ yếu của lĩnh vực này là các cán bộ lãnh đạo trong Nhà máy xuất phát từ yêu cầu hoạt động và nhiệm vụ thực hiện mục tiêu của Nhà máy về: quản lý nguồn lực, quản trị chất lượng, quản lý sản xuất… - Mục đích: xác định các trình tự công việc nhằm nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển ổn định, đi lên của doanh nghiệp. - Phạm vi áp dụng: quy trình này áp dụng cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. - Xác định nhu cầu đào tạo: Trưởng đơn vị hàng năm đánh giá năng lực chuyên môn và xác định nhu cầu đào tạo bổ sung cho từng vị trí công việc. Thống kê nhân lực và xác định yêu cầu nhân lực cho từng vị trí. Lập nhu cầu đao tạo theo biểu mẫu Lãnh đạo Nhà máy đưa ra định hướng phát triển, xác định nhu cầu đào tạo trong năm. Tập hợp nhu cầu: bộ phận phụ trách đào tạo tổng hợp nhu cầu đào tạo từ lãnh đạo Nhà máy và các đơn vị trong Nhà máy để lập kế hoạch đào tạo hàng năm. Kế hoạch đào tạo: Bộ phận phụ trách đào tạo lập vào tháng 1 hàng năm dựa trên những căn cứ sau: đánh giá chuyên môn, định hướng phát triển mở rộng của lãnh đạo, nhu cầu đào tạo bổ sung cho các đơn vị, yêu cầu nâng cao tay nghề cho công nhân viên. 2.Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên: 2.1. Đào tạo nội bộ: Là việc tổ chức đào tạo tại Nhà máy do giảng viên, công nhân bậc cao hoặc giảng viên từ bên ngoài giảng dạy có hai hình thức đào tạo: đào tạo tập trung và đào tạo tại chỗ. Đào tạo tập trung: Bộ phận, cán bộ phụ trách đào tạo lập trương trình đạo tạo, bố trí giảng viên danh sách học viên, thời gian, địa điểm, thông báo tới các đơn vị nội dung, trương trình học. Các bộ phận chịu trách nhiệm đào tạo: + Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm đào tạo về kỹ thuật, tay nghề, chỉ dẫn công nghệ, quy trình vận hành. + Phòng tổ chức – Hành chính: Có trách nhiệm phổ biến các quy định, quy chế của công ty, an toàn lao động phòng cháy chữa cháy. Các bộ phận chịu trách nhiệm đào tạo người hướng dẫn phải soạn thảo giáo trình và được hội đồng đào tạo phê duyệt. Đối với đào tạo kèm cặp: trưởng các đơn vị có trách nhiệm phân công hoặc trực tiếp đào tạo cán bộ công nhân viên của đơn vị mình, phổ biến các quy định, quy chế hướng dẫn công nhân theo trương trình đã được biên soạn. Tiến hành đào tạo: Bộ phận phụ trách đào tạo có trách nhiệm tổ chức đào tạo, theo dõi quá trình đào tạo: số lượng học viên tham gia chất lượng đào tạo và đánh giá kết quả. Đánh giá kết quả đào tạo: + Đối với đào tạo nâng cao tay nghề: tổ chức làm bài kiểm tra lý thuyết và thực hành thông qua hội đồng đào tạo ra đề lên thang và chấm điểm. + Đối với đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo mang tính phổ biến: có thể chấm điểm hoặc chỉ nhận xét sau khoá học. 2.2. Đào tạo bên ngoài: Căn cứ vào nhu cầu đào tạo, thông báo đào tạo của các tổ chức đào tạo. Phòng tổ chức hành chính làm quyết định cử đi đào tạo phải thông qua lãnh đạo Nhà máy ký quyết định. 3.Đào tạo mới: Việc tiếp thu những công nghệ mới dây truyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi Nhà máy có những đợt đào tạo mới nhất là đối với con em trong Nhà máy được cử đi đào tạo về phụ vụ tại Nhà máy. Nguồn kinh phí dành cho việc đào tạo này vào khoảng 20 triệu đồng/ năm. Hàng năm Nhà máy tổ chức tuyển sinh bổ sung cán bộ mới có kinh nghiệm và năng động hơn thay thế cho những cán bộ không đủ năng lực làm việc tại Nhà máy đồng thời qua đó tiếp thu những cái mới, tạo đà cho các cán bộ luôn cố gắng học hỏi và nâng cao tay nghề của mình. *. Đánh giá hiệu lực đào tạo: hàng năm, trưởng phòng đơn vị lập phiếu nhận xét hiệu quả đào tạo, từ đó xác định nhu cầu bổ sung cho các đợt tiếp sau. Bộ phận phụ trách đào tạo tổng kết đào tạo năm, từ đó lên kế hoạch và ra quyết định đào tạo mới và đào tạo nâng cao tay nghề. VII. Đầu tư phát triển thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường: Định hướng khách hàng và thị trường: 1.Hiểu biết khách hàng và thị trường: Thị trường máy biến áp trong nước hiện đã co công ty, Nhà máy sản xuất như: Công ty thiết bị điện Biên Hoà, Nhà máy thiết bị điện Đông Anh, công ty liên doanh ABB, công ty liên doanh vinatakaoka, công ty cơ điện Thủ Đức, cáp điện có công ty cơ điện Trần Phú, công ty cơ điện DEASUNG, LGVINA, CADIVI… Hầu hết các nhà máy này đã đi vào hoạt động hàng vài chục năm trong thị trường trong Nam và ngoài Bắc. Sản phẩm của họ đã được thực tế kiểm nghiệm, thương hiệu của họ đã được khách hàng bước đầu chấp nhận, thị phần của họ đã chiếm một tỷ lệ cao trong nghành điện Việt Nam. Nói lên điều này khẳng định một khó khăn vô cùng to lớn trong cạnh trạnh sản phẩm thương hiệu HANAKA mới đi vào sản xuất trong mấy năm nay. Sản phẩm máy biến áp và dây điện của Nhà Máy đã bắt đầu thâm nhập và có khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài như: Các nước tròn khu vực Đông Nam Á, các nước Châu Phi, Nam mỹ… Tổng cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnuynuykuy.doc
Tài liệu liên quan