Chuyên đề Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà

Đầu tiên có thể thấy rằng đến trước năm 2004 qui mô đầu tư vào tài sản cố định của Công ty Việt Hà là quá thấp. Năm 2001 Công ty chỉ đầu tư có 1758 (triệu đồng) cho nâng cấp thiết bị, xây mới nhà xưởng. Đây là một con số quá nhỏ bé so với doanh thu của Công ty trong cùng năm là 52000 triệu đồng ( chỉ chiếm chưa tới 1/35 ). Trong hai năm tiếp theo cũng như vậy, lượng vốn đầu tư cho công tác xây dựng cơ bản và thiết bị không có mấy tiến triển với 1800 (triệu đồng) cho năm 2002 và 2000 (triệu đồng) cho năm 2003. Nhìn vào tốc độ phát triển liên hoàn của vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị cũng không lấy gì làm khả quan. Tốc độ tăng vốn năm 2002 là gần như không đáng kể (2,38%), năm tiếp sau đó là 2003 thì vốn cũng chỉ tăng lên có 11,11% so với năm 2002 với số tăng tuyệt đối là 242 triệu đồng. Có thể thấy đến trước năm 2004 công tác đầu tư vào tài sản cố định của Công ty Việt Hà chưa được quan tâm đúng mức so với qui mô sản xuất và tiềm lực sẵn có của Công ty. Nhận thấy đây là một vấn đề then chốt trong việc tăng cường khả năng sản xuất của Công ty nên trong năm 2004 Ban lãnh đạo Công ty Việt Hà đã thật sự có sự chuyển đổi về lượng trong công cuộc đầu tư tài sản cố định. Nếu như năm 2003 con số mới chỉ dừng lại ở 2000 (triệu đồng) (chiếm có 1/38 doanh thu trong năm) thì đến năm 2004 con số đó đã tăng vọt lên 5000 ( triệu đồng) với số tăng tuyệt đối là 3000 (triệu đồng) tương ứng với tốc độ tăng định gốc 150%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị của năm 2004 so với doanh thu năm đã tăng lên đáng kể, chiếm tới 1/19 tổng doanh thu. Đây là một con số đáng mơ ước ngay cả đối với những doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn. Sự tăng trưởng vượt bậc của số vốn đầu tư vào tài sản cố định không chỉ có ý nghĩa về mặt số lượng mà hơn nữa nó chỉ ra rằng Công ty đã ngày càng quan tâm hơn đến nâng cao chất lượng dây chuyền công nghệ, qui mô nhà xưởng. Từ đó góp phần thu hút được các nhà đầu tư và tạo được lòng tin về khả năng của Công ty trong người tiêu dùng. Nhưng cũng cần phải thấy rằng đây là một sự tăng trưởng đột biến. Nó chưa thể hiện một sự tăng trưởng bền vững về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị. Công ty cần có sự ổn định trong việc duy trì con số tuyệt đối này với một tốc độ tăng vốn ổn định hơn.

 

doc97 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì vậy giá cả biến động phụ thuộc rất lớn vào tình hình cung cầu trên thị trường thế giới và chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước. Điều đó dẫn tới tăng cao giá thành sản phẩm (xu thế giá cả trên thế giới tăng do giá dầu tăng), hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm bia trên thị trường. Hơn nữa, hai loại nguyên liệu này thường phải nhập một lần và dự trữ nhiều tháng để xuất ra sản xuất dần nên lượng vốn lưu động ở khâu dự trữ hai loại nguyên liệu này là rất lớn, gây ứ đọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hai là: áp lực cạnh tranh. Sản phẩm bia hơi của Công ty Việt Hà chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt của các sản phẩm bia hơi khác như bia hơi Hà Nội, bia Anchor, bia hơi của các cơ sở tư nhân,.. Đặc biệt là bia hơi Hà Nội, một sản phẩm được ra đời từ rất sớm và rất gắn bó với người dân Hà Nội. Trên thực tế thương hiệu bia hơi của Việt Hà không thể mạnh, vẫn còn kém so với bia Hà Nội trên thị trường các tỉnh thành phía Bắc. Ngoài ra, còn phải kể đến nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng khác trên phân khúc thị trường bia trung cấp mà Việt Hà đã chọn, cũng như các cơ sở bia hơi tư nhân bán sản phẩm với giá rẻ (do việc khoán thuế, trốn lậu thuế của Nhà nước). Ba là: Chính sách thuế của Nhà nước. Sản phẩm bia hơi là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất áp dụng là 30%. Điều này đẩy giá bán tăng lên gây khó khăn cho việc tiêu thụ bia. So với một số loại nước giải khát thì thuế bia là cao (bia vẫn coi là mặt hàng xa xỉ, vì vậy vẫn chịu thuế tiêu thụ đặc biệt). Và lý do gây khóa khăn cho Công ty nói riêng, các doanh bia nói chung là chính sách thuế chưa mang tính ổn định cao. Mới đây là Nhà nước dự định tăng Thuế Tiêu thụ đặc biệt của bia hơi lên. Tuy nhiên, Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan dự thảo xây dựng lịch trình tăng thuế phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Bốn là: Do tình hình kinh tế thế giới gần đây có nhiều biến đổi khó lường như một số ngân hàng tăng tỉ lệ lãi xuất, chiến tranh, nhất là sự leo thang của giá dầu trên thế giới đạt mức kỷ lục như hiện nay đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam làm cho giá cả nguyên vật liệu trong nước cũng theo đó biến động theo xu hướng tăng thêm, dẫn đến chi phí vận tải, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, vật tư tăng lên rất cao. Những phân tích trên đã nêu bật được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như đe doạ đối với Công ty Việt Hà. Để xây dựng được chiến lược phù hợp, biện pháp đúng đắn nhằm phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng tốt cơ hội và đối phó với những đe doạ từ môi trường bên ngoài thì Công ty phải phối hợp logic giữa các yếu tố nội tại bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và những yếu tố khách quan bên ngoài (có hội, đe doạ). Sự phối hợp logic đó được thể hiện rõ trong ma trận SWOT. Việc phân tích ma trận này sẽ giúp Công ty Việt Hà đưa ra được các đối sách hợp lý hơn trong nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bia đầy cơ hội cũng như thách thức. Xuất phát từ việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh của Công ty Việt Hà để thấy rõ những điểm mạnh và những điểm yếu mà Công cần khắc phục từ đó là căn cứ để tác giả đề xuất những biên pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong chương sau. Bảng 4 : Ma trận SWOT Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Môi trường bên ngoài Cơ hội (O) + Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây và gia tăng nhu cầu tiêu thụ bia của người dân. + Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, trong đó có ngành giao thông vận tải. + Sự thuận lợi của nguyên liệu đầu vào trong nước. Đe doạ (T) + Sự biến động thị trường nguyên liệu nhập ngoại gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. + áp lực cạnh tranh của các đối thử chính và đối thủ tiềm năng. + Chính sách thuế của Nhà nước. + Tình hình kinh tế thế giới khó lường ảnh hưởng đến tăng chi phí. Điểm yếu (W) + Công tác đầu tư mới trang thiết bị máy móc dây chuyền công nghệ chưa được quan tâm. + Khảo sát thị trườn chưa thật sự rộng rãi và thiếu tính chiến lược. W/O + W: Máy móc thiết bị chưa tương xứng với quy mô của Công ty cũng như nhu cầu thị trường. Marketing chưa thật sự có tính chiến lược, + O: nhu cầu cho sản phẩm bia là rất khả quan. W/T + W: chế độ đãi ngộ đối với cán bộ có tài chưa thật sự thoả đáng. Thiếu sự khảo sát rộng rãi với công tác Marketing. + T : Đối thủ cạnh tranh mạnh Điểm mạnh (S) + Nguồn tài chính vững mạnh + Có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi và đội ngũ công nhân tay nghề cao + Có sự quan tâm đầu tư cho bộ phận Marketing. S/O + S: Hình ảnh bia Con Voi được truyền bá rông rãi trên các phương tiện truyền thông và có uy tín đối với người tiêu dùng. + O: Nhu cầu bia của người dân đang có xu hướng gia tăng. S/T + S: Chất lượng đội ngũ quản lý và công nhân kỹ thuật cao Sản phẩm có uy tín tốt + T: Đối thủ cạnh tranh là rất mạnh. Thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Tổng quan về các hoạt động đầu tư của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Là một doanh nghiệp Nhà nước, không trông đợi ỷ lại vào Nhà nước với sự năng động, nhạy bén, ban lãnh đạo Công ty Việt Hà luôn phấn đấu, tìm mọi cách vươn lên trong nền kinh tế thị trường, quyết tâm không để rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ dẫn, phá sản mà đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh. Với sản phẩm chính là bia hơi Việt Hà và nước khoáng Opal, Công ty Việt Hà đã dần chinh phục được người tiêu dùng vì chất lượng tuyệt vời của các sản phẩm đó. Nhờ sự lãnh đạo nhiệt tình, năng động, sáng tạo của ban giám đốc, sự đóng góp quên mình của mỗi cá nhân người lao động, với chất lượng ngày càng tăng, do vậy uy tìn và thương hiệu, sản phẩm của Công ty được nhiều người biết và tin dùng. Công ty Việt Hà đã vượt qua mọi khó khăn có lúc tưởng chừng không qua khỏi, đã trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt; sản phẩm và vị thế của Công ty đã được khẳng định một cách vững vàng trên thị trường. Để có được những thành công như ngày hôm nay thì công tác đầu tư và quản lý đầu tư có hiệu quả đóng góp một phần không thể thiếu. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển và sắp xếp lại doanh nghiệp, Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà tiếp tục nhận thêm nhiều doanh nghiệp dưới hình thức sát nhập, quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này, do vậy ngày càng có nhiều dự án với quy mô và vốn lớn. Công tác lập và thẩm đinh dự án đầu tư của Công ty đã và đang được tiến hành tương đối khoa học theo đúng các bước của một quá trình lập dự án đầu tư.(Bảng 5), (Bảng 6) Bảng 5 : Phương pháp lập dự án đầu tư vận dụng ở Công ty Việt Hà. TT Nhiệm vụ Nội dung Trách nhiệm 1 Khảo sát thị trường Dựa trên tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kết hợp với nhu cầu về các mặt hàng giải khát của người dân theo từng mùa trong năm (chủ yếu là người lao động, thu nhập trung bình khá) để từ đó định hướng dòng sản phẩm. Bộ phận nghiên cứu thị trường và Ban lãnh đạo Công ty 2 Khảo sát thiết bị Sủ dụng khả năng chế tạo tốt nhất của cơ khí Việt Nam đồng thời nhập khẩu những thiết bị có tính năng công nghệ cao mà Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng. Bộ phận kỹ thuật 3 Khảo sát công suất thiết kế Công suất sản xuất phải phù hợp với nhu cầu thực tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam, tính tới những hao tổn trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Bộ phận kỹ thuật 4 Xác định các nhu cầu khác Địa điểm xây dựng (ở đâu, thuận lợi cho việc chuyên chở, sản xuất, diện tich phù hợp quy mô), loại nhà xưởng , chủng loại thiết bị Các bộ phận chức năng có liên quan 5 Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Tổng hợp lại những khảo sát đã thực hiện liên quan đến dự án, đưa ra những con số phân tích tài chính cũng như hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án sẽ mang lại. Phòng kế hoạch đầu tư 6 Phê duyệt Quyết định đầu tư vào dự án hay không Ban lãnh đạo Công ty 7 Lựa chọn tổ chức tư vấn Giúp tư vấn những vấn đề chuyên môn liên quan đến từng công việc, giai đoạn của dự án. Phòng kế hoạch đầu tư 8 Kiểm tra đôn đốc việc lập dự án Giám sát tiến độ lập dự án đầu tư Phòng kế hoạch đầu tư 9 Lập ra dự án đầu tư Chi tiết cụ thể những vấn đề đã nghiên cứu Phòng kế hoạch đầu tư và tư vấn Bảng 6 : Tiến trình thẩm định dự án của Công ty Việt Hà. TT Khâu Trách nhiệm 1 Tiếp nhận hồ sơ Văn phòng Công ty 2 Yêu cầu sửa lại hồ sơ Trưởng phòng KHĐT 3 Thuê đơn vị thẩm định dự án Tổng Giám đốc 4 Lập hôi đồng thẩm định lại kết quả của đơn vị thẩm định Tổng Giám đốc 5 Tổ chức thẩm định kết quả Hội đồng thẩm định 6 Báo cáo kết quả thẩm định lại Hội đồng thẩm định 6 Công nhận, hủy bỏ hay sửa đổi kết quả thẩm định của đơn vị thẩm định Trưởng phòng KHĐT 7 Phê duyệt Tổng Giám đốc 8 Trình các cơ quan quản lý cấp phép Tổng Giám đốc Các dự án lớn chủ yếu của Công ty Việt Hà đã đang và dự định sẽ tiến hành bao gồm: Bảng 7: Những dự án trọng điểm của Công ty Việt Hà STT Tên dự án Địa điểm Năm đầu tư Năm kết thúc 1 Dự án đầu tư nhà máy bia Việt Hà II với công suất 75 triệu lít, hướng mở rộng 150 triệu lít Tiên Du, Bắc Ninh 2005 2007 2 Dự án đầu tư xây dựng mới nhà máy bánh mứt kẹo Từ Liêm, Hà Nội 2006 2007 3 Dự án xây dựng khu văn phòng, siêu thị, nhà ở cho thuê Đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội 2007 2009 4 Dự án xây dựng khu siêu thị, nhà ở Số11, đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội 2006 2007 5 Dự án xây dựng khu siêu thị nhà ở Phố Hàng Gà, Hà Nội 2006 2007 6 Dự án xây dựng khu công nghiệp Phú Minh Huyện Từ Liêm, Hà Nội 2007 2009 7 Dự án đầu tư cải tạo nâng cấp thiết bị bia 254 Minh Khai, Hà Nội 2005 2006 8 Dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí 493 Trương Định, Hà Nội 2005 2007 9 Dự án mở rộng nhà máy bia Việt Hà 57 Quỳnh Lôi, Hà Nội 2005 2006 Nguồn: Công ty Việt Hà, 2006 Có thể thấy rằng đây là những dự án lớn và có tầm quan trọng đặc biệt giúp Công ty có thể đa dạng hoá sản phẩm cung cấp ra thị trường cũng như theo kịp xu hướng mới của thị trường. Chẳng hạn như dự án xây dựng nhà máy bia Việt Hà II có ý nghĩa chiến lược rất lớn khi việc nâng cao công suất sản xuất bia vừa giúp Công ty tăng cường mở rộng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh, vừa đi theo đúng định hướng phát triển ngành đồ uống giải khát mà qui hoạch kế hoạch tổng thể của Nhà nước đã đưa ra. Cũng như vậy, việc xây dựng những khu văn phòng cho thuê là một bước đi hết sức hợp lý bởi vì theo như thống kê hiện nay thì nhu cầu thuê văn phòng đại diện của các công ty là rất lớn, đặc biệt khi xu thế gia nhập WTO đang tới gần. Đây có thể coi là một thị trường tiềm năng mà Công ty Việt Hà nên đẩy mạnh đầu tư khai thác Nhìn chung đây là những dự án khả thi và hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả đầu tư cao tuy nhiên vấn đề đặt ra là Công ty cần có một chiến lược thực hiện công tác đầu tư và quản lý đầu tư có hiệu quả, sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất, tránh lãng phí, thời gian hoàn thành đầu tư của dự án phải đúng theo kế hoạch đã đặt ra để không lỡ cơ hội kinh doanh trên thị trường. Thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị máy móc Với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình hàng năm Công ty Việt Hà đều tiến hành các hoạt động đầu tư phát triển xây mới, cải tạo và mở rộng nhà máy sản xuất, nâng cao thiết bị máy móc và dây chuyền chế biến. Đặc biệt từ những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ trước khi sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ thì thị trường bia trở nên vô cùng sôi động. Đứng trước tình hình đó, Công ty Việt Hà với sản phẩm chủ lực là bia hơi Việt Hà phải tiến hành đầu tư nhiều hơn để duy trì và nâng cao sản lượng bằng việc tập trung cho công tác xây dựng cơ bản và thiết bị. Tuy nhiên có thể thấy là công cuộc đầu tư này vẫn còn hạn chế, ta có thể thấy điều đó qua bảng thống kê sau: Bảng 8: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị của Công ty Việt Hà giai đoạn 2001 - 2004 Năm 2001 2002 2003 2004 Vốn ĐTXDCB và TB (triệu đồng) 1758 1800 2000 5000 Tốc độ tăng liên hoàn của vốn (%). - 2,38% 11,11% 150% Đầu tiên có thể thấy rằng đến trước năm 2004 qui mô đầu tư vào tài sản cố định của Công ty Việt Hà là quá thấp. Năm 2001 Công ty chỉ đầu tư có 1758 (triệu đồng) cho nâng cấp thiết bị, xây mới nhà xưởng. Đây là một con số quá nhỏ bé so với doanh thu của Công ty trong cùng năm là 52000 triệu đồng ( chỉ chiếm chưa tới 1/35 ). Trong hai năm tiếp theo cũng như vậy, lượng vốn đầu tư cho công tác xây dựng cơ bản và thiết bị không có mấy tiến triển với 1800 (triệu đồng) cho năm 2002 và 2000 (triệu đồng) cho năm 2003. Nhìn vào tốc độ phát triển liên hoàn của vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị cũng không lấy gì làm khả quan. Tốc độ tăng vốn năm 2002 là gần như không đáng kể (2,38%), năm tiếp sau đó là 2003 thì vốn cũng chỉ tăng lên có 11,11% so với năm 2002 với số tăng tuyệt đối là 242 triệu đồng. Có thể thấy đến trước năm 2004 công tác đầu tư vào tài sản cố định của Công ty Việt Hà chưa được quan tâm đúng mức so với qui mô sản xuất và tiềm lực sẵn có của Công ty. Nhận thấy đây là một vấn đề then chốt trong việc tăng cường khả năng sản xuất của Công ty nên trong năm 2004 Ban lãnh đạo Công ty Việt Hà đã thật sự có sự chuyển đổi về lượng trong công cuộc đầu tư tài sản cố định. Nếu như năm 2003 con số mới chỉ dừng lại ở 2000 (triệu đồng) (chiếm có 1/38 doanh thu trong năm) thì đến năm 2004 con số đó đã tăng vọt lên 5000 ( triệu đồng) với số tăng tuyệt đối là 3000 (triệu đồng) tương ứng với tốc độ tăng định gốc 150%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị của năm 2004 so với doanh thu năm đã tăng lên đáng kể, chiếm tới 1/19 tổng doanh thu. Đây là một con số đáng mơ ước ngay cả đối với những doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn. Sự tăng trưởng vượt bậc của số vốn đầu tư vào tài sản cố định không chỉ có ý nghĩa về mặt số lượng mà hơn nữa nó chỉ ra rằng Công ty đã ngày càng quan tâm hơn đến nâng cao chất lượng dây chuyền công nghệ, qui mô nhà xưởng. Từ đó góp phần thu hút được các nhà đầu tư và tạo được lòng tin về khả năng của Công ty trong người tiêu dùng. Nhưng cũng cần phải thấy rằng đây là một sự tăng trưởng đột biến. Nó chưa thể hiện một sự tăng trưởng bền vững về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị. Công ty cần có sự ổn định trong việc duy trì con số tuyệt đối này với một tốc độ tăng vốn ổn định hơn. Bảng trên đã phân tích tình hình biến động vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị của Công ty Việt Hà trên góc độ tổng số vốn đầu tư hàng năm nhưng để thấy rõ hơn về công cuộc đầu tư tài sản cố định ta cần xét công cuộc đầu tư theo bộ phận của Công ty như sau. Bảng 9: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị xét theo nội dung vốn đầu tư Đơn vị: triệu đồng Năm 2001 2002 2003 2004 Xây lắp 879 990 1040 1500 Mua sắm thiết bị 703 630 760 3225 Chi phí khác 176 180 200 275 Tổng số 1758 1800 2000 5000 Bảng 10: Tốc độ tăng định gốc của vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị xét theo nội dung vốn đầu tư. Đơn vị: % Năm 2001 2002 2003 2004 Xây lắp 100% 112,6% 118,3% 170,6% Mua sắm thiết bị 100% 89,6% 108,1% 458,7% Chi phí khác 100% 102,2% 113,6% 156,25% Tổng số 100% 102,3% 113,7% 284,4% Nhìn vào nội dung vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị của Việt Hà có một số điều đáng chú ý sau. Trước hết vốn xây lắp qua 4 năm liền đều tăng nhưng tốc độ tăng còn rất chậm. Trong 2 năm 2002 và 2003 chỉ tăng được 112,6% và 118,3% tương ứng. Nếu như nhìn vào con số tốc độ tăng 170,6% năm 2004 bề ngoài tưởng như khả quan cho đầu tư xây lắp nhưng kết quả là ngược lại nếu như ta trông vào con số tuyệt đối. Trong năm 2004, Việt Hà đã bỏ ra gần 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị nhưng chỉ có 1,5 tỷ (tương ứng là hơn 30%) là đầu tư cho xây lắp. Đây là một con số có thể nói là nhỏ nếu ta đem so sánh với số vốn đầu tư cho xây lắp của các đối thủ cạnh tranh khác. Điều này sẽ là một hạn chế lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty khi cơ sở hạ tầng nhà xưởng không được đầu tư đúng mức và kết quả là cuối năm 2004, nhà xưởng của Việt Hà chỉ còn chiếm 15.1% nguyên giá. Số liệu này đòi hỏi Công ty cần có cái nhìn đúng đắn hơn vào công cuộc đầu tư cho xây dựng và cải tạo nhà xưởng. Vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị mặc dù cũng có mức tăng trưởng chậm trước năm 2004, thậm chí còn bị thâm hụt như trong năm 2002 giảm 73 triệu đồng, tương ứng giảm 10,4% nhưng đến năm 2004 đã có mức tăng trưởng vượt bậc. Tổng số vốn đầu tư vào trang thiết bị máy móc của năm 2004 so với 2001 tăng tuyệt đối là 2522 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng định gốc là 458,7%. Đây là những con số rất đáng mừng cả về mặt tương đối cũng như tuyệt đối. Nó thể hiện Công ty Việt Hà đã quyết tâm nâng cao dây chuyền công nghệ trong nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm để củng cố vị thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng cần duy trì mức tăng vốn đầu tư một cách ổn định, tránh có những khối lượng đầu tư đột biến gây ảnh hưởng đễn tính ổn định của hoạt động kinh doanh. Đối với bộ phận chi phí khác như các chi phí nghiên cứu khả thi, chi phí đấu thầu, chi phí thẩm định cũng tăng lên làm đáp ứng cho việc lựa chọn và cho phép Công ty khẳng định các quyết định là chính đáng và phù hợp với tình hình kinh doanh sản xuất hiện nay. Và một lý do khác cũng cần được quan tâm, đó là việc Công ty có khả năng sẽ tập trung việc đầu tư này vào giai đoạn nào đó (có thể đầu tư nhà máy mới, lúc đó nguồn vốn sẽ tăng lên đáng kể). Trên đây là việc sử dụng nguồn vốn của Công ty trong những năm gần đây. Để thấy rõ được nguồn vốn đó, ta cũng xem việc hình thành nguồn vốn đầu tư này từ vốn ngân sách, vốn vay tín dụng, vốn ODA, vốn tự huy động của Công ty Việt Hà được thể hiện qua bảng sau: Bảng 11: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị theo nguồn đầu tư của Công ty Việt Hà giai đoạn 2001 - 2004 Đơn vị: triệu đồng. Năm 2001 2002 2003 2004 Vốn ODA - - - - Vốn tín dụng 258 258 - - Vốn ngân sách 1500 1500 1500 4000 Vốn tự huy động - - 500 1000 Tổng cộng 1758 1758 2000 5000 Bảng 12: Tỷ trọng vốn xây dựng cơ bản và thiết bị phân theo nguồn đầu tư của Công ty Việt Hà giai đoạn 2001-2004. Đơn vị: % Năm 2001 2002 2003 2004 Vốn ODA 0 0 0 0 Vốn tín dụng 14,67 14,56 0 0 Vốn ngân sách 85,33 85,33 75 80 Vốn tự huy động 0 0 25 20 Tổng cộng 100 100 100 100 Nhìn tổng thể vốn đầu tư chia theo cơ cấu nguồn vốn có thể thấy vốn ngân sách chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị trong tất cả các năm từ 2001 đến 2004. Nguồn vốn ngân sách luôn chiếm trên 75% trong tổng vốn đầu tư. Xét về chỉ tiêu tuyệt đối vốn ngân sách trong 3 năm liền từ 2001 đến 2003 đều không tăng, duy trì ở mức 1500 (triệu đồng) mỗi năm. Đến năm 2004 tổng số vốn ngân sách tăng đột biến lên 4000 (triệu đồng) tức là tăng 2500 (triệu đồng) tương ứng là tăng 166,67% so với năm 2003. Số liệu tuyệt đối thể hiện sự gia tăng của vốn ngân sách nhưng số liệu tương đối thì không như vậy. Qua bảng ta có thể thấy tỷ lệ của vốn ngân sách trong tổng vốn đầu tư không có sự nhất quán. Nếu như trong 2 năm 2001 và 2002 vốn ngân sách luôn chiếm 1 tỷ lệ cao trong tổng vốn xây dựng cơ bản và thiết bị là 85,33% thì sang đến năm 2003 tỷ lệ của vốn ngân sách trong vốn đầu tư lại giảm đáng kể xuống hơn 10% còn 75% nhưng ngay trong năm sau đó, năm 2004 thì số vốn ngân sách lại tăng lên chiếm 80% trong tổng vốn đầu tư tài sản cố định. Lý giải cho điều này, đó là việc phụ thuộc vào quá trình cấp vốn của Thành phố cho Công ty, nhưng nhìn chung Công ty ngày càng được Thành phố đầu tư nhiều hơn. Vì vậy việc cấp vốn đã có chiều hướng ngày càng tăng lên. Qua cơ cấu nguồn vốn có sự xuất hiện của nguồn vốn tín dụng nhưng cả về mặt tuyệt đối hay tương đối thì con số được ghi nhận là quá nhỏ. Vốn tín dụng không tăng qua các năm và đến năm 2003 thì biến mất hoàn toàn. Trong 2 năm liền là 2001 và 2002 vốn tín dụng của Công ty Việt Hà đều duy trì ở mức khiêm tốn là 258 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 14,56% trong tổng vốn đầu tư. Tốc độ tăng trưởng định gốc là bằng 0. Có thể thấy ở đây sự thiếu quan tâm của Công ty Việt Hà tới việc huy động kênh huy động vốn quan trọng này. Ta chưa thể khẳng định ngay từ số liệu này là các ngân hàng không có lòng tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Việt Hà nhưng đây cũng là một vấn đề đáng để Ban lãnh đạo Công ty suy nghĩ. Đối với các ngân hàng, việc cho vay vốn chỉ được thực hiện trên cơ sở uy tín của doanh nghiệp mà uy tín này chỉ được xây dựng trên cơ sở năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Việc huy động nguồn vốn này một mặt giúp tăng nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực sản xuất cho Công ty mà còn thể hiện một bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh trơn tru đươc sự tín nhiệm của các ngân hàng, tạo được uy tín cho các bạn hàng và người tiêu dùng. Nguồn vốn tự huy động cũng đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc đầu tư tài sản cố định của Công ty Việt Hà mặc dù phải đến năm 2003 nguồn vốn này mới được đưa vào khai thác sử dụng. Nếu như trước năm 2003 Công ty Việt Hà chủ yếu dựa vào vốn ngân sách để phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị thì đến năm 2003 vốn tự huy động đã bắt đầu xuất hiện với số vốn ban đầu là 500 (triệu đồng) chiếm 20% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị. Sang đến năm 2004 mặc dù về tỷ lệ đóng góp vào tổng vốn đầu tư có suy giảm xuống còn 20% nhưng nếu nhìn vào con số tuyệt đối thì đó lại là một tốc độ tăng trưởng đáng kể. Năm 2004 vốn tự huy động đã đạt 1000 (triệu đồng) tức là đã tăng gấp đôi so với 1 năm trước đó. Thông qua vốn tự huy động tăng dần qua những năm gần đây đã phản ánh lợi nhuận của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà tăng dần qua các năm và công cuộc đầu tư đã mang lại những kết quả nhất định bởi thực chất vốn tự huy động của Công ty chủ yếu là vốn tự có, vốn được trích từ doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh được sử dụng cho hoạt động đầu tư. Thông qua các bảng trên, ta thấy mặc dù vốn đầu tư vào tài sản cố định của Công ty Việt Hà tăng trưởng qua các năm là một tín hiệu đáng mừng nhưng cũng cần phải thấy là cơ cấu nguồn vốn có phần không hợp lý. Vốn cấp phát từ ngân sách vẫn còn quá lớn trong khi những nguồn vốn khác như vốn tín dụng và vốn tự huy động lại quá nhỏ bé so với nguồn vốn cấp phát. Công ty cần chủ động hơn trong việc huy động các kênh gọi vốn để tránh phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn rót từ trên ngân sách xuống. Đặc biệt, Công ty cần hết sức quan tâm đến vấn đề sử dụng trong đầu tư đổi mới hiện đại hóa thiết bị máy móc nhằm nâng cao năng lực chất lượng sản phẩm tức là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đầu tư vào nguồn nhân lực Bước sang thế kỷ 21, trí thức trở thành yếu tố có sức mạnh nhất, quan trọng nhất trong các yếu tố sản xuất khác. Do vậy ai nắm bắt được trí thức, người đó sẽ ở vào địa vị chi phối nền kinh tế xã hội, quốc gia nào nắm được nhiều trí thức, quốc gia đó sẽ ở vào vị thế chi phối nền kinh tế toàn cầu. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy muốn đất nước phát triển thì việc đầu tư cho giáo dục phải lớn mạnh. Đây là nhiệm vụ không chỉ của Nhà nước mà của tất cả các thành phần kinh tế, toàn xã hội. Như vậy, bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm tới lao động trong quá trình đầu tư của mình. Việc quan tâm đến lao động trong doanh nghiệp không chỉ là số lượng mà cả chất lượng của đội ngũ nhân lực. Công ty Việt Hà cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Đi đôi với đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới dây chuyền công nghệ, Công ty cũng rất chú trọng trong việc xây dựng, tổ chức đào tạo một đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ quản lý, có kỹ thuật cao nhằm điều hành hoạt động của doanh nghiệp và vận hành các dây chuyền sản xuất hiện đại. Công ty Việt Hà coi việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực như một chiến lược cạnh tranh. Để có được một đội ngũ lao động tốt (bảng 13), Công ty đã có sự quan tâm ngay từ khâu tuyển người, coi đây là khâu nền tảng, cơ sở. Khâu tuyển người của Công ty được tiến hành rất khắt khe và cẩn thận. Tuyển người của Công ty Việt Hà luôn đòi hỏi người lao động phải đạt được những yêu cầu như: trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ, trình độ vi tính nhất định, yếu tố thể lực luôn được đánh giá cao đặc biệt đối với công nhân sản xuất trực tiếp. Đi đôi với việc tuyển lao động từ bên ngoài, Công ty Việt Hà cũng thường xuyên tiến hành các hoạt động đào tạo. Cụ thể: Đối với công nhân kỹ thuật tham gia sản xuất trực tiếp: Công ty đã ký hợp đồng đối với các trường dạy nghề, mở lớp đào tạo ngắn hạn. Công ty đã tạo điều kiện để người lao động vừa học lý thuyết, vừa có thời gian thực hành trên các thiết bị dây chuyền công nghệ, từ đó người công nhân có thể nắm được những kỹ thuật cơ bản phục vụ cho công việc sản xuất thực tế. Đối với đội ngũ kỹ sư: Công ty đã phối hợp với các trường kỹ thuật như Đại học Bách khoa để đào tạo và đào tạo lại cán bộ KHKT của mình. Đối với cán bộ quản lý: được nâng cao khả năng thông qua những khoá học tập trung hoặc tại chức (chủ yếu là các trường đại học trong nước) hoặc được đào tạo tại nước ngoài thông qua các lớp tập huấn quốc tế, hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2299.doc
Tài liệu liên quan