Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàngTMCP các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh( VPBank)

Mục lục:

Mục lục . 1

Danh mục các từ viết tắt 5

Dạnh mục bảng biểu . 6

Lời nói đầu . 8

Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng VPBank 9

I. Giới thiệu chung về Ngân Hàng VPBank .

 9

1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng . 9

 2. Cơ cấu tổ chức của ngân Hàng 12

II. Một số vấn đề lý luận về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

 14

1.Năng lực cạnh tranh của một Doanh Nghiệp 14

2.Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của một Doanh Nghiệp 15

2.1 Thị Phần 15

2.2 Chất lượng khách hàng 16

2.3 Chất lượng nghiệp vụ cán bộ . 16

2.4 Chất lượng sản phẩm . 17

2.5 Hoạt động marketing 18

2.6 Uy tín và Kinh Nghiệm . 18

2.7 Áp dụng khoa học công nghệ . 19

3.Đầu tư Nâng cao năng lực cạnh tranh của một Ngân Hàng 19

3.1 Tính đặc thù trong cạnh tranh của các NHTM 19

3.2 Các nhân tố tác động tới cạnh tranh của các NHTM 22

3.3 Các công cụ cạnh tranh của NHTM 25

4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tác động của đầu tư đến khả năng cạnh tranh của một NHTM . 31

4.1 Năng lực tài chính . 31

4.2 Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ 34

4.3 Nguồn nhân lực . 34

4.4 Năng lực công nghê . 36

4.5 Năng lực quản trị điều hành Ngân hàng 36

4.6 Danh tiếng uy tín và khả năng hợp tác 37

III. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh Của Ngân Hàng VPBank . 38

 1. Vốn Và Vốn đầu tư: 38

1.1. Vốn và quy mô vốn 38

 1.2. Vốn đầu tư theo các năm. . 41

 2. Nội dung đầu tư : . 42

2.1 Tình hình đầu tư vào Công Nghệ: 42

2.2 Đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ: 44

2.3 Đầu tư vào nguồn nhân lực: . 46

2.4 Đầu tư hoạt động marketing . 51

IV. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng VPBank

 53

1.Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh Của các NHTM

 53

2.Đánh giá năng lực cạnh tranh của VPbank bằng mô hình SWOT 57

2.1 Điểm mạnh 57

2.2 Điểm yếu 58

2.3 Cơ hội . 58

2.4 Thách thức . 58

3.Tác động Của đầu tư đến khả năng cạnh tranh của VPBank .

 59

3.1 Năng lực tài chính 59

3.2 Thị Phần: . 62

3.3 Nguồn nhân lực: . 62

3.4 Ban quản lý , điều Hành: 63

3.5 Chất lượng dịch vụ, uy tín: 64

4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM 69

 5. Một số hạn chế trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh NGân Hàng VPBank . 72

5.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của các NHTM 72

5.2 Những tồn tại và hạn chế của VPbank 74

5.2.1 Mặt khách quan 74

5.2.2 Mặt chủ quan . 74

Chương II: Một số Giải pháp nhằm nâng cao Năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng VPBank . 77

I.Phương hướng và mục tiêu phát triển của Ngân Hàng: 77

1.Phương hướng phát triển: . 77

2. Mục tiêu phát triển của Ngân Hàng: 78

II.Vận dụng mô hình SWOT để nâng cao năng lực Cạnh tranh trong VPBank 80

1. Phát huy thế mạnh 80

2. Khắc phục nhược điểm . 81

3.Tận dụng cơ hôi . 82

4. vượt qua thử thách . 83

II. Một số giải Pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank trong thời gian tới 84

 1. Vốn và huy động và sử dụng vốn: 84

 1.1.Về thu hút vốn . 84

1.2. về sử dụng vốn 86

 2. Nguồn nhân lực 86

 2.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng.

 86

2.2. Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý

 88

 2.3. Giải pháp về lao động tiền lương 89

3. Nâng cao hiệu quả đầu tư công nghệ máy móc,thiết bị 92

 4. Giải pháp về thị trường . 93

4.1. Đẩy mạnh , phát huy , xây dựng uy tín trên thị trường: . 93

4.2. nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ: 94

 5 Xây dựng các chủ trương,kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư đi đúng hướng và hiệu qủa 96

 Kết luân . 99

Tài liệu tham khảo. . 100

 

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàngTMCP các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh( VPBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e Banking T24 với nền tảng web-based, triển khai một cách an toàn hiệu quả đồng thời tại 88 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc (con số tại thời điểm chính thức vận hành T24) năm 2007. và tiếp tục áp dụng phần mền T24 với các chi nhánh và điểm giao dịch còn lại trên toàn quốc.Với các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, áp dụng Core Banking T24 đã đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ: Để nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm và uy tín. VPBank không ngừng đầu tư vào công tác dịch vụ của NH : Bảng 5 : Chi phí cho dịch vụ và phí hoa hồng của VPBank: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Chi phí DV- hoa hồng 3.852 9.050 16.442 33.325 Nguồn: báo cáo tài chính của VPBank qua các năm 2005-2008 Từ năm 2005 với mức chỉ phí cho dịch vụ là 3.852 triệu đồng cho tới năm 2008 là 33.325 triệu đồng cho thấy VPBank rất chú trọng cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín của NH trên thị trường. Để xây dựng và khẳng định vị thế của NH trong tương lai. Có đủ năng lực và uy tín cạnh tranh với các NH khác. Chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố rất quan trọng trong môi trường cạnh tranh giữa các NHTM hiện nay.vì vậy đầu tư nâng cao và đổi mới chất lượng dịch vụ luôn được các NHTM quan tâm với nhiều loại hình để thu hút Khách hàng như: * Đa dạng hoá sản phẩm Lãi suất linh hoạt nhiều lựa chọn,các tài khoản thanh toán thấu chi, các hình thức tiết kiệm đa dạng, các sản phẩm mới vượt trội tiện ích, các sản phẩm dịch vụ theo yêu cầu vv...các tuỳ biến sản phẩm, các sản phẩm tài khoản phối hợp, hỗ trợ.Các cơ hội từ nhu cầu vay mới (có sản phẩm cho vay mua xe máy sao không có sản phẩm cho vay mua ghế mát xa? thẩm mỹ?...) * Việc tăng thêm ưu đãi như: hỗ trợ tư vấn ,gia hạn thời gian đáo hạn, tham gia hỗ trợ đầu tư, cho vay tỉ lệ nhiều hơn (nhất là đối với các dự án có tính an toàn cao,khả thi). * Hay việc nâng cao chất lượng phục vụ như: thời gian thẩm định nhanh, chính xác, phong cách chuyên nghiệp, các khuyến mại đi kèm, quà tặng (mở thẻ ATM miễn phí,Quay số trúng thưởng); các sản phẩm quà tặng khuyến mại liên kết ,cộng điểm khách hàng thân thiết ,cập nhật thông tin khách hàng quan tâm free (giá vàng,ngoại tệ,chứng khoán... qua website,sms,...) các call center (đa số hiện nay có chỉ để có) banking service at home, v.v.. Năm 2008. Tổng số lượng và giá trị giao dịch thanh toán quốc tế của VPBank tăng 98% so với cùng kỳ năm 2007. Dự kiến, doanh số và lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank năm 2008 sẽ đạt tối thiểu 200% so với năm 2007. Ngày nay VPBank ngày càng chú trọng tới chất lượng dịch vụ và sản phẩm, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cũng cấp cho khách hàng. Giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn và có hệ thông tư vấn chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp Với mạng lưới hoạt động rộng hơn và hoạt động từ công ty chứng khoán, Công ty AMC, các dịch vụ cung cấp tới khách hàng cũng có phát triển hơn so với năm 2007, bao gồm cả các dịch vụ truyền thống như chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, chuyển tiền nhanh western union đến các hoạt động dịch vụ mới như tư vấn hoàn thiện thủ tục liên quan đến bất động sản cho khách hàng, thu phí từ hoạt động thẻ, môi giới chứng khoánThu nhập thuần về phí và hoa hồng của năm 2008 đạt 34,3 tỷ đồng, tăng 13.16% so với năm 2007. 2.3 Đầu tư vào nguồn nhân lực: Chất lượng đội ngũ nhân viên là một trong những yếu tố chính tạo nên sức mạnh của Ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu với các thử thách trong cạch tranh nhất là khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế trong những năm qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng quản trị nhân sự. Bảng 6: Cơ cấu lao động năm 2004 – 2008 Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số 607 100 782 100 1325 100 2618 100 3281 100 Giới tính Nam 268 44.3 324 43.7 561 42.3 1005 45.6 1460 44.45 Nữ 339 56.7 440 56.3 764 57.7 1676 54.4 1821 55.5 Trình độ Trên đại học 3 0.5 15 1.9 17 1.3 24 1.2 35 1.07 Đại học 450 74.4 602 77.0 1036 78.2 1754 90.9 3163 96.6 Dưới Đại học 152 25.1 165 21.1 272 20.5 151 7.8 83 2.5 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006, 2007,2008 Tính đến 31/12/2007 tổng số nhân viên của VPBank là 2.681 người tăng 1.356 người so với cuối năm 2006. Đội ngũ nhân viên của VPBank phần lớn là những người trẻ ( hơn 70% cán bộ nhân viên của VPBank có độ tuổi dưới 30 tuổi ) nhiệt tình và ham học hỏi, mong muốn gắn kết và phát triển cùng VPBank. Tới năm 2008 thì số CBNV có trình độ đại học ngày 1 cao chiếm 96,6% CBNV trong NH . điều này chứng tỏ NH Ngày càng quan tâm tới chất lượng CBNV, chú trọng tới trình độ và khả năng làm việc cao. Yêu cầu và đòi hỏi cao về bằng cấp, giúp nâng cao chất lượng quản lý cũng như làm việc có hiệu quả hơn. Giúp NH ngày càng khẳng định vị trí của Mình. Với phương châm coi đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng, Hội Đồng Quản Trị và Ban Tổng Giám Đốc đã hết sức quan tâm đến việc phát triển và củng cố đội ngũ Cán Bộ Nhân Viên (CBNV), chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên. Điều này thể hiện ở chỗ VPBank luôn tuân thủ tốt các quy định của Bộ Luật lao động, các chế độ, chính sách của nhà nước, tạo những điều kiện thuận lợi cho CBNV trong công tác, học tập, thăng tiến. với việc đánh giá đúng tầm quan trọng thiết yếu của nguồn nhân lực, sự đầu tư thích đáng để duy trì và phát triển đội ngũ CBNV, VPBank đã có được những thành công vượt bậc làm nên sức mạnh trụ vững và phát triển không ngừng của Ngân hàng , chính vì thế mà VPBank đã có những chính sách đãi ngộ Nhân viên như: *Chế độ lương và phụ cấp: Ngoài lương cơ bản được nhận tùy theo chức danh và vị trí công tác theo hệ thống thang bảng lương do HĐQT ban hành trong từng thời kỳ và có tính cạnh tranh, tùy theo kết quả kinh doanh hàng năm và của từng đơn vị, cán bộ nhân viên VPBank còn được hưởng lương kinh doanh; được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp rủi ro,  phụ cấp thâm niên; phụ cấp ngoại ngữ; phụ cấp độc hại; trợ cấp điện thoại di động; phụ cấp ăn trưa; và các chế độ trợ cấp khác (trợ cấp thôi việc, thai sản...) được hưởng theo quy định của luật LĐ và của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam; công tác phí, trợ cấp xa gia đình (nếu được điều động đi công tác dài hạn rời khỏi nơi cư trú).   Bảng 7 : Tiền lương và các chi phí khác liên quan Của VPBank Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Lương và các chi phí khác liên quan 32.726 56.659 128.566 187.360 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của VPBank qua các năm Qua bảng trên ta thấy VPBank ngày càng chú trọng tới đội ngũ CBNV , Mỗi năm, số lượng CBCNV tăng và việc chăm sóc chế độ phụ cấp và lương cho CBNV của VPBank hàng năm đều tăng đáng kể. Đầu năm 2008 Tổng giám đốc VPBank đã có quyết định điều chỉnh lương cho cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống, theo đó, mỗi nhân viên được tăng ít nhất là một bậc lương so với mức lương hiện tại, đồng thời tăng mức lương khởi điểm cho nhân viên kế toán giao dịch. Điều này cũng góp phần làm cho các cán bộ, nhân viên ổn định tâm lý và gắn bó hơn với  VPBank trong điều kiện lạm phát cao và giá cả hàng hóa tiêu dùng liên tục leo thang như hiện nay. * Chế độ đồng phục: hàng năm cán bộ nhân viên VPBank được may 3 – 4 bộ đồng phục cho hai vụ Xuân – Hè và Thu - Đông  * Chế độ thưởng phát huy sáng kiến, bình bầu cá nhân xuất sắc: định kỳ hàng quí VPBank thực hiện đánh giá nhân viên để khen thưởng xứng đáng với các danh hiệu cá nhân xuất sắc, cá nhân xuất sắc nhất trong quí, trong năm.   * Chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ:    Số ngày phép: 14 ngày/năm. Cứ mỗi thâm niên 5 năm làm việc tại VPBank thì cán bộ nhân viên VPBank được hưởng thêm 1 ngày phép.    VPBank khuyến khích nhân viên nghỉ hết phép hàng năm, tuy nhiên, tùy theo yêu cầu công tác, một số trường hợp không nghỉ hết phép có thể được thanh toán phép bằng tiền vào cuối năm.   Nghỉ lễ: theo đúng các quy định của Bộ Luật Lao động.   * Chế độ hỗ trợ đào tạo:     VPBank rất quan tâm đến công tác đào tạo, phát triển đội ngũ CBNV, coi đây là một trong những mục tiêu cơ bản của quản trị nhân sự ngân hàng. VPBank thường xuyên tổ chức cho nhân viên tham dự các khóa đào tạo trong và ngoài nước, các khóa đào tạo của NHNN, Hiệp hội ngân hàng, các tổ chức giáo dục có uy tín khác.      Đối với các CBNV tự đi học các khóa học phù hợp với hoạt động ngân hàng, VPBank cũng có hỗ trợ một phần chi phí như trợ cấp tiền lương, tiền tàu xe, tiền học phí...  Bảng 8 : Chế độ hỗ trợ đào tạo CBNV của VPBank giai đoạn 2004-2007 Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Số học viên được đào tạo 156 653 2165 2108 Nguồn: báo cáo thường niên của VPbank qua các năm 2004-2007 Trong năm 2007, tính trên phạm vi toàn hệ thống, phòng Nhân sự & Đào tạo đã tổ chức được 54 khóa đào tạo, với 2.108 lượt học viên và tổng chi phí đào tạo là 808.630.000 đồng. Trong đó, chủ yếu là đào tạo nhân viên tân tuyển do nhu cầu mở rộng mạng lưới và phát triển điểm giao dịch trong năm qua. Tuy nhiên trong Năm 2008 do ảnh hưởng của nền kinh tế. VPBank đã có sự cắt giảm và thuyên chuyển CBNV trong ngân hàng. Vì vậy Việc đào tạo trong năm 2008 chưa có chuyển biến tích cực, chỉ dừng lại ở cấp tân tuyển trong khi các cấp lãnh đạo trung và cao cấp không được đào tạo thường xuyên. VPBank cần thực sự chú trọng vào công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý vì đây là biện pháp ngăn ngừa rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng một cách hiệu quả nhất. * Cơ hội thăng tiến    VPBank thực sự là một môi trường làm việc năng động, nhiều cơ hội thăng tiến, là nơi các bạn trẻ có điều kiện thể hiện, phát huy năng lực của bản thân mình Đầu tư Hoạt động Marketing: * Mạng lưới hoạt động : Bảng 9 : Mạng lưới chi nhánh lớn hoạt động của VPBank Chi nhánh Miền Bắc Chi Nhánh Miền Trung Chi nhánh Miền Nam Chi nhánh Quốc tế Địa điểm 10 9 10 1 Nguồn: www.vpb.com.vn Theo lãnh đạo VPBank, trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, VPBank hiện là một trong 5 ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn nhất Việt Nam. Ở Khu vực Miền bắc VPBank có 10 địa điểm trụ sở ở các nơi, các tỉnh và thành phố. Chưa kể các phòng giao dịch , Miền trung có 9 trụ sở , Miền Nam có 10 trụ sở và . Hiện nay VPBank mở thêm rất nhiều những phòng giao dịch nhỏ lẻ trên toàn quốc .Khách hàng có thể gửi tiền một nơi và rút riền tại tất cả 130 địa điểm giao dịch của VPBank trên toàn quốc. *Sản phẩm, phương thức phân phối : Nhằm tăng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập của VPbank, VPbank đã ưu tiên mở rộng và phát triển các lọai hình dịch vụ ngân hàng như: Dịch vụ kiều hối:   Năm 2008, mặc dù hoạt động trong môi trường kinh tế khó khăn nhưng hoạt động của Trung tâm WU đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận: Doanh số chi trả Western Union năm 2008 đạt hơn 46,9 triệu USD, tăng 56,33% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó VPBank trực tiếp chi trả hơn 21,5 triệu USD, Tổng số món chi trả trong năm 2008 đạt 76.276 món. Doanh số chuyển tiền WU năm 2008 của VPBank đạt hơn 3,3 triệu USD. Tính đến 31/12/2008, số đại lý phụ chi trả kiều hối trên toàn hệ thống đang hoạt động là 498 điểm, tăng 108 điểm so với cùng kỳ năm ngoái. Phí thu được từ dịch vụ WU năm 2008 của VPBank đạt gần 640 ngàn USD (tương đương 10,8 tỷ đồng) tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.. Dịch vụ thanh toán thẻ: Tính đến 31/12/2008 số lượng thẻ ghi nợ nội địa Autolink phát hành là 48.039 thẻ tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2007, thẻ Platinum phát hành đạt 1.302 thẻ, tăng 73 % so với cuối năm 2007, trong đó có 900 thẻ Credit, thẻ MC2 phát hành là 5.381 thẻ trong đó có 3.337 thẻ credit, thẻ E-card phát hành là 236 thẻ. Tính đến 28/09/2008 số lượng máy ATM đã mua là 302 máy và đã tiến hành lắp đặt trên toàn quốc là 243 máy tăng 73 máy so với cuối năm 2007.  Với số lượng ATM đã lắp đặt nói trên, số lượng thẻ phát hành của VPBank như vậy là thấp. Năm 2009, VPBank sẽ tạm dừng việc lắp đặt mới các ATM và tập trung phát triển số lượng thẻ và tăng chất lượng dịch vụ thẻ. IV. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng VPBank hiện nay: 1.Đánh gia hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM: Năm đầu tiên gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (2007), các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt nam tiếp tục ổn định và có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực: GDP đạt mức tăng trưởng 8,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD (tăng 21,5% so với 2006), nhập khẩu đạt 60,8 tỷ (tăng 35,5%); thu hút vốn FDI đạt 20,3 tỷ USD (tăng gần gấp đôi so với năm 2006); lạm phát ở mức 12,63%. Đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển và ổn định nền kinh tế nói trên phải kể đến vai trò không nhỏ của hệ thống ngân hàng. Năm 2007, hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn lớn (tương đương 18% GDP) cho nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng liên tục tăng qua các năm (năm 2007 tăng 54% so với mức tăng 37% của năm 2006, 39% năm 2005). Độ sâu tài chính của các NHTM đã tăng rất đáng kể, thể hiện ở các chỉ số tổng tiền gửi/GDP và tổng dư nợ/GDP ngày càng tăng. Năm 2007 các chỉ số này lần lượt là 92,4% và 84,6% - là các mức tích cực cho dù còn thấp so với các nước trong khu vực Sang năm 2008, kinh tế Việt nam trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong suốt một thập kỷ phát triển tương đối ổn định: CPI những tháng đầu năm tăng cao với mức tăng cao nhất (3,91%) trong tháng 5, tính đến 31/8/2008, chỉ số CPI là 21,65% so với đầu năm (cùng kỳ 2007 chỉ là 6,8%); nhập siêu tăng mạnh chủ yếu do giá cả hàng hóa trên thế giới (đặc biệt giá lương thực, dầu mỏ tăng cao). Tháng 3/2008, nhập siêu ở mức kỷ lục là -3,3 tỷ USD và tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu lên tới 63%. Trước tình hình đó, Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, ngành ngân hàng đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và đã có những bước tăng trưởng chậm lại. Đến 31/8/2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành ước đạt 16,78% (giới hạn cho cả năm là 30%), tăng trưởng huy động vốn ước đạt 10,62%, các ngân hàng buộc phải cắt giảm hoạt động tín dụng và ưu tiên hàng đầu cho công tác huy động vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản.  Thời gian 2 năm sau hội nhập cũng ghi nhận những kết quả trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Nhìn chung, chính sách tiền tệ đã được đổi mới và điều hành theo nguyên tắc thị trường. Các công cụ gián tiếp điều hành chính sách tiền tệ đã được hình thành và phát triển. Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái đã được áp dụng linh hoạt theo cơ chế thị trường. Đáng chú ý là Quyết định số 3039/QĐ-NHNN ngày 24/12/2007 của Thống đốc, theo đó NHNN quản lý biên độ tỷ giá chính thức, đồng thời tạo sự thông thoáng trong quản lý và nâng cao tính tự chủ trong hoạt động này của các NHTM và Quyết định số 1099/QĐ-NHNN ngày 19/5/2008 quy định cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đồng Việt nam (xóa bỏ cơ chế trần lãi suất trước đây), theo đó mức lãi suất cơ bản sẽ được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến thị trường, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động hơn trong việc quy định lãi suất huy động vốn và cho vay vốn. Hệ thống ngân hàng trong 2 năm qua đã phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của nhiều TCTD mới. Tính đến tháng 6/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt nam gồm có 5 NHTM Nhà nước (Ngân hàng Ngoại thương chuyển sang mô hình cổ phần), 1 ngân hàng chính sách xã hội, 6 ngân hàng liên doanh, 38 NHTMCP, 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 14 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trong năm 2008, NHNN đã cấp phép thành lập thêm 2 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước là Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiền phong; cấp giấy phép thành lập, hoạt động cho 3 chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài (HSBC, Standard Chartered Bank và ANZ). Sự phát trưởng mạnh mẽ còn thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn của hệ thống ngân hàng. Cơ cấu thu nhập cũng đã chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ lệ thu nhập phi lãi suất trong tổng thu nhập có xu hướng tăng lên. Hai năm qua cũng chứng kiến sự liên kết giữa các ngân hàng trong nước trong các hoạt động phát triển dịch vụ và tín dụng. Đây là xu hướng ngày càng được đẩy mạnh thể hiện qua sự tham gia của các ngân hàng là thành viên trong liên minh thẻ của Vietcombank (SmartLink) hay hệ thống kết nối thẻ của Banknetvn cũng như trong các dự án đồng tài trợ. Bên cạnh đó là sự tham gia đầu tư, chia sẻ cơ hội hợp tác giữa các ngân hàng nước ngoài vào các NHTM cổ phần với tỷ lệ nắm giữ cổ phần ở mức cao (10 đến 20%) Các NHTM đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để tận dụng tốt những cơ hội trong quá trình hội nhập, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh “trên sân nhà”, đó là có mạng lưới rộng lớn, có khách hàng truyền thống và hiểu biết về khách hàng cũng như các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam, kinh nghiệm nghiệp vụ tích lũy trong nhiều năm qua. Do vậy, các NHTM trong nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay. Hiện nay, thị phần huy động vốn của các NHTM trong nước chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 90%. Công nghệ ngân hàng là lĩnh vực được các ngân hàng rất chú trọng, coi là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết các NHTM đã đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking), cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Một số ngân hàng như NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Hàng hải đã hoàn thiện giai đoạn 2 dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, cho phép khai thác tối đa những tiện ích công nghệ ngân hàng, đặc biệt là các kỹ thuật quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Về sản phẩm dịch vụ: các NHTM đã tập trung đổi mới, cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như tiền gửi và cho vay, đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng như: tăng tiện ích của tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như phone banking, internet banking Dịch vụ tiền gửi được đa dạng hóa, cho phép người gửi có nhiều lựa chọn cho đồng vốn nhàn rỗi của mình. Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cố định truyền thống, các ngân hàng còn đưa ra các sản phẩm tiền gửi được hưởng lãi suất biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo giá trị theo vàng, được bù chênh lệch tỷ giá Đặc biệt, dịch vụ thanh toán thẻ đã có sự phát triển bùng nổ. Nhiều sản phẩm thẻ đa tiện ích đã được giới thiệu tới khách hàng và thanh toán bằng thẻ ATM đã trở nên khá phổ biến tại các tỉnh, thành phố lớn. Về năng lực tài chính: quy mô vốn của các NHTM đã được tăng lên đáng kể. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, các ngân hàng phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ VND và đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND, đến nay, đã có nhiều ngân hàng đạt mức trên 1.000 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng. Các NHTM Nhà nước tiếp tục tái cơ cấu: VCB đã cổ phần hóa, hiện Chính phủ đã đồng ý cổ phần hóa VietinBank và BIDV. Nhờ có sự phát triển của thị trường chứng khoán, việc tăng vốn của các NHTM bớt gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các NHTM còn có thể bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài (đến nay đã có 10 NHCP có đối tác chiến lược là ngân hàng nước ngoài, trong đó TechcomBank, ABBank, Phương Nam đã bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài từ 15 – 20% với giá cổ phiếu cao hơn thị trường). Nhờ vậy, các NHTM có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa bàn hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh. Trước năm 2006, hệ số an toàn vốn của các NHTM nhà nước đều không đạt mức yêu cầu 8%, tuy nhiên đến nay đều đã đạt trên mức quy định. Đối với các NHTM cổ phần, hệ thống an toàn vốn đều vượt tỷ lệ quy định, thậm chí có nhiều ngân hàng có hệ thống an toàn vốn lên đến trên 20%. Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động. Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đã giúp các NHTM giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước, chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ của khối NHTM cổ phần dưới 1%, của các NHTM nhà nước dưới 5%. 2. Đánh giá năng lực cạnh tranh Của VPBank bằng mô hình SWOT: 2.1 Điểm mạnh: Mạng lưới rộng khắp với nhiều chi nhánh và phòng giao dịch, đây được xem là điểm mạnh của VPBank. Thị phần ổn định, số lượng khách hàng dồi dào. VPBank đang phấn đấu là NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam Thương hiệu được xem là thế mạnh thứ hai của VPBank với nhiều cúp vàng, bằng khen và giấy chứng nhận NH thanh toán xuất sắc...tạo được lòng tin đối với khách hàng trong và ngoài nước. Được nhà đầu tư chiến lược singapore ( Ngân Hàng OCBC )mua cố phần và đâu tư tại VPBank 2.2 Điểm yếu: Cơ chế quản lý hiện tại chưa phù hợp với tình hình hiện tại, đội ngủ cán bộ chưa đồng đều, công tác quản trị rủi ro chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực quản lý , dự báo ,còn yếu , thiếu tính chuyên nghiệp trong quản trị điều hành. Chưa có đường lối chính sách hợp lý trong việc phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. 2.3 Cơ hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự đoán là khả quan trong tương lai vì vậy cơ hội trong việc mở rộng thị trường và tiếp cận với những công nghê mới, hiện đại hơn , hiệu quả hơn là rất cao. Tầm nhận thức của Người dân ngày càng được nâng cao, Nhu cầu về chất lượng và việc sử dụng các tiện ích của Ngân hàng ngày một lớn nên cơ hội phát triển các sản phẩm mang tính công nghệ là có triển vọng. Thách thức: Sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh trong công nghê hiện đại, năng lực tài chính lớn mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam. Áp lực cạnh tranh từ các TCTD, TCTD phi Ngân Hàng và các quỹ đầu tư trong và ngoài nước ngày càng gia tăng, đặc biệt là lực lượng lớn mạnh từ các NHCPTM liên doanh nước ngoài hiện ngày càng lớn mạnh về mạng lưới, quy mô và năng lực tài chính. Rủi ro thị trường cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính: lãi suất, tỷ giá và cán cân vốn được tự do hóa, khả năng chịu ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước trên thế giới ngày một gia tăng. Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập , chưa thật sự bền vững và dễ bị ảnh hưởng khi có những biến động. Công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển, nên hệ thống chính sách pháp luật cũng chưa nhất quán, dễ gây tác động đến nền kinh tế vồn còn non yếu. Nguồn nhân lực dễ bị lôi kéo bởi các đối thủ khác. 3. Đánh giá Tác động của đầu tư đến nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank : Năng lực tài chính của VPBank: Bảng 10: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2005- 2008 Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Lợi nhuận sau thuế 55.583 113.420 226.721 142.581 Vốn chủ sở hữu 337.363 835.619 2.180.834 2.394.7 Tổng tài sản 6.909.163 10.159310 18.137.443 18.587.000 Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank giai đoạn 2004-2008 Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy Lợi nhuận sau thuế của NH tăng dân theo các năm , tăng mạnh nhất là năm 2007, cho đến năn 2008 do nền kinh tế gặp khó khăn nên lợi nhuận của NH giảm đáng kể. vốn chủ sở hữu cũng giảm tỷ lệ nhất định so với năm 2007. Đánh dấu một năm khó khăn của NH trong hoạt đọng kinh doanh của Mình. * khả năng sinh lời: Bảng 11: Nhóm các yếu tố phản ánh khả năng sinh lời của VPBank Đơn vị: tỷ lệ phần trăm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 ROE 0.91% 1.12 % 17.63 % ROA 17.97% 13.57% 1,8 % Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005-2008 ROA, ROE là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA) hay của vốn chủ sở hữu (ROE). Qua số liệu trong các năm 2005 – 2007 ta thấy rằng LNST năm 2006 tăng 204% so với 2005 trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản của năm 2006 so với 2005 là 166% do đó, ROA (LNST/Tổng TS) năm 2006 đã tăng cao hơn so với năm 2005; Cũng như vậy tốc độ tăng của LNST năm 2007 là 198% trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng 179%, do đó ROA năm 2007 cũng cao hơn so với năm 2006. Như vậy ta thấy rằng Khả năng sinh lời của tổng tài sản đang có xu hướng tăng dần trong các năm, phản ánh rằng VP Bank đã và đang khai thác tốt hiệu quả của tài sản * Tỷ lệ an toàn : Tỷ lệ an toàn vốn của VPbank duy trì theo đúng quy định của Ngân Hàng Nhà nước, cụ thể tỷ lệ hoàn vốn của VPBank là: Bảng 12 : Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro của VPBank: Đơn vị : tỷ lệ phần trăm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ an toàn vốn 15% 26% 21% 24 % Tỷ lệ về khả năng chi trả 108% 332% 126% 181 % Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung hạn và dài hạn 0.4% 2.66% 18,7 % 20,2% Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank 2005-2008 Trong những năm gần đây, VP Bank đã duy trì các tỉ lệ an toàn theo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước. T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2164.doc
Tài liệu liên quan